1. Trang chủ
  2. » Tất cả

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH ÉP THÂN CÂY CHUỐI TIÊU

108 739 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết từ dịch ép thân cây Chuối tiêu trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu bởi streptozocin .... Dựa theo hướng nghiên cứu này, có nhiều dược liệu đã đư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn

Mạnh Tuyển (Bộ môn Dược cổ truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội), Ths.NCS Nguyễn Thị Đông (Bộ môn Hóa dược- Trường Cao đẳng Dược TW

Hải Dương) là những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Dược

Hà Nội, trường Cao đẳng Dược TW Hải Dương đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bộ môn Dược cổ truyền, Phòng sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội; Bộ môn Dược liệu, bộ môn Hóa dược trường Cao đẳng Dược TW Hải Dương; Viện Hóa sinh biển- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên của Bộ môn Dược cổ truyền trường Đại học Dược Hà Nội; Bộ môn Dược liệu, bộ môn Hóa dược trường Cao đẳng Dược TW Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thực nghiệm tại bộ môn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Học viên

Vũ Thị Minh Thu

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam 3

1.1.3 Phân loại 4

1.1.3.1 Đái tháo đường typ 1 4

1.1.3.2 Đái tháo đường typ 2 5

1.1.3.3 Đái tháo đường thai kỳ 5

1.1.3.4 Các thể đái tháo đường đặc biệt khác 5

1.1.4 Cơ chế bệnh sinh 6

1.1.4.1 Đái tháo đường typ 1 6

1.1.4.2 Đái tháo đường typ 2 7

1.1.5 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường 9

1.1.6 Điều trị bệnh đái tháo đường 9

1.1.6.1 Chế độ ăn 10

1.1.6.2 Chế độ luyện tập 10

1.1.6.3 Điều trị bằng thuốc 11

Trang 5

1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC CỔ

TRUYỀN 14

1.3 CÂY CHUỐI TIÊU (Musa x paradisiaca L – Musaceae) 18

1.3.1 Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật 18

1.3.1.1 Vị trí phân loại 18

1.3.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố 18

1.3.2 Bộ phận dùng 19

1.3.3 Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Chuối tiêu 19

1.3.3.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học 19

1.3.3.2 Nghiên cứu về tác dụng dược lý 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu 23

2.1.2 Động vật thí nghiệm 23

2.1.3 Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu 23

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.2.1 Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu 24

2.2.1.1 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu 24

2.2.1.2 Phương pháp định lượng glucose máu 26

2.2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các phân đoạn từ dịch ép thân cây Chuối tiêu trên động vật thực nghiệm 26

2.2.1.4 Xử lý số liệu 28

2.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

Trang 6

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU 30

3.1.1 Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết từ dịch ép thân cây Chuối tiêu trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu bởi streptozocin 30

3.1.2 Ảnh hưởng của phân đoạn ethyl acetat trên glucose máu của chuột cống trắng gây ĐTĐ typ 2 31

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC 32

3.2.1 Định tính các nhóm chất 32

3.2.1.1 Định tính các nhóm chất trong dịch ép thân cây Chuối tiêu 32

3.2.1.2 Định tính các nhóm chất trong phân đoạn ethyl acetat 34

3.2.2 Chiết xuất và phân lập các hợp chất 35

3.2.3 Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập được 38

3.2.4 Nhận dạng các hợp chất phân lập được 39

3.2.4.1 Nhận dạng hợp chất FE1C 39

3.2.4.2 Nhận dạng hợp chất FE6B 41

3.2.4.3 Nhận dạng hợp chất FE10A 43

3.2.4.4 Nhận dạng hợp chất FE12A 45

Chương 4 BÀN LUẬN 47

4.1 VỀ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU 48

4.2 VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IDF International Diabestes Federation (Hiệp hội Đái tháo đường

Quốc tế)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG TRANG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chuột

Bảng 3.1 Kết quả nồng độ glucose máu của các lô chuột thí

nghiệm sau 15 ngày uống mẫu thử 30

Bảng 3.2 Nồng độ glucose máu của chuột cống ĐTĐ typ 2 sau 15

Bảng 3.3 Kết quả định tính các nhóm chất trong dịch ép thân cây

Bảng 3.4 Kết quả định tính các nhóm chất trong phân đoạn ethyl

acetat của dịch ép thân cây Chuối tiêu 34

Bảng 3.5 Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất FE1C

Trang 9

DANH MỤC HÌNH TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ chiết phân đoạn lỏng-lỏng 25

Hình 3.1 Phần trăm hạ glucose máu của các lô chuột thí nghiệm

sau 15 ngày uống mẫu thử 31

Hình 3.2 Sơ đồ phân lập phân đoạn Ethyl acetat 37

Hình 3.3 Cấu trúc hóa học của hợp chất FE1C 41

Hình 3.4 Cấu trúc hóa học của hợp chất FE6B 43

Hình 3.5 Cấu trúc hóa học của hợp chất FE10A 44

Hình 3.6 Cấu trúc hóa học của hợp chất FE12A 47

Trang 10

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) đang thực sự là mối lo ngại lớn đối với xã hội bởi tốc độ gia tăng nhanh chóng hiện nay Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2013, số lượng bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ là 382 triệu người, chiếm 6,6% dân số thế giới và ước tính đến năm 2035 có khoảng

592 triệu người mắc bệnh ĐTĐ Sự gia tăng đột biến về tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường hiện nay đang là một gánh nặng cho ngành y tế Chi phí để quản

lý, chăm sóc và điều trị bệnh rất tốn kém Chi phí trực tiếp mỗi năm cho bệnh nhân ĐTĐ ước tính khoảng 548 tỷ đô la, chiếm khoảng 7- 13% ngân sách chăm sóc sức khoẻ của thế giới [53] Mặt khác, các thuốc điều trị đái tháo đường có nguồn gốc tổng hợp hoá học thường kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn, chi phí điều trị cao và người bệnh có xu hướng phải tăng liều sau một thời gian dài dùng thuốc [4] Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng hạ glucose máu hiệu quả hơn, an toàn hơn, giá thành giẻ hơn đang là vấn đề được đặt ra cấp thiết Dựa theo hướng nghiên cứu này, có nhiều dược liệu đã được chứng minh có tác dụng hạ glucose máu và dần được áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới cũng như ở Việt Nam: Thân cây Ý dĩ, thân cây Mướp đắng, quả cây Chuối hột [15], [19], [32]

Cây Chuối tiêu được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều bệnh: Quả chuối xanh chữa tiêu chảy, kiết lỵ; Quả chuối chín có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón; Vỏ quả chuối có tác dụng làm săn se, diệt nấm, chữa lỵ, đau bụng bằng cách sắc uống hoặc sắc lấy nước rửa chỗ mẩn ngứa, lở loét; Bột quả chuối xanh phòng loét dạ dày; Nhựa quả chuối xanh chữa hắc lào, lá chuối tiêu non giã nát cầm máu vết thương, làm dịu vết bỏng; Củ và rễ chuối tiêu giã lấy nước cốt hoặc dịch thân cây uống chữa sưng tấy, nhọt sưng đau, nóng quá phát cuồng, mê sảng, co giật, kiết lỵ, tiêu chảy [13] Năm 2015, Phùng Thanh Hương và Nguyễn Thị Đông đã chứng minh được dịch ép thân cây Chuối tiêu có tác dụng

hạ glucose máu trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bởi STZ liều 150 mg/kg cân

Trang 12

1.1.2 Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam

Đái tháo đường là bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh nội tiết [7] và là một trong những bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới ĐTĐ là bệnh mang tính chất xã hội rõ rệt và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây do lối sống giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu

năng lượng, ít chất xơ [4]

Theo thống kê của IDF, năm 2000, thế giới có khoảng 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lớn dự kiến đạt tỷ lệ 5,4% vào năm 2025, tức là đến năm 2025, thế giới sẽ có

300 triệu đến 330 triệu bệnh nhân mắc ĐTĐ [4] Thực tế, đến năm 2013 thì số người mắc ĐTĐ đã vượt qua tỷ lệ được dự đoán cho năm 2025, toàn thế giới có khoảng 382 triệu người bị bệnh ĐTĐ Phần lớn người mắc bệnh ĐTĐ có độ tuổi

từ 40 đến 59, 80% trong số đó sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, 46% trong số đó không biết mình mắc bệnh Các quốc gia có số người mắc đái tháo đường nhiều nhất là Trung Quốc: 98,4 triệu, Ấn Độ: 65,1 triệu, Hoa Kỳ: 24,4 triệu [53]

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu toàn quốc năm 2002 - 2003 cho thấy tỷ

lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,7% Trong đó ở thành thị và các khu công nghiệp là 4,4%, đồng bằng 2,7 %, trung du 2,2% và miền núi 2,1% [4] Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh

Trang 13

4

viện Nội tiết trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%) Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm

2002 lên gần 12,8% năm 2012 [2]

1.1.3 Phân loại

Theo WHO, sự phân loại bệnh đái tháo đường bao gồm các nhóm lâm sàng sau [4], [12], [92]:

1.1.3.1 Đái tháo đường typ 1

Đái tháo đường typ 1 được coi là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào β của đảo tụy, thường dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn Do đó, khi điều trị bắt buộc phải sử dụng insulin để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong

Đái tháo đường typ 1 được phân thành 2 nhóm [4], [5]:

- ĐTĐ typ 1 do bệnh tự miễn dịch: Trước đây còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc

insulin, ĐTĐ typ 1, ĐTĐ tuổi vị thành niên do phá hủy tế bào β của đảo tụy bởi các chất trung gian miễn dịch Sự phá hủy này có thể xảy ra nhanh hoặc chậm Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi xảy ra ở người lớn Dạng phá hủy chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là ĐTĐ tự miễn dịch âm ỉ ở người lớn (LADA: Latent autoimmune diabetes in adults) Những bệnh nhân này có thể có các rối loạn tự miễn khác như Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto (viêm tuyến giáp mãn tính) và bệnh Addison (bệnh suy thượng thận nguyên phát)

- ĐTĐ typ 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn): Những bệnh nhân

này có thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch Thể này thường gặp ở người Châu Phi và Châu Á

Trang 14

5

1.1.3.2 Đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường typ 2 là tình trạng kháng insulin kết hợp với suy giảm khả năng bài tiết insulin của tế bào β của đảo tụy Thường xảy ra ở những người trên

35 tuổi [4], [5]

Đái tháo đường typ 2 có thể chia thành 3 nhóm:

- ĐTĐ typ 2 thể béo: Chiếm tới 85% các trường hợp ĐTĐ typ 2 Đa số

các trường hợp này có kháng insulin ở tế bào đích Nguyên nhân thường do khiếm khuyết ở hậu thụ thể insulin [4]

- ĐTĐ typ 2 thể không béo: Chiếm khoảng 15% còn lại Thường đáp ứng

tốt với chế độ ăn và thuốc uống Đa số những người bệnh này, hoạt động của insulin có vấn đề ở mức hậu thụ thể [4]

- ĐTĐ typ 2 thể MODY (Maturity onset diabetes of youth): ĐTĐ khởi

phát ở người trẻ tuổi [12]

1.1.3.3 Đái tháo đường thai kỳ [12]

Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai có glucose máu tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi mang thai lần đầu và thường mất sau khi

đẻ

Sự tiến triển của ĐTĐ thai kỳ sau đẻ có 3 khả năng:

- Trở thành ĐTĐ thực sự khi glucose máu lúc đói lớn hơn 8,0 mmol/lit và nghiệm pháp tăng glucose máu lớn hơn 11,0 mmol/lit

- Chỉ là giảm dung nạp glucose khi glucose máu lúc đói từ 6,0-8,0 mmol/lit và nghiệm pháp tăng glucose máu từ 8,0-11,0 mmol/lit

- Chỉ là ĐTĐ khi mang thai, glucose máu lúc đói và nghiệm pháp tăng glucose máu bình thường

1.1.3.4 Các thể đái tháo đường đặc biệt khác [4], [5], [92]

- Khiếm khuyết về gen liên quan đến chức năng tế bào  hay hoạt động

của Insulin

- Bệnh tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy)

Trang 15

1.1.4.1 Đái tháo đường typ 1

Đái tháo đường typ 1 thường khởi phát ở tuổi trẻ do tế bào β bị phá hủy Cho tới nay chưa tìm ra nguyên nhân chính, chỉ biết đây là một bệnh tự miễn.Về

cơ chế bệnh sinh có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh có liên quan đến hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào Hậu quả cuối cùng của quá trình này là tế bào β bị phá hủy, biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin [4]

Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 1 trước hết phải kể đến di truyền có liên quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu người (human leucocyte antigen- HLA) HLA là những phân tử nằm trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên Nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên đối với những cá thể mang kháng nguyên HLA như: HLA- DR3, HLA- DR4, HLA- DW3, HLA- DW4, HLA- B8, HLA- B15 [4], [10], [24]

Yếu tố thứ hai phải kể đến trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 1 là sự tác động của môi trường: Virus, chế độ ăn, các chất độc, stress, yếu tố địa lý Các yếu tố này thúc đẩy quá trình khởi động quá trình tự miễn [4], [10], [24]

Tiếp theo, các tế bào β của đảo tụy bị phá hủy theo cơ chế tự miễn dịch

Về cơ chế bệnh sinh có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh có liên quan đến hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào

Miễn dịch qua trung gian tế bào

Sự tự miễn dịch của tế bào β chủ yếu qua trung gian tế bào lympho T Kết luận này có hai bằng chứng: Thứ nhất, có sự thâm nhiễm của tế bào lympho T gây viêm tế bào của tiểu đảo; Thứ hai, các kết quả thực nghiệm đã cho thấy có

sự ưu tiên tiếp nhận tế bào lympho T và nhất là đã cô lập được dòng tế bào

Trang 16

7

lympho T đặc hiệu với tiểu đảo Hiện nay chưa biết rõ kháng nguyên nào có vai trò chủ yếu gây bệnh, nhưng có nhiều giả thiết cho rằng có thể là insulin Giả thiết này dựa trên thực nghiệm là phần lớn các dòng T- CD4+ được cô lập từ tiểu đảo của chuột ĐTĐ không béo đã được hoạt hóa bởi insulin và một vùng đặc hiệu của chuỗi β của insulin Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng cho thấy sự tham gia của T- CD8 vào cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 1 [4], [24]

Miễn dịch dịch thể

Một số kháng thể tự miễn được tìm thấy ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1, trong đó có

4 loại tự kháng thể, đặc hiệu nhất là: Tự kháng thể kháng tiểu đảo (ICA), tự kháng thể kháng insulin (IAA), kháng thể kháng GAD, tự kháng thể kháng tyrosin phosphatase tế bào đảo tụy (IA-2) [4], [10], [24]

Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì hầu hết các tế bào β của tiểu đảo Langerhans đã bị phá hủy, khả năng bài tiết của tế bào β còn lại ít và cạn kiệt dần

1.1.4.2 Đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường typ 2 thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc điểm: có sự đề kháng insulin ở mô đích [4], [53]

- Hiện tượng kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc làm mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin [4]

Hiện tượng kháng insulin đã được chứng minh theo các cơ chế sau:

Bất hoạt insulin receptor (IR) thông qua tăng hoạt tính của các enzym khử phosphoryl của tyrosin trong con đường truyền tin nội bào của insulin Một số enzym đã được nghiên cứu như các protein tyrosin phosphatase (PTP) trong đó chủ yếu là PTP1B PTP1B có trong lưới nội chất và trong tế bào mô đích của insulin với tác dụng tăng hoạt tính các enzym khử phosphoryl (ức chế quá trình phosphoryl hoá) của tyrosin trong IR và trong insulin receptor substrate (IRS) do

đó giảm tính nhạy cảm của insulin trên tế bào [41], [49]

Trang 17

8

Sự gia tăng phosphoryl hoá các phân tử serin hoặc threonin không những làm giảm khả năng hoạt hoá IP3 mà còn làm giảm quá trình phosphoryl hoá tyrosin của insulin receptor, tăng thoái hoá IRS do đó làm giảm tác dụng và tăng kháng insulin [43], [63]

Bất hoạt IP3 thông qua ức chế tiểu đơn vị điều hoà ngược p85 nằm trên PI3K: Sự thể hiện quá mức dạng hoạt động p100 trên PI3K hoặc kích thích quá mức Akt đều ức chế p85 làm giảm tác dụng sinh học của insulin [26], [61] Yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng kháng insulin là thừa cân, béo phì [4] Theo Venables, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 liên quan đến béo phì và lối sống ít vận động [87] Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát và phòng bệnh

Mỹ, khoảng 55% bệnh nhân ĐTĐ đồng thời mắc béo phì, 85% bệnh nhân ĐTĐ

bị thừa cân Một trong các nguyên nhân gây béo phì là do chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động Ở những bệnh nhân béo phì, nồng độ acid béo tự do (FFA) tăng cao cạnh tranh với glucose trong chuyển hóa tại cơ vân, gia tăng FFA gây rối loạn sử dụng glucose ở ngoại biên Sự gia tăng FFA gây đề kháng insulin FFA có vai trò trong việc điều hòa, phóng thích glucose ở gan và góp phần làm kháng insulin ở gan trên người béo phì [53]

- Hiện tượng bù và sự suy kiệt tiếp theo của tế bào beta

Tình trạng kháng insulin làm giảm tác dụng điều hòa chuyển hóa của insulin

ở các mô đích, với biểu hiện rõ ràng nhất là sự tăng glucose máu Khi nồng độ glucose máu cao sẽ kích thích tế bào beta của đảo tụy tăng tiết insulin Bên cạnh

đó, các yếu tố nguy cơ còn có tác động trực tiếp đến tế bào beta Sự kết hợp của hai tác động này đôi khi dẫn đến hiện tượng kích thích quá mức tế bào beta, sau một thời gian sẽ dẫn đến sự suy giảm của tế bào beta Ngoài ra, nồng độ FFA và glucose trong máu tăng làm tăng chuyển hoá tại ty thể, tăng các gốc tự

do gây gia tăng tình trạng viêm Mặt khác, tăng tổng hợp insulin ở tế bào beta gây ra hiện tượng stress lưới nội chất Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự chết theo chương trình của tế bào beta Ở giai đoạn này, sự sản xuất và bài tiết

Trang 18

9

insulin ở tụy giảm đi kèm theo hiện tượng kháng insulin sẵn có làm tình trạng mất kiểm soát nồng độ glucose máu tiếp tục xấu đi kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng [53]

1.1.5 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là mắc bệnh ĐTĐ khi [5], [12], [42]:

- Hemoglobin (A1c) ≥ 6,5% hoặc

- Nồng độ glucose máu lúc đói  7,0 mmol /L ( 126mg/dL)

- Có các triệu chứng của tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ở thời điểm bất kỳ  11,1 mmol /L (200 mg/dL) hoặc

- Nồng độ glucose máu ở thời điểm hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống  11,1 mmol/L (200 mg/dL)

Glucose máu tăng nhưng không đáp ứng với tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ ở trên được xếp vào loại rối loạn glucose máu lúc đói (IFG: impaired fasting glucose) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT: impaired glucose tolerance), tùy thuộc vào loại xét nghiệm đánh giá đã dùng, bệnh nhân được chẩn đoán là tiền

ĐTĐ khi:

- Glucose lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9mmol/L) (IFG) hoặc

- Glucose ở thời điểm hai giờ sau khi uống 75 gam glucose, glucose máu từ

140 mg/dL (7,8 mmol/ L) đến 199 mg/dL (11,0 mmol/ L) (IGT) hoặc HbA1c: 5,7 - 6,4 %

1.1.6 Điều trị bệnh đái tháo đường

Mục tiêu điều trị [10]:

- Đưa glucose máu trở về giới hạn bình thường và hạn chế tới mức thấp nhất các biến chứng

- Đưa cân nặng về bình thường nhất là bệnh nhân béo phì

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập và lao động bình thường

Trang 19

Không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh ĐTĐ mà chế độ ăn phụ thuộc vào tuổi tác, đặc điểm nghề nghiệp, sở thích cá nhân, đặc điểm hấp thu thức ăn của cá nhân đó [1]

Tuy nhiên có một số nguyên tắc chung sau [3]:

- Đủ năng lượng sống cho hoạt động bình thường, trong những trường hợp đặc biệt (lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao ) cần bổ sung một lượng calo thích hợp

- Tỷ lệ các thành phần trong khẩu phần ăn cân đối (protid 15%, glucid 50%, lipid 35%), hạn chế các loại đường hấp thu nhanh và chất béo bão hòa

- Đủ các loại vitamin và khoáng chất

- Chia nhỏ các bữa ăn cho phù hợp, không làm glucose máu tăng đột ngột, giờ ăn phải đều nhau, tối thiểu phải có một bữa phụ giữa các bữa chính và chế

độ ăn trước khi đi ngủ

Trang 20

11

- Cần lưu ý ở người cao tuổi bị mắc ĐTĐ typ 2 khi luyện tập vì người cao tuổi thường có nhiều bệnh tiềm ẩn đi kèm Do đó cần thăm khám kỹ và thiết lập chế độ luyện tập phù hợp Thường những người cao tuổi có tăng glucose máu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn và luyện tập là đủ để đưa nồng độ glucose máu trở về bình thường

Insulin được dùng để điều trị ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 khi điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, vận động thể lực và các thuốc chống ĐTĐ đường uống không hiệu quả [4], [9], [10]

 Thuốc hạ glucose máu đường uống

- Nhóm sulfonylurea và các thuốc có tác dụng tương tự

Nhóm sulfonylurea, meglitinid kích thích trực tiếp tế bào β của đảo tụy tăng sản xuất insulin với cơ chế: Do thuốc gắn vào và phong bế kênh K+ phụ thuộc làm giảm tính dẫn truyền của kênh K+, gây khử cực màng và mở kênh Ca2+ phụ thuộc điện thế, kết quả là làm tăng giải phóng insulin từ tế bào beta [9], [25], [38]

Sulfonylurea được chia làm 2 thế hệ: Thế hệ 1 gồm tolbutamid, chlorpropamid, diabetol Các thuốc thuộc nhóm này hiện nay ít được sử dụng

do độc tính cao với thận; Thế hệ 2 ra đời sau thế hệ 1 khoảng 25 năm gồm glibenclamid, gliclazid, glimepirid và glipizid Sulfonylurea thế hệ 2 có tác dụng

Trang 21

- Nhóm thiazolidindion (Glitazone) [9], [25]

Là các thuốc có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin ở mô đích Tác dụng chính của các thiazolidindion là giảm sự kháng insulin, tăng nhập glucose vào tế bào và tăng chuyển hóa glucose ở các mô cơ, mô mỡ Thiazolidindion sẽ gắn vào receptor ở nhân tế bào PPAR -  (peroxisome proliferator activated receptor

) và làm tăng hoạt tính của insulin tại cơ quan đích nhờ tăng số lượng các GLUT 1 và 4 (glucose transporter) vận chuyển glucose vào trong tế bào, giảm nồng độ acid béo tự do, giảm tân tạo glucose tại gan Thuốc còn được chứng minh là cải thiện chức năng tế bào  của tiểu đảo tụy

Các thuốc thuộc nhóm thiazolidindion gồm rosiglitazon, pioglitazon, ciglitazon và troglitazon Troglitazon đã bị cấm lưu hành do tỷ lệ biến chứng nhiễm độc gan nặng Tại Việt Nam, rosiglitazon đã bị Bộ Y tế cấm dùng vì nguy

cơ làm tăng biến cố tim mạch, pioglitazon đã bị ngừng cấp số đăng ký do làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang

- Nhóm thuốc ức chế α- glucosidase [9]

Trang 22

13

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế enzym  - glucosidase, enzym có tác dụng phá vỡ carbohydrat thành đường đơn (monosaccharid) Tác dụng này làm chậm hấp thu monosaccharid ở ruột non, do vậy làm hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn ở cả người bình thường và người ĐTĐ Thuốc làm giảm nồng độ glucose máu ở cả người ĐTĐ typ 1 và typ 2

Những thuốc nhóm này gồm acarbose, miglitol, emiglitat…

 Các thuốc khác

- Các thuốc giống Increatin và thuốc ức chế DPP4 [9], [25]

Gần đây người ta tìm ra hai peptid hormon GLP 1 (glucagon like peptid 1), GIP (glucose dependent insulinotropic polypeptid) gọi chung là hormone increatin Các hormon này có nguồn gốc chủ yếu tại niêm mạc ruột, chúng được tăng tiết khi hấp thu thức ăn Increatin hormon làm tăng sinh tế bào  tăng tổng hợp insulin, tăng tiết insulin, ức chế tiết glucagon, giảm nhu động ruột, giảm sự ngon miệng, tác dụng có lợi cho hệ tim mạch Người ta thấy rằng ở ĐTĐ typ 2, tác dụng của increatin giảm Trên cơ sở này liraglutid và exenatid là hai chất giống increatin được phát hiện Exenatid gắn vào receptor GLP - 1 ở nhiều mô

kể cả não và tụy, thuốc không chỉ cải thiện sự tiết insulin mà còn làm chậm thời gian làm rỗng dạ dày, giảm thu nhận thức ăn, giảm bài tiết glucagon sau bữa ăn

và thúc đẩy tăng sinh tế bào Vì vậy, exenatid làm giảm cân, giảm tăng glucose máu sau ăn và giảm HbAlc Nhược điểm của thuốc là thời gian tác dụng ngắn và phải dùng đường tiêm Tác dụng phụ chủ yếu là buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy Thuốc còn có thể gây hạ glucose máu, đặc biệt khi được phối hợp với

sulfonylurea

GLP 1 kích thích bài tiết insulin sau khi ăn rất mạnh, ngoài ra còn ức chế bài tiết glucagon, làm chậm sự tháo rỗng dạ dày Kích thích sự sao chép gen glucokinase và GLUT 2 nhưng lại mất tác dụng nhanh do bị enzym dipeptidyl peptidase IV phá hủy nên có thời gian bán thải dưới 2 phút Vildagliptin, sitagliptin, saxagliptin là các chất ức chế DPP- IV làm kéo dài tác dụng của

Trang 23

14

GLP1 Thuốc ít nguy cơ gây hạ glucose máu, đồng thời có nhiều tác dụng có lợi trên tim mạch Thuốc có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp với sulfonylurea, metformin hoặc thiazolidindion Khi phối hợp với metformin, các thuốc này có hiệu quả giảm HbA1c tương đương so với nhóm sulfonylurea nhưng tần suất hạ glucose máu thấp hơn và không gây tăng cân Các tác dụng phụ bao gồm nhiễm

trùng đường hô hấp trên, đau đầu, dị ứng

- Dẫn xuất amyl tổng hợp: Pramlintid [25]

Amylin là hormon tuyến tụy được bài tiết cùng với insulin từ tế bào  sau bữa ăn Pramlintid là dẫn xuất tổng hợp của amylin, thuốc tác dụng giống như amylin tức là làm chậm sự làm rỗng dạ dày, giảm bài tiết glucagon sau bữa ăn

1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo sự ghi chép trong y văn cách đây hàng ngàn năm, đông y đã mô tả triệu chứng của bệnh ĐTĐ và xếp vào phạm trù “tiêu khát” với các triệu chứng chủ yếu của bệnh là: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh

Quan niệm về bệnh tiêu khát là do âm hư và táo nhiệt, hai nguyên nhân này tác động nhân quả với nhau là tiêu hao tân dịch ở phế vị và âm tinh ở thận Tùy thuộc vào cơ địa, vào nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác có thể gây

ra bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu hoặc hạ tiêu mà các biểu hiện triệu chứng theo YHCT như đã nêu ở trên [11], [33]

 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Dựa vào cơ chế bệnh sinh của YHCT sinh ra triệu chứng lâm sàng tương ứng với mô tả của YHHĐ, có thể tổng hợp nguyên nhân, bệnh sinh của ĐTĐ theo YHCT như sau [11], [33]:

- Do ăn quá nhiều chất béo ngọt bao gồm cả uống rượu quá độ: Ăn uống quá nhiều chất béo ngọt, lại uống nhiều rượu cả thức ăn lẫn rượu đều tích nhiệt rồi hóa hỏa ở trung tiêu Hỏa nhiệt sẽ tiêu đốt tân dịch làm cho âm hư, âm càng hư

Trang 24

- Do uống nhiều các thuốc đan thạch (thuốc tổng hợp từ hóa chất như thuốc tân dược) làm cho thận thủy bị khô kiệt, do đó sinh ra khát nhiều, đi tiểu tiện nhiều

- Do bệnh lâu ngày: Bệnh lâu ngày làm cho âm hư, âm hư sinh ra nội nhiệt, nhiệt lại hóa hỏa lại tiếp tục tổn thương chân âm sinh ra chứng nóng nảy, bứt rứt, khát nước, gầy khô… hoặc hỏa nhiệt sinh ra đờm, đờm lưu niên gây nên thấp trệ sinh ra chứng tê bì, dị cảm ngoài da

- Do tiên thiên bất túc hoặc do phòng dục quá độ: làm cho âm tinh hư tổn, tác động dây chuyền làm tổn hại các âm tạng như thận âm, can âm, tâm âm, phế âm,

vị âm…

 Chẩn đoán

Các biểu hiện lâm sàng YHCT của ĐTĐ là không đặc trưng, chỉ mang tính định hướng cho các thể lâm sàng, nên để chẩn đoán xác định ĐTĐ cần kết hợp với thử glucose máu lúc đói, khi mức glucose máu tăng kèm với các triệu chứng sau đây sẽ được chẩn đoán[11]:

- Đối với thể không có kiêm chứng hoặc biến chứng

Có biểu hiện chung là âm hư nội nhiệt như khát, uống nước nhiều, ăn nhiều mau đói, người gầy da khô, mồm khô, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng, mạch hoạt xác hoặc tế xác Trong đó có các thể:

+ Thể phế âm hư: Có biểu hiện là khát nước, uống nhiều nước, họng khô,

lưỡi đỏ và ít rêu, tiểu nhiều và mạch xác

+ Thể vị âm hư: Có biểu hiện là ăn nhiều và mau đói, tạng gầy, khát nước,

lưỡi đỏ, rêu vàng, lưỡi lở, mạch hoạt xác

Trang 25

16

+ Thể thận âm hư: Có biểu hiện là tiểu nhiều và tiểu đêm nhiều lần, khát

nước, lưỡi đỏ không rêu, mờ mắt, lòng bàn tay chân nóng, mạch tế xác là thể thận âm hư; Nếu chân tay lạnh, mệt mỏi, người gầy, mạch tế hoãn vô lực là thể thận dương hư

+ Thể đàm thấp: Có biểu hiện là tạng béo bệu, tê bì, dị cảm ngoài da, tiểu

nhiều, lưỡi bè, rêu nhầy nhợt, mạch hoạt xác

- Đối với thể có kiêm chứng hoặc biến chứng

Ngoài ra, người thầy thuốc YHCT còn chú ý đến những dấu chứng kèm theo và biến chứng sau đây để quyết định lựa chọn hoặc gia giảm vào cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân:

+ Chứng hồi hộp, mất ngủ

+ Chứng đầu váng mắt hoa

+ Trường vị táo thực: Chứng nhọt, loét lở thường hay tái phát, khó khỏi,

răng lợi sưng đau

+ Chân tay tê dại

+ Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá

- Người bệnh nên tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày Tuyệt đối giữ cơ thể không bị chấn thương, xây xát ngoài da [11], [33]

- Tự tạo cho mình cuộc sống thoải mái cả về thể xác và tinh thần, tránh không để tức giận thái quá, căng thẳng hoặc vui mừng thái quá [11]

- Điều trị bằng thuốc:

Trang 26

17

Từ các triệu chứng trên, phương pháp điều trị chung là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở Nhưng trên lâm sàng, hội chứng của bệnh ĐTĐ có thể thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều, thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn tùy theo chứng mà có trọng điểm gia giảm [11], [30], [33]:

+ Đối với thể lâm sàng thiên về phế âm hư: Phương pháp chữa dưỡng âm,

nhuận phế; dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia Thạch cao, Thiên hoa phấn thang, Bạch hổ gia nhân sâm thang

+ Đối với thể lâm sàng thiên về vị âm hư: Phương pháp chữa dưỡng vị, sinh

tân; dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia Hoàng liên; Tăng dịch thang gia giảm

+ Đối với thể lâm sàng thiên về thận âm hư, thận dương hư: Nếu thận dương

hư thì dùng phương pháp chữa ôn thận dương sáp niệu, dùng bài Bát vị quế phụ thêm các thuốc ôn thận sáp niệu như Tang phiêu tiêu, Kim anh tử, Khiếm thực, Sơn thù…; Nếu thận âm hư, phương pháp chữa là bổ thận sinh tân, dùng bài Lục

vị hoàn thang gia giảm

+ Đối với thể đàm thấp: Phương pháp chữa hóa đàm, giáng trọc; dùng bài

thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang

+ Đối với thể có kiêm chứng hoặc biến chứng: Tùy theo biến chứng mà quyết

định lựa chọn hoặc gia giảm vào cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân nhân

Mặt khác, bệnh ĐTĐ còn điều trị dựa trên các kinh ngiệm dân gian đơn giản như: Bí đao nấu sôi, giã nát vắt lấy nước uống hàng ngày; Trái khổ qua và thịt nấu canh ăn…[11]

Đỗ Tất Lợi đã thống kê được một số dược liệu dùng để điều trị ĐTĐ như: Hoài sơn, Sinh địa, Thương truật…[23]

Vũ Ngọc Lộ đã tổng kết được 59 dược liệu có nguồn gốc từ thảo mộc và động vật có tác dụng hạ glucose máu, dùng để điều trị ĐTĐ như: Bán hạ bắc, Bông ổi, Cát cánh, Cỏ ngọt, Cổ yếm, Dâu tằm, Tắc kè, Đông trùng hạ thảo, Hoàng kỳ, Hoàng liên, Mướp đắng…[20], [21], [22]

Trang 27

18

Gần đây, Việt Nam có một số nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ glucose máu của một số Dược liệu như: Thân cây Ý dĩ [15]; lá cây Bằng lăng nước [17]; thân rễ và quả cây Chuối hột [28], [32]; thân cây Mướp đắng [19]; rễ cây Ngưu Bàng [29]; rễ cây Chóc máu Nam bộ [16]…

1.3 CÂY CHUỐI TIÊU (Musa x paradisiaca L – Musaceae)

1.3.1 Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật

Trang 28

19

Chuối được trồng khắp nơi ở nước ta và ở các nước vùng nhiệt đới ở

Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ [13], [46]

1.3.2 Bộ phận dùng

Quả chín, quả xanh, vỏ quả, nụ hoa, lá, thân rễ, thân giả

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thân giả cây Chuối tiêu

1.3.3 Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Chuối tiêu

1.3.3.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học

- Quả Chuối tiêu: chứa acid amin, các hợp chất indol, tanin, tinh bột, chất sắt, đường khử, vitamin C, vitamin B, albuminoids, chất béo, muối khoáng Các chất phân lập được từ quả và vỏ quả Chuối tiêu gồm sitoindosid-I, sitoindosid-

II, sitoindosid-III, sitoindosid-IV và sitosterol gentiobiosid, sitosterol inosityl-β-D-glucosid, cycloeucalenone, 31-norcyclolaudenone and 24-methylene-cicloartanol, beta-sitosterol, stigmasterol [37], [66]

myo Thân rễ Chuối tiêu: chứa flavonoid, glycosid [47]

- Thân giả Chuối tiêu: chứa sterol, flavonoid, glycosid, terpenoid, tanin, quinon, đường khử, polyphenol [47], [71], [86]

- Hoa Chuối tiêu: chứa rất nhiều chất khác nhau như: Các chất khoáng (Ca, K, Mg, P, Fe, Na), vitamin, alcaloid, tanin, flavonoid, phenol, saponin [40]

- Lá cây Chuối tiêu: chứa vitamin, alkaloid, flavonoid, protein, carbohydrat, tanin, saponin, chất béo, steroid, terpenoid, glycosid [48]

1.3.3.2 Nghiên cứu về tác dụng dược lý

Trang 29

như P vulgaris, P aeruginosa, S aureus, S typhi, S paratyphi, K pneumoniae,

B subtilis… tác dụng này được so sánh với ciprofloxacin [86]

 Tác dụng trên glucose máu

- Khả năng dung nạp glucose trong test dung nạp glucose bằng đường uống

với liều 2g/kg của thân cây Chuối tiêu đã được Santosh K.S và cộng sự năm

2007 tiến hành thử nghiệm trên chuột cống trắng bị ĐTĐ bởi STZ (45mg/kg) Kết quả cho thấy với liều 250 và 500 mg/kg, dịch ép toàn phần thân cây Chuối tiêu có tác dụng tăng dung nạp glucose của chuột (p<0,05) [74]

- Năm 2011, Ekpo B và cộng sự đã nghiên cứu cao của dịch ép toàn phần thân cây Chuối tiêu trên chuột cống đã bị ĐTĐ bởi alloxan (150 mg/kg) với các liều 250, 500, 1000 mg/kg Kết quả cho thấy cắn toàn phần thân cây Chuối tiêu

có tác dụng hạ glucose máu tại các thời điểm khác biệt so với lô đối chứng uống nước cất và tác dụng này phụ thuộc vào liều [47]

- Năm 2011, Shanmuga S C và cộng sự đã chứng minh được dịch chiết ethanol của hoa cây Chuối tiêu với liều 200 mg/kg có tác dụng hạ glucose máu trên chuột cống trắng gây ĐTĐ bởi STZ (45 mg/kg) [78]

- Tác dụng hạ glucose máu trên chuột cống ĐTĐ typ 2 của dịch ép quả Chuối tiêu xanh đã điều chế thành bột thô được Sidiqat A.S và cộng sự nghiên cứu năm

2012 Kết quả cho thấy bột thô được điều chế từ dịch ép quả Chuối tiêu (với liều

2 g/kg) đã có ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase trên chuột cống bị ĐTĐ typ 2 [80]

- Nghiên cứu của Sunil Jawla và cộng sự năm 2012 đã chỉ ra rằng, dịch chiết ethanol và ethanol: nước (1:1) của hoa cây Chuối tiêu với liều 100, 250, 500

Trang 30

- Tháng 3 năm 2014, Vijai Lakshmi và cộng sự đã chiết xuất ethanol rễ, lá,

vỏ quả và củ (thân rễ) của cây Chuối tiêu, sau đó chiết xuất phân đoạn với các dung môi n-hexan, chloroform, n-buthanol Cắn các phân đoạn dịch chiết được thử nghiệm trên chuột cống trắng đã bị ĐTĐ bởi STZ (45 mg/kg) với liều 100 mg/kg Kết quả cho thấy: Cắn các phân đoạn n-hexan, chloroform của dịch chiết

từ lá và vỏ quả; Cắn phân đoạn chloroform của dịch chiết rễ có tác dụng hạ glucose máu (p<0,05) [90]

 Tác dụng cầm máu

Năm 2011, A Weremfo và cộng sự đã chứng minh được dịch ép của gốc cây

Chuối tiêu có tác dụng cầm máu trên động vật thực nghiệm [36]

 Tác dụng điều hòa miễn dịch

Năm 2013, Paul C Onyenekwe và cộng sự đã nghiên cứu dịch ép của thân cây Chuối tiêu trên chuột cống trắng Kết quả cho thấy sau 28 ngày ở lô chuột được uống dịch ép tác dụng điều hòa miễn dịch thể hiện khác biệt so với lô không được uống dịch ép (p<0,05) [71]

 Các tác dụng khác

- Nghiên cứu của Surabhi Bhatnagar và cộng sự năm 2011, dịch chiết nước

từ lá cây Chuối tiêu với liều 250 và 1000 mg/kg, dùng liên tục 5 ngày có tác dụng chống loét dạ dày trên mô hình chuột cống trắng gây loét dạ dày bằng Aspirin đường uống với liều 200 mg/kg Tác dụng này phụ thuộc vào liều [82]

Trang 31

22

- Năm 2013, Priyanka Soni và cộng sự đã chứng minh được dịch chiết ethanol của gốc cây Chuối tiêu có tác dụng tăng estrogen, ức chế quá trình rụng trứng của chuột cống trắng thí nghiệm [72]

- Dịch chiết nước của rễ cây Chuối tiêu với liều 25, 50, 100 mg/kg/ngày, dùng đường uống trong 14 ngày có tác dụng làm tăng nồng độ testosterol của tinh hoàn và kích thích sự hoạt động bình thường của tinh hoàn chuột cống trắng giống đực Tác dụng đã được Yakubu MT và cộng sự chứng minh [93]

- Nghiên cứu của A S Alabi và cộng sự năm 2013 đã chứng minh được bột quả Chuối tiêu xanh với liều 500, 1000 mg/kg/ngày, dùng trong 28 ngày có tác dụng làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng trên chuột cống trắng, chủng

Wistar giống đực [35]

- Tháng 2 năm 2014, Venkatesh và cộng sự đã chứng minh được dịch chiết ethanol của thân cây Chuối tiêu có tác dụng chống co giật trên chuột nhắt trắng [88]

Tại Việt Nam

Năm 2015, Phùng Thanh Hương và Nguyễn Thị Đông đã nghiên cứu và chứng minh được dịch ép thân cây Chuối tiêu có tác dụng hạ glucose máu trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu bởi STZ (liều 150 mg/kg) [18]

Trang 32

23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu

Thân giả cây Chuối tiêu (Musa x paradisiaca L.) được thu hái khi cây sắp

ra hoa tại xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Mẫu cây có hoa được PGS.TS Trần Văn Ơn – Trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học

là Musa x paradisiaca L., họ Musaceae Để đơn giản, trong đề tài này thống

nhất gọi bộ phận dùng nghiên cứu theo tên thường gọi (thân cây Chuối tiêu)

2.1.2 Động vật thí nghiệm

- Chuột nhắt trắng, giống đực, chủng Swiss, trọng lượng 18 - 22g, khoẻ

mạnh, do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp

- Chuột cống trắng, giống đực, chủng Wistar, trọng lượng 80  20g, khỏe

mạnh, do Học viện Quân Y cung cấp

- Động vật thí nghiệm sau khi mua được cho ăn thức ăn tổng hợp (trừ động vật gây ĐTĐ typ 2 thực nghiệm có chế độ ăn riêng) và cho uống nước tự

do tại phòng nuôi động vật thí nghiệm Bộ môn Hoá dược, trường Cao đẳng

Dược Trung ương Hải Dương

2.1.3 Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu

Thiết bị, dụng cụ

- Thiết bị đo glucose máu: Máy đo glucose máu Accu-Check Active và kít

thử Roche - Đức

- Máy cất quay Rotavapor R-210 Buchi - Thụy Sĩ

- Máy đo điểm chảy Digimelt (MPA161)

- Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 (Merck), sắc ký pha đảo (RP-18)

- Sắc ký cột dùng Sephadex LH20; Silicagel dùng cho sắc ký pha thường, pha đảo (RP-18)

Trang 33

- Cột chạy sắc ký, bình gạn, các dụng cụ thủy tinh

- Cân phân tích Precisa, cân kỹ thuật Sartorius

Hóa chất nghiên cứu

- Streptozocin (STZ) bột pha tiêm của hãng MP Biochemicals, LCC – Pháp

- Metformin HCl (glucophage), dạng viên nén 500 mg, Merch-Lipa Santa - Đức

- Các hóa chất, thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của Dược điển Việt Nam IV: n-hexan, chloroform, ethyl acetat, n-buthanol

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu

2.2.1.1 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu

Trước khi thu mẫu, tiến hành giám định tên khoa học, lưu mẫu tại Bộ môn

Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội

Chuẩn bị mẫu nghiên cứu: Thân cây chuối tiêu được cắt khúc nhỏ sau đó

ép lấy dịch (1kg thân cây Chuối tiêu tươi cho 0,80 lít dịch ép), lọc, cất quay chân không áp suất giảm (160 mHg) để loại bớt nước Sau đó, chiết lần lượt với các dung môi hữu cơ có độ phân cực tăng dần n-hexan, chloroform, ethyl acetat, n-buthanol theo tỷ lệ 1:1, lặp lại 3 lần Các phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetat, n-buthanol và phân đoạn nước còn lại sau khi chiết với n-buthanol đem cất quay chân không dưới áp suất giảm để thu hồi dung môi, sấy dưới áp suất giảm thu được 5 cắn tương ứng với từng phân đoạn

Sơ đồ chiết phân đoạn lỏng-lỏng được thể hiện ở hình 2.1:

Trang 34

25

Hình 2.1 Sơ đồ chiết phân đoạn lỏng-lỏng

Cắn các phân đoạn sẽ được phân tán với NaCMC 0,5% tạo hỗn dịch trước khi đem thử tác dụng

Thân cây Chuối tiêu được cắt khúc nhỏ

Chiết với n-hexan, gạn

Cất quay áp suất giảm, sấy

Cắn chloroform (C) Dịch còn lại

Chiết với chloroform, gạn Cất quay áp suất giảm, sấy

Cắn ethylacetat (E) Dịch còn lại

Chiết với ethyl acetat, gạn Cất quay áp suất giảm, sấy

Trang 35

26

Liều sử dụng sẽ được tính từ liều thực tế của dịch ép toàn phần và tham khảo liều của các nghiên cứu trước [18], [47]

2.2.1.2 Phương pháp định lượng glucose máu

Tiến hành theo phương pháp glucose oxidase dựa trên mô tả của Yuen và

Mc Neill với máy đo glucose máu Accu-Check Active và bộ kit tương ứng của

Roche - Đức [69]

Nguyên tắc: Oxy hóa glucose thành acid gluconic theo phản ứng (1)

Glucose + H2O + O2 Glucose oxidase Acid gluconic + H2O2 (1)

H2O2 tạo thành bị peroxidase phân hủy, giải phóng oxi, oxy hóa dianisidin để tạo thành phức chất có màu vàng nâu theo phản ứng (2)

2.2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các phân đoạn từ dịch ép thân cây Chuối tiêu trên động vật thực nghiệm

Trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu thực nghiệm bởi STZ

- Chuột thí nghiệm được tiêm màng bụng dung dịch STZ trong đệm citrat (pH 4,5) với liều 150 mg/kg 72 giờ sau khi tiêm STZ, định lượng glucose máu lúc đói của chuột (chuột đã nhịn đói 10 giờ), lựa chọn những con chuột có glucose máu lớn hơn 11,0 mmol/lit là chuột tăng glucose máu thực nghiệm

- Chuột tăng glucose máu được chia thành các lô:

+ Lô 1 (Lô chứng bệnh): uống nước cất + NaCMC 0,5%

+ Lô 2 (Lô thử): uống hỗn dịch cắn phân đoạn chloroform

+ Lô 3 (Lô thử): uống hỗn dịch cắn phân đoạn ethyl acetat

Trang 36

27

+ Lô 4 (Lô thử): uống hỗn dịch cắn phân đoạn n-buthanol

+ Lô 5 (Lô thử): uống hỗn dịch cắn phân đoạn phân đoạn nước còn lại + Lô 6 (Lô thử): uống hỗn dịch cao dịch ép toàn phần

+ Lô 7 (Lô chứng dương): uống metformin với liều 240 mg/kg thể trọng chuột

Đo glucose máu lúc đói của chuột trước và sau 15 ngày uống các hỗn dịch mẫu thử

Trên chuột cống trắng gây ĐTĐ typ 2 thực nghiệm

- Sử dụng mô hình gây ĐTĐ thực nghiệm kiểu ĐTĐ typ 2 dựa trên chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với tiêm STZ liều thấp của Leelavinothan, Vicker S.P [57], [89] Mô hình này đã được triển khai bởi một số tác giả Việt Nam, gồm 2 bước [15], [17]:

Bước 1: Gây kháng insulin bằng chế độ ăn giàu chất béo

Chuột cống trắng, giống đực chưa trưởng thành có cân nặng trung bình 80g được nuôi bằng chế độ ăn giàu lipid với 60% tổng số calo của khẩu phần ăn là chất béo được tính theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng Tiến hành trong cùng điều kiện 1 lô đối chứng là chuột bình thường được ăn chế độ ăn chứa 12% tổng số calo của khẩu phần ăn là chất béo (bảng 2.1) Cả hai lô chuột được cho ăn với hai loại thức ăn tương ứng trong vòng 60 ngày

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chuột thí nghiệm

Carbohydrat Protein Chất béo Các thành

phần khác

(Tỷ lệ % tính theo calo tổng số) Bước 2: Gây ĐTĐ cho chuột đã bị kháng insulin

Trang 37

28

Tiêm màng bụng dung dịch STZ với liều 50 mg/kg (pha trong đệm citrat pH 4,5) cho nhóm chuột ăn chế độ ăn giàu chất béo Sau 72 giờ lấy máu định lượng glucose máu lúc đói của chuột (chuột đã nhịn đói 10 giờ) Những chuột có

glucose máu trên 11,0 mmol/L được lựa chọn là chuột ĐTĐ typ 2 thực nghiệm

- Bố trí thí nghiệm với 5 lô chuột trong đó:

+ Lô 1 (Lô chứng bệnh): chuột ĐTĐ typ 2 uống nước cất + NaCMC 0,5%

+ Lô 2 (Lô thử): chuột ĐTĐ typ 2 uống hỗn dịch cắn của một phân đoạn

có tác dụng

+ Lô 3 (Lô thử): chuột ĐTĐ typ 2 uống hỗn dịch cao dịch ép toàn phần + Lô 4 (Lô chứng dương): chuột ĐTĐ typ 2 uống metformin với liều 120 mg/kg

+ Lô 5 (Lô chuột bình thường): uống nước cất + NaCMC 0,5%

Đo glucose máu lúc đói của chuột trước và sau 15 ngày uống các hỗn dịch mẫu thử

2.2.1.4 Xử lý số liệu

Số liệu được nhập và sử lý bằng phần mềm SPSS 21

- Kết quả được biểu diễn dưới dạng X ± SE (X: giá trị trung bình của từng

lô, SE: sai số chuẩn)

- Tỷ lệ hạ glucose máu (%) được tính theo công thức:

Tỷ lệ hạ glucose máu (%) = (G tr – G s )/G tr * 100

Trong đó:

G tr : Giá trị Glucose máu được định lượng sau 72 giờ tiêm STZ

G s : Giá trị Glucose máu được định lượng sau 15 ngày uống thuốc

- Các thao tác xử lý thống kê:

Dùng “One way ANOVA” chỉ ra có hay không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị trung bình

Trang 38

29

Dùng “One way ANOVA (Options- Homogeneity of variance test)” chỉ ra

có hay không sự đồng nhất giữa các phương sai của các giá trị trung bình giữa các lô chuột- là cơ sở để chọn test hậu kiểm “Post Hoc Multiple Comparision”

Dùng “One way ANOVA (Post Hoc Multiple Comparision)” chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cặp giá trị trung bình

2.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học

Sử dụng một phân đoạn có tác dụng hạ glucose máu theo quy trình chiết ở mục 2.2.1.1

Định tính các nhóm chất hóa học trong phân đoạn có tác dụng hạ glucose máu bằng phản ứng hóa học (chủ yếu dựa vào phản ứng tạo màu và tạo tủa) [8],

[14]

Phân lập các chất trong phân đoạn có tác dụng hạ glucose máu bằng sắc ký

cột pha thuận và pha đảo, sắc ký rây phân tử [14]

Nhận dạng các chất phân lập được dựa trên các thông số lý hóa như nhiệt độ nóng chảy, dữ liệu các phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR, DEPT

Trang 39

là chuột tăng glucose máu thực nghiệm Cho chuột uống hỗn dịch các phân đoạn dịch chiết với liều 1000 mg/kg/ngày trong 15 ngày liên tục vào cùng một thời điểm trong ngày Định lƣợng glucose máu lúc đói của chuột vào ngày thứ 15 Sự thay đổi glucose máu của chuột đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1 Kết quả nồng độ glucose máu của các lô chuột thí nghiệm

sau 15 ngày uống mẫu thử

TT Lô chuột Mẫu thử Glucose máu (mmol/L)

3 Lô 3: lô thử uống mẫu thử cắn phân đoạn

ethyl acetat liều 1000mg/kg 20,15 ± 0,98 12,41± 1,43**

4 Lô 4: lô thử uống mẫu thử cắn phân đoạn

Trang 40

31

Nhận xét: Chuột được tiêm STZ với liều 150 mg/kg, glucose máu của cả

7 lô chuột thí nghiệm đều tăng trên 20,0 mmol/L Sau khi cho uống mẫu thử liên tục trong 15 ngày, nồng độ glucose máu của lô 3, 4, 6, 7 (uống hỗn dịch cắn phân đoạn ethyl acetat, n-buthanol, cao dịch ép toàn phần, metformin) hạ xuống dưới 13,0 mmol/L, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với lô chứng bệnh

Hình 3.1 Phần trăm hạ glucose máu của các lô chuột thí nghiệm

sau 15 ngày uống mẫu thử

*: p<0,01 so với lô 1

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lô 7 uống metformin có mức độ hạ

glucose máu cao nhất là 52,09 % (p<0,01) so với lô chứng bệnh Trong các phân đoạn dịch chiết, chỉ có lô 3, 4 (uống phân đoạn ethyl acetat, n-buthanol) có mức

độ hạ glucose máu lần lượt là 38,41 và 50,14 % (p<0,01) so với lô chứng bệnh

3.1.2 Ảnh hưởng của phân đoạn ethyl acetat trên glucose máu của chuột cống trắng gây ĐTĐ typ 2

Chuột cống trắng nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo liên tục trong vòng

60 ngày, sau đó tiêm STZ màng bụng với liều 50 mg/kg Sau 72 giờ lấy máu

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng- Bộ y tế (2008), Chuyên đề nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 197-214 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nội tiết chuyển hóa
Tác giả: Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng- Bộ y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
3. Tạ Văn Bình (2004), Theo dõi và điều trị đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 37, 71-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi và điều trị đái tháo đường
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
4. Tạ Văn Bình (2007), Những Nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường- tăng Glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 23, 26-27, 53-54, 171- 249, 280, 293, 792-794 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường- tăng Glucose máu
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
5. Tạ Văn Bình và Nguyễn Huy Cường (2005), Phòng và điều trị đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 9-16, 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng và điều trị đái tháo đường
Tác giả: Tạ Văn Bình và Nguyễn Huy Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
6. Tạ Văn Bình, Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh ĐTĐ, Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của dự án quốc gia thực hiện tại bệnh viện Nội tiết 1969- 2003, tr. 249-259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh ĐTĐ
Tác giả: Tạ Văn Bình, Nguyễn Thanh Hà và cộng sự
Năm: 2003
7. Bộ môn Dược lâm sàng (2005), Bài giảng Bệnh học, Trường Đại học Dƣợc Hà Nội, tr. 152-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Bệnh học
Tác giả: Bộ môn Dược lâm sàng
Năm: 2005
8. Bộ môn Dƣợc liệu (2006), Thực tập Dược liệu phần hóa học, Trung tâm thông tin thư viện, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập Dược liệu phần hóa học
Tác giả: Bộ môn Dƣợc liệu
Năm: 2006
9. Bộ môn Dược lực (2006), Dược lý học, Tập 2, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 255, 256, 262-263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học
Tác giả: Bộ môn Dược lực
Năm: 2006
10. Bộ môn Tim mạch- Thận- Khớp- Nội tiết, Học viện Quân y (2003), Bệnh học Nội khoa, Tập 2, NXB Quân đội nhân dân, tr. 141-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học Nội khoa
Tác giả: Bộ môn Tim mạch- Thận- Khớp- Nội tiết, Học viện Quân y
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2003
11. Bộ y tế (2007), Bệnh học và đều trị nội khoa_Kết hợp đông- tây y, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 327- 364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học và đều trị nội khoa_Kết hợp đông- tây y
Tác giả: Bộ y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
12. Các bộ môn nội- Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Bệnh học nội khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 302-310 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học nội khoa
Tác giả: Các bộ môn nội- Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
13. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 467-469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2012
14. Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1980), Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr. 243-289, 327-347 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1980
15. Nguyễn Thị Đông (2013), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết phân đoạn chloroform thân cây Ý dĩ trên động vật thực nghiệm, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 20-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết phân đoạn chloroform thân cây Ý dĩ trên động vật thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Đông
Năm: 2013
16. Nguyễn Lan Hương (2010), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của rễ cây Chóc máu Nam bộ trên thực nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của rễ cây Chóc máu Nam bộ trên thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Năm: 2010
17. Phùng Thanh Hương (2010), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và ảnh hưởng trên chuyển hoá glucose của dịch chiết lá Bằng lăng nước (Lagertroemia Speciosa (L.) Pers.) ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Dƣợc học Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 40-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và ảnh hưởng trên chuyển hoá glucose của dịch chiết lá Bằng lăng nước (Lagertroemia Speciosa (L.) Pers.) ở Việt Nam
Tác giả: Phùng Thanh Hương
Năm: 2010
18. Phùng Thanh Hương và Nguyễn Thị Đông (2015), "Tác dụng của dịch ép thân cây Chuối tiêu trên chuột tăng glucose máu thực nghiệm bởi Streptozocin", Tạp chí Dược liệu, 2(20), tr. 126-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng của dịch ép thân cây Chuối tiêu trên chuột tăng glucose máu thực nghiệm bởi Streptozocin
Tác giả: Phùng Thanh Hương và Nguyễn Thị Đông
Năm: 2015
19. Phùng Thanh Hương và Nguyễn Xuân Thắng (2002), "Tác dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân cây Mướp đắng trên một số mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệm", Tạp chí Dược học, Số 1, tr. 22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân cây Mướp đắng trên một số mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệm
Tác giả: Phùng Thanh Hương và Nguyễn Xuân Thắng
Năm: 2002
20. Vũ Ngọc Lộ (2005), "Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường", Tạp chí Dược học, Số 355, tr. 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường
Tác giả: Vũ Ngọc Lộ
Năm: 2005
21. Vũ Ngọc Lộ (2005), "Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường (tiếp)", Tạp chí Dược học, Số 356, tr. 6-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường (tiếp)
Tác giả: Vũ Ngọc Lộ
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w