1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

27 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 51,18 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc nhìn nhận vai trò sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học là cần thiết, nhất là trong bối cảnh cónhiều hệ tư tư

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc nhìn nhận vai trò

sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học là cần thiết, nhất là trong bối cảnh cónhiều hệ tư tưởng cùng tồn tại đan xen với nhau Bên cạnh đó, trong thực tiễn xãhội và trong giáo dục, vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tưtưởng triết học trong lịch sử là vấn đề cốt lõi cho sự nối tiếp tư tưởng triết họctrong xã hội hiện nay- đây là 1 trong những mục tiêu nghiên cứu chính của tiểuluận này

Nội dung gồm ba phần:

I KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC

II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

Bài tiểu luận sẽ góp phần nhỏ bé trình bày tương đối về đề tài: “ Những vấn

đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử”

Do vấn đề em đề cập đến nội dung lý luận sâu rộng mà thời gian cũng như trình độnhận thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mongnhận đựoc sự góp ý của giảng viên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

I KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC

1 Khái niệm triết học

Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung tâm lớnnhư Hy Lạp La Mã Cổ đại, Ấn Độ Cổ đại, Trung Quốc Cổ đại ( Từ khoảng thế

kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trước công nguyên)

Khái quát lại có thể định nghĩa về triết học như sau: Triết học là một hệ thốngtri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của conngười trong thế giới ấy

Lịch sử triết học là một bộ môn hay một khoa học nghiên cứu về quá trình

hình thành và phát triển nhằm rút ra các quy luật trong sự hình thành và phát triểncủa các tư tuởng triết học nói riêng và cùng các tư tưởng nhân loại nói chung Triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn và để phục vụ cho nhu cầu sống củacon người Sự ra đời của triết học bắt nguồn từ hai nguồn gốc là nguồn gốcnhận thức và nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc nhận thức là sự hình thành, phát triển của năng lực tư duy trừutượng khái quát của con người

Nguồn gốc xã hội của nó là sự phát triển của phân công lao động – Xã hộithành lao động chân tay và lao động trí óc trong xã hội có giai cấp Cho nênngay từ khi mới ra đời triết học đã mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của mộtgiai cấp nhất định

2 Đối tượng của triết học

Đối tượng của triết học được hình thành, biến đổi dần dần qua các giaiđoạn lịch sử khác nhau

Dưới thời Cổ đại, với nền triết học tự nhiên ở phương Tây, triết học baogồm tất cả những tri thức mà con người có được: toán học, vật lý học,

Trang 4

thiên văn học, siêu hình học, … nên chưa có sự phân biệt đối tượng của triết họcvới đối tựợng của khoa học Đây là cơ sở hình thành nên quan niệm coi triết học

là “khoa học của mọi khoa học”

Trang 5

II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

2.1 Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội.

Theo nguyên lý chung,

Để làm rõ tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, em đưa ra và luận giải: a) Thế giới quan triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn vềkinh tế;

b) Thế giới quan triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức

và vận dụng sáng tạo, đúng đắn các quy luật kinh tế;

c) Thế giới quan triết học khoa học với tư cách cơ sở lý luận cho việc hoạchđịnh đúng đắn các chính sách kinh tế;

d) Thế giới quan triết học khoa học với tư cách cơ sở phương pháp luận choviệc hình thành văn hóa kinh doanh đúng đắn để trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩykinh tế phát triển.Triết học là hạt nhân lý luận thế giới quan của con người Thếgiới quan triết học như thế nào sẽ quy định quan điểm kinh tế, chính trị, văn hoá,nghệ thuật, đạo đức, v.v như thế ấy

Do vậy, triết học khoa học, đúng đắn có vai trò hết sức to lớn đối với sự pháttriển của xã hội nói chung, của kinh tế nói riêng Điều này thể hiện ở một số điểm

Có thể nói, đây là hai mối quan hệ cơ bản nhất của con người

Trang 6

Do vậy, để phát triển kinh tế thì phải có tư duy về kinh tế một cách đúngđắn Tư duy về kinh tế muốn đúng đắn phải dựa trên một thế giới quan triết họckhoa học Chẳng hạn, triết học Mác - Lênin nghiên cứu xã hội với tư cách mộtchỉnh thể thống nhất hữu cơ với "hạt nhân" của nó là kinh tế Nhưng kinh tế đượctriết học Mác - Lênin nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - cụ thể, tức là dưới nhữngphương thức sản xuất lịch sử - cụ thể Như chúng ta đã rõ, phương thức sản xuấtlại là sự thống nhất hữu cơ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong

đó, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của

nó Như vậy, theo triết học Mác - Lênin, muốn phát triển một phương thức sảnxuất thì trước hết phải tập trung vào phát triển lực lượng sản xuất Lực lượng sảnxuất, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là sự kết hợp hữu cơ giữangười lao động với tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra mộtsức sản xuất nhất định Từ đây cho thấy, để phát triển kinh tế, trước hết phải tậptrung vào phát triển nhân tố người lao động và sau đó là công cụ lao động Nếungười lao động không được giải phóng, không có sức khoẻ, không có trình độ họcvấn, không có kinh nghiệm, kỹ năng lao động, v.v thì dù công cụ lao động có hiệnđại chăng nữa, lực lượng sản xuất cũng không thể phát triển được Ngược lại, nếungười lao động có sức khoẻ, có trình độ, có tay nghề, có kinh nghiệm, kỹ năng laođộng, nhưng công cụ lao động thô sơ, lạc hậu thì lực lượng sản xuất cũng khôngthể phát triển Như vậy, kinh tế cũng không thể phát triển Do đó, muốn phát triểnkinh tế phải có được những chính sách phù hợp để giải phóng người lao độngnhằm giải phóng sức sản xuất

Đồng thời, phải đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹnăng, kinh nghiệm lao động cho họ Không những thế mà còn phải có được nhữngchính sách "lên men" được sự hăng say, tính tích cực, lòng nhiệt tình, sự cần cù,chịu khó, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và biết phát huy có hiệu quả công cụ laođộng hiện có của người lao động Nghĩa là phải tạo được sự kết hợp tối ưu giữangười lao động có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động với công cụ lao động

Trang 7

Chỉ có như vậy mới có thể phát huy tối đa vai trò của lực lượng sản xuất trongphát triển kinh tế

Đồng thời phải có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - côngnghệ hợp lý Phát triển giáo dục - đào tạo là trực tiếp bồi dưỡng, phát triển nguồnlực con người, là đào tạo người lao động, là trực tiếp góp phần phát triển lực lượngsản xuất Phát triển khoa học, công nghệ là trực tiếp góp phần phát triển công cụlao động, cải tiến, nâng cao, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất,v.v Phát triển khoa học - công nghệ còn góp phần phát triển tư liệu sản xuất, như tạo racác nguồn nguyên, nhiên, vật liệu mới, nhân tạo không có sẵn trong tự nhiên chosản xuất Trên cơ sở đó góp phần làm cho tri thức khoa học ngày càng trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệcòn góp phần nâng cao hiệu quả, tính khoa học của quá trình quản lý sản xuất;trên cơ sở đó, góp phần phát triển kinh tế

Đương nhiên, những điều này chỉ mới là những điều kiện cần cho sự pháttriển kinh tế Để những điều này hậu thuẫn tốt cho sự phát triển kinh tế trên thực tếcòn đòi hỏi phải biết tổ chức, quản lý sản xuất một cách hợp lý; giải quyết tốt mốiquan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm được sảnxuất ra.Rõ ràng là, triết học không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng triết họckhoa học, đúng đắn sẽ cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học cho cho

sự phát triển tư duy về kinh tế một cách đúng đắn, khoa học; trên cơ sở đó gópphần phát triển lực lượng sản xuất nói riêng, kinh tế nói chung

Đương nhiên, cơ sở lý luận, phương pháp luận triết học đúng đắn còn phảiđược nhận thức đúng và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế sáng tạo, phùhợp thực tiễn thì mới mang lại hiệu quả thiết thực.Thực tế lịch sử đã chứng minhnhững điều này Chẳng hạn, chính cuộc "cách mạng" trong quản lý kinh tế do cácchủ nô dân chủ, tiến bộ khởi xướng ở Hy Lạp, La Mã vào thế kỷ II, III, nhằm giảiphóng người nô lệ với tư cách người sản xuất chính trong xã hội khi ấy đã hậuthuẫn cho phương thức sản xuất phong kiến ra đời

Trang 8

Bởi lẽ, sự đánh đập nô lệ một cách dã man, sự đối xử hà khắc với họ chỉ nhưđối với công cụ lao động biết nói đã làm cho nô lệ đốt, phá hoại mùa màng,công cụ sản xuất, bỏ trốn, v.v dẫn tới sức sản xuất bị kìm hãm, kinh tế khôngphát triển Để giải phóng sức sản xuất, một số chủ nô dân chủ, tiến bộ đã thay đổi

tư duy về kinh tế, trước hết là thay đổi cách quản lý nô lệ, không đánh đập mà

"khoán" sản phẩm trên đơn vị đất canh tác Do được "tự do" canh tác, không bịgiám sát, đánh đập nên người nô lệ đã “phấn khởi” làm việc

Hơn nữa, nếu chăm chỉ làm việc, sản phẩm vượt mức khoán thì nô lệ đượchưởng Đây chính là mầm mống của địa tô và đồng thời là chất “men” giải phóngsức sản xuất, hậu thuẫn cho phương thức sản xuất phong kiến ra đời Thời kỳ Phụchưng ở châu Âu cũng cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà chủ nghĩa nhân đạo lại

ra đời vào thời kỳ này Đó là do nhu cầu giải phóng con người nhằm giải phóngsức sản xuất đòi hỏi Nếu con người không được tự do đi lại, tự do làm giầu, tự dobán sức lao động, v.v thì nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa không thể ra đời

và phát triển

Cũng không phải ngẫu nhiên mà thuyết Nhật tâm lại ra đời vào thời kỳ này

và sau Côpécníc, Brunô, Galilê lại xuất hiện Lêôna đơ Vanhxi - nhà cơ học, kỹthuật, có thể nói như vậy, đầu tiên của nhân loại Chính sự ra đời của cơ học đã hậuthuẫn cho sự phát triển của nền sản xuất cơ khí tư bản chủ nghĩa Hơn nữa, thuyếtNhật tâm ra đời là nhằm đánh đổ thuyết Địa tâm - một học thuyết không khoa học

- cản trở sự phát triển của khoa học và kinh tế Không phải ngẫu nhiên mà trongBiện chứng của tự nhiên Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Những ai phỉ báng triết họcnhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhấtcủa những học thuyết triết học tồi tệ nhất”

Thế giới quan triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận để nhận thức vàvận dụng sáng tạo, đúng đắn các quy luật kinh tếMỗi hệ thống triết học đều nhằmtrang bị cho chủ thể một cơ sở phương pháp luận cho việc nhận thức và trên cơ sở

đó, vận dụng các quy luật kinh tế Chẳng hạn, đối với triết học Mác - Lênin, trang

Trang 9

bị phương pháp tư duy biện chứng duy vật để giúp con người nhận thức và vậndụng các quy luật kinh tế một cách khách quan, khoa học hơn

Nhờ phương pháp tư duy biện chứng duy vật mà chúng ta hiểu được rằng,các quy luật kinh tế cũng giống như các quy luật khác, chẳng hạn quy luật của tựnhiên là ở tính khách quan của chúng Nghĩa là các quy luật kinh tế tồn tại, vậnđộng, phát triển một cách khách quan, tuân theo những quy luật vốn có của nó,không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của con người Nhưng, khác với cácquy luật tự nhiên, các quy luật kinh tế còn mang tính xã hội Chúng chỉ tồn tại, vậnđộng và phát triển trên cơ sở các hoạt động kinh tế của con người Do đó, conngười không thể "sáng tạo" ra các quy luật kinh tế cũng như tuỳ tiện xoá bỏchúng Nhưng, con người là chủ thể hoạt động kinh tế có ý thức, có lợi ích, v.v

Vì vậy, thông qua các hoạt động kinh tế của mình, con người có thể tácđộng để các quy luật kinh tế có thể nhanh diễn ra, hoặc chậm diễn ra Điều này có

ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng trong việc lý giải tại sao một số nước cóthể thực hiện chiến lược "đi tắt, đón đầu" trong phát triển kinh tế, cũng như thựchiện quá độ lên một phương thức sản xuất nào đó trên cơ sở bỏ qua một giai đoạnphát triển nhất định dưới góc độ kinh tế

Đương nhiên, để thực hiện được “đi tắt, đón đầu”, hay “rút ngắn” trong quátrình phát triển thì đòi hỏi phải có nhiều điều kiện khách quan và chủ quan khácnhau Nhưng, vai trò của triết học Mác - Lênin làở chỗ, nó trang bị cho chúng taphương pháp tư duy biện chứng duy vật - công cụ quan trọng để giúp nhận thức vàvận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế.Phương pháp tư duy biện chứng duy vậtcũng cho phép chúng ta cắt nghĩa sự phát triển của phương thức sản xuất là donhững mâu thuẫn bên trong phương thức sản xuất ấy quy định

Đặc biệt là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mâuthuẫn này được giải quyết sẽ thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển tiến bộ hơn

Sự phát triển từ phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất mới tiến bộhơn là quá trình lịch sử - tự nhiên Đặc trưng của sản xuất vật chất là không ngừng

Trang 10

biến đổi, phát triển và bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượngsản xuất Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan

hệ sản xuất hiện tồn Khi lực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sảnxuất hiện tồn thì quan hệ sản xuất hiện tồn này sẽ trở thành lực cản đối với sự pháttriển của lực lượng sản xuất nói riêng và kinh tế nói chung Nghĩa là quan hệ sảnxuất hiện tồn không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đó nữa

Phương pháp tư duy biện chứng duy vật cũng chỉ ra rằng, theo quy luật kinh

tế khách quan, quan hệ sản xuất luôn phải phù hợp với trình độ của lực lượng sảnxuất Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, nó

sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, nghĩa là kìm hãm kinh tế phát triển.Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất cả trongtrường hợp nó lạc hậu hoặc vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất.Dấu hiệu phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất đượcbiểu hiện ở năng suất lao động tăng; người lao động được đào tạo và đào tạo lại;đời sống người lao động được đảm bảo; môi trường sản xuất được cải thiện; công

cụ, máy móc, dây chuyền sản xuất được đầu tư cải tiến v.v

Phương pháp tư duy biện chứng duy vật cũng chỉ ra rằng, mâu thuẫn giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là tất yếu khách quan; sự phù hợp của quan

hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất bao giờ cũng hàm chứa những yếu

tố phá vỡ sự phù hợp; khi có dấu hiệu của sự không phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ của lực lượng sản xuất thì phải giải quyết kịp thời Nếu quan hệ sảnxuất thuộc về giai cấp thống trị đã lỗi thời trong xã hội và lợi ích của giai cấp nàykhông còn phù hợp với lợi ích của sự phát triển xã hội, thì mâu thuẫn này phảiđược giải quyết thông qua cách mạng xã hội Nếu quan hệ sản xuất thuộc về giaicấp tiến bộ, đại diện cho sự phát triển xã hội thì giai cấp đó cần phải chủ độngthay đổi, hoàn thiện quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; đổi mới quan hệ tổchức, quản lý sản xuất cũng như quan hệ phân phối sản phẩm

Trang 11

2.2 Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học thự nhiên và khoa khọc xã hội

Sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên Nhữngthành tựu mà khoa học đạt được tất yếu phải đựoc chuyển sang và tiến tới kết luậnchung về lý luận….; Một quan niệm vừa biện chứng vừa duy vật về tự nhiên đòihỏi phải thông thạo toán học và khoa học tự nhiên Mối quan hệ giữa triết học vàkhoa học không phải là vấn đề mới Trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâudài, mối quan hệ ấy đã trở thành một trong những “vấn đề triết học” được bànluận sâu rộng với nhiều quan điểm khác nhau Sự phát triển nhanh chóng của khoahọc và sự ứng dụng rộng rãi của chúng trong thực tiễn đem lại cho “mối quan hệgiữa triết học và khoa học” những nội dung mới Bài viết nhằm chỉ ra sự tác động

và ảnh hưởng qua lại giữa triết học và khoa học trong tiến trình vận động của lịch

sử triết học thế giới, trong đó có quan điểm của triết học tự nhiên và chủ nghĩathực chứng Cả hai quan điểm này thực chất chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xuhướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học Cách tiếp cận như thế

về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình.Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang làm thay đổi sâu sắcmọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời cũng cho thấy những giới hạn của tư duysiêu hình Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo,

sự trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng đắn phươngpháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là,triết học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau Nếu như sự tácđộng của triết học đến khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giaiđoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến

sự phát triển của triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõrệt Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học,

Trang 12

dần dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sựphát triển của triết học.

Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học

Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phảnánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại.(*)Trongthần thoại bên cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì cácvấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể Triết học và thầnthoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới Thực chất triết học cũng tìmcách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưngbằng một phương thức khác

Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thứckhoa học và kinh nghiệm thực tiễn Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùnghợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hìnhthành nhu cầu nghiên cứu lý luận Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổđại Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thứckhoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa họctổng hợp Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học,như Thalets, Pithagore, Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên,xem xét thế giới như một chỉnh thể Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nóichung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối bởi triết học

Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệmchưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên Chính vìvậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện(speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên nhữngphỏng đoán và giả định Nhưng bắt đầu từ thời Phục hưng và đặc biệt là trong cácthế kỷ XVII - XVIII, sự phát triển của khoa học, nhất là các khoa học tự nhiênngày càng diễn ra nhanh chóng

Trang 13

Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều Khoa học tự nhiên từ chỗphụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực nghiêncứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh hướng phát triển củatriết học và phương pháp tư duy Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự rađời của chủ nghĩa thực chứng Chủ nghĩa thực chứng (posistivism) tuyên bố rằng,chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại các tri thức tích cực (positive),còn triết học thì không Chính xác hơn, chủ nghĩa thực chứng thừa nhận trong quákhứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ, thì triết học từng đóng vaitrò tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là “khoa họccủa các khoa học” Nhưng khi các khoa học lần lượt xuất hiện và trưởng thành,đem lại một khối lượng tri thức khổng lồ thì triết học dần đánh mất vai trò lịch sửcủa mình

Số phận của triết học thật trớ trêu, chẳng khác gì King Lear - nhân vật vănhọc của Shakespeare, người chia toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mìnhcho các con đã trưởng thành để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường

Không nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoahọc đến triết học càng ngày càng rõ rệt Theo dõi sự phát triển của khoa học trongthời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơhọc, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học, lần lượt trở thànhcác khoa học độc lập Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiêncứu riêng Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thànhđối tượng của những nghiên cứu độc lập Việc này là cần thiết, đặc biệt trong giaiđoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập,tích lũy các tài liệu Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấycủa khoa học tự nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đươngthời - phương pháp tư duy siêu hình Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thờibấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiệnnhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến

Ngày đăng: 15/08/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w