1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng việt nam

24 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Trong hệ thống tư tưởng của Người, khôngthể không kể đến tư tưởng về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và vai trò quantrọng của tư tưởng đó đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Vi

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤCMỤC LỤC 0 PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: 3

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI 3

1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp: 3 2.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại : 5 CHƯƠNG II: 8

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM 8

1 Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh 8

2 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại 8

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam: 9 3.1.Vấn đề dân tộc thuộc địa 10 3.2.Chủ trương kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế 11 3.3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo và lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 14 3.4 Về kết hợp sức mạnh Dân tộc với sức mạnh thời đại 16 CHƯƠNG III: 18 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 18 KẾT LUẬN 22

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, vịlãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng củaNgười là tấm gương mẫu mực về sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủnghĩa xã hội cho các thế hệ con người Việt Nam nói chung và cho Đảng Cộngsản Việt Nam nói riêng, kế thừa và phát huy trong mọi điều kiện hoàn cảnh lịch

sử cụ thể Hệ thống tư tưởng của Người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đãđược lịch sử minh chứng một cách sinh động Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh

là nhà hoạt động thực tiễn, nhà lý luận tiên phong về dân tộc, về giải phóng dântộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong hệ thống tư tưởng của Người, khôngthể không kể đến tư tưởng về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và vai trò quantrọng của tư tưởng đó đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian qua, đặc biệt làtrong thế kỷ XX, một thế kỷ đầy biến động nhanh chóng và phức tạp của tìnhhình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng đắn và vận dụng sáng tạo của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại Sự vận dụng đúngđắn và sáng tạo này đã được kiểm nghiệm bằng thực tế qua quá trình lịch sử lâudài kể từ những cuộc chiến tranh ác liệt giành độc lập dân tộc và giải phóng đấtnước cho đến tận thời bình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thựctiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ ra rằng, bất kể thời điểm nào và ở bất cứ đâu,nếu vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp không được kết hợp một cách hài hòa,đúng đắn mà bị vận dụng một cách giáo điều, cứng nhắc hay chỉ xem trọng mộtvấn đề mà coi nhẹ vấn đề kia, thì cách mạng ở đó sẽ rơi vào hoàn cảnh khókhăn, không có hướng đi, thậm chí là bị tổn thất nặng nề Vì vậy, việc nghiêncứu vấn đề dân tộc, giai cấp, nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng

tư tưởng đó vào thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là vô cùng cầnthiết, đặc biệt là trước những khó khăn và thách thức trong bối cảnh toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế ngày nay

Vì vậy, dưới sự hướng dẫn và phân công của TS Lê Ngọc Thông, học

viên đã nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam”

Bài tiểu luận gồm có 3 chương:

Chương I: Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giai cấp, dân tộc vànhân loại

Trang 3

Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trongcách mạng Việt Nam

Chương III: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhânloại trong thời đại ngày nay

Do còn nhiều hạn chế về mặt nhận thức nên bài tiểu luận chắc chắn sẽ cónhiều sai sót và không tránh khỏi có những trùng lặp nhất định với các bàinghiên cứu trước đó Vì vậy học viên kính mong TS Lê Ngọc Thông chỉ ranhững điểm thiếu sót và hạn chế đó và gợi ý để học viên có thể hoàn thiện hơnnhận thức của mình

Trang 4

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ

DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI

1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp:

Từ việc phân tích kết cấu phương thức sản xuất, C.Mác đã có cách tiếpcận khoa học trong nghiên cứu về vến đề giai cấp Đó là lấy lý luận về hìnhthái kinh tế - xã hội làm cơ sở nghiên cứu xã hội C.Mác đã tìm ra cái gốccủa cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp đó chính là kinh tế Tuy không đưa ra địnhnghĩa hoàn chỉnh về giai cấp, nhưng trong thư gửi Vây-đờ-mây-e ngày5/3/1852, ông đã thể hiện tư tưởng về giai cấp như sau:

- Sự phát triển của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sửnhất định của sự phát triển sản xuất

- Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản

- Bản thân sự chuyển dịch này chỉ là bước quá độ tiến tới xoá bỏ mọi giaicấp và tiến lên xây dựng xã hội không có giai cấp

Trên cơ sở lý luận của C.Mác, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, V.I

Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn

to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định.”

Theo định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin thì giai cấp gắn liền với một hệthống sản xuất nhất định và có địa vị khác nhau trong hệ thống sản xuất đó.Địa vị này do các quan hệ sản xuất quyết định Các giai cấp khác nhau thì cóquan hệ khác nhau đối với sở hữu tư liệu sản xuất Những giai cấp như chủ

nô (trong chế độ nô lệ), địa chủ (trong chế độ phong kiến), tư sản (trong chế

độ tư bản) là những tập đoàn người giữ địa vị thống trị trong hệ thống kinh tế

- xã hội mà họ là đại biểu vì họ nắm được phương tiện, điều kiện vật chất

Trang 5

quan trọng nhất (chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội) để chi phối lao động củatập đoàn người không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Những tập đoànngười bị mất tư liệu sản xuất như nô lệ (trong chế độ nô lệ), nông nô (trongchế độ phong kiến), vô sản (trong chế độ tư bản) buộc phải phụ thuộc về kinh

tế vào các tập đoàn thống trị Các giai cấp khác nhau cũng có vai trò khácnhau trong tổ chức, quản lý lao động xã hội: Tập đoàn nào chiếm hữu tư liệusản xuất sẽ giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạt động sản xuất và lưu thông trênqui mô toàn xã hội cũng như từng đơn vị kinh tế Cuối cùng, các giai cấpkhác nhau có phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội khác nhau Làngười chiếm hữu tư liệu sản xuất và tổ chức lãnh đạo sản xuất, tập đoànthống trị đủ điều kiện thực hiện mục đích của mình trong sản xuất là chiếmđoạt sản phẩm thặng dư do các giai cấp lao động tạo ra Địa vị khác nhau củagiai cấp là cơ sở của quan hệ bóc lột giai cấp Thực chất quan hệ giai cấptrong xã hội đối kháng là quan hệ bóc lột

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nguồn gốc cơ bản hình thànhgiai cấp là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Lực lượng sản xuất

phát triển dẫn đến có sự phân công lao động, mang lại năng suất lao động cao

hơn, từ đó dẫn đến sản phẩm thặng dư tương đối Trong xã hội sẽ xuất hiệnchế độ tư hữu Từ đó hình thành nên giai cấp

Trong kết cấu giai cấp của xã hội bao gồm các giai cấp cơ bản đối lập

nhau, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian Các giai cấp cơ bản

đối lập nhau là các giai cấp do phương thức sản xuất của xã hội sinh ra Đó là

giai cấp chủ nô và nô lệ (phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ), giai cấp địachủ và nông nô (phương thức sản xuất phong kiến), giai cấp tư sản và vô sản(phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) Quan hệ giữa các giai cấp này làquan hệ bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bị trị Cuộc đấu tranh giữa các giaicấp cơ bản quyết định xu hướng tính chất của sự vận động xã hội Các giaicấp không cơ bản là các giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ để lại.Các tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đangthống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ra nhưtầng lớp bình dân (phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ), tiểu tư sản(phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) hay tầng lớp trí thức tồn tại trongbất kỳ xã hội có giai cấp nào

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp V.I Lênin đã

định nghĩa đấu tranh giai cấp: “Là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận nhân dân khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công

Trang 6

nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.”

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn

về mặt địa vị và lợi ích giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị Đỉnh cao củađấu tranh giai cấp là những cuộc cách mạng xã hội Nguyên nhân dẫn tới đấutranh giai cấp là do sự đối lập về lợi ích cơ bản ( lợi ích về kinh tế) giữa cácgiai cấp trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định

Đấu tranh giai cấp có vai trò vô cùng quan trọng Trong tuyên ngôn Đảng

Cộng Sản của Mac – Ăngen: “Lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp” Đấu tranh giai cấp là một trong những

động lực quan trọng của các xã hội có giai cấp đối kháng Thông qua đấutranh giai cấp, mâu thuẫn cơ bản giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

được giải quyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội Đấu tranh giai

cấp dẫn đến chuyên chính vô sản - công cụ xóa bỏ chế độ tư hữu và giai cấp,xây dựng chủ nghĩa cộng sản

2.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại :

Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làmthành nhân dân một nước có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốcngữ chung, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi nhữngquyền lợi về chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa, truyền thống đấu tranhchung trong suốt quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước

Dân tộc có tính thống nhất cao thể hiện ở sự cộng đồng về lãnh thổ, vềkinh tế, về ngôn ngữ và về văn hóa Dân tộc có tính ổn định, bền vững, đảmbảo bởi nguyên tắc pháp lý cao, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc

Từ thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản chưa trở thành chủ nghĩa đế quốc,vấn đề quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại được C.Mác vàPh.Ăngghen xem xét và giải quyết xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cáchmạng vô sản, cách mạng vô sản là điều kiện cơ bản nhất để thực hiện sựnghiệp giải phóng dân tộc Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giaicấp đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến trong “Tuyên ngôn của Đảng

Cộng Sản” tháng 2 năm 1848 như sau: “ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản

ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức dân tộc.” Như vậy, C.Mác

Trang 7

và Ph.Ăngghen đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn

đề giai cấp Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc Tuy nhiên hai ông không

đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì: (1) Tại các nước này, mâu thuẩn cơ bảncủa xã hôi là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản; (2) Về

cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tưsản; (3) Vào thời của C.Mác, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấutranh giành độc lập chưa phát triển mạnh

Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, hai ông nhấn mạnh đến giải

phóng giai cấp công nhân C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ” và “ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.” ( “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ – Tháng 2/1848) Như vậy, theo

C.Mác và Ph.Ăngghen, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phảigiải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm,

là điều kiện để giải phóng dân tộc V.I.Lênin từng nhận xét, đối với C.Mác sovới vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi

Đến thời V.I Lênin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới,cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sảnthế giới, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địathành một hệ thống lý luận V.I.Lênin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp

vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minhvới cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức V.I.Lênin phát triển chủ nghĩaMác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, từ thực tiễn tình hình nước Nga,V.I.Lênin đã nêu lên Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Đâyđược xem như là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin Dân tộc là địabàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân Mỗi dân tộc

có nhiều giai cấp, cùng tồn tại và phát triển Do đó “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.( “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ – Tháng 2/1848).

Nếu như áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc thì áp

bức dân tộc tác động mạnh mẽ trở lại áp bức giai cấp Áp bức dân tộc nuôidưỡng áp bức giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp Đấu tranh giaicấp tác động vào đấu tranh dân tộc Đấu tranh dân tộc tác động vào đấu tranhgiai cấp Nếu dân tộc chưa có độc lập thống nhất, thì giai cấp đại biểu chophương thức sản xuất mới muốn trở thành “giai cấp dân tộc” phải đi đầutrong cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ đầu tiên là khôiphục độc lập dân tộc Chừng nào trong xã hội còn đối kháng giai cấp, đấu

Trang 8

tranh giai cấp, thì vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lậptrường giai cấp nhất định Từ đó V.I.Lênin cùng với Quốc tế cộng sản bổ

sung khẩu hiệu nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!" thành khẩu hiệu mới: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!” Đó là lời kêu gọi tập hợp lực lượng xung quanh giai cấp công nhân, tất cả các lực lượng có khả năng cách mạng,

chống đế quốc của thời đại đấu tranh vì các mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ

và CNXH

Tuy nhiên, sau khi V.I.Lênin mất Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thờigian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy khôngmấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộcđịa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái vớichủ nghĩa quốc tế vô sản

Trang 9

CHƯƠNG II:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC,

NHÂN LOẠI TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã đưa ra khái niệm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biệnchứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa củaphương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cùng thựctiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh –một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách,phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên

2 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại

Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Chủtịch Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngườingay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trước khi học thuyết Mác– Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của ngườiViệt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại.Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do

bế tắc về đường lối Mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy

đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thứcđược xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đạilúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuấtmới, một lực lượng tiến bộ xã hội Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào

ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thểđem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam

Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêunước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìmđường cứu nước Công lao to lớn đầu tiên của Người đối với sự nghiệp cáchmạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải

Trang 10

phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới Trong quá trình ra đi tìm

đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ

và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét: chủ nghĩa tư bản,chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dân laođộng ở cả chính quốccũng như ở thuộc địa Nghiên cứu các cuộc cách mạng dânchủ tư sản Mỹ (1776), Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cáchmạng này tuy nêu khẩu hiệu “tự do”, “bình đẳng”, nhưng không đưa lại tự do,

bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động Người viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì

nó áp bức thuộc địa.”( Tác phẩm “Đường Kách mênh” – Năm 1927) Tuy khâm

phục các cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyễn Ái Quốc cho rằng đó là cách mạngchưa đến nơi Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấu tranhtrong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào giải phónggiai cấp công nhân ở các nước tư bản Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với cáchmạng Tháng Mười Nga, đến với V.I Lênin Cách mạng Tháng Mười Nga thắnglợi là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động tìmđường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Đặc biệt, sau khi đọc “Sơ thảo lần thứnhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của V.I Lênin, Nguyễn Ái Quốc đãthấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua Người

khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”, và:

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng

định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàntoàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước

đó ở Việt Nam Người đã có công đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹđạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giaicấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nềntảng Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc

phải phát triển thành cách mạng XHCN Người chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”.

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam:

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của cáchmạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có nhiều quan điểm sâu sắc về mối quan hệ

Trang 11

giai cấp, dân tộc, nhân loại, đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng ViệtNam trong thời đại ngày nay

3.1.Vấn đề dân tộc thuộc địa

Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộcthuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá

bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhànước dân tộc độc lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Độc lập, tự do là quyền thiêng liêngbất khả xâm phạm của các dân tộc

Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến,trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâmlược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoàbình và thống nhất đất nước Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước làkhát vọng cháy bỏng của người dân mất nước Mất nước là mất tự do Khi mấtnước, con người không chỉ mất quyền bình đẳng, tự do dân chủ mà ngay cả

quyền sống của họ cũng bị đe dọa Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng

Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại cólương tri

Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đóđược quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thểhiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử

Phát biểu trong buổi họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến

quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đã hi sinh phấn đấu giành độc lập Chúng ta đã giành được rồi Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi

mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết

rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Độc lập tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý giá.Với việc tiếp xúc với các tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ 1776 và

“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp 1791, Người đã khái quát

chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ Đế quốc Pháp và phong kiến,làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập Sau Cách mạng Tháng Tám thành công,

Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập và khẳng định: “Nước Việt Nam có

Trang 12

quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng

và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”.

Người khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đangđấu tranh giành độc lập Do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để,

vì thế cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước thuộc địa không diễn ra giống như ởphương Tây Đối với với các dân tộc thuộc địa có sự tương đồng lớn, dù là ai,cũng đều là nô lệ mất nước Chủ nghĩa dân tộc bản xứ là chủ nghĩa yêu nước vàchủ nghĩa dân tộc chân chính, là động lực to lớn để phát triển đất nước

3.2.Chủ trương kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin khi Hồ Chí Minh bàn đến vấn đềdân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn vớiCNXH, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra

Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trườngcủa một giai cấp nhất định Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ trênlập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn

đề dân tộc

Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộcdưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng đượcyêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra Chủtịch Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Ngườikhông tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một conđường cứu nước mới

Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có

xu hướng tư sản đương thời, Người đã đến với học thuyết cách mạng của chủnghĩa Mác – Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản

Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –Lênin, đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc

và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH, lựa chọn cách mạng giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản Người nêu, các nước thuộc địa phương Đôngkhông phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập dân tộc Cóđộc lập dân tộc rồi mới bàn đến cách mạng XHCN Từ thực tiễn của đấu tranhcách mạng, Người đã phê phán quan điểm của các đảng cộng sản Tây Âu khôngđánh giá đúng vai trò, vị trí, tương lai của cách mạng thuộc địa và từ đó đi đến

luận điểm: “Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời

Ngày đăng: 15/08/2016, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Giáo trình “Triết học xã hội và ứng dụng triết học xã hội trong điều kiện Việt Nam” (TS. Lê Ngọc Thông, NXB Lao Động – Xã hội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học xã hội và ứng dụng triết học xã hội trong điều kiện Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao Động – Xã hội)
2, Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị quốc gia) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia)
3, Bài viết “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh” ( Ths. Phan Văn Điền - Trưởng Khoa Chủ nghĩa Xã hội Khoa học Trường Cán bộ Thành phố HCM) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh
4, Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận” (PGS.TS. Vũ Quang Hiển) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận
5, Website http://truongchinhtribentre.edu.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w