LỜI NÓI ĐẦUTrong giảng dạy Địa Lý , ngoài việc hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng về vẽ biểu đồ, lược đồ , sơ đồ , kỹ năng tính toán và xử lý số liệu, kỹ năng viết báo cáo về mộ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong giảng dạy Địa Lý , ngoài việc hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng về vẽ biểu đồ, lược đồ , sơ đồ , kỹ năng tính toán và xử lý số liệu, kỹ năng viết báo cáo về một vấn đề đã được lựa chọn qua sưu tầm tài liệu, thông tin … việc rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích đặc điểm tự nhiên qua lát cắt địa hình cho học sinh , đặc biệt là học sinh khối 12 còn rất hạn chế và hầu như chưa được thực hiện trong quá trình truyền thụ kiến thức địa lý cho các em
Trong phân phối chương trình môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông không có tiết dạy về thực hành vẽ lát cắt địa hình và phân tích lát cắt địa hình Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều bỏ qua khâu hướng dẫn vẽ và làm các bài tập về lát cắt địa hình trên lớp và ở nhà Phải chăng việc xác định các đặc điểm tự nhiên và phác họa lại sự phân bố địa hình theo lát cắt là không cần thiết và không có giá trị thực tiễn ?
Mối liên quan mật thiết giữa bản đồ và lát cắt địa hình là có thực và không thể tách rời, đặc biệt là rất cần thiết đối với các bản đồ địa lý tự nhiên Hiện nay chương trình môn học địa lý ở THPT đã được giảm tải một số tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh đề cập đến khâu vẽ và làm các bài tập ở nhà về lát cắt địa hình Vì trong các kỳ thi hoặc kiểm tra chất lượng vẫn có những câu hỏi yêu cầu học sinh làm bài với nội dung trình bày liên quan đến vẽ và phân tích đặc điểm tự nhiên qua lát cắt địa hình
Với mong muốn sẽ được học hỏi , tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp về lát cắt địa hình để truyền thụ kiến thức và kỹ năng về đề tài này cho học sinh ngày một đầy đủ và mang tính khoa học hơn, nên tôi mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhỏ với nội dung bài viết ngắn gọn theo một
bố cục tương đối rõ ràng có kèm theo hình ảnh minh họa (các bản đồ và lát cắt địa hình liên quan) Do sự hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những lời góp ý chân thành của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Trang 2KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA LÁT CẮT ĐỊA HÌNH
1 Khái niệm
Như chúng ta biết bề mặt trái đất không bằng phẳng mà trái lại lồi lõm, gồ ghề, cao thấp … rất khác nhau tạo nên sự muôn hình muôn vẻ , sự phong phú đa dạng của cảnh quan thiên nhiên
Thể hiện sự lồi lõm, cao thấp của các dạng địa hình , trên các loại bản đồ và
trong Át Lát , người ta dùng màu sắc và các đường bình độ vẽ trên mặt phẳng
giấy
Ta có thể xem lát cắt địa hình là một hình vẽ minh họa cụ thể sự phân bố
các thành phần tự nhiên của một khu vực theo một hướng nhất định.
Ví dụ: Khi quan sát trên bản đồ tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bộ (tr.13
Át lát Địa Lý Việt Nam) theo hướng AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình , dựa vào thang mầu sắc và đường bình độ ta có thể phân tích sự phân
bố các thành phần tự nhiên như địa hình, sông ngòi … nhưng không hình dung được thật cụ thể địa hình thực tế Giả sử có một mặt phẳng vuông góc với mặt chuẩn (ở đây là mặt biển) cắt địa hình theo hướng AB thì đướng tiếp xúc giữa địa hình và mặt phẳng đó được gọi là lát cắt địa hình Như vậy vẽ lát cắt địa hình là
cách thức khôi phục lại địa hình thực tế dựa vào các đường bình độ, giúp ta hình
dung một cách cụ thể địa hình của một khu vực theo một hướng nhất định
2 Ý nghĩa
Trong giảng dạy địa lý, lát cắt địa hình là một phương tiện trực quan cần thiết , bổ sung cho các bản đồ tự nhiên giúp học sinh hình thành khái niệm cụ thể , hình dung được chính xác về địa hình các khu vực đang tìm hiểu Trong bản đồ, Át
lát về địa lý tự nhiên thường kèm theo một hoặc nhiều lát cắt địa hình để bổ sung
và làm nổi bật những nét quan trọng nhất của địa hình nhằm chi tiết hóa những
kiến thức về đặc điểm tự nhiên của khu vực được nghiên cứu Lát cắt địa hình giúp người quan sát thấy rõ được độ nghiêng từ Tây sang Đông (hoặc ngược lại) của địa
Trang 3hình, nơi có độ cao nhất và thấp nhất, hướng của dòng chảy, độ dốc của từng đoạn
…
Lát cắt địa hình được xem là những bản thuyết minh kèm theo bản vẽ thiết
kế của các công trình khảo sát, nghiên cứu để xây dựng các tuyến giao thông, nhà máy thủy điện … qua vùng núi
Trong chiến đấu, lát cắt địa hình giúp cho việc bố trí trận địa, đặt trạm quan sát được hợp lý và có lợi nhất
Trang 4VẼ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH
Vẽ lát cắt địa hình là một kỹ năng phức tạp và khó đối với học sinh Ở các lớp dưới hầu như học sinh chỉ quan sát lát cắt khi bài học có yêu cầu, còn khâu vẽ thì ít được thực hành trên lớp cũng như ở nhà
Muốn vẽ lát cắt địa hình , trước tiên phải chọn lát cắt sao cho nêu được đặc điểm địa hình của khu vực được học, có thể cắt ngang , cắt dọc, cắt chéo, cũng có thể dựa vào đường vĩ tuyến, kinh tuyến có sẵn trên bản đồ Đối với địa hình Việt Nam , hướng cắt có ý nghĩa nhất là hướng Tây Bắc-Đông Nam đối với miền Bắc
và Đông Bắc hoặc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hướng Bắc Nam và Đông Bắc-Tây Nam đối với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Đường cắt gặp các đường bình độ trên bản đồ ở nhiều địa điểm, ghi lại các điểm gặp đó với độ cao tương ứng theo một tỉ lệ nhất định và nối các điểm với nhau, ta sẽ được lát cắt
Trong bài viết này chỉ xin đề cập đến cách vẽ lát cắt địa hình đơn giản , dễ
vẽ và dành cho học sinh khối lớp 12 (dựa vào Át Lát Địa Lý Việt Nam)
Tiến hành vẽ lát cắt có thể theo 3 bước:
- Chọn tỉ lệ
- Chuẩn bị giấy vẽ
- Tiến hành vẽ
1 Chọn tỉ lệ
Yêu cầu của vẽ lát cắt địa hình là cần phải chọn cả tỉ lệ đứng và tỉ lệ ngang
a Tỉ lệ ngang: thường là tỉ lệ như trong bản đồ
b Tỉ lệ đứng: Vì để thể hiện địa hình cao thấp được rõ hơn nên tỉ lệ đứng
(tỉ lệ chiều cao) thường được tăng lên nhiều lần, có thể hàng chục lần so với tỉ lệ chiều ngang
Ví dụ: Trong Át Lát Địa Lý Việt Nam trang 14 (do nhà xuất bản Giáo Dục
Việt Nam – năm 2010) lát cắt địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tỉ lệ ngang như tỉ lệ của bản đồ , nhưng tỉ lệ đứng (tỉ lệ chiều cao) được tăng lên gấp 20 lần so với tỉ lệ của chiều ngang
Trang 5- Tỉ lệ ngang 1 : 3.000.000 (1cm trên đoạn AB ứng với khoảng cách 30km
ngoài thực tế)
- Tỉ lệ đứng 1: 150.000 (1cm trên cột dọc ứng với độ cao 1500km ngoài thực tế)
2 Chuẩn bị vẽ: (ví dụ trên)
- Dùng bút chì kẽ trên bản đồ đường AB cần vẽ lát cắt, trừ trường hợp vẽ theo đường vĩ tuyến hoặc đường kinh tuyến đã có sẵn trên bản đồ Cắt một băng giấy trắng, áp rìa của giấy sát vào đường cắt AB (hoặc đường vĩ tuyến hay kinh tuyến), đánh dấu hai điểm AB và tất cả các đường bình độ gặp trên đường đó, ghi
độ cao của các đường bình độ đó ở bên dưới chấm đánh dấu của mỗi đường
- Trên bản vẽ, kẻ một đường ngang AB bằng đường cắt AB vẽ trên bản
đồ Từ A và B , kẻ hai đường vuông góc lên với độ cao theo tỉ lệ đã chọn , sau đó
có thể dùng bút chì kẻ những đường song song với AB cách đều nhau một khoảng cách , tính theo tỉ lệ bằng 500m ngoài thực tế để làm chuẩn vẽ lát cắt được dễ dàng hơn Chia độ cao trên đường thẳng góc ở bên trái hoặc ở bên phải, hoặc ở cả hai bên
3 Tiến hành vẽ:
Đặt băng giấy rìa sát vào đường AB trên bản vẽ, đánh dấu vào bản vẽ các đường bình độ đã ghi trên rìa băng giấy Từ các chấm đánh dấu đó, kẻ các đường thẳng góc với AB có độ cao như đã ghi dưới các chấm đánh dấu trên băng giấy Nối các độ cao lại với nhau, ta sẽ được lát cắt địa hình định vẽ Khi nối không kẻ đường thẳng mà nên vẽ hơi lượn cong cho phù hợp với địa hình thực tế, vì nếu kẻ thành những đường thẳng thì lát cắt địa hình sẽ có những góc sắc cạnh mà trong thực tế không bao giờ có
Lát cắt địa hình định vẽ đã hoàn thành, lúc này ta nên dùng tẩy để xóa bớt những đường song song với AB
Đường cắt AB trên bản đồ có thể đi qua nhiều đối tượng địa lý khác nhau,
ví dụ như nhiều núi , cao nguyên, nhiều sông hồ … nhưng ta không nên đánh dấu tất cả để đưa vào hình vẽ mà phải chọn lọc những đối tượng điển hình để đưa vào hình vẽ , vì như vậy lát cắt sẽ dễ đọc hơn và các đối tượng quan trọng có tác dụng như những cái mốc, giúp học sinh định hướng được khi phân tích lát cắt
Trang 6Công việc cuối cùng là ghi chữ để chỉ các đối tượng địa lý được biểu hiện trên lát cắt như các dạng địa hình : dãy núi hoặc đỉnh núi quan trọng, các cao nguyên, sơn nguyên, các sông hồ lớn…
Cách ghi chữ trên lát cắt địa hình cần phải gọn đẹp và được thống nhất cho tất cả các lát cắt cần vẽ theo yêu cầu của môn học Không thể tùy tiện sử dụng các kiểu chữ và màu sắc khác nhau cho cùng một đối tượng cần biểu hiện
Ví dụ: Để lát cắt địa hình được chính xác , gọn đẹp và dễ quan sát , ta cần thống nhất cách ghi chữ như sau:
- Tên các dãy núi và cao nguyên: sử dụng nét chữ in hoa nghiêng màu
đen
- Tên các địa danh là thành phố lớn: sử dụng chữ in hoa thẳng kích
thước nhỏ, màu đen
- Tên các địa danh là thành phố nhỏ: sử dụng chữ in thường , kích thước
nhỏ hơn, màu đen
- Tên các sông hồ : sử dụng chữ in thường, kích thước nhỏ có màu xanh
biển (nếu là bài ở lớp) hoặc màu đen (nếu là bài thi)
Chữ ghi trên lát cắt có thể ghi theo hàng dọc hoặc hàng ngang đúng vị trí , cần lưu ý là tránh ghi nhầm đối tượng biểu hiện sẽ gây cho người đọc lầm đối tượng này với đối tượng kia
Cuối cùng, khi đã hoàn thành phần vẽ lát cắt cần ghi rõ tỉ lệ chiều ngang,
tỉ lệ chiều cao (tỉ lệ đứng) ở phía trên lát cắt và ghi tên lát cắt với nội dung đầy đủ
ở phía dưới lát cắt (xem Át lát Địa Lý Việt Nam tr.13 và 14 (xuất bản từ năm 2010
- nay)
Trang 7PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
QUA LÁT CẮT ĐỊA HÌNH
Đây là khâu vận dụng kiến thức nên là khâu khó đối với học sinh Tuy phần trình bày là tự luận nhưng hoàn toàn dựa vào kỹ năng sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam Từ khâu này có thể đánh giá và phân loại học sinh khá chính xác, vì có thế các em vẽ lát cắt giống nhau nhưng phần lập luận về đặc điểm tự nhiên rất khác nhau (nếu học sinh nghiêm túc tự làm bài)
Phân tích đặc điểm tự nhiên của một khu vực qua lát cắt là trình bày chi tiết những nét riêng biệt của từng thành phần tự nhiên ở khu vực mà lát cắt đi qua Nội dung phân tích cần theo một trình tự sau:
1 Vị trí: cho biết hướng của lát cắt trên bản đồ (tr.13,14 Át Lát Địa Lý
Việt Nam xuất bản từ năm 2010 - nay), chiều dài thực tế ? Chạy qua lãnh thổ của các tỉnh nào ? cắt qua vịnh biển hoặc bán đảo nào?
2 Địa chất: Dựa vào tr Địa Chất trong Át Lát Địa Lý Việt Nam cho biết
sự sắp xếp và tuổi của các lớp đá trầm tích, đá xâm nhập, các đứt gãy…
3 Địa hình:
- Kể các dạng địa hình mà lát cắt chạy qua như núi, cao cao nguyên, đồng bằng, vịnh biển, bán đảo …
- Dựa vào thang màu sắc và đường bình độ trên bản đồ kết hợp với kiến thức đã học trình bày sự phân bố các dạng địa hình, đọ cao, độ dốc và hướng nghiêng của địa hình…
4 Đất đai: sử dụng bản đồ “Các nhóm và các loại đất chính” tr.11 Át Lát
Địa Lý Việt Nam 2010 đến nay, trình bày sự phân bố các loại đất của khu vực mà lát cắt chạy qua, cần nhấn mạnh loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất khu vực ?
5 Khí hậu: Dựa vào Trang khí hậu trong Át Lát Địa Lý Việt Nam nêu đủ
các yếu tố sau:
a Nhiệt độ: cho biết nhiệt độ trung bình năm của khu vực? Biên độ
nhiệt độ giữa hai mùa?
Trang 8b Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của khu vực ? Vùng núi
cao có lượng mưa > 2000m ? Mưa nhiều tập trung vào các tháng nào? Lượng mưa ở 2 bên sườn núi khác nhau ra sao ?
c Gió: trong năm loại gió nào hoạt động mạnh ở khu vực ?
6 Sông ngòi:
Dựa vào trang “Các hệ thống sông” kể tên các con sông chạy qua lát cắt
7 Thực, động vật: Dựa vào trang 12 Át Lát Địa Lý Việt Nam nêu tên và
sự phân bố các thảm thực vật , các loài động vật khác nhau của khu vực mà lát cắt chạy qua
8 Vùng biển: kể tên vịnh biển mà lát cắt chạy qua
…
Phần phân tích đặc điểm tự nhiên qua lát cắt địa hình đòi hỏi học sinh phải tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành bài làm của mình Do các em phải dành thời gian cho nhiều môn học khác , vì vậy giáo viên chỉ nên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm và phân công mỗi nhóm phân tích 2 thành phần tự nhiên theo hình thức bóc thăm hoặc tự chọn sao cho đủ các thành phần theo yêu cầu Thời gian nộp bài không quá gấp vì đây là dạng bài tập làm thêm ở nhà
Để đánh giá chính xác và động viên học sinh làm bài tốt theo nhóm hoặc
tự làm bài , giáo viên nên dành điểm cao nhất thuộc về nhóm nộp bài với thời gian sớm nhất và phần trình bày có nội dung đúng, rõ ràng, chi tiết, đủ kiến thức yêu cầu
Trang 9BÀI TẬP MINH HỌA
Dựa vào Át Lát Địa Lý Việt Nam trang Các miền tự nhiên (Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ) vẽ một lát cắt địa hình thẳng từ biên giới Việt Nam – Campuchia qua thành phố Buôn Ma Thuột tới bờ Đông bán đảo Hòn Gốm theo tỉ
lệ ngang 1:3.000.000, tỉ lệ đứng 1:100.000
Căn cứ vào Át Lát Địa Lý Việt Nam , hãy phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt này ?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1 Vẽ lát cắt địa hình theo yêu cầu
Vẽ một đường thẳng từ biên giới Việt Nam – Campuchia qua thành phố Buôn Ma Thuột tới bờ Đông bán đảo Hòn Gốm , đặt tên là đường AB
Cắt một băng giấy trắng, áp rìa của giấy sát của giấy sát vào đường cắt AB, đánh dấu hai điểm AB và tất cả các đường bình độ gặp trên đường đó, ghi độ cao của các đường bình độ đó ở bên dưới chấm đánh dầu của mỗi đường
Băng giấy
Do chiều dài đường AB đo được 7cm nên khi thể hiện các yếu tố địa hình như chiều cao , độ dốc , hướng sườn… sẽ rất khó Vì vậy ta phải chọn tỉ lệ khác với tỉ lệ trên bản đồ , trường hợp ở ví dụ này là phải tăng lên 2 lần để đạt được yêu cầu vẽ rõ ràng, đẹp và chính xác
Muốn giảm hay tăng tỉ lệ của lát cắt ta dựa vào nguyên tắc tam giác đồng
dạng
Kẻ đường AB với tất cả các điểm chấm đường bình độ đã ghi lại được Vẽ đường A’B’ (14cm) ở bên trên sao cho A’ có vị trí thẳng hàng với A trên một đường thẳng
Trang 10Nối AA’ và BB’ kéo dài AA’ và BB’ , hai đường đó sẽ gặp nhau tại điểm
0 Như vậy ta đã được 2 tam giác đồng dạng A’0B’ và A0B Nối đỉnh 0 với các điểm CDEFGHIKLM, các đường OB, OC, OD… sẽ cắt đường A’B’ tại các điểm C’, D’, E’ … ta sẽ có :
A’B’ A’C’ C’D’
= = … = 2
AB AC CD
Như vậy ta đã được A’B’, B’C’, C’D’ … vẽ theo tỉ lệ mới, lớn hơn tỉ lệ cũ gấp đôi
Tiến hành các bước tiếp theo ta sẽ được lát cắt địa hình định vẽ
Trang 11Tỷ lệ ngang 1 : 3.000.000
Tỷ lệ đứng 1 : 100.000
A-B : LÁT CẮT TỪ BIÊN GIỚI VIỆT NAM –CAMPUCHIA
QUA BAN MÊ THUỘC TỚI ĐÔNG BÁN ĐẢO HÒN GỐM
2 Phân tích đặc điểm tự nhiên theo lát cắt
- Vị trí : Lát cắt có hướng gần trùng đông – tây, chiều dài trên 200km,
chạy qua lãnh thổ các tỉnh Đắk Lăk, Đắk Nông, Khánh Hòa, phần lớn trên đất liền , cắt qua vịnh Vân Phong và bán đảo Hòn Gốm
- Địa chất: có nền địa chất phức tạp từ Tây sang Đông có các trầm tích
tuổi T2 - J2, phần dưới là đá trầm tích biển, phần giữa là trầm tích lục nguyên, phần trên là các thành tạo lục địa, phun trào maphic tuổi N2 – Q1, các loại đá xâm nhập axit, tuổi trung tính P2 và K – K2, cuội, cát, sét kết và các thành tạo rời bở tuổi K2
cùng một số đứt gãy địa chất …
- Địa hình :
+ Có nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên, núi, đồng bằng, vịnh biển, bán đảo …
+ Khác biệt giữ phía Đông và phía Tây núi vọng phu (cao 2051m) phía tây địa hình thoải , tương đối bằng phẳng và thấp dần về phía Campuchia , có cao nguyên Đắk Lắk cao trên 500m Phía Đông, địa hình dốc nhanh xuống đồng bằng hẹp ven biển và vịnh Vân Phong
- Đất : đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất , đất
feralit trên đá badan tập trung ở khu vực Buôn Ma Thuột , đất phù sa ở đồng bằng
và đất cát biển ở bán đảo Hòn Gồm Ngoài ra còn có các loại đất khác trên núi Vọng Phu