1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập Sóng Thần

73 2,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 6,55 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp KCN Sóng Thần II CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 2 1.1: Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Sóng Thần II. 2 1.2: Giới thiệu về Nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II 2 1.3. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại các nhà máy trong KCN Sóng Thần II 2 1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự 2 1.4.1: Sơ đồ tổ chức 2 1.4.2: Phân nhiệm cơ cấu tổ chức 2 1.5. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2 1.5.1. An toàn lao động 2 1.5.2. Vệ sinh công nghiệp 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 2 2.1. Các phương pháp xử lý 2 2.1.1. Phương pháp cơ học 2 2.1.2. Xử lý sinh học 2 2.1.3. Các thiết bị lọc 2 2.1.4. Phương pháp hóa học 2 2.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng 2 2.3. Một số khu công nghiệp ứng dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam 2 2.3.1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Cụm công nghiệp Duyên Thái 2 2.3.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Bình 2 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 2 3.1: Nguồn gốc phát sinh và đặc trưng của nước thải 2 3.1.1: Nguồn gốc phát sinh và thành phần nước thải 2 3.1.2: Đặc trưng của nước thải 2 3.2. Quy trình công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR 2 3.2.1. Sơ đồ khối 2 3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ 2 3.3. Quy trình công nghệ AEROTANK 2 3.3.1 Sơ đồ khối 2 3.3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ. 2 3.4. Các công trình đơn vị 2 3.4.1. Hầm tiếp nhận 2 3.4.2. Sàng rác tinh 2 3.4.3: Bể điều hòa. 2 3.4.4. Bể trung hòa 2 3.4.5. Bể xử lý sinh học hiếu khí gián đoạn SBR 2 3.4.6. Bể xử lý sinh học hiếu khí liên tục Aerotank 2 3.4.7. Lắng cao cấp 2 3.4.8. Bể chứa bùn 2 3.4.9. Máy ép bùn 2 3.4.10. Bồn hấp phụ than hoạt tính 2 3.4.11. Mương khử trùng 2 3.4.12. Hầm chứa nước sạch 2 3.4.13. Trạm quan trắc tự động 2 3.5. Các thiết bị sử dụng trong NMXLNT KCN Sóng Thần II. 2 CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 2 4.1. Điều kiện vận hành 2 4.2. Các bước vận hành 2 4.3. Sự cố và biện pháp khắc phục 2 4.3.1. Bơm hư hỏng 2 4.3.2. Sàng không lọc được rác 2 4.3.3. Hiệu suất xử lý giảm 2 4.3.4. Bùn lắng kém và có mùi 2 4.3.5. Đối với máy ép bùn 2 CHƯƠNG 5. HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA NHÀ MÁY 2 5.1. Tần suất lấy mẫu 2 5.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm 2 5.3. Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau xử lý. 2 CHƯƠNG 6. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ HÓA CHẤT 2 6.1. Năng lượng điện 2 6.2. Lượng hóa chất sử dụng 2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2  KẾT LUẬN 2  KIẾN NGHỊ 2 PHỤ LỤC 2 Phụ lục 1 – Bộ tiêu chuẩn thải của các doanh nghiệp thành viên trong khu công nghiệp Sóng Thần II 2 Phụ lục 2 – Lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Sóng Thần II Tháng 6 và Quý II năm 2014 2 Phụ lục 3 – QCVN 40:2011BTNMT 2 Phụ lục 4 – Kết quả quan trắc nước thải tự động tháng 6 năm 2014 của Khu công nghiệp Sóng Thần II 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 1.1: Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Sóng Thần II.

- Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam

- Địa chỉ: 1765 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp An, Thành phố Thủ Dầu Một

- Điện thoại: (84.065)3845845 – 3845878- 3829605

- Fax: (08.065) 3512391 – 3845804 – 3821734

Trang 2

- Website: www.laccanhdainamvanhien.vn

- E-mail: hd.group@hcm.vnn.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ kinh doanh: số 3700147268 đăng ký lần đầu ngày27/03/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, thay đổi lần thứ 34 ngày24/08/2010

- Ngành nghề đăng ký đầu tư/ kinh doanh: hoạt động du lịch, kinh doanh địa ốc, nhàxưởng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị,…

- Quyết định thành lập: số 796/TTg ngày 26/02/1996 của Thủ tướng Chính Phủ về việcđầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Sóng Thần II,tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương

- Quyết định phê duyệt quy định chi tiết khu công nghiệp: số 1199/QĐ-BXD ngày24/09/2002 của Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết KCNSóng Thần I và II, tỉnh Bình Dương; số 958/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của UBND

về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương

Bảng 1.1: Cơ cấu sử dụng đất trong KCN Sóng Thần II

Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp 194.74 69.73

Đất xây dựng công trình điều hành và dịch vụ 22.85 8.18

Đất công tình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 0.55 0.20

( Nguồn: Nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II)

- Địa chỉ Khu công nghiệp: phường Dĩ An và phường Tân Đông Hiệp, Thị xã Dĩ An,tỉnh Bình Dương

- Vị trí địa lý: cách sân bay Tân Sơn Nhất 12 Km, cảng ICD Sóng Thần 1 Km; Tân Cảnh9,5 Km; cảng Sài Gòn 15Km, TPHCM 15 Km

Trang 3

- Tổng vốn đầu tư: 423.28 tỷ đồng.

- Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 217.59 ha

- Tính chất: khu công nghiệp

- Hạ tầng kỹ thuật: hoàn chỉnh

- Nhà máy xử lý nước thải tập trung: công suất 4.000 m3/ ngày

- Năm đi vào hoạt động: 1996

- Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 375.557 tỷ đồng

- Diện tích cho thuê lại: 209.98 ha, đạt tỷ lệ lấp kín 96.5%

- Giá cho thuê đất: 37.5USD/m2/năm, với diện tích 442 ha

Hình 1.1: Khu Công nghiệp Sóng Thần

• Vị trí thuận lợi

Vùng đất cực Nam tỉnh Bình Dương, giáp với TP.Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Việt Nam Khu Công Nghiệp Sóng Thần II nằm cách trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa 15 Km, TP Vũng Tàu 100 Km Gần các đầu mối giao thông chính nối liền các vùng miền Nam, Việt Nam: các quốc lộ 1, 13 và 51, đường xuyên Á, ga Sóng Thần và đường sắt Bắc – Nam Cách sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Biên Hòa 15 Km, cảng Sài Gòn và Tân Cảnh (cảnh song) 12 Km, cảng Vũng Tàu (cảnh biển) 100 Km Nằm giữa 3 cụm dân

cư lớn khoảng 250.000 dân: Thủ Đức, Dĩ An và Lái Thiêu (cách 3 Km) là nguồn cung ứng lao động cho Khu Công Nghiệp

• Đặc điểm

Trang 4

- Độ cao so với mặt nước biển: 32m, không có động đất.

- Độ ẩm trung bình/năm: 83.83%

- Nhiệt độ trung bình/năm: 24.60C

- Lượng mưa trung bình/năm: 1846.7mm

- Độ nén của đất: 2kg/cm2

• Các loại hình kinh doanh

- May mặc, giày dép, sản phẩm da, lông thú, len, dụng cụ thể thao

- Chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, các sản phẩm mây tre lá

- Sản xuất sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các sản phẩm bao bì đóng gói

- Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm đồ điện, điện tử, máy móc, thiết bị vậnchuyển

- Các ngành công nghiệp chế biến khác

• Cơ sở hạ tầng

- Trạm cấp điện 110/22KW: 40MVAx2

- Nhà máy nước Tân Ba: 50.000m3/ ngày (giai đôạn 1)

- Hệ thống đường đảm bảo tải trọng 30 tấn

- Đáp ứng mọi thông tin liên lạc từ Bưu cục Sóng Thần

- Nhà máy xử lý nước thải 12.000 m3/ ngày

- Mặt bằng được san lấp đảm bảo thoát nước xây dựng

- Bệnh viện 200 giường

- Khu dân cư đô thi 77 ha

- Kho Tân Cảnh (cảng khô): 50 ha

1.2: Giới thiệu về Nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II

- Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam

- Địa chỉ: đường DT 743, KCN Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Nhà máy được thành lập nhằm xử lý nguồn nước thải từ các Công ty trongKCN Sóng Thần II đổ về qua hệ thống cống thu gom khép kín, được đưa vào hoạtđộng từ tháng 10 năm 2002 Với diện tích trên 5.000 m2, trước đây nhà máy hoạt độngvới công suất 4.000 m3/ NGĐ với 3 bể SBR (thể tích mỗi bể là 1.200 m3 và công suất

xử lý mỗi bể là 700 m3/ mẻ, ngày 3 mẻ) Sau đó nhà máy mở rộng công suất xây dựngthêm 2 bể SBR có cùng kích thước và công suất với các bể SBR cũ nâng công suấthoạt động của nhà máy lên 6.700 m3/NGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải củaKCN Hiện nay với công suất hoạt động của nhà máy là 9000m3/ngày đêm, nhà máychuyển đổi từ bể SBR gián đoạn thành bể Aerotank hoạt động liên tục, nhằm đáp ứngđược nhu cầu của KCN

Trang 5

Hình 1.2: Nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II.

Nước thải sau khi xử lý đạt loại B QCVN 40:2011/BTNMT và đưa vào nguồntiếp nhận là kênh Ba Bò Kênh Ba Bò có chiều dài khoảng hơn 1700 m nằm xuyên qua

2 địa phận là Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh Kênh bắt nguồn từ KCN Đồng

An, thuộc xã Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chảy xuống phường BìnhChiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tiêu thoát nước tự nhiên cholưu vự lớn hơn 1500 ha thuộc tỉnh Bình Dương và 1500 ha thuộc TP Hồ Chí Minh(hơn 3000 hộ dân)

1.3 Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại các nhà máy trong KCN Sóng Thần II

Những công ty trong KCN Sóng Thần II hầu hết đều có hệ thống xử lý sơ bộ vàphải xử lý đạt tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn chất thải của các doanh nghiệp thành viêntrong KCN trước khi đưa vào đường ống chung đề về nhà máy xử lý nước thải tậptrung của KCN Tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sóng Thần II nướcthải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011/BTNMT (thay thế cho QCVN24:2009/BTNMT), (phụ lục 1 – bộ tiêu chuẩn thải của các doanh nghiệp thành viêntrong KCN Sóng Thần II) Thành phần cơ bản của nước thải trong KCN chủ yếu từ 3ngành chủ yếu là: thực phẩm, dệt nhuộm, xi mạ

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đã hoàn thành xong việc đầu nối nước thải baogồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt là 102 doanh nghiệp (phụ lục 2 –bảng lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần II)

Trang 6

1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự

1.4.1: Sơ đồ tổ chức

Hình 1.4.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự

1.4.2: Phân nhiệm cơ cấu tổ chức

• Quản lý: quản lý chung nhà máy

• Tổ thí nghiệm và vi sinh

- Theo dõi, nuôi cấy vi sinh

- Phân tích mẫu nước, kiểm tra chất lượng nước trước và sau khi xử lý

- Phối hợp với tổ chức vận hành để đưa ra các phương pháp xử lý nước

 Tổ quản lý doanh nghiệp và kiểm tra môi trường

- Theo dõi lượng nước hằng ngày của các doanh nghiệp

- Quản lý cơ sở hạ tầng của KCN

- Phối hợp với tổ quản lý doanh nghiệp kiểm tra, khảo sát trước và sau khi đầu nối ốngnước thải của nhà máy với ống chung của cả KCN

- Tổng hợp tài liệu, tình hình của các doanh nghiệp cho ban Giám đốc làm việc

 Tổ vận hành và văn phòng

- Vận hành nhà máy xử lý nước thải

- Đưa ra phương pháp vận hành

- Bảo trì sửa chữa hệ thống NMXLNT

- Tổng hợp lưu trữ các hồ sơ chứng từ thuộc NMXLNT

- Kế toán nội bộ NMXLNT

1.5 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

1.5.1 An toàn lao động

- Dụng cụ lao động và bảo hộ lao động được trang bị đầy đủ

- Phòng thí nghiệm: có đeo găng tay và khẩu trang để tránh các chất độc hại có trongmẫu thử và nước thải

- Trong hệ thống bể có lắp đặt hệ thống lan can đầy đủ nhằm tránh tình trạng sơ ý bị rơixuống hồ; các hố, lỗ đặt các dụng cụ ngầm đều được đặt ở những nơi quy định

- Môi trường lao động của nhân viên an toàn, thông thoáng

QUẢN LÝ

TỔ THÍ NGHIỆM VI

SINH

TỔ VẬN HÀNH

TỔ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Trang 7

1.5.2 Vệ sinh công nghiệp

 Thiết bị

- Bôi trơn các thiết bị bằng dầu nhớt 1 lần/ tuần

- Châm dầu nhớt 1 lần/ tháng

 Công trình xử lý

- Nạo vét hầm tiếp nhận 1 lần/ năm

- Thay than trong bồn hấp phụ than hoạt tính 2 lần/ năm

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 2.1 Các phương pháp xử lý

Giữ vai trò là nhà máy xử lý tập trung, NMXLNT KCN Sóng Thần II sử dụng côngnghệ bùn vi sinh lơ lửng kết hợp với một số biện pháp lắng cơ học

2.1.1 Phương pháp cơ học

Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng Để tách cácchất này ra khỏi nước thải, nhà máy thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọcqua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm

và lọc Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải

và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp

2.1.1.1 Song chắn rác thô

Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý nước thải trước hết phải qua song chắn rác Tại đây,các thành phần có kích thước lớn như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon,… đượcgiữ lại nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn Đây là bước quan trọngnhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được chia thành các loại thô, trung bình vàmịn song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 50 – 100 mm và song chắn

Trang 8

rác mịn có khoảng cách từ 10 – 25 mm Theo hình dạng có thể phân thành song chắnrác và lưới chắn rác Song chắc rác cũng có thể đặt di động hoặc cố định.

2.1.1.2 Lắng

Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải Theo chức năng,

bể lằng được chia thành hai loại chình là bể lắng cát và bể lắng cao cấp

2.1.2 Xử lý sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạtđộng của vi sinh vật có tác dụng phân hóa những chất hữu cơ Do kết quả của quá trìnhsinh hóa phức tạp mà những chất bẩn hữu cơ được khoáng hòa và trở thành nước,những chất vô cơ và những chất khí đơn giản

Nhiệm vụ của công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điềukiện sống và hoạt động của các vi sinh hay nói cách khác là đảm bảo điều kiện để cácchất hữu cơ phân hóa được nhanh chóng

2.1.2.1 Xử lý sinh học hiếu khí gián đoạn SBR

Quá trình hoạt động gồm 4 giai đoạn cơ bản

 Giai đoạn làm đầy:

Nước thải được cung cấp vào 5 bể SBR từ bể trung hòa trong khoảng 1,5 giờ Khimực nước đạt độ cao nhất định, sẽ ngưng việc bơm nước

 Giai đoạn phản ứng:

Tiến hành sục khí liên tục trong 5 giờ (kể cả thời gian làm đầy do trong lúc làmđầy có sục khí) vào các bể nhằm cung cấp oxi cần thiết cho quá trình xử lý các chấthữu cơ Sục khí để tiến hành quá trình thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vàonhư BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH,… để có thể tạo bông bùn hoạttính hiệu quả cho quá trình lắng sau này

Nếu vi sinh không tốt (đánh giá sơ bộ màu sắc của hỗn hợp bùn, xác định chínhxác bằng việc lấy mẫu bùn để phân tích), người vận hành sẽ bơm một phần bùn từ bểchứa bùn dư hoặc bổ sung thêm chất dinh dưỡng nhằm tăng lượng vi sinh trong các bể

 Giai đoạn lắng:

Các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình diễn ra trong môi trường hoàn toàn.Thời gian lắng bùn khoảng 1,5 giờ

 Giai đoạn xả nước ra:

Nước đã lắng sẽ được tiến hành quá trình tháo nước trong 1 giờ bắng hệ thốngdecanter, hệ thống thu nước tháo ra đến giai đoạn khử tiếp theo, đồng thời trong quátrình này bùn dư cũng được tháo ra

Trang 9

Ngoài 4 giai đoạn trên, còn có thêm pha chờ, thực ra là thời gian chờ nạp mẻ tiếptheo

2.1.2.2 Xử lý sinh học hiếu khí liên tục Aerotank

Phương pháp xử lý:

Xử lý sinh học hiếu khí liên tục: quá trình xử lý sinh học hiếu khí xảy ra khi có mặtoxy, thực chất của quá trình là lợi dụng sự sống và hoạt động của vi sinh vật để thựchiện các dạng phân hủy khác nhau Sự phân hủy hữu cơ thường kèm theo sự thoát khídưới tác dụng của các enzim do vi khuẩn tiết ra Nhiệm vụ của công trình xử lý nướcthải bằng phương pháp sinh học là tạo điều kiện sống và hoạt động tốt nhất cho các visinh vật để chúng phân hủy các chất hữu cơ một cách nhanh chóng

 Quy trình hoạt động

Nước thải từ bể điều hòa được đưa liên tục vào bể Aerotank Bùn từ bể lắng caocấp tuần hoàn một phần về lại Aetrotank Sục khí liên tục trong 2 giờ vào các bể nhằmcung cấp oxy cần thiết cho quá trình xử lý các chất hữu cơ Sục khí và tiến hành quátrình thí nghiệm để kiểm tra các thông số đầu vào như DO, BOD, COD, N, P, cường

độ sục khí, pH, nhiệt độ,… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trìnhlắng sau này

Vi sinh trong môi trường hiếu khí sẽ sử dụng cơ chất cho trong nước thải làmnguồn dinh dưỡng để vi sinh vật tăng trường và phát triển Trong thời gian hoạt độngnếu vi sinh vật khồn tốt (đánh giá sơ bộ qua màu sắc của hỗn hợp bùn, xác định chínhxác bằng việc lấy mẫu bùn để phân tích), người vận hành sẽ bơm một phần bùn từ bểchứa bùn dư hoặc bổ sung thêm chất dinh dưỡng (4 bao phân bò và 15 kg mật rỉ) nhằmtăng lượng vi sinh trong các bể

Các thiết bị sục khí ngưng hoạt động khoảng 1,5 giờ sau mỗi 2 giờ hoạt động

Nước cấp vào và nước ra khỏi bể Aeretank và bể lắng vẫn liên tục

 Các quá trình sinh học diễn ra trong bể Aeretank

Hấp thụ các chất hữu cơ lên bề mặt bùn hoạt tính và khoáng hóa các chất dễ bịoxy hóa với sự tiêu thụ oxy mãnh liệt

Oxy hóa bổ sung các chất hữu cơ khó phân hủy, tái sinh bùn hoạt tính, ở giaiđoạn này oxy được tiêu thụ chậm

Quá trình phân hủy hiếu khí cơ chất đầu vào và nitrat hóa

Quá trình được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng, khi điều kiệncấp khí và chất nền được đảm bảo trong bể sẽ diễn ra các quá trình sau:

- Oxy hóa các chất hữu cơ

()O2 CO2 + H2O

Trang 10

- Tổng hợp sinh khối tế bào:

+ + (C5H7NO2)n + n(CO2 + H2O

- Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):

(C5H7NO2)n + 5NO2- 5nCO2 + 2nH2O + nNH3

- Quá trình nitrit hóa

2NH3 + 3O2 2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn nitrosomonas)

(2NH4 + 3O2 2NO2- + 4H+ +2H2O)

2NO2- + O2 2NO3- (vi khuẩn nitrobacter)

- Tổng phản ứng oxy hóa amoni:

2.1.4 Phương pháp hóa học

2.1.4.1 Trung hòa

Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6,5 – 8,5trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo Trung hòanước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:

- Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm

- Bổ sung các tác nhân hóa học

Trang 11

- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa

- Hấp thụ khí acid bằng nước kiền hoặc hấp thụ amoniac bằng nước acid

2.1.4.2 Hấp phụ

Hiện nay, nhà máy đang áp dụng phương pháp Clo hóa, nước thải được khử trùngbằng NaClO với nồng độ 30% Đây là chất oxy hóa mạnh có tác dụng khử trùng, cácphản ứng xảy ra như sau:

NaClO + H2O NaOH + HclO

HClO = H+ + ClO

-Sự có mặt của ion ClO- tạo ra môi trường axit tiêu diệt vi khuẩn Mặt khác axithypocloro rất yếu, dễ phân hủy thành axit clohydric và oxy nguyên tử tự do có tácdụng diệt khuẩn

HClO = HCl + O

Lượng Clo cần dùng để khử trùng nước thải được tính theo công thức sau:

Vmax = a × Qmax (g/h)Trong đó:

a: liều lượng Clo hoạt tính (g/m3)

Qmax: lưu lượng nước thải lớn nhất (m3/h)Lượng NaClO khử trùng được tính theo công thức:

Xmax = (g/h)Lượng tối đa của dung dịch NaClO được tính theo công thức:

= Với CNaClO là nồng độ của dung dịch NaClO (g/l)

Trang 12

2.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí mặt bằng

Trang 13

2.3 Một số khu công nghiệp ứng dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam

2.3.1 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Cụm công nghiệp Duyên Thái

Hình 2.3.1: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Cụm công nghiệp Duyên Thái

Trang 14

Mô tả công nghệ

Nước thải sinh hoạt từ Khu công nghiệp được tách riêng với nước mưa theo hệ

thống thoát nước bẩn tập trung về bể tiếp nhận (TK – 101) của trạm xử lý nước thải tậptrung với lưu lượng trung bình 8,5 – 12,5 m3/giờ Sau đó nước thải được bơm vào bể điều hòa bằng 2 bơm cấp 1 (P – 01), tại bể điều hòa dung dịch NaOH cũng được châm vào bể để nâng pH của nước thải (chỉ hoạt động khi pH < 6) Bể điều hòa (TK – 102)

có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải Bể điều hòa được bố trí một

hệ thống sục khí nhằm tạo sự xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy

kỵ khí trọng bể này, tạo môi trường đồng nhất cho dòng thải trước khi qua các bước xử

lý tiếp theo Nước thải từ bể điều hòa sẽ được 2 bơm cấp 2 (P – 02) bơm sang bể lắng I (TK - 103) để loại bỏ sơ bộ các loại cặn lắng, sau đó nước thải sẽ tự chảy vào bể xử lý sinh học hiếu khí kết hợp lơ lửng bùn hoạt tính Aerotank TK – 104 Phần cặn lắng ở đáy bể lắng I sẽ được bơm bùn dư bơm về bể nén bùn TK – 107

Trong bể Aerotank (TK – 104), quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra nhờ vào lượng oxy hòa tan trong nước, một lượng oxy thích hợp được cung cấp cho bùn hoạt tính để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ được sử dụng để duy trì sự sống của vi khuẩn, vì vậy chỉ có một lượng nhỏ bùn hoạt tính được sinh ra

Từ ngăn Aerotank, nước thải sau xử lý được dẫn về bể lắng II (TK – 105), ở đây sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã qua xử lý sinh học

Từ bể lắng II, sau khi nước thải được tách cặn thì phần cặn sẽ được dẫn về bể nén bùn (TK – 107), phần nước trong bên trên tiếp tục chảy qua bể khử trùng (TK – 106), tại đây nước thải sẽ được tiếp xúc với hóa chất Chlorine theo dòng chảy Ziczac nhằm tạo thời gian tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng nhằm loại bỏ vi sinh vật gâyhại có trong nước thải Nước thải sau khi xử lý luôn đạt quy chuẩn xả thải Giá trị C, cột

B, QCVN 24 – 2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường

Trang 15

2.3.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Bình

Bơm nước

 polymer

Hình 2.3.2: Quy trình xử lý nước thải KCN Tân Bình

Mô tả quy trình

Hệ trống xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Bình trước khi về nhà máy xử lý,được tập trung về 3 trạm trung chuyển bằng 3 đường ống Từ 3 vị trí này nước thải

Bể gomTách rác thô

Nước thải đầu vào

Thùng chứaNước tuần hoàn

Công ty thugom rác

Dd H 2 SO 4

Công ty thu gomCTR

Bánh bùnMáy nén bùn

Bể điều hòa

Bể tách dầu

Thùng chứaLọc rác tinh

Bơm bùn

Chlorine

Trang 16

được tập trung về 2 hố gas, từ đó sẽ vào bể thu gom nước thải của hệ thống xử lý.Nước thải vào bể thu gom phải qua song chắn rác thô với kích thước khe là 10mm Tạiđây các loại rác có kích thước lớn được giữ lại và thu gom bằng phương pháp thủ công,sau đó rác được chuyển đến bãi rác chung của KCN.

Nước thải từ bể thu gom được đưa lên thiết bị lọc rác tinh nhờ 3 máy bơm Cả 3bơm đều lắp van 1 chiều để ngăn không cho nước trở lại khi máy không hoạt động, mặtkhác tại đây cũng lắp đồng hồ điện tử ghi lại lượng nước đã bơm trong suốt thời gianhoạt động Do bể thu gom có mùi phát sinh từ nước thải chưa xử lý nên phải có nắpđậy để hạn chế mùi

Nước từ bể gom đi qua thiết bị lọc rác tinh với kích thước khe là 0.75mm; Ở đây,một phần chất rắn lơ lửng được giữ lại, nước sẽ tự chảy vào bể tách dầu mỡ nhờ bố tríchênh lệch về độ cao

Dầu mỡ dược tách ra ở lớp trên mặt nước thải vào máng bằng máy gạt, dầu mỡ saukhi tách ra khỏi nước thải được chứa trong các can nhựa và để trong nhà chứa chất thảinguy hại Sau đó nước thải tự chảy vào bể điều hòa

Tại bể điều hòa, đầu dò pH sẽ kiểm tra pH nước thải, nếu giá trị pH không nằmtrong giá trị cho phép thì nó sẽ báo hệ thống điều chỉnh cho bơm NaOH hay HCl vào

bể tách dầu để trung hòa pH ở ngưỡng trung bình (pH = 6.5 – 7.5) Trong bể điều hòa

có thiết bị khuấy trộn chìm Máy khuấy hoạt động liên tục để điều hòa nồng độ đầuvào, ngăn không cho quá trình lắng xảy ra Nước trong bể luôn luôn xáo trộn làmthoáng dòng nước chứa trong bể và cân bằng nồng độ trước khi đi qua bể lọc sinh họchiếu khí SBR Đây là tiền xử lý của SBR Bơm chìm được sử dụng để vận chuyểnnước thải qua bể SBR

Tiếp đến nước từ bể điều hòa được bơm qua bể SBR và trải qua 5 giai đoạn:

Trang 17

Điều nước thải vào bể SBR theo từng mẻ một, hai bể này hoạt động luân phiênnhau tạo thành một quy trình xử lý liên tục của hệ thống Khi thời gian điều nước kếtthúc thì chuyển sang giai đoạn sục khí, nhằm mục đích cung cấp oxy cho các vi sinhvật trong bể SBR và mục đích khác là nhằm khuấy trộn đều hỗn hợp bùn hoạt tính vớinước thải Các quá trình xảy ra:

• Oxy hóa các chất hữu cơ

Chất hữu cơ + O2 -> CO2 + H2O

• Tổng hợp sinh khối tế bào

Chất hữu cơ + NH3 + O2 -> Sinh khối tế bào + CO2 +H2O

• Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)

Sinh khối tế bào + O2 -> CO2 + H2O + NH3

• Quá trình nitrit hóa

2NH3 + 3O2 -> NO3- + 2H + 2H2O (Vi khuẩn nitrosomonas)

2NH4 + 3O2 -> 2NO2- + 4H+ + 2H2O

• Quá trình nitrat hóa

2NH3 + 3O2 -> NO3- + 2H+ + 2H2O (Vi khuẩn nitrosomonas)

2NH4+ + 3O2 -> 2NO2- + 4H+ + 2H2O

2NO2- + O2 -> 2NO3- (Vi Khuẩn nitrobacter)

• Tổng phản ứng oxy hóa amoni

NH4+ + 2O2 -> NO3- +2H+ + 2H2O

Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, yêu cầu về mức độ

xử lý Khi thời gian sục khí kết thúc, là giai đoạn lắng, bùn sẽ lắng trong điều kiện tĩnh.Trong điều kiện này, quá trình phản ứng nitrat xảy ra:

NO3- -> NO2- + ½ O2

NO2- -> ½ N2 + O2

Các bông bùn nặng sẽ lắng xuống với tốc độ nhanh trong suốt giai đoạn lắngtrước khi bắt đầu giai đoạn chắt nước Nước sau khi chắt sẽ đi vào bể khử trùng Trongkhi đó bùn lắng xuống chuyển đến bể chứa bùn bằng bơm chìm trong những phút cuối

ở giai đoạn chắt nước

Nước thải sau khi xử lý ở bể SBR xả vào bể khử trùng để diệt vi khuẩn gâybệnh Trong bể này, Chlorine châm vào bể với liều lượng xác định tùy thuộc vào nướcthải dòng ra để khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận Quá trình diệt vi khuẩn xảy

ra qua 2 giai đoạn Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi sinh,sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn

Trang 18

đến sự diệt vong của tế bào… tốc độ của quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chấtkhử trùng và nhiệt độ nước tăng đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chấtkhử trùng, vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn quá trình phân ly.Tốc độ khử trùng bị chậm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lững

và các chất khử khác

Bùn dư tại bể SBR với độ ẩm của bùn khoảng 80 – 90%, bơm đến bể nén bùnnhằm cô đặc bùn sơ bộ đến độ ẩm 5 – 10% Nước tách từ bùn tự chảy về hố thu gom,bùn nén sẽ bơm đến máy ép bùn bằng bơm Phần nước sinh ra trong quá trình ép bùntrong mương chảy lại bể thu gom Bùn sau khi ép giao cho công ty SXDVMT Đất Mới

xử lý

Hệ thống xử lý giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thốngSCADA (Phần mềm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) với màn hình cảm ứng đặttrong phòng điều hành

Ngoài ra vấn đề mũi cũng giải quyết triệt để Vận dụng phương pháp sinh học

đó là khuấy dộng và cung cấp oxy, làm thoáng dòng nước trong bể điều hòa, làm giảmnồng độ mùi Hệ thống khuấy trộn hiệu quả cho việc khử mùi và hợp chất mùi dễ bayhơi Đây là bước đầu tiên của quy trình nhằm loại bỏ mùi gây ra do H2S, khí CO2 hòatan và các hợp chất hữu cơ gây mùi Bên cạnh đó các bể thu gom, bể điều hòa, bể nénbùn thiết kế bằng bê-tông cốt thép có nắp đậy kín và ống thu khí để hạn chế mùi

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY XỬ

LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN II 3.1: Nguồn gốc phát sinh và đặc trưng của nước thải

3.1.1: Nguồn gốc phát sinh và thành phần nước thải

 Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng KCN sẽ cuốn theo đất đá, cặn bã, dầu mỡ rơixuống hệ thống thoát nước Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trongkhu vực và các vùng lân cận

 Nước thải sinh hoạt

Trang 19

Chiếm thành phần chủ yếu trong nước thải của KCN, nước thải sinh hoạt có nguồngốc từ bếp ăn của các canteen trong KCN, từ các nhà vệ sinh của các nhà máy đượcthải ra hệ thống cống thoát chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất được đưa

về nhà máy xử lý nước thải tập trung

Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy khácao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy,…; các chấthữu cơ như các chất bài tiết của con người và động vật, xác động vật; các chất vô cơnhư đất sét, cát, muối, acid, dầu khoáng,… Một lượng lớn vi sinh vật như vi khuẩn,virut, rong, tảo, nấm, trứng giun sán,… có khả năng gây nên dịch bệnh

 Nước thải sản xuất

Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy, có thể chứa các kim loại, cáchợp chất vô cơ khó phân hủy trong thời gian ngắn Vì tính chất và đặc điểm phức tạp

về thành phần, tính chất và lưu lượng của dòng thải mà nước thải sản xuất được quantâm nhiều nhất trong các nguồn nước thải công nghiệp Mỗi loại hình công nghiệp đều

có đặc trưng về thành phần, tải lượng ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc

xử lý phải khác nhau trong KCN Sóng Thần II, những nhà máy có thành phần chất cácchất ô nhiễm cao đều có hệ thống xử lý cục bộ của nhà máy trước khi xả thải vào hệthống xử lý chung của toàn khu

Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của một vài nhà máy

là vấn đề hết sức nan giải, các nguồn nước thải đã được thải ra hệ thống thoát nướcchung không qua xử lý hoặc xử lý không đạt gây ảnh hưởng đến nơi tiếp nhận củaKCN

3.1.2: Đặc trưng của nước thải

 Nguồn nước thải đầu vào

Nguồn nước thải đầu vào NMXLNT tập trung KCN Sóng Thần II chủ yếu gồm 3ngành nghề sản xuất là thực phẩm, dệt nhuộm và xi mạ; và phải đạt theo tiêu chuẩn Bộtiêu chuẩn thải của các doang nghiệp thành viên trong KCN Sóng Thần II

Bảng 3.1.2: Bảng tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu vào

Trang 20

2 pH - 5.5 – 9

( Nguồn: Nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II)

Tuy nhiên chất lượng nước này không ổn định Chất rắn lơ lửng ngày rất caokhoảng 300 mg/l, COD khoảng 1200 mg/l Nguyên nhân là một số nhà máy trongKCN đã không xử lý trước khi thải ra hệ thống cống chung của KCN

 Chất lượng nước đầu ra

Sau khi xử lý, nước đầu ra của NMXLNT đạt loại B QCVN 40:2011/BTNMT(phụ lục 3 – bảng lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần II)

Trang 21

3.2 Quy trình công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR

Trang 22

3.2.1 Sơ đồ khối

Trang 23

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ SBR

3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp theo hệ thống đường ống thugom nước thải chảy về bãi tiếp nhận của khu xử lý Cao độ của bể tiếp nhận được thiết

Trang 24

kế để thu nhận nước từ toàn khu công nghiệp đổ về Đầu tiên nước được tách các vậtthể lớn bằng song chắn rác thô (khoảng cách giữa 2 song là 50 mm) nhằm loại bỏ ráclớn Nước được chảy tiếp qua bể lắng cát, tại đây các hạt cát có kích thước lớn hơn 3

mm được giữ lại Sau đó nước thải được 2 bơm chìm đưa lên sàng rác xoay có kíchthước 1 mm để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 mm

Nước thải sau khi lọc rác sẽ được đưa vào bể điều hòa có thể tích lớn Tại đâykết hợp với việc sục khí chống cặn lắng, nước thải sẽ đạt được độ ổn định về chấtlượng cũng như khối lượng nhằm tránh trường hợp biến động đến các khâu xử lý tiếptheo

Để ổn định pH, nước thải từ bể điều hòa được đưa qua bể trung hòa Bể này baogồm: bể khuấy trộn (phản ứng), thiết bị đo pH (pH controller) và các hóa chất (NaOH,

H2SO4) Sau khi qua bể trung hòa nước thải về cơ bản đã đạt pH thích hợp cho quátrình xử lý sinh học kế tiếp

Nước từ bể trung hòa được bơm vào 5 bể SBR, mỗi bể được trang bị máy thổikhí, bơm tuần hoàn bùn, bơm hút bùn dư, phao lấy nước bề mặt Phương pháp xử lý ở

bể SBR là phương pháp xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ Gồm 5 giai đoạn:

- Khâu cung cầu nước: thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào khối lượng nước thải đượcbơm vào bể Trong quá trình bơm, nước thải được khuấy trộn đều với bùn hoạt tínhtrong bể cho đến khi đầy

- Khâu sục khí kéo dài: các quá trình sinh học xử lý nước thải chủ yếu xảy ra trong giaiđoạn này Nước thải được sục khí, khuấy trộn nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật thựchiện oxy hóa các chất trong nước thải Tất cả mọi điểm trong bể đều như nhau Cácchất hữu cơ trong nước được các vi sinh vật sử dụng làm nguồn carbon, nguồn nănglượng phục vụ cho việc tăng sinh khối hay các hoạt động của chúng

- Khâu lắng: bể SBR được để lắng tự nhiên dưới tác động của trong lực Bùn hoạt tính sẽlắng xuống đáy bể Việc lắng bùn rất quan trọng để tránh tình trạng COD của nước cao

do chính nguồn vi sinh vật trong nước đã xử lý gây ra

- Khâu xử nước đã xử lý: nước sau khi lắng được xả xuống bể trung gian bằng phao lấynước, phần nước bên dưới được lấy đi còn lại phần bùn hoạt tính phía dưới dành cho

mẻ xử lý tiếp theo

- Khâu chờ: bể SBR ở trạng thái chờ nước, sẵn sàng cho mẻ xử lý tiếp theo

Nước thải sau khi xử lý được đưa vào bể đệm Nước từ bể đệm được đưa qua hệthống lọc phần cặn lơ lửng còn lẫn trong nước

Trang 25

 Vi lọc: nước đã qua xử lý sinh học đi qua màng lọc có kích thước nhỏ, các vật thể cókích thước lớn sẽ được giữ lại trên màng và được hút đi bằng một bơm hút Như vậycác vẩn bùn còn sót, các tạp chất rắn không giải quyết được trong bể SBR được loạibỏ.

Sau đó nước được đi qua hồ chứa nước Tại đây nước được bơm qua hệ thốnghấp phụ than hoạt tính (chỉ hoạt động khi nước thải sau xử lý có độ màu không đạttiêu chuẩn)

 Hệ thống hấp phụ than hoạt tính: nước sau vi lọc được đưa qua bồn lọc than hoạt tính.Nước lọc qua bồn dưới áp lực của bơm đẩy Sự hấp phụ qua lọc có thể giải quyết đượccác chất tạo màu còn chứa trong nước, một số kim loại, các chất vô cơ,…

Nước sau xử lý được đưa qua bể khử trùng Tại đây nước được khử trùng bằngNaClO Sau đó nước được đưa qua bể chứa nước sạch rồi theo hệ thống cống chảy ranguồn tiếp nhận đạt loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT

Trang 26

3.3 Quy trình công nghệ AEROTANK

3.3.1 Sơ đồ khối

Hình 3.3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ Aerotank

Trang 27

3.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp theo hệ thống đường ống thugom nước thải chảy về bãi tiếp nhận của khu xử lí Cao độ của bể tiếp nhận được thiết

kế để thu nhận nước từ toàn khu công nghiệp đổ về Đầu tiên nước được tách các vậtthể lớn bằng song chắn rác thô (khoảng cách giữa 2 song là 50mm) nhằm loại bỏ ráclớn Nước được chảy tiếp qua bể lắng cát, tại đây các hạt cát có kích thước lớn hơn3mm được giữ lại Sau đó nước thải được 2 bơm chìm đưa lên sàng rác xoay có kíchthước 1mm để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1mm

Nước thải sau khi lọc rác sẽ được đưa sang bể điều hòa có thể tích lớn Tại đây, kếthợp với việc sục khí chống cặn lắng, nước thải sẽ đạt được độ ổn định về chất lượngcũng như khối lượng nhằm tránh trường hợp biến động đến các khâu xử lí tiếp theo

Để ổn định pH, nước thải từ bể điều hòa được đưa qua bể trung hòa Bể này baogồm: bể khuấy trộn (phản ứng ), thiết bị đo pH (pH controller ) và các hóa chất(NaOH, H2SO4 ) Sau khi qua bể trung hòa nước thải về cơ bản đã đạt pH thích hợp choquá trình xử lí sinh học kế tiếp

Nước từ bể trung hòa được bơm vào 5 bể Aerotank, mỗi bể được trang bị máy thổikhí, bơm tuần hòa bùn, bơm hút bùn dư Phương pháp xử lí ở bể Aerotank là phươngpháp xử lí sinh học hiếu khí liên tục Gồm 2 giai đoạn:

• Giai đoạn sục khí liên tục: cung cấp oxi tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển

• Giai đoạn không sục khí: để lắng một phần bùn trước khi qua thiết bị lắng caocấp và để tiết kiệm năng lượng

Tiếp sau đó nước trong bể sẽ được chảy tràn qua 5 thiết bị lắng cao cấp để thựchiện quá trình lắng bùn Bùn sau lắng sẽ được dẫn về bể chứa bùn

Sau đó nước sau lắng được đi qua hồ chứa nước Tại đây nước được bơm qua hệthống hấp phụ than hoạt tính (chỉ hoạt động khi nước thải sau xử lí có độ màu khôngđạt tiêu chuẩn)

• Hệ thống hấp phụ than hoạt tính: nước sau vi lọc được đưa qua bồn lọc than hoạt tính.Nước lọc qua bồn dưới áp lực của bơm đẩy Sự hấp phụ qua lọc có thể giải quyết đượccác chất tạo màu còn chứa trong nước, một số kim loại, các chất vô cơ…

Nước sau xử lí được đưa qua bể khử trùng Tại đây nước được khử trùng bằngNaClO Sau đó nước được đưa qua bể chứa nước sạch rồi theo hệ thống cống chảy ranguồn tiếp nhận đạt loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT

Trang 28

- Hầm tiếp nhận bao gồm 3 phần: ngăn chứa nước thải, ngăng lắng cát và ngăn bơm.

 Chức năng: tiếp nhận nước thải từ các nhà máy đổ về, lọc rác, ổn định lưu lượng nướctrước khi bơm qua quy trình xử lý tiếp theo Lưu lượng nước chảy về bể tiếp nhận là9.000 m3/ ngày (nhập liệu liên tục)

3.4.1.1 Ngăn chứa nước thải.

- Đầu vào: nước thải được chảy vào ngăn thông qua đường ống có kích thước R= 400

mm đặt cách đáy bể 75 mm Sau miệng vào của ống có một của chặn có kích thước

800 mm × 900 mm có thể đóng mở Cửa thường mở tiếp nhận nguồn nước thải vào,chỉ đóng lại khi cần sửa chữa, bảo trì và vệ sinh bể

- Đầu ra: cách đầu vào của ngăn 3.690 mm có một lỗ có kích thước là 800 mm × 800

mm được xây sát đáy bể nhằm để tháo nước sang bể lắng cát

 Song chắn rác thô

Hình 3.4.1.1: Song chắn rác thô

 Thanh cuốn rác cơ khí

Cách song chắn rác thô 1.160 mm đặt thanh cuốn rác cơ khí có kích thước 5.000

mm × 877 mm × 30 mm được đặt nghiêng so với đáy bể một góc 700 Trên thanh cuốn

Trang 29

rác bố trí những thanh thép vuông có kích thước 10 mm × 10 mm đặt cách nhau 10mm.

Cơ chế truyền động: là dạng bánh răng dây xích, trên dây xích có gắn 5 thanhquét rác, mỗi thanh cách nhau 1.300 mm, gồm 2 phần thép không gỉ dày 3 mm đượcđặt vuông góc với nhau Phần được gắn với dây xích có chiều rộng 50 mm và có chiểudài là 640 mm, phần dùng để quét rác gồm 2 tấm thép có chiều rộng là 100 mm và cóchiều dài là 640 mm đặt cách nhau 3 mm, trong khoảng giữa 3 mm có 1 tấm cao su cókích thước 640 mm × 80 mm × 3 mm nhằm ép chặt phần lưới quét vào mặt lưới thép

để quét sạch

Nguyên tắc vận hành: khi động cơ làm việc, dây xích sẽ quay với tốc độ 32mm/s Thanh quét rác gắn với dây xích sẽ chạy xuống quét rác bị chặn bởi lưới thép,đẩy rác lên vào một giỏ rác đang chờ sẵn

ong chắn rác thô được đặt cách ống vào 840 mm với kích thước 950 mm × 1.000 mmgồm những thanh thép vuông không gỉ có cạnh bằng 5 mm, khoảng cách giữa cácthanh thép là 50 mm để ngăn rác có kích thước lớn

Trang 30

Nước đầu vào sau khi qua sàng rác, bể lắng cát sẽ đi vào ngăn bơm Tại ngăn này

có 3 phao với 3 độ cao khác nhau:

- Phao thứ nhất là phao báo cạn

- Phao thứ hai là phao kích bơm

- Phao thứ ba là phao báo đóng khi mực nước cao nhất

Nước sau khi vào ngăn bơm sẽ làm nổi phao cạn, lên đến phao kích bơm

Khi đó bơm chìm sẽ bắt đầu bơm nước lên hệ thống lọc rác tinh Nếu mực nướctrong ngăn bơm xuống vượt mức báo cạn bơm sẽ tự tắt trong trường hợp vào ngănbơm quá nhiều vượt quá mức báo đóng thì còi sẽ vang lên, lúc đó ta có thể cho 2bơm hoạt động cùng lúc nhằm rút nhanh lượng nước

Bơm chìm: 2 bơm hoạt động tự động, một bơm mới lắp đặt khi nâng cấp hệthống được vận hành bằng tay Các thông số kỹ thuật của bơm chìm:

N = 13.5 KW I = 16/18 A

U = 660/380 V r = 1.450 rpmCos = 0.83 f = 50 Hz

Trang 31

- Sàng dạng lưới chắn rác tĩnh được chế tạo hoàn toàn bằng thép không gỉ chịuđược sự ăn mòn hóa chất.

Trang 32

- Đường kính lỗ nhỏ có thể gây kẹt rác trên lưới làm nước bị chặn lại, không thể chảyvào trong ngăn chứa của sàng được.

Trang 33

Nước từ hầm bơm qua máy lọc rác tinh rồi đổ vào bể trung hòa Tại đây nước đượcsục khí liên tục để tạo sự đồng đều nồng độ cho nước thải Sau đó nước được chảy vàongăn chứa 2 bơm chìm để bơm sang bể trung hòa.

Chức năng của 3 phao cảm biến chất lỏng: tương ứng với 3 mức nước thấp, cao vàrất cao: khi nước được bơm vào bể điều hòa đến mức cao (phao 2) thì một trong 2 bơmchìm của bể điều hòa hoạt động để bơm nước sang bể trung hòa Khi nước đầu vào đếnmức rất cao (phao 3) thì cả 2 bơm chìm của bể đều hoạt động bơm nước sang bể trunghòa Hệ thống bơm ở hầm bơm tạm thời ngừng hoạt động Khi mực nước hạ đến mứcthấp (phao 1) thì cả 2 bơm ngừng hoạt động để bảo vệ bơm

Nước thải từ bể điều hào được bơm vào bể trung hòa Tại đây có lắp đặt máy đo

pH tự động (pH controller) nhằm kiểm soát giá trị pH trước khi đưa vào xủa lý sinhhọc (giá trị pH thích hợp cho vi sinh vật trong khoảng 6.5 – 7.5) Để đưa pH về mứccho phép, nhà máy có một bồn NaOH, một bồn H2SO4 (pH được điều chỉnh 1 bậc donước thải về trạm thường có pH ổn định giao động trong khoảng 6 – 8) Sau khi đạtđược giá trị pH thích hợp, nước được bơm vào bể Aerotank bằng 2 máy bơm chìm

Trang 34

Nếu nước không được bơm đi các bể xử lý vi sinh kịp thời thì sẽ quay lại bể điều hòaqua gờ chảy tràn.

- Nước thải xấu hơn tiêu chuẩn loại B thì ta có thể kéo dài thời gian xử lý

- Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn

- Chi phí đầu tư và vận hành thấp

- Quá trình lắng ở trạng thái tĩnh nên hiệu quả lắng cao

- Có khả năng nâng cấp hệ thống

Trang 35

 Nhược điểm:

- Công suất xử lý thấp

- Do hệ thống hoạt động theo mẻ nên cần phải có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời vớinhau

- Người vận hành phải có kỹ thuật cao

3.4.6 Bể xử lý sinh học hiếu khí liên tục Aerotank

- 1 máy bơm ly tâm với công suất 20 Hp để cấp nước vào

- 1 máy bơm ly tâm cấp bùn vào lúc đầu

- 2 máy bơm ly tâm với công suất 20 Hp để tuần hoàn hỗn hợp nước thải và bùn

- 2 máy bơm ly tâm với công suất 5 Hp để hút bùn từ bể lắng cao cấp

- 1 máy nén khí với công suất 40 Hp

Hệ thống ống:

- Ống cấp nước vào bể với đường kính 300 mm

- Ống thoát nước với đường kính 200 mm

- Ống sục khí với đường kính 300 mm, 150 mm

- Ống sục bùn với đường kính 300 mm, 200 mm

- Ống hút bùn tuần hoàn dưới đáy với đường kính 200 mm

- Ống tuần hoàn bùn từ bể lắng cao cấp với đường kình 250 mm

Trang 36

- Ống cung cấp bùn với đường kính 100 mm.

- Thích hợp với nhiều loại nước thải

- Ít tạo mùi hôi

- Có tính ổn định cao trong quá trình xử lý

- Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không cần gia tăng thể tích bể

 Nhược điểm:

- Tốn nhiều năng lượng

- Người vận hành cần đào tạo về chuyên môn

- Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trìnhđơn vị trong trạm không vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật

Ngày đăng: 13/08/2016, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w