1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại việt nam 2001 – 2010

51 383 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 22,55 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG KHOA QUAN TRI KINH DOANH

CHUYEN NGANH KINH DOANH QUOC TE

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE TAL

THUC TRANG VA HUONG PHAT TRIEN CUA CAC CO SO UOM TAO DOANH NGHIEP CONG NGHE TAI VIET

NAM 2001 — 2010

Sinh viên thực hiện : Lê Hồng Tâm

Lớp : Anh 6

Khóa :45

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Trang 2

MUC LUC

LOI MG DAU Lo cescessscsssessssecssesssecssscessecssecsssecsnscessecssecesecesseessecsssesneceiessnecsneeeseeess 1 I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẺ GIỚI -2-2- 25s 4 1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển của CSƯTDNCN: 4

1.2 Các khái niệm về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: 7

1.3 Các dịch vụ của CSƯTDNCN: . - ¿+2 S2 2 E22 SE zEE cv rrezerkrrrsee 9 1.3.1 Các dich vụ về cơ sở vật cha Ad 1.3.2 Dịch vụ phát triển kinh doanh: . 2 22z++2z++zxz+czzzzz+ 10 1.4 Các đặc trưng của Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: 10

1.4.1 Các đặc trưng so với các CSƯTDN khác: -:©5+5s5s55+ 10 1.4.2 Phân biệt CSƯTDNCN với một số tổ chức khác 1.5 Phân loại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: 13

1.5.1 CSƯTDNCN phân theo nguồn vốn (hoặc theo chủ sở hữu) 14

1.5.2 CSƯTDNCN hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận 16

1.5.3 CSƯTDNCN có hàng rào và khơng có hàng rảo 16

1.6 Vai trò của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: 18

1.6.1 Vai trò đối với Các Doanh nhân, Doanh nghiệp công nghệ: 18

1.6.2 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

1.6.3 Đối với Chính Phủ: 2-©22+22++22+2E+EtErxrerrrrrrrrsrxrrrrrrrrx 22 1.6.4 Đối với Các nhà tài trợ khác (Ngoài Chính Phủ): 23

1.7 Các giai đoạn phát triển của một CSƯTDNCN: =s 23 1.8 _ Các yếu tố tác động tới sự hình thành & phát triển của các TBI: 26

1.8.1 Một số nghiên cứu về CSEs của CSƯTDNCN: . -+ 27

1.8.2 Đề xuất các yêu tổ thành công then chốt của các CSƯTDNCN tại Việt lu ÔỎ 31 1.9 Hướng phát triển mới trên thế giới: ¿¿z++z++s+zsz+zse+ 32 II THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM: 2 ©22-222222S2222ESEEESEEECEEEEEEEErErkrerrrrrrrrerrrrrrrree 33 2.1 Phân tích các nhân tố từ môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới sự phát triển của CSƯTDNCN tại Việt Nam: 2-2 + S213 S3 125 3E 1 1 311 1 11v xe 33 DAA Kim Tes )HH,HHHHH ƠỎ 33 2.1.2 Chính sách, pháp luật:

Trang 3

P 9 39

2.1.5 Nhu cầu đối với CSƯTDNCN: cccccsccccerrrrrrrerrrrrree 40 2.1.6 _ Cơ hội và thách thức từ các nhân tố môi trường bên ngoài tới các (00x09) 0)01016i00/ 00 42

2.2 Tổng quan về phát trién CSUTDNCN tai Việt Nam từ 2000 cho tới nay:.44 2.2.1 Một số hoạt động chính của Chính Phủ và các Bộ, ban ngành: 44

2.2.2 Tông quan về các CSƯTDNCN tại Việt Nam cho tới nay: 48

2.2.3 Phân tích mơ hình hoạt động của CSƯTDNCN tại Việt Nam: 51

2.2.4 Một số thành tựu của các CSƯTDNCN: 61

2.2.5 Các khó khăn trong hoạt động ươm tạo của các CSƯTDNCN: 65

II MỘT SÓ KHUYÉN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIÊN CƠ SỞ ƯƠM TAO DOANH NGHIEP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM - 5-5552 S+S+c+EsxeEerererererererree 70 3.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương: 70

3.1.1 Một số quan điểm và định hướng phát triển cơ sở ươm tạo doanh H400 v0ï 01) PA 70

3.1.2 Kiến nghị chính sách . -2+-2©2+++++2+x+t+retzxr+rxrerrrrrrree 73 3.2 Kiến nghị đối với các CSƯTDNCN . -+©ccccceccsecrx 79 3.2.1 Nghĩa vụ pháp lý của CSƯTDNCN 80 3.2.2 Cơ cấu té chtte ctta CSUTDNCN Ln .sssssssseeesscesssssseeeseessssneeeeceesssnneess 3.2.3 Cc dich vu ctla CSUTDNCON cscecesesessesesessseseseeeseseseeeeseseeeeeneaes 3.2.4 Tiéu chuan lựa chọn các đối tượng ươm tạo -+

3.2.5 Hình thức pháp lý dự án được lựa chọn ươm tạo 3.2.6 Về thời gian ươm tạo 3.2.7 Về công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của các CSƯTDNCN 83

3.2.8 Các hoạt động quảng bá về tinh thần đoanh nhân 84

3.3 Kién nghi đối với các doanh nghiệp được ươm tạo và cộng đồng địa phương:

'znn 0 ÔÔỎ /.300i9009271)06< lo 88

PHỤ LỤC I: Các CSƯTDNCN tại Việt Nam 52 c2+2cvzzrertrrrrrrxrre 92 PHU LUC 2: CSUTDNCN tại trường Đại học Quốc Gia Singapore 94

Trang 4

DANH MUC BANG BIEU VA HINH VE

Bang 1: Sé lượng các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại một số nước châu Á 5

Bảng 2: Các hoạt động kinh doanh nằm trong các CSƯTDN châu Âu 6

Bang 3: So sánh các số liệu của CSƯTDNCN và CSƯTDN năm 1999 tại Mỹ 11

Bảng 4: Bảng: Giai đoạn của CSƯTDN / Ma trận chức năng hoạt động 25

Bảng 5: Một số nguyên nhân thành công & thất bại của các CSƯTDNCN trên thế IỚI Sàn HH HH1 01111011101 TT HH 0111111110101 1 11T re 30 Bảng 6: Các yếu tố then chốt quyết định thành công của các cơ sở ươm tạo doanh HH 0 v0i 300140 580(0991) 086 31

Bảng 7: Đánh giá của doanh nghiệp về sự hữu ích của vườn ươm - 42

Bảng 8: Doanh nghiệp muốn nhận được hỗ trợ của vườn ươm 42

Bảng 9: Cho điểm các yếu tố CSFs thuộc yếu tố bên ngoài của các CSƯTDNCN Việt Nam

Bảng 10: Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi các CSƯTDNCN Việt Nam 52

Bảng 11: Số lượng các doanh nghiệp đang và đã được ươm tạo tại các CSƯTDNCN Mô 62

Bảng 12: Kết quả chương trình TOPIC64 cho đến ngày 15/4/2008 63

Bảng 13: Đánh giá CSFs của CRC-TOPIC và SHBI - - - 5 s+s+s5s2 66 Hình 1: Sự tăng trưởng TBI trên thế giới 2-+- 2+2+z+cx++zrxrzrxrerzee 5 Hình 2: Sự tăng trưởng TBI ở các nước phát triển và đang phát triển 6

Hình 3: Quá trình đánh giá một ý tưởng + + 2 + ++x+x+x+xeeeeeeeererxree 19 Hình 4: Quá trình ươm tạo một CSƯTDNCN -. - 5 s2s2s+s+s+s+szszscs2 26 Hình 5: Qui trình ươm tạo cơ bản của CSƯTDNCN 525255 5c+cs552 53 Hộp I1: Quy trình ươm tạo của Công ty TNHH ươm tạo phần mềm Quang Trung 0 — 54

Hộp 2: Các tiêu chí xét chọn Doanh nghiệp tham gia, tiêu chí đánh giá hoạt động

Trang 5

CNSH CNTT CNTT-TT CSUTDN CSUTDNCN DNVVN DNNN ĐTMH KHCN NC&PT EC InWent InfoDev NBIA NUS OECD UNIDO HTBI SHBI SBI HBI ATBI CRC-TOPIC NL-TBI HMUT-TBI Unisoft TVI VCI

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Công nghệ sinh học Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư mạo hiểm Khoa học công nghệ

Nghiên cứu và phát triển

TEN MOT SO TO CHUC QUOC TE

Uy ban chau Au

Tổ chức phát triển năng lực quốc tế của Đức

Dự án phát triển các CSƯTDNCN tại các nước đang phát triển của Ngân hàng Thế Giới

Hiệp hội vườm ươm doanh nghiệp quốc gia Trường đại học Quốc Gia Singapore

Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc

TÊN VIẾT TẮT CÁC CSƯTDNCN VIỆT NAM

Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao (Láng Hòa Lạc)

CSƯTDNCN cao thành phó Hồ Chí Minh

Cơng ty TNHH Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung

Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội

Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Vườn Ươm Doanh nghiệp CRC-TOPIC

CS UT DN CN của trường Đại học Nông - Lâm TP HCM

'Vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ ,trường ĐH Bách khoa

TP.HCM (Tên cũ Vườn ươm Phú Thọ) Unisoft — Trường đại học quốc gia TP HCM Trung tâm Vườn ươm Tỉnh Vân

Trung tâm Vườn Ươm VCI, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt

Trang 6

LOI MO DAU

Phat triển khoa học công nghệ (KHCN) và các doanh nghiệp KHCN là một khâu quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là một

phần không thê thiếu trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của mỗi quốc gia

Trên thế giới, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (CSƯTDNCN) là một trong những mơ hình có vai trò quan trọng trong phát triển cơng nghệ; nó là sự kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn, thương mại hóa sản phẩm cơng nghệ, chuyển giao

công nghệ, đồng thời thúc day tinh thần doanh nhân, sự phát triển của các doanh

nghiệp công nghệ của địa phương Kinh nghiệm của rất nhiều nước trên thế giới

như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, cho thầy CSƯTDNCN cho phép tăng tỷ trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ từ 35% đến 75%

trong vòng một vài thập niên qua'

Ở nước ta, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp KHCN sẽ là phương thức

chuyển giao công nghệ nhanh nhất bởi sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp

KHCN sẽ tạo điều kiện để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực

KHCN phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, là nguồn tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần nâng cao đời sống địa phương

Tuy vậy, đa phần các doanh nghiệp KHCN tại Việt Nam ln gặp khó khăn: thiếu vớn, trình độ và kinh nghiệm quản lý, thiếu nguồn nhân lực và thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh” Trên thế giới, tỷ lệ thành cơng (có thế sống sót sau 5 năm hoạt động) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2° thì đối với các doanh nghiệp KHCN con số đó thấp hơn nhiều do các doanh nghiệp KHCN có yêu cầu về vốn đầu tr, phát triển, nguồn nhân lực cao, và hoạt động có nhiều rủi ro hơn; tuy vậy các doanh nghiệp KHCN lại có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn nhiều Do đó, CSƯTDNCN sẽ là một mơ hình hữu hiệu giải quyếtnhững bát cập, yếu kém của các doanh nghiệp công nghệ khởi sự trong bối cảnh phát triển kinh tế mới tại Việt Nam

! ThS Nguyễn 'Thị Lâm Hà, Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công

nghệ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tháng 11/2009, trang 3

? Báo cáo điều tra “Thực trạng và nhu cầu của các thành viên CLB Vườn Ươm Doanh Nghiệp” — Thang 1/2009, VCCI

Trang 7

Tai Việt Nam cdc CSUTDNCN dén nay vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, với khoảng 12 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đã từng được thành lập, và cho tới hiện tại chỉ còn 8 CSƯTDNCN vẫn đang còn hoạt động với thời gian hoạt động từ 1-6 năm Tuy đã có một số hoạt động và thành tựu về ươm tạo doanh nghiệp, song các chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại các

CSUTDNCN ở nước fa vẫn đang trong giai đoạn mày mò để tìm kiếm một mơ hình

hoạt động và phát triển bền vững, có đủ nguồn tài chính Các khó khăn của CSUTDNCN 6 Viét Nam phần lớn là do thiếu khung pháp lý về CSƯTDNCN; chính sách hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương chưa có tính chiến lược dài hạn; các thách thức từ môi trường vĩ mô: cơ sở hạ tầng tương đối yếu kém, tỉnh thần doanh nhân trong xã hội

kém phát triển, hệ thống giáo dục và đảo tạo về công nghệ, kỹ thuật cũng như quản

lý yếu kém, trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ thấp

Trong bối cánh đó, ở Việt Nam, các vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thành và phát triển CSƯTDN tới chưng và CSƯTDNCN nói riêng vẫn cịn manh nha, chưa tồn điện; kinh nghiệm thành lập và phát triển của các CSƯTDNCN còn rất hạn chế Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt

động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đối với nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tơi đã thực

hiện khóa luận với đề tài: “Thực trạng và hướng phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tai Viét Nam 2001 —2010”

Mục tiêu của khóa luận là hệ thống một số cơ sở lý luận về CSƯTDNCN, kinh nghiệm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (TDNCN) của một số nước trên thế giới, đánh giá thực trạng phát triển của các CSƯTDNCN tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong thời gian tới

Đối trợng nghiên cứu của khóa luận là CSƯTDNCN, tập trung vào 2 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đại diện: CRC-TOPIC (thuộc trường đại học Bách Khoa Hà Nội), SHBI (Trưng tâm ươm tạo doanh nghiệp cơng nghệ cao thành phó Hồ Chí Minh, trực thuộc khu cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh)

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: phương pháp tông hợp, phân

Trang 8

Chi Minh (SHBD); tham quan thực tế hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại CSƯTDNCN CRC, SHBI, Láng Hòa Lạc

Điểm mới của khóa luận: thứ nhất, khóa luận bơ sung các thôngn tin về hoạt động của các CSUTDNCN trong vòng 1 năm trở lại đây (trong khủng hoảng và sau khủng hoảng kinh tế) Thứ hai, khóa luận đưa ra các nhóm nhân tố thành cơng then chốt (phân tích Critical Success Factos) đối với các CSƯTDNCN, áp dụng phân tích hoạt động cụ thể tại CSƯTDNCN CRC-TOPIC và SHBI và đưa ra một số kiến nghị cho các CSƯTDNCN trong trường đại học và CSƯTDNCN trong khu công nghệ cao tại Việt Nam Thứ ba, khóa luận khơng chỉ tập trung vào các chính sách, khung pháp lý của Nhà nước như các nghiên cứu trước đó về các CSƯTDNCN trong nước mà sẽ phân tích tổng thể các u tố mơi trường tác động tới phát triển CSƯTDNCN: mơi trường kinh tế, chính sách pháp

luật, văn hóa xã hội và cơng nghệ cũng như nhu cầu đối với CSƯTDNCN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương:

-_ Chương 1: Cơsở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ -_ Chương2: Thực trạngpháttriển cơ sở ươmtạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam -_ Chương 3: Một số kiến nghị để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt

Trang 9

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẺ GIỚI:

1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển của CSƯTDNCN:

Ý tưởng về CSƯTDN được bắt nguồn từ nước Mỹ vào nửa cuối thế kỷ 20

Sự ra đời chính thức của các CSƯTDN được phần lớn các tài liệu nghiên cứu cũng

như Hiệp hội CSƯTDN quốc gia, Mỹ (NBIA)“ ghi nhận là vào năm 1959 khi

Joseph Mancuso mở Trung tâm Công nghiệp Batavia (Batavia Industrial Center) từ một khu nhà kho cũ tại Batavia, New York để tạo công ăn việc làm cho thị trấn nhỏ

Batavia trong thời kỳ kinh tế suy thoái.” Joseph đã nghĩ ra ý tưởng là chia nhỏ nhà

kho cũ ra thành những khu làm việc để các công ty mới khởi sự ở địa phương thuê với giá rẻ hơn, đồng thời ông cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh

nghiệp

Việc ươm tạo doanh nghiệp lan rộng trong nước Mỹ vào những năm 1980 khi các doanh nhân, và các nhà lãnh đạo địa phương đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Sự phát triển mạnh mẽ này tại Mỹ lan sang Anh, Châu Âu qua nhiều hình thức liên quan (ví dụ: các trung tâm sáng tạo — innovation cenfers, công viên công nghệ/khoa học — techonology/ science park)

Vào tháng 10 năm 2006, đã có tới hon 1400 CSUTDN tai Bắc Mỹ, từ con số 12 CSƯTDN năm 1980 Her Majestyˆs Treasury xác định có khoảng 25 CSƯTDN

tại Anh năm 1997; cho tới 2005, Hiệp Hội CSƯTDN Anh (UK BI) cong bố có 270 mơi trường ƯTDN tại nước này Một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng chung * NBIA là tổ chức phi chính phủ bởi các nhà lãnh đạo các vườn ươm hàng đầu thế giới vào năm 1985 với mục đích cung cấp đào tạo và công cụ dé giúp đỡ các doanh nghiệp khởi su, đồng thời hỗ trợ thông tin về các van dé trong quản lý và xây dựng vườn ươm doanh nghiệp Số lượng thành viên của NBIA đã tăng từ 40 lên 1600 vào năm 2006 và hiện tại NBIA có thành viên là các VƯDN trên 66 quốc gia trên thế giới

The history o£ Business Incubation — NBIA

° Theo một số tài liệu khác, ý tưởng về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp bắt nguồn từ năm 1942 khi công ty Student Agancies Inc tại Ithaca, Mỹ bắt đầu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi sự của sinh viên Vào năm 1946, CSƯTDN đầu tiên hoạt động ngoài cộng đồng sinh viên được tạo dựng bởi tổ chức

Phát triển Nghiên Cứu Mỹ (American Research Development) boi một số cựu sinh viên của Học

Trang 10

chau Au (European Commission) nim 2002 cho thay c6 khoang 900 CSUTDN tai Tây Âu Trong riêng năm 2005, các chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đã hỗ trợ hơn 27000 công ty, cung cấp 100.000 công ăn việc làm và doanh thu hàng năm là 17 tỷ USD Tại châu Á, cho tới năm 2003 đã ghi nhận được trên 1100

CSUTDN với 6000 doanh nghiệp đã tốt nghiệp (theo Bảng 1) Cho đến nay, trên tồn thế giới ước tính có khoảng 5000 CSƯTDN, trong đó phần lớn là CSƯTDN

công nghệ (với khái niệm: trên 50% các doanh nghiệp được ươm tạo hoạt động trong lĩnh vực công nghệ: công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, điện tử ) Bảng 1: Số lượng các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tại một số nước châu Á

Trung |Nhật |Hàn |Đài |Singa |Hong | An | Tổng Quốc |Bản |Quốc |Loan |poe |Kong | Độ

Phi lợi nhuận | 460 159 |322 59 42 4 25 1071

Vì lợi nhuận | - 44 11 5 13 2 6 81

Tong 460 203 |333 64 55 6 31 1152

DN đã tốt 3887 800 1234 [190 |- 66 - 6177

nghiệp

Nguôn: Hong KIM, Chủ tịch KOBIA (2003): The improvement of Asian Business Incubation

Hình 1: Sự tăng trưởng TBI trên thế giới

1980 1985 1990 1995 2000 2005

Trang 11

Hình 2: Sự tăng trưởng TBI ở các nước phát triển và đang phát triển 4000 3500 7 ø 3000 8 Mene $ 2500 3 AS venlores = 2000 ountri ° 3 1500 Za Ễ = Developing ⁄ Z 1000 TY 0 = ee H © A © DBD OW A ít Oo om @ O A 2

FEF IEF EPEPIEEFEEEEES $ ` sổ 9$ cà dự

PP

Nguồn: #2009-054, Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion in Developing Countries, Semih Akcomak, trang 9

Bảng 2: Các hoạt động kinh doanh nằm trong các CSƯTDN châu Âu

A k Phan

Hoạt động kinh doanh Sô lượng trăm

1 Bán hàng, marketing và phân phôi 5 0,4

2 Các dịch vụ kinh doanh và tài chính 8 0,6

3 Sản xuất công nghệ cao/tiên tiến 263 18,6

4 Công nghệ thông tin và truyền thông 258 18,2

5 Nghiên cứu và triển khai 173 12,2

6 Công nghệ sinh học/ dược phẩm 201 14,2

7 Các ngành công nghiệp tri thức/ các công ty kinh tê 162 11,5

mới

8 Các hoạt động sản xuât khác 86 6,1

9 Cac hoạt động dịch khác 124 8,8

10 Kêt hợp của một sơ/tồn bộ các hoạt động 134 9,5

TỎNG 1414 100

Nguon: CSES analysis of DG Enterprise, Incubator database

Khi nền kinh tế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, các CSƯTDN tập

Trang 12

các nước đang phát triển đang muốn đây nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa Trong bảng 1, có thể thấy số lượng CSWTNDNCN chiếm tới trên 60% các

CSUTDN tại châu Âu Số lượng các CSƯTDNCN hoặc có liên quan tới cơng nghệ

ước tính là 3500 trong tổng số 5000 CSƯTDN trên thế giới và tập trung ở các nước đang phát triển.” Việc thúc đây các CSƯTDNCN tại các nước đang phát triển và

mới phát triển đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức

như ƯNIDO và Ngân Hàng Thế Giới Tốc độ tăng CSƯTDNCN tại các nước đang phát triển được ghi nhận là 20%/năm 1997 và đang tiếp tục tăng nhanh Ÿ

1.2 Các khái niệm về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ:

Tại Việt Nam, mơ hình CSƯTDNCN được nhắc đến lần đầu tiên vào những

năm 1996-1997 trong một số bài báo dưới tên gọi “Lồng ấp” như là một công cụ hỗ

trợ phát triển DNNVV Sau đó, trong các hội thảo, và khi các CSƯTDN đầu tiên

được thành lập tại Việt Nam, khái niệm này được dịch là “Vườn ươm doanh nghiệp” và cho đến nay cách gọi này vẫn rất thông dụng Tuy nhiên hiện tại trong các văn bản pháp luật của Việt Nam đã thống nhất cách gọi các tổ chức này là các “Co sé wom tạo doanh nghiệp” và “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”

Điều này phản ánh rõ chức năng hoạt động của CSƯTDN và CSƯTDNCN giống

như một tổ chức, doanh nghiệp Do vậy, trong khóa luận này, tác giả thống nhất cách gọi của các văn bản pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi nhắc tới tên riêng của các CSƯTDNCN đang hoạt động, khóa luận vẫn dùng

cách gọi “Vườn ươm doanh nghiệp” do tên đăng ký hoạt động chính thức của các CSƯTDNCN vẫn lấy tên là “Vườn ươm doanh nghiệp” hoặc “trung tâm ươm tạo

doanh nghiệp công nghệ”

Khái niệm CSƯTDNCN cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò, chức năng của nó trong phát triển doanh nghiệp, trong từng thời kỳ 7 Incubators in Developing Countries: Status and Development Perspective, Elena Scaramuzzi , infoDev Program, The World Bank, Washington DC, May 2002, trang 6

3 Tài liệu đã dẫn

° Hiện tại vẫn có các CSƯTDN tại Việt Nam và các báo cáo nghiên cứu vẫn dùng cách gọi cũ là

Trang 13

phát triển của kinh tế thế giới và khoa học - công nghệ Song phát biểu một cách

ngan gon thi “CSUTDNCN là các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triễn, thương mại hóa các cơng nghệ mới ”

Theo Lewis thì nếu 50% khách hàng của CSƯTDN là doanh nghiệp công

nghệ thì CSƯTDN đó có thể được coi là CSƯTDCN.'°

Theo Luật Chuyên Giao Công Nghệ số 80/2006/QH11 được Quốc Hội Việt

Nam ban hành ngày 29/11/2006, “Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ”

Theo Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban

hành ngày 13/11/2008 thì “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tang kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ can thiết để ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao ”

Cũng theo Luật Chuyển Giao Công Nghệ (CGCN) 2006, “Ướm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện cơng nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa hoc va phát triển công nghệ.” Và “Uơm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hồn thiện cơng nghệ, huy động vốn đâu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cân thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra ”

Ngoài ra, ta cũng cần làm rõ các khái niệm:

Công nghệ cao là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá

ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

Như vậy, Luật chuyển giao công nghệ và Luật công nghệ cao đã ghi nhận Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp như là một tổ chức độc lập có chức năng và nhiệm vụ trong sự phát triển của khoa học, công nghệ và chuyên giao công nghệ Trong Luật

Trang 14

CGCN 2006 cũng đã đưa ra 2 khái niệm để phân biệt về ươm tạo doanh nghiệp

công nghệ và ươm tạo công nghệ Tuy vậy, khái niệm về ƯTDNCN của Luật mới nêu ra những hỗ trợ của CSƯTDNCN là “để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.” Trong khi đó nhiệm vụ của CSƯTDNCN là hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ không chỉ trong quá trình thành lập mà cịn để doanh nghiệp vượt

qua được những khó khăn và có thể tự sống sót trên thị trường

Sau khi phân tích một số cách đưa ra khái niệm, khóa luận nhận thấy khái niệm được Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế (OECD) đưa ra sau đây là đầy đủ nhất: “CSƯTDNCN là các tổ chức dựa vào tài sản cỗ định để cung cấp nhiều loại

bình dịch vụ tới các doanh nhân và các doanh nghiệp khỏi sự, bao gồm cơ sở hạ

tầng (khơng gian văn phịng, phịng thí nghiệm), hỗ trợ quản lý (Hoạch định kinh doanh, đào tạo, marketing), hỗ trợ kỹ thuật (các nhà nghiên cứu, các nguồn số liệu), tiếp cận tới nguồn vốn (các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ angel), các hỗ

trợ pháp lý (Cấp giấy pháp hoạt động, đăng ký bảo hộ trí tuệ), và mở rộng quan

hệ (với các VUDN khác và các dịch vụ của Chính Phú) Khi công việc kinh

doanh của các doanh nghiệp được ươm tạo đã ốn định về tài chính và những chú

doanh nghiệp khỏi sự phát triển được những kỹ năng để tồn tại trong môi trường

kinh doanh, doanh nghiệp được ươm tạo sẽ tốt nghiệp và hoạt động độc lập trên

thị trường.””

1.3 Cac dich vụ của CSƯTDNCN:

Từ khái niệm trên ta có thể thấy, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông thường sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sau:

1.3.1 Các dịch vụ về cơ sở vật chất:

Các CSƯTDNCN cung cấp trụ sở làm việc, nội thất, các trang thiết bị

chuyên dùng, mạng máy tính và các kết cấu hạ tầng khác thông thường với giá rẻ, linh hoạt và đủ chức năng Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, CSƯTDNCN cịn hỗ trợ cơng tác tác nghiệp của doanh nghiệp, chẳng hạn như dịch vụ thư ký, tiếp

Trang 15

tân, xử lý thư, fax và dịch vụ sao chụp, hỗ trợ mạng máy tính và công tác quản lý

chứng từ số sách

Trong các CSƯTDNCN, ngoài việc cho doanh nghiệp thuê mặt bằng, trang thiết bị văn phòng các CSƯTDNCN thường ở gần hoặc nằm trong các trường đại học, khu công nghệ cao, viện nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với các phịng thí nghiệm, trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao

1.3.2 Dịch vụ phát triển kinh doanh:

o_ Dịch vụ tiếp cân với các ngn lực tài chính: Các CSƯTDNCN cũng cung cấp khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cần thiết cho các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong đó có nguồn vốn mạo hiểm, thường là tô hợp của các nguồn vốn tư nhân với nguồn vốn bên ngoài

do các đối tượng khác đầu tư, chẳng hạn như các nhà đầu tư các nhân, các nhà tư bản mạo hiểm, hoặc các tổ chức/ công ty địa phương

o_ Dịch vụ hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp: CS ƯTDNCN hướng dẫn doanh

nhân về các bước đi cần thiết mà một doanh nghiệp mới thành lập cần

phải trải qua như cung cấp các dịch vụ chuyên mơn, cố vấn về kế tốn, pháp lý

o_ Dịch vụ pháp lý, an ninh, sở hữu trí tuệ: CS ƯTDNCN cung cấp các

dịch vụ tư vấn tại chỗ về mọi mặt như thủ tục pháp lý, đăng ký bản

quyền, sở hữu trí tué,

o_ Dịch vụ hỗ trợ tiếp cân các mạng lưới: CS ƯTDNCN có thê giúp

doanh nhân liên hệ và kết nối với những đối tác quan trọng trong quá trình khởi sự như khách hàng tiềm năng, các giám đốc điều hành có

năng lực, nhà đầu tư

1.4 Các đặc trưng của Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: '2

1.4.1 Các đặc trưng so với các CSUTDN khác:

'2 Nguyễn Thị Lâm Hà, “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam”, Đê tài nghiên cứu câp bộ của năm 2009

Trang 16

Thứ nhất, các CS ƯTDNCN có mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến

lược trong hoạt động, đặc biệt có sự cam kết bảo trợ, hợp tác mạnh của các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học — công nghệ, nhờ đó giúp ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các ý tưởng khoa học công nghệ vào thực tiễn, thành các sản phâm

thương mại hóa

Thứ hai, các CS ƯTDNCN thường được thành lập trong trường đại học kỹ

thuật, hoặc trung tâm công nghệ, khu công nghệ cao, hoặc các nơi gần nguồn lực hỗ

trợ kỹ thuật

Thứ ba, các CS ƯTDNCN được giám sát, điều hành bởi các chuyên gia có

kinh nghiệm phát triển DNCN

Thứ tr, các doanh nghiệp công nghệ được ươm tạo được cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và các thiết bị chuyên dùng, các phòng thí nghiệm hiện đại,

đồng bộ

Chính vì các đặc trưng như trên mà các CSƯTDNCN đồi hỏi vốn đầu tư và

chi phí vận hàng lớn hơn và công sức quản lý, vận hành lớn hơn CSƯTDN trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất Dưới đây là bảng so sánh các số liệu trong một

nghiên cứu của Wolfe năm 1999 giữa các CSƯTDNCN và CSƯTDN thông thường

Bảng 3: So sánh các số liệu của CSƯTDNCN và CSƯTDN năm 1999 tại Mỹ

Chỉ tiêu Trung bình trong | Trung bình trong

tồn ngành các CSƯTDNCN

Diện tích sử dụng 24375 38

Số lượng doanh nghiệp thuê 12,0 13,9

Số lượng nhân viên / mỗi doanh 4,5 5,1

nghiép khach hang

Số lượng DN tốt nghiệp hàng năm 3,3 1,7

S6 DN tét nghiép/ nhan vién 22,4 30, 4

Tỉ lệ DN khách hàng còn hoạt động 82,2% 86%

trong cộng đồng

Nguồn: 5

3 David A Lewis, tài liệu đã dẫn

Trang 17

1.4.2 Phân biệt CSUTDINCN với một số tổ chức khác:

s* CSƯTDNCN và Trung tâm công nghệ/Công viên công nghệ/Khu công nghệ cao:

CSƯTDNCN khác các công viên công nghệ (Technology Park) ở chỗ các CSƯTDNCN tập trung vào các doanh nghiệp mới được thành lập và trong giai đoạn đầu phát triển Các công viên công nghệ, ngược lại thường là các khu đất lớn được Nhà nước trợ cấp cung cấp không gian cho mọi loại hình doanh nghiệp từ tập đồn, các phịng thí nghiệm của Nhà nước hay thuộc trường đại học, cho tới các công ty nhỏ Hầu hết các công viên nghiên cứu và công nghệ không cung cấp các dịch vụ

hỗ trợ kinh doanh như các chương trình của các CSƯTDNCN Tuy vậy, rất nhiều CSUTDNCN lai nằm trong các khu công nghệ cao

CSƯTDNCN với Quỹ đầu tư mạo hiểm?

Dau tu mao hiém (Venture capital investment): Là hoạt động đầu tư (thường

dưới hình thức góp vốn) do các quỹ đầu tư hay cá nhân giàu có đầu tư vào các

doanh nghiệp còn non trẻ, nhưng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao Do mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận nên các nhà đầu tư đòi hỏi các dự án phải có tiềm năng đem lại

mức lợi nhuận cao trên 30% (đầu tư từ cỗ phiếu phải có mức lợi nhuận là 12 - 15%, trong khi đó gửi lãi suất tiết kiệm là 4 - 8%) Bản thân nhà đầu tư cũng đóng vai trị

tích cực trong việc quản lý các khoản đầu tư của họ thông qua cung cấp những lời khuyên hoặc hướng dẫn chiến lược Họ ln có “kế hoạch rút lui” hoặc cách thu

hoạch trên khoản đầu tư của mình Phổ biến nhất là kế hoạch phát hành cổ phiếu lần

đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư mạo hiểm sẽ nhanh chóng chấm dứt một dự án đầu tư nếu họ cảm thấy cơ hội thành công của công ty là không cịn nhiều như trước Ngồi các khác biệt trong hoạt động và dịch VỤ cung cấp kể trên, điểm khác biệt cơ bản giữa CSƯTDNCN và Quỹ đầu tư mạo

hiểm là ở giai đoạn tiếp nhận doanh nghiệp Ươm tạo doanh nghiệp là giai đoạn

trước của đầu tư mạo hiểm Để tìm được các nhà đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp thường phải có từ 1 - 2 năm hoạt động kinh doanh tương đối thành công (nghĩa là sản phẩm được chấp nhận trên thị trường, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng, và hấp dẫn) Do đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường là các đối tác chiến lược của

Trang 18

các CSƯTDNCN; các CSƯTDNCN cung cấp cho các quỹ đầu tư mạo hiểm những

công ty sau giai đoạn “sống sót” và sẵn sàng có thể nhận được khoản đầu tư về vốn Các doanh nghiệp khách hàng của CSƯTDNCN cũng có nhiều khả năng được nhận

vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hơn

1.5 Phân loại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp cơng nghệ:

Có nhiều cách phân loại các CSƯTDNCN khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, mục đích nghiên cứu khác nhau

Theo Mc Kinmon và Hayhow (1998) và Scott Kemmist (2004) thì các CSƯTDNCN có thể được phân loại dựa vào mô hình tổ chức và nguồn vốn hỗ trợ

chính: (1) Các tổ chức phát triển kinh tế, (2) Các viện nghiên cứu và trường đại học, (3) Các tổ chức vì lợi nhuận, (4) Các tổ chức phi lợi nhuận, và (5) Cá nhân/ liên kết

nguồn vốn công và cá nhân

Cách phân loại của PriceWaterHouse Cooper, của Michale Bank lại chia ra các dạng phân loại: Phân loại theo khách hàng; Phân loại theo nhà tài trợ; Phân loại theo mục đích hoạt động

Semih Akcomak (2009) lại phân chia các loại hình CSƯTDNCN theo lịch sử

phát triển và hình thành của các loại hình CSƯTDNCN mới dựa trên 2 tiêu chí: mục đích hoạt động và tổ chức bảo trợ cho các CSƯTDNCN Các loại hình

CSUTDNCN lần lượt được xuất hiện là: CSƯTDNCN cỗ điển (phi lợi nhuận và

được Nhà nước bảo trợ), CSƯTDNCN trong trường đại học, viện nghiên cứu;

CSUTDNCN tap trung vao 1 ngành công nghiệp, CSƯTDNCN của các quỹ đầu tư

mạo hiểm, CSƯTDNCN trong doanh nghiệp '*

Trong nghiên cứu mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, các CSƯTDNCN có

thé được phân loại theo: (ï) nguồn vốn, (ii) hoat động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận,

'Semih Akcomak, Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion in Developing Countries, #2009-054, Working Paper Series, United Nations University - Maastricht Economic and social Research and training centre on Innovation and Technology, The Netherlands, 2009, trang 10-11

Trang 19

(ii) có hàng rào hoặc khơng có hàng rào Đây là cách phân chia có thể coi là đầy đủ

và phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của khóa luận:

1.5.1 CSUTDNCN phan theo nguồn vẫn (hoặc theo chủ sở hữu)

Đây là cách phân loại thông dụng nhất của CSƯTDNCN (tương đương cách

phân loại theo nhà tài trợ trong nghiên cứu của PriceWaterHouse Cooper )

- €SUTDNCN của Nhà nước: do Chính phủ hay các cơ quan tự quản địa

phương thành lập Mục đích chính của CSƯTDNCN của Nhà nước là tạo việc làm và phục hồi, phát triển kinh tế địa phương Mục đích quan trọng khác là chuyên đổi cơ cấu kinh tế địa phương và bảo đảm cơ sở kinh tế, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, sử dụng tối đa trang thiết bị và các nguồn lực chưa được khai thác, khôi phục kinh

tế các địa phương trì trệ là những thuận lợi chủ yếu của CSƯTDNCN của Nhà

nước

- CSƯTDNCN Tư nhân: do các doanh nghiệp tư nhân thành lập nhằm hỗ trợ

một cách chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có triển vọng và thu lợi nhuận qua

việc đầu tư vào chính doanh nghiệp được ươm tạo Các nhà đầu tư tư nhân có thể thiết lập và vận hành các CSƯTDNCN nhằm mục đích thương mại và hợp tác kinh

doanh với các khách thuê vườn ươm Họ có thể thực hiện các vụ đầu tư với tỷ lệ rủi

ro và chi phí ít hơn qua việc thu nhận một cách chọn lọc các doanh nghiệp có triển vọng vào vườn ươm trong khi vẫn nhận được các khoản thu nhập đều đặn từ việc

thuê mặt bằng và dịch vụ, đủ để trang trải các chỉ phí vận hành

- CSUTDNCN liên doanh giữa Nhà nước và Tư nhân: do các cơ quan Nhà

nước, các viện, trường đại học và khu vực tư nhân thành lập và vận hành Các nhà

đầu tư hợp doanh có thé tim thấy các mục tiêu linh hoạt và rộng lớn nhiều hơn Họ

đóng một vai trò trong phát triển kinh tế trên các phương diện phúc lợi công cộng; nhưng mặt khác họ mang lại các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư tư nhân qua việc tài trợ cho việc tham gia vào các chương trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm cơng nghệ của Chính phủ, và đôi khi đầu tư tập trung vào một số ngành công nghiệp tăng trưởng cao

Trang 20

- CSUTDNCN của viên, trường đại học: do viện hoặc trường đại học thành lập với mục tiêu góp phần vào phát triển của cộng đồng địa phương; tăng cường tiềm lực độc lập của viện, trường đại học nhờ việc tăng các quỹ nghiên cứu và tận dụng những lợi ích của nó; thương mại hố một cách nhanh chóng các kết quả

nghiên cứu và phát triển; đây mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết giữa viện, trường đại học với khu vực sản xuất, kinh doanh Trường đại học có thể đáp ứng các nhà

kinh doanh bên ngoài với các kết quả nghiên cứu của họ và thương mại hố chúng

thơng qua việc thiết lập và vận hành các CSƯTDNCN của riêng mình Về phần

mình, các CSƯTDNCN sẽ góp phần nâng cao danh tiếng của viện, trường đại học qua việc cho thuê không gian trong đại học, công nghệ, các phương tiện và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nó sẽ giúp bên ngoài thấy rằng nghiên cứu của các

viện, trường đại học có tiềm năng thương mại và từ đó có thể huy động vốn từ bên

ngoài Hơn nữa, thông qua CSƯTDNCN, các viện, trường đại học tạo ra cơ hội cho

các giáo sư, sinh viên mới tốt nghiệp khởi đầu công việc kinh doanh riêng của họ - CSUTDNCN thuộc quỹ đầu tư mạo hiểm: Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng quan tâm đến việc thành lập CSƯTDNCN cho riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu

ươm tạo của các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của môi trường kinh doanh hiện

đại với những đặc điểm như tăng tốc độ thâm nhập thị trường, hiệp đồng và liên kết,

ươm tạo nhân tài và liên kết chiến lược Thông qua các hoạt động ươm tạo, các quĩ đầu tư mạo hiểm thường tham gia mua cô phần từ những công ty công nghệ đang ở giai đoạn đầu phát triển

- CSUTDNCN được thành lập trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước Mơ

hình này có lẽ chỉ có ở Trung Quốc, được thành lập nhằm tái cơ cấu các ngành truyền thống thông qua việc sử dụng cơng nghệ cao

Ngồi ra, các congxoocxiom (hiệp đoàn), các công ty lớn, các tô chức phi chính phủ, các hợp tác xã, các nghiệp đoàn, các hãng phân phối cũng thành lập CSƯTDNCN nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu của họ

Trang 21

1.5.2 CSUTDNCN hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận

CSƯTDNCN có thê hoạt động vì lợi nhuận hoặc khơng vì lợi nhuận tùy vào

mục tiêu của các nhà đầu tư khi thành lập CSƯTDNCN là để giải quyết các vấn đề xã hội như giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và thúc day phat

triển kinh tế hay dé thương mại hóa sản phâm cơng nghệ,

CSUTDNCN vì lợi nhuận thông thường do các nhà đầu tư là doanh nghiệp, tổng cơng ty, tập đồn hoặc tư nhân thành lập và thường được thành lập đưới dạng công ty Lợi nhuận có thể thu từ các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong hay ngoài CSƯTDNCN; từ các doanh nghiệp khách hàng, các tập đoàn theo kiểu cung ứng các doanh nghiệp; CSƯTDNCN vì lợi nhuận được thành lập như một bộ phận trong tập đoàn, doanh nghiệp lớn, khai thác nguồn lực nội bộ, phát huy tính sáng tạo của nhân viên, sử dụng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực sẵn có của chính tập đồn, doanh nghiệp lớn, có nhiêm vụ ươm tạo các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực với công ty mẹ Khi các công ty được ươm tạo đủ điều kiện tự hoạt động sẽ có 2 lựa chọn: hoặc trở thành công ty thành viên của tập đoàn, công ty mẹ, mở ra một mảng hoạt động mới; hoặc trở thành công ty độc lập mà tập đoàn hay công ty

mẹ trở thành nhà đầu tư năm giữ một lượng cổ phần nhất định tương ứng với số vốn đã bỏ ra dé wom tạo

CSUTDNCN phi lợi nhuận thông thường do các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức, chính quyền các cấp, hoặc có thể do tư nhân hỗ trợ thành lập và hoạt động với nguồn vốn được cung cấp vì mục tiêu tạo cơng ăn việc làm, tạo thu

nhập, phát triển kinh tế, Các CSƯTDNCN này thường hoạt động dưới dạng tô

chức sự nghiệp có thu

1.5.3 CSUTDINCN có hàng rào và khơng có hàng rào (hoặc cơ cấu tổ chức)

- CSUTDNCN có hàng rào: CSƯTDNCN loại này cung cấp đồng thời cả dịch

vụ cơ sở vật chất, văn phòng, trang thiết bị, các phịng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; và dịch vụ phát triển kinh doanh trong một khuôn viên Các doanh nghiệp công nghiệp khởi sự được ươm tạo tập trung tại CSƯTDNCN, được thuê trụ sở văn

phòng, địa điểm sản xuất, trang thiết bị, thông thường thấp hon giá thị trường (có

Trang 22

khi miễn phí), đồng thời được sử dụng tất cả các dịch vụ phát triển kinh doanh mà CSUTDNCN sẵn có

CSUTDNCN có hàng rào được tổ chức theo phòng ban chức năng với Ban

quản lý CSƯTDNCN và các phòng ban Ví dụ CSƯTDNCN được phân thành các

bộ phận: hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ hoạt động và tư vấn quản trị, pháp lý; hỗ trợ các dịch vụ cơ sở vật chất; hỗ trợ các dịch vụ sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, CSƯTDNCN loại này đòi hỏi phải có địa điểm, đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị và nhiều nhân lực, song rất chun nghiệp

- CSUTDNCN khơng có hàng rào: CSƯTDNCN loại này chỉ tập trung cung

cấp dịch vụ phát triển kinh doanh (có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn quản trị

doanh nghiệp, tư vấn pháp lý, đầu tư, kinh doanh, sở hữu trí tuệ, thông qua

CSƯTDNCN ảo) Các doanh nghiệp công nghệ khởi sự được ươm tạo không tập trung trong CSƯTDNCN, chúng có thể hoạt động tại một điạ điểm nào đó nhưng vẫn được hưởng các dịch vụ do CSƯTDNCN cung cấp như dịch vụ tư vấn, đào tạo, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ quản lý, phát triển kinh doanh,

CSUTDNCN không có các phịng ban chức năng, thông thường chỉ gồm 1 nha

quản lý và 3 hoặc 4 nhân viên chuyên trách CSƯTDNCN vận hành trực tiếp và chỉ tiến hành các cơng việc văn phịng thông thường, các dịch vụ hỗ trợ và các hoạt động quản lý tổng hợp Còn một số dịch vụ liên quan đến hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoặc một số dịch vụ khác mà cơ sở ươm tạo khơng có khả năng cung

cấp, thi CSUTDNCN chịu trách nhiệm liên hệ giúp các tổ chức cung cấp dịch vụ

bên ngoài dé đáp ứng cho các doanh nghiệp được ươm tao

Tóm lại, CSƯTDNCN tổn tại đưới nhiều hình thức đa dạng về mục tiêu, về nguôn vốn và theo nhiều cung bậc chính sách va đơn vị lãnh thô khác nhau Đây là yếu tố cần tính đến khi hoạch định chính sách hình thành hệ thống CSƯTDNCN

phù hợp với đặc thù của từng nước, vùng và thời điểm thành lập

Ngoài các loại hình CSƯTDNCN chính kế trên, trong vòng 10 năm trở lại đây,

trên thế giới cũng xuất hiện các loại hình CSƯTDNCN kiểu mới: CSƯTDNCN ảo

Trang 23

(virtual incubator), hay c&éc CSƯTDNCN tập trung (Chỉ tập trung ươm tạo các

doanh nghiệp ở trong một ngành công nghiệp nhất định) Š

1.6 Vai trò của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ:

Sự ra đời của CSƯTDNCN có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã

hội địa phương; góp phần hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng tốc độ chuyển glao công nghệ; giúp chính phủ thực hiện được các chính sách

về phát triển khoa học công nghệ một cách hiệu quả Các bên hữu quan được hưởng

lợi từ hoạt động của CSƯTDNCN bao gồm: (¡) Doanh nghiệp công nghệ;(ii) Nhà

đâu tư, nhà tài trợ; (iii) Chính Phú; (iiii) Cộng đồng địa phương

1.6.1 _Vai trò đối với Các Doanh nhân, Doanh nghiệp công nghệ:

% CS UTDNCN tạo điều kiện là chất xúc tác giúp các DNNVV công

nghệ khởi sự thành công và phát triển tỉnh thần kinh doanh

Quá trình phát triển doanh nghiệp công nghệ trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau Từ những ý tưởng ban đầu đến khi doanh nghiệp ra đời và phát triển vững chắc là một q trình rất khó khăn Quá trình đánh giá một ý tưởng thành công

cho thương mại được sàng lọc qua nhiều bước, như trình bày trong Hình 1 Như

vậy, một ý tưởng tốt phải đáp ứng được 4 yêu cầu: (1) Yêu cầu thị trường, (2) Đặc tính chức năng, (3) Đặc tính sản phẩm, và (4) Thiết kế, thử nghiệm, thì mới có thể

trở thành ý tưởng thành cơng để có được sản phẩm vững chắc trên thị trường '

'5 Xem thêm tại phan 1.9 về hướng phát triển của TBI trên thế giới

'6 Tài liệu: Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Trang 24

Hình 3: Quá trình đánh giá một ý tưởng

Quan trọng hơn, việc hiện thức hóa ý tưởng cơng nghệ đó trong hoạt động

kinh doanh lại cần có các yếu tố về vốn, tài chính, lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nhân

sự Những nhà sáng lập doanh nghiệp công nghệ thường xuất thân từ nhà chuyên

môn, nhà nghiên cứu về công nghệ hoặc môi trường, vì vậy họ thường chưa bao giờ tiếp cận với các lĩnh vực phức tạp trong kinh doanh như marketing, tài chính; họ cũng thiếu một số kỹ năng cần thiết như lãnh đạo, quản lý, giao tiếp kinh doanh Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của

các doanh nghiệp công nghệ mới thành lập Một số thất bại của thị trường được

CSƯTDNCN góp phần giải quyết bao gồm: Thiếu vốn, thiếu công nghệ chuyển giao, sự hạn chế trong tiếp cận thông tin hoặc chỉ phí tiếp cận thơng tin thị trường

quá lớn Có rất nhiều cách để các CSƯTDNCN có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khách hàng tiếp cận các nguồn lực kinh tế: 1) Văn phòng, khu làm việc với các thiết bị cơ bản với giá thuê rẻ, 2) cơ hội tiếp cận với thiết bị phức tạp hơn miễn phí hoặc với chỉ phí thấp, 3) Các dịch vụ kinh doanh chỉ phí thấp hoặc miễn phí, giúp tiết

kiệm chi phí vận hàng cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, 4) Cơ hội tiếp cận lớn hơn với thị trường nguồn vốn

Trang 25

Dù rất ít các CSƯTDNCN có thể có nguồn lực tài chính để trực tiếp đầu tư cho các DN khách hàng, song nhờ có mạng lưới liên kết chặt chẽ với các tổ chức tài

chính như quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng, cùng với chuyên môn thâm định dự án của các nhà quản lý vườn ươm, các doanh nghiệp khách hàng của CSƯTDNCN

thường có nhiều cơ hội nhận được đầu tư từ các quỹ tài chính hơn Các tơ chức đầu tư, cho vay thương mại thường kiểm định kế hoạch đầu tư rất kỹ càng dựa trên kế

hoạch kinh doanh, đánh giá đội ngũ quản lý doanh nghiệp (Điều mà các

CSƯTDNCN thường hỗ trợ và quan tâm nhất đối với các DN khách hàng)

Thực tế cho thấy tỉ lệ sống sót của các doanh nghiệp công nghệ trong

CSƯTDNCN thường cao hơn gấp 10 lần so với tỉ lệ sống sót của các doanh nghiệp

cùng ngành không nhận được sự hỗ trợ từ các cơ sở này Theo thống kê của NBIA, tỷ lệ các doanh nghiệp được ươm tạo vẫn tiếp tục hoạt động trên thị trường lên tới

87%.”

% CS UTDNCN là công cụ thúc đầy sáng tạođổi mới chuyển giao cơng nghệ và thương mại hóa thành công các ý tưởng công nghệ nhờ gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ trường đại học — viện nghiên cứu — doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu ủng hộ cho CSƯTDNCN cho rằng việc ƯTDNCN sẽ tăng

tỉ lệ các phát minh, sáng chế trong các ngành cơng nghiệp bởi nó can thiệp vào quá

trình phát minh sáng chế, gắn kết mối liên hệ giữa thị trường và các doanh nghiệp

công nghệ, cũng như giữa các doanh nghiệp công nghệ và các nghiên cứu ứng dụng Điều này diễn ra dựa trên việc trao đổi ý tưởng và sáng kiến trong nội bộ doanh nghiệp, sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường trong quá trình nghiên cứu, phát minh, và thành lập doanh nghiệp mới

Các CSƯTDNCN có thể thúc đây tốc độ chuyên giao công nghệ và thương

mại hóa cơng nghệ nhờ vào việc liên kết những doanh nhân tài năng đang sẵn có

những ý tưởng cải tiến công nghệ với những cá nhân có am hiểu, chuyên sâu để

"7 State of the Business Incubation Industry Findings, NBIA, 1998

Trang 26

thương mại hóa những ý tưởng, phát minh sáng chế của họ cũng như với những nguồn lực kinh tế

1.6.2 _Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

% CSUTDNCN ra đời tạo điều kiện phát triển nhiều việc làm mới cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn góp phần giải quyết thất nghiệp tăng thu nhập; giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực của việc phá sản hoặc đóng cửa doanh nghiệp ngay từ những ngày đâu thành lập; phát triển các ngành nghề và sản phẩm mới do có được sự gắn bó trong việc hỗ trợ kinh doanh; thu hút vốn từ các nhà đầu tr cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng sản phẩm cho nên kinh tế

Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý Phát triển Kinh tế, Bộ Thương Mại

Mỹ, các CSƯTDN cung cấp cho cộng đồng những kết quả lớn hơn với chỉ phí thấp

hơn bất cứ một dự án hạ tầng công cộng nào (Đường xá, cầu cống, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, các dự án nước và xử lý nước thải) Các khoản đầu

tư của Cục Phát triển Kinh tế Hoa Kỳ (EDA) chi tao ra 2,2 và 5,0 công ăn việc làm

trên mỗi 10.000 USD đầu tư cơng, với chỉ phí ngân sách nhà nước cho mỗi việc làm

là 2001 USD và 4611 USD Trong khi đó, các CSƯTDN cung cấp công ăn việc làm

gấp 20 lần: 46,3 và 69,4 trên mỗi 10.000 USD đầu tư, với chỉ phí là từ144 USD tới 216 USD trên mỗi công ăn việc làm '° Ở Châu Âu, có khoảng 1.200 CSƯTDN,

ươm tạo được 18.025.000 DNVVN (trung bình ươm tạo 17.000 DN/1 CSƯTDN), tạo ra khoảng 30.000 công việc mới/năm, chi phí trung bình tạo ra một cơng việc mới là 4000 euro

Trong riêng năm 2005, các chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đã hỗ trợ hơn 27000 công ty, cung cấp 100.000 công ăn việc làm và doanh thu hàng năm là 17 tỷ USD Khoảng 93% các công ty công nghệ cao ở Hoa Kỳ có dưới 500

nhân viên và 70% có dưới 20 nhân viên Trong năm 1991, DNVVN công nghệ cao

'S “Construction Grants Program Impact Assessment Report”, Grant Thornton, EDA, January 2009

Trang 27

(là những cơng ty có dưới 500 nhân viên) cung cấp 25% số việc làm ở các ngành

công nghệ cao (US, SBA, 1997), '?

Các CSƯTDN nói chung và CSƯTDNCN nói riêng sẽ cho thấy những tác động trong đài hạn phải mất tối thiểu từ 3-5 năm để các CSƯTDNCN có được

những thành công bền vững Các tác động của các CSƯTDNCN cũng sẽ chỉ có

vùng ảnh hưởng tới cộng đồng, nền kinh tế địa phương và 15-20km vùng lân cận,

chứ không phải là tác động cấp quốc gia và kinh tế vĩ mô ?°

1.6.3 Đối với Chính Phú:

% CS UTDNCN có tác động tích cực tới mơi quan hệ Doanh nghiệp —

Chính phủ

CSƯTDNCN là nơi kiểm nghiệm sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách

của chính phủ, tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa hai đối tác này

Các hoạt động của CSƯTDNCN tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng có được các phản hồi về tác động của các chính sách mà họ đưa ra đối với doanh nghiệp

%% Là một cơng cụ giúp đưa chính sách đổi mới công nghệ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính Phủ vào thực tiễn

Để đưa các chính sách đổi mới cơng nghệ, thúc đấy phát triển DNVVN vào

thực tiễn, Chính Phủ cần quan tâm tới nâng cao tinh thần doanh nhân, sự cởi mở của cộng đồng địa phương đối với những cái mới, mức đầu tư và hỗ trợ của Chính Phủ dành cho cái tiến công nghệ, và sự đa dạng của các ngành công nghiệp cũng như kỹ năng của lực lượng lao động Những mơ hình tương tự như CSƯTDNCN chỉ có ' Báo cáo của Hiệp Hội các Trung tâm Ươm tạo Kinh doanh và công nghệ cua Dic (ADT), Hiệp hội các công viên Nghiên cứu liên quan tới trường đại học (AURRP) và Báo cáo của Hiệp Hội ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NBIA)

? Trina Nunberger, Business Incubators - the International Experience: Support for new and potential start-up incubators in the field of Information and Communication Technology (ICT),

2004, EXPERPLAN GmbH Regional Development

Trang 28

hiệu quả khi: Mối quan hệ giữa tỉnh thần doanh nhân và phát triển kinh tế đã được ghi nhận và hỗ trợ; việc xây dựng và phát triển các CSƯTDNCN thống nhất với

chiến lược phát triển kinh tế chung của khu vực ˆ”

Chính vì vậy, thơng qua các hoạt động đào tạo và quan hệ công chúng của

mình, các CSƯTDN góp phần mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức của cộng đồng địa

phương, nâng cao tinh than doanh nhân, tư duy đổi mới, sáng tạo ”

16.4 Đối với Các nhà tài trợ khác (Ngoài Chính Phú):

-_ Các tổ chức quốc tế (World Bank, UNIDO, IMF, OECD, ADB, InWemi ):

Việc tài trợ cho các TBI là một biện pháp hỗ trợ cho các quốc gia đang phát

triển phát triển kinh tế xã hội thông qua việc hỗ trợ trực tiếp DNVVN cũng như

phát triển khoa học công nghệ

- _ Các doanh nghiệp, cá nhân giàu có: đầu tư vào các TBI các doanh nghiệp tư

nhân có thê hỗ trợ cho các chương trình của CSƯTDNCN thơng qua hoạt động

cố vấn, hỗ trợ bằng hiện vật, “câu lạc bộ hỗ trợ tài chính”, và ký kết các hợp đồng dịch vụ Thông thường, doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ tài trợ/ đầu tư cho các CSƯTDN nói chung khi có lợi ích về tài chính/ hoặc để thể hiện trách

nhiệm xã hội (social responsibility) hoặc để tiếp cận các phát minh, sáng chế, cải tiến mới, họ cũng có thể thúc đây tinh thần doanh nhân, sang tạo cho các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp (intra-preneurship) và có được lợi nhuận nhanh chóng (trong trường hợp của những CSƯTDNCN trong lĩnh vực

Internet những năm 2000)?3

1.7 Các giai đoạn phát triển của một CSƯTDNCN:

Các giai đoạn phát triển của CSƯTDNCN tất khác nhau, tùy thuộc vào loại hình và mục đích phát triển Các nghiên cứu về CSƯTDNCN và CSƯTDNCN cũng

?! Trina Nunberger, Business Incubators - the International Experience: Support for new and potential start-up incubators in the field of Information and Communication Technology (ICT),

2004, EXPERPLAN GmbH Regional Development ?2 Phụ lục 3

3 Rustam Lalkaka , Assessing the Performance and Sustainability

Of Technology Business Incubators, Italy 4 — 6 December 2000, trang 8

Trang 29

ít khi đưa ra vòng đời phát triển của các CSƯTDNCN Thực tế các CSƯTDNCN

hiện nay tại Việt Nam cũng đang rất lung túng trong việc tự đánh giá hiệu quả hoạt động và tìm hướng phát triển bền vững, đảm bảo đủ nguồn tài chính để sống sót

Chính vì vậy, một mơ hình về sự phát triển của CSƯTDNCN sẽ giúp các giám đốc của các CSƯTDNCN đánh giá được CSƯTDNCN của mình đang ở đâu và có những quyết định để phân bổ nguồn lực, phát triển CSƯTDNCN hiệu quả hơn

Trong nghiên cứu của Allen năm 1988 đã đưa ra một mơ hình về vịng đời

phát triển của các CSƯTDN như trong bảng 4 gồm có 3 giai đoạn: Pha 1: Khởi tạo

Sự tập trung quản lý CSƯTDN lúc này là việc xây dựng các trang thiết bị vật chất: văn phòng, tòa nhà Do sự cần thiết có được dịng tiền và nguồn thu để hoạt động CSƯTDN, những doanh nghiệp được ươm tạo đầu tiên thường được lựa chọn dựa trên khả năng có thể chỉ trả tiền thuê văn phòng của họ hơn là tiềm năng phát

triển Pha khởi tạo kết thúc khi CSƯTDN đạt được điểm hòa vốn Pha 2: Phát triển kinh doanh

Trong giai đoạn này, CSƯTDN tập trung vào việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới Điểm tập trung các hoạt động của CSƯTDN là xây dựng ban cố vấn và

mạng lưới quan hệ kinh doanh Nhà quản lý của CSƯTDN sẽ làm việc để xây dựng

sự thống nhất và đoàn kết giữa các doanh nghiệp được ươm tạo thông qua đối thoại

và trao đổi Khi nhu cầu cho không gian làm việc lớn hơn khả năng đáp ứng của CSUTDN và khi những ban có vấn kinh doanh rất phức tạp đã hoạt động tốt,

CSUTDN sẽ sẵn sàng để bước sang giai đoạn 3: “Trưởng thành”

Pha 3: Trưởng thành

Giai đoạn này, CSƯTDN mở rộng tằm ảnh hưởng của mình tới cộng đồng, trở

thành tâm điểm cho hoạt động phát triển khởi sự doanh nghiệp Việc nhu cầu của

các doanh nghiệp muốn gia nhập CSƯTDN lớn hơn so với khả năng đáp ứng của

CSƯTDN sẽ cho phép các cơ sở ươm tạo chú trọng hơn vào các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp, và đây nhanh tốc độ tốt nghiệp của các doanh nghiệp được ươm tạo

Ở giai đoạn này, CSƯTDN có thể xem xét việc mở rộng để đáp ứng nhu cầu của

doanh nghiệp

Trang 30

Bảng 4: Bảng: Giai đoạn của CSƯTDN / Ma trận chức năng hoạt động

Các bên hữu quan Cơ sở vật chất Các doanh nghiệp được

ươm tạo

Khởi e Tạo dựng nhóm các | s Tiến hành phân tích| Cung cấp các dịch vụ

tạo nhà tại trợ nòng cốt chi phí/lợi nhuận của việc | dùng chung đơn giản

e Xây dựng tuyên bố | sử dụng không gian cho| Không gian làm việc sứ mệnh thuê chỉ phí thấp, linh hoạt e Xác định nhu cầu và | s Cho thuê không gian| sCung cấp sự hỗ trợ

nguồn lực của các nhà | làm việc chuyên môn

tài trợ e Lựa chọn những doanh

nghiệp đầu tiên

Phát e Tận dụng nguồn hỗ| e Thu hút thêm các|s Hỗ trợ các doanh

triển trợ từ các nhà tài trợ để | doanh nghiệp khởi sự nghiệp trong vấn đề tìm kinh quảng bá hoạt động, | e Cải tạo không gian dựa vốn

doanh | cung cấp các dịch vụ hỗ | trên nhu cầu sử dụng e Xây dựng các chương

trợ kinh doanh e Cung cấp không gian | trình khuyến khích tương

e Mở rộng mạng lưới | cho các dịch vụ dùng | tác giữa các doanh nghiệp

các bên hữu quan chung được ươm tạo

e Hỗ trợ quản bá và

marketing các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

khách hàng

Trưởng | se Đánh giá lại mức độ | s Quản lý dòng tiền e Mua cổ phần trong các

thành thực hiện kế hoạch e Xây dựng các khu vực | doanh nghiệp khởi sự

e Cải tiến các chương | cho thuê tập trung e Th ngồi một số

trình nhằm thỏa mãn các | e Nâng cấp cơ sở vật | dịch vụ tư nhân

nhu cầu thay đổi của các

bên hữu quan

e Tổ chức các liên kết

giữa các nhà tài trợ chất chuẩn bị cho những

cơ hội tương e Điều phối nguồn vốn

hạt giống (seed capital

pool)

Nguon: Allen et at (1987) Small Business Incubators — Phases of development and the Management Challenge, Economic Development Commentary, Volume 11/Number 2/Summer 1987, trang 6 — II

Từ mơ hình trên có thể rút ra một số bài học cho các CSƯTDNCN tại Việt

Nam vẫn còn đang trong giai đoạn khởi tạo là trong giai đoạn này, cần phải nhanh chóng tạo được nguồn thu và đạt được điểm hòa vốn

Trang 31

Phát triển CSƯTDNCN cũng giống như việc phát triển một doanh nghiệp vì vậy cũng cần phải có giai đoạn chuẩn bị, nghiên cứu, đánh giá tính khả thi và

nhu cầu thị trường Mơ hình đưới đây của Rustam Lalkaka đã chỉ ra các bước

cần phải có từ khâu chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển của CSUTDNCN

24

Hình 4: Quá trình ươm tạo một CSƯTDNCN

Ta có thé thay rằng sự thiếu sót một trong các yếu tố thiết yếu trong quá trình

nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch, và thực hiện triển khai CSƯTDNCN sẽ có thể dẫn tới thất bại của chính bản thân CSƯTDNCN đó, cũng giống như nguyên nhân

thất bại của các doanh nghiệp thông thường

1.8 Các yếu tố tác động tới sự hình thành & phát triển của các TBI:

Hiện tại các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ ra một số nhân tố tác động

chung chung, chưa có hệ thống về những nhân tố tác động chủ chốt tới thành công

của các CSƯTDNCN Một phần do thời gian hoạt động của các CSƯTDNCN tại

Việt Nam chưa đủ lâu (CSƯTDNCN hoạt động lâu nhất là 6 năm và mới nhất là nửa năm), số lượng còn khiêm tốn; các CSƯTDNCN Việt Nam vẫn đang trong q trình tìm kiếm mơ hình hoạt động và cách thức hoạt động hiệu quả, bền vững Tuy

? Rustam Lalkaka, “Assessing the Performance and Sustainability Of Technology Business Incubators” Paper for New Economy & Entrepreneurial Business Creation in Mediterranean

Countries, 4 — 6 Thang 12, 2000, trang 4

Trang 32

vậy, việc xây dựng được một hệ thống các nhân tổ tác động chủ chốt tới thành công của các CSƯTDNCN, đánh giá trọng số của chúng và áp dụng hệ thống các yếu tố do cho cac case study cu thể của các CSƯTDNCN sẽ cho các nhà lãnh dao

CSƯTDNCN cũng như các bên hữu quan nhìn thấy bức tranh tồn cảnh về những

mặt mạnh và yếu, những cơ hội, thách thức của cơ sở mình; từ đó giúp họ đưa ra

được các giải pháp và quyết định nhằm cải thiện hoạt động ƯTDNCN và hiệu quả

của CSƯTDNCN

Ở trên thế giới, các phân tích về các nhân tố thành công then chốt của các CSUTDNCN (Critical success factors — CSFs) cũng khơng có nhiều; các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố thành công then chốt và tính hiệu quả của các

CSƯTDNCN vẫn còn là một đề tài còn cần phải nghiên cứu thêm Tuy vậy, các

nghiên cứu những CSƯTDNCN tôn tại bền vững, lâu dài, thành công trong việc ươm tạo đoanh nghiệp công nghệ và đưa các công nghệ mới ra cơng chúng đều có

những đặc điểm chung và đáng để quan tâm Các nghiên cứu về các nhân tố thành công then chốt đối với CSƯTDNCN hiện đang đi theo 2 hướng: (¡) tập trung vào

các nhân tố bên trong CSƯTDNCN: hướng đi của CSƯTDNCN, đội ngũ nhân sự, quản lý, lãnh đạo; tài chính, nguồn tài trợ, quy trình lựa chọn doanh nghiệp ươm tao (ii) tiép cận theo việc xem xét tổng thể các nhóm nhân tố: mơi trường bên ngoài, bản thân nội lực của CSƯTDNCN, các doanh nghiệp được ươm tạo

1.8.1 Một số nghiên cứu về CSFs của CSUTDNCN:

Rustam Lalkaka”” 2008 đã nghiên cứu các CSƯTDNCN ở các quốc gia đang

cơng nghiệp hóa như Việt Nam và đưa ra 10 nhân tố thành công then chốt cho các

CSUTDNCN tai các nước này Tuy vậy, 10 nhân tố này chỉ bao gồm các nhân tố

nội tại của CSƯTDNCN: lập kế hoạch, quy trình ươm tạo, vận hành Nghiên cứu

này tiếp cận hiệu quả của CSƯTDNCN theo hướng quy trình ươm tạo hơn là coi nó

như một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành và chịu tác động của cả các nhân tố bên ngoài

* Rustam Lalkaka, “TBI: Critical Determinants of Success”, United Nations Development Programme Report, New York, 2007

Trang 33

Do một nhân tố đánh giá thành công của CSƯTDNCN là tỉ lệ sống sót của

các doanh nghiệp được ươm tạo, doanh thu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này trong và sau khi tốt nghiệp nên nhiều nhà nghiên cứu coi đây là một nhân tố thành công then chốt Có một số nghiên cứu về tác động của các doanh nhân và ảnh hưởng của họ đến hiệu quả hoạt động của CSƯTDN (Begley and Boyd 1987, Caird 1988) Pena (2004) tập trung nghiên cứu việc khởi sự của các doanh nghiệp ở vùng Basque country”' đã chỉ ra rằng những doanh nhân với trình độ học vấn cao và kinh nghiệm trong kinh doanh có xu hướng làm việc tốt hơn những người khơng có được những kỹ năng tương tự

Smilor và Gill (1996) đã chỉ ra 10 yếu tố thành công then chốt từ phía

CSƯTDN, và 4 yếu tố then chốt từ các doanh nghiệp được ươm tạo Trừ yếu tố về

dao tao tinh thần doanh nhân, các yếu tô khác đều miêu tả hệ thống cố định của

chương trình ươm tạo, ví dụ: “ng thiết bị, ngân sách, mơ hình tổ chức, vị trí địa

lý, liên kết với các viện nghiên cứu ” (Autto and Klofsten 1998) chỉ ra các nhân

tố đo lường là sự liên kết với các trường đại học lớn, các khu công nghệ, cơ sở vật chất sản xuất sẵn có, ban quản lý công viên khoa học, khả năng tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm, và các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp được ươm tạo hợp lý Cũng có những nhân tố đi trước liên quan tới các hỗ trợ trực tiếp cho các DNVVN trong

những giai đoạn đầu phát triển của vòng đời

Hiệu quả của các chương trình ươm tạo doanh nghiệp cũng được coi là phụ thuộc vào bối cảnh xã hội Nhiều chương trình ươm tạo ở các nước phát triển rất hiệu quả trong việc thúc đây sự thành lập và tiến bộ của các doanh nghiệp công

nghệ khới sự (Nolan, 2003) Tuy nhiên, các chương trình ươm tạo doanh nghiệp

tương tự như vậy tại các quốc gia đang phát triển, nơi bị tụt lại phía sau về công nghệ cao, như ở Hy Lạp (Bakoufos, Mardas, and Varsakelis, 2002) và Nigeria (Adegbite, 2001), thì tác động của các chương tình này lại không lớn lắm Sự khác nhau trong hiệu quả này cho thấy cần phải xem xét yếu tố môi trường xã hội, văn

hóa trong các nhân tố thành công then chốt đối với CSƯTNDNCN

°° Basque Country la ving đất phía tây của dãy Pyrenees thuộc cả Pháp và Tây Ban Nha Đây là một trong những khu vực xa xôi, hẻo lánh nhât của Châu Âu

Trang 34

Phan, Siegel and Wirhgt (2005) đề xuất rằng các nghiên cứu về CSFs cần phải được phân tích ở 4 cấp độ: Cấp độ CSƯTDNCN, cấp độ Doanh nghiệp được

ươm tạo, cấp độ nhà lãnh đạo doanh nghiệp (doanh nhân), và cấp độ hệ thống Họ cũng ủng hộ việc liên kết cả 4 cấp độ này dé có một đánh giá toàn điện về các nhân

tố thành công

Joseph Leung, null Hongyi Sun, null Wenbin Ni (2007) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra một mơ hình bao gồm 3 nhóm yêu tố: Yếu tố liên quan tới môi trường, yếu tố liên quan tới CSƯTDNCN, yếu tố liên quan tới các doanh nghiệp được ươm tạo (incubatee related factors) Mô hình trên đã được sử dụng đề đánh giá chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại Công viên Khoa học & Công nghệ Hong Kong (Hong Kong Science & Technology Parks Corporation) Yếu tố

về môi trường là tập hợp các nhân tố tác động bên ngoài tác động tới chương trình

ươm tạo và tác nghiệp của CSƯTDNCN; nhóm yếu tố về CSUTDNCN bao gồm

các nhân tố về quy trình ươm tạo và các nhân tố tác nghiệp của chương trình ươm tạo Nhóm nhân tố liên quan tới doanh nghiệp được ươm tạo tập trung vào ảnh hưởng từ các nhà sáng lập các doanh nghiệp này.”

Danny P Soetanto, Resmana Lim (2005) đã sử dụng phương pháp rough set analysis để xây dựng mơ hình định lượng các yếu tố thành công then chốt của các

CSƯTDNCN và đưa ra kết luận: chỉ có 4 yếu tố là thực sự ảnh hưởng lớn tới hiệu

quả và thành công của các CSƯTDNCN Đó là: tỉnh thần doanh nhân của cộng đồng, môi trường kinh tế của khu vực, các hỗ trợ từ các bên hữu quan, các dịch vụ

hỗ trợ doanh nghiệp của CSƯTDNCN *8

Ngoài các yếu tố từ mơi trường bên ngồi, để thành cơng các CSƯTDNCN cịn cần có được sự lãnh đạo và quản lý có tỉnh thần doanh nhân và mối quan hệ rộng và

vị thế trong cộng đồng địa phương Theo bà Dinah Adkins, giám đốc NBIA, ươm tạo doanh nghiệp cũng giống như việc phát triển một doanh nghiệp thực sự Mô

? International Joumal of Management, Vol 24 No 2, June 2007, “Critical Success Factors for

Technological Incubation: Case Study of Hong Kong Science and Technology Parks”, Hongyi Sun, WenbinNi, Joseph Leung

*8 Danny P Soetanto, Resmana Lim, “The Determinant Factor of Technology Incubators’ Performance: An Application of Rough Set on Social Science”, 2005, trang 2

Trang 35

hình doanh nghiệp dựa trên những hoạt động thực tiễn dẫn tới một kế hoạch kinh doanh tốt và người lãnh đạo doanh nghiệp có khả năng sẽ giúp CSƯTDN phát triển

và tạo dựng được sự ủng hộ từ cộng đồng địa phương

CSƯTDNCN cần có một Ban cố vấn gồm các thành viên đến từ: Chính quyền

địa phương, quan chức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương, mạng lưới

các chuyên gia trong các lĩnh vực: luật, luật sở hữu trí tuệ, kế toán, cộng đồng các nhà đầu tư), tổ chức đứng ra bảo trợ, cộng đồng doanh nhân, các chuyên gia về thương mại hóa công nghệ, và đại diện của một doanh nghiệp đã tốt nghiệp

Trong nghiên cứu về các điển hình tốt nhất của các CSƯTDN, Adrew Duff,

2009 đã chỉ ra 2 yếu tố quan trọng khi xây dựng các mơ hình CSƯTDNCN: Các mơ hình phải giúp các CSƯTDN tiến nhanh hơn trong vòng đời phát triển của mình; các CSƯTDNCN nên tập trung vào các hoạt động phát triển kinh doanh ”?

Theo Semih Akcomak (2009), các CSƯTDNCN thành công gần đây đều có

định hướng về lợi nhuận, cung cấp nhiều dịch vụ, trong đó tập trung hơn và các

dịch vụ kinh doanh vơ hình và có những nhà quản lý và đội ngũ nhân sự có đủ trình

độ”

Bảng 5: Một số nguyên nhân thành công & thất bại của các CSƯTDNCN trên

thế giới

CSƯTDNCN cần có những yếu tố sau để thành công:

- _ Có mục tiêu và sứ mệnh rõ ràng

- _ Lựa chọn người quản lý CSƯTDNCN kỹ càng Người quản lý nên có được hiểu

biết về địa phương, ln có động lực lớn, có khả năng đảm nhiệm nhiều cơng

việc, có tinh thần làm việc hỗ trợ tốt

-_ Có các tiêu chí lựa chọn và tốt nghiệp dành cho các doanh nghiệp khách hàng

- _ Có đánh giá thường xuyên về kết quả hoạt động của CSƯTDNCN

Cac CSUTDNCN that bại chủ yếu do các điểm sau:

? Best Practice in Business Incubator Management, by Andrew Duff, AUSTEP Strategic Partnering Pty Ltd

* Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion in Developing Countries, Semih Akcomak, #2009-054, Working Paper Series, United Nations University - Maastricht Economic and social Research and training centre on Innovation and Technology, The Netherlands, 2009

Trang 36

- Thiéu hiéu biét vé thi trudng, về môi trường vi mô và vi mô (đặc biệt đơi với

các chương trình tập trung cao như công nghệ sinh học — khi khơng có đủ các

dự án đầu vào)

- _ Tiếp theo là mơ hình hoạt động không thực tế, chi phí hoạt động vượt xa so với doanh thu;

- _ Lãnh đạo CSƯTDN theo kiểu hành chính và tập quyền

-_ Khơng có khả năng gọi vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp;

- _ Thiếu tính chuyên nghiệp; Chất lượng dịch vụ kém

- Đối tác cung cấp dịch vụ ít; Hạn chế trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị

trường

- Chất lượng của các dự án được ươm tạo kém và khơng tìm đủ số lượng dự án

tot;

Nguồn: Bài “Những bài học cho phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam (11/02/2009) ” — http://www shtp.hochiminhcity gov.vn

1.8.2 Đề xuất các yêu tô thành công then chốt của các CSUTDANCN tại Việt

Nam:

Như vậy, từ việc xem xét các nghiên cứu đã có về CRFs cho các CSƯTDN

và CSƯTDNCN, khóa luận đưa ra một khung đánh giá CSFs dành cho các

CSUƯTDNCN như bảng sau đây Khung CSFs này xây dựng dựa trên 2 nhóm yếu

tố: Yếu tố mơi trường bên ngồi và yếu tố môi trường bên trong CSƯTDNCN

Trọng số thể hiện mức độ quan trọng và thiết yếu của các yếu tố đó tới sự thành

công của CSƯTDNCN

Bảng 6: Các yếu tố then chốt quyết định thành công của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (CSES)

hóm yễ T N om yêu CSF rong to sd

Sự ủng hộ của chính phủ địa phương 15

Nên kinh tê địa phương 15

Yếu tố bên Các dịch vụ hồ trợ doanh nghiệp sắn có 5 ngồi Tinh thần doanh nhân và chấp nhận đổi mới trong cộng đồng | 15

Hỗ trợ từ các trường đại học, viện nghiên cứu; các tô chức l5

quốc tế

Trang 37

Trình độ nguồn nhân lực công nghệ và quản lý 10 Trình độ cơng nghệ và nghiên cứu khoa học 10

Nhu câu đôi với CSƯTDNCN 15

TONG 100

Nhóm yếu Trọn;

á JCSE Số

Đội ngũ lãnh đạo và nhân sự CSƯTDNCN 15 Mơ hình hoạt động như một doanh nghiệp 15

Các dịch vụ của CSƯTDNCN 15

£_,⁄xa | Tài chính 15

trom, bên [Cơ sở vật chất Gly đủ 5

Quy trình ươm tạo có sự đánh giá trước, trong, sau 10

Định hướng, mục tiêu, chiến lược của CSƯTDNCN 10

Mạng lưới và uy tín với các đơi tác, trường đại học, quỹ đâu l5 tư

TONG 100

1.9 Hướng phát triển mới trên thé giới:

Theo ba Dinah Adkins, Chủ tịch NBIA trong một bài phỏng vấn trên tạp chí

EDA America của Bộ Thương Mại Mỹ, Cục Quản lý phát triển kinh tế vào hè năm 2009, một số thay đổi lớn trong quá trình bà làm việc từ 1982 tới nay là:

- Suda dang trong lĩnh vực hoạt động cua cdc TBI:

Trước kia cơ sở vật chất được sử dụng chung cho lĩnh vực công nghệ nói chung Bây giờ các TBI đã tập trung vào từng lĩnh vực như: Công nghệ xanh, Phát triển doanh nghiệp xã hội, công nghệ thực phẩm, khoa học đời sống, và nhiều lĩnh

vực khác Cũng có sự phát triển của các CS ƯT DN ảo và CS ƯT DN tập trung đến một nhóm đối tượng mục tiêu (Ví dụ: sinh viên)

-_ Thứ hai là quy mơ và tính phức hợp cả các chương trình ươm tạo doanh

Trong nhiều cộng đồng, CS ƯT DN là nhân tố chính trong các chương trình phát triển kinh tế địa phương Đã có một nền tảng những người chuyên nghiệp trong

lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp Nhà quản lý CS ƯTDN tốt nhất cũng chính là

Trang 38

những nhà lãnh đạo doanh nghiệp và gây dựng công ty với chỗ đứng trong cộng

đồng địa phương

Một xu hướng đang thu hút được nhiều sự chú ý là các CSƯTDNCN sẽ nắm giữ cỗ phần đầu tư vào các doanh nghiệp được ươm tạo hoặc họ nhận được khoản trả lợi tức (royalty payments) từ các doanh nghiệp khách hàng Hiện tại, 22% trong

tổng số các CSƯTDN có thống nhất về khoản lợi tức cùng với/hoặc đã có cố phần trong các doanh nghiệp khách hàng hiện tại và đã tốt nghiệp Thỏa thuận về royalty

payments càng phổ biến trong các CSƯTDN công nghệ và Internet (Molnart et Al

1997; Wolfe et al 2000; Hanson et al 2000) Xu hướng này sẽ có lợi cho các CSUTDNCN hop tác với các trường đại học Mặc dù nghiên cứu của họ không

được tiến hành với các khách hàng của các CSƯTDNCN nằm trong trường đại học, Bray và Lee (2000) chỉ ra rằng các trường đại học có nắm giữ cổ phần trong các

doanh nghiệp bắt đầu phát triển mạnh (spin-off companies) nhận thấy khoản lợi

nhuận lớn hơn trong dài hạn so với doanh thu trung bình có được từ việc bán bản quyén/chuyén giao công nghệ và các cơng trình nghiên cứu của trường đại học

Il THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH

NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM:

2.1 Phân tích các nhân tơ từ môi trường vĩ mô ảnh hướng tới sự phát

triển của CSUTDNCN tại Việt Nam: 2.1.1 _Kinh Tế:

2.1.1.1 Kinh tế thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đến nay đã gây tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới, vì vậy các nhà đầu tư cũng như các tơ chức tài

trợ nước ngồi rút vốn tài trợ cho các CSƯTDNCN, các CSUTDNCN trong doanh

nghiệp bị đừng hoạt động do doanh nghiệp dành ưu tiên cho các hoạt động tái cấu trúc, để vượt qua khủng hoảng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo khả quan rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2010 dựa trên số tiền 2000 tỷ thế giới đã chỉ ra để kích thích

Trang 39

tăng trưởng và sự phục hồi nhu cầu tại thị trường châu Á.”' Cho hết quý I, 2010, các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới đã khá rõ ràng, vì vậy, có nhiều cơ

hội cho các CSƯTDNCN hỗ trợ cho các SMEs mạnh, (do trong thời kỳ khủng

hoảng, sẽ là thời kỳ có thêm cơ hội để phát triển kinh doanh) Đồng thời các CSƯTDNCN còn hoạt động sẽ có thể tiếp cận với các tổ chức kinh doanh quốc tế,

địa phương

2.1.1⁄2 Kinh tế Việt Nam:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong các năm từ 2005 tới 2007 lần lượt là 8,40%; 8,17%, 8,48% Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

chính thế giới, tốc độ này đã giảm xuống còn 6,23%; năm 2009 là 5,32% - đây là

một con số cao trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới Và theo dự báo của các tổ chức tín dụng quốc tế, năm 2010, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng là 6,8% GDP bình quân đầu người năm 2008 của VN đã vượt mức 1000 USD/người Điều

này cho thấy đời sống người dân đã khá lên nhiều kéo theo các nhu cầu và sức mua tăng Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy đời sống người dân đã được cải thiện Vì vậy nhu cầu về tiêu dùng, cuộc sống của người tiêu dùng cũng vô cùng đa dạng

Thị trường vốn của Việt Nam cũng đã có nhiều bước phát triển thông qua hệ

thống Ngân hàng, các dịch vụ tín dụng, tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Thị

trường đầu tư mạo hiểm của Việt Nam mới được phát triển không lâu Cho tới năm

2006, Chính Phủ đã bắt đầu tiến hành việc phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm công trị giá 300 triệu USD song những bất đồng ý kiến về cách thức quản lý quỹ này vẫn

chưa được giải quyết.” Các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài cũng đã xuất hiện và

hoạt động tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 như IDG Ventures, Mekong

Capital, Indochina Capital, Tuy vậy các quỹ này cũng cho biết cơ hội đầu tư tốt

tại Việt Nam là rất hiếm, họ còn hàng triệu USD chưa giải ngân được.” Ví dụ với

IDG, trong năm 2005, quỹ này có 100 triệu USD, nhưng chỉ có thể tìm được 2 cơng 31 Theo vneconomy.com

* Infodev Incubator Initiative — Case study: Hanoi University of Technology (HUT) CRC Incubator, trang 2

33 Nhan dinh của ông Patrick McGovern, chi tịch tập đồn dich vụ cơng nghệ thông tin và xuất bản với doanh số hàng tỷ USD, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam

Trang 40

ty công nghệ thông tin có khả năng thu được lợi nhuận như họ mong muốn đề đầu tư trong 18 tháng đầu tiên

Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 2 -5 lần so với các nước ASEAN Năm 1996, năng suất lao động bình quân của Nhật Bản cao gấp 124, 6 lần Việt Nam, Thái Lan gấp 26,8 lần; Malayssia gấp 17 lần, Indônêxia gấp 6,9 lần Trong

khi đó, chi phi vé lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất cao, bằng 47,38%

tương đương với Nhật Bản và Mỹ 34 2.1.2 Chính sách, pháp luật:

Như đã tóm lược ở trên, Việt Nam từ ngày đổi mới tới nay đang phát triển nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Trong đó, những nỗ lực của Chính Phủ trong việc phát triển khoa học công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất đáng kể Thủ tục đăng ký kinh doanh cũng được giảm thiểu và đơn giản hóa để tạo điều kiện cho sự

phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các bộ luật liên tiếp được soạn thảo và

ban hành, tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương Mại, Luật Đầu tư, Luật sở hữu trí tuệ, Tuy các bộ luật trên chưa thực sự ổi vào cuộc sống, đặc biệt là luật bảo hộ trí tuệ và luật khoa học công nghệ Song những nỗ lực này cũng phần nào tạo được một môi trường kinh doanh thơng thống, năng động và nhiều cơ hội hơn cho DNVVN

Song cho đến nay, chưa có van ban pháp qui nào quy định riêng về

CSUTDN nói chung và CSƯTDNCN tới riêng Các qui định về việc thành lập, vận

hành CSƯTDN mặc dù còn chưa đồng bộ song cũng đã được ban hành lồng ghép vào trong các lĩnh vực khác từ năm 2001 Đó là Nghị định 90/2001/NĐ-CP vé tro

giúp phát triển DNVVN, Điều 11, Khoản 4 có quy định: Chính phủ khuyến khích

việc thành lập các "CSƯTDN nhỏ và vừa" để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong

bước đâu thành lập doanh nghiệp Đến năm 2009, Nghị định 56/2009/NĐ-CP về

34 Theo TS Trần Kim Hào, 'Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung Ương, TS Nguyễn Hữu

Thang — Hoc viện chính trị và hành chính quôc gia — Nâng cao năng suât lao động của doanh nghiệp Việt Nam trong điêu kiện hội nhập kinh tê quôc tê - www.nangsuatchatluong.vn ngày 12.7.2008

Ngày đăng: 15/08/2016, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w