1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non

28 3,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất cần thiết cho sự pháttriển não và trí tuệ của trẻ như: Chất béo, chất đường, sắt, Iốt, DHA,Taurine,...Trẻ suy dinh dưỡng cũng th

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Đặt vấn đề

1.1 Cơ sở lý luận

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người

kế tục và xây dựng Tổ quốc Chính vì thế mà nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dụcMầm Non là phải làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm bồidưỡng các cháu trở thành những người công dân tốt có ích cho xã hội sau này.Đúng như Bác Hồ đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng nói “Xây dựng con người mới là một trongcác mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng XHCN, song con người phảiđược xây dựng từ bây giờ, từ những dòng sữa tươi mát của người mẹ, từ sựchăm sóc đầu tiên của gia đình và xã hội” Như vậy, chúng ta phải nuôi dạy trẻmột cách tốt nhất bằng tất cả khả năng có thể có được của gia đình và xã hội,phải làm thật tốt việc nuôi dạy trẻ trong nhà trường

Trẻ em như một hạt giống, muốn hạt giống phát triển, ra hoa, kết quả thìngay từ đầu phải được chăm sóc đúng kỹ thuật Trẻ được chăm sóc, giáo dục tốtngay từ đầu sẽ là tiền đề cho sự phát triển toàn diện sau này Để có thể lĩnh hộiđược những tri thức để sau này trở thành người có ích cho xã hội thì đòi hỏi trẻphải có một cơ thể khoẻ mạnh Đặc biệt đối với trẻ em mầm non thì sức khoẻ lạicàng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quanchức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện

Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ về cả thể chất và trítuệ, thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi do cơ thể không được cung cấp đủ các chấtphát sinh năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác Nếu không đượcchữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho trẻ như:

- Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy, Suy dinhdưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làmcho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡngngày càng trở nên nặng hơn

- Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng đến tầm vóc, các hệ cơ quan của cơthể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương Nếu tình trạng suy dinh dưỡngkéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọnghơn Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính làđiều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình

- Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triểnbình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi Trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Trang 2

thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất cần thiết cho sự pháttriển não và trí tuệ của trẻ như: Chất béo, chất đường, sắt, Iốt, DHA,Taurine, Trẻ suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, lờ đờ vì vậy giao tiếp xãhội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

Hiện nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao, thực phẩmtuy có đầy đủ nhưng không có nghĩa là tình trạng sức khỏe của con người sẽđược đảm bảo nhất là trẻ nhỏ Vì thế, muốn nâng cao tình trạng sức khỏe chúng

ta cần phải nắm chắc những kiến thức về dinh dưỡng để có thể sử dụng nguồnthực phẩm một cách khoa học Nếu thiếu kiến thức về dinh dưỡng khoa học làmột trong những nhân tố gây ra SDD ở trẻ

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng do suy dinh dưỡng gây ra, đòi hỏi sựquan tâm tham gia phòng chống suy dinh dưỡng của mọi người trong toàn xãhội Muốn phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cần có sự hiểu biết, chủ động

và thay đổi thực hành của mỗi người Thấy được tầm quan trọng đó, ngày22/02/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinhdưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mục tiêu:Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ với các chỉ tiêu cụ thể: Giảm tỷ

lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi trong các trường mầm nonxuống còn dưới 3% vào năm 2020; Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng

từ 1,5cm – 2cm cho cả trẻ trai và gái

Xuất phát từ nhận thức về vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ vàmục tiêu như đã nói ở trên bản thân tôi rất mong muốn người quản lý, giáo viên

và cô nuôi phải có phương pháp chăm sóc, chú trọng đến bữa ăn và cả sự lựachọn thưc phẩm đúng đắn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chốngSDD cho trẻ trong trường mầm non

1.2 Cơ sở thực tiễn

Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của con người Ăn uống là cơ sởtạo cho con người có một thể lực tốt Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơthể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diệnđược dinh dưỡng là nhu cầu sức khoẻ của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng đểphát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sựsống để làm việc cống hiến cho xã hội Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo

về bữa ăn cũng như nhu cầu dinh dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm pháttriển về mọi mặt ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ chóng lớn khoẻ mạnh.Thực tế cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi của nước ta nhữngnăm qua là khá cao Viện Dinh dưỡng đã thống kê số liệu SDD của trẻ qua cácnăm cụ thể như sau: Tỉ lệ trẻ SDD cao nhất vào năm 1999 trẻ SDD CN 36.7%

và SDD TC 38.7% Trong những năm gần đây tỉ lệ SDD của trẻ giảm dần, năm

2013 trẻ SDD CN 15.3% và SDD TC 25.9%, năm 2014 trẻ SDD CN 14.5% vàSDD TC 24.9%

Trang 3

Qua thời gian làm công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng thực tế tôi nhậnthấy rằng tỷ lệ SDD của trẻ ở đơn vị vẫn còn khá cao Hầu hết các cô giáo còncoi trọng công tác giáo dục hơn là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Do đó, chưaquan tâm đúng mức đến việc chăm sóc bữa ăn và phòng chống SDD cho trẻ.Nhận thức của các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi con theo khoa học chưa cậpnhật thường xuyên và do thói quen tập quán chăm sóc bữa ăn cho trẻ chủ yếutheo nhu cầu Chính vì thê chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một việc làm phảithực hiện thường xuyên và liên tục Đối với trường Mầm Non Thị Trấn TânHưng thì việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được quan tâm

và thực hiện ngay từ đầu năm học nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi

Vì vậy, năm học 2015-2016 tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm Non” để góp

phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng tại địa phương nói chung và trường Mầm NonThị Trấn Tân Hưng nơi tôi đang công tác nói riêng

2 Mục đích đề tài

Với trách nhiệm chính là người trực tiếp quản lý chất lượng chăm sóc nuôidưỡng trẻ trong trường Mầm non, với thực trạng công tác phòng chống SDDnhững năm học qua của đơn vị cùng với những kinh nghiệm tích lũy trongnhững năm học qua, qua đề tài này tôi mong muốn:

- Sớm phát hiện nguyên nhân và cách phục hồi sức khỏe cho những trẻ bịsuy dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ

- Tuyên truyền những kiến thức, những kinh nghiệm về chăm sóc, nuôidưỡng trẻ em theo khoa học tới toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên và phụhuynh học sinh Qua đó, giúp giáo viên, cô nuôi hiểu rõ thêm về vấn đề chấtlượng bữa ăn và cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, tạo được niềm tincủa phụ huynh yên tâm gửi con vào nhà trường

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trongtrường mầm non

3 Lịch sử đề tài

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáodục trẻ thì việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường là một yêu cầuhết sức cần thiết Trong những năm học qua, tôi đã nghiên cứu, tự học, tự rèn,cùng với việc đúc kết các kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác tìm ranhững biện pháp hữu hiệu nhất để áp dụng sao cho đạt kết quả tốt nhất nhưmong muốn Năm học 2014-2015, tôi đã chính thức áp dụng một số giải pháptrong việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và đã manglại hiệu quả rất khả thi, được Hội đồng khoa học huyện Tân Hưng công nhận.Năm học 2015-2016, tôi tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp mới để

Trang 4

áp dụng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho phù hợp với điều kiện thực

tế hiện nay

4 Phạm vi đề tài

Để nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay córất nhiều nội dung và biện pháp thực hiện nhưng đối với tôi – là Phó hiệu trưởngquản lý khâu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, ở đề tài này những vấn đề mà tôi tậptrung nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc đề xuất các biện pháp nhằm phòng chốngsuy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi cho trẻ trong trường mầm non Vànhững biện pháp tôi đề xuất trong đề tài này không chỉ áp dụng với trường MNThị trấn nơi tôi đang công tác và những trường mầm non trong huyện Tân Hưngchúng tôi nói riêng mà còn có thể thực hiện cho các trường mầm non ngoàihuyện nói chung

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

I Thực trạng đề tài

1 Cơ sở lý luận

Sức khỏe là vốn quí báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt độngthì con người cần phải có sức khỏe Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thìsức khỏe lại càng quan trọng vì ở gia đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh,các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện Trẻ cókhỏe mạnh thì mới tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạtđộng vui chơi, hoạt động lao động Muốn có cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi phải có

sự đầu tư tốn kém lâu dài

Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà hoàn toàn phụthuộc vào chất lượng nuôi dưỡng đặc biệt là chất lượng bữa ăn hàng ngày.Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay ăn uống không chỉ để giảiquyết cảm giác đói mà ăn uống là yếu tố quan trọng và quyết định sự phát triểntoàn diện của trẻ vì trẻ lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực và trítuệ Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt trẻ sẽ dễ dànglĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế được ốmđau bệnh tật Trẻ ở lứa tuổi MN nhu cầu năng lượng tính theo trọng lượng pháttriển cơ thể cao hơn so với ở người lớn Do sức ăn của trẻ có hạn, chức năng tiêuhoá của trẻ chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế vì thế bữa

ăn của trẻ cần được chú ý và quan tâm về chất lượng

Chính vì vậy, là một người cán bộ quản lý phụ trách khâu chăm sóc nuôidưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi xác định rằng để thực hiện tốt được nhữngmục tiêu trên cần phải nghiên cứu chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng đểtoàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt mụctiêu của ngành cũng như nhiệm vụ mà nhà trường đã đặt ra

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Tân Hưng, nhà trường được cung cấp và trang bị nhiều tài liệu hướng dẫnthực hiện chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toànthực phẩm cho trẻ tương đối đầy đủ

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chămsóc và nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm, nhiệttình trong công tác Nhân viên cấp dưỡng đảm bảo số lượng đáp ứng được nhucầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

- Địa phương có hệ thống phát thanh tốt để tuyên truyền kiến thức nuôi contheo khoa học đến phụ huynh học sinh

Trang 6

- Phụ huynh học sinh cùng nhà trường thống nhất trong việc mua sắm đồdùng, tu sửa cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Là trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia nên trẻ học bán trú 100% thuậnlợi cho việc theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường

- Cơ sở vật chất được trang bị cho nhà bếp tương đối đầy đủ: Bếp ga, tủlạnh, máy xay thịt, bồn rửa thực phẩm,…thuận tiện trong việc chế biến và cungcấp thức ăn cho trẻ đảm bảo quy trình và hợp vệ sinh

2.2 Khó khăn

- Do ở địa bàn Thị trấn nên đa số phụ huynh bận rộn với công việc buônbán, một số trẻ theo ba mẹ đi làm ăn nên không có hộ khẩu mà sống tạm trú,một số phụ huynh học sinh kiến thức về dinh dưỡng còn hạn chế, chưa đồngđều, ít có thời gian chăm sóc con Một số gia đình khá giả lại quá cưng chiềucon, cho ăn uống tuỳ thích, không khoa học nên trẻ sinh ra biếng ăn, do chế độ

ăn không phù hợp, chế độ sinh hoạt thất thường Kỹ năng chăm sóc con của phụhuynh còn thiếu hụt

- Một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong công tácchăm sóc nuôi dưỡng trẻ Một số nhân viên cấp dưỡng chưa được đào tạo vềtrình độ chuyên môn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chế biến thức ăn phù hợpvới độ tuổi của trẻ

- Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng mặc dù được bổ sung hàng nămnhưng vẫn chưa thật đầy đủ để phục vụ cho công tác bán trú theo qui địnhtrường đạt chuẩn

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khi mới vào trường khá cao đặc biệt là khối lớpLá

Bảng tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ từ năm học 2014 – 2015:

Thời gian

theo dõi Khốilớp Số trẻ

Trang 7

Bảng tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm học 2015-2016

Thời gian

theo dõi Khối lớp trẻ Số

II Nội dung cần giải quyết

Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng chốngsuy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Từ những thực tế nêu trên, để thựchiện tốt việc phòng chống suy dinh dưỡng có rất nhiều nội dung cần được quantâm chỉ đạo và thực hiện nhưng theo tôi quan trọng nhất những việc làm cần tậptrung giải quyết đó là:

1 Chỉ đạo giáo viên thực hiện cân đo theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồtăng trưởng chính xác

2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi từ đó cónhững biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp

3 Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcal, cân đối dưỡng chất,

sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú)

4 Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn Thực hiệntốt công tác kiểm tra

5 Kết hợp trạm Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ Tuyên truyền một sốdịch bệnh theo mùa

6 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp để phòng chống suydinh dưỡng hiệu quả

7 Tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục để bổ sung thêm trang thiết

bị đồ dùng phục vụ bếp ăn

III Biện pháp giải quyết

1 Chỉ đạo giáo viên thực hiện cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính xác.

Để nắm được chính xác về tình hình sức khỏe của trẻ ngay đầu năm học thìviệc đánh giá và tổng hợp sức khỏe của trẻ ở từng lớp là rất cần thiết và việc cầnlàm ngay

Trang 8

Vì vậy sau khi ổn định trẻ, tôi đã lên kế hoạch cân đo trẻ vào ngày 5 tâyhàng tháng nếu có chênh lệch khi cân đo trẻ chỉ được chênh lệch theo qui định1-2 ngày Sau đó mời giáo viên họp để hướng dẫn giáo viên lập sổ theo dõi củalớp, cách cân đo và theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng một cáchchính xác.

Tôi thường xuyên kiểm tra nhắc nhở giáo viên để giáo viên thực hiện theođúng lịch cân đo trẻ nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào các ngày sau, khi đãthực hiện xong tổng hợp số liệu báo cáo về Ban giám hiệu số trẻ bị suy dinhdưỡng toàn trường để nhà trường có kế hoạch và biện pháp chăm sóc trẻ Hàngtháng giáo viên chủ nhiệm lớp ghi kết quả sức khỏe trẻ vào sổ bé ngoan để giađình nắm bắt về tình hình sức khỏe trong tháng của trẻ

Ngoài ra để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày tôi hướngdẫn giáo viên lập thêm sổ nhật ký theo dõi sức khỏe hàng ngày của lớp để theodõi những trẻ bị bệnh khi cha mẹ gởi thuốc cho trẻ uống giáo viên chủ nhiệmcần ghi những thông tin cụ thể rõ ràng khi phụ huynh gởi thuốc cho trẻ uống,nơi để thuốc của trẻ phải cao hơn tầm trẻ có thể lấy được

Ví dụ: Phụ huynh cháu A gửi thuốc và dặn giáo viên chủ nhiệm 11 giờ cho

trẻ uống cô giáo cần phải ghi ngay tên trẻ uống tên phụ huynh gửi thuốc vào sổtheo dõi, liều uống, giờ uống vì trong một ngày có thể có từ 5- 6 phụ huynh gửithuốc cho cháu uống nếu không ghi vào sổ thì sẽ quên và cho trẻ uống khôngđúng thuốc của phụ huynh gởi cho học sinh

2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân nếu muốn phục hồi sức khỏecho trẻ thì chúng ta phải tìm hiểu được các nguyên nhân rõ ràng mới có nhữngbiện pháp cụ thể để khắc phục cho từng nguyên nhân đó

Khi đã nắm số liệu trẻ suy dinh dưỡng ở từng khối lớp tôi tổ chức họp vàhướng dẫn giáo viên tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, yêu cầu giáoviên quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kếtquả cân đo suy dinh dưỡng thể cân nặng và thấp còi, hướng dẫn giáo viên gặp

gỡ phụ huynh học sinh để trao đổi vể tình hình sức khỏe của trẻ về chế độ sinhhoạt của trẻ ở gia đình cũng như những vấn đề sức khỏe của trẻ lúc sơ sinh đếnkhi đi học để có biện pháp chăm sóc phù hợp theo từng trẻ

Ví dụ: Khi tìm hiểu về nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do gia đình bận

công việc làm ăn nên không có thời gian chăm sóc trẻ Hoặc có trẻ suy dinhdưỡng do cha mẹ cưng chiều nên các bữa ăn hàng ngày của trẻ cha mẹ cho trẻ

ăn theo ý thích nên không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng

Khi giáo viên đã thu thập đầy đủ các thông tin về các nguyên nhân của trẻ

bị suy dinh dưỡng tôi tập hợp các nguyên nhân và tìm ra các biện pháp chăm sóc

cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó

Trang 9

a Đối với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn, sai lầm về ăn uống

Trong các bữa ăn tại trường cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cânđối, hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng,trong đó tỷ lệ: Đối với nhà trẻ: Protit (chất đạm) khoảng 12% - 15%; Lipit (chấtbéo) khoảng 35% - 40%; Gluxit (chất bột) khoảng 45% - 53%, đối với mẫugiáo: Protit (chất đạm) khoảng 12% - 15%; Lipit (chất béo) khoảng 20% - 30%;Gluxit (chất bột) khoảng 55% - 68% Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăncủa trẻ từ nguồn gốc thực vật

Tôi trực tiếp cung cấp cho giáo viên kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng nàynhắc nhở giáo viên cần quan tâm chăm sóc trẻ cho trẻ ăn hết phần ăn, không đểtrẻ bỏ thức ăn và cân đối thực đơn tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềmnutrikd, nhắc nhở nhân viên cấp dưỡng thực hiện nghiêm túc đúng yêu cầu từkhâu bảo quản sơ chế thực phẩm đến kỹ thuật chế biến nhằm duy trì các chấtkhoáng và Vitamin… Trong quá trình nấu nướng và cách phối hợp các loạithực phẩm sao cho phù hợp với từng món ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ cácchất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ tạo mùi vị đặc trưng để gây hấp dẫnkhi trẻ ăn

b Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng do bị sinh non.

Cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn ở trường cũng như ở nhà Giáo viên và phụhuynh cần phối hợp để thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định.Trẻ cần được chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông vàthoáng mát về mùa hè Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinhdưỡng và chế biến thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ, cần chú ý bổsung hoa quả chín và sữa cho trẻ hàng ngày kết hợp với chế độ luyện tập thíchhợp, nhẹ nhàng. Thời gian ở trường cô giáo phải bao quát trong giờ ăn của trẻ, luôn quan sát, nhắc nhỡ, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái Nếu trẻ đang ăn mà khóc hay buồn ngủ, GV phải tạm ngừng cho trẻ ăn, để trẻ nín và tỉnh ngủ mới cho ăn tiếp.

Khi trẻ về nhà, giáo viên cần phối hợp với phụ huynh: trẻ cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng: đa dạng thực đơn, thức ăn nấu mềm, dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa nhỏ và đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn hàng ngày, uống đủ lượng nước, nhu cầu nước của trẻ là 50ml-100ml/kg cân nặng/ngày và hạn chế cho trẻ uống nước ngọt đóng chai, nước có ga vì các loại nước này không có lợi cho sức khỏe.

Trong suốt quá trình giáo viên thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ, tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để giáo viên thực hiện nghiêmtúc và có hiệu quả hơn

c Đối với nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng do biếng ăn

Trước hết ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn Trẻ biếng ăn

có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chínhsau đây:

Trang 10

+ Trẻ bị bệnh: Tất cả bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù lànhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân nhưcòi xương, thiếu máu, thiếu vitamin,…trường hợp này cần phối hợp với phụhuynh đưa trẻ đến chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp trẻ mauhết bệnh và ăn uống bình thường trở lại.

+ Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở những gia đình quan tâm lo lắng quámức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc người cho ăn có thái độ khôngđúng (ép buộc) biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến tâm sinh lýcủa trẻ, mỗi khi nhìn thấy thức ăn là trẻ đã sợ hãi Trường hợp này tôi thườngxuyên nhắc nhở giáo viên cần tạo cho trẻ một không khí bữa ăn thật vui vẻ vàđầm ấm, không nên la mắng, ép buộc trẻ ăn mà phải có biện pháp động viên,khích lệ trẻ

Ví dụ: Giáo viên tách riêng những trẻ ăn chậm, biếng ăn suy dinh dưỡng

từng nhóm để cô theo dõi và quan tâm chăm sóc đặc biệt đến trẻ nhiều hơn, khichia phần ăn cho trẻ nên chia cho trẻ ăn ít một và động viên trẻ ăn hết rồi tiếptục lấy thêm cho trẻ thì khi ăn trẻ sẽ không cảm thấy ngán và từ từ trẻ sẽ ăn hếtphần ăn của mình, khi trẻ ăn hết phần ăn cô tuyên dương trẻ kịp thời để khích lệtrẻ trong những lần sau

Ngoài việc chế biến món ăn ngon còn phải chú ý đến màu sắc và mùi vịcủa món ăn,… giúp trẻ thích thú khi được ăn

Ví dụ: món ăn mặn thịt kho củ cải khoai tây thịt có màu nâu, khoai tây

màu vàng, củ cải màu đỏ nhìn món ăn rất hấp dẫn gây sự thu hút đối với trẻ,hoặc món canh cá lóc nấu bầu……

Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy các cháu đã có sự chuyển biến rất

rõ, sắp đến giờ ăn theo dõi trẻ thì thấy trẻ có thái độ rất vui vẻ khi chuẩn bị đi ăncơm, trong giờ ăn trẻ ăn rất ngon miệng không cần cô giáo nhắc nhở và ăn hếtphần hết xất ăn của mình,

d Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

+Trẻ thấp còi có hai nguyên nhân chính:

- Do di truyền của gia đình

- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí Không cho trẻ luyện tập thể dục thể thaothường xuyên

Muốn cải thiện được tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thì cần phải kếthợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để tác động và can thiệp phòngchống tình trạng thấp còi cho trẻ

* Về chế độ dinh dưỡng:

Cần phải cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, bổ sung đầy đủ dầu

mỡ trong các bữa ăn của trẻ Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Như thịt,

cá, tôm cua, trứng sữa Chọn các thực phẩm giàu chất canxi, sắt kẽm, cũng

Trang 11

chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật Đặc biệt các loại thức ăn có nhiềukẽm như: Thịt gà, thịt cóc, con hàu

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín vì trong rau quả cung cấp nhiều vichất dinh dưỡng, phòng ngừa được bệnh táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chấtnhư canxi, kẽm, sát Ngoài chế độ ăn trên vận động phụ huynh đưa trẻ đi khámbác sĩ để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như VitaminD,vitaminA, kẽm, sắt theo hướng dẫn của bác sỉ Hoặc điều trị một số bệnh khitrẻ mắc phải

* Về luyện tập thể dục thể thao cho trẻ:

Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong

sự phát triển chiều cao của trẻ, nên ngoài các giờ luyện tập chính khóa tôithường xuyên nhắc nhở giáo viên dành thời gian cho những trẻ suy dinh dưỡngthấp còi tập thêm những bài tập thể dục như: Bò trườn, leo trèo, chạy nhảy, tắmnắng buổi sáng khi trẻ đến lớp ngoài sân trường Vận động phụ huynh mua xeđạp cho trẻ chạy vào những ngày trẻ được nghỉ học hoặc cha mẹ tạo điều kiệnthường xuyên cho trẻ đi bộ cùng với cha mẹ vào những thời gian cha mẹ trẻ đóntrẻ về nhà và tập cho trẻ bơi lội khi có điều kiện, ngoài ra cha mẹ còn phải tậpcho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sớm, đi ngủ trước 21giờ, không nên chotrẻ xem các loại video, phim ảnh quá muộn gần với giờ ngủ của trẻ để trẻ cógiấc ngủ ngon và ngủ sâu hơn

3 Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcalo, cân đối dưỡng chất, sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú)

Trường Mầm Non Thị Trấn Tân Hưng là trường tổ chức học bán trú tỉ lệtương đối cao nên việc phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng lệ thuộc rấtlớn vào các bữa ăn của trẻ tại trường Do đó tôi lên kế hoạch xây dựng thực đơnbám sát theo Chương trình giáo dục mầm non của bộ giáo dục với nhu cầukhuyến nghị về năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày đối với trẻ nhàtrẻ 24 – 36 tháng: 708 – 826 Kcal (chiếm 60%-70% nhu cầu cả ngày); đối vớitrẻ mẫu giáo: 735 – 882 Kcal (chiếm 50% - 60% nhu cầu cả ngày) Vì thế, trongbữa ăn của trẻ tại trường ta phải tổ chức và tính toán sao cho đáp ứng đầy đủ 5yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo đủ lượng kcal

- Cân đối các chất P (Protit) – L (Lipit) – G (Gluxit)

- Thực đơn đa dạng, phong phú, sử dụng nhiều loại thực phẩm đặc biệtthực phẩm tại địa phương

- Thực đơn thay đổi theo mùa, tuần, ngày và phù hợp với trẻ

- Đảm bảo chế độ tài chánh

Trang 12

Để xây dựng một thực đơn cân đối, tôi bám sát các yêu cầu trên, yêu cầu đóluôn là tổng thể thống nhất trong thực đơn và đảm bảo đầy đủ các chất dinhdưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

a Đảm bảo đủ lượng kcal:

Năng lượng chủ yếu được cung cấp từ bột đường (G) và chất béo (L) G cónhiều trong các loại ngũ cốc và đường L có nhiều trong mỡ động vật và các loạihạt có tinh dầu Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý kết hợp giữa hai loại thựcphẩm nhiều kcal và thực phẩm ít kcal với nhau để đảm bảo lượng kcal cần thiếtcho một ngày

- Ví dụ: Bữa chính:

+ Món mặn: Cá sốt cà chua

+ Món canh: Canh súp rau củ (khoai tây, su hào, cà rốt,…)

- Món cá sốt cà chua – Vì là cá đồng nên lượng kcal thấp, khi kết hợp vớicanh súp rau củ – có lượng kcal cao sẽ tạo nên sự cân đối về năng lượng của bữaăn

b Cân đối tỷ lệ các chất P (Protit) – L (Lipit) – G (Gluxit):

- Protit hết sức cần thiết cho sự phàt triển trí tuệ của trẻ, là nguyên liệu chủyếu để xây dựng nên các tố chất trong cơ thể P có nhiều trong thịt, cá, trứng,sữa, đậu, lạc, vừng,…

- Lipit là nguồn cung cấp năng lượng Những loại thức ăn giàu L gồm: dầu

ăn, mỡ động vật, một số loại hạt có nhiều tinh dầu

- Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong cơ thể G có nhiềutrong gạo, bột mì, miến, đường, đậu,…

Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày ta cần đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm.Cân đối thực đơn sao cho đảm bảo tỷ lệ P-L-G:

- Đối với trẻ nhà trẻ : Protit (chất đạm) khoảng 12% - 15%; Lipit (chất

béo) khoảng 35% - 40%; Gluxit (chất bột) khoảng 45% - 53%

- Đối với mẫu giáo: Protit (chất đạm) khoảng 12% - 15%; Lipit (chất béo)

khoảng 20% - 30%; Gluxit (chất bột) khoảng 55% - 68%

c Thực đơn thay đổi theo mùa, tuần, ngày và phù hợp với trẻ:

Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng vô cùngquan trọng, vì thế khi chế biến món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị

và trạng thái thức ăn

Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâuchế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu mềm Các món ăn mặn ta có thể chế biếnthêm nước sốt cho trẻ dễ ăn hơn

Trang 13

Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa Như mùa hè thờitiết nóng nực nhu cầu về các món ăn có nhiều nước tăng lên, các món canhchua, canh cua,… trẻ thường rất thích Còn mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sửdụng các món xào, chiên,…trẻ sẽ ăn nhiều hơn Ngoài việc thay đổi thực đơntheo mùa tôi còn thường xuyên thay đổi, đa dạng món ăn từng tuần, từng ngày

và từng bữa ăn để tăng phần hấp dẫn trẻ

Ví dụ: Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng vào mùa hè như :

Bữa

trưa

- Cơm-Cá điêuhồng muối

chiên-Canhchua thịt

- Cơm-Thịt gà rim-Canh bầunấu tép

- Cơm-Thịt bò kho

củ cải đỏ-Canh cua

- Cơm-Tôm, mựcxào-Canh bí đỏhầm xương

- Cơm-Thịt xíumại-Canh bồngót

- Khoai

mỡ thịt

- Cơm-Thịt khotrứng cút-Canh cácloại củ hầmxương

- Cơm

- Thịt bòxào đậu-Canh bí đỏhầm xương

- Cơm

- Thịt gàchiên bột-Canh raunấu tép

- Cơm-Mực xàodưa leo-Canh đu đủnấu thịt

Cháo lươnrau ngót

- Bún thịtnướng

- Cháo thịttim gan

Nhờ thực hiện tốt việc xây dựng thực đơn tuần, thay đổi món ănthường xuyên đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong chế độ ăn hàngngày, sau khi kiểm tra cân đo lại đối với những trẻ suy dinh dưỡng đã có một số

Trang 14

trẻ tuy mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng đã vượt qua kênh suy dinhdưỡng nên tôi cảm thấy rất vui mừng.

4 Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn Tăng cường công tác kiểm tra.

a Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với mọingười, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta nhất là đối với trẻ mầmnon Nên ngay vào đầu năm học tôi đã lên kế hoạch mời chủ các cửa hàng có

uy tín đảm bảo chất lượng về ký hợp đồng mua thực phẩm như: Thịt, cá, tômtép, rau củ quả, gạo… nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấpthường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh antoàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định Thực phẩm hợp đồng với nhàtrường phải tươi, ngon như: Rau, thịt, cá được nhận vào mỗi buổi sáng và đượckiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên mới kýnhận và chế biến Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc hôithiu, kém chất lượng, quá hạn sử dụng nhà trường sẽ cắt hợp đồng ngay

Ví dụ: Hợp đồng thực phẩm với công ty thực phẩm 2030 thì Công ty phải

có đầy đủ giấy chứng nhận kiểm định đảm bảo chất lượng của cơ quan quản lýnhà nước cho phép

Hoặc ký hợp đồng mua thực phẩm khô như: Đường,dầu ăn, hạt nêm….củacửa hàng tạp hóa Kim Chi ngay tại chợ Tân Hưng thì hàng hóa phải đảm bảochất lượng có nguồn gốc rõ ràng và không quá thời hạn sử dụng

Đối với nhân viên cấp dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phảiluôn thực hiện đúng theo qui trình vận hành bếp một chiều từ khâu chế biến đếnkhi trẻ ăn, các dụng cụ chế biến thức ăn chín và sống phải để riêng biệt, đảm bảođúng nội qui qui định khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo tạp dề,khẩu trang Trong quá trình chế biến thức ăn đầu tóc phải gọn gàng, móng tayluôn cắt ngắn và sạch sẽ, không mang đồ trang sức trên người tuyệt đối khôngđược bốc thức ăn khi chia phần ăn cho trẻ mà không mang bao tay Thực hiệnnghiêm túc việc kiểm tra ba bước từ khi nhập thực phẩm đến khi trẻ bắt đầu ăn.Lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ đảm bảo đủ số lượng và quy trình

Ngoài ra các dụng cụ chế biến thực phẩm phải cọ rửa hàng ngày được phơikhô ngoài nắng sau khi sử dụng, đồ dùng dụng cụ ăn uống của trẻ cũng thườngxuyên được trụng bằng nước đun sôi để diệt khuẩn

b Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong việc nângcao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy để các bộphận làm việc một cách nghiêm túc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn Dovậy, công tác kiểm tra phải thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc Qua kiểm

Ngày đăng: 11/08/2016, 17:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II(2007-2008 của Vụ Giáo dục mầm non) Khác
2. Giáo dục Mầm non (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) Khác
3. Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn (tài liệu của trung tâm y tế dự phòng) Khác
4. Tài liệu cán bộ quản lý năm 2009-2010 (THS.BS Vũ yến Khanh) Khác
5. Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non ( Nhà xuất bản giáo dục) Khác
6. Dinh dưỡng cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non ( Nhà xuất bản giáo dục Việt nam) Khác
7. Kỹ thuật chế biến món ăn ( tài liệu bài giảng trường cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ngành kinh tế gia đinh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w