Quy trình công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Sóng Thần (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY XỬ Lí NƯỚC THẢI KHU CễNG NGHIỆP SểNG THẦN II

3.2. Quy trình công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR

3.2.1. Sơ đồ khối

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ SBR 3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp theo hệ thống đường ống thu gom nước thải chảy về bãi tiếp nhận của khu xử lý. Cao độ của bể tiếp nhận được thiết

kế để thu nhận nước từ toàn khu công nghiệp đổ về. Đầu tiên nước được tách các vật thể lớn bằng song chắn rác thô (khoảng cách giữa 2 song là 50 mm) nhằm loại bỏ rác lớn. Nước được chảy tiếp qua bể lắng cát, tại đây các hạt cát có kích thước lớn hơn 3 mm được giữ lại. Sau đó nước thải được 2 bơm chìm đưa lên sàng rác xoay có kích thước 1 mm để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 mm.

Nước thải sau khi lọc rác sẽ được đưa vào bể điều hòa có thể tích lớn. Tại đây kết hợp với việc sục khí chống cặn lắng, nước thải sẽ đạt được độ ổn định về chất lượng cũng như khối lượng nhằm tránh trường hợp biến động đến các khâu xử lý tiếp theo.

Để ổn định pH, nước thải từ bể điều hòa được đưa qua bể trung hòa. Bể này bao gồm: bể khuấy trộn (phản ứng), thiết bị đo pH (pH controller) và các hóa chất (NaOH, H2SO4). Sau khi qua bể trung hòa nước thải về cơ bản đã đạt pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học kế tiếp.

Nước từ bể trung hòa được bơm vào 5 bể SBR, mỗi bể được trang bị máy thổi khí, bơm tuần hoàn bùn, bơm hút bùn dư, phao lấy nước bề mặt. Phương pháp xử lý ở bể SBR là phương pháp xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ. Gồm 5 giai đoạn:

- Khâu cung cầu nước: thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào khối lượng nước thải được bơm vào bể. Trong quá trình bơm, nước thải được khuấy trộn đều với bùn hoạt tính trong bể cho đến khi đầy.

- Khâu sục khí kéo dài: các quá trình sinh học xử lý nước thải chủ yếu xảy ra trong giai đoạn này. Nước thải được sục khí, khuấy trộn nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật thực hiện oxy hóa các chất trong nước thải. Tất cả mọi điểm trong bể đều như nhau. Các chất hữu cơ trong nước được các vi sinh vật sử dụng làm nguồn carbon, nguồn năng lượng phục vụ cho việc tăng sinh khối hay các hoạt động của chúng.

- Khâu lắng: bể SBR được để lắng tự nhiên dưới tác động của trong lực. Bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể. Việc lắng bùn rất quan trọng để tránh tình trạng COD của nước cao do chính nguồn vi sinh vật trong nước đã xử lý gây ra.

- Khâu xử nước đã xử lý: nước sau khi lắng được xả xuống bể trung gian bằng phao lấy nước, phần nước bên dưới được lấy đi còn lại phần bùn hoạt tính phía dưới dành cho mẻ xử lý tiếp theo.

- Khâu chờ: bể SBR ở trạng thái chờ nước, sẵn sàng cho mẻ xử lý tiếp theo.

Nước thải sau khi xử lý được đưa vào bể đệm. Nước từ bể đệm được đưa qua hệ thống lọc phần cặn lơ lửng còn lẫn trong nước.

 Vi lọc: nước đã qua xử lý sinh học đi qua màng lọc có kích thước nhỏ, các vật thể có kích thước lớn sẽ được giữ lại trên màng và được hút đi bằng một bơm hút. Như vậy các vẩn bùn còn sót, các tạp chất rắn không giải quyết được trong bể SBR được loại bỏ.

Sau đó nước được đi qua hồ chứa nước. Tại đây nước được bơm qua hệ thống hấp phụ than hoạt tính (chỉ hoạt động khi nước thải sau xử lý có độ màu không đạt tiêu chuẩn).

 Hệ thống hấp phụ than hoạt tính: nước sau vi lọc được đưa qua bồn lọc than hoạt tính.

Nước lọc qua bồn dưới áp lực của bơm đẩy. Sự hấp phụ qua lọc có thể giải quyết được các chất tạo màu còn chứa trong nước, một số kim loại, các chất vô cơ,…

Nước sau xử lý được đưa qua bể khử trùng. Tại đây nước được khử trùng bằng NaClO. Sau đó nước được đưa qua bể chứa nước sạch rồi theo hệ thống cống chảy ra nguồn tiếp nhận đạt loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

3.3. Quy trình công nghệ AEROTANK

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Sóng Thần (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w