ta, cục tác Ngày này qua ngày khác Gà mái cứ gọi hoài Mà quả trứng hồng tươi Vẫn nằm nguyên trong ổ Đi kiếm ăn đây đó Rồi trở về ổ rơm Đẻ trứng, lại gọi con Cục..... Thấy gà mẹ khổ quá
Trang 1BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
VĂN HỌC THIẾU NHI
Giảng Viên : TS.Cao Xuân Mỹ
SV : Võ Nhã Hoà
Trang 2CÂU HỎI
Trình bày cách lý giải quả trứng và gà con
của các nhà thơ thiếu nhi ở Việt Nam
Trang 3 Dẫn chứng bằng 3 bài thơ tiêu biểu :
1 Bài thơ “mười quả trứng tròn”
Tác giả Phạm Hổ
2 Bài thơ “Gà con và quả trứng”
Tác giả Phạm Hổ
3 Bài thơ “Tại sao gà con sinh ra”
Tác giả Xuân Quỳnh
Trang 4Bài thơ :
Mười quả trứng tròn
Mười quả trứng tròn Lông vàng mát dịu
Mẹ gà ấp ủ Mắt đen sáng ngời
Mười chú gà con Ơi chú gà ơi !
Hôm nay ra đủ Ta yêu chú lắm !
Lòng trắng , lòng đỏ Trong bàn tay ấm
Thành mỏ thành chân Chú đứng chú kêu Cái mỏ tí hon Mẹ gà tục , tục
Cái chân bé xíu Chú ngoái nhìn theo
Trang 5 Ta thả chú ra
Chạy ăn cùng mẹ
Chạy biến cả chân
Chạy sao nhanh thế !
Là gà của bé
Gà nhé đừng quên :
Ăn khoẻ uống khoẻ
Đẻ rõ nhiều lên
Tác giả Phạm Hổ
Trang 6 Bài thơ :
Gà con và quả trứng
“Tròn nhẵn , trắng hồng
Quả gì thế mẹ ?
Hay là đá chăng ?
Mổ xem thử nhé !”
- “Chính là con đó
Những ngày trước xa
Con nằm trong vỏ
Lớn dần chui ra …”
Trang 7 Mẹ lại nó đùa
Con bay con chạy
Còn hòn đá này
Mãi không động đậy!”
- Mẹ nói đúng đấy
Lớn , con hiểu dần
Nhiều chuyện rất thật
Mà lạ vô cùng !”
Tác giả Phạm Hổ
Trang 8Bài thơ :
Tại sao gà con sinh ra
Cục cục ta, cục tác
Ngày này qua ngày khác
Gà mái cứ gọi hoài
Mà quả trứng hồng tươi
Vẫn nằm nguyên trong ổ
Đi kiếm ăn đây đó
Rồi trở về ổ rơm
Đẻ trứng, lại gọi con
Cục cục ta cục tác
Trang 9 Cái hoa chanh thức giấc Tàu lá chuối lung lay
Cọng rơm vàng xoay xoay Trứng vẫn nằm trong ổ
Gà mái mong con quá
Càng ấp iu suốt ngày
Dù con chưa ra đời
Mồi mẹ dành con đó
Trang 10 Thấy gà mẹ khổ quá
Cứ nằm liền ổ rơm
Thân xác xơ gày mòn
Không ăn mà mãi thức Thương mẹ, đạp vỏ trứng Thế là gà sinh ra
Vì gà mẹ mong chờ
Nên có gà con đó
Tác giả Xuân Quỳnh
Trang 11Nhận xét về cách lý giải quả trứng và gà con :
Qua cả 3 bài thơ trên chúng ta thấy cả tác giả Phạm Hổ và tác giả Xuân Quỳnh đều có cách lý giải tương tự nhau
Nếu như người lớn chúng ta từng có những tranh cãi về nguồn gốc của quả trứng và con gà rất quyết liệt để bảo vệ
ý kiến : “ gà hay trứng có trước” nhưng dưới con mắt và trái tim của một tác giả viết tác phẩm cho thiếu nhi thì họ lại lý giải trên cơ sở những cái bình dị nhất , giản đơn nhất nhưng lại gần gũi nhất
Trẻ em không như người lớn , tâm hồn trong sáng , ngây thơ , chỉ thích nghe những cái gì dễ hiểu , hình ảnh “mười quả trứng tròn , mẹ gà ấp ủ , mười chú gà con , hôm nay ra đủ” đã diễn tả cụ thể nguồn gốc xuất xứ của con gà
Trang 12Với bài thơ “Gà con và quả trứng” cũng vậy , tác giả Phạm
Hổ vẫn với cách lý giải nguồn gốc ra đời của con gà :
“Tròn nhẵn , trắng hồng
Quả gì thế mẹ ?
Hay là đá chăng ?
Mổ xem thử nhé !”
Và với tác giả Xuân Quỳnh thì nữ sĩ cũng lý giải cùng với lối lý giải của tác giả Phạm Hổ trong bài “Tại sao gà con sinh ra”
“Cục cục ta, cục tác
Ngày này qua ngày khác
Gà mái cứ gọi hoài
Mà quả trứng hồng tươi
Vẫn nằm nguyên trong ổ…”
Trang 13Bên cạnh cách lý giải hợp với suy nghĩ ngây thơ , trong sáng của trẻ thơ các tác giả còn xây dựng các tác phẩm của mình dựa trên 3 đặc trưng của văn học thiếu nhi , đó là :
- Hồn nhiên , trong sáng , dễ hiểu
- Giàu chất trữ tình , bay bổng và hấp dẫn
- Có tính giáo dục và mỹ cảm
Trang 14 Hồn nhiên , trong sáng , dễ hiểu :
“Lòng trắng , lòng đỏ
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Hay
“Cục cục ta, cục tác
Ngày này qua ngày khác
Gà mái cứ gọi hoài
Mà quả trứng hồng tươi
Vẫn nằm nguyên trong ổ”
Trang 15 Giàu chất trữ tình , bay bổng và hấp dẫn
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi !
Ta yêu chú lắm !
Trang 16 Có tính giáo dục và mỹ cảm
Thấy gà mẹ khổ quá
Cứ nằm liền ổ rơm
Thân xác xơ gày mòn
Không ăn mà mãi thức
Thương mẹ, đạp vỏ trứng
Thế là gà sinh ra
Vì gà mẹ mong chờ
Nên có gà con đó
Trang 17 Người lớn chúng ta thường hay suy nghĩ sâu xa , đôi lúc
xa rời thực tế , trẻ em thì ngược lại , trẻ thơ luôn thắc
mắc , tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh nhưng với nguồn kiến thức còn hạn chế , suy nghĩ ngây thơ , trẻ
em sẽ không hình dung để hiểu được những lối giải thích quá xa vời Gần gũi , chân thật , giản dị , dễ hiểu bao
nhiêu thì trẻ em càng dễ tiếp thu và tiếp nhận bấy nhiêu
Nhưng giản dị khác với sự nhàm chán , giản dị , bình dị trong cái mộc mạc mà lại bay bổng và thu hút … Và
chính tác giả Phạm Hổ , Xuân Quỳnh nói riêng và các tác giả viết về thiếu nhi nói chung đã sáng tác thật nhiều các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
Trang 18 Hình ảnh quả trứng và gà con qua con mắt của nhà thơ Phạm Hổ , tác giả thể hiện qua cái đáng yêu của các chú
gà con , khác với nhà thơ Xuân Quỳnh từ tình cảm của một người mẹ nhà thơ xây dựng nên hình ảnh gà con
được ấm ủ , nâng niu , ủ đầy tình thương , tràn trề nỗi vất
vả thì gà con mới chào đời
mẹ với con !