GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” (C.Mác và PH.Ăngghen Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, t.4.,1995.,tr.595 – 646) Đề cương bài giảng: IHoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm: Về mặt lý luận: Mác và Ăngghen đã xây dựng, đưa ra một quan điểm mới, khoa học, cách mạng: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về mặt thực tiễn: Chủ nghĩa tư bản đã giành quyền thống trị, mâu thuẫn giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng phát triển, đòi hỏi tổ chức, cương lĩnh. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chính là cương lĩnh dẫn đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thời kỳ này. IIKết cấu của tác phẩm: phần Mở đầu 4 chương: chương I: Tư sản và vô sản chương II: Những người cộng sản và những người vô sản chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập Kết luận Để hiểu thêm nội dung, ý nghĩa, cũng như những hạn chế của tác phẩm (Ăngghen đã viết trong …… là nếu được viết lại thì sẽ viết khác đi, nhưng vì đây là một tác phẩm có ý nghĩa lịch sử nên vẫn để nguyên), có thể coi những Lời tựa viết cho các lần xuất bản sau này là một bộ phận của Tuyên ngôn (có x….Lời tựa) IIIÝ nghĩa của tác phẩm Nội dung bài giảng I Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm 1. Về mặt thực tiễn Tại thời điểm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng, thay thế cho chế độ phong kiến. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của mọi lĩnh vực trong xã hội với một tốc độ thần kỳ, to lớn chưa từng có. Đồng thời, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất ngày càng tăng với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất trở nên gay gắt, sâu sắc hơn. Mâu thuẫn cơ bản này được biểu hiện ra trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản lúc đầu mang tính chất tự phát, nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế thường ngày (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và làm việc …) chưa đụng chạm đến vấn đề mấu chốt; không giải quyết được tận gốc nguyên nhân của tình trạng người bóc lột người, đó là vấn đề xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, ngày càng có tổ chức hơn. C.Mác và Ph.Ăngghen đã trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản với tính cách vừa là người tổ chức, lãnh đạo phong trào, vừa là người đề ra những cơ sở lý luận, đưa phong trào phát triển từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác. Tại Đại hội lần thứ I Liên đoàn những người cộng sản họp ở Luân Đôn tháng 6 năm 1847, tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân – Liên đoàn những người cộng sản – đã ra đời. Tiền thân của Liên đoàn những người cộng sản là Liên đoàn những người chính nghĩa (với khẩu hiệu “Tất cả mọi người đều là anh em” phi giai cấp), Liên đoàn những người cộng sản đã nêu khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”.Sự ra đời của Liên đoàn những người cộng sản đã đánh dấu một mốc vô cùng quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân, đánh dấu bước chuyển từ tự phát lên trình độ tự giác, phong trào công nhân đã kết hợp được với chủ nghĩa Mác, đã có lý luận khoa học soi đường. Phong trào công nhân lúc này đã đạt đến trình độ đòi hỏi phải có một bản cương lĩnh chỉ ra mục tiêu đấu tranh, đường lối chiến lược và sách lược đấu tranh. C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình. 2. Về mặt lý luận thời kỳ này chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã được xây dựng thành một lý luận hoàn chỉnh, là cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Trong Lời tựa cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883¡ngghen ®· chØ râ t tëng chñ ®¹o cña Tuyªn ng«n chÝnh lµ nh÷ng quan ®iÓm duy vËt biÖn chøng vµ duy vËt lÞch sö. Toµn bé Tuyªn ng«n ®îc x©y dùng trªn c¬ së cña t tëng chñ ®¹o ®ã 3. Tại Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản (từ ngày 2911 đến 08121847), C.Mác và Ph.Ăngghen được giao nhiệm vụ soạn thảo cương lĩnh của Liên đoàn dưới hình thức Tuyên ngôn. Trước đó, vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1847, theo sự ủy thác của Ban Chấp hành khu bộ Pari của Liên đoàn những người cộng sản, Ăngghen đã biên soạn Dự thảo cương lĩnh của Liên đoàn, với tên gọi “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” (Bao gồm 25 câu hỏi và trả lời, theo truyền thống Hội kín ở Châu Âu lúc đó, thường gọi là Tín điều hay Biểu tượng của niềm tin. Thí dụ Câu hỏi thứ nhất: Chủ nghĩa cộng sản là gì? Trả lời: chủ nghĩa cộng sản là học thuyết về những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản; Câu hỏi thứ hai: Giai cấp vô sản là gì? Trả lời: giai cấp vô sản là một giai cấp hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình v.v.. ) Ngày 23 – 24 111847, Ăngghen viết thư đề nghị Mác soạn thảo Cương lĩnh của Liên đoàn dưới hình thức một bản tuyên ngôn, Ăngghen viết: “Anh hãy suy nghĩ về “Biểu tượng của niềm tin”. Tôi cho rằng tốt hơn hết nên vứt bỏ hình thức kinh bổn và đặt tên cho tác phẩm này là “Tuyên ngôn của chủ nghĩa cộng sản”…” . Sau một thời gian dài chuẩn bị tư liệu, viết, sửa chữa, bản thảo tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã được Mác hoàn thành tại Bruyxen và gửi sang Luân Đôn ngày tháng năm. Về phương diện tư tưởng thì có thể nói “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là công trình sáng tạo chung của C.Mác và Ph.Ăngghen. Tài liệu xuất phát của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” do Ăngghen biên soạn dưới hình thức Hỏi và Đáp, sau đó hai ông (C.Mác và Ph.Ăngghen) đã bàn bạc, thảo luận và nhất trí với nhau về nội dung, cũng như cách trình bày “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác là người chấp bút, thể hiện ý tưởng chung của hai người về mặt văn chương (Mác đã trau chuốt từng câu, từng chữ, tìm cách diễn đạt trong sáng, sinh động, truyền đạt được chính xác tư tưởng, linh hồn của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”). Qua tác phẩm này, Mác đã thể hiện không những là một nhà tư tưởng cách mạng thiên tài mà còn là bậc thầy về ngôn ngữ, văn học. Bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được xuất bản lần đầu tiên vào khoảng ngày 24 tháng 02 năm 1848 tại Luân Đôn (lúc này tại Pháp đang diễn ra cuộc cách mạng Tháng Hai).Sau đó, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đan Mạch, Hung Ga Ri, 1893, trong thời gian bị đi đày ở Xamara, Lê nin đã dịch tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra tiếng Nga…nhưng không xuất bản) . Có hai bản dịch “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra tiếng Nga được xuất bản, một bản do Bacunin dịch (không được chuẩn lắm, có đôi chỗ bị xuyên tạc), một bản do Plêkhanốp dịch. Mỗi một lần xuất bản bằng những thứ tiếng khác nhau, C.Mác và Ph.Ăngghen (mà chủ yếu là Ăngghen) đều viết Lời tựa cho bản dịch “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” nhằm khẳng định những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn,chỉ ra vai trò, ý nghĩa của Tuyên ngôn đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, bổ sung những chi tiết, mà những chi tiết này không thể đưa vào “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vì muốn tôn trọng tính lịch sử của tác phẩm. Do đó khi nghiên cứu những tư tưởng của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” chúng ta cũng cần nghiên cứu những Lời tựa nói trên. IIKết cấu của tác phẩm và nội dung từng phần, từng chương, trong tác phẩm 1. Phần Mở đầu (tr. 595) Khẳng định sự phát triển của phong trào công nhân đã đạt đến trình độ trở thành một lực lượng: chủ nghĩa cộng sản: “Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở Châu Âu thừa nhận là một thế lực” (tr. 595) Khẳng định tính tất yếu của sự ra đời của Tuyên ngôn, nêu rõ mục đích của Tuyên ngôn: + “đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình” (tr. 595) +những người cộng sản “phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản” (tr. 595) 2. Chương I: Tư sản và vô sản (tr. 596 613) Trình bày quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội nói chung và của xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng (quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và sự thể hiện quy luật đó trong xã hội tư bản chủ nghĩa (tr. 603): “Vậy là chúng ta đã thấy rằng: những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những quan hệ mà trong đó xã hội phong kiến tiến hành sản xuất và trao đổi, tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến – nói tóm lại những quan hệ sở hữu phong kiến không còn phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích ấy, và quả nhiên, những xiềng xích ấy đã bị đập tan. Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với một chế độ xã hội và chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản…”, “Ngày nay, trước mắt chúng ta, đang diễn ra một quá trình tương tự… Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản” (tr. 603, 604, 605). Khẳng định đấu tranh giai cấp là nội dung cơ bản của lịch sử xã hội loài người từ khi xã hội có phân chia giai cấp: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay (tức là toàn bộ lịch sử thành văn cho tới nay, bắt đầu xã hội có phân chia giai cấp) chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” (tr. 596) C.Mác và Ph.Ăngghen miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp: “những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau” (tr. 597) Chỉ ra đặc điểm của thời đại: xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập với nhau: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (tr. 596 597). Nêu lên một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản từ khi nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản cho đến khi C.Mác và Ph.Ăngghen viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tr. 597 605): “Từ những nông nô thời trung cổ, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ cư dân thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản”(tr. 597) … “giai cấp tư sản, từ khi đại công nghiêp và thị trường thế giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị chính trị trong nhà nước đại nghị hiện đại. Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản” (tr. 599) Đồng thời khẳng định (trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử) tính tất yếu của sự ra đời giai cấp tư sản, vị trí,vai trò của giai cấp tư sản trong lịch sử: “bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi, lẩn phẩm của lịch sử.Có tính lịch sử” (tr. 598). Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong lịch sử: “vai trò hết sức cách mạng” (tr. 599). Giai cấp tư sản đã làm biến đổi xã hội từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng (tr. 599 603). Sở dĩ giai cấp tư sản có vai trò hết sức cách mạng như vậy, đó là vì “trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo nên những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại” (tr. 603) C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra tác động của quy luật LLSXQHSX trong sự vận động và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản (mâu thuẫn giữa sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất) đã dẫn chủ nghĩa tư bản đến những cuộc khủng hoảng. Đã xảy ra “cuộc nổi dạy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sản xuất hiện đại, chống lại những quan hệ sở hữu đang quyết định sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản” (tr. 604). Giai cấp tư sản tất yếu sẽ bị xóa bỏ với tính cách là một giai cấp vì: ∙ tác động của quy luật khách quan: “những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến sẽ quay lại đập vào chính giai cấp tư sản” (tr. 605) ∙ chính sự tồn tại của giai cấp tư sản đòi hỏi phải có giai cấp vô sản. Đó chính là người sẽ sử dụng những vũ khí do chính giai cấp tư sản tạo ra để chống lại giai cấp tư sản (tr.605) C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.Giai cấp vô sản ra đời cũng là một tất yếu lịch sử (tr. 605). Giai cấp vô sản được tuyển mộ từ tất cả các tầng lớp xã hội, các giai cấp trong dân cư (tr. 607), kể cả từ trong giai cấp thống trị (tr. 608609). C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên các giai đoạn phát triển khác nhau của giai cấp vô sản thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản: + đi từ những cuộc đấu tranh riêng lẻ, không xác định đúng đối tượng đấu tranh, “chưa đánh kẻ thù của chính mình, mà đánh kẻ thù của kẻ thù của mình” (tr. 607) + dần dần cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và ngày càng đoàn kết, cuộc đấu tranh đã mang tính giai cáp, là cuộc đấu tranh giai cấp và là cuộc đấu tranh chính trị (tr. 608 609) + giai cấp vô sản trở thành một giai cấp, được tổ chức thành chính đảng và chính đảng của giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn (tr. 609). + giai cấp vô sản phát triển chính là nhờ những xung đột trong xã hội tư bản chủ nghĩa thúc đẩy. Giai cấp tư sản cung cấp cho giai cấp vô sản tri thức, cung cấp những vũ khí chống lại bản thân giai cấp tư sản (tr. 609) + giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp: “trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” (tr. 610). Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp (tr. 610) + Sự phát triển của đại công nghiệp đem lại sự đoàn kết cách mạng của giai cấp vô sản.(tr. 608) Trong cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp lớn nói trên thì “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” (tr. 613) 3. Chương II: Những người cộng sản và những người vô sản (tr. 614 628) Trình bày mối quan hệ giữa đảng của giai cấp vô sản (Đảng Cộng sản, những người cộng sản) với giai cấp vô sản. Vị trí vai trò của Đảng Cộng sản: + Đảng Cộng sản chỉ là một bộ phận của giai cấp vô sản Về mặt hoạt động thực tiễn: là bộ phận kiên quyết nhất, tiên tiến nhất, luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên Về mặt lý luận: trình độ giác ngộ giai cấp, tự giác cao hơn: “hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản” (tr.614615). Đồng thời C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “Những quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản không phải xuất phát từ ý niệm, từ đầu óc của một nhà tư tưởng nào, mà xuất phát từ thực tiễn cách mạng” (tr. 615) + Không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác, không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản. Lợi ích gắn liền với lợi ích chung của toàn bộ giai cấp vô sản. + Sự khác biệt của Đảng Cộng sản so với các đảng công nhân khác thể hiện ở hai điểm: ∙ thứ nhất, đảng cộng sản đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích chung của toàn thể giai cấp (không phân biệt dân tộc). ∙ thứ hai, trong từng giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giai cấp đảng cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản (tr. 614) Nêu lên mục đích trước mắt và mục đích cuối cùng của Đảng Cộng sản: + Mục đích trước mắt: giác ngộ, tổ chức những người vô sản trở thành giai cấp ( từ giai cấp tự nó đến giai cấp cho nó) tiến đến đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành chính quyền (quyền lực chính trị) về tay giai cấp vô sản (sử dụng luôn bộ máy nhà nước cũ. Sau Công xã Pari, C.Mác và Ph.Ăngghen thấy cần phải bổ sung: đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy mới của giai cấp vô sản – Trong tác phẩm Nội chiến ở Pháp (C.Mác và PH.Ăngghen Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.17.,1994.,tr.417482.) Mác viết: “Nhưng giai cấp công nhân không thể chỉ giản đơn nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và vận dụng nó dể đạt mục đích của mình được” (tr.445). Giai cấp công nhân phải thiết lập bộ máy nhà nước của mình thay thế cho bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản. Bộ máy đó chính là Công xã (tr.449454). Về thực chất là một chính phủ của giai cấp công nhân (tr.454) Mục đích lâu dài, mục đích cuối cùng: xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên, đã phác họa những nét chính của chế độ xã hội tương lai, chỉ là những nét phác họa, không cụ thể và không phải là khuôn mẫu bắt buộc phải theo: + giành chính quyền (thắng lợi trong cuộc cách mạng về chính trị) chỉ là bước đầu,là tiền đề, là điều kiện để tiếp tục thực hiện mục đích cuối cùng, thực hiện cuộc cách mạng về kinh tế (xây dựng cơ sở vật chất thực sự của chủ nghĩa cộng sản) + đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai: ∙ dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ∙ không còn giai cấp, không còn nhà nước ∙ là một liên hợp của những người lao động phát triển toàn diện. Trong liên hợp này “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” 4. Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (tr. 629 643) Phân tích và phê phán những trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa phi vô sản, có ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào công nhân (Lưu ý, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) chỉ phê phán các trào lưu tư tưởng trước 1847). Những trào lưu này được C.Mác và Ph.Ăngghen phân loại như sau: (chủ nghĩa xã hội phản động, chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và cộng sản chủ nghĩa không tưởng): + Chủ nghĩa xã hội phản động: những quan điểm tư tưởng muốn kéo lùi lịch sử, bao gồm những loại sau: ∙ chủ nghĩa xã hội phong kiến ∙ chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản ∙ chủ nghĩa xã hội Đức hay chủ nghĩa xã hội “chân chính” + Chủ nghĩa xã hội bảo thủ: những quan điểm tư tưởng muốn sửa chữa khuyết tật của chủ nghĩa tư bản bằng những biện pháp cải lương, vẫn duy trì chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản vẫn nắm quyền thống trị cả về kinh tế lẫn chính trị). Những quan điểm của chủ nghĩa xã hội bảo thủ đã có hậu quả là ru ngủ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản (tr. 637 639) + Chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa không tưởng – phê phán: những quan điểm phê phán những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, mong muốn xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn, không còn áp bức, bóc lột, bất công. Thoạt đầu tiến bộ, nhưng về sau lại trở thành phản động vì muốn làm lu mờ đấu tranh giai cấp, cố gắng điều hòa các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa. (tr. 639 643) 5. Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày chiến lược và sách lược của Đảng Cộng sản: Đó là chiến lược cách mạng không ngừng, cách mạng triệt để và sách lược liên minh với các đảng phái khác trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Về lý luận và thực tiễn, Đảng Cộng sản đóng vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giải phóng giai cấp vô sản và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Đảng Cộng sản ủng hộ, liên minh với các đảng phái phi vô sản nhưng đấu tranh chống chế độ tư bản chủ nghĩa, hoặc cuộc đấu tranh của các đảng phái khác phù hợp với quy luật phát triển của xã hội,có chung mục đích trươc mắt với đảng cộng sản (tr. 645) Đảng Cộng sản thường xuyên giáo dục giai cấp công nhân về mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản để ngay sau khi đánh đổ xong những giai cấp phản động, là có thể tiến hành đấu tranh chống lại chính ngay giai cấp tư sản (sau cách mạng dân tộc dân chủ tiến ngay lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa) 6. Kết luận (tràn đầy niềm tin cách mạng) “Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng Cộng sản chủ nghĩa Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới” (tr. ) 7. Các Lời tựa cho các lần xuất bản ( 06 Lời tựa, có tài liệu viết là có 07 Lời tựa (?)) Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1872 do C.Mác và Ph.Ăngghen cùng viết Trong Lời tựa này, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, sau 25 năm từ ngày ra đời, những nguyên lý tổng quát trình bày trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn còn hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cũng có một vài chi tiết cần phải xem lại: + vì hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã thay đổi, việc áp dụng những nguyên lý cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời. Do đó, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng được nêu ra ở cuối chương II của Tuyên ngôn. Nếu mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác đi. Đó là vì: ∙ Đại công nghiệp có bước tiến lớn (lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ) ∙ Giai cấp công nhân có những tiến bộ trong việc tổ chức thành chính đảng, có những kinh nghiệm thực tiễn qua cuộc cách mạng tháng Hai 1848 (chính phủ lâm thời), và nhất là qua Công xã Pari (1831871) (chính quyền của giai cấp vô sản dù chỉ là khoảng thời gian ngắn, 70 ngày). Thấy rằng luận điểm của Tuyên ngôn: “giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền” là chưa đủ, là đã cũ. Công xã đã chứng minh rằng, “giai cấp công nhân không chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó phục vụ mình” . Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, Mác đã bổ sung cho quan điểm này, khẳng định giai cấp vô sản phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước của chính giai cấp vô sản . + Trong Tuyên ngôn (1848), mới chỉ phê phán những trào lưu tư tưởng phi vô sản có từ trước năm 1847. Sau đó đã xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng khác chống lại chủ nghĩa Mác cần phải phê phán mạnh mẽ. Thí dụ: + Nhiều đảng đối lập đã bị tiêu tan, tình hình chính trị đã thay đổi, nên những nhận định về thái độ của người cộng sản đối với các đảng đối lập, mặc dù về cơ bản vẫn còn đúng, nhưng về chi tiết cần phải thay đổi vì những nhận định đó đã cũ rồi. Những Lời tựa sau sẽ phải bổ sung cho những khoảng trống từ 1847. Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai bằng tiếng Nga Trong Lời tựa này cho thấy Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được dịch ra tiếng Nga và xuất bản lần thứ nhất vào năm 1869. Bản dịch này do Bacunin dịch. Trong bản dịch này, có nhiều quan điểm của Mác đã bị Bacunin xuyên tạc. Bản dịch tiếng Nga lần thứ hai, do Plêkhanốp dịch, xuất bản năm 1882 (Trong Lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 và Lời tựa viết cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1890 thì Ăngghen lại viết rằng bản dịch tiếng Nga lần thứ hai của Tuyên ngôn là do Vêra Daxulích dịch, nhưng trong Lời bạt bài báo “Về vấn đề xã hội ở nước Nga” thì Ăngghen lại viết bản dịch là của Plêkhanốp). Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai bằng tiếng Nga do C.Mác và Ph.Ăngghen cùng viết. C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng tình hình phong trào của giai cấp vô sản đã phát triển rất mạnh so với thời kỳ 1848. Thời kỳ 1848 địa bàn phong trào vô sản còn rất hẹp. Nước Nga và nước Mỹ không được nói tới vì phong trào đấu tranh còn yếu, hai nước này còn đóng vai trò thành trì cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng đến năm 1882 (khi C.Mác và Ph.Ăngghen viết Lời tựa), phong trào dấu tranh của giai cấp vô sản ở hai nước Mỹ và Nga đã phát triển mạnh mẽ. C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra quan điểm về khả năng bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của nước Nga: “Bây giờ, thử hỏi công xã Nga (chế độ công hữu nguyên thủy) … có thể chuyển thẳng sang hình thức cao, hình thức công hữu cộng sản chủ nghĩa được không? Hay là trái lại, trước hết nó cũng phải trải qua các quá trình tan rã giống như quá trình mà tiến trình lịch sử của phương Tây phải trải qua? Ngày nay, lời giải đáp duy nhất có được cho câu hỏi ấy là thế này: nếu cách mạng Nga là tín hiệu của cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây và nếu cả hai cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau thì chế độ sở hữu công xã về ruộng đất ở Nga hiện nay có thể là điểm xuất phát của một sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa” Lời tựa cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883 Mác đã qua đời ngày 1431883. Lời tựa do một mình Ăngghen viết: “Thật buồn cho tôi là phải một mình ký tên dưới lời tựa viết cho lần xuất bản này” Trong Lời tựa này Ăngghen khẳng định tư tưởng chủ đạo của Tuyên ngôn: + vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị và tư tưởng; + lịch sử phát triển xã hội loài người từ khi có sự phân chia giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp; + sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là giải phóng toàn thể xã hội loài người khỏi ách áp bức, bóc lột: “Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của “Tuyên ngôn” là: trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triẻn xã hội của họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi cuộc đấu tranh giai cấp” . Lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 Trong Lời tựa này, Ăngghen khẳng định “những nguyên lý của “Tuyên ngôn” đã phát triển rộng trong công nhân tất cả các nước”, “một lần nữa, “Tuyên ngôn” lại được đưa lên hàng đầu” . Ăngghen nhắc lại điều đã khẳng định trong Lời tựa cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883. Ăngghen viết: “Mặc dầu “Tuyên ngôn” là tác phẩm chung của chúng tôi, nhưng tôi vẫn thấy có nhiệm vụ phải ghi nhận rằng luận điểm chủ yếu làm hạt nhân cho văn phẩm này là của Mác. Luận điểm đó chỉ ra rằng trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại,cái cơ sở mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử đó; rằng do đó, toàn bộ lịch sử của nhân loại (trừ thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc nguyên thủyvới chế độ sở hữu ruộng đất công cộng của nó) là lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp đi bóc lột và bị bóc lột, giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức; rằng lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột và bị áp bức, tức là giai cấp vô sản, không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp” Ăngghen nhắc lại luận điểm đã được nêu ra trong Lời tựa cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1872: Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, không nên quá câu nệ vào những chi tiết trong chương II của Tuyên ngôn. Khẳng định những nguyên lý tổng quát vẫn còn hoàn toàn đúng . Lời tựa viết cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1890 Trong Lời tựa này, Ăngghen khẳng định những giá trị của Tuyên ngôn; khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, sự trưởng thành của giai cấp vô sản. Đáp lại lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” của Tuyên ngôn, giai cấp vô sản toàn thế giới đã được huy động thành một đội quân duy nhất, đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dưới một ngọn cờ Lời tựa viết cho lần xuất bản bằng tiếng Ba Lan năm1892 Trong Lời tựa này Ăngghen khẳng định: “cần phải nhận thấy rằng trong thời gian gần đây, “Tuyên ngôn” đã trở thành một chỉ số nói lên sự phát triển của đại công nghiệp trên lục địa châu Âu. Đại công nghiệp càng tiến triển trong một nước nào đó thì công nhân nước đó càng có xu hướng muốn thấy rõ địa vị của mình với tính cách là giai cấp công nhân, so với các giai cấp hữu sản; phong trào xã hội chủ nghĩa càng lan rộng trong công nhân thì “Tuyên ngôn” càng được người ta đòi hỏi nhiều thêm. Vì thế, căn cứ trên số bản được phát hành theo tiếng của từng nước, người ta có thể đánh giá được khá chính xác không những tình trạng của phong trào công nhân mà cả trình độ phát triển của đại công nghiệp trong nước đó nữa.” III Ý nghĩa của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là cương lĩnh đầu tiên của Đảng của giai cấp vô sản. Là tuyên bố sự ra đời, mục tiêu chiến lược của Đảng cũng như những sách lược để đạt được mục tiêu đó. Đánh dấu một bước tiến, biến đổi về chất của giai cấp vô sản. Sự ra đời của đảng của giai cấp vô sản đánh dấu bước chuyển từ trình độ tự phát (giai cấp tự nó) sang trình độ tự giác (giai cấp vì nó). Tác phẩm này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn 1. Về mặt lý luận: Là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa MácLê nin. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác lần đầu tiên được trình bày dưới một dạng hoàn chỉnh và có hệ thống, bao gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử), Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Lê nin đánh giá: “Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội, phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng – trong lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản” . Triết học: Tác phẩm đã trình bày một cách rõ ràng, sáng sủa và sâu sắc một thế giới quan duy vật triệt để (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), một phương pháp biện chứng toàn diện (hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển được thể hiện rõ rệt trong toàn bộ“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, có thể lấy làm ví dụ đoạn đầu của chương I Tư sản và vô sản (tr. 597599) v.v..) Quan niệm duy vật về xã hội (chủ nghĩa duy vật lịch sử) thể hiện trong Tuyên ngôn ở chỗ C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị và tư tưởng, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong chương I “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, khi phân tích sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ, tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị (giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng), trong mối quan hệ, tác động qua lại đó thì yếu tố kinh tế quyết định yéu tố chính trị: “Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng” (tr. 598): Khởi đầu, “từ những nông nô thời trung cổ”, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản” (tr. 597). “Là đẳng cấp bị chế độ chuyên chế phong kiến áp bức” (tr. 598599) (ở Pháp, thời phong kiến, xã hội chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ, Tư sản và nhân dân lao động). Bước phát triển thứ hai, giai cấp tư sản là đoàn thể vũ trang tự quản trong công xã (ở Pháp, những thành phố đang ở trong giai đoạn hình thành được gọi là công xã), là cộng hòa thành thị độc lập, là đẳng cấp thứ ba phải đóng thuế. Trong thời kỳ công trường thủ công: là lực lượng đối lập với tầng lớp quý tộc. Đến thời kỳ đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập, giai cấp tư sản đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị trong nhà nước đại nghị hiện đại. “Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản” (tr. 599). “Giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bằng những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thông nhất” (tr.603). Mặt khác, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra tác động mạnh mẽ, quan trọng của chính trị đối với kinh tế: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đày một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại. Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tầu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng song cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng xã hội” (tr.603). Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguyên nhân và động lực của sự phát triển xã hội: “Vậy là chúng ta thấy rằng: những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những quan hệ mà trong đó xã hội phong kiến tiến hành sản xuất và trao đổi, tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại, những quan hệ sở hữu phong kiến không còn phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. phải đập tan những xiềng xích ấy, và quả nhiên những xiềng xích ấy đã bị đập tan” (tr. 603) “Ngày nay, trước mắt chúng ta đang diễn ra một quá trình tương tự. Xã hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với những quan hệ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một tay phù thủy không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên… ” (tr. 604) Đồng thời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra đằng sau tính quy định của kinh tế bao giờ cũng là con người với những hoạt động, nhu cầu, mục đích, lý tưởng của họ. Điều này tất yếu dẫn đến những hành động cách mạng của quần chúng Kinh tế chính trị học Nghiên cứu mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi… trong một xã hội nhất định là nội dung cơ bản của kinh tế chính trị học đã được thể hiện ở Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khi C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, chỉ ra tính tất yếu thay thế chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn, tính tất yếu này do quy luật khách quan quy định. Chủ nghĩa xã hội khoa học: theo định nghĩa của Lê nin: “Chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, tức là lý luận và cương lĩnh của phong trào công nhân ở tất cả các nước văn minh trên thế giới” . “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã đóng vai trò lý luận và cương lĩnh của phong trào công nhân, nội dung của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chính là nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã có vai trò định hướng khoa học cho phong trào công nhân thế giới. Vai trò định hướng đó thể hiện ở những nội dung sau: + Luận chứng về tính tất yếu của sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản (quy luật lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất). + Phát hiện và chứng minh sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản + Chỉ rõ nhân tố đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là phải có một đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo. +Tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản phải tiến hành 2. Về mặt thực tiễn: + Ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (chỉ rõ quy luật tất yếu, tạo niềm tin, tạo sự thống nhất của phong trào có một cương lĩnh khoa học dẫn đường) + Ở Việt Nam: trong những năm 30 thế kỷ XX:Tờ Tiếng chuông rè trong 8 số liền (từ số 53 ngày 2931926 đến số 60 ngày 2641926) lần lượt công bố toàn văn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Điều này đã góp phần vào sự truyền bá chủ nghĩa MácLê nin vào Việt Nam, vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (chủ nghĩa MácLê nin + chủ nghĩa yêu nước + phong trào công nhân) Cuốn sách đầu tiên của nhà xuất bản Sự thật là tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được dịch từ tiếng Pháp (Nxb Sự thật nay là Nxb CTQG ra đời 5121945. Vận dụng sách lược mềm dẻo Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là rút vào hoạt động bí mật, chỉ duy trì hình thức công khai là Hội những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Báo Cờ giải phóng và Nxb Giải phóng – các cơ quan ngôn luận của Đảng tuyên bố “đình bản” và “đóng cửa”. Báo Sự thật và Nxb Sự thật – cơ quan của Hội những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ra đời để kế tục. Trên báo Sự thật, số đầu tiên ra ngày 5121945, Nxb Cờ Giải phóng thông báo: “Những sách đã in ra giao toàn quyền cho Nxb Sự thật phát hành” trong đó có Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản)
Trang 1Nghiên cứu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, những điều tâm đắcSách báo Cộng sản nhập vào Việt Nam bắt đầu từ những năm 20 của
thế kỷ 20 chủ yếu từ Trung Quốc, từ Pháp, trong đó có Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản của Mác - Ăngghen Bản Tuyên ngôn này lần đầu tiên đã
được đăng công khai ở Sài Gòn trên báo chữ Pháp La cloche fêlée(Chuông rè) do Nguyễn An Ninh chủ trương, bắt đầu từ số 53 (29/3/1926)liên tục đến số 60 (26/4/1926).
Đối với bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Lênin cho rằng “cuốn sách mỏng
đó có giá trị bằng nhiều pho sách dày, toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức vàđang chiến đấu của thế giới văn minh, cho đến ngày nay, sống và hoạt độngnhờ có tinh thần của cuốn sách đó” Như vậy, hiểu cho đúng, cho thật sâu sắc
bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản không phải dễ.
Nhân cuộc hội thảo này, tôi chỉ trình bày mấy điều tâm đắc, có kết hợp bàn vềmột số ý kiến mà tôi cho là không đúng.
Trước hết, tôi nghĩ rằng nghiên cứu bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là đểnắm cho được luận điểm chủ yếu của Mác Đó là “Trong mỗi thời đại lịch sử,
Trang 2nó) là lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bóc lột và bịbóc lột, giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức; rằng lịch sử của cuộc đấu tranhgiai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột và bịáp bức tức là giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giaicấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnhviễn giải phóng toàn xã hội khỏi mọi ách bóc lột áp bức, khỏi sự phân chia giaicấp và đấu tranh giai cấp Tư tưởng đó ắt phải đánh dấu cũng là một bướctiến trong khoa học lịch sử như học thuyết của Đác Uyn trong sinh vật học”.Đối với người có vốn kiến thức về khoa học lịch sử, nếu hiểu đúng luận điểmnói trên của Mác, thì không thể cho rằng, “trong lịch sử, đấu tranh giai cấp làmột động lực nhưng không phải cơ bản và thường xuyên Kỹ thuật sản xuấtlàm thay đổi thế giới và cuộc sống con người” “Nói lịch sử loài người là lịchsử đấu tranh giai cấp là có vấn đề rồi, tuy rằng nó vẫn tồn tại trong xã hội cógiai cấp ” “Trong hệ thống lý luận của Mác - Ăngghen có nhiều yếu tố tảkhuynh đẩy nó đến chỗ trở thành một học thuyết đã thể hiện giai cấp cựcđoan”(1)
Trang 3lượng sản xuất ảnh hưởng đến cuộc sống toàn xã hội thì giai cấp bị thống trịphải tiến hành đấu tranh giai cấp để phá bỏ lực cản về kinh tế và chính trị đó.Có làm như vậy thì xã hội mới phát triển được Đấu tranh giai cấp là động lựcthúc đẩy sự phát triển xã hội trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp Luận điểm đócủa Mác là rất đúng Lý luận về giai cấp, về đấu tranh giai cấp là sự đúc kết từthực tiễn, là nguyên lý mang tính khách quan, còn có tả khuynh hay hữukhuynh, có cực đoan hay không là ở sự vận dụng đúng hay sai Không vì nhậnthức sai về lý luận, vận dụng sai về lý luận mà vội phê phán rằng lý luận chủnghĩa Mác sai
Hai là về phương pháp nghiên cứu của Mác - Ăngghen Mác - Ăngghen đã có
phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học rất cao Ví như:
- Đối tượng nghiên cứu là chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản đang phát triểnmạnh ở Châu Âu, nên đã tập trung nghiên cứu tình hình hình xã hội các nướcchâu Âu
- Châu Âu có nhiều nước thì phải tìm ra nước mang tính điển hình: điển hìnhvề cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, điển hình về cuộc cách mạng chính trịcủa giai cấp tư sản Pháp, điển hình về cuộc cách mạng triết học ở Đức.
Trang 4điển toàn vẹn của nó và chỉ ở nước Anh mới thu thập được những tư liệu cầnthiết khá đầy đủ và được các cuộc điều tra chính thức xác nhận Từ đây,Ăngghen đã có công trình về điều tra xã hội học mang chủ đề: “Tình cảnh củagiai cấp lao động ở Anh Theo những sự quan sát của bản thân và những nguồnđáng tin cậy” Ăngghen đã bỏ ra hai mươi mốt tháng trời để điều tra nghiên cứumà công trình này mang tính chính xác đến mức Ăngghen có thể thách thứcgiai cấp tư sản Anh rằng: “Hãy vạch ra lấy một điều không đúng, dù chỉ là mộtsự kiện duy nhất có ảnh hưởng đơi chút đến tồn bộ quan điểm của tơi (tứcĂngghen) và chứng minh điều không đúng ấy bằng những tài liệu cũng xácthực như những tài liệu mà tôi (tức Ăngghen) đã dẫn ra” Công trình này là một
chỗ dựa cho việc biên soạn bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
- Mác - Ăngghen còn nghiên cứu về chế độ công hữu ruộng đất ở Nga, về cácbộ lạc ở Đức, về công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung ruộng đất từ ẤnĐộ đến Ai-rơ-lân để xác định sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp chỉtrong lịch sử thành văn.
- Đối với các tác phẩm về triết học, về kinh tế chính trị học, về xã hội học nổitiếng trên thế giới nhất là ở Đức, Anh, Pháp đều được Mác - Ăngghen nghiêncứu kỹ để tiếp thu cái đúng, phê phán cái không đúng một cách khoa học,nghiêm túc
- Sau khi bản Tuyên ngôn đã được công bố, Mác và khi Mác qua đời là
Trang 5xuất bản đã có ý kiến hướng dẫn người đọc hiểu được những gì còn đúng,những gì không phù hợp.
Từ điều tâm đắc trên thì phải chăng là rất sai lầm khi nhận xét về học thuyếtcủa Mác, đã cho rằng, “Có lẽ vì hoàn cảnh những người lưu vong suốt đời, hainhà sáng lập học thuyết Mác buộc phải sử dụng một phương pháp phi khoa họcđể tìm tòi khoa học Tự mình soạn thảo nghiên cứu tìm tòi cá nhân, cao nhất làsự trao đổi thân ái giữa hai người trực tiếp và gián tiếp bổ sung, sửa chữa chonhau Làm luận án tiến sĩ thì đúng Tìm tòi một con đường giải phóng nhân loạiphải là sự nghiệp khoa học của nhiều cái đầu lớn nhỏ Tranh luận phê phán vàsự phê phán là phương pháp khoa học Ở đây, hai ông riêng rẽ soạn thảo vàkhông hoan nghênh mọi sự phê phán phản biện mà giành cho mình quyền phêphán trước mọi quan điểm khác với quan điểm của mình Đó là điều tối kỵ đốivới công tác khoa học”(2) Nếu những lời phê phán đối với Mác - Ăngghen trênđây được người không có vốn hiểu biết nghe theo thì sẽ rất nguy hại vì bịnhiễm phải một sự xuyên tạc lớn làm cho mất lòng tin vào một học thuyết đángđược tìm hiểu thấu đáo và cũng làm cho mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảngta, một Đảng theo chủ nghĩa Mác.
Ba là về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, khi phân tích, theo tôi hiểu, cầnchú ý đến các điểm sau đây:
- Tình hình giai cấp vô sản nêu trong Tuyên ngôn là tình hình giai cấp vô sản ở
Trang 6trên cả Vương quốc Anh, nơi mà “ai sinh ra là công nhân thì không có triểnvọng nào khác hơn là cứ suốt đời làm công nhân” là nơi mà kết cấu dân cưtrong xã hội chỉ còn hai giai cấp đối lập là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,không có giai cấp trung gian nào khác Và xu thế phát triển của nền sản xuấtcông nghiệp hiện đại của các nước tư bản chủ nghĩa đều sẽ đưa tình hình xã hộiđi đến đó Cho nên giai cấp vô sản là giai cấp phát triển ngày càng đông, là giaicấp có tiền đồ nhất Vả lại, như Tuyên ngôn đã nêu là “lúc mà đấu tranh giaicấp tiến gần đến giờ quyết định thì quá trình tan rã của giai cấp thống trị, củatoàn bộ xã hội cũ, mang một tính chất dữ dội và khốc liệt đến nỗi một bộ phậnnhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cáchmạng, đi theo giai cấp đang nắm tương lai trong tay Cũng như xưa kia một bộphận của quý tộc chạy sang hàng ngũ giai cấp tư sản, ngày nay một bộ phậncủa giai cấp tư sản cũng chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản, đó là bộ phậnnhững nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được về mặt lý luận, toàn bộcuộc vận động lịch sử”.
Trang 7vậy, sẽ phạm sai lầm khi nhận xét về chủ nghĩa Mác mà cho rằng: “Là loại họcthuyết giải phóng xã hội, giải phóng con người, phải là sự nghiệp toàn nhânloại, tại sao lại biến thành của riêng của giai cấp vô sản, anh dũng nhưng nhỏbé, và vì phải lao động cật lực mới đủ sống, còn đâu thì giờ và tiền của để trởthành phần tử của lớp người tinh hoa”(3).
Bốn là về con đường giành chính quyền bằng bạo lực Trong Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản, Mác-Ăngghen đã vạch lại lịch sử của cuộc đấu tranh giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản từ lúc đầu còn tiềm tàng, ngấm ngầm cho đến lúcmà cuộc đấu tranh ấy nổ bùng ra thành cách mạng công khai, thì giai cấp vôsản mới thiết lập được sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sảnbằng bạo lực
Thế nhưng, về vấn đề bạo lực thì có ý kiến lại cho rằng, “chủ nghĩa Mác đã
Trang 8cho phép thay đổi cơ bản xã hội tư bản chủ nghĩa và cuộc sống ở các nước tưbản chủ nghĩa, đáng buồn là có sự hấp dẫn ngược lại Công dân các nước xãhội chủ nghĩa lần lượt và lén lút chạy sang các nước tư bản chủ nghĩa Bạo lựccách mạng, chuyên chính vô sản, thiếu thốn đủ thứ, xã hội khép kín làm chongười ta run sợ lảng tránh”(4).
Nếu tìm hiểu kỹ về chủ nghĩa Mác thì có thể nhận rõ ý kiến trên đây chỉ là sựsuy diễn vội vàng
Trang 9- Cho rằng theo chủ nghĩa Mác thì khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lựclượng sản xuất đều phải phá vỡ bằng bạo lực, đó là ý kiến không đúng Bạo lựclà một sức mạnh về chính trị, về vũ trang hoặc kết hợp sức mạnh chính trị vớivũ trang chỉ sử dụng trong trường hợp cần phải lật đổ Nhà nước của giai cấpbóc lột thống trị, khi trong thực tế không có khả năng thực hiện bằng phươngpháp hòa bình, không có hy vọng vào giai cấp bóc lột thống trị tự nguyện giaochính quyền Nhà nước cho nhân dân lao động Trong điều kiện chính quyền đãvề tay nhân dân thì việc làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sảnxuất, chỉ thực hiện bằng cải tạo hòa bình, đâu có phải là dùng bạo lực Nếudùng bạo lực thì chỉ là chủ trương sai mà thôi.
Trang 10phấn khởi, đâu có chuyện run sợ lảng tránh Cần có sự phân tích cụ thể về hoàncảnh, điều kiện, nguyên nhân cụ thể của bạo lực cách mạng cũng như sự cầnthiết của chuyên chính vô sản
Cuối cùng, điều tâm đắc của tôi khi thấy rằng chủ nghĩa Mác, trong đó cóTuyên ngôn của Đảng Cộng sản, từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều thử
thách và càng trải qua thử thách, chân lý của chủ nghĩa Mác lại sáng ngời lên.Ngày nay trước những biến đổi lớn trên thế giới, đương nhiên chúng ta khôngthể không suy nghĩ Nhưng để suy nghĩ được tỉnh táo, cần tìm hiểu kỹ và nắmchắc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác để vận dụng sáng tạo vào bối cảnhmới, không thể vội vàng xét lại, và cũng phải tránh giáo điều.
Ở Trung Quốc, do đã tìm hiểu sâu nên biết Mác đã phát hiện ra rằng, tiến vàochủ nghĩa xã hội có hai con đường, con đường thứ nhất là “Chủ nghĩa xã hộisau khi chủ nghĩa tư bản phát triển cao” và con đường thứ hai của các nước lạchậu phương Đông là có thể không kinh qua giai đoạn phát triển đầy đủ của chủnghĩa tư bản mà tiến thẳng vào chủ nghĩa xã hội Trung Quốc gọi đó là "Lýluận vượt qua" của Mác Nhờ biết vận dụng sáng tạo "Lý luận vượt qua" củaMác, hợp với thực tế xã hội ở Trung Quốc, nên đã thu được nhiều thành tựu lớntrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Trang 11tộc không phải là dân tộc phi giai cấp, siêu giai cấp Tư tưởng Hồ Chí Minh làgiành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, là độc lập để dân làm chủ, để xâydựng đời sống ấm no hạnh phúc cho dân, theo con đường cách mạng vô sản.Theo con đường đó, phải trải qua 3 giai đoạn: giải phóng dân tộc, xây dựng chếđộ dân chủ mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội Thành tựu sau 20 năm đổi mới làthành tựu của sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh Đi vào thế kỷ 21, hội nhập với thế giới, Đảng ta vẫn theo hướng đó đểtiếp tục giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.