1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

THỊ TRƯỜNG bán lẻ VIỆT NAM và THỰC TRẠNG của DOANH NGHIỆP VIỆT

5 1,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn và đầy tiềm năng với các nhà đầu tư, hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn của khu vực đã đầu tư vào Việt Nam như Central Group (Thái Lan), AEON (Nhật Bản), Auchan (Pháp) …. Vậy những yếu tố nào khiến thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như vậy? Thứ nhất, theo số liệu từ cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, tăng nhanh qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 khoảng 2000USD và hơn 60% là tiêu dùng trẻ.Tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người có thu nhập cao tăng nhanh qua các năm: tầng lớp trung lưu ở Việt Nam năm 2014 khoảng 12 triệu người, dự đoán sẽ tăng lên 33 triệu người vào năm 2020. Thứ hai, người Việt ngày càng chi tiêu mạnh tay hơn cho tiêu dùng. Doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015 đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 7 % so với năm 2014, tỉ lệ bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (34%), Singapore (90%), Malaysia (60%), Trung Quốc (51%),…Dự đoán năm 2020 quy mô thị trường bán lẻ đạt 180 tỷ USD, tỉ lệ bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 45%, số lượng siêu thị, của hàng tiện ích, trung tâm thương mại,… sẽ tăng lên nhanh chóng Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng nhiều, nhất là đối với doanh nghiệp Việt.

Trang 1

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT

Lưu Mạnh Cường- Academy of Finace

Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn và đầy tiềm năng với các nhà đầu tư, hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn của khu vực đã đầu tư vào Việt Nam như Central Group (Thái Lan), AEON (Nhật Bản), Auchan (Pháp) … Vậy những yếu tố nào khiến thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như vậy?

Thứ nhất, theo số liệu từ cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu

người, cơ cấu dân số trẻ, tăng nhanh qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người năm

2015 khoảng 2000USD và hơn 60% là tiêu dùng trẻ.Tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng

người có thu nhập cao tăng nhanh qua các năm: tầng lớp trung lưu ở Việt Nam năm 2014 khoảng 12 triệu người, dự đoán sẽ tăng lên 33 triệu người vào năm 2020

Thứ hai, người Việt ngày càng chi tiêu mạnh tay hơn cho tiêu dùng Doanh thu

của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015 đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 7 % so với năm

2014, tỉ lệ bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (34%), Singapore (90%), Malaysia (60%), Trung Quốc (51%),…

Dự đoán năm 2020 quy mô thị trường bán lẻ đạt 180 tỷ USD, tỉ lệ bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 45%, số lượng siêu thị, của hàng tiện ích, trung tâm thương mại,… sẽ tăng lên nhanh chóng

Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng nhiều, nhất là đối với doanh nghiệp Việt

Thực trạng của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:

Thứ nhất, cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài và nguy cơ đánh mất

thị phần

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại lớn như AEC, TPP, FTAs,…cùng với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thì các nhà tập lớn trong ngành bán lẻ trong khu vực và thế giới như AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan), ….đã đầu tư ồ ạt vào thị trường bán lẻ Việt Nam Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm, nguồn vốn lớn và khi xâm nhập thị trường Việt Nam, họ mang đến các sản phẩm chất lượng có thương hiệu toàn cầu, đa dạng về mẫu mã, giá cá hợp lí Đặc biệt, người Việt có tâm lí thích dùng hàng ngoại, nhất là hàng Thái Lan và Nhật Bản Vì vậy, những doanh nghiệp ngoại đang chiếm ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp nội trên thị trường bán lẻ, họ

Trang 2

nắm trong tay phần lớn thị phần, trong đó các tập đoàn từ Thái Lan chiếm khoảng 50% thị phần Nguy cơ doanh nghiệp Việt thua trên sân nhà đang hiện hữu

Thứ hai, nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp

Nguồn nhân lực là một bài toán khó với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, dồi dào về số lượng nhưng yếu về chất lượng Số lượng lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ ít, năng suất lao đông thấp hơn nhiều so với lao động các nước trong khu vực Ở Việt Nam, chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bán lẻ, phần lớn nguồn nhân lực trên thị trường bán lẻ hiện nay thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ cộng đồng, thiếu tư duy về thị trường mới, trong khi đó nhân viên bán hàng trong siêu thị hiện đại cần yêu cầu khá cao Ngoài ra, các vị trí quản lí cấp cao như giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng còn thiếu, dẫn đến sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp, suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ ba, cách làm dịch vụ và tính chuyên nghiệp

Đây là một điểm yếu lớn của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng đi kèm kém xa các doanh nghiệp nước ngoài, phong cách phục vụ cũng không chuyên nghiệp cho dù đã có sự cải thiện trong những năm gần đây.Khi đến các siêu thị, trung tâm thương mại của doanh nghiệp ngoại như Big C, Metro, Lotte, AEON Mall,… người tiêu dùng được phục vụ tận tình chu đáo từ việc gửi xe đến các dịch

vụ vui chơi giải trí Mặt khác, ở Big C hay Metro đều có dịch giao hàng miễn phí trong bán kinh ngắn, thời gian nhanh chóng, … những điều này ít thấy ở các doanh nghiệp Việt

Thứ tư, môi trường cạnh tranh không lành mạnh

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay chủ yếu tiêu thụ trên kênh bán lẻ truyền thống, đây

là điều kiện thuận lợi mà các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường Những mặt hàng này người tiêu dùng rất khó phát hiện, từ

đó gây ảnh hưởng xấu tới các sản phẩm của các doanh nghiệp uy tín, suy giảm lòng tin của người tiêu dùng

Thứ năm, thiếu sự liên kết giũa các nhà phân phối và giữa nhà phân phối với nhà

sản xuất

Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp khá quan trọng, giúp các doanh nghiệp san sẻ gánh nặng về vốn, trao đổi kinh nghiệm, khoa học- kĩ thuật, khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm vì mục tiêu chung Nhưng giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay gần như không có sự liên kết nào, hoạt động độc lập với nhau Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâu tóm từng doanh nghiệp bán lẻ nội địa Mặt khác, sự liên

Trang 3

kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất chưa cao, khiến nhiều hàng Việt chất lượng vẫn còn nằm ngoài siêu thị

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng (mặt bằng, ) luật pháp, ảnh hưởng của lạm phát và bất ổn về kinh tế Vì vậy, để chiếm lại ưu thế trên thị trường bán lẻ thì doanh nghiệp Việt cần những hướng đi đúng đắn

Giải pháp cho doanh nghiệp bán lẻ Việt

Về phía doanh nghiệp:

Thứ nhất, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm lợi thế

Với lợi thế sân nhà, doanh nghiệp Việt nắm rõ hơn tâm lí tiêu dùng của người Việt, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng Doanh nghiệp có thể phát triển các siêu thị chuyên doanh, các cửa hàng tiện ích để phân phối hàng hóa đến khu vực dân

cư, mở rộng mạng lưới bán lẻ

Thứ hai, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm

Thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ rất quan trọng là yếu tố quyết định lượng khách hàng lớn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, không chỉ đóng vai trò như quảng cáo mà còn gắn liền với hình ảnh của doanh nghiệp Thương hiệu được xác định bởi logo, màu sắc, cách trang trí, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,…Vì vậy, để có một thương hiệu tốt, thu hút thị hiếu của khách hàng thì doanh nghiệp cần phất triển những bản sắc riêng của mình về màu sắc, thiết kế, mẫu mã, đặc biệt phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm

Thứ ba, tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ và các doanh

nghiệp bán lẻ với nhau

Một sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất qua các kênh phân phối của doanh nghiệp bán

và đến tay người tiêu dùng, nên sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp bán lẻ cũng dựa vào uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất Vì vậy, sự liện kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối là rất quan trọng, nhà sản xuất bán được hàng còn nhà phân phối có nguồn hàng chất lượng bán ra thị trường, đôi bên cùng có lợi Mặt khác, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải liên kết với nhau tạo mạng lưới chung hoặc tạo mạng lưới độc lập vững chắc để tránh việc “cá lớn nuốt cá bé” và việc thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài

Thứ tư, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khả năng quản trị

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp phải chủ động đào tạo nhân viên, cán bộ của mình Các doanh nghiệp phải trích các khoản kinh phí để đào tạo nhân viên như việc cử đi học, đi tập huấn, thuê các chuyên gia nước ngoài về đào tạo, nâng cao trình

Trang 4

độ quản lí, marketing, tư duy kinh doanh và kĩ năng bán hàng cho nhân viên và cán bộ cấp cao Các doanh nghiệp cũng có thể liên kết với nhau trong quá trình đào tạo nhân viên, trao đổi kinh nghiệm quản lí, việc liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp tăng quy mô đào tạo và giảm bớt chi phí Cùng với đó, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, học hỏi trao đổi kinh nghiệm quản lí cũng là một xu hướng tất yếu của hội nhập

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ

Đây là một vấn đề bức thiết của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Mặc dù chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đầu tư Trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thì nhân viên phục vụ có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là chất lượng dịch vụ khác như các khu vui chơi cho khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, ưu đãi với khách hàng lâu năm, khuyễn mãi, giảm giá, giao hàng miễn phí Việc làm hài lòng khách hàng sẽ nâng cao sức cạnh trạnh cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, xây dựng thương hiệu, giúp doanh nghiệp

có ưu thế hơn trong việc lấy lại thị phần trên thị trường bán lẻ

Thứ sáu, áp dụng công nghệ mới vào quản lí và sử dụng hiệu quả công cụ thương

mại điện tử

Các nhà bán lẻ cần sử dụng rộng rãi các công nghệ mới như máy quét thẻ, cải thiện hệ thống xử lí hàng hóa, máy bán hàng tự động,…Đồng thời sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin để trao đổi dữ liệu giữa các siêu thị, cửa hàng từ đó đưa ra các dự báo về thị trường Mặt khác trong thời đại mà internet là một phần của cuộc sống như hiện nay, thì thương mại điện tử là giải tối ưu cho các doanh nghiệp bản lẻ Ở Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử đang ở dạng tiềm năng và sẽ phát triển bùng nổ trong vài năm tới Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đầu tư lớn hơn để phát triển công cụ này

Ngoài những giải pháp trên thì sử dụng hiệu quả nguồn vốn là điều rất cần thiết với doanh nghiệp, nhất là thời buổi kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn

Về phía nhà nước:

Thứ nhất, sử dụng hiệu quả quy định ENT

ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) được xem là một công cụ vô cùng hữu ích, là hàng rào kỹ thuật để hạn chế các đại gia bán lẻ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành bán lẻ trong nước,

là cơ sở để các cơ quan quản lý kiểm tra, xem xét nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước trước khi quyết định cấp phép hay không cho DN nước ngoài Có nghĩa rằng,

để mở địa điểm thứ 2, doanh nghiêp ngoại chịu sự chi phối bởi ENT và đây chính là “cái phao” duy nhất để hạn chế bớt các DN nước ngoài Việt Nam hiện đang lung túng trong

Trang 5

việc sự dụng các quy định ENT (có tới 253 quy định) Vì vậy nhà nước cần phải đem ra những tiêu chí phù hợp với cam kết và phù hợp nền kinh tế thị trường , đồng thời phải thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế các doạnh nghiệp nước ngoài, giúp doanh nghiệp trong nước phát triển

Thứ hai, nhà nước cần có những chính sách hành chính và kinh tế

Đó là những chính sách ưu đãi về thuế, cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, cấp giấy phép xây dựng,….có các chính sách khuyến khích để cách doanh nghiệp bán

lẻ mở rộng thị trường, thành lập các tập đoàn có quy mô lớn, tiềm lực mạnh đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Nhà nước cần xóa bỏ các chợ tạm, nâng cấp các chợ lớn thành siêu thị giúp các doanh nghiệp bán lẻ lớn thuận lợi trong việc cung ứng hàng hóa Đồng thời, chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu kĩ thị trường để xây dựng các nguyên tắc, quy định chung, cũng như đưa ra các chính sách phù hợp và mở những cuộc vận động như “Người Việt dùng hàng Việt”,… để khuyến khích sản xuất trong nước và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn về thị trường bán lẻ để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

[1]http://nld.com.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam.html

[2]https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720

[3]http://baodatviet.vn/chuyen-de/thi-truong-ban-le-va-cai-chet-cua-doanh -nghiep-viet-3059092

[4]http://cafef.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam.html

[5] http://vietstock.vn/2015/02/thi-truong-ban-le-viet-nam-2015-nhung-cuoc-canh-tranh-khoc-liet-768-406499.htm

Ngày đăng: 08/08/2016, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w