Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 80 - 105)

* Những thuận lợi

- Là địa bàn có nguồn nhân lực lao động dồi dào, có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây trồng, vật nuôi.

- Phổ Yên có vị trí địa lý thuận lợi cho quá trình trao đổi, cung cấp các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản xuất và có điều kiện tiếp cận các thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá lớn trong khu vực.

- Thuận tiện trong việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển công nghiệp chế biến.

- Các chủ trang trại đều là những người có ý chí vươn lên làm giàu, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất.

* Những khó khăn

- Thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ để đầu tư mở rộng sản xuất.

- Chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên canh cho từng loại sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng; công nghệ chế biến còn thô sơ chưa phát triển, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hoá còn thấp.

- Chưa có sự liên minh, hợp tác giữa các trang trại

- Về mức độ cơ giới hoá trong trang trại còn thấp, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của các chủ trang trại còn hạn chế, các chủ trang trại chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, chưa có trình độ để lập và thực hiện đầu tư theo dự án.

QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN

- Tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn, được hình thành và phát triển chủ yếu trên nền tảng của kinh tế hộ gia đình, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của kinh tế hộ. Tuy nhiên, cần tránh nóng vội

dẫn đến tình trạng hình thành trang trại theo phong trào, chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng hoặc xem nhẹ các loại hình sản xuất kinh doanh khác.

- Phát triển kinh tế trang trại phải góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, địa phương theo định hướng thâm canh, tăng tỉ trọng các loại sản phẩm hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện.

- Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, đảm bảo phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở vừa phát huy triệt để nội lực tại chỗ trong dân, vừa thu hút khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn huyện đầu tư phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình trang trại trên địa bàn huyện, phát triển đa dạng cả về quy mô, cơ cấu sản xuất, sở hữu và sử dụng các yếu tố sản xuất, phương thức quản lý. Kết hợp đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu đưa kinh tế trang trại thực sự trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của khu vực sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.

- Gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ trên cơ sở của quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện cũng như quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, quy hoạch sử dụng đất cho các thời kỳ, từng bước tạo ra các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

- Chú trọng phát triển loại hình trang trại gia đình, đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tình hình

và đặc điểm của địa phương nói riêng. Nhà nước cần quan tâm khuyến khích và hướng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết, hợp tác để hình thành các loại hình trang trại thích hợp.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHỔ YÊN

Trang trại là một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của các trang trại được quyết định bởi các nhân tố bên ngoài và các điều kiện bên trong (khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của trang trại ). Chính vì vậy, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại phải được tác động từ hai phía: từ bên ngoài - các giải pháp vĩ mô và bên trong - các giải pháp vi mô .

Các giải pháp vĩ mô được thực hiện trước hết bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp nhằm tạo tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho sự ra đời và phát triển kinh tế trang trại theo đúng quan điểm và định hướng đã được xác định.

Các giải pháp vi mô được đưa ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của các trang trại từ việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào, quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm của trang trại.

Các giải pháp cụ thể này được áp dụng và thực hiện bởi các chủ trang trại trong những điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi trang trại nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao, phát triển bền vững.

Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển trang trại ở Phổ yên và những định hướng, quan điểm nêu trên. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại của huyện trong giai đoạn hiện nay như sau:

Các giải pháp chung cho các loại hình trang trại

Nhóm giải pháp về đất đai - Quy hoạch và Đầu tư hạ tầng Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, đây cũng là mối bận tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại. Vì vậy chính sách

đất đai của địa phương cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất.

- Cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.

- Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại để họ yên tâm sản xuất và có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Khuyến khích các chủ trang trại khai thác sử dụng đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc, mặt nước để phát triển kinh tế trang trại.

- Cần khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất để tạo tiền đề cho quá trình chuyển từ sản xuất nông hộ lên kinh tế trang trại một cách thuận lợi, không thể áp đặt bằng mệnh lệnh mà phải theo nguyên tắc tự nguyện. Trước tiên là khuyến khích việc dồn đổi ruộng đất là chính.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện;

quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và các ngành liên quan. Huyện phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xác định cụ thể các vùng chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi, gắn chuyên canh với đa canh để phát huy tối đa các lợi thế các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương. Từ đó, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, từng địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, của huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến nhằm khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu quy hoạch đất phát triển nông nghiệp huyện Phổ Yên đến năm 2010

Loại đất Năm 2005

(Ha)

Năm 2010

(Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 20.191,97 18.771,81 100,00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.639,87 9.160,80 48,80

a. Đất cây hàng năm 8.221,61 7.410,14 39,47

Trong đó: đất trồng lúa 6.333,88 5.824,04 31,03 b. Đất trồng cây lâu năm 1.418,26 1.750,66 9,33

2. Đất lâm nghiệp 7.367,75 6.559,31 34,94

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 325,62 347,34 1,85 4. Đất nông nghiệp khác 2.858,73 2.740,36 14,41

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên thời kỳ 2006-2010 Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Nhà nước có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng nông thôn giúp cho kinh tế trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhà nước đầu tư xây dựng các khu, cụm kinh tế, văn hoá với hệ thống hạ tầng văn hoá, xã hội, xây dựng các hồ đập chứa nước, các trạm bơm, hệ thống kênh dẫn phục vụ tưới tiêu. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo giao thông, vận chuyển và đi lại thuận lợi. Đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống điện, thông tin liên lạc, phát triển thị trường dịch vụ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Các giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng

Nhu cầu về vốn là một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế trang trại, điều đó đòi hỏi phải có chính sách vay vốn, tín dụng phù hợp đối với loại

hình kinh tế này. Sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay còn có nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung giải quyết nhu cầu cho vay kinh tế hộ gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư.

Vì vậy, việc làm cấp thiết nhất hiện nay là cần xác định tư cách pháp nhân của trang trại để có cơ sở pháp lý cho thực hành các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng. Nhiều chủ trang trại muốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn vẫn đang là khó khăn phổ biến và lớn nhất. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung và dài hạn với mức cho vay lớn hơn mới đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi để thực hiện cho vay không cần thế chấp, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.

Xây dựng mô hình quan hệ tay ba gữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương nghiệp, chế biến và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.

- Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký.

- Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá cả phù hợp.

Mức cho vay bình quân một trang trại tối thiểu hiện nay cũng phải đạt khoảng 100 triệu đồng tuỳ theo loại hình và nhu cầu đầu tư cụ thể của chủ trang trại. Thời hạn cho vay ngắn hạn là 12 tháng, trung hạn từ 12 đến 60 tháng và dài hạn từ 60 tháng trở lên. Về lãi suất cho vay đối trang trại miền núi giảm 30%;

các trang trại vùng còn lại giảm 15 % lãi suất cho vay. Thực hiện tốt quyết định 423/2000-QĐ-NHNN ngày 22/9/2000, của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.

Dành một phần thoả đáng vốn chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình trồng rừng, vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn tài trợ, viện trợ quốc tế …, cho các trang trại vay để đầu tư sản xuất.

Khuyến khích các chủ trang trại tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, bạn bè, người thân để đầu tư phát triển từ nguồn nội lực, Thực tế cho thấy vốn tự có của các trang trại luôn là nguồn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của trang trại. Vì vậy bản thân các chủ trang trại trước hết cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề vốn của mình theo phương thức lấy ngắn nuôi dài để từ đó thực hiện tích luỹ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.

Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể nhằm khẳng định tư cách pháp nhân và địa vị pháp lý của chủ trang trại trong các quan hệ huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất của chủ trang trại. Hiện nay, cơ cấu vốn vay trong các trang trại chiếm tỷ trọng rất thấp trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, vốn nhàn rỗi trong dân cư lại rất dồi dào nhưng thực tế mối quan hệ cung cầu này lại không tiếp cận được với nhau. Để tháo gỡ phần nào tình trạng này chúng tôi cho rằng cần thực hiện tốt chính sách về đất đai, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài để chủ trang trại được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp trong mối quan hệ tích

Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của chính phủ theo quyết định số 67/1999 ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Quyết định 148/1999 ngày 7/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điểm trong quyết định 67; Nghị định 178/1999 ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định 423/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.

Các giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thực tế hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại đã ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Trước hết: cần khẩn trương định hình quy hoạch phát triển các vùng chuyên môn hoá sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến để giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu cho kinh tế trang trại, tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu chè, hoa quả, gỗ ván, sữa, thịt bò, gà sạch, lợn nạc… Nhà nước cần đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghiệp chế biến, xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cẩm…

- Thứ hai: cần mở rộng và phát triển mạnh hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc kinh doanh các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, cho kinh tế trang trại nói riêng. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 80 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w