1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

v23 tân cảng 189 v10

56 846 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 210,95 KB

Nội dung

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển cảng hàng hóaViệt nam, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần tân cảng 189 Hải Phòng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin

DWT Deadweight tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải

IQC Incoming Quality Control Hệ thống kiểm tra chất lượng

ISO Intenational Organization for

Standardization

Hệ thống quản lý chất lượng

TCHP Tân cảng 189 Hải Phòng Tân cảng 189 Hải Phòng

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Luồng ra vào Tân cảng 189 Hải Phòng 2015

Bảng 2.1: Nhân sự Công ty CP Tân cảng 189 Hải Phòng

Bảng 2.2: Trình độ nhân sự công ty CP Tân cảng 189 Hải Phòng

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao động xét theo độ tuổi của Công ty từ 2012 - 2015

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty từ 2012 - 2015

Bảng 2.4: Sản lượng thông qua hàng năm của Tân Cảng 189 Hải Phòng

Bảng 2.5: Sản lượng thông qua hàng quý 2013 - 2015

Bảng 2.6: số lượng thiết bị xếp dỡ container 2013 -2015

Bảng 2.7: Dịch vụ khai thác cảng 2013 - 2015

Bảng 2.8: Kinh doanh depot của công ty 2013-2015

Bảng 2.9: Thiết bị đóng rút 2013 – 2015

Bảng 2.10: Bảng máy móc thiêt bị bến Nhơn Trạch 213 -2015

Hình 2.11: Các khoản doanh thu dịch vụ 2013-2015

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức .16

Hình 2.2: Sơ đồ các phòng ban .17

Hình 2.3: Biểu đò số lao động công ty 2015 .22

Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng thông quan .Hình 2.5: Biểu đồ sản lượng thông qua hàng quý 2013 và 2015 .24

Hình 2.6: Biểu đồ lợi nhuận doanh thu 2013 -2015 Hình 2.7: Biểu đồ tăng giảm thiết bị 2013 -2015 .31

Hình 2.8: Biến động các máy móc thiết bị 2013 -2015 .Hinh 2.9: Biểu đồ doanh thu các dịch vụ 2013 – 2015 .34

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt làsau khi chúng ta gia nhập WTO và TPP thì việc mở của nền kinh tế sẽ được thựchiện Đó cũng là những cơ hội cho các doanh nghiệp hội nhập và phát triển và đócũng là những thách thức khi nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Môitrường này càng khó khăn hơn đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực logistics, bởi khi mở cửa sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh từ phía nướcngoài tham gia thị trường Những đối thủ cạnh tranh này có bề dầy kinh nghiệmcũng như nguồn vốn dồi dào hơn các doanh nghiệp trong nước rất nhiều

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hệ thống cảnghàng hóa Việt Nam có cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất thấp so với thế giới và các nướctrong khu vực, nhưng nó lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hộinhập kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam Theo thống kê, 90% lượng hànghóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển thông qua cáccảng hàng hóa Vì vậy, vận tải biển và hệ thống cảng hàng hóa góp phần tích cựcvào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước không chỉ ở việc vận chuyển hàng hóa,tạo ra thu nhập và việc làm mà quan trọng hơn là thúc đẩy đầu vào và cả đầu ra củasản xuất hàng hóa và dịch vụ

Chính vì lẽ đó, kinh tế cảng hàng hóa cần được xem là một trong nhữngngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển Và trongthời gian tới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đầu tư vào hệ thống cảng hàng hóaViệt Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đã đặt ra

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển cảng hàng hóaViệt nam, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần tân cảng 189 Hải Phòng em

đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân cảng 189 Hải Phòng” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.

Trang 6

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, chuyên đề kiến nghịbiện pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân cảng 189

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ và phát triển dịch vụ của doanh nghiệpcảng

Phân tích đánh giá thực trạng và phát triển dịch vụ của Công ty cổ phầntân cảng 189

Đề xuất phương hướng kinh doanh và giải pháp phát triển dịch vụ củacông ty cổ phần tân cảng 189

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là lý luận và thực trạng về dịch vụ củadoanh nghiệp cảng hàng hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Chuyên đề nghiên cứu sản phẩm dịch vụ của công ty cổ phần tân

cảng 189 về quy mô, nội dung và định hướng phát triển

Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hoạt động cung cấp dịch vụ công ty cổ phần

189 thuộc đại bàn TP Hải Phòng

4 Kết cấu, nội dung đề tài

Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về dịch vụ của cảng hàng hóa

Chương 2: Thực trạng dịch vụ của công ty cổ phần Tân cảng 189 Hải Phòng.

Chương 3: Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ của công ty

cổ phần tân cảng 189 Hải phòng

Trang 7

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài viếtcòn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy côgiáo để bài viết hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ CỦA

CẢNG HÀNG HÓA

1.1 Đặc điểm hoạt động của cảng hàng hóa

1.1.1 Khái niệm và phân loại cảng hàng hóa

a Khái niệm cảng hàng hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về cảng hàng hóa, nhưng thường dùng kháiniệm cảng hàng hóa là tập hợp hệ thống các côn trình và thiết bị cho phép các tàuneo đậu và đỗ yên tĩnh xếp dỡ hàng hóa, đưa hành khách lên xuống tàu nhanhchóng thuận tiện đảm bảo an toàn Là nơi phục vụ cho các xếp dỡ hàng hóa, neođậu bảo quản lưu trữ hàng hóa

Cảng trở thành đầu mối giao thông quan trọng không thể thiếu, có thể baogồm cả vận tải đường biển, vận tải đường sông, vận tải đường sắt

b Phân loại cảng hàng hóa:

Tùy vào tính chấ và vị trí địa lý của các cảng hàng hóa mà người ta phân loạithành các loại cảng như sau:

Cảng hàng không: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường hàng khôngCảng đường biển: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường biển, đường bộ,đường săt

Cảng đường sắt: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường sắt

Cảng đường bộ: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường bộ, giao nhận bằngcác phương tiện cớ giới như ô tô, xe máy

Cảng đường ống: là dùng cho việc giao nhận, chuyển đổi giữa hệ thống đườngống dẫn

1.1.2 Điều hiện hình thành và đặc điểm kinh doanh của càng hàng hóa

Cảng hàng hóa nói chung và cảng hàng hóa nói riêng được hình thành từ nhucầu giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ

Hoạt động khai thác cảng hàng hóa là việc khai thác các nguồn lực của cảngnhằm thực hiện các chức năng phục vụ tàu và hàng hóa qua cảng

Có thể phân loại hoạt động khai thác cảng theo chức năng như sau:

Trang 9

Hoạt động xếp dỡ hàng hóa: đây là chức năng vốn có của cảng, thể hiện việc

xếp dỡ hàng hóa tại tuyến cầu tàu ( tuyến tiền phương) và tuyến bãi (tuyến hậuphương) Hoạt động xếp dỡ hàng hóa được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới cótính chuyên dụng Tại một số cảng hiện đại, xếp dỡ tại bãi có thể được thực hiệntheo công nghệ tự động hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông hiện đại, sử dụng các phần mềm khai thác và quản lí bãi

Hoạt động lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng là chức

năng quan trọng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt bằng, ápdụng công nghệ quản lí và khai thác bãi tiên tiến nhằm tối thiểu hóa thời gian phục

vụ khách hàng Các bãi của cảng thường được phân chia vị trí theo các tiêu thứckhác nhau:

+ Theo chiều hàng: Bãi xuất, bãi nhập

+ Theo chủ hàng

+ Theo lượng hàng chứa trong container: container có hàng, container rỗng

+ Theo kích thước container: loại 20’, 40’…

+ Theo đặc thù hàng hóa: hàng rời, hàng container, hàng lỏng,

Hoạt động giao nhận hàng hóa: hoạt động này liên quan trực tiếp đến dòng

hàng hóa ra vào cảng Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng xuất) vàcông đoạn cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng để xếpxuống tàu hay dỡ từ tàu Hoạt động này mang tính pháp lí về sự chuyển giao tráchnhiệm giữa người nhận hàng và người gửi hàng cho cảng, vì vậy cần kiểm tra kĩlưỡng thông tin về hàng hóa giao nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến giao hoặcnhận với cảng Hoạt động này được diễn ra ở cổng ra vào và tại khu giao nhận trongbãi Để đảm bảo hảng hóa được giao nhận chính xác, an toàn và nhanh chóng, tạinhiều cảng hàng hóa trên thế giới đã áp dụng các công nghệ quản lí, khai thác, kiểmtra, kiểm soát tiên tiến tại cổng và khu vực bãi

Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng hàng

hóa còn có một số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa tàu thuyền, vận chuyểnnội địa các hàng hóa theo yêu cầu chủ hàng, cung cấp thực phẩm, nước ngọt chotàu, hoạt động lai dắt cứu trợ tàu thuyền…

Trang 10

1.2 Dịch vụ và phát triển dịch vụ của cảng hàng hóa

1.2.1 Khái niệm và phân loại các dịch vụ tại cảng hàng hóa

Dịch vụ cảng hàng hóa chính là các hoạt động phục vụ cho việc giao nhận, bốcxếp bảo quản hàng hóa tại cảng Dịch vụ chủ yếu của cảng hàng hóa bao gồm:

a. Dịch vụ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng :

Cảng hàng hóa là nơi quá trình chuyên chở các loại hàng hoá có thể được bắtđầu, tiếp tục hoặc kết thúc Do đó, tại cảng hàng hóa, hàng hóa có thể được hưởngcác dịch vụ sau:

Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa vận chuyển: là hoạt động kinh doanh thay mặt

khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu, với cácphương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, hay khi xếp, dỡ hànghoá trong container

Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: là hoạt động kinh

doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ,chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa với người chuyên chở và các cơquan chuyên môn khác

Dịch vụ bảo quản hàng hóa: là hoạt động lưu kho lưu bãi hàng hóa trong thời

gian hàng hóa còn nằm ở cảng chờ chủ hàng đến lấy, chờ giao cho người chuyênchở, hoặc chờ trong thời gian chuyển tiếp để vận chuyển đến cảng đích

Ngoài ra, cảng hàng hóa còn thực hiện sửa chữa bao bì, đóng gói lại hàng hóa,

ký mã hiệu cho hàng hóa nếu trong quá trình chuyên chở đến người nhận hàng bịtổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng

b. Dịch vụ đối với tàu ra vào cảng:

Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu trong và sau mỗi cuộc hành trình Nên mọihoạt động điều hành giao dịch với tàu đều phải được thực hiện tại cảng, cụ thể là :Dịch vụ đại lí tàu biển (áp dụng cho cảng biển): là hoạt động thay mặt chủ tàunước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam

Dịch vụ môi giới hàng hải: là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàngcác công việc liên quan đến hàng hoá và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuêtàu, thuê thuyền viên

Trang 11

Dịch vụ lai dắt tàu biển và hoa tiêu hàng hải (áp dụng cho cảng biển)

Dịch vụ cung ứng tàu biển (áp dụng cho cảng biển): là hoạt động kinh doanhcung ứng cho tàu lương thực thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyềnviên…

c. Dịch vụ tự động của cảng

Dịch vụ cứu hộ hàng hải(áp dụng cho cảng biển)

Dịch vụ thông tin và tư vấn hàng hải

Dịch vụ cho thuê cảng, phương tiện của công ty

Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà, gõ rỉ,sơn, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi,hàn vá từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác

Dịch vụ phục vụ ăn, ngủ của khách

Dịch vụ khác

1.2.2 Sự cần thiết và Ý nghĩa phát triển của dịch vụ cảng hàng hóa

Nếu như việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quantrọng với cuộc sống con người Thì dịch vụ cảng hàng hóa lại là xương sống củavận chuyển hàng hóa, việc hàng hóa có được lưu chuyển một cách nhanh chóng,thuận tiện và đảm bảo chất lượng hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào các dịch vụcủa cảng hàng hóa

Các hàng hóa được tập kết và được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ,đường sắt, Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùngnguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả nhữnghoạt động này đều liên quan đến vận chuyển hàng hóa Và nếu như chất lượng củadịch vụ cảng hàng hóa không tốt thì đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ bị ứ đọng tạicác các, thời gian giao hàng bị chậm trễ, chất lượng hàng hóa bị ảnh hường tất cảnhững điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp có hàng hóagiao nhận nói riêng và cả nền kinh tế nói chung

Dịch vụ cảng hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu trong các khâu lưu thông vàphân phối hàng hóa Nếu ta coi toàn bộ nền kinh tế của chúng ta là một cơ thể sống,

Trang 12

với hệ thống giao thông đóng vai trò là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa vàcác dịch vụ cảng hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bàocủa cơ thể sống đó.

1.2.3 Nội dung phát triển dịch vụ của cảng hàng hóa

Nâng cao chât lượng dịch vụ bằng cách cải tạo thay thế sửa chữa kết cấu hạtầng giao thông cũ trong hệ thông cảng hàng hóa

Tăng cường sự đồng bộ giữa các khâu vận chuyển, bốc xếp, lưu kho làm tăngmức độ liên thông, tính kết nối về hạ tầng và dịch vụ giữa các phương thức vận tải Phát triển khách hàng, phát triển kinh doanh

Nâng cao khả năng cung ứng của cảng

Tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Bảo đảm sự phát triển bền vững của cảng

Thêm vào đó, đổi mới, bổ sung các hệ thống các văn bản quy phạm pháp luậtchưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xóa bỏ các thủ tụchành chính rườm rà Trong tương lai Việt Nam sẽ có cơ quan điều phối chungchuỗi hoạt động logistics, làm cho công tác quản lý nhà nước về logistics không còn

bị phân tách, rời rạc như trước nữa để tạo nên hiệu quả cao

1.2.4 Chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ của cảng

Sự tin tưởng (Reliability): là khả năng thực hiện dịch vụ một cách chính xácvới những gì hứa hẹn với khách hàng Đó là cam kết luôn cung cấp dịch vụ đúnghạn, đúng cách và không có lỗi Nếu sự tin tưởng ngày càng cao chứng tỏ dịch vụcảng hàng hóa ngày càng phát triển

Sự phản hồi/ đáp ứng (Responsiveness): là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng

và cung cấp dịch vụ một cách kịp thời Để khách hàng chờ lâu với những lý dokhông rõ ràng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác không hài lòng về chất lượng dịch

vụ Nếu doanh nghiệp gặp phải sai sót khi cung cấp dịch vụ nhưng khả năng hồiphục nhanh chóng một cách chuyên nghiệp thì có thể tạo ra sự hài lòng của kháchhàng về chất lượng dịch vụ Nếu như chất lượng dịch vụ cảng muốn nâng cao thìphải đảm bảo được rằng chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng phải nhanh chóng kịp

Trang 13

thời, đây là một thang đo chất lượng của dịch vụ cảng Và nhân tố này càng cao thìchất lượng dịch vụ cảng ngày càng phát triển và càng cao.

Sự đảm bảo (Assurance): là kiến thức, tác phong cũng như khả năng truyềntải sự tin tưởng và sự tự tin của nhân viên đến khách hàng Các khía cạnh của sựđảm bảo bao gồm những yếu tố sau: khả năng thực hiện dịch vụ; tác phong lịch sự,tôn trọng khách hàng; kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng; lòng nhiệt tâm phục vụkhách hàng một cách tốt nhất

Sự cảm thông (Empathy): là sự ân cần, quan tâm đầy đủ của từng nhân viênđối với khách hàng Sự cảm thông bao gồm sự than thiện, sự nhạy cảm và nổ lựctìm hiểu nhu cầu khách hàng

Sự hữu hình (Tangible): là thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, dụng cụ, conngười, tài liệu, công cụ thông tin Chất lượng dịch vụ cảng ngày càng hướng tới sựhữu hình để nâng cao chất lượng phục vụ, đó là yếu tố quyết định đến năng lựcphục vụ, khả năng đáp ứng của dịch vụ cảng hàng hóa

Chỉ tiêu về khối lượng dịch vụ:

QDV =

Trong đó: QDV : Tổng lượng dịch vụ của doanh nghiệp

qi: Số loại dịch vụ thứ iChỉ tiêu phát triển số lượng dịch vụ:

∆DV = Q1

DV - Q0

DVTrong đó ∆DV:Số lượng dịch vụ tăng thêm trong kỳ

Trang 14

H = x 100

Trong đó : H: Tỷ trọng doanh thu của dịch vụ thứ iChỉ tiêu hiệu quả hoạt động dịch vụ:

P = DT – CP

Trong đó: P: Tổng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ

DT: Tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụCP: Tổng chi phí cho hoạt động dịch vụ1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ của hàng hóa

Cảng hàng hóa là mắt xích của vận tải đa phương thức, ở đó các phương tiệnvận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đường sông hoặc đường hàng không đi qua,

là nơi có sự thay đổi hàng hóa từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tảikhác và ngược lại Chính vì vậy mà dịch vụ cảng hàng hóa chịu ảnh hưởng củanhiều nhóm các nhân tố, nhưng chủ yếu vẫn được chia ra làm hai nhóm nhân tố là:

Nhân tố nội tại của cảng hàng hóa

Nhân tố môi trường bên ngoài của cảng hàng hóa

1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc về cảng

a Hệ thống giao thông trong cảng

Công tác quy hoạch hệ thống giao thông trong cảng nếu hợp lí sẽ tạo thuậnlợi và dễ dàng thực hiện các hoạt động dịch chuyển các trang thiết bị, phương tiệnvận chuyển; ngược lại nó sẽ gây cản trở, làm gián đoạn các quy trình dịch chuyểnhàng hóa, giảm năng suất phục vụ Nếu hệ thống giao thông này thuận tiện và được

bố trí khoa học hợp lý sẽ làm giảm thời gian chờ xử lý các đơn hàng giao nhận tạicảng hàng hóa, giúp cho quá trình giao nhận tại cảng hàng hóa diễn ra nhanh chóngthuận tiện, đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng

b Hệ thống kho bãi trong cảng

Hệ thống kho bãi của cảng được đầu tư xây dựng để lưu trữ, bảo quản hànghóa qua cảng Quy mô hệ thống kho bãi phụ thuộc vào dung lượng hàng hóa cầnqua kho bãi Đối với hàng container, nhu cầu diện tích đất sử dụng cho lưu bãi

Trang 15

container gấp 3 đến 5 lần so với cảng thông thường Hệ thống kho bãi của cảnghàng hóa bao gồm:

- Bãi chứa hàng: mặt bằng của bãi chứa hàng được bố trí tại tuyến hậu phương củacảng, chức năng lưu trữ hàng hóa phục vụ hàng xuất và hàng nhập

- Kho CFS: Kho được thiết lập chủ yếu để phục vụ lưu kho hàng bách hóa trước vàsau quá trình đóng và rút hàng, được thiết kế dạng kho kín có các trang thiết bịnhằm bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho

- Kho CY: được sử dụng đối với các bến cảng container, kích thước của CY sẽ phụthuộc vào số lượng container tối ưu được bảo quản tại bất kì thời gian nào

Nếu như các hệ thống kho bãi này được bố trí khoa học thì sẽ làm giảm thờigian xử lý của các đơn hàng giao nhận, giúp hàng hóa không bị hư hỏng gây ra thiệthại cho phía chủ hàng

c Thiết bị xếp dỡ hàng hóa

Thiết bị xếp dỡ là kết cấu hạ tầng cơ bản và chủ yếu để kết nối giữa tàu vàcảng Mức độ hiệu quả của thiết bị xếp dỡ là tối đa khối lượng hàng hóa qua cầutầu, giảm thời gian tầu ở cảng, tối thiểu chi phí xếp dỡ Quản lí cảng trên thế giớihiện nay ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải có những cầu tàu trang bị hiện đạivới các kĩ thuật xếp dỡ đắt tiền, sử dụng ít lao động như là một cách để tăng ưu thếcạnh tranh và thu hút nguồn hàng qua cảng Các thiết bị này nếu được thường xuyênthay mới bảo trì bảo dưỡng sẽ làm tăng độ an toàn và giảm thời gian giao nhận vậnchuyển, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

d Khu vực giao nhận hàng hóa

Khu vực được quy hoạch với chức năng phục vụ hoạt động giao và nhậnhàng hóa của khách hàng qua cảng, do đó diện tích và vị trí khu vực này đảm bảothuận lợi việc thực hiện quy trình giao nhận, một mặt đảm bảo an toàn các hoạtđộng diễn ra tại khu vực này Nếu khu vực này đủ rộng để đáp ứng được yêu cầucủa lô hàng thì sẽ rất tốt cho việc nâng cao chất lượn dịch vụ cảng hàng hóa nhưngngược lại nếu khu vực này không đủ đáp ứng thì sẽ gây chậm toàn bộ tiến trình giaonhận hàng hóa tại cảng

e Cơ sở hạ tầng thông tin của cảng

Trang 16

Cảng hàng hóa là mắt xích quan trọng trong vận tải đường biển nói chung Nó lànơi chuyển tiếp hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tảikhác Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các cảng đòi hỏi các cảng khai tháchiệu quả hơn tức là vận tải và xếp dỡ nhiều hàng hóa hơn trong khoảng thời gian íthơn, chất lượng dịch vụ cảng cung cấp cho khách hàng ngày càng tốt hơn Nhữngđòi hỏi này sẽ trở nên dễ dàng được đáp ứng khi các cảng áp dụng hiệu quả nhữngthành tựu phát triển của công nghệ thông tin trong khai thác cảng Hiện nay tạinhiều cảng hàng hóa lớn trên thế giới, đặc biệt là các cảng trung chuyển quốc tế, hạtầng thông tin của cảng trở thành yếu tố cạnh tranh hữu hiệu vì nó liên quan trựctiếp đến hoạt động quản lí và điều hành hoạt động khai thác cảng, ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là đội phương tiện vậntải (xe ô tô, máy bay, tàu thủy, toa xe, đầu kéo…) Các phương tiện này tham giadịch chuyển các lô hàng giữa các điểm thu gom và giao trả khác nhau Các doanhnghiệp vận tải có đội phương tiện đủ về qui mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ lànhân tố quan trọng để đảm bảo lô hàng được giao đúng hạn thời gian qui định.Trong trường hợp các nhà vận tải không đủ, thậm chí không có phương tiện chuyênchở các lô hàng, khi đó họ không thể chủ động để tổ chức vận tải, có thể phải kéodài thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, đồng thời tăng thêm chi phí khai tháclàm tăng giá cước vận chuyển

Cơ sở hạ tầng thông tin được sử dụng trong quản lí và khai thác cảng hànghóa bao gồm: hệ thống máy tính được kết nối, các cơ sở dữ liệu , các thiết bị điện tử

để kết nối với các cơ quan liên quan khác như ngân hàng, hải quan, nhà khai tháccảng, tổ chức giao nhận, các nhà kinh doanh vận tải Thông qua hạ tầng thông tincủa các cảng hàng hóa, cho phép cảng hiện đại hóa công tác quán lí và khai thác,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Nếu hệ thống thông tin này yếu kém sẽlàm trì trệ và làm cho tốc độ xử lý, luân chuyển hàng hóa tại cảng bị tê liệt

Tại các cảng đường thủy, cảng hàng không, các ga đường sắt hoặc các cảngnội địa (ICD), nếu được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại mang tính chuyên dụngcao sẽ góp phần làm tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian xếp dỡ các lô hàng

f Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trang 17

Có thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứngdụng mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vậntải Công nghệ thông tin, truyền thông đã được các nhà vận tải ứng dụng khá mạnh

mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử (EDI – Electronic DataInterchange) Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng, nhanh chóng kếtnối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các nhà vận tải ở cácphương thức khác nhau, cơ quan quản lý, các chủ hàng, người giao nhận), mà cònđảm bảo sự chính xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thờigian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng,đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của dịch vụ cảng hàng hóa

g Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là đội ngũ nhân viênvận hành phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giao nhậnhàng hóa Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực vận tải và sựchuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước nhập khẩu, nước xuất khẩucũng như giữa các tổ chức liên quan lô hàng thương mại, đòi hỏi các nhân viên nàyphải có nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng phải có kỹ năng tin học và ngoạingữ, chuyên môn sâu về vận tải container trong dây chuyền logistics Các kiến thức

và kỹ năng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm vụđược giao, làm giảm các thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vận chuyển,tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra Nếu chất lượng chuyên môn củanguồn nhân lực được nâng cao thì các công đoạn giao nhận hàng hóa sẽ diễn ranhanh hơn, tránh lãng phí thời gian và giảm chi phí sử dụng máy móc thiết bị củadoanh nghiệp

1.3.2 Nhân tố bên ngoài cảng

a Các yếu tố điều kiện khai thác

Có thể nói điều kiện khai thác bao gồm điều kiện cơ sở hạ tầng giao thôngcho tất cả các phương thức vận tải có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian các phươngtiện vận hành trên tuyến vận tải, nó cũng ảnh hưởng đến tính an toàn của các lôhàng trong quá trình vận chuyển Điều kiện khai thác không thuận lợi sẽ dẫn đến sự

Trang 18

chờ đợi làm tăng thời gian vận chuyển (thời gian giao hàng), làm tăng chi phí phátsinh.

b Các yếu tố về khách hàng

Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển(loại hàng, khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuynhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản củahợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo (ngoài kế hoạch ban đầu).Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chiphí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải

d Tính chất lô hàng

Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảoquản trong vận chuyển và xếp dỡ Các lô hàng khác nhau sẽ có lựa chọn phươngthức vận tải, địa điểm thu gom hoặc giao trả khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡkhác nhau Nếu sự lựa chọn thiếu khoa học và thực tiễn có thể làm tăng thời giangiao hàng và chất lượng lô hàng không được đảm bảo Ngoài ra, tính chất lô hàngcòn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hóa xuất, nhập khẩu Tại cácđiểm thu gom hoặc giao trả (hoặc tại các đầu mối ga cảng), hàng hóa phải thực hiệncác kiểm tra kiểm soát về tính hợp pháp hợp lệ của xuất, nhập khẩu, kiểm tra dịch

tễ, môi trường, kiểm tra văn hóa… Các hoạt động kiểm tra càng nhiều càng làmtăng thời gian giao giao hàng và có thể làm tổn hải đến phẩm chất của hàng hóa

e Sự hợp tác phối hợp của các tổ chức liên quan

Trong hoạt động vận tải của dây chuyền logistics liên quan đến nhiều tổ chứcvận tải khác nhau (vận tải bằng các phương thức khác nhau), liên quan đến các cơquan quản lý nhà nước, liên quan đến các tổ chức xếp dỡ lô hàng Sự hợp tác khôngchặt chẽ giữa cá bên sẽ gây ra hiện tượng chờ đợi, làm tăng thời gian giao hàng,tăng thêm chi phsi phát sinh và ảnh hưởng đến phẩm chất của lô hàng

CHƯƠNG I :

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG 189 HẢI PHÒNG

2.1 Đặc điểm của công ty cổ phần Tân cảng 189 Hải Phòng

• Tên: Tân Cảng - Công ty Cổ phần Hải Phòng 189

• Trụ sở chính: 189 Đường Đình Vũ, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Thành phốHải Phòng

• Tel : (+84) 316 574 189 Fax: (+84) 313 260 466

• Email: tancang189@saigonnewport.com.vn

• Tân Cảng - Công ty Cổ phần 189 là một cảng mới, được thành lập ngày 24/06/2013trên cơ sở đóng góp cổ phần giữa 3 đối tác:

• Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn) chiếm 46% vốn cổ phần

• Nhà máy đóng tàu Z189 - Bộ Quốc phòng chiếm 51% vốn cổ phần

• Công ty Xây dựng tư vấn Hàng hải chiếm 3% vốn cổ phần

a Lịch sử hình thành phát triển

Tân Cảng – trạm đầu mối 189 Hải Phòng là công ty con thứ hai của Tổngcông ty Tân Cảng Sài Gòn tại Hải Phòng Tân Cảng - 189 Hải Phòng được thànhlập vào ngày 24 tháng 6 năm 2013 với vị trí 20.54.04N 106.45.30E 189 - Công ty

Cổ phần Tân Cảng gồm ba thành viên chính: 189 Co Ltd (51%)( công ty tráchnhiệm hữu hạn 189), TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN (46%), Tập đoànthi công xây dựng Marine (CMB-3%) Tân Cảng -189 Hải Phòng Terminal nằm bêntrong khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải, Quận Hải An, thành phố HảiPhòng Tân Cảng 189 Hải Phòng có trạm đầu mối thuộc nhóm Tân cảng 189 HảiPhòng được coi là cửa ngõ giao thông quan trọng của biển Bắc Hiện nay, Tân Cảng

189 có 160 mét bến tàu và 10 hecta bãi SNP sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng cầu cảng

và mở rộng các bãi tại Tân Cảng 189 đầu mối trong thời gian tới Tân Cảng 189 dựkiến sẽ có 3673 mét bến tàu và 20 hecta bãi mà có khả năng thích ứng với hai tàulớn có trọng tải 20.000 DWT cùng một lúc Công ty có Bộ Quốc phòng là cơ quanquản lý

Trang 20

• Ngày 07 tháng 8 năm 2014, Trạm Tân Cảng - 189 đã tổ chức thành công lễ đóncảng đầu tiên cập cầu tàu - tàu Magellan Jupiter với 7977 DWT, LOA 133m, đượcđiều hành bởi dòng SITC Lễ đón cập cảng đầu tiên tại trạm đầu mối Tân Cảng 189đánh dấu mốc ý nghĩa lịch sử như sự kiện này là bước ngoặt quan trọng trong quátrình phát triển toàn bộ công ty cổ phần Tân Cảng 189 nói riêng và SNP ở miền BắcViệt Nam nói chung Với chuyên môn và kinh nghiệm tuyệt vời của SNP, Tân Cảng

189 là một mắt xích quan trọng của mạng hậu cần SNPs Với khẩu hiệu "Lợi íchchung – Cùng phát triển " Tân Cảng 189 cam kết cung cấp các dịch vụ chất lượnghàng đầu và quan tâm nồng nhiệt và hỗ trợ đảm bảo sự hài lòng của bất kỳ hãng tàu

và khách hàng nào

b Vị trí địa lý của Tân Cảng 189 Hải Phòng

Tân Cảng 189 Hải Phòng nằm ở hữu ngạn sông Cấm, thuộc địa phận quậnHải An, thành phố Hải Phòng, tọa độ 20.54.04N 106.45.30E, cách phao số 0khoảng 6 hải lý

• Phía Đông giáp nhà máy thức ăn gia súc Proconco;

• Phía Tây giáp Nhà máy đóng tàu Z189 – Bộ Quốc phòng;

• Phía Nam giáp đường xuyên đào Đình Vũ;

• Phía Bắc giáp luồng Sông Cấm

c Điều kiện tự nhiên của Tân Cảng 189 Hải Phòng

Luồng vào cảng: do Tân Cảng 189 Hải Phòng nằm trên luồng vào Tân cảng

189 Hải Phòng, ngay ngã ba sông Bạch Đằng nên luồng vào cảng chung phần 2luồng Bạch Đằng và Nam Triệu với Tân cảng 189 Hải Phòng Số liệu luồng vàoTân Cảng 189 Hải Phòng theo bảng luồng ra vào Tân cảng 189 Hải Phòng sau đây:

Bảng 1.1: Luồng ra vào Tân cảng 189 Hải Phòng 2015

Tên Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Chiều sâu (-m)

Trang 21

Chế độ sóng: sóng hướng Nam vào mùa mưa và hướng Đông vào mùa khô,

độ cao sóng thường dưới 1m

Chế độ mưa: mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trungbình từ 1600 – 1800 mm/năm

Độ ẩm thường xuyên: 80 – 85%

Chế độ thủy triều: nhật triều đều, độ cao 3,3 – 3,9 m

Tốc độ dòng chảy: 2,5 – 3,5 hải lý/giờ

d Các thông số cơ bản của Tân Cảng 189

Diện tích sử dụng hiện tại: 12,5ha

Diện tích bãi sử dụng hiện tại: 80.000 m2, sức chứa 6888TEU

Chiều dài cầu tàu: 170m (1 bến)

Độ sâu trước bến: -8,7m

Thủy diện: 20.000 m2

Bán kính vùng quay trở: 215 m

Khả năng tiếp nhận tàu: 15.000 DWT giảm tải

Thời gian giới hạn chạy đêm trên luồng: không giới hạn

Khả năng thông qua hàng năm: 200.000 TEU

e Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính:

• Container và hàng hóa lưu trữ

• Các dịch vụ Bao bì / lưu trữ / bốc xếp container

• Dịch vụ vận tải đường sắt

• Giao thông hành khách / hàng hóa

• Kinh doanh máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế

• Khai thác, thu gom than, khí đốt tự nhiên

• Vận tải đa phương thức/ Trên nước và đất liền

Trang 22

Cty CP Vận tải biển

Phòng Tổ chức Lao động

Cty CP Tiếp vạn tân cảng ĐN

2.11 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty

a Cơ cấu tổ chức của công ty :

Là một công ty cổ phần, Tân Cảng 189 có cơ cấu tổ chức giống như các công

ty cổ phần khác: điều hành công ty là Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra

và bị kiểm soát bởi Ban kiểm soát cũng do các cổ đông bầu Trực tiếp điền hành sảnxuất là Ban Giám đốc do Hội đồng quản trị ấn đinh Dưới Ban giám đốc là cácphòng ban chuyên môn và các bộ phận trực thuộc phòng ban

(Nguồn: phòng hành chính tổn hợp)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Trang 23

b Chức năng của các phòng ban

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, cơ quan quyền lực cao nhất là Hộiđồng quản trị sau đó đến ban Tổng giám đốc rồi đến các giám đốc chức năng Cụthể như sau:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của

Công ty HĐQT được các bên chỉ định và có quyền ra các quyết định tại các cuộchọp của Hội đồng Các cuộc họp của Hội đồng được tổ chức theo nhu cầu nhưng ítnhất 2 lần/năm, một lần vào tháng 3 và một lần vào tháng 11

Mỗi thành viên trong HĐQT có thể ủy quyền cho một đại diện tham gia cáccuộc họp của Hội đồng và biểu quyết Các cuộc họp bất thường phải do Chủ tịchquyết định hay theo yêu cầu của TGĐ hoặc Phó TGĐ nhưng phải thông báo chotất cả các thành viên trong HĐQT ít nhất 21 ngày trước khi cuộc họp bắt đầu.HĐQT có quyền bổ nhiệm, thay đổi, bãi miễn Chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch,TGĐ, Kế toán trưởng và chịu trách nhiệm trước các bên về những thiếu sót trongkhâu quản lý và trong việc vi phạm điều lệ làm tổn hại đến Công ty

Tổng giám đốc: TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động của Công

ty, thực hiện đầy đủ quyết định của HĐQT Đại diện cho Công ty trong quan hệ với

cơ quan Nhà nước và các bên thứ ba về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt độngcủa Công ty trong phạm vi điều lệ của Công ty Ban tổng giám đốc có quyền hạncao nhất trong mọi vấn đề có liên quan tới việc quản lý các hoạt động sản xuất,kinh doanh của Công ty TNHH DV và Giải pháp truyền thông CNTT số 5 Giúpviệc cho tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát nội bộ: Phối hợp xây dựng và kiểm soát việc thực hiện các

quy trình công việc, các quy định, chính sách liên quan đến mọi hoạt động củaCông ty.Giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình quản lý rủi ro của

tổ chức Báo cáo đánh giá nội bộ: báo cáo tổng hợp các nội dung được phát hiện,cáckhuyến nghị, phản hồi và kế hoạch hành động sau mỗi đợt đánh giá Phối hợpxây dựng, hoàn thiện và đánh giá duy trì hiệu lực của các chứng chỉ ISO

Giám đốc:Tư vấn cho ban TGĐ trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh

và chiến lược của Công ty

Trang 24

Phối hợp với các giám đốc chuyên môn khác trong việc thực hiện các địnhhướng chiến lược.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng giám đốc: Giám đốc điều hành:

Quản lý hoạt động mua hàng và kế hoạch vật tư Giám đốc tài chính: Quản lýphòng quản trị và phát triển thương hiệu, phòng kế toán bao gồm các hoạt độnglập kế hoạch, kiểm soát bán hàng; tài chính, kế toán; hành chính, nhân sự Giámđốc sản xuất: Giám đốc sản xuất quản lý trực tiếp phòng Sản xuất và Tổ quản lýchất lượng bao gồm các hoạt động sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm,kho hàng

Phòng kinh doanh tiếp thị: Hoạch định chiến lược kinh doanh tiếp thị sản

phẩm do công ty làm chủ đầu tư : bán hoặc cho thuê; Hoạch định cụ thể chiến lượctiêu thụ sản phẩm và hoàn thành mục tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh; Tối

đa hoá doanh thu từ tất cả các sản phẩm do công ty làm chủ đầu tư Tham mưu giúpgiám đốc Công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong lình vực nhậpkhẩu các thiết bị phòng chống độc, các thiết bị an toàn lao động đặc chủng dùng cho

các lĩnh vực đặc chủng Hoàn thành mục tiêu doanh số do Ban giám đốc đề ra; Phát triển doanh thu, phát triển khách hàng, phát triển thương hiệu; Hoạch định các

chương trình marketing bằng những công cụ hữu hiệu Báo cáo và chịu trách nhiệm

các báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh tiếp thị cho Ban giám đốc Nghiên cứu,

tiếp thị, tìm nguồn hàng, thị trường nội địa, bảo đảm việc làm thường xuyên cho

Công ty Chuẩn bị các Hợp đồng kinh tế để Giám đốc Công ty ký, quản lý các hợp

đồng kinh tế Tổ chức theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các hợp đồng, kịp thời

đề xuất với Giám đốc công ty sửa đổi bổ sung các điều khoản của hợp đồng khi cầnthiết

việc thực hiện các hợp đồng đã được Giám đốc ký với khách hàng Xây dựng kế

hoạch đầu tư sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ tất cả các máy móc, kho tàng bến bãi hiện

Trang 25

có của Công ty nhằm đảm bảo chống xuống cấp và phục vụ tốt cho mục đích kinhdoanh của Công ty.

Nhiệm vụ: Đảm bảo kiểm soát việc thực thi của các tổ chức tham gia dự án tuân thủ

đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng (NĐ209/NĐ-CP);

Thực hiện đúng quy trình quản lý chất lượng ISO của công ty; Xem xét, hoạch định

tổng tiến độ chung của dự án, phê duyệt chấp thuận, theo dõi tiến độ chi tiết hàng

tháng của các đơn vị tư vấn thiết kế; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến

trình thực hiện, nếu không đạt như kế hoạch phải tìm hiểu nguyên nhân và chỉ đạo

biện pháp khắc phục Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp quản lý nhằm

tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả sản xuất kinhdoanh

Phòng tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về

công tác kế toán tài chính, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh trong toàn Công ty Là cơ quan sử dụng chức năng thông qua đồng tiền

để kiểm tra mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh trong công ty

Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để bảo đảm cho mọi nhucầu về vốn phục vụ nhiệm vụ SXKD của toàn Công ty

Thực hiện chế độ ghi chép, phân tích, phản ánh chính xác, trung thực, kịpthời, liên tục và có hệ thống số liệu kê toán về tình hình luân chuyển, sử dụng vốn,tài sản cũng như kết quả hoạt động SXKD của công ty Tổ chức theo dõi công táchạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất vàgiá thành thực tế sản phẩm

Tham mưu cho giám đốc công ty các biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ thấpgiá thành sản phẩm Phản ánh chính xác giá trị của các loại hàng hoá, vật tư thiết bị,sản phẩm của công ty giúp Giám đốc công ty ra những quyết định SXKD chínhxác, kịp thời Khai thác, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoạt độngSXKD của toàn công ty

Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn công tythông qua công tác quản lý thu, chi tài chính, phân phối thu nhập, thực hiện nghĩa

vụ nộp ngân sách cho Nhà nước Đề xuất với giám đốc các biện pháp phân phối, sửdụng các quỹ của Công ty Tổng hợp, phân tích tình hình quản lý, sử dụng các quỹ

Trang 26

của công ty trong năm.

Phòng hành chính nhân sự: Lập kế hoạch chi tiết bổ xung, bố trí nhân lực

cho từng đơn vị chức năng Xây dựng nội quy, qui chế hoạt động, nội quy lao động,tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, đảm bảo mọi chế độ chính sách

Tổ chức công tác đối nội, đối ngoại, mua sắm các trang thiết bị, văn phòngphẩm, điều hành sinh hoạt thông tin, quan tâm đời sống cán bộ, công nhân viên toànCông ty Văn thư đánh máy, quản lý hồ sơ tài liệu đúng qui định

Trang 27

2.1.2 Đặc điểm nguồn lực của công ty

Bảng 2.1: Nhân sự Công ty CP Tân cảng 189 Hải Phòng

Trang 28

lệ lớn khoảng 50%, số CBCNV trình độ cao đẳng chiếm 13.64% còn lại là trình

độ trung cấp 36.36%

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

a Tổng sản lượng thông qua hàng năm của Tân Cảng 189

Bảng 2.2: Sản lượng thông qua hàng năm của Tân Cảng 189 Hải Phòng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)

Nhìn vào bảng, ta thấy số Cont và số Teu tăng vào năm 2014 và giảm vàonăm 2015 Cụ thể 2014 số cont tăng 114516 tương ứng tăng 414.58% so năm

2013 Năm 2015 thì lại giảm 11439 tương ứng 41.41% Số Teu năm 2014 tăng

158228 tương ứng tăng 372.85% so năm 2013, và đến năm 2015 lại giảm 9698tương ứng giảm 22.85% so với năm 2014

Để có được kết qủa này, Cảng đã phải vô cùng cố gắng, vượt qua giai đoạncực kỳ khó khăn khi bắt đầu từ quý 3 năm 2014, khi cụm cảng miền Trung pháttriển mạnh mẽ, một số khách hàng của cảng đã xúc tiến việc thay đổi lịch trình,tuyến chuyên chở, làm cho lượng hàng đến cảng giảm sút nghiêm trọng Trướcnguy cơ phải giải thể donh nghiệp mới làm ăn chưa được bao lâu, toàn bọ cảng, từBan Giám đốc tới từng người lao động đã vô cùng cố gắng, một mặt mở rộng quan

hệ, thu hút khách hàng, mặt khác phát huy tinh thần vượt khó, cố gắng đẩy mạnhcông tác giải phóng tàu nhanh chóng, kịp thời, tạo niềm tin cho khách hàng

Dần dần, Cảng đã nâng cao được sản lượng, đạt tới mức không quá hụt sovới năm 2014 và đầy triển vọng phát triển vượt bậc trong năm 2016 Biểu đồ sảnlượng cụ thể từng quý trong 2 năm qua sẽ cho ta rõ điều này

Ngày đăng: 11/08/2016, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Toàn Thuyên, Kinh tế vận tải biển, 2007, NXB, Trường đại học hàng hải Việt Nam Khác
2. Nguyễn Văn Sơn, Tổ chức và kĩ thuật cảng, 2010, NXB Lao động xã hội Khác
3. Nguyễn Thị Phương, Cảng hàng hóa xu thế ngày nay, 2013, NXB Lao động xã hội Khác
4. Giáo trình văn bản pháp luật về đầu tư – Trường đại học kinh tế quốc dân Khác
5. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Trường đại học Kinh tế quốc dân 6. Giáo trình quy hoạch cảng- Trường đại học xây dựng 2009 7. Bộ luật hàng hải Việt Nam Khác
8. Các dự án xây dựng cảng và đường thủy Việt Nam đến năm 2020- Nhà xuất bản thống kê 2010 Khác
9. Báo cáo tài chính Tân cảng 189 Hải Phòng 2013,2014,2015,quy1 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w