HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hương Trà XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG ÁNH SÁNG" VÀ "LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" VẬT LÝ THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hương Trà
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG ÁNH SÁNG" VÀ "LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" VẬT LÝ THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học vật lý
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm cố gắng học tập và nghiên cứu tại phòng khoa học và công nghệ-sau
đại học – Trường Đại Học Sư Phạm TP HCM, Tôi đã hoàn thành đề tài luận văn này
Và để đạt được điều đó tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi rất nhiều
Đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Khắc Định – Trưởng khoa
Vật Lý-Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM – Là người hướng dẫn khoa học cho khóa
luận này Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi từ lúc xác định hướng đi của đề tài, cung cấp tài
liệu, hướng dẫn giải quyết những khó khăn trong lúc nghiên cứu, cho đến khi hoàn
chỉnh đề tài
Tiếp đến, tôi gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Tiến – Hiệu trưởng trường
PTTH Dân Lập Châu Á Thái Bình Dương, Q1, TP.HCM đã tạo mọi điều kiện để tôi
thực hiện thực nghiệm sư phạm cho đề tài của mình
Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Chiên – đồng nghiệp bộ môn vật lý của tôi đã ủng hộ
và giúp đỡ, cố vấn trong quá trình soạn bộ câu hỏi TNKQ cũng như ra đề kiểm tra
Cảm ơn bạn Phùng Thị Cẩm Tú – đồng nghiệp và là bạn học, đã phụ giúp tôi xử lí
kết quả thực nghiệm sư phạm
Cảm ơn các thầy cô ở tổ phương pháp và lí luận dạy học môn vật lý – Phòng sau
KHCN-sau Đại học – trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã trang bị kiến thức cho
tôi, phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận này
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Vì thời gian và điều kiện có hạn, nội dung của đề tài chắc chắn có phần sai sót Rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè
TP.HCM tháng 7 năm 2009
Người thực hiện
Lê Thị Hương Trà
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1 Cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học 8
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay. 8
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý 9
1.2 Phát huy tính tích cực học tập của HS 10
1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 10
1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lý của HS 11
1.2.3. Những đặc trưng của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức 12
1.3 Cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm trong việc phối hợp các phương án dạy học vật lý có hiệu quả 13
1.3.1. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm tự luận 13
1.3.2. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng TN khách quan 14
CHƯƠNG II : SOẠN THẢO, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VÀ “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” LỚP 12 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 21
2.1 Những nội dung, kiến thức cơ bản của chương “sóng ánh sáng” và chương “lượng tử ánh sáng” 21
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “sóng ánh sáng” 21
2.1.1.1.Sơ đồ cấu trúc chương: 21
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “lượng tử ánh sáng” 23
2.2 Xây dựng phương án dạy học các bài học cụ thể cùng việc sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm phù hợp trong chương “sóng ánh sáng” và “lượng tử ánh sáng” 25
2.2.1. Bài thứ nhất : TÁN SẮC ÁNH SÁNG 25
2.2.2. Bài thứ hai : GIAO THOA ÁNH SÁNG 31
2.2.3. Bài thứ ba: CÁC LOẠI QUANG PHỔ 39
2.2.4. Bài thứ tư: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI 47
2.2.5. Bài thứ năm: TIA X 54
2.2.6. Bài thứ sáu:HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LƯỢNG TỬ 60
2.2.7. Bài thứ bảy: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG 69
2.2.8. Bài thứ tám: HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG 77
2.2.9. Bài thứ chín: MẪU NGUYÊN TỬ BO 84
2.2.10. Bài thứ mười: SƠ LƯỢC VỀ TIA LAZE 91
Trang 4CHƯƠNG 3 98
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 98
2.3 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 98
2.4 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 98
2.5 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 98
2.6 Thực nghiệm sư phạm 98
2.6.1. Kết quả thực nghiệm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm chương Sóng Ánh Sáng: 99
2.6.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm chương Lượng tử ánh sáng: 103
2.7 Kết luận chương 3 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang trên con đường hòa nhập với thế giới trong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bằng những cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Chính vì thế, nhu cầu của một xã hội đang trên đà phát triễn cần phải có những con người lao động có năng lực, năng động, có khả năng tự lực, tự chiếm lĩnh tri thức suốt đời Nên nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là phải đổi mới để đào tạo những con người như thế Đó là nhiệm vụ thách thức, nan giải đối với chúng ta hiện nay
Trước tình hình thực tiễn đó, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nước ta đã đề cập đến nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như: phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp tương tự, phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề….theo định hướng “đặt HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt
động tự lực, tự giác; tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thứ ”; “thông qua việc dạy kiến thức để dạy HS kỉ năng cách tiếp cận, tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học”….Chắc chắn rằng nếu vận dụng những phương pháp trên một cách hợp lý vào
giảng dạy thì sẽ đạt kết quả theo mục tiêu đổi mới Tuy nhiên, những phương pháp này hiện nay vẫn còn được áp dụng rất hạn chế với nhiều lý do khách quan, chủ quan
GV là lực lượng nòng cốt trong việc đổi mới cách dạy và cách học GV phải chuyển từ vai trò là người chủ động truyền đạt sang vai trò người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của HS Để làm được điều này, người GV phải tạo được sự hứng thú, động lực cho HS thực hiện hoạt động học tập của mình Thiết nghĩ, tại sao những năm gần đây, Đài truyền hình tổ chức hàng loạt các games show ở mọi lĩnh vực dành cho mọi lứa tuổi như: Đường lên đỉnh Olympia, Đấu trường 100, Ai là triệu phú, Rồng vàng, Rung chuông vàng….dưới các hình thức trắc nghiệm Các Games show này vừa là sân chơi giải trí, vừa là nơi để học tập những kiến thức bổ ích nên thu hút rất đông đảo người chơi cũng như người xem Vậy thì tại sao chúng ta không biến những tiết học lý thuyết truyền thống thành những games show nho nhỏ với sự lựa chọn những câu hỏi trắc nghiệm thích hợp và sự giải thích dẫn dắt của GV, bên cạnh đó vẫn vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để tạo sự hứng thú cho hoạt động học tập của HS Nhất là, hình thức này rất thích hợp với bộ môn Vật Lý–một môn khoa học tự nhiên và liên quan đến đời sống hằng ngày
Trang 6của con người rất nhiều Ngoài ra, những năm gần đây, hình thức kiểm tra, thi học kỳ, thi tốt nghiệp là trắc nghiệm Việc giảng bài cùng với việc lựa chọn một số câu hỏi trắc nghiệm thích hợp sẽ giúp HS làm quen, rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm trong quá trình học
Chính vì vậy, với ý tưởng trên, mong muốn góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong chương “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong chương “ Sóng Ánh Sáng” và chương “ Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập” là nhằm soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm trong hai chương “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” ở lớp 12 THPT cùng với việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đó tạo hứng thú, sinh động nhằm lôi cuốn HS, phát huy tính tích cực học tập của HS, rèn luyện những kỉ năng cần thiết trong kiểm tra, thi cử…Thông qua đó, HS có thể hiểu bài sâu hơn, rộng hơn, có hứng thú và năng lực cho việc chiếm lĩnh tri thức suốt đời
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: HS lớp 12 khi học tập chương “Sóng Ánh Sáng” và
“Lượng Tử Ánh Sáng”
Đối tượng nghiên cứu: quá trình dạy học chương “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” theo hướng phát huy tính tích cực của HS
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong chương “ Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT và sử dụng chúng sẽ phát huy được tính tích cực của HS, đồng thời giúp HS rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tiến trình giảng dạy và xây dựng phương án dạy học những bài học cụ thể trong hai chương: “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT cùng với việc lựa chọn một số câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của HS
Trang 76 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
của HS trong dạy học vật lý nhằm vận dụng vào quá trình dạy học những kiến thức
cụ thể của chương “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT
chương “ Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT
ở các trường THPT Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của khó khăn, sai lầm và
đề ra hướng khắc phục
Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, học tập của HS
Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng”
hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc giảng dạy chương “Sóng Ánh Sáng” và
“Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, theo hướng phát huy tích cực của HS với việc kết hợp lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
nay, tìm hiểu các phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp giảng dạy đổi mới và cơ sở lí luận việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực của HS
Trang 87.2 Phương pháp nghiên cứu chuyên môn:
nội dung, kiến thức, cấu trúc logic mà HS cần nắm vững trong hai chương “Sóng
Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT Nghiên cứu các dạng câu hỏi
trắc nghiệm trong các kỳ thi, trong các tài liệu tham khảo thuộc kiến thức của hai
chương “Sóng Ánh Sáng” và “Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT
“Lượng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT
Sáng” lớp 12 THPT thông qua dự giờ, trao đổi với GV, sử dụng phiếu điều tra ở
một số trường THPT, phân tích kết quả và đề xuất nguyên nhân của những khó
khăn, sai lầm và hướng khắc phục
7.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm:
THPT theo hướng phát huy tính tích cực của HS với sự kết hợp câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp
hỏi trắc nghiệm dùng trong bài kiểm tra đánh giá
tài Phân tích những ưu, nhược điểm, điều chỉnh lại cho thật phù hợp
Trang 9CHƯƠNG I
TẬP CỦA HỌC SINH CÙNG VỚI VIỆC PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1 Cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1 Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay
Như ta đã biết, hiện nay nhịp độ phát triễn của khoa học, kỉ thuật, công nghệ của mọi mặt đời sống xã hộ nhanh chóng đến mức trong một đời người đã diễn ra nhiều thay đổi căn bản trong nhiều lĩnh vực, làm cho những tri thức thu nhận ở nhà trường không còn đủ nữa Con người phải tự lực thu nhận thêm tri thức mới, kỉ năng mới và phải biết phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề mới nảy sinh, biết sáng tạo trong từng công việc Nhưng với phương pháp dạy học truyền thống lại không làm được điều đó
vì theo kiểu dạy học này chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỉ năng
áp dụng kiến thức theo mẫu có sẵn Mặc dù chúng ta đã cố cải tiến để cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo nhưng vẫn trong khuôn khổ của các hoạt động thụ động Nó vẫn không thay đổi căn bản của vấn đề
Vì điều kiện cơ sở vật chất trường học, điều kiện xã hội còn thấp nên việc vận dụng phương pháp dạy học truyền thống còn ở mức tối thiểu nên càng không đáp ứng được yêu cầu mới của việc dạy học Ví dụ, kết quả thống kê qua nhiều thăm dò ý kiến
về đánh giá thực trạng cách dạy và cách học vật lý trên địa bàn TP HCM ở ba đối tượng GV giảng dạy vật lý, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu cho thấy sự nhất trí cao về những nhận định sau: “Trên lớp, Thầy làm việc nhiều hơn trò; Phương pháp giảng dạy nghèo nàn, đơn điệu, còn nặng về thuyết trình một chiều: Thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép; giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, xa rời thực tế; phương pháp giảng dạy lạc hậu, chưa đánh thức và khơi dậy tìm năng; GV ít quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu hoạt động nhận thức tích cực của HS; GV ít chú trọng khâu luyện tập, bồi dưỡng, phát triễn năng lực tư duy sáng tạo cho HS (theo báo cáo khoa học của đề tài Tìm và thể nghiệm các phương pháp dạy và học Vật Lý ở trường THPT TP.HCM theo phương pháp dạy học tích cực) Ngoài ra, cách đánh giá
và kiểm tra kiến thức của chúng ta cũng vẫn theo cách thức đã có từ mấy chục năm
Trang 10qua, vẫn chủ yếu là kiểm tra sự ghi nhớ, hiểu một số kiến thức cơ bản và vận dụng chúng để giải một số bài tập vật lý theo một số dạng nhất định và việc đánh giá cũng chỉ dựa trên các kết quả trên Trong khi đó không kiểm tra năng lực của HS về phương pháp nghiên cứu, về khả năng giải quyết vấn đề, về các năng lực hoạt động khác trong học tập vật lý như đề xuất giả thuyết, xây dựng thí nghiệm….Các hình thức kiểm tra cũng đơn điệu, chủ yếu là hình thức tự luận
1.1.2 Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý
Theo quan điểm nhận thức luận của duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức luận diễn ra theo con đường: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Thực tiễn còn là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn kiểm tra chân lí của nhận thức Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Thực tiễn bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động Bất kì quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm những yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả Các yếu tố liên
hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể xảy ra Chính từ trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con người hình thành và phát triễn Quá trình học tập của HS về bản chất là quá trình nhận thức những kinh nghiệm của nhân loại đã tích lũy được Do đó, quá trình này cũng phải được tổ chức theo các quy luật nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính HS
Khi bàn về phương pháp giáo dục J Piaget đã nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của HS Ông nói: “trẻ em được phú cho tính hoạt động thật sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thật sự kéo dài tính hoạt động đó” Như vậy
có thể nói hoạt động của trẻ trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là yếu tố không thể thiếu được và để kéo dài hoạt động đó thì việc tích cực hóa được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất Điều này cũng cần phải được quán triệt trong tiến trình khắc phục quan niệm của HS trong dạy học vật lý
Mục đích của dạy học là phát triễn toàn diện cho HS Điều đó nói lên rằng giữa dạy học và phát triễn có mối quan hệ mật thiết Đó là mối quan hệ hai chiều biện chứng: phát triễn là mục đích cuối cùng của hoạt động dạy học, đồng thời khi tư duy của HS phát triễn thì việc thu nhận và vận dụng kiến thức của HS sẽ nhanh hơn, hiệu