Bộ luật Tố tụng dân sự đã có những quy định chi tiết về việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện một cách hết sức chi tiết; đã khắc phục được một số hạn chế của pháp lệnh thủ tục giải quyết cá
Trang 1Đề số 8: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ
ký, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện
MỤC LỤC
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU
Luật Tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước
Để có thể đảm bảo được điều này thì việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, bước đầu tiên trong quá trình tố tụng là hết sức quan trọng Bộ luật Tố tụng dân sự đã có những quy định chi tiết về việc thụ lý, trả lại đơn khởi kiện một cách hết sức chi tiết; đã khắc phục được một số hạn chế của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; tuy vậy vẫn còn một số điểm chưa hợp lý của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành trong mảng vấn đề này
2.1 Thụ lý vụ án dân sự
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý vụ án là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào
sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết Đây là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, nếu không có việc thụ lý vụ án dân sự của tòa án thì không có quá trình tố tụng dân sự tiếp theo Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí Sau khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án quyết định nhận giải quyết vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý vụ án dân sự là công việc đầu tiên của Tòa án, là bước khởi đầu của quy trình tố tụng dân sự Do vậy, thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm của Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định kể từ thời điểm thụ lý vụ án Đây cũng là căn cứ xác định các hoạt động tố tụng tiếp theo của tòa án như: điều tra, thu thập và xá minh các chứng cứ của Tòa
Trang 3án có hợp pháp hay không và Thẩm phán giải quyết vụ án chỉ được tiến hành các hoạt động này từ thời điểm thụ lý vụ án Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán giải quyết vụ án phải tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án dân sự như triệu tập các đương sự đến Tòa án để lấy lời khai, tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh …
Bên cạnh đó việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa góp phần bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh
tế, lao động, hôn nhân và gia đình hợp pháp; đồng thời giảm bớt được những tranh chấp mâu thuẫn kéo dài trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan pháp luật nói chung và cơ quan Tòa án nói riêng Việc Tòa án thụ lý sẽ là một căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều
157 Bộ luật Tố tụng dân sự
2.1.2 Điều kiện của việc thụ lý vụ án dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác
Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về các điều kiện khởi kiện vụ án dân
sự như sau:
● Chủ thể khởi kiện
- Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân
sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm Với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện Cá nhân đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể
tụ mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành
vi thay mặt mình khởi kiện (trừ việc li hôn)
- Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật
● Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Vụ án khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc, việc xác định phải căn cứ vào tích chất của loại quan hệ pháp luật nội dung
Trang 4mà Tòa án cần giải quyết Những loại việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm các vụ án dân sự và các việc dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật
về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các loại việc khác do pháp luật quy định Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định các vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án tại: Chương III Thẩm quyền của Tòa án; Mục 1 Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Điều 25 những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Điều 27 những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Điều 29 những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Điều 31 những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Vụ việc khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự
- Vụ việc được khởi kiện có phù hợp với thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự
- Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan đó đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết đó
● Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp: Bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn; Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; Pháp luật có quy định khác
● Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện
Để đảm bảo giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng và đúng đắn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự tại Điều 163 Về hình thức và nội dung đơn khởi kiện cũng đã được quy định chi tiết tại Điều 164
Bộ luật Tố tụng dân sự Người khởi kiện còn cần phải gửi theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và
Trang 5hợp pháp (Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện)
2.1.3 Thủ tục thụ lý vụ án dân sự
● Thủ tục nhận đơn khởi kiện
Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục nhận đơn khởi kiện:
"Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
1 Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
2 Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;
3 Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án."
Như vậy, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa
án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và cố một trong các quyết định sau: Tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Khi nhận được đơn khởi kiện thì Tòa án phải nghiên cứu, xem xét đơn khởi kiện về các yếu tố về điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện và xác định thẩm quyền của mình đối với việc giải quyết vụ án để ra các quyết định cụ thể Tòa án tiến hành thụ lý đơn khi vụ án đáp ứng đầy đủ các yếu tố, điều kiện khởi kiện và thuộc thẩm quyền giải quyền giải quyết của mình
Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án khác (tức chỉ sai về thẩm quyền giải quyết vụ án theo cấp xét xử và lãnh thổ, còn đáp ứng được các điều kiện khác về điều kiện khởi kiện) thì Tòa án chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án cho thẩm quyền giải quyết vụ việc và báo cho người khởi kiện biết Đây là một điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
Trang 6án dân sự, trường hợp này trước đây Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự
và hướng dẫn họ đến Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết Việc đổi mới này đã giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, tiết kiệm thời gian, công sức cho đương sự, đảm bảo giải quyết vụ án một cách nhanh nhất
Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện
● Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện:
"1 Trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết
để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá
ba mươi ngày; trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày.
2 Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện."
● Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí nếu họ phải nộp tiền tạm ứng án phí
Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí Nếu hết thời hạn mười lăm ngày và họ không
có lý do chính đáng cho việc không nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ làm thủ tục trả lại đơn khởi kiện
Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải
Trang 7nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
2.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
2.2.1 Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện
Khi xem xét vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên khôgn thể thụ lý được vụ án thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện
và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo giải thích rõ lý do trả lại đơn khởi kiện
Khoản 3 Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định về việc trả lại đơn
khởi kiện: "Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án".
Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về các trường hợp tòa
án có quyền trả lại đơn kiện cho người nộp đơn:
"a) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
d) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
e) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án."
Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Toà án ra quyết định đỉnh chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện
và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án đó thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự”
Trang 8Điều 413 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp đã có Toà án nước ngoài giải quyết:
“1 Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án nước ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự.
2 Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có Toà án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Toà án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam”
2.2.2 Khiếu nại và giải quyết kiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
"Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
1 Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.
2 Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án."
Như vậy, việc xem xét và giải quyết các khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện sẽ do Chánh án Tòa án đã trả lại đơn giải quyết Nếu xét thấy việc trả lại đơn
là đúng theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự thì, Chánh án Tòa án
sẽ ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện Trường hợp vụ án có đầy
đủ các điều kiện khởi kiện thì Tòa án sẽ nhận lại đơn và tiến hành thụ lý vụ án
2.3 Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện
Trang 9● Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc nhận đơn khởi kiện:
"Tòa án phải nhận đơn khởi kiện … phải ghi vào sổ nhận đơn … phải xem xét và
có một trong các quyết định …" Việc quy định như vậy chưa hợp lý, vì việc thụ
lý phải được tiến hành bởi một trong các chức danh của người tiến hành tố tụng
cụ thể (Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán …)
Khoản 2 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thủ tục trả lại đơn bắt buộc cần phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện Nhưng văn bản kèm theo này lại không có quy định là phải theo hình thức nào? Quyết định theo quy trình tố tụng hay Công văn mang tính chất thông báo và ai sẽ là người
ký văn bản này ?
Theo điều Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự thì người nhận và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện là thuộc trách nhiệm của Chánh án Tòa án, nên người ký văn bản trả lại đơn khởi kiện chỉ có thể là Thẩm phán
Và Điều 171 về thụ lý vụ án cũng quy định "…nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho người khởi kiện …" cũng không rõ chức danh nào có trách nhiệm phải thông báo cho người
khởi kiện
Tóm lại, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay còn chưa quy định rõ ràng trách nhiêm của các chủ thể tham gia vào các quan hệ luật pháp trong giai đoạn "tiền thụ lý": (Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký …) Nhận đơn khởi kiện; Xem xét có thụ lý hay không thụ lý đơn khởi kiện; Thông báo cho nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu không đủ điều kiện thụ lý
vụ án Bởi vậy, cần có những quy định chi tiết cụ thể, phân rõ trách nhiệm cho từng chủ thể trong giai đoạn tố tụng này
● Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định Chánh án Tòa án là người giải quyết việc khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện Nếu trong trường hợp hồ sơ
vụ kiện có căn cứ pháp luật và việc khởi kiện đó là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, nhưng do một lý do nào đó (áp dụng sai pháp luật, định kiến, do có mối quan hệ với phía bị đơn…) mà Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện vẫn căn
cứ điểm a, khoản 2 Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự để “Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện” Khi đó thì người khởi kiện có quyền khiếu nại tiếp hay không?
Ai sẽ là người giải quyết khiếu nại đó? Trình tự giải quyết như thế nào?
Trang 10Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn trước đây chưa có quy định về vấn đề này Nhưng thực tiễn vẫn xảy ra, bởi vậy Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 đã có sửa đổi điều 170 Theo đó, trong thời hạn bảy ngày làm việc từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, thì người khởi kiện có quyền kiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được kiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ phải quyết định: giữ nguyên việc trả lại đơn; hoặc yêu cầu Tòa cấp sơ thẩm nhận lại đơn và tiến hành thụ lý vụ án
Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định Sau khi thụ lý
vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến tòa án để xác minh và hòa giải; đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải sẽ được hoàn thiện
hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa Việc thụ lý vụ án dân sự đã được quy định khá chi tiết về trình tự thủ tục, nhưng vẫn còn có nhiều trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện do thiếu hoặc làm sai trình tự Điều này xảy ra một phần bởi vì người dân chưa có kiến thức pháp lý, cũng như cán bộ pháp lý còn chưa có trình
độ chuyên môn cao; làm cho việc giải quyết vụ việc kéo dài không đáng có Bởi vậy, cần có sự tuyên truyền pháp luật một cách sâu rộng cho người dân, cũng như cần tổ chức học tập nâng cáo trình độ của các cán bộ pháp lý; để từ đó có thể tiến tới giải quyết vụ việc một cách nhanh gọn, chính xác, đúng pháp luật