1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀNTỈNH BÌNH PHƯỚC(1930 - 2012)

399 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 399
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mỗi mét đất, mỗi con người nơi đây đã gánh nhiều đạn bom, đau thương, tang tóc nhưng vẫn vươn cao, bay xa, ngẩ

Trang 1

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

CôNG TrÌNH CHÀO mừNG ĐạI HỘI CôNG ĐOÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC LầN THứ IX (2013 - 2018)

LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC

LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN

TỈNH BÌNH PHƯỚC(1930 - 2012)

Trang 2

Chịu trách nhiệm xuất bản

BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

TỈNH BÌNH PHƯỚC Chỉ đạo biên soạn:

Lâm Văn Phúc

Tỉnh ủy viên, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước - Trưởng Ban chỉ đạo.

Đoàn Văn Rồi

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh - Phó Ban chỉ đạo.

Trần Văn Lập

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Thành viên.

Bùi Văn Hiếu

UVTV, Trưởng Ban CS - PL LĐLĐ tỉnh - Thành viên.

Cố vấn khoa học

Tiến sỹ Lê Hữu Phước

Phó hiệu trưởng Trường Đại học KH-XH&NV TP.HCM

Ban biên soạn:

Đoàn Tấn Dũng

Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Dân chính Đảng.

Nguyễn Thanh Danh

Trưởng Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Thư ký công trình:

Huỳnh Minh Thạnh

Chuyên viên Ban TG - NC LĐLĐ tỉnh Bình Phước

Trang 3

Bình Phước, mảnh đất kiên trung, con người cần cù, hiền hòa, dũng cảm Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mỗi mét đất, mỗi con người nơi đây đã gánh nhiều đạn bom, đau thương, tang tóc nhưng vẫn vươn cao, bay xa, ngẩng cao đầu đến ngày thắng lợi.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh nhà đã có lịch sử hơn 80 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên quê hương Bình Phước Đồng thời, suốt chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng của công nhân viên chức và

tổ chức Công đoàn Bình Phước luôn gắn chặt với phong trào công nhân và sự phát triển của tổ chức Công đoàn cả nước, vì cả nước, cùng cả nước đấu tranh cho lợi ích giai cấp và dân tộc, làm nên truyền thống anh hùng của giai cấp công nhân Việt Nam

Để thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước lần thứ IX và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Ban

Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử

phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1930 - 2012” Công trình

LỜI NÓI ĐầU

Trang 4

được viết dưới dạng sơ thảo, ghi chép lại một cách có hệ thống quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, trên tất

cả các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Qua đó, làm nổi bật những đặc điểm, công lao đóng góp to lớn của lực lượng công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn qua từng giai đoạn lịch sử

cụ thể

Mong muốn của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cũng như nguyện vọng của cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ là công trình sẽ giúp cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống đấu tranh, xây dựng quê hương vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn mình; đồng thời

bổ sung vào kho tư liệu quý của tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ CNVCLĐ hôm nay

và mai sau, tăng thêm lòng tin về dân tộc, giai cấp, vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta

đã lựa chọn, phấn đấu vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong quá trình biên soạn, Ban chỉ đạo, Ban Biên soạn

đã cố gắng rất nhiều trong việc sưu tầm tư liệu thành văn,

tư liệu đánh máy dưới dạng thảo, tư liệu viết tay, gặp gỡ nhân chứng và tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm đảm bảo khi công trình ra mắt bạn đọc đạt chất lượng Song, chúng tôi ý thức được rằng do trình độ, khả năng

có hạn và trong nỗ lực hoàn thành kế hoạch biên soạn để

Trang 5

kịp chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh nhà lần thứ IX, sẽ không tránh những thiếu sót, hạn chế nhất định Bên cạnh, chúng tôi coi lần xuất bản này là dịp thu thập ý kiến, để cho lần xuất bản sau.

Vì vậy, rất mong được các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo Công đoàn qua các thời kỳ và bạn đọc tham gia ý kiến để chúng tôi có điều kiện hoàn chỉnh, nâng chất lượng cuốn sách truyền thống quý báu của phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn tỉnh nhà.Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo Công đoàn các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này Và, cũng xin trân trọng giới thiệu

cuốn “Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động

và Công đoàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1930 - 2012”

đến với bạn đọc; đặc biệt là cán bộ, CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn trong tỉnh

Bình Phước, ngày 10 tháng 01 năm 2013.

Trang 6

có 3 thị xã và 7 huyện là: Thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Bù Gia Mập, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đăng, huyện Chơn Thành và huyện Bù Đốp Phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mun Dun Ki Ri (Vương quốc Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Công Pông Chàm (Vương quốc Campuchia) Tỉnh Bình Phước nằm ở phía Bắc và Tây Bắc miền Đông Nam Bộ có tọa độ:

Bắc 12017’B (xã Bù Gia Mập - huyện Bù Gia Mập)Nam 11020’ B (xã Tân Hòa - huyện Đồng Phú)

Đông 107025 ‘ Đ (xã Đồng Nai - huyện Bù Đăng)Tây 106025 ‘ Đ (xã Lộc Tấn - huyện Lộc Ninh)

Địa hình tỉnh Bình Phước nằm trên sườn dốc phía Tây Nam của cực Nam dãy Trường Sơn được bao phủ bởi những dãy đồi đất đỏ Bazan nối thành vòng cung từ Bù Gia

(1) Số liệu Niêm giám Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2010, trang 29 Năm

1997 dân số Bình Phước là 653.644 người

Trang 7

Mập đến huyện Chơn Thành (ranh giới tỉnh Bình Dương) Đất đai màu mỡ, khí hậu và thủy văn ở Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi Ngoài đất đỏ Bazan còn có những vùng đất xám đan xen, tạo điều kiện cho các hệ động vật, thực vật phát triển như: dầu, sao, bằng lăng, cẩm lai, gõ đỏ, gõ mun, vên vên, trai nhiều loại thú hoang dã như: voi, hổ, gấu, báo, heo rừng, nai, trâu rừng, bò rừng, mễn và nhiều loài chim Sự phong phú về các loài động vật, thực vật là nguồn thực phẩm quan trọng cho cư dân vùng đất này thời tiền sử, còn trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này thì “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù’.

Trong suốt quá trình lịch sử, Bình Phước luôn có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa Nửa cuối thế XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát-xắc Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một Năm 1889, Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một

Từ đó cho đến hết thời Pháp thuộc bộ máy hành chính

cơ bản không thay đổi Sau năm 1954, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Bình Phước bị chia cắt, sát nhập nhiều lần để phục vụ ý đồ cai trị của thực dân đế quốc Đến ngày 30/1/1971 Trung ương cục miền

Trang 8

Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước đến cuối năm 1972 phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa và quốc phòng an ninh, ngày 2/7/1976 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm: tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), chia thành 7 huyện, thị: Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một Tháng 3 năm 1978, tách một xã của huyện Bình Long và một số

xã của huyện Phước Long để thành lập huyện Lộc Ninh Năm 1988 huyện Phước Long được chia thành 2 huyện Bù Đăng và Phước Long Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập bao gồm 5 huyện phía Bắc thuộc tỉnh Sông Bé cũ: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng

và Phước Long Ngày 1/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Đồng Xoài Ngày 1/1/2000, thị xã Đồng Xoài chính thức đi vào hoạt động, tỉnh lỵ Bình Phước đặt tại thị xã Đồng Xoài Ngày 20 tháng 02 năm 2003 Chính phủ ra Nghị định số 17/2003/NĐ-CP về việc tái lập hai huyện Chơn Thành và

Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước Ngày 11/8/2009 Chính

phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP thành lập hai thị xã Bình Long và Phước Long và tách một số xã của hai huyện Bình Long, Phước Long, thành lập hai huyện mới là Hớn Quản và Bù Gia Mập

Trang 9

Về khí hậu, cũng như các tỉnh Nam Bộ, khí hậu Bình Phước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 (Dương lịch), mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 Đặc biệt ở Bình Phước hầu như không có bão mà chỉ chịu ảnh hướng của những cơn bão gần Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.400mm, rải đều trong nhiều tháng nên ít khi gây

ra lũ lụt, nếu có lũ thì nước chỉ dâng lên từ các con suối từ

1 đến 3 ngày nên nhân dân cũng dễ khắc phục

Bình Phước có nhiều tài nguyên phong phú, trước hết là rừng Đầu thế kỷ XX, Bình Phước được phủ kín cây rừng, bạt ngàn, mênh mông với nhiều gỗ quí, cùng với nhiều loài thú rừng phong phú, có cả các loại thú quí hiếm như: voi, tê giác, trâu rừng, bò rừng, nai, khỉ, nhím, chồn

Ngay khi mới đặt chân lên đất Nam Kỳ, thực dân Pháp

đã nhận thấy ngay những điều kiện khí hậu nhiệt đới và chất đất đỏ xám của cả miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là đất ở Bình Phước rất thích hợp với cây cao su đã xây dựng ngành khai thác cao su ở đây rất sớm, nên diện tích rừng dần dần bị thu hẹp lại Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rừng Bình Phước bị thu hẹp lại do bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá cùng với việc khai thác bừa bãi của các lực lượng lâm tặc và dân di cư tự do Tuy vậy, đến nay rừng và đất rừng vẫn còn khá phong phú khoảng 360.000ha, chiếm 52,68% diện tích toàn tỉnh

Bình Phước có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Bé,

Trang 10

sông Đồng Nai và sông Sài gòn, Sông Bé là phụ lưu của sông Đồng Nai nhưng là dòng sông dài gần 200km chảy trong lãnh thổ của tỉnh, ở phía Bắc, nơi dòng sông chảy qua vùng cư trú của đồng bào S’ tiêng, M’nông, Sông Bé được gọi là sông Đaklung, xuôi về phía Nam đồng bào Kinh gọi là Sông Bé Nhìn chung, Sông Bé không thuận lợi cho việc giao thông đường thủy vì mùa khô nước bị cạn, có chỗ mực nước hạ thấp còn khoảng 1mét, về mùa mưa nước chảy xiết, lòng sông có nhiều đá ngầm, nhiều ghềnh thác nên tàu thuyền lớn không thể đi được Ngoài sông còn có hàng trăm hồ đập lớn, nhỏ, đủ nước phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Ngày nay, việc khai thác các dòng sông ở Bình Phước

để làm thủy điện rất thuận lợi; trên Sông Bé có thuỷ điện Thác Mơ với công suất 150MW đã và đang hoạt động rất tốt, Thủy điện Cần Đơn đã đi vào vận hành với công suất 72MW, thủy điện Phú Miêng với công suất 70MW Tiềm năng thủy điện Bình Phước còn rất lớn, đang chờ bàn tay của con người xây dựng Thác Mơ (Phước Long) không chỉ có thủy điện để phục vụ cho nhân dân mà còn là một cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng và trong tương lai nơi đây

là một khu du lịch đẹp của Bình Phước Ngoài Sông Bé, phía Tây Bình Phước còn có sông Sài Gòn bắt nguồn từ phía Bắc Lộc Ninh, đoạn chảy qua địa phận Bình Long gần 50km

Bình Phước có nhiều khoáng sản phong phú, khoáng

(1) Quốc lộ 14 đi qua Bình Phước từ ngã tư Chơn Thành đến Cây Chanh (Đắk Lắk )dài 112,8 km; Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đến cửa khẩu Hoa Lư dài 79,9 km; đường ĐT 741 từ Bàu Trư (Bình Dương) đến xã Phú Nghĩa (Đăk Lắk) dài 92,8km)

Trang 11

sản phi kim loại khá đa dạng: sét cao lanh, sét gạch ngói, cát, đá xây dựng, đá vôi Đá vôi có trữ lượng lớn, chất lượng tốt có khả năng khai thác hàng năm từ 1,4 đến 2 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng Tỉnh đang thi công xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất Nhà máy xi măng Thanh Lương - Tà Thiết với số vốn đầu tư

250 triệu USD Vị trí nhà máy xi măng rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm xi măng (trong nước và xuất khẩu sang Campuchia Ở Bình Long có loại đá vôi biến chất thành đá hoa, màu sắc và cấu trúc đẹp, độ cứng cao, có già trị về nghệ thuật và kinh tế, dùng để trang trí nhà cửa, tạc tượng làm đồ trang sức Ngoài ra, còn có đá ba-dan chiếm nửa diện tích đá toàn tỉnh, chùng sĩ ba - dan lộ ra ở nhiều nơi được dùng làm vật liệu xây dựng rất tốt

Tài nguyên nước ngầm của Bình Phước có giá trị lớn

Dù là tỉnh miền núi nhưng qua thăm dò địa chất thì nguồn nước ở Bình Phước phong phú , chất lượng nước tốt, đủ khả năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.Bình Phước có 2 trục đường giao thông chiến lược quan trọng là Quốc lộ 14 và Quốc lộ 13 (l), nối liền Bình Phước với Tây Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia Bên cạnh 2 con đường chiến lược còn

có đường ĐT 741, ĐT 751, ĐT 752, ĐT 753, ĐT 754

Hiện nay đường giao thông đã nối liền từ tỉnh đến các

huyện, xã và các vùng lân cận Đặc biệt, đường Hồ Chí Minh - Công nghiệp hóa đi ngang qua Bình Phước khá dài, tạo thuận lợi cho Bình Phước có điều kiện hơn trong việc giao lưu văn hóa, buôn bán với các tỉnh Tây Nguyên các tỉnh miền Trung

Trang 12

Như trên đã trình bày Bình Phước là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi là yếu tố thuận lợi cho việc quy tụ con người ngay từ thời tiền sử Con người hái lượm những sản phẩm của rừng, đánh bắt cá ở các sông, suối, săn bắt các loài thú Đất đai màu mỡ thuận tiện cho con người tiến hànhtrồng trọt và chăn nuôi Sự phong phú các mỏ khoáng sản phi kim loại như: đá sa thạch, diệp thạch, đá Basaltem

đá cuội là nguyên liệu để chế tác các công cụ lao động, sinh hoạt

Các loại đất sét là nguyên liệu cho việc sản xuất đồ gốm Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện những rìu đá mài nhẵn bốn mặt hay còn gọi là rìu tứ diện ở Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng Di tích thành đất đắp hình tròn là một loại hình di chỉ khảo cổ

ở nước ta lần đầu tiên được biết đến vào những năm 1930 khi người Pháp khai thác vùng đất đỏ để trồng cao su Năm 1958 học giả L.Malleret cho công bố những nghiên cứu bước đầu, ông đã thống kê bằng bản đồ không ảnh 12 công trình thành đất cổ trên lãnh thổ Bình Phước Đến năm

1999 Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Trung tâm khảo cổ học

- Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện thêm 6 di tích mới, nâng tổng số thành đất

cổ ở Bình Phước lên 18, phân bố ở các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long Qua khai quật dưới lòng đất, các nhà khảo cổ đã tìm thấy gần 1.000 hiện vật bằng đá gồm:

rìu, mũi đục, dao, bàn mài, mảnh đàn đá Những thành

đất cổ ở Bình Phước chứng tỏ những khu vực cư trú của người Việt Cổ vào thời kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng cách đây 2 đến 3 ngàn năm Tại Lộc Ninh nhân dân đã phát hiện

Trang 13

1 trống đồng nằm sâu trong lòng đất Bằng phương pháp khoa học, các nhà khảo cổ kết luận trống đồng Lộc Ninh

có niên đại cùng với trống đồng Đông Sơn ở miền Bắc nước ta Gần đây, 2 chiếc trống đồng được phát hiện ở xã Thọ Sơn (Bù Đăng) và xã Long Hưng (Phước Long) ngày 24/4/1998 có niên đại cách đây từ 1.900 đến 2.200 năm

Từ những chứng cứ trên cho thấy từ thuở xa xưa trên vùng đất Bình Phước ngày nay đã có con người sinh sống Những con người ấy thuộc bộ tộc nào ? Và cuộc sống của

họ ra sao? thì các nhà khoa học đang nghiên cứu Chỉ biết rằng cho đến thế kỷ XVI chủ nhân của vùng đất là cư dân thuộc các dân tộc ít người S’tiêng, Châu ro, M’nông, Tà mun Họ sống du canh, du cư, sống chủ yếu bằng việc săn bắt thú rừng, hái lượm trái cây có sẵn, tỉa lúa nương

Họ sống rải rác theo từng buôn sóc Bộ lạc S’tiêng là những người có công khai phá vùng đất từ núi Bà Đen đến thượng nguồn sông Sài Gòn, vùng núi Bà Rá và vùng hữu ngạn sông Đồng Nai là vùng đất xưa của người Châu ro Sang đầu thế kỷ XVII, vùng đất này đón nhận thêm những người Khơ –me và dân di cư từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào, bởi không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, mắc tội “nghịch mạng với triều đình” và trốn sưu thuế, binh dịch Theo chân người Việt, một số người Hoa cũng bắt đầu du nhập vào Bình Phước

Đến thời Pháp, qua những lần khai thác thuộc địa, người ở địa phương không đủ sức phục vụ cho các đồn điền rộng lớn của Pháp, buộc chúng phải ra miền Bắc,

miền Trung tuyển mộ người mà chúng gọi là “mộ phu” hay “chiêu mộ nhân công giao kèo” Nhưng trước và

Trang 14

sau năm 1929, đối tượng tuyển mộ của chúng ở miền Bắc, miền Trung cũng có sự khác nhau; trước năm 1929, chủ yếu là mộ những thanh niên trai trẻ chưa lập gia đình, sau năm 1929 chủ yếu mộ các hộ gia đình Sự thay đổi này bắt nguồn từ ý đồ bảo đảm lâu dài nguồn nhân lực cho các đồn điền, đồng thời hạn chế sức đấu tranh của công nhân

Do vậy, người Kinh ở Bình Phước tăng nhanh, hình thành tầng lớp công nhân bị bóc lột hết sức nặng nề, mỗi ngày người công nhân phải làm tới 1 2 tiếng đồng hồ Có hôm

8 - 9 giờ đêm họ mới được về nhà Cho nên công nhân cao

su thường có câu thơ chua chát:

“Con không biết mặt cha

Chó không biết mặt chủ nhà “

Thời kỳ Mỹ - Ngụy, một bộ phận tín đồ công giáo

di cư từ miền Bắc vào, được Ngụy quyền bố trí ở các khu dinh điền, khu trù mật nhằm tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị của chúng Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long rồi ép buộc, dụ dỗ nhân dân từ các tỉnh miền Trung vào, làm thay đổi cơ cấu dân cư ở Bình Phước Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các cấp ủy Đảng chính quyền của tỉnh Bình Phước tập trung chỉ đạo kháng chiến chống giặc ngoại xâm, củng cố vùng giải phóng; mặt khác cũng rất chú ý đến khối công - nông liên minh làm nòng cốt cho mặt trận thống nhất đoàn kết toàn dân, tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi, góp phần cùng nhân dân cả nước giải phóng miền Nam

Trang 15

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dân số của tỉnh Bình Phước tăng nhanh Ngoài những người dân đến

để xây dựng vùng kinh tế mới, số cán bộ, bộ đội công tác ở vùng này trong kháng chiến đến khi hòa bình thì ở lại làm

ăn sinh sống và những người dân ở các tỉnh thành trong cả nước đến đây lập nghiệp Chủ yếu là làm trang trại, trồng trọt, chăn nuôi

Hiện nay, Bình Phước có đủ dân cư của 63 tỉnh thành trong cả nước làm ăn, sinh sống, cho nên Bình Phước được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với những bản sắc văn hóa đa dạng, làm phong phú thêm cho nền văn hóa

của tỉnh Nói đến nền văn hóa truyền thống ở Bình Phước,

cần hết sức chú ý đến nền văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân bản địa và tiêu biểu là người dân tộc S’tiêng Bình Phước nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung hay cả vùng Tây Nguyên rộng lớn, điều có nền văn hóa nghệ thuật mang tính cộng đồng cao Toàn thể cộng đồng làm chủ nền văn hóa trong tất cả các khâu: sáng tác, chế tác, trình diễn và thưởng thức Nhân dân sáng tác nên những bài dân ca nhỏ đến các sử thi dài Nhân dân cũng là những nhà điêu khắc làm nên nhà cửa với hoa văn chạm khắc hấp dẫn Họ chế tác nhạc cụ và sử dụng điêu luyện các nhạc

cụ đó Trong các buổi sinh hoạt văn hóa chung như cúng được mùa, cúng cầu mưa, hiến sinh trâu bò thì mọi người đều cùng chung lo công việc và đều được hưởng thụ như nhau không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo

Tín ngưỡng của cộng đồng S’tiêng, M’nông, Khơ me,

Tà mun, Châu ro ở Bình Phước là tín ngưỡng đa thần Và khi người kinh xuất hiện thì ở Bình Phước có thêm các đạo

Trang 16

giáo như: Đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo

Đạo Phật được truyền bá vào tỉnh Bình Phước từ cuối thế kỷ thứ XVI, khi những cư dân người kinh đầu tiên từ các tỉnh phía Bắc đến định cư vùng đất này Đến nay cả

tỉnh có 81.332 tín đồ Hầu hết những người theo đạo Phật

đều có lòng yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến đánh giặc ngoại xâm

Đạo Thiên Chúa vào Bình Phước từ đầu thế kỷ thứ XVII khi các nhà truyền đạo theo chân các thương nhân đến vùng đất này Đạo Thiên Chúa phát triển nhanh nhất

là thời kỳ Mỹ Diệm cầm quyền Chúng đã dụ dỗ lôi kéo những người theo đạo vào Bình Phước và bố trí ở những nơi xung yếu để phục vụ cho những âm mưu thâm độc của chúng Hiện nay, đạo Thiên Chúa có 72.628 tín đồ, đạo Tin Lành có 48.125 tín đồ Đa số đồng bào theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành là người lao động tốt, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, không xa vào âm mưu, cạm bẫy của kẻ thù

Đạo Cao Đài được truyền vào Bình Phước trong những thập niên 30 của thế XX tín đồ Cao Đài trong tỉnh hiện nay

có 2582 người Trong chiến tranh, một số tên phản động

đã bị Mỹ - Ngụy lôi kéo, chống lại cách mạng Hiện nay, tuyệt đại bộ phận người có đạo làm ăn chân chính, góp phần xây dựng đất nước Ngoài ra, tỉnh còn có 68 người theo Phật giáo Hòa Hảo, 310 người theo Hồi giáo

Bình Phước là một trong những tỉnh có điều kiện phát

Trang 17

triển kinh tế bền vững: tỉnh nằm cạnh địa bàn kinh tế trọng điểm cả nước, trong nhóm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng và lợi thế, tốc độ phát triển cao, môi trường đầu tư hấp dẫn Dựa vào điều kiện tự nhiên

và tiềm năng sẵn có, Bình Phước xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông - lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp; Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu trong đó chú trọng các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: cao su, điều, tiêu, cà phê, cây

ăn quả; thực hiện tốt các chương trình quốc gia và của tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, chăm sóc sức khỏe,

giáo dục đào tạo

Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Bình Phước trẻ, dồi dào, có đức tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, tỷ lệ trẻ chiếm số đông là nguồn lực hết sức quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện công nghiệp hóa

- hiện đại hóa thành công

* * *

Trang 18

CHƯƠNG I THỰC DÂN PHÁP CHIẾM ĐóNG BÌNH PHƯỚC

VÀ SỰ RA ĐỜI ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP

I CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VÀ

SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC:

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến tháng 6/1862, Triều đình Huế ký Hiệp ước nhường hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) cho Pháp Từ năm 1861 thực dân Pháp chiếm đóng Thủ Dầu Một và bắt đầu thiết lập bộ máy cai trị của chúng ở đây Từ đó, chúng luôn tìm cách mở rộng phạm

vi chiếm đóng lên phía Bắc như: Bù Đốp, Hớn Quản,

Bà Rá (Bình Phước ngày nay) nơi cư trú của đồng bào

các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khơ me, Châu ro, Mạ, Tà mun Nhưng mãi đến năm 1892, chúng mới lập được

bộ máy cai trị của quận Chơn Thành (sau đổi thành quận Hớn Quản) gồm 6 tổng 50 buôn làng Năm 1898, chúng đặt thêm một số đồn bót nhỏ ở vùng Bù Đốp, Chơn Thành,

Bà Rá giao cho ngụy quân đóng giữ

Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác về kinh tế nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nước ta để làm giàu cho chính quốc Công cuộc khai thác thuộc địa được đẩy mạnh hơn đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần thứ I Thực dân Pháp ráo riết thi hành nhiều chính sách và thủ đoạn

Trang 19

nhằm khuyến khích bọn tư bản Pháp đến miền Đông Nam

Bộ nói riêng và cả Đông Dương nói chung cướp đất của nông dân mở đồn điền Bức thư của Đen cat xê (Delcassé)

Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp gửi Toàn quyền Đông Dương

ngày 23/6/1894 có ghi “Khai mở những miền đất rộng rãi

mà ta đã chiếm được, lập những đồn điền nông nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất thuộc địa và do đó mà phát triển quan hệ thương mại với nước Pháp, cải thiện hay

là lập ra đường giao thông và những đường xâm nhập Trong sự nghiệp này vai trò chính là vai trò của sáng kiến

tư nhân Song sáng kiến tư nhân vẫn được khuyến khích,

Sắc lệnh 7/1888 và nhất là Sắc lệnh 18/8/1896 của Toàn quyền Đông Dương cho phép tư bản Pháp chiếm đất, đoạt đất của nông dân để khai thác lập đồn điền cao su.Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất

có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nhất và lý tưởng nhất cho việc trồng cây cao su Ngoài lớp đất đỏ màu mỡ, vùng đất này nằm sâu trong đất liền, tránh được những trận bão

và các cơn lốc dữ dội từ Biển Đông thổi vào; độ cao thích hợp cho năng suất mủ cây so với vùng ven biển hoặc rét cao Tây Nguyên; giao thông thuận tiện hơn với trục lộ 13 vừa mới hình thành Đây là vùng đất mà hầu hết các buôn sóc đồng bào dân tộc đều đã có sự xâm nhập nghiên cứu

và truyền giáo của các giáo sĩ Pháp vào cuối thế kỷ XIX

và đầu thế kỷ XX Từ cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã

() GS Trân Văn Giàu Giai cấp công nhân Việt Nam - NXB Sự Thật Hà Nội

1975, trang 32.

Trang 20

đóng đồn binh khá vững chắc ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đốp và núi Bà Rá; khai thác vùng này còn có lợi cho thực dân Pháp trong việc chuẩn bị tạo thế xâm nhập vùng Đông Nam Campuchia.

Với công việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, với những điều kiện về đất đai, địa hình

và các yếu tố về kinh tế, quân sự, chính trị các công ty

tư bản Pháp đã ưu tiên số một vào khai thác vùng đất đỏ Bazan của Bình Phước để trồng cây cao su

Sau khi thử nghiệm vườn ươm cao su thành công ở Bàu Ông Yệm (Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương) cây cao

su được trồng ở Việt Nam Thực dân Pháp đã nhận thức được giá trị của vùng đất đỏ Bazan trải dài suốt từ Đông sang Tây trên vùng đất Bình Phước ngày nay Cho nên tư bản Pháp thành lập hàng loạt công ty để khai thác cao su Như Công ty Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges) thành

lập năm 1910 trụ sở đóng ở Sài Gòn, những đồn điền lớn

của công ty này đều ở Bình Phước như đồn điền Quản Lợi,

Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch Công ty C.EXO (Societé des caoutchoucs d’Extreme Orient) tức Công ty Viễn Đông ra đời năm 1911, có hai đồn điền lớn nhất là Lộc Ninh và Đa Kia Công ty S.I.P.A (Societé Indochinoise des Plantations d’hévéas) tức là Công ty cao su Đông Dương thành lập năm 1910 trụ sở tại Paris, đối tượng chủ yếu khẩn hoang canh tác đất đai ở Viễn Đông; đặc biệt là Đông Dương và chủ yếu trồng cao su, công ty này chủ yếu trồng cao su ở Biên Hòa, có một vài đồn điền nhỏ ở Bình Phước ngày nay Công ty Michelin (Socíet des Plantation et pneumatiques

Trang 21

Michelin au Việt Nam) ra đời năm 1917 đặt văn phòng chỉ đạo tại Dầu Tiếng - Bình Dương, công ty này lập nhà máy chế biến săm, lốp xe tại Việt Nam có hai đồn điền lớn nhất

là Dầu Tiếng và Phú Riềng, ngoài ra còn có một vài công

ty nhỏ khác

Sau chiến tranh thế giới lần thứ I ( 1914 - 1918), thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, chúng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy

nhanh quá trình tập trung ruộng đất về tay bọn “Colon”

Thực dân Pháp đã ban hành Nghị định 18/9/1926 cho phép tư bản có thể xin cấp đất, không.phải mất tiền và khỏi nộp thuế về sản phẩm thu hoạch có diện tích từ 300ha trở lại Sắc luật tháng 11/1928 của Chính phủ Pháp lại xóa bỏ mọi hạn chế về diện tích chiếm hữu và nới rộng quyền hạn cấp đất của các cấp chính quyền thuộc địa

Vì vậy các công ty tư bản Pháp ồ ạt đầu tư vốn vào kinh doanh ngành cao su Các đồn điền càng vụt tăng diện tích Nếu năm 1918 , Nam Kỳ mới có 7.000ha cao

su thì đến cuối năm 1921 đã lên đến 29.000ha (gấp 4 lần) Trong đó vùng Bình Phước ngày nay có diện tích cao nhất Nhưng đến năm 1929 thì con số này tăng lên kinh khủng là 84.000ha và đến năm 1930 là 1 25.707ha

gấp 18 lần diện tích năm 1918 Số mủ cao su cũng tăng

từ 150 đến 200 tấn năm 1914, lên 10.309 tấn năm 1929.Trong thời kỳ này, trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày nay hàng loạt những đồn điền cao su mới được thành lập

Ở Lộc Ninh chủ sở Đờ La Lăng mở rộng đồn điền cao

su của Công ty cao su Xét - Xô lên l0.000ha, Công ty

Trang 22

Michelin thành lập đồn điền cao su mới ở Phú Riềng và Dầu Tiếng cũng được mở rộng, diện tích cao su ở vùng đất xám pha cát ở Bến Cát, Tân Uyên, Phước Hòa cũng đã tăng nhanh Công ty cây trồng Nhiệt đới khai thác giống cao su vùng Đa Kia (Phước Long) Trong đó có những đồn điền lớn là Quản Lợi, Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Phú Riềng,

Xa Cam, Xa Cát Đến năm 1930 tổng số công nhân cao

su trong cả nước ước lượng đã lên 60.000 người (chưa kể những người ăn theo trong gia đình) và riêng các đồn điền thuộc địa bàn Bình Phước, số lượng công nhân cao su ở mức trên dưới 30.000 người, chiếm 1/2 công nhân cao su của cả nước

Cùng với sự phát triển của tư bản cao su, chế độ mộ phu theo hợp đồng là điều kiện quan trọng để hình thành

và phát triển số lượng công nhân cao su của cả nước và Bình Phước Sự ra đời của ngành khai thác cao su, đội ngũ công nhân ở các thị trấn, thị tứ cũng bắt đầu hình thành Tuy có khác nhau về ngành nghề, số lượng ít hơn công nhân cao su nhiều nhưng giai cấp công nhân ở Bình Phước cùng chung cảnh ngộ bị sự áp bức bóc lột của bọn

tư bản Pháp và địa chủ Cho nên, họ có tiếng nói chung là đoàn kết đấu tranh chống lại sự hà khắc của bọn chủ

Về nguồn gốc, thành phần và sự phát triển về số lượng của đội ngũ công nhân cả nước đều thể hiện rõ nét trong đội ngũ công nhân Bình Phước Các đặc điểm ấy cơ bản phù hợp với những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam; như tinh thần cách mạng triệt để do xuất thân từ những thành phần cùng khổ nhất của xã hội, dễ dàng thiết

Trang 23

lập khối liên minh công nông do đa số có nguồn gốc xuất thân nông dân Cũng do đặc điểm trên trong quá trình diễn

ra các phong trào đấu tranh cách mạng, lực lượng công nông luôn đoàn kết gắn bó với nhau, hòa quyện lẫn nhau cuốn hút các tầng lớp xã hội khác tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai giành độc lập dân tộc

Bên cạnh những đặc điểm chung, đội ngũ công nhân lao động Bình Phước còn có những đặc điểm riêng như công nhân Bình Phước chủ yếu là công nhân cao su, lao động nông nghiệp bị chi phối tính thời vụ và các thao tác lao động đơn giản, tỷ lệ lao động kỹ thuật rất ít cho nên những tập quán, tác phong phần nào còn nặng tư tưởng nông dân Địa bàn làm việc chủ yếu ở các đồn điền nằm giữa các vùng heo hút, rất ít điều kiện tiếp xúc với những thành tựu khoa học, văn hóa, dẫn đến sự yếu kém về trình

độ văn hóa, kỹ thuật của người công nhân

II ĐỜI SỐNG CÙNG CỰC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH CỦA

HỌ TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

RA ĐỜI

1 Đời sống cùng cực của công nhân lao động

Sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, số lượng công nhân cao su ở các đồn điền thuộc địa bàn Hớn Quản, Lộc Ninh, Bà Rá tăng lên rất nhanh Nguồn gốc công nhân đồn điền cũng có sự thay đổi cùng với sự phát triển của việc khai thác cao su Do yêu cầu phát triển nhanh của các đồn điền cao su, dân địa phương không đủ cung cấp

Trang 24

cho các đồn điền, buộc tư bản Pháp phải ra tận miền Bắc,

miền Trung tuyển mộ.Chúng thường gọi là “mộ phu” hay

“Contrat”, do thiếu công nhân chuyên nghiệp có một số

đồn điền mộ phu từ các thuộc địa của Hà Lan Đến năm

1922 đồn điền cao su Lộc Ninh vẫn sử dụng công nhân người Chà-và (Java nás) tức mộ phu từ Inđônêsia thuộc loại công nhân có tay nghề cao

Người dân phu được tuyển mộ phải chịu sự quản lý chặt chẽ ngay từ khi ký tên vào giấy giao kèo Bọn cai

mộ tập trung dân phu đưa lên tàu lửa, tàu thủy hoặc ô tô

về các đồn điền Hệ thống cai trị của giới chủ đồn điền hết sức chặt chẽ và khắc nghiệt Đứng đầu đồn điền là chủ đồn điền (bao gồm chủ nhất và chủ nhì) chủ đồn điền

có bộ phận chuyên môn giúp việc Dưới các chánh giám thị (Xu vây dăng xếp).Các chánh giám thị điều khiển các giám thị viên Các giám thị viên chỉ huy các cai theo dõi các kíp sản xuất, mỗi kíp có khoảng 10 công nhân

Công nhân đồn điền bị áp bức bóc lột hết sức nặng

nề và bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, chế độ làm việc ngày từ 10g đến 12g 3 giờ sáng, kẻng báo thức, 5 giờ sáng phải tập trung ra điểm danh để lấy mủ cao su, chiều về tới nhà

đã 8-9 giờ đêm Lao động cực nhọc như vậy vậy mà, cơm

ăn không đủ no, quần áo không lành Một ngày chủ Tây phát 800gr gạo lức, 300 gram khô mắm, giao cho thầy xu phân phát cho công nhân, nên bọn họ một phần cắt xén,

()Hồi ký của Nguyễn Mạnh Hồng Tài liệu lưu trữ tại phòng Lịch sử Đảng

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước

(2) (Trần Tử Bình Phú Riềng Đỏ, NXB Lao động, Hà Nội 1965, trang 36)

Trang 25

một phần chọn những thức ăn ngon tốt giữ lại, gạo xấu, khô móc giao cho công nhân Người công nhân lao động suốt ngày nặng nhọc, hết ngày về đến nhà trời tối mịt Họ phải “… vội vã vác ống nứa ra suối lấy nước và kiếm dăn

ba cây củi khô về nhóm lửa nấu cơm Thế rồi dần con cá khô nướng lên, khen khét, đăng đắng, ăn chập ăn chuội Bữa nào khỏe người thì cố kiếm lá Văn Khôi, lá Bứa ngoài rừng nấu canh suông ăn đỡ xót ruột ” () Còn chỗ ở “mỗi làng đồn điền xây dựng mấy dãy Ba-rac,mỗi Barac là chỗ sinh sống của 50 công nhân Bên trong Barac chúng ván

gỗ ngăn thành 10 lán, mỗi lán vuông vức mỗi bề 5 mét Chúng dồn chia nhau cứ 5 người 1 lán, ngủ trên sàn gỗ dài, nấu cơm ngay trong lán Trong lán chật chội đến nổi chỉ đặt được bàn chân mỗi khi ra vào Điều kiện vệ sinh thì lại rất thấp kém Mưa thì lội, nắng thì chói chang ”

Bên cạnh các cuộc sống khó khăn, người công nhân đồn điền phải chịu nhiều hình phạt khắc nghiệt như cúp lương, bớt lương… những công nhân có vợ đẹp đều bị chủ Tây hành hạ và hãm hiếp, khi bệnh tật không có thuốc điều trị lâu ngày dẫn đến tàn phế, tử vong Ở các đồn điền cao su Quản Lợi, Xa Cam,Xa Trạch, Xa Cát… thuộc công

ty cao su Đất Đỏ tính ra cứ 100 công nhân thì có 19 người chết 37 người bị bệnh nặng Ở đồn điền An Lọc tuổi thọ của nam nhân công không quá 30 tuổi, có 95% phụ nữ công nhân bị sẩy thai và ốm đau Nhiều trẻ em hai đến ba tuổi đã mắc bệnh sưng lá và lách phù thận Thật là một điều chua cay, tủi nhục cho thân phận người công nhân.Cảnh khốn khó bần cùng được người công nhân đồn

Trang 26

điền cao su đúc kết trong câu ca dao:

“Kiếp phu đổ lắm máu đào

Máu loang mặt đất, máu trào mủ cây

Trần gian địa ngục là đây

Đồn điền đất đỏ nơi Tây giết người “.

Hay là:

“Cao su xanh tốt chốn này

Mỗi cây bón một xác người công nhân

Hận thù trời đất khôn cầm

Càng tươi dòng mủ, càng bầm ruột gan “.

Rõ ràng các đồn điền cao su thời Pháp chính là những

“địa ngục trần gian” Cuộc sống của người công nhân cao

su đúng là cuộc sống của người nô lệ không hơn không kém, do vậy họ luôn nung nấu lòng căm hận ngút trời đối với bọn thực dân; và luôn tìm mọi cách đứng dậy đấu tranh chống lại bọn thống trị để tự giải phóng mình và giải phóng dân tộc

2 Các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc và công

nhân lao động

Sau khi đặt ách thống trị lên vùng đất miền Đông Nam

Bộ và tiến hành khai thác các đồn điền cao su, tư bản Pháp

đã cướp trắng trợn đất đai, nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số Họ phải bỏ buôn làng, phum sóc thân yêu của mình, bỏ lại những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ cho bọn tư bản Pháp rồi chuyển vào rừng sâu Tại nơi ở mới

họ cũng không yên thân nếu là đất đỏ chúng lại tìm mọi

Trang 27

cách xua đuổi họ để chiếm đất mở rộng đồn điền Đồng bào S’tiêng ở các Sóc Pau Tao, Bù Đốp, Bù Xa Vơ, Bù Đri Măng, Bù Ta Lốt, Bù Lơ Nhe, Bù Nho (Bình Long, Lộc Ninh ngày nay) buộc phải rời bỏ các buôn sóc, rời bỏ địa bàn cư trú quen thân và thuận lợi, chuyển vào rừng sâu hẻo lánh để bọn Pháp lấy đất lập các đồn điền Lộc Ninh, Đa Kia, Xa Cam, Xa Cát.

Chính sách mỵ dân của cái gọi là “Đất Thượng của

người Thượng “ mà bọn Pháp rêu rao trước đó nhưng

không thực hiện đã dần dần bộc lộ sự giả dối trước đồng bào dân tộc thiểu số Mất đất, mất những quyền lợi thiết thân hàng ngày, cùng nhiều đau khổ do giặc Pháp gây ra

đã tạo nên mối thù sâu sắc trong đồng bào dân tộc làm bùng nổ những cuộc nổi dậy có tiếng vang lớn trên toàn vùng núi miền Đông Trong buổi đầu chống Pháp, cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền - con trai của Trương Định

- liên minh với lực lượng nhà sư yêu nước Pu Côm Pô (người Khơ me) diễn ra từ năm 1864 trên địa bàn rộng lớn

ở vùng rừng núi Biên Hòa, dọc tuyến biên giới Việt Campuchia (Bình Phước ngày nay)

Nam-Sang đầu thế kỷ XX, ở Đông Nam Bộ cơn sốt thành lập đồn triển cao su gắn liền với việc cướp đất đai của đồng bào các dân tộc diễn ra gay gắt, làm mâu thuẫn giữa đông bào các dân tộc với bọn thực dân và bọn chủ đồn điền ngày càng phát triển, bùng nổ thành các cuộc nổi dậy diễn ra khá liên tục Năm 1908, cuộc nổi dậy dưới sự lãnh

(1) Nơ Trang long (1870 - l935), người M’nông, quê quán ở vùng Phước Long,

lấy vợ ở Tây Nguyên.)

Trang 28

đạo của ông Điểu Dố - người S’tiêng ở sóc Thủ Bổn, Xa Trạch, quận Hớn Quản đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc S’tiêng, Châu ro, Mạ, Tà mun, M’nông, Khơ me tham gia hưởng ứng, đoàn kết cùng nhau đánh giặc Pháp chiếm buôn làng Tuy vũ khí còn rất thô sơ cung tên, giáo mác, cây rừng vót nhọn) nhưng tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Điểu Dố rất dũng cảm làm tiêu hao sinh lực địch, ông Dố lập căn cứ ở Núi Gió (Quản Lợi), chỉ huy nghĩa quân đánh các bót ở Hớn Quản, Bù Đốp và hoạt động ở nhiều nơi khác Thực dân Pháp hoảng sợ, nhiều lần

mở các cuộc càn quét, đàn áp cuộc khởi nghĩa Sau nhiều đợt chống trả quyết liệt, trước sức mạnh áp đảo cả về quân

số lẫn vũ khí của giặc, nghĩa quân Điểu Dố rút về Long Nguyên (Bến Cát) Bị giặc truy đuổi ráo riết và khép chặt vòng vây Điểu Dố cùng nghĩa quân quyết tâm chiến đấu đến cùng, không khuất phục kẻ thù, đế lại hình ảnh hy sinh anh dũng của người thủ lĩnh nghĩa quân trong mọi tầng lớp đồng bào

Tiếp đó, là cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Nơ Trang Long (l) (19-12-1914) Đây là thời kỳ oanh liệt và

hào hùng của phong trào đồng bào dân tộc vùng núi rừng

Bà Rá, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng Đứng đầu các cuộc khởi nghĩa là ông R’Đing, chủ làng S’tiêng ở sóc Bu Kơn, ông R’Ông, chủ làng M’nông ở lưu vực sông Đak Huýt, sóc Buluk Amprak Đội quân của họ thường có từ

150 đến 170 người, có lúc lên đến 400 - 500 người, liên kết với một số thủ lĩnh khác trong vùng phối hợp cùng với phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền gây cho

Trang 29

giặc nhiều khó khăn đáng kể Họ đánh đồn Bu Ndun nhằm ngăn chặn toán quân của tên công sứ Kratié đi đàn áp khởi nghĩa (l) (Mạc Đường - vấn đề dân tộc ở Sông Bé, 1985,

trang 154), góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lẫy

lừng của nghĩa quân Nơ Trang Long tại Bu-mê-ra

Những năm 1924 - 1 925 , thực dân Pháp đưa tên Đại

úy Gatille lên làm quản đạo khu vực Bù Đốp và vùng tiếp giáp với Campuchia Chính sách cai trị tàn bạo của Gatille

đã thổi bùng ngọn lửa của đồng bào S’tiêng sau một thời gian tạm lắng Thủ lĩnh R’đing lại đứng lên tập hợp lực lượng nghĩa quân S’tiêng và H’mông chống Pháp Chiến công nổi bật nhất của R’Ding giai đoạn này là phục kích giết chết tên Đại úy Gatille, làm nức lòng nhân dân trong vùng, cũng như các địa phương lân cận

Tuy nhiên những cuộc nổi dậy anh dũng của các đồng bào, các dân tộc ở Bình Phước nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp và dập tắt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại chung cuộc của phong trào chống Pháp ở miền Đông do tương quan lực lượng quá chênh lệch, vũ khí lạc hậu, trình độ tác chiến còn nhiều hạn chế nhưng bao trùm lên tất cả chính là do chưa có định hướng và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp

Song song với cuộc đấu tranh của các đồng bào dân

(Lịch sử Đảng bộ Sông Bé - tập 1 xuất bản năm 1995, trang 51)

(1) Trần Tử Bình, Phú Riềng Đỏ, NXB Lao động, Hà Nội năm 1971, trang 46 (2) Hồi ký Nguyễn Mạnh Hồng, tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Bình Phước.

Trang 30

tộc là những cuộc đấu tranh của công nhân ở các đồn điền cao su Nhưng thời kỳ đầu do chưa có sự giác ngộ về giai cấp, chưa có sự nhận thức đúng đắn về phương hướng và mục tiêu đấu tranh, những cuộc đấu tranh đó đều mang tính tự phát nhằm thay đổi phần nào hoặc thoát khỏi cuộc sống đau khổ và tủi nhục hiện tại Những hình thức phản ứng khá phổ biến lúc bấy giờ là bỏ trốn, tự tử, nổi dậy chém Tây, lãn công, triệt hạ cây trồng.

Bỏ trốn là một kiểu phản ứng truyền thống của những người phu trong giai đoạn đầu mới thành lập đồn điền Nhưng trong số những người đi trốn, số thoát được rất ít Trong các năm 1927 - 1929 ở các đồn điền Lộc Ninh, Hớn Quản, Đa Kia, Dầu Tiếng hình thức bỏ trốn là phổ biến Năm 1927, có 3.824 người bỏ trốn, bị bắt lại 1.440 người; năm 1929 có 4.301 người bỏ trốn, bị bắt lại 1.961 người (l

Bọn chủ tư bản Pháp tìm cách ngăn chặn như treo giải thưởng cho đồng bào Thượng bắt sống hoặc chặt đầu dân

“Contrat” trốn thì được thưởng tiền và muối Số phu đồn

điền bỏ trốn ngày càng đông nên năm 1927 thực dân Pháp thành lập “Sở những người kiểm soát lao động” (Seruice des controleurs de travail) với quyền hạn đặc biệt bắt lại những người công nhân bỏ trốn

Số người bị bắt lại sẽ chịu đựng cùng một lúc cả hai loại hình pháp luật đó là pháp luật của Nhà nước thực dân Pháp và pháp luật riêng của “Vương quốc cao su” Số phận của họ bi thảm hơn những người phu đi trốn đã bỏ xác lại khi lạc đường như trường hợp 7 người phu bị lính

(1) Trần Tử Bình, Phú Riềng Đỏ, Sđd, trang 46.

Trang 31

bắt lại ở đồn điền Phú Riềng mà Trần Tử Bình kể lại trong Phú Riềng đỏ: “Thằng chủ hạ lịnh cho lính mang giày săn đá vào, rồi bắt dằn người đi xuống đất, cho lính dẫm giày đinh lên lồng ngực người đứng ngoài nghe thấy tiếng xương gãy kêu răn rắc, xong chúng còn đánh tiếp một trận

gậy “thừa sống thiếu chết “ nữa rồi bỏ vào nhà tối cùm

lại Một tuần sau nhân có chuyện cùm phạt một công nhân khác, chúng mở cửa nhà tối ra thì 7 người bữa đó đã chết cứng ngắt, chân vẫn còn tra chéo trong cùm” (l) Tự tử cũng

là hình thức phản kháng tự phát mang tính tiêu cực trong thời kỳ đầu

Do cuộc sống nô lệ đen tối và đầy bi thảm không lối thoát, không còn hy vọng thiết tha gì về tương lai, nhiều công nhân đồn điền đã dùng cách tự sát để chấm dứt nỗi khổ ải của mình

Nguyễn Mạnh Hồng một công nhân kỳ cựu từ trước năm 1930 ở đồn điền Phú Riềng nói về tình hình tự tử của phu đồn điền như sau: “Tự sát thì nhiều vì con đường đánh Tây để về Bắc rất khó nên người đau ốm chỉ giải quyết bằng cách tự sát - tự sát trong nhà, tự sát ở suối nước Từ nhà ra rừng cao su lúc nào cũng có mùi hôi thối của người

tự sát treo cổ” (l) Bỏ trốn và tự tử là 2 hình thức phản ứng thấp nhất của công nhân cao su những ngày đầu đấu tranh

tự phát Nó bộc lộ những hạn chế tiêu cực của tâm lý giai

cấp giai đoạn bước đầu

Ở thời kỳ này, công nhân cao su còn sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác như: gửi đơn lên thưa kiện tòa

án Biên Hòa (tháng 12/1927) , cử đại diện gặp phái viên

Trang 32

Nam Triều và Đen-ma-rơ (Delmarre) - thanh tra lao động

- tố cáo tội ác của tên chủ Va-se (Vechet) ở Phú Riềng năm 1928 Tiêu biểu là việc kiện ra tòa tên Va-lăng-tanh (Valentin) đánh chết anh Nguyễn Văn Chánh xảy ra cuối năm 1927, cũng tại đồn điền cao su Phú Riềng Một số công nhân liều lĩnh chọn một hình thức phản ứng tự phát đặc biệt - giết chết bọn cai gian ác, như trường hợp anh Nguyễn Đình Tư trước là “tay chơi nổi tiếng” ở Bắc, cầm đầu 120 anh em công nhân làng 2, Phú Riềng chém chết

tên Mông - tây (Monteil) ác bá vào tháng 12/1927 Cuộc

nổi dậy là cái cớ để bọn chủ tư bản Pháp gây ra vụ thảm sát lớn nhất đối với công nhân Phú Riềng cho đến lúc đó Sau khi chém chết tên Mông - tây, anh em chạy trốn trong rừng Tên chủ Tri-e (Triai) ra lệnh cho bọn lính người da đen kéo đến đàn áp, đuổi bắt và xả súng bắn vào rừng Gần

50 người bị bắt lại trong số đó có anh Nguyễn Đình Tư, sau bị tòa án Biên Hòa kêu án tử hình, số còn lại bị chúng bắn chết và vùi xác luôn ngoài rừng.()

Ngoài những hình thức trên, các hình thức đấu tranh truyền thống như bãi công, đưa kiến nghị lên chủ đồn điền được nhiều nơi áp dụng như ở Lộc Ninh (8/4/1928), Phú Riềng có 3 cuộc đấu tranh với nội dung phong phú, yêu sách thiết thực đòi tăng lương và làm việc 8 giờ/ngày (9/1927), chống làm khoán và chống đánh đập (1928) Đặc biệt là cuộc bãi công lớn của 2000 công nhân Phú Riềng,

đã cử đại diện đưa yêu sách đòi tăng lương, đòi nữ công nhân nghỉ đẻ được hưởng lương, đòi không phát gạo ẩm,

Trang 33

khô mục Bọn chủ đưa lính tới đe dọa nhưng không có cớ

để nổ súng, cuối cùng buộc phải chấp nhận sẽ giải quyết các yêu sách mà công nhân đã đề ra Trong các hình thức đấu tranh tự phát của công nhân cao su trước khi Đảng ra đời còn có hình thức lãn công, triệt hạ cây cao su

Tuy nhiên, hầu hết những hình thức đấu tranh tự phát của công nhân cao su đều không mang lại kết quả, có khi phải chịu đựng những sự trả thù rất đẫm máu của kẻ thù Tuy nhiên, qua những cuộc đấu tranh này, công nhân càng yêu thương gắn bó và hiểu biết lẫn nhau Nhận thức của họ

về kẻ thù, về giai cấp mình được nâng lên và kinh nghiệm đấu tranh được tích lũy ngày thêm phong phú Đó là những tiền đề quan trọng định hướng cho đội ngũ công nhân cao

su tham gia phong trào cách mạng, từng bước hướng về chủ nghĩa Mác-Lênin Cuối năm 1929, các cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng bắt đầu có nhân tố mới là sự lãnh đạo của chi bộ cộng sản ở đây

Trang 34

CHƯƠNG II PHONG TRÀO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

I CHI BỘ ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ĐẢNG PHÚ RIỀNG RA ĐỜI, PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CHUYỂN TỪ TỰ PHÁT SANG TỰ GIÁC.

Những cuộc đấu tranh đầy hi sinh gian khổ của công nhân đồn điền Miền Đông nói chung, Bình Phước nói riêng trong những năm đầu thế kỷ 20, tuy thất bại nhưng

họ kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đó là tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo

về nền độc lập tự do Tinh thần yêu nước căm thù thực dân Pháp xâm lược là động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành sớm ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc trong đội ngũ công nhân lao động Bình Phước Tuy ý thức đó mới dừng lại mức độ tự phát, nhưng là điều kiện quan trọng để họ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, đặt cơ sở cho sự ra đời của một tổ chức cách mạng trên mảnh đất cách mạng này

Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam

kỳ được thành lập vào năm 1927 Thực hiện chủ trương

“Vô sản hóa”, nhiều hội viên của Kỳ bộ đã đi vào làm phu, làm thợ máy tại các đồn điền miền Đông Nam Bộ, trong số đó có đồng chí Nguyễn Xuân Cừ (tức Nguyễn

Trang 35

Văn Vĩnh), quê ở Bắc Ninh, là học sinh trường Bưởi ở

Hà Nội, có bằng tú tài, nói tiếng Pháp rất thành thạo, sớm giác ngộ cách mạng, được cử đến vô sản hóa ở đồn điền cao su Phú Riềng vào khoảng đầu năm 1928 Người đầu tiên anh tìm gặp bắt liên lạc là anh Trần Tử Bình - công nhân làm việc ở trạm xá, người nổi tiếng trong các cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng trước đây Sau một thời gian tuyên truyền, phát triển hội viên, tháng 4/1928 chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đồn điền Phú Riềng được thành lập gồm 5 hội viên: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Tạ và Hòa do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư Đây là tổ chức cách mạng có xu hướng cộng sản, lãnh đạo phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng Cho đến tháng 10/1929,

đó là một trong 19 chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ, 5 trong tổng số 500 hội viên của

Kỳ bộ Nam Kỳ

Sau một thời gian thành lập, Chi bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên đồn điền Phú Riềng đã lãnh đạo cuộc bãi công với 2000 công nhân, nổ ra ngày 20/10/1929 Công nhân cử đại diện lên gặp chủ sở Xu-ma-nhắc (Soumagnac) đưa các yêu sách đòi tăng lương, chống đánh đập, không ăn gạo mục, nữ công nhân nghỉ đẻ được hưởng lương Chủ sở cho lính đến đàn áp và bắt đi một số công nhân Không nao núng, anh chị em công nhân tiếp tục cuộc đấu tranh, buộc chủ phải chấp nhận giải quyết các yêu sách của công nhân Thắng lợi đầu tiên này đã cổ

Trang 36

vũ phong trào công nhân địa phương trong bối cảnh các

tổ chức Cộng sản đang hình thành trên cả nước

Tại Phú Riềng lần đầu tiên công nhân cao su đã hình thành được tổ chức Công hội đỏ, do đồng chí Phan Thu Hồng - hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, một công nhân lái xe của đồn điền làm thư ký - đã quy

tụ đông đảo công nhân trong đồn điền Chính tổ chức Công hội đỏ Phú Riềng là cơ sở quan trọng trong việc giác ngộ ý thức cách mạng cho công nhân đồn điền Tổ chức Công hội đỏ Phú Riềng là một hình mẫu nền tảng của các tổ chức Công hội, Nghiệp đoàn của đội ngũ công nhân sau này

Sau khi được thành lập, khoảng tháng 8/1929 Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng cử đồng chí Ngô Gia Tự và một số cán bộ vào Nam để xây dựng cơ

sở Đảng ở 3 nơi trọng yếu: Vĩnh Kim (Mỹ Tho), Ba Son (Sài Gòn) và Phú Riềng (cao su miền Đông)

Đêm 28/10/1929, tại khu rừng sau lưng làng 3, Chi

bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng được thành lập gồm 6 đảng viên: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Tạ, Hòa và Doanh, do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên của miền Đông Nam Bộ và của ngành cao su Việt Nam.Sau khi thành lập, Chi bộ tập trung củng cố và phát triển tổ chức Công hội đỏ Sau cuộc đấu tranh đòi chủ sở phải tăng lương, chống đánh đập công nhân, trợ cấp cho phụ nữ hậu sản thắng lợi; công nhân tham gia tổ chức

Trang 37

Công hội đỏ (Nghiệp đoàn) rất đông Nghiệp đoàn cho ra

tờ báo “giải thoát” nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức

cách mạng, hướng dẫn công nhân đấu tranh theo đường lối của Đảng Đây cũng là một tờ báo đầu tiên của công nhân cao su Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào công nhân miền Đông Nam Bộ lúc bấy giờ Trên cơ

sở tổ chức nghiệp đoàn đó Chi bộ mở rộng công tác phát triển Đảng Nhân kỷ niệm lần thứ 12 Cách mạng tháng Mười Nga, Chi bộ kết nạp đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng

là đảng viên mới Từ đây, Chi bộ đẩy mạnh hơn công

việc đào tạo các “hạt giống đỏ” cho các đồn điền khác

trong khu vực

Để phát triển tổ chức cơ sở cách mạng, Chi bộ đã gắn kết chặt chẽ với phong trào đấu tranh của công nhân Cuối tháng 1/1930, Chi bộ chủ trương mở một cuộc đấu tranh lớn đòi quyền lợi kinh tế cho nhiều đối tượng ở đồn điền, lấy tổ chức Nghiệp đoàn công nhân Phú Riềng làm nòng cốt Trước đó, đồng chí Trần Tử Bình được giao nhiệm vụ Bí thư thay đồng chí Nguyễn Xuân Cừ (l) đã cùng Chi bộ chuẩn bị cho cuộc đấu tranh khá chu đáo Ngày 3/2/1930, 5.000 công nhân thực hiện cuộc tổng bãi công với các khẩu hiệu: cấm đánh đập, chống cúp phạt, đòi miễn sưu thuế, trả lương cho công nhân bị tai nạn lao động, trả về quê cũ những người hết hạn giao kèo, trả tự

(Lúc này đồng chí Nguyễn Xuân Cừ đã bị bọn cầm quyền Pháp trục xuất về

Bắc Nhưng đông chí ở lại hoạt động bất hợp pháp ở Sài Gòn, bắt liên lạc với chi bộ cũ do đông chí Ngô Gia Tự chỉ đạo.)

Trang 38

do cho những người bị bắt Mặc dù bị đàn áp, một công nhân bị đánh chết, một số bị bắt, nhưng công nhân vẫn tiếp tục đấu tranh với sức mạnh của công nhân 10 làng đồng loạt tham gia kéo lên quận Bà Rá với khẩu hiệu mới

“Chủ sở không chấp nhận yêu sách quyết không đi làm”

Trước sức mạnh của cuộc đấu tranh, Quận trưởng Môre (Morève) cũng như chủ sở Xu-ma-nhắc (Soumagnac) phải chấp nhận giải quyết các yêu sách của công nhân bằng việc lập biên bản được ký kết giữa chủ và thợ, cam kết thực hiện tất cả những yêu sách của công nhân Thừa thắng, một số đảng viên và công nhân có chủ trương tiến tới bạo động giành chính quyền ở Phú Riềng

Được tin đó, Xứ ủy Nam Kỳ đã cử đồng chí Nguyễn Xuân Cừ (lúc này ở Sài Gòn) đến Phú Riềng kịp thời chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh, tránh manh động nhưng vẫn duy trì được phong trào, bảo tồn lực lượng cách mạng Cuộc bãi công mở đầu ngày 30/1 và kết thúc ngày

6/2/1930 Sau 8 ngày đấu tranh anh dũng, “Phú Riềng

Đỏ” đã giành thắng lợi to lớn, tạo ảnh hưởng rộng rãi

và để lại những bài học sâu sắc Cuộc bãi công ấy đã

làm rung chuyển cả hệ thống “địa ngục cao su” Đông

Dương, làm chấn động dư luận báo chí nước Pháp Bài học quý báu nhất của, cuộc đấu tranh là nổ ra đúng lúc, giành thắng lợi và bảo toàn được lực lượng cách mạng Đây là Chi bộ cộng sản đầu tiên dựa vào tổ chức nghiệp đoàn công nhân vững mạnh để tổ chức đấu tranh và bằng

cuộc đấu tranh tiêu biểu mùa Xuân 1930, “Phú Riềng

Trang 39

Đỏ”đã thúc đẩy việc xây dựng và phát triển cơ sở Đảng,

cơ sở Nghiệp đoàn, thúc đẩy phong trào công nhân miền Đông Nam Bộ bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam

II PHONG TRÀO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN DÂN SINH - DÂN CHỦ (1930 - 1939)

Vào thời điểm những năm 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động Mọi tai họa do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra trước tiên trút lên đầu giai cấp công nhân

và nông dân Những tầng lớp xã hội khác cũng không kém phần điêu đứng

Bên cạnh đó thực dân Pháp lại thi hành chính sách khủng bố trắng sau phong trào công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái , làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp ngày càng thêm sâu sắc Trước tình hình

đó, Đảng ta đã trực tiếp lãnh đạo và phát động phong trào cách mạng sôi nổi, rầm rộ trong cả nước

Ở hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa phong trào cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã bùng lên sôi nổi mạnh mẽ Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Dầu Tiếng, đồng loạt đình công và kéo ra biểu tình phản đối sự có mặt của tên

Trang 40

cựu chủ sở Phú Riềng Tiếp theo vào cuối năm 1932, một lần nữa công nhân Dầu Tiếng lại bãi công, kéo lên trụ

sở đòi tăng lương, bớt giờ làm và phản đối việc chủ cai đánh đập công nhân Cuộc đấu tranh này quyết liệt, có

tổ chức hơn và đạt được thắng lợi Tháng 5/1933 công nhân cao su Lộc Ninh đã bãi công kèm biểu tình của

500 công nhân thuộc các làng, sở, đòi tên Đờ - la - lăng (Delaland) phải thực hiện các yêu sách: không được tự tiện giảm lương từ 40 xu xuống còn 30 xu, không được

uy hiếp công nhân Bọn chủ sở viện lý do giảm lương là quyết định của “Chính phủ bảo hộ” nên không chấp nhận yêu sách Thế là công nhân các làng, sở ở 2 đồn điền cao

su Lộc Ninh và Đa Kia (Phước Long), dưới sự lãnh đạo của ban tổ chức đấu tranh, kẻ cầm gậy, người cầm dao, giáo, mác ùn ùn kéo đến văn phòng sở Đoàn người lúc đầu 500 người nhưng một lúc sau đã tăng lên gấp đôi, có

cả công nhân là đồng bào dân tộc ít người Từng đợt một

họ đồng thanh hô khẩu hiệu: “Không được giảm lương

của công nhân”.

Trước khí thê sôi sục của công nhân, chủ sở buộc phải nhận bản yêu sách của công nhân và hứa nghiên cứu giải quyết Nhưng hắn đã xảo quyệt ra lệnh bí mật điều một trung đội lính đến đàn áp Địch nổ súng vào đoàn biểu tình, làm một người chết Cuộc đấu tranh như có thêm dầu vào lửa, công nhân xông lên đánh nhau với bọn lính Chúng bắt đi 40 người, nhưng cuộc đấu tranh vẫn không dừng lại Cuối cùng chúng phải thả những người

Ngày đăng: 07/08/2016, 17:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
- Lịch sử Chiến khu Đ. NXB Đồng Nai, NXB Sông Bé 1987 Khác
- Lịch sử Đảng bộ Phước Long (1960 - 2000). NXB TP.HCM 2000 Khác
- Lịch sử truyền thống Tiểu 368 Bình Long, in tại Xí nghiệp in Sông Bé 1994 Khác
- Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945 - 1975). NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002 Khác
- Lê Duẩn Thư vào Nam. NXB Sự Thật, Hà Nội 1985 Khác
- Công đoàn Việt Nam những chặng đường lịch sử. NXB Lao Động, Hà Nội 1989 Khác
- Lịch sử phong trào Công nhân và Công đoàn Việt Nam (1930 - 2000), tập I, II, III. NXB Lao Động, Hà Nội 2003 Khác
- Bình Long truyền thống đấu tranh và xây dựng (1930 - 2000). Xuất bản 2000 Khác
- Lộc Ninh lịch sử và truyền thống (1930 - 2000). NXB TP.HCM 2001 Khác
- Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Phước Long (1930 - 1975). Xuất bản 1994 Khác
- Lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam bộ và Trung ương cục miềm Nam (1954 - 1975). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 Khác
- Lịch sử phong trào Công nhân lao động và Công đoàn tỉnh Bình Dương (1975 - 2008). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009 Khác
- Đặng Văn Vinh, 100 năm cao su Việt Nam. NXB Nông nghiệp 2000.- 50 năm lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945 - 1975) Khác
- Niêm giám thống kê của tỉnh Bình Phước, xuất bản từ 1997 - 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w