Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quantrọn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quantrọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tếtrang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượngnông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, trên cơ sở đó gópphần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bướckhẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều
ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghịlần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và khuyến khíchphát triển Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò củakinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà nước cho kinh tế trang trại pháttriển
Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tươngxứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưatạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tíchđất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du,miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng góp
Trang 2quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậycần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từngđịa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa
ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nhữngtác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển.Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếuvẫn là Nông, Lâm nghiệp Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp củahuyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoásản xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Phổ Yênđang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hộicủa huyện
Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở PhổYên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là:
- Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của địa phương
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnhhưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại
- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại
Với ý nghĩa đó đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế
trang trại ở Phổ Yên là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát
Trang 3Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại để từ đó tìm ra những mặt thành công, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại
- Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
ở địa bàn huyện Phổ Yên một cách có hiệu quả
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện PhổYên để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triểnkinh tế trang trại của địa phương
- Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công bố từ 1996 đến nay
Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2001 - 2006
- Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên
4 Những đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa phương có
đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện mộtcách tốt nhất
Trang 4- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách,giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và địaphương tỉnh, huyện nói riêng.
- Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà nghiêncứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và nhữngngười quan tâm đến kinh tế trang trại ở Phổ Yên
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và giảipháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
Khái niệm về kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nôngdân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khiphương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.[1]
Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổchức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sảnxuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng củamột người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và cácyếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn vớithị trường.[15]
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên
cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và
Trang 5kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra vài loại sản phẩm hàng hoá
từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường
Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt cácthuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại” Trong tiếng Việt hiện nay hai thuậtngữ này trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy nhiên về thựcchất “trang trại” và „kinh tế trang trại” là hai khái niệm không đồng nhất Kinh tếtrang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảysinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại Còn trang trại là nơi kếthợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó [15]Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế trang trại là kinh tế
hộ nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất hàng hoá đó phải đạt tớimột mức độ tương đối lớn Như vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuấthàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ giađình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm
ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình
Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”
Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế
trang trại
- Sự giống nhau
Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, lao động tiền vốn củagia đình chủ hộ và chủ trang trại, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh và tổchức thực hiện các quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả,
Trang 6- Sự khác nhau
Trang 7Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ Kinh tếnông hộ muốn tiến tới kinh tế trang trại thì phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc vốn
có của kinh tế tiểu nông để đi vào sản xuất hàng hoá
Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trungương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác địnhcác đặc trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là:
• Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được hìnhthành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt khốilượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn
• Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoátheo nhu cầu thị trường
• Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một ngườichủ Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinhdoanh
• Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trungvới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá
• Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và những người tronggia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hoặc thời vụ
• Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức quản lý,
có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhấtđịnh về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường
• Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên mônhoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện hạchtoán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường
• Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh nghiệmsản xuất nông nghiệp của gia đình
Trang 8• Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông dân: vừa làđơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của một loại hìnhdoanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu.
• Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về chất so vớikinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh tế trang trại làmục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là đất đặc trưng cótính bản chất của kinh tế trang trại
Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại
* Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của
Chính phủ thì:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nôngthôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quảsản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn,kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm,tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lạilao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền vớiquá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao độngnông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệphoá nông nghiệp, nông thôn
* Vai trò của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn vàquyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản
Trang 9phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang trạiphải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh tế, xãhội và môi trường Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau:
● Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất nôngnghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, lànhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế
hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hànghoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông sảnhàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường, nên
nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển Để giành thắnglợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao động, chất lượngsản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Muốn vậy,các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp lý, đầu tư khoa học côngnghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý , do đó kinh tế trang trại đã gópphần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn
Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu phải tiến hành cơ giới hoá,điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm Như vậy, kinh tế trang trại đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp
đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn
● Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trongnông nghiệp và nông thôn
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là xuhướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và thị trường hoá sản xuất
Trang 10nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, tạo nên những vùng chuyên canhhoá, tập trung hoá và thâm canh cao, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp pháttriển nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nôngthôn phát triển, tạo thu nhập ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp.Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư muasắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những bán thànhphẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến hàng xuấtkhẩu lớn hơn của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện đầu
tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo thế chủđộng về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh
Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừngcho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
• Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho laođộng xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước
Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nôngnghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhucầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi biệnpháp để phát huy tiềm năng đất đai Huy động các nguồn lực về vốn, lao động,kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở rộng vàphát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận Điều đó dẫn đến sự tích tụ và tập trungđất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn, thuhút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn
• Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai
Trang 11Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tàinguyên và môi trường Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang hoá vào phát triển sảnxuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven biển Ngoài ra, phát triển kinh
tế trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái,tận dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản
Từ những phân tích trên, có thể thấy:
• Kinh tế trang trại tuy mới và còn là lực lượng sản xuất nhỏ bé, nhưng đã vàđang góp phần đáng kể vào huy động nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động,đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp nông thôn
• Phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là rất cần thiết và đúng hướng.Kinh tế trang trại giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đang trởthành một hình thức sản xuất chủ yếu, một mô hình làm ăn kinh tế phổ biến, cóhiệu quả và không lâu sẽ trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng ở nước ta.Nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi chưa có thống nhất nhận thức về vai trò, vị trícủa kinh tế trang trại, làm cho chủ trang trại chưa yên tâm và gặp nhiều khókhăn trong quá trình tổ chức sản xuất, giao dịch trên thương trường Vì vậy, cầnphải khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển như một tổchức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật
• Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả chính sách đổi mớicủa Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp Đồng thời, kinh tế trang trại cũng phảilàm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phảilàm Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá, sẽ gánhvác vai trò lịch sử của nó là thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác
Trang 12rộng hơn cùng các thành phần, các lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngànhnghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
• Sự ra đời, hiệu quả hoạt động kinh tế trang trại ở nước ta tuy đã khẳng địnhbước đầu những ưu thế và vai trò của nó đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh
tế xã hội nhưng kéo theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề, đó là:
- Cùng với sự phát triển của kinh tế trang trại thì sự phân cực và những bất bìnhđẳng trong nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng gay gắt, phân hoá giàunghèo ngày càng rõ rệt
- Phát triển kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất vào taymột số người Đây không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩachính trị xã hội sâu sắc
- Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, do đó, cũng cầntránh tư tưởng chủ quan, nóng vội phát triển theo kiểu phong trào hoặc có thái
độ phủ nhận các loại hình tổ chức kinh doanh khác đang phát huy tác dụng tíchcực như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác
Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại
Thi hành nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hànhThông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tếtrang trại như sau:
* Giá trị sản lượng hàng hoá và Dịch vụ bình quân hàng năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
* Quy mô sản xuất
- Đối với trang trại trồng cây hàng năm:
Trang 13+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
- Đối với trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
- Đối với trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên
- Đối với trang trại chăn nuôi:
+ Chăn nuôi Trâu, Bò sinh sản, lấy sữa: 10 con trở lên
+ Chăn nuôi Trâu, Bò lấy thịt: 50 con trở lên
+ Chăn nuôi Lợn sinh sản từ: 20 con trở lên; Dê sinh sản từ 50 con trở lên.+ Chăn nuôi Lợn thịt từ 100 con trở lên; Dê thịt từ 200 con trở lên
+ Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2.000 con trở lên
+ Nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên
- Đối với các trang trại đặc thù thì tiêu chí xác định dựa vào giá trị sản xuất hàng hoá thực hiện
Phân loại kinh tế trang trại
* Theo hình thức quản lý
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ giađình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh Loạihình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuênhân công phụ trong mùa vụ
Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thếgiới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loạihình sản xuất khác
- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đìnhvới nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tưliệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh
Trang 14- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớntheo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổphần Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản.
- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con,bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trongkhoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác
* Theo cơ cấu sản xuất
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loạisản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác
- Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh doanhmột loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyêntrồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản
* Theo hình thức sở hữu
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình) đây
là loại hình phổ biến ở các nước
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi thuê ngườikhác
- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh
Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại
Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại đã được khẳngđịnh là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nônglâm nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại rất đadạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất
Trang 15Từ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trênthế giới, có thể thấy:
- Một là: quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xuhướng chung là:
● Kinh tế trang trại là một trong những biểu hiện văn minh của kinh tế trong lĩnhvực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hànhtheo cơ chế thị trường Cho đến nay kinh tế trang trại đã phát triển ở hầu hết cácnước có sản xuất nông - lâm nghiệp và trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhấtcủa nền nông nghiệp thế giới
● Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân,phù hợp và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao Kinh tế trangtrại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp và là sản phẩm tất yếu của kinh tếthị trường và quá trình công nghiệp hoá Chính công nghiệp hoá đã đặt yêu cầukhách quan cho phát triển sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của côngnghiệp hoá và tạo ra những điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển
● Các trang trại gia đình được hình thành chủ yếu từ cơ sở của các hộ tiểu nôngsau khi phá vỡ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuấtnhiều nông sản phẩm hàng hoá với quy mô từ nhỏ đến lớn, tiếp cận với thịtrường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh So với kinh tế tiểu nôngthì kinh tế trang trại là một bước phát triển của nền sản xuất xã hội
● Trải qua hàng thế kỷ nay, trang trại tiếp tục phát triển từ các nước tư bản côngnghiệp lâu đời, đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và bắt đầu
đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với các cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau
● Con đường đi từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, từ sản xuất tiểu nôngsang sản xuất trang trại không phải là sản phẩm riêng của các nước công nghiệphoá tư bản chủ nghĩa, mà là bước phát triển tất yếu của xã hội, phù hợp với quy luậtphát triển Kinh tế trang trại không quyết định bản chất của một chế độ xã hội, chưa
Trang 16có dấu hiệu tư bản hoá loại hình kinh tế trang trại Khi chủ nghĩa tư bản phát triển,hình thành nên thị trường sản xuất hàng hoá phát triển, một bộ phận lao động nôngnghiệp trở thành lao động làm thuê nhưng trang trại vẫn tồn tại và phát triển.
● Đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, trang trại trở thành mô hình sản xuất phổbiến nhất của nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất canhtác và khối lượng nông sản phẩm làm ra Trên thế giới hiện nay có khoảng trên
300 triệu trang trại gia đình (ở Mỹ có khoảng 96-98% trang trại là trang trại giađình) Ở các nước tư bản phát triển, trang trại gia đình chỉ chiếm 5- 7% lao độngtoàn xã hội nhưng vẫn sản xuất nông sản nuôi sống cả xã hội Kinh tế trang trạigia đình đã có sự thích nghi với điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản pháttriển
● Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuấtkinh doanh nông lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau như đồi núi, đồngbằng, ven biển…
● Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích trongquá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lựckhi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao Thực tiễn đã chứng minh rằng kinh
tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn Quốc, ĐàiLoan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền kinh tế pháttriển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….) Kinh tế trang trại gia đình đã thể hiện rõvai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy ngànhsản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại
● Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp hoásau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần
và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên
Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rấtlớn Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180-200 ha, ở Canađa là
Trang 17400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha… Họ gọi là trang trạinhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệbằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tíchbình quân là 198 ha/ trang trại Về cơ cấu sản xuất thì trang trại sản xuất ngũ cốcchiếm phần lớn, ngoài ra còn có trang trại sản xuất khoai tây, chăn nuôi bò sữa,gia cầm… những thành tựu chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ là nhờ kinh tếtrang trại [14]
Ở Anh năm 1950 có 453 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha,đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại
Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19 ha/ trangtrại
Ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình quân
là 15 ha/trang trại
Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đốivới phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường Do vậy, kinh tế trang trạicũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiêncứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số lượng,canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp
Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nôngnghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội Nhật Bản có xu hướng mởrộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được Năm 1970Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến
1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại.[14]
Trang 18Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân
là 1,21 ha/ trang trại
Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân
là 1,20 ha/trang trại Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5 - 1 ha chiếm34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%
Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia… đang trongquá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tíchbình quân của trang trại
Ở Indonesia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là1.19 ha/trang trại, đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là1.14 ha/trang trại đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là0.95 ha/trang trại
Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là4.52 ha/ trang trại
Ở Philipin, năm 1960 có 2.166.000 trang trại với diện tích bình quân làha/trang trại, đến năm 1980 có 3.420.000 trang trại với diện tích bình quân
là 2.62 ha/trang trại.[14]
Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệpgia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nôngsản hàng hoá lớn Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa khôngthích hợp với sản xuất nông nghiệp Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quátrình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia
Trang 19đình Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế trang trại phát triển theohướng kinh doanh tổng hợp, sau đó đi vào sản xuất tập trung, chuyên canh lớn
- Hai là: Kinh tế trang trại trong thời gian tới vẫn tồn tại và phát triển vì có nhiềuthế mạnh hơn hẳn các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác
Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhaunhư tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác, … Hình thức quản lý, nội dunghoạt động, cơ cấu và quy mô sản xuất của trang trại thay đổi theo đặc điểm vàđiều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi vùng sinh thái, nhưng trang trại gia đình là loạithích hợp nhất Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80-90% tổng sốtrang trại, đây chính là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuấtnông sản hàng hoá, sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ.Kinh tế trang trại có ưu thế là:
● Có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã hộihoá, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất
●Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau (nhỏ, vừa và lớn)
● Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế, sở hữu khác nhau (gia đình, hợp táchoá, Nhà nước)
●Có khả năng đáp ứng yêu cầu của các trình độ khoa học - công nghệ khác nhau
- Ba là: hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộcvào quy mô đất đai, lao động, mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sảnxuất trong sản xuất nông nghiệp
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, là lực lượng sảnxuất ra sản phẩm nông nghiệp cho toàn xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
Trang 20Ở các nước Châu Á, quy mô diện tích của các trang trại rất nhỏ, thường từ 0.95
- 1.86 ha, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại rất cao
Số lao động ở các trang trại rất thấp, từ 2-3 lao động, là do việc áp dụng cơgiới hoá đạt trình độ cao
Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũngkhác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội,trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước Ở các nước có bình quânđất nông nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăngkhông lớn, nhưng nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo
ra khối lượng nông sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vịdiện tích
- Bốn là: bồi dưỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những yếu tố quantrọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại trên thế giới
Xuất phát từ tính đặc thù của nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nôngnghiệp, do vậy không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nôngnghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ trangtrại vừa là người quản lý vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người kinhdoanh Mục tiêu của hoạt động kinh tế trang trại là sản xuất nông nghiệp, việcquản lý sản xuất kinh doanh của trang trại trên thực tế là quản lý một doanhnghiệp Vì vậy chủ trang trại phải có một trình độ quản lý, điều hành sản xuấtkinh doanh bảo đảm cho trang trại hoạt động có hiệu quả
Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân - chủ hộ cần
cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những nông dân, chủ trangtrại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực quản lý điều hànhtrang trại đạt hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranhgay gắt ở trong nước và trên thị trường quốc tế, đòi hỏi chủ trang trại phải cótrình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế
Trang 21Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản
lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn, xây dựng kế hoạch, quy hoạchsản xuất, nắm bắt thị trường, tình hình và giá cả tiêu thụ sản phẩm
Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được công nhận
về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật vàquản lý, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập và lao động sản xuất kinh doanhmột năm ở các trang trại khác Họ không chỉ có bằng tốt nghiệp về nông học màcòn có sự am hiểu về mặt kỹ thuật, kinh tế, và thị trường Các chủ trang trại thườngxuyên liên hệ với với các cơ quan nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin kinh
tế, kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa học Trình độ học vấn, chuyên môn kỹthuật của chủ trang trại tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập củachủ trang trại.[20]
- Năm là: sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với quá trình côngnghiệp hoá, và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trườngcạnh tranh
Ở nhiều nước đang phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu, việc hình thành
và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọngvới kinh tế trang trại
- Sáu là: gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại nông thôn Kinh tếtrang trại phát triển theo hướng đi liền với chuyên môn hoá vào một ít loại câytrồng, vật nuôi nhất định; hình thành những vùng chuyên canh tập trung lớn.Công nghiệp chế biến và dịch vụ kinh tế trang trại là điều kiện hết sức quantrọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả
- Bảy là: phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trang trại là yêu cầu tất yếu để hỗtrợ, thúc đẩy kinh tế trang trại
Trang trại là những đơn vị kinh tế tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh,nhưng các trang trại không thể hoạt động đơn độc, mà phần lớn đều tham gia
Trang 22vào các hoạt động kinh tế hợp tác với các nội dung và hình thức khác nhau Hợptác được hình thành trên cơ sở hoàn thành tự nguyện, theo con đường góp vốn
và phân chia lợi ích, là tổ chức liên thông, liên kết giữa các trang trại trong quátrình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Hợp tác xã kiểu này không làm độngchạm đến quyền sở hữu của từng trang trại, nhưng lại tạo điều kiện làm tăngthêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng trang trại
Có sự hỗ trợ của các hợp tác xã kiểu này thì các trang trại chỉ tiến hành sảnxuất, còn hợp tác xã lo đầu vào đầu ra
- Tám là: Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hìnhthành và phát triển kinh tế trang trại
Ở các nước châu Á, việc phát triển các trang trại gia đình ở vùng đồi núicao cho thấy vai trò của Nhà nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bạicông cuộc di dân, mở mang vùng kinh tế mới Ở những nơi không có sự quantâm của Nhà nước, thì không ổn định được đời sống sản xuất của các hộ nôngdân, không đem lại hiệu quả kinh tế mong muốn, mà còn gây ra tình trạng sửdụng, khai thác quá mức tài nguyên rừng, phá hoại môi trường sinh thái.[20]
Ở Malaisia, để phát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, chính phủ
đã tổ chức đưa hàng vạn hộ nông dân đến lập nghiệp theo phương thức trang trạitrồng cao su, cọ dầu xuất khẩu Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước
và sau đó mới đưa các hộ nông dân tự nguyện đến các địa bàn mới, lập trangtrại, được giao đất và cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, cung cấp vật tư sản xuất
và bao tiêu chế biến sản phẩm
Nhà nước có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị trường nôngsản thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo sự cân bằng về cung và cầu trên thịtrường nông sản nhằm điều tiết, chống khủng hoảng Bằng những biện pháp
đó, Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích các trang trại tăng hoặc tự nguyệngiảm sản xuất các loại nông sản
Trang 23Nhà nước tôn trọng quyền tự nguyện sản xuất kinh doanh của người nôngdân và tạo điều kiện cho các trang trại phát triển, đây chính là động lực giúp chocác trang trại gia đình tồn tại và ngày càng phát triển Vai trò của Nhà nước ởđây không chỉ là “bà đỡ” cho sự ra đời một hình thức tổ chức sản xuất kinhdoanh mà còn là chỗ hướng dẫn, tạo điều kiện cho hình thức tổ chức kinh doanhnày hoạt động có hiệu quả và đúng mục tiêu của Nhà nước đưa ra.
Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tưxây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư cho đường sá, cầu cống ở nông thôn giúp choviệc vận chuyển lưu thông nông sản hàng hoá được dễ dàng
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho trang trại phát triển, Nhà nước đề racác chính sách như: chính sách đất đai; chính sách vốn, tín dụng, chính sách thịtrường, chính sách khoa học, công nghệ, chính sách đào tạo chủ trang trại
● Quy mô ruộng đất càng nhỏ, manh mối làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới
và máy móc hiện đại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
● Lao động (gồm lao động quản lý và lao động sản xuất) với trình độ học vấn thấp
và chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật đã có tác động trực tiếp đến pháttriển và hiệu quả sản xuất của trang trại
● Tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn cao, lao động nông nghiệp tăng nhanh, thiếu
cơ hội và việc làm phi nông nghiệp Hậu quả dẫn đến nông dân bị đẩy ra thànhthị tạo thành lớp dân nghèo ở thành thị
Trang 24● Hệ thống thị trường nông thôn chưa hoàn thiện, mặc dù nhiều nước có chínhsách ưu đãi về thuế, về giá cả và nông sản, nhưng nông sản trong trang trạidường như chưa có khả năng tiêu thụ tốt.
Từ những kinh nghiệm chung trên đây, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phảisuy nghĩ để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
* Khái quát quá trình hình thành kinh tế trang trại ở nước ta
Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý,Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhaunhư “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳkháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủnông, chủ tây Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền,cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người,súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày làchính Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước vànước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế Hình thức trang trại ởdạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê vànhững cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng.[17]Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, các trang trại trước đó được cảitạo, tập thể hoá, quốc doanh hoá thành các cơ sở sản xuất tập thể và Nhà nướcdưới hình thức hợp tác xã, nông trường, trạm trại Tiếp theo đó, Nhà nước đã cónhững chủ trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nông, lâm kết hợp,khuyến khích di dân kinh tế mới, khai hoang, phục hoá tạo tiền đề cho kinh tếtrang trại phát triển Đặc biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghịquyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường chocác thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một
Trang 25nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước Bước sơ khai của kinh tếtrang trại trong giai đoạn này chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triểnkinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
và khuyến khích phát triển.[9]
Ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP
về phát triển kinh tế trang trại Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tếtrang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưuđãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại
Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các tiêu chí xác định kinh tế trang trạinhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích kinh tế trang trại phát triểntrong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Như vậy sự hình thành kinh tế trang trại ở nước ta là sự vận động thoát thai
từ kinh tế hộ gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, quá trình đó chứađựng một số đặc điểm sau đây:
- Sự hình thành kinh tế trang trại diễn ra với tốc độ nhanh, chủ yếu là những nămđổi mới, nhất là thời gian gần đây có bước phát triển mạnh Quá trình này hàmchứa xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp,hướng đến thị trường là xu thế hợp với quy luật phát triển
- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại, nhưng nền tảngchủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân,Điều đó cho thấy chủ trang trại có năng lực thực sự để đáp ứng nhu cầu sản xuấthàng hoá hướng đến người tiêu dùng và có khả năng trong quản lý, điều hành và ápdụng các tiến bộ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hoá cho xã hội
- Các trang trại đều có điểm xuất phát chung là hình thành và đi lên từ đất đai, chủyếu là đất hoang hoá, đất rừng, một số không nhỏ được hình thành từ quá trình tích
tụ và tập trung đất đai vượt hạn điền thông qua việc thực hiện chính sách giaoquyền sử dụng đất, giao khoán đất, đấu thầu, cho thuê đất có thời hạn [9],[19]
Trang 26* Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại
Tháng 1/1981 Chỉ thị 100/CT-BBT ra đời đánh dấu quá trình đổi mới trongnông nghiệp, nông thôn, thực sự giải phóng sức sản xuất cho nông dân
Đại hội VII (tháng 12/1986) đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta.Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1987) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tếnông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyếnkhích phát triển
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương tháng 12/1997
và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về phát triển nôngnghiệp, nông thôn
Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcquản lý Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài với 5 quyền
đó là: quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng
+ Nghị định 64/CP (1993) quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình
và các cá nhân sử dụng lâu dài, thời hạn là 20 năm
+ Nghị định 02/CP (1994) quy định giao đất nông nghiệp cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình thời hạn 50 năm
+ Nghị định 01/CP (1994) quy định giao khoán kinh doanh rừng và đấtrừng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình
+ Nghị quyết 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại
+ Thông tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín dụngvới kinh tế trang trại
+ Thông tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối vớingười lao động làm việc trong trang trại
+ Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thông tư số TCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại
Trang 2762/TT-NBN-* Tình hình kinh tế trang trại của cả nước từ sau khi có Nghị quyết 03 đến nay
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì sau 6 năm thực hiện Nghị quyết
03 của Chính phủ Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả cácvùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113.730 trang trại, sovới năm 2001 tăng 52.713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2.898 trangtrại (+2,5%) Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên lànhững vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt,chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trạinhiều nhất Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4% Riêng đồng bằngsông Cửu Long hiện có 54425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại cả nước.Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơcấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm
và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuấtkinh doanh tổng hợp Tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm giảm từ 35,6%(năm 2001), xuống còn 28,7% (năm 2006); trang trại trồng cây lâu năm từ27,2% giảm xuống còn 20,2%; trang trại chăn nuôi từ 2,9% tăng lên 14,7%;trang trại nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9% tăng lên 30,1% trong thời gian tươngứng Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 54425 trang trại; trong đó 24425 trangtrại trồng cây hàng năm, chiếm 44,9% số lượng trang trại của vùng, 25147 trangtrại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 46,2% Đông Nam Bộ có 16867 trang trại chiếm14,8% của cả nước; trong đó 9537 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 56,5% sốlượng trang trại của vùng, 3839 trang trại chăn nuôi, chiếm 22,8% Tây Nguyên
có 8785 trang trại, chiếm 7,7% của cả nước; trong đó 7046 trang trại trồng câylâu năm, chiếm 80,2% số lượng trang trại của vùng Đồng bằng sông Hồng có13.863 trang trại chiếm 12,2% của cả nước, trong đó 7.562 trang trại chăn nuôi,chiếm 54,5% của vùng [21]
Trang 28* Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất
- điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp
Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do cáctrang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001(bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha) Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷtrọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha(22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4nghìn ha (20,2%) Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trangtrại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha,chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ
10 ha trở lên) Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liềnkhoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vậnchuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng
Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn Tuynhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông,
Trang 29chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làmđất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao độngđảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọngiống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,… Điều
đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn [21]
* Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi
Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệuđồng so năm 2001 (+90,8%) Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trạicao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm2001) do chủ yếu trang trại trồng Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều, tiếp đến là TâyNguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); đồng bằng sông Cửu Long 206,6triệu đồng (+135,2 triệu đồng); đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệuđồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệuđồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn Những tỉnh cóvốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là: LâmĐồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu [21]
* Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, gắn với thị trường
Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19.826 tỷđồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần
so năm 2001 Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất làvùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; đồngbằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc
Trang 30139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng.
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006
là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồnggấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2% Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là:Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%,đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%
Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6.979 tỷ đồng gấp 3,5lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% sonăm 2001); thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9lần so năm 2001 Mức chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về thu nhậpbình quân 1 trang trại còn lớn: cao nhất là Đông Nam Bộ 85,2 triệu đồng gấphơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 38,3 triệu đồng, đồngbằng sông Cửu Long 64 triệu đồng, Đông Bắc 52,3 triệu đồng, đồng bằng sôngHồng 47,6 triệu đồng Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinhdoanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởngcủa loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là đồng bằng sôngHồng 24,6% [21]
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1- Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố ( Tài liệu thứ cấp)
Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê cáccấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quảnghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung Cập nhật những thông tin,vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý
Trang 31luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hướng.
- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)
Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủtrang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm viđiều tra là các trang trại trên địa bàn huyện
Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện,đến nay toàn huyện có 63 trang trại, phân bố trên địa bàn của 12/18 xã, thị trấn.Trong đó tập trung nhất là ở 2 xã: xã Thành Công 21 trang trại; xã Phúc Thuận
18 trang trại, số còn lại nằm rải rác ở các xã như Tiên Phong 5; Hồng Tiến 5;Phúc Tân 3, Tân Hương 3; Đồng Tiến 2; Trung Thành 2, còn lại Đắc Sơn, BaHàng, Minh Đức và Bãi Bông mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 trang trại
Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại trồng cây lâu năm 6;trang trại chăn nuôi 27; trang trại lâm nghiệp 14 và trang trại sản xuất kinhdoanh tổng hợp 16
Việc chọn mẫu điều tra : Trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây Lâu
năm được tiến hành điều tra 100% số trang trại hiện có; Trang trại Lâm nghiệpchọn điều tra 9 / 14 trang trại (64,3%); Trang trại Tổng hợp chọn điều tra 8/16trang trại (50%)
Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : trực tiếp tiếp xúc với chủtrang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất,những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập đượcthông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hànhtrang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Trang 32Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạolập trang trại, kết quả sản xuất Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại
và đã được chuẩn bị từ trước
Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dântộc, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số khẩu,
số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trạinhư: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn củachủ trang trại Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thịtrường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡcủa chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoálại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra
Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống
kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằngđơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra Trên cơ sở đó sử dụngcác phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả,đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai,lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xuhướng của trang trại Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thucủa trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêuhiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển củakinh tế trang trại
Trang 33+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của giáđến thu nhập của trang trại.
- Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất
Dùng để lượng hoá mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào vàkết quả đầu ra trong sản xuất của trang trại Từ đó thấy được các mức độ ảnh hưởngcủa từng yếu tố để có hướng tác động tối ưu cho kinh tế trang trại phát triển
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên giatrong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thuthập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ
cơ sở Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, trung họcnông nghiệp Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và trong quátrình đưa ra định hướng, giải pháp
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích
- Chỉ tiêu về kết quả sản xuất
Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trạinhư: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại
Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất củatrang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật củatrang trại
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sảnxuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu nhập hỗn hợp,
cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất ( GO : Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản
phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trịbán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm Được tính bằngsản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi
Trang 34tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
+ Chi phí trung gian ( IC : Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phídịch vụ thuê ngoài
Cách tính: IC = Tổng Cij, trong đó:
IC : là chi phí trung gian
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm j
( i = l − n ; j = l − m ).
+ Giá trị gia tăng ( VA :Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh
Cách tính: VA = GO − IC
+ Thu nhập hỗn hợp ( MI : Mix Inconce), là phần thu nhập của người sản
xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trongmột năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh
LĐ thuê: là chi phí cho thuê lao động.
+ Khấu hao TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sảnxuất ra sản phẩm phải được trích rút ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm
Trang 35+ Lợi nhuận (Pr: Profit), là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi giá
trị công lao động của gia đình
Pr = MI − L.Pi
Trong đó:
L : công lao động của gia đình
Pi : giá ngày công lao động ở địa phương
Lao động của gia đình:
Lao động của gia đình xác định là số ngày người lao động quy chuẩn 8h/ngày của những người lao động của gia đình tham gia vào sản xuất ra sản phẩm
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí TGo
+ Giá trị sản suất hàng hoá:
Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại, nó phản ánh trình độ chuyên môn hoá của trang trại Cách tính chỉ tiêu này như sau:
Giá trị SPHH = GO * Tỉ suất sản phẩm hàng hoá.
Tỷ suất sản phẩm hàng hoá = Phần giá trị bán ra thị trường/tổng giá trị SX tính cho một chu kỳ sản xuất thường là một năm
- Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất:
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất được tính trong 1 năm với 3 tiêu chí chủ yếu:+ Thu nhập/1đơn vị diện tích
+ Thu nhập/1đồng chi phí
+ Thu nhập/1ngày công lao động
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN
ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh , có quốc lộ 3, đườ ng
sắ t Hà Nộ i - Thái Nguyên chạy qua trung tâm huyện , có cụm cảng Đa Phúc Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam
và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo quốc lộ 3; phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội ), phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắ c Giang ), phía Tâygiáp tỉnh Vĩnh Phúc , phía Bắc giáp thị xã Sông Côn g và thà nh phố Thá i Nguyên Vớ i vị trí tiế p giá p nhữ ng vù ng kinh tế năng độ ng , thuậ n tiệ n vềgiao thông , Phổ Yên có nhiề u lợ i thế trong thu hú t đầ u tư , tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và phá t triể n kinh tế - xã hội
* Đất đai, địa hình
- Về đất đai
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai 01/01/2005, diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 20.191,97 ha, chiếm 78,67%;
- Đất phi nông nghiệp: 5.166,57 ha, chiếm 20,13%;
- Đất chưa sử dụng: 309,09 ha, chiếm 1,20%
Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm89,8% tổng diện tích tự nhiên Diện tích và cơ cấu các loại đất được thể hiện quabảng 2.1 sau:
Trang 37Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất 2005 huyện Phổ Yên
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Phổ Yên
Trang 38Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000,huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính Trong đó, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc
tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày >
100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm35% diện tích tự nhiên toàn huyện
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trênphù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 250
* Khí hậu
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa lạnh, mưa ít từtháng 11 đến tháng 4 năm sau
a.Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C,tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C) Số giờnắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2
b.Chế độ mưa Mưa phân bố không đều trong năm Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa, mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gâyúng lụt cho vùng thấp của huyện
Trang 39c.Lượng bốc hơi Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5-6 tháng lượng
bốc hơi lớn hơn lượng mưa
Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng
3 năm sau) Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2,0% tổnglượng nước cả năm Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bànhuyện
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75
ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62 ha, rừngphòng hộ 2.145,13 ha Tập đoàn cây rừng chủ yếu là: Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề,Keo, Tre, Mai (tập đoàn cây nhóm 4-6) Lượng tăng trưởng đạt 5,5-6,5
m3/ha/năm
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diệntích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện.Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30ha), Thành Công (1.109,32 ha)
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số
- Dân số trung bình toàn huyện năm 2005 là 138.608 người, với 31.810 hộ giađình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị là 13.211 người (chiếm9,53%), dân số nông thôn 125.397 người (chiếm 90,47%)
Trang 40- Tốc độ tăng dân số bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 1,05%, mỗi năm bìnhquân tăng khoảng 1.350 người.
* Lao động
Năm 2005, toàn huyện có 91.230 lao động trong độ tuổi (chiếm 66% tổngdân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là86.000 người (100%) được phân bố như sau :
+ Lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản là 74.000người, chiếm 86%;
+ Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng 8.320người, chiếm 9,7%;
+ Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 3.680 người, chiếm 4,3%
* Cơ sở hạ tầng
Về giao thông
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13
km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam Từ trục Quốc lộ 3 này làcác đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư.Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - TiênPhong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận) Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường
261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối
Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km Trong phong trào xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theophương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủyếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km
Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn quađịa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km)