1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ

42 2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ” ( V.I.Lênin Toàn tập. Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva, t.11,1979. tr.1 168.) PGS, TS. Trần Ngọc Linh Lê Thị Thanh HàI. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển biến sang một thời kỳ phát triển mới, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản tài chính và chủ nghĩa đế quốc. Từ đó các nước tư bản chủ nghĩa đấu tranh một cách quyết liệt với nhau để giành giật thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc là miếng mồi béo bở nhất, là mục tiêu mà hầu hết các nước đế quốc đều tranh nhau xâu xé.Thời gian này, nước Nga quân chủ chuyên chế, tuy so với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu, vẫn là một nước chậm phát triển về kinh tế, nhưng đã mang đầy đủ những đặc trưng của một nước đế quốc chủ nghĩa.Trong lĩnh vực chính sách đối nội, tư bản lũng đoạn nước Nga đã có mối liên kết chặt chẽ với tư bản lũng đoạn nước ngoài chi phối toàn bộ nền tài chính và nền công nghiệp của đất nước. Đồng thời, tư bản lũng đoạn Nga vẫn tiếp tục cấu kết với chính quyền Nga hoàng quân chủ chuyên chế, bóc lột, áp bức giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác một cách tàn tệ.Vào những năm 19001903, nước Nga Sa hoàng lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Hàng nghìn công xưởng lớn nhỏ buộc phải đóng cửa. Hàng chục vạn công nhân bị thất nghiệp. Những công nhân còn có việc làm thì tiền lương thấp một cách thảm hại. Tuy chế độ nông nô đã được tuyên bố bãi bỏ từ năm 1861, nhưng phần lớn ruộng đất (khoảng 15 số ruộng đất phì nhiêu ở nước Nga) lúc này vẫn nằm trong tay giai cấp địa chủ, người nông dân vẫn phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào bọn địa chủ.Các dân tộc lệ thuộc vào nước Nga Sa hoàng cũng bị giai cấp đại tư sản và chế độ Nga hoàng áp bức, bóc lột nặng nề. Có thể ví đế quốc Nga là “nhà tù” đối với các dân tộc lệ thuộc và Nga hoàng cùng với tư bản lũng đoạn Nga đóng vai tên đao phủ, luôn luôn sẵn sàng “hành hình” các dân tộc đó.Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, nước Nga thực hiện chính sách tranh giành quyền thống trị vùng Thái Bình Dương và Trung quốc cùng với các đế quốc khác.Năm 1900, nhân dân Trung quốc không chịu nổi ách thống trị, áp bức của bọn xâm lược nước ngoài đã nổi lên đấu tranh. Quân đội Nga hoàng đã cùng quân đội các nước Nhật, Đức, Anh, và Pháp đàn áp dã man cuộc bạo động của nhân dân Trung quốc. Chính phủ Nga hoàng, trước đó đã buộc chính quyền Trung quốc nhượng cho nước Nga bán đảo Liêu Đông và pháo đài Lữ Thuận. Nước Nga được quyền xây dựng đường xe lửa trên đất Trung quốc. Một đường xe lửa – đường xe lửa Hoa đông được đặt ở Bắc Mãn châu, và quân đội Nga được phái đến bảo vệ đường xe lửa này. Trong khi chiếm đóng vùng Bắc Mãn châu, nước Nga Sa hoàng tiến dần sang Triều Tiên với y đồ thành lập một quốc gia “Nga vàng” ở khu vực này.Trong quá trình thực hiện âm mưu đế quốc của mình, nước Nga Sa hoàng đã đụng độ với một đối thủ đế quốc khác là nước Nhật đang nhanh chóng trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa và đang thực hiện âm mưu xâm chiếm đất đai trên lục địa châu Á, trước hết là Trung quốc. Cũng như nước Nga Sa hoàng, nước Nhật cũng muốn chiếm đoạt khu vực Triều Tiên và Mãn châu. Ngoài ra, nước Nhật còn mưu toan thâu tóm đảo Xakhalin và toàn bộ khu vực Viễn đông.Những nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc đã chín muồi. Chính phủ Nga hoàng muốn tiến hành chiến tranh nhằm hai mục đích. Một mặt, muốn sử dụng chiến tranh để đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Nga, củng cố địa vị chính trị trong nước đang bị suy giảm. Mặt khác, bọn đại tư sản Nga đang khao khát thị trường mới cũng như tầng lớp địa chủ phản động ra sức thúc đẩy chính phủ Nga hoàng tiến hành cuộc chiến tranh với nước Nhật. Chính phủ Nga hoàng hy vọng cuộc chiến tranh sẽ giúp chúng bành trướng được thế lực ra bên ngoài, đem lại những nguồn lợi to lớn từ các thuộc địa mà chúng xâm chiếm đượcTrong khi đó nước Nhật cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đánh đòn phủ đầu bất ngờ đối với nước Nga. Nước Anh muốn ngăn cản sự phát triển của nước Nga nên đã bí mật đứng về phía nước Nhật, ủng hộ Nhật trong cuộc chiến tranh với nước Nga.Tháng Giêng năm 1904, không tuyên chiến, quân đội Nhật hoàng đã bất thình lình tấn công pháo đài Lữ Thuận của Nga và đánh cho hạm đội của Nga tại khu vực pháo đài này bị thiệt hại nặng.Cuộc chiến tranh nổ ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Nga. Đồng thời, do trang bị vũ khí và huấn luyện kém, bọn tướng chỉ huy bất tài, chỉ nghĩ đến việc vơ vét của cải, nên quân đội Nga thua liên tiếp hết trận này đến trận khác. Quân đội Nhật đã vây hãm rồi chiếm được pháo đài Lữ Thuận. Sau một loạt chiến thắng, quân đội Nhật đã đánh tan quân đội Nga hoàng trong một trận đánh quyết định ở Phụng Thiên. Trong trận này, quân đội Nga hoàng có 30 vạn, thì bị mất 12 vạn người chết, bị thương và bị bắt làm tù binh. Hạm đội Nga hoàng từ biển Ban Tích kéo sang để cứu cho pháo đài Lữ Thuận đã bị đánh bại và tiêu diệt hoàn toàn ở eo biển Đối Mã: trong 20 tàu chiến do Nga hoàng điều đến thì 13 chiếc bị đánh đắm 4 chiếc bị bắt giữ. Quân đội Nga bị sụp đổ, nước Nga Sa hoàng hoàn toàn bại trận.Chính phủ Nga hoàng buộc phải ky‎ một hòa ước nhục nhã với nước Nhật. Nhật chiếm đóng Triều Tiên, cướp của Nga cửa biển Lữ Thuận và một nửa đảo Xakhalin.Qua thất bại thảm hại của chính phủ Nga hoàng trong cuộc chiến tranh với nước Nhật, quần chúng nhân dân nước Nga càng thấy rõ hơn nữa tính chất phản động, thối nát của chế độ Nga hoàng và ngày càng căm thù, càng muốn lật đổ chế độ này. Trái với mưu đồ của Nga hoàng, muốn dùng chiến tranh để ngăn chặn, bóp nghẹt cách mạng, cuộc chiến tranh NgaNhật lại làm cho phong trào cách mạng ngày càng phát triển rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn. Có thể nói, chính phủ Nga hoàng đã đẩy quần chúng nhân dân lao động Nga vào tình thế không thể và không muốn sống như cũ nữa; đồng thời trong hoàn cảnh nước Nga sau thất bại trong cuộc chiến tranh NgaNhật, giai cấp thống trị của nước Nga Sa hoàng cũng không thể thống trị như cũ được nữa.Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nga nổ ra ở khắp nơi trên nước Nga, và những sự kiện xảy ra ngày 9 tháng Giêng năm 1905 đánh dấu sự bắt đầu cơn bão táp cách mạng. Ngày hôm đó, cuộc biểu tình hòa bình của 14 vạn công nhân trước Cung điện Mùa Đông đã bị dìm trong bể máu. Vua Nhicôlai đệ nhị đã hạ lệnh cho binh lính bắn vào những người tham gia biểu tình tay không vũ khí. 1000 người bị giết, 2000 người bị thương trong cuộc tàn sát này. Ngày 9 tháng Giêng được ghi vào trong lịch sử nước Nga là “Ngày Chủ Nhật đẫm máu”.Với sự kiện này, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động hiểu rằng chỉ có đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng thì mới có thể giải phóng được mình. Và từ sau ngày 9 tháng Giêng năm 1905, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã ngày càng mang tính chất chính trị rõ rệt hơn. Cùng với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng nổi lên ở khắp mọi nơi để đấu tranh chống lại bọn địa chủ. Hàng ngũ quân đội của Nga hoàng cũng bắt đầu phân hóa, tháng Sáu năm 1905, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa binh biến của binh sĩ trên chiến hạm Pôtemkin thuộc Hạm đội Hắc Hải, báo hiệu quân đội cũng bắt đầu ngả theo phong trào cách mạng.Trước tình hình cách mạng phát triển mạnh mẽ, chính phủ Nga hoàng, bọn đại địa chủ, đại tư sản đã liên kết lại với nhau thành một khối phản động, dùng mọi thủ đoạn từ đàn áp dã man đến những chính sách mị dân, những thủ đoạn xảo quyệt v.v., để dập tắt phong trào cách mạng.Trước tình hình khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở nước Nga lúc đó, các đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của các giai cấp khác nhau đều cố gắng bày tỏ quan điểm, cương lĩnh chính trị của mình bày tỏ thái độ của mình đối với các giai cấp khác và đối với chính phủ Nga hoàng.Có thể điểm qua các đảng chính trị chủ yếu thời kỳ này như sau: Đảng “Liên hiệp Nhân dân Nga” (đảng Trăm đen): đại biểu cho lợi ích của giai cấp địa chủ qu‎y tộc, là một thế lực bảo hoàng, công khai phản cách mạng, ủng hộ Nga hoàng trong mọi chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại.Đảng “Tháng Mười”: đại diện cho lợi ích của bọn đại địa chủ, đại tư bản, kiên quyết chống cách mạng, ra sức ủng hộ Nga hoàng.Đảng “Dân chủ lập hiến” (đảng Cađê): đại diện cho lập trường của giai cấp tư sản tự do (tư sản vừa và nhỏ, trí thức tư sản), là một tổ chức chính trị nhỏ yếu, có xu hướng thỏa hiệp với chế độ Nga hoàng, rất sợ phong trào công nông, muốn bằng con đường ôn hòa và cải lương để giành lấy quyền lực chính trị.Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng là đảng chính trị của giai cấp tiểu tư sản. Mục tiêu của đảng này cũng nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi phong kiến, nhưng bằng những biện pháp của những người cộng hòa dân chủ tư sản và dễ dàng ngả theo lập trường của đảng Dân chủ lập hiến. Thực chất, mục đích chính trị của đảng này không vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản.Xét trong xu thế phát triển cách mạng của nước Nga lúc đó, chúng ta thấy tất cả những đảng phái chính trị nói trên đều là những đảng phái phản động, hoặc chống lại, hoặc cản trở phong trào cách mạng của giai cấp công nông.Đại biểu cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động Nga thời kỳ này duy nhất chỉ có Đảng Công nhân dân chủxã hội Nga.Đảng này được thành lập vào tháng Ba năm 1898 tại Minxcơ, khi V.I. Lênin đang bị lưu đày ở Xibêri.Tuy nhiên, trong nội bộ đảng Công nhân dân chủxã hội Nga cũng còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Sau khi thành lập, đảng Công nhân dân chủxã hội Nga bị những phần tử mensêvích, cơ hội chủ nghĩa thuộc “phái kinh tế” thao túng, chi phối, đảng chưa có cương lĩnh và điều lệ đảng; Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội I bầu ra đã bị chính phủ Nga hoàng bắt giam, đưa đi đày. Không còn ai có thể khôi phục được lại Ban chấp hành Trung ương. Đồng thời, sau đại hội I, sự bất đồng về tư tưởng và sự phân tán về mặt tổ chức lại cảng tăng thêm. Có thể nói, trên thực tế, một đảng vô sản thực sự theo chủ nghĩa Mác coi như chưa được thành lập Để xây dựng một đảng chân chính của giai cấp công nhân, V.I. Lênin đã cùng với những đồng chí của mình phải tiến hành một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, không khoan nhượng chống lại những người cơ hội chủ nghĩa trong đội ngũ công nhân, cả trên lĩnh vực hoạt động thực tiễn cách mạng lẫn hoạt động l‎ý luận.Năm 1902, V.I. Lênin đã cho xuất bản tác phẩm “Làm gì?”, góp phần quan trọng và có ‎ nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh xây dựng cơ sở ly luận và tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vô sản kiểu mới. Trong tác phẩm này, V.I. Lênin đã luận chứng và phát triển những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vai trò của đảng trong phong trào công nhân. V.I. Lênin đã đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề mà phong trào công nhân Nga nói riêng và phong trào cách mạng toàn nước Nga nói chung đưa ra: vấn đề quan hệ giữa những yếu tố tự phát và tự giác trong phong trào công nhân, vấn đề đảng với tính cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp vô sản, vấn đề vai trò của đảng dân chủxã hội Nga trong cuộc cách mạng dân chủtư sản đang chín muồi, vấn đề các hình thức tổ chức, cách thức và phương pháp thành lập đảng cách mạng chiến đấu của giai cấp vô sản.Tác phẩm “Làm gì?” đã đóng vai trò to lớn trong việc đoàn kết, thống nhất đội ngũ cán bộ đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác; cho việc chuẩn bị Đại hội II của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga, tiến tới việc thành lập đảng mácxít cách mạng chân chính ở Nga.Đại hội II của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga khai mạc ngày 17 tháng 7 năm 1903. Tới dự đại hội có 43 đại biểu của 26 tổ chức. Mỗi ban chấp hành có quyền cử 2 đại biểu tới đại hội, nhưng một số ban chấp hành chỉ cử một đại biểu. Do đó 43 đại biểu lại có 51 phiếu có quyền quyết nghị.Tại đại hội II này, đảng Công nhân dân chủxã hội Nga đã chính thức được thành lập, đã thông qua cương lĩnh, điều lệ đảng, bầu ra các cơ quan lãnh đạo trung ương của đảng.Cũng tại đại hội này đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai nhóm trong đảng: nhóm bônsêvích (nhóm Tia lửa, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin) và nhóm mensêvích (gồm Máctốp, ….)Sau đại hội II, nội bộ đảng Công nhân dân chủxã hội Nga bị phân liệt sâu sắc đến mức hai phái mensêvích và bônsêvích đều có cơ quan trung ương và cơ quan ngôn luận riêng. Sự bất đồng quan điểm giữa bônsêvích và mensêvích đã thể hiện một cách rõ rệt trong vấn đề tổ chức. Bônsêvích và mensêvích đã trở thành hai nhóm chính trị khác biệt.Trước tình hình phân liệt trong đảng, V.I. Lênin đã viết tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”, trong đó nêu lên những nguyên tắc tổ chức cơ bản của một đảng mácxít cách mạng, chống lại những quan điểm của bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn mensêvích, nhằm xây dựng một đảng thống nhất về tổ chức và tư tưởng.Tuy nhiên, cho đến năm 1905, tình hình phân liệt của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga lại càng trầm trọng hơn. Phái mensêvích không những bất đồng với đa số trong đảng về vấn đề tổ chức mà còn bất đồng cả về vấn đề đường lối cách mạng, tức là vấn đề sách lược theo quan niệm của V.I. Lênin. Theo Lênin, “sách lược của một đảng là thái độ chính trị của đảng đó, hay là tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị của đảng đó” . Chiến lược và sách lược chính trị của một đảng, có thể hiểu đó là thái độ, hành vi chính trị của một chính đảng. Hành vi này được quy định trước hết bởi tính chất giai cấp của đảng đó (gắn hoạt động của đảng với giai cấp nào?, thể hiện đầy đủ đến mức nào những lợi ích của giai cấp đó…) Hành vi chính trị của một đảng bao gồm những yếu tố thường xuyên, cố định, giữ nguyên ý nghĩa trong suốt một thời kỳ dài, đồng thời với những yếu tố biến đổi, mềm dẻo, cơ động, những biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện đường lối chính trị. Tuy sự phân liệt trong đảng Công nhân dân chủxã hội Nga chưa phải là sự phân liệt hoàn toàn, hai phái chưa chính thức trở thành hai đảng riêng biệt, nhưng trên thực tế, hai phái đã gần như là hai đảng khác nhau song song tồn tại.Những diễn biến của tình hình chính trị, kinh tếxã hội của nước Nga sau khi Nga thất bại trong cuộc chiến tranh NgaNhật như trên đã trình bày đòi hỏi đảng Công nhân dân chủxã hội Nga phải đưa ra được Cương lĩnh hành động thống nhất của mình để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng đề ra: vấn đề tổ chức vũ trang khởi nghĩa, vấn đề đánh đổ chính phủ Nga hoàng, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, và đảng dân chủxã hội tham gia vào chính phủ đó như thế nào, thái độ với các giai cấp khác trong xã hội: giai cấp nông dân, giai cấp tư sản tự do v.v..Muốn có một Cương lĩnh duy nhất, đề ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn cần phải có một đảng thống nhất. Việc triệu tập đại hội III của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp bách, bởi vì, nếu triệu tập ngay được đại hội, và tại đại hội này khẳng định được một sách lược duy nhất đúng đắn, và buộc phái thiểu số (mensêvích) phải tuân theo quyết nghị của đa số thì đảng Công nhân dân chủxã hội Nga có thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Nga, xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo tiến trình cách mạng, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.Đứng trước nhu cầu tất yếu, cấp bách đó, những người bônsêvích đã quyết định đứng ra triệu tập đại hội III của đảng vào tháng Tư năm 1905. Tất cả các tổ chức của đảng, không phân biệt mensêvích hay bônsêvích, đều được mời đến dự. Nhưng những người mensêvích đã từ chối không tham gia đại hội III do những người bônsêvích triệu tập. Không những thế, những người mensêvích còn tự ý triệu tập một đại hội riêng của họ cũng vào thời điểm tháng Tư năm 1905. Vì số đại biểu của họ quá ít, nên họ gọi đại hội của họ là Hội nghị đại biểu, nhưng thực chất đây là một đại hội, hơn nữa là đại hội đảng của những người mensêvích, những quyết nghị của đại hội này tất cả những người mensêvích buộc phải tuân theo.Như vậy, vào tháng Tư năm 1905, đã đồng thời diễn ra hai đại hội: đại hội III của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga họp ở Luân Đôn, tham gia đại hội III của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga có 24 đại biểu của 20 đảng bộ bônsêvích. Có thể nói, hầu hết các tổ chức lớn của đảng đều có đại biểu đến dự. Còn đại hội (hội nghị) của phái mensêvích họp ở Giơnevơ.V.I. Lênin đã nhận định tình hình như vậy của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga lúc đó là: “Hai đại hội, hai đảng”.Thật ra, cả hai đại hội của hai phái đều bàn đến những vấn đề sách lược (khái niệm sách lược được V.I. Lênin sử dụng trong thời kỳ này có nghĩa rộng, bao gồm cả những vấn đề chiến lược lẫn những vấn đề sách lược theo nghĩa hẹp). Tuy nhiên, những nghị quyết của hai đại hội thì lại hoàn toàn trái ngược nhau. Những nghị quyết của đại hội III ở Luân Đôn (bônsêvích) là những nghị quyết mang tính cách mạng. Còn những nghị quyết của Hội nghị đại biểu tại Giơnevơ (mensêvích) mang tính chất cải lương. Cả hai loại nghị quyết này đều được phổ biến rộng rãi trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tình hình “vàng thau lẫn lộn” như vậy đòi hỏi V.I. Lênin phải giải thích rõ đường lối cách mạng của đại hội III (bônsêvích) để giác ngộ đảng viên và quần chúng cách mạng về tính chất, nhiệm vụ và đường lối chiến lược, sách lược của cuộc cách mạng mà đại hội II của đảng đã thông qua.. Nhằm mục đích này, vào tháng 7 năm 1905, V.I. Lênin đã cho xuất bản tác phẩm Hai sách lược của đảng dân chủxã hội trong cách mạng dân chủ.Trong tác phẩm này, V.I. Lênin đã lên án toàn bộ đường lối cơ hội chủ nghĩa của những người mensêvích, tố cáo chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II, đồng thời tập trung giải thích rõ đường lối chính trị của đảng Công nhân dân chủxã hội Nga, nhằm giải quyết những vấn đề mà cách mạng đặt ra cho giai cấp công nhân và những người dân chủxã hội chân chính. Vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga, Lênin đã luận chứng một cách đầy thuyết phục về cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới cuộc cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, từ đó đã phát triển và hoàn chỉnh luận điểm của Mác về cách mạng không ngừng. V.I. Lênin đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản và cụ thể hóa nguyên lý của chủ nghĩa Mác về liên minh công nông. Hơn nữa, trong tác phẩm này, lần đầu tiên V.I. Lênin đã nêu ra vấn đề chính quyền nhà nước trong cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Theo Lênin đó là chính quyền dân chủ cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Trong tác phẩm, V.I. Lênin còn nhấn mạnh quan điểm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản dựa trên khối liên minh công nông, nhằm bảo đảm tính chất triệt để của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và sự tiếp tục chuyển cuộc cách mạng này sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.II. Nội dung chủ yếu của tác phẩm:Kết cấu của tác phẩm bao gồm 01 lời tựa, 13 đề mục, 01 lời bạt, chia làm 3 phần chính. Có thể khái quát những luận điểm quan trọng trên khía cạnh chính trị, thông qua việc trình bày nội dung hai nghị quyết đối lập nhau của hai phái trong đảng Dân chủxã hội Nga mà V.I. Lênin đề cập trong tác phẩm, như sau:1 Luận điểm về đảng chính trị của giai cấp vô sản. Xuất phát từ tình hình chính trịxã hội của nước Nga năm 1905, phân tích so sánh hai nghị quyết của hai phái trong đảng Dân chủxã hội Nga trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, trong tác phẩm “Hai sách lược….”, V.I. Lênin đã đưa ra những luận điểm về vai trò, nhiệm vụ của đảng của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ. Những luận điểm này một mặt thể hiện sự trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác, mặt khác cũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo, sự bổ sung, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác về vấn đề đảng chính trị của giai cấp vô sảna. Về vấn đề chuẩn mực đường lối chiến lược, sách lược, cương lĩnh chính trị của đảng.Cần lưu ý là trong tác phẩm, Lênin sử dụng thuật ngữ sách lược với nghĩa rộng, bao hàm cả đường lối chiến lược thể hiện mục tiêu lý tưởng cuối cùng, cả những biện pháp, cách thức, những sách lược phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành những mục tiêu chiến lược. Do đó, trong những câu trích từ tác phẩm “Hai sách lược …” của V.I. Lênin, khái niệm sách lược cần được hiểu theo nghĩa rộng nói trên.Trước hết, trong tác phẩm V.I. Lênin đưa ra định nghĩa khái niệm sách lược và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảng phải đưa ra những đường lối sách lược đúng đắn.Định nghĩa khái niệm sách lược, Lênin viết: “Sách lược của một đảng là thái độ chính trị của đảng đó, hay là tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị của đảng đó. Đại hội của đảng thông qua những nghị quyết sách lược là để định ra cho đúng toàn bộ thái độ chính trị của đảng đối với những nhiệm vụ mới hay một tình hình chính trị mới” .Lênin khẳng định rằng, việc đưa ra được đường lối sách lược đúng đắn có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đảng chính trị nào, đặc biệt là đối với đảng chính trị của giai cấp vô sản. Muốn giữ vai trò lãnh đạo giai cấp vô sản cũng như lãnh đạo phong trào cách mạng, đảng chính trị của giai cấp vô sản phải đưa ra được những đường lối sách lược đúng đắn. V.I. Lênin viết: “việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại có một ý nghĩa trọng đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo tinh thần những nguyên tắc mácxít kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo đẽo theo đuôi các sự kiện” . Đồng thời V.I. Lênin cũng đã chỉ ra những chuẩn mực của một đường lối sách lược đúng đắn, và chỉ ra làm thế nào để đảng của giai cấp vô sản có thể đưa ra được một đường lối sách lược chính trị đúng đắn.Trước hết, Lênin khẳng định, khi đề ra đường lối sách lược đảng phải trung thành, kiên định với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. V.I. Lênin đặc biệt nhấn mạnh, “trong thời kỳ cách mạng thì không còn có gì nguy hiểm bằng việc hạ thấp ý nghĩa của những khẩu hiệu sách lược có tính kiên định về nguyên tắc” . Trên cơ sở những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác, việc đề ra đường lối sách lược đúng đắn phải xuất phát từ việc phân tích cụ thể, đúng đắn tình hình hoàn cảnh lịch sử khách quan của xã hội môi trường diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng. V.I. Lênin viết: “Các nhiệm vụ chính trị cụ thể phải được đặt vào một hoàn cảnh cụ thể. Mọi cái đều tương đối, mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều thay đổi….Không có chân lý trừu tượng. Chân lý bao giờ cũng cụ thể” .Trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình chính trị, mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội, các giai cấp trong xã hội Nga năm 1905, đảng Dân chủxã hội Nga đã xác định vấn đề chính trị bức thiết trước mắt mà các đảng chính trị, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội cần phải đưa ra đường lối sách lược để giải quyết. Đó là vấn đề triệu tập Quốc hội lập hiến. Và đã có ba xu hướng chính trị biểu hiện ra về vấn đề này: thứ nhất là chính phủ Nga hoàng, “thừa nhận là cần phải triệu tập các đại biểu nhân dân, nhưng dù sao cũng không muốn cho quốc hội ấy trở thành có tính chất toàn dân và lập hiến” ; thứ hai là giai cấp vô sản do đảng Dân chủxã hội lãnh đạo, “đòi hỏi phải chuyển toàn bộ quyền bính vào tay Quốc hội lập hiến; nhằm mục đích ấy nó không phải chỉ muốn có quyền đầu phiếu phổ thông và có quyền hoàn toàn tự do cổ động, mà nó còn muốn lật đổ ngay lập tức chính phủ Nga hoàng và thay thế bằng một chính phủ cách mạng lâm thời” ; thứ ba là giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa, “không đòi hỏi phải đánh đổ chính phủ Nga hoàng, không nêu ra khẩu hiệu thành lập chính phủ lâm thời, không yêu cầu có những đảm bảo thực sự để cho cuộc bầu cử được hoàn toàn tự do và theo đúng thủ tục đã quy định, để cho quốc hội này trở thành thực sự có tính chất toàn dân và thực sự lập hiến. Kỳ thực giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa…..lại muốn tìm cách đạt được một sự thỏa hiệp hết sức hòa bình giữa Nga hoàng và nhân dân cách mạng, hơn nữa, nó muốn đạt được sự thỏa hiệp đưa lại cho giai cấp tư sản nhiều quyền bính nhất và cho nhân dân cách mạng, tức giai cấp vô sản và nông dân, ít quyền bính nhất” .Nghị quyết về đường lối sách lược được đánh giá là đúng đắn là nghị quyết đánh giá được tình hình chính trị đúng như nó vốn có, và từ đó quy định được đúng đắn thái độ chính trị, tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị của đảng phản ánh đúng, và phù hợp với tình hình chính trị. Nói một cách cụ thể, đường lối sách lược của đảng Dân chủxã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 phải giải đáp được đầy đủ vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời.So sánh hai nghị quyết, một nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủxã hội Nga (phái cách mạng dưới sự lãnh đạo của Lênin), một nghị quyết của hội nghị (phái cải lương, chịu ảnh hưởng của Máctưnốp), Lênin chỉ ra rằng, nghị quyết của đại hội III đã đưa ra được một đường lối, đạt được những chuẩn mực của một đường lối sách lược đúng đắn, “làm sáng tỏ cả tầm quan trọng của vấn đề mới, cả thái độ của đảng của giai cấp vô sản đối với vấn đề ấy và cả chính sách của đảng ở bên trong cũng như ở bên ngoài chính phủ cách mạng lâm thời” . Trong khi đó, đường lối sách lược mà nghị quyết của hội nghị đưa ra là một đường lối sách lược sai lầm, “xét về ý nghĩa khách quan của nó, đang tiếp tay cho phái dân chủ tư sản,….là thứ chính sách đánh lạc hướng giai cấp vô sản, phá hoại tổ chức của giai cấp vô sản và gieo rắc sự mơ hồ lẫn lộn vào trong ý thức của giai cấp vô sản, hạ thấp sách lược của đảng Dân chủxã hội xuống, mà đáng lẽ ra là phải chỉ rõ con đường duy nhất dẫn tới thắng lợi và tập hợp dưới khẩu hiệu của giai cấp vô sản tất cả những phần tử cách mạng và cộng hòa trong nhân dân” .b. Vấn đề thực hiện đường lối sách lược của đảng Dân chủxã hội. Cùng với việc đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề đường lối sách lược của đảng và những chuẩn mực để đánh giá tính đúng đắn của đường lối sách lược, V.I. Lênin cũng đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề thực hiện đường lối sách lược đúng đắn đó để thực sự đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra.Theo Lênin, để thực hiện có hiệu quả đường lối sách lược đúng đắn, trước hết cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nội dung của đường lối sách lược, làm cho quần chúng đồng tình với cương lĩnh, đường lối sách lược của đảng.Lênin chỉ ra, đường lối sách lược của đảng Dân chủxã hội Nga trong điều kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 chỉ có thể là tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, thực hiện chuyên chính dân chủ cách mạng, chuyên chính của giai cấp vô sản và nông dân chứ chưa thể là thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa được. Đó là vì những điều kiện khách quan và chủ quan của phong trào cách mạng nước Nga lúc đó. V.I. Lênin viết: “Trình độ phát triển kinh tế của nước Nga (điều kiện khách quan) và trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của quảng đại quần chúng vô sản (điều kiện chủ quan liên hệ chăt chẽ với điều kiện khách quan) khiến không thể thực hiện được ngay tức khắc việc giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân” .Lênin nhấn mạnh rằng, “quần chúng công nhân còn chưa biết gì mấy về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thực hiện chủ nghĩa xã hội” , cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quần chúng thông qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng công nhân chỉ có thể là sự nghiệp của chính bản thân công nhân; nếu quần chúng không giác ngộ và không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu tranh giai cấp công khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục thì không thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được” .Trong quá trình thực hiện đường lối sách lược, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, đảng Dân chủxã hội luôn luôn phải giữ vững tính chất giai cấp, phải ghi dấu ấn vô sản trên các sự biến. V.I. Lênin chỉ ra, tuy giai cấp vô sản tham gia vào chính phủ cách mạng lâm thời, tham gia cách mạng dân chủ là cuộc cách mạng tư sản, nhưng giai cấp vô sản phải bảo vệ tính độc lập giai cấp của mình.2 Luận điểm về chính phủ cách mạng lâm thời (nhà nước trong cách mạng dân chủ): Đây là luận điểm hoàn toàn mới, lần đầu tiên được V.I. Lênin đưa ra, là sự bổ sung, phát triển sáng tạo học thuyết Mác về vấn đề nhà nước, về vấn đề quyền lực chính trị.Khi phân tích hoàn cảnh lịch sử của nước Nga năm 1905, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, trong những điều kiện kinh tếxã hội, chính trịxã hội nước Nga lúc đó, vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời đã nổi lên trở thành “điểm trung tâm của những vấn đề sách lược hiện nay của Đảng dân chủxã hội” . Đại hội của đảng cần thông qua nghị quyết để định ra cho đúng toàn bộ thái độ chính trị của đảng đối với những nhiệm vụ chính trị mới hay một tình hình chính trị mới, để giải quyết những vấn đề do những điều kiện hiện thời và do tiến trình khách quan của sự phát triển xã hội, có ý nghĩa chính trị trọng đại. V.I. Lênin đã nhấn mạnh, nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủxã hội Nga đã “hoàn toàn và chỉ chuyên nói về chính phủ cách mạng lâm thời”. Đó là vì, tại thời điểm đó, “toàn thể nhân dân đã đề ra việc lật đổ chế độ chuyên chế và triệu tập Quốc hội lập hiến thành vấn đề trước mắt” , đó là vấn đề có ý nghĩa chính trị trọng đại cần phải giải quyết ngay lúc này.a. Bàn về ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời. V.I. Lênin đã chỉ ra, muốn giải đáp một cách đầy đủ về vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời, trước hết cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời trong cuộc cách mạng đang diễn ra (cách mạng dân chủ) và trong toàn bộ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nói chung.Đối với giai cấp vô sản, tự do chính trị, sự tồn tại của một chế độ cộng hòa, là một đòi hỏi tất yếu bảo đảm lợi ích trực tiếp cũng như lợi ích lâu dài của toàn bộ cuộc đấu tranh của nó. Mà muốn lập nên một chế độ cộng hòa cần phải có một hội nghị đại biểu nhân dân, do toàn dân bầu ra, trên cơ sở đầu phiếu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, và quan trọng nhất là phải có quyền lập hiến. Hội nghị đại biểu nhân dân đó chính là Quốc hội lập hiến. V.I. Lênin khẳng định rằng, Nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủxã hội Nga đã chỉ ra một cách rõ ràng những điều kiện vật chất bảo đảm cho Quốc hội lập hiến thực sự làm tròn được nhiệm vụ đại biểu nhân dân của mình, “thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”, bảo đảm cho “một Quốc hội lập hiến trên lời nói có thể trở thành lập hiến trên thực tế”. Một trong những điều kiện vật chất đó phải là sự tồn tại của chính phủ cách mạng lâm thời, kết quả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân.Phân tích Nghị quyết của đại hội III, V.I. Lênin khẳng định tính đúng đắn không thể chối cãi được của luận điểm “chỉ có một chính phủ cách mạng lâm thời, vả lại, chính phủ đó phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dân thắng lợi, mới có thể bảo đảm cho việc cổ động tuyển cử được hoàn toàn tự do và triệu tập được một Quốc hội thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”.Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của bộ máy chính quyền nhà nước, V.I. Lênin khẳng định rằng, chính phủ Nga hoàng nhất định sẽ chống lại việc tổ chức tuyển cử tự do và triệu tập một Quốc hội thật sự đại diện cho ý chí của nhân dân. Còn chính phủ của phái tự do (của giai cấp tư sản), thỏa hiệp với Nga hoàng và không dưạ vào cuộc khởi nghĩa của nhân dân thì không muốn và nếu có muốn thì cũng không thể đứng ra triệu tập Quốc hội lập hiến, không thể bảo đảm việc tiến hành cuộc tuyển cử tự do và theo đúng thủ tục đã quy định, không thể giao lại toàn bộ sức mạnh và quyền hành cho Quốc hội .V.I. Lênin nhấn mạnh, muốn lập hiến được thì phải có sức mạnh lập hiến. Chừng nào chính quyền còn ở trong tay Nga hoàng, thì chừng đó những “quyết định” về Quốc hội lập hiến của các đại biểu, dù là đại biểu như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là những lời ba hoa, trống rỗng và đáng thương mà thôi .Từ những phân tích nói trên, V.I. Lênin đã rút ra kết luận về tầm quan trọng của chính phủ cách mạng lâm thời. Theo V.I. Lênin, để có được tự do chính trị, có được chế độ cộng hòa dân chủ thực sự, trong điều kiện của nước Nga năm 1905, trước hết phải có được chính phủ cách mạng lâm thời, một chính phủ thay thế cho chính phủ Nga hoàng, được thành lập do kết quả của cuộc khởi nghĩa nhân dân lật đổ chính phủ Nga hoàng.V.I. Lênin khẳng định rằng, nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủxã hội Nga đã hoàn toàn làm sáng tỏ tính chất và mục đích của chính phủ cách mạng lâm thời. V.I. Lênin viết: “Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất cơ bản của nó mà nói, chính phủ ấy phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dân.

Trang 1

I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyểnbiến sang một thời kỳ phát triển mới, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranhsang chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản tài chính và chủ nghĩa đếquốc Từ đó các nước tư bản chủ nghĩa đấu tranh một cách quyết liệt với nhau

để giành giật thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực châu Á Thái BìnhDương, trong đó Trung Quốc là miếng mồi béo bở nhất, là mục tiêu mà hầuhết các nước đế quốc đều tranh nhau xâu xé

Thời gian này, nước Nga quân chủ chuyên chế, tuy so với các nước tưbản chủ nghĩa châu Âu, vẫn là một nước chậm phát triển về kinh tế, nhưng đãmang đầy đủ những đặc trưng của một nước đế quốc chủ nghĩa

Trong lĩnh vực chính sách đối nội, tư bản lũng đoạn nước Nga đã cómối liên kết chặt chẽ với tư bản lũng đoạn nước ngoài chi phối toàn bộ nền tàichính và nền công nghiệp của đất nước Đồng thời, tư bản lũng đoạn Nga vẫntiếp tục cấu kết với chính quyền Nga hoàng quân chủ chuyên chế, bóc lột, ápbức giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác một cách tàntệ

Vào những năm 1900-1903, nước Nga Sa hoàng lâm vào một cuộckhủng hoảng kinh tế trầm trọng Hàng nghìn công xưởng lớn nhỏ buộc phảiđóng cửa Hàng chục vạn công nhân bị thất nghiệp Những công nhân còn cóviệc làm thì tiền lương thấp một cách thảm hại Tuy chế độ nông nô đã được

Trang 2

tuyên bố bãi bỏ từ năm 1861, nhưng phần lớn ruộng đất (khoảng 1/5 số ruộngđất phì nhiêu ở nước Nga) lúc này vẫn nằm trong tay giai cấp địa chủ, ngườinông dân vẫn phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào bọn địa chủ.

Các dân tộc lệ thuộc vào nước Nga Sa hoàng cũng bị giai cấp đại tư sản

và chế độ Nga hoàng áp bức, bóc lột nặng nề Có thể ví đế quốc Nga là “nhàtù” đối với các dân tộc lệ thuộc và Nga hoàng cùng với tư bản lũng đoạn Ngađóng vai tên đao phủ, luôn luôn sẵn sàng “hành hình” các dân tộc đó

Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, nước Nga thực hiện chính sáchtranh giành quyền thống trị vùng Thái Bình Dương và Trung quốc cùng vớicác đế quốc khác

Năm 1900, nhân dân Trung quốc không chịu nổi ách thống trị, áp bứccủa bọn xâm lược nước ngoài đã nổi lên đấu tranh Quân đội Nga hoàng đãcùng quân đội các nước Nhật, Đức, Anh, và Pháp đàn áp dã man cuộc bạođộng của nhân dân Trung quốc

Chính phủ Nga hoàng, trước đó đã buộc chính quyền Trung quốcnhượng cho nước Nga bán đảo Liêu Đông và pháo đài Lữ Thuận Nước Ngađược quyền xây dựng đường xe lửa trên đất Trung quốc Một đường xe lửa –đường xe lửa Hoa đông - được đặt ở Bắc Mãn châu, và quân đội Nga đượcphái đến bảo vệ đường xe lửa này Trong khi chiếm đóng vùng Bắc Mãnchâu, nước Nga Sa hoàng tiến dần sang Triều Tiên với y đồ thành lập mộtquốc gia “Nga vàng” ở khu vực này

Trong quá trình thực hiện âm mưu đế quốc của mình, nước Nga Sahoàng đã đụng độ với một đối thủ đế quốc khác là nước Nhật đang nhanhchóng trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa và đang thực hiện âm mưu xâmchiếm đất đai trên lục địa châu Á, trước hết là Trung quốc Cũng như nướcNga Sa hoàng, nước Nhật cũng muốn chiếm đoạt khu vực Triều Tiên và Mãnchâu Ngoài ra, nước Nhật còn mưu toan thâu tóm đảo Xa-kha-lin và toàn bộkhu vực Viễn đông

Trang 3

Những nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc đã chínmuồi

Chính phủ Nga hoàng muốn tiến hành chiến tranh nhằm hai mục đích.Một mặt, muốn sử dụng chiến tranh để đàn áp phong trào đấu tranh cáchmạng của nhân dân lao động Nga, củng cố địa vị chính trị trong nước đang bịsuy giảm Mặt khác, bọn đại tư sản Nga đang khao khát thị trường mới cũngnhư tầng lớp địa chủ phản động ra sức thúc đẩy chính phủ Nga hoàng tiếnhành cuộc chiến tranh với nước Nhật Chính phủ Nga hoàng hy vọng cuộcchiến tranh sẽ giúp chúng bành trướng được thế lực ra bên ngoài, đem lạinhững nguồn lợi to lớn từ các thuộc địa mà chúng xâm chiếm được

Trong khi đó nước Nhật cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đánh đòn phủđầu bất ngờ đối với nước Nga Nước Anh muốn ngăn cản sự phát triển củanước Nga nên đã bí mật đứng về phía nước Nhật, ủng hộ Nhật trong cuộcchiến tranh với nước Nga

Tháng Giêng năm 1904, không tuyên chiến, quân đội Nhật hoàng đãbất thình lình tấn công pháo đài Lữ Thuận của Nga và đánh cho hạm đội củaNga tại khu vực pháo đài này bị thiệt hại nặng

Cuộc chiến tranh nổ ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Nga Đồngthời, do trang bị vũ khí và huấn luyện kém, bọn tướng chỉ huy bất tài, chỉ nghĩđến việc vơ vét của cải, nên quân đội Nga thua liên tiếp hết trận này đến trậnkhác

Quân đội Nhật đã vây hãm rồi chiếm được pháo đài Lữ Thuận Sau mộtloạt chiến thắng, quân đội Nhật đã đánh tan quân đội Nga hoàng trong mộttrận đánh quyết định ở Phụng Thiên Trong trận này, quân đội Nga hoàng có

30 vạn, thì bị mất 12 vạn người chết, bị thương và bị bắt làm tù binh Hạm độiNga hoàng từ biển Ban Tích kéo sang để cứu cho pháo đài Lữ Thuận đã bịđánh bại và tiêu diệt hoàn toàn ở eo biển Đối Mã: trong 20 tàu chiến do Ngahoàng điều đến thì 13 chiếc bị đánh đắm 4 chiếc bị bắt giữ Quân đội Nga bịsụp đổ, nước Nga Sa hoàng hoàn toàn bại trận

Trang 4

Chính phủ Nga hoàng buộc phải ky một hòa ước nhục nhã với nướcNhật Nhật chiếm đóng Triều Tiên, cướp của Nga cửa biển Lữ Thuận và mộtnửa đảo Xa-kha-lin.

Qua thất bại thảm hại của chính phủ Nga hoàng trong cuộc chiến tranhvới nước Nhật, quần chúng nhân dân nước Nga càng thấy rõ hơn nữa tínhchất phản động, thối nát của chế độ Nga hoàng và ngày càng căm thù, càngmuốn lật đổ chế độ này Trái với mưu đồ của Nga hoàng, muốn dùng chiếntranh để ngăn chặn, bóp nghẹt cách mạng, cuộc chiến tranh Nga-Nhật lại làmcho phong trào cách mạng ngày càng phát triển rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn

Có thể nói, chính phủ Nga hoàng đã đẩy quần chúng nhân dân lao động Ngavào tình thế không thể và không muốn sống như cũ nữa; đồng thời trong hoàncảnh nước Nga sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, giai cấp thốngtrị của nước Nga Sa hoàng cũng không thể thống trị như cũ được nữa

Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nga nổ ra ở khắp nơi trênnước Nga, và những sự kiện xảy ra ngày 9 tháng Giêng năm 1905 đánh dấu

sự bắt đầu cơn bão táp cách mạng Ngày hôm đó, cuộc biểu tình hòa bình của

14 vạn công nhân trước Cung điện Mùa Đông đã bị dìm trong bể máu VuaNhi-cô-lai đệ nhị đã hạ lệnh cho binh lính bắn vào những người tham gia biểutình tay không vũ khí 1000 người bị giết, 2000 người bị thương trong cuộctàn sát này Ngày 9 tháng Giêng được ghi vào trong lịch sử nước Nga là

“Ngày Chủ Nhật đẫm máu”

Với sự kiện này, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao độnghiểu rằng chỉ có đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng thì mới có thểgiải phóng được mình Và từ sau ngày 9 tháng Giêng năm 1905, các cuộc đấutranh của giai cấp công nhân đã ngày càng mang tính chất chính trị rõ rệt hơn.Cùng với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng nổilên ở khắp mọi nơi để đấu tranh chống lại bọn địa chủ Hàng ngũ quân độicủa Nga hoàng cũng bắt đầu phân hóa, tháng Sáu năm 1905, đã nổ ra cuộc

Trang 5

khởi nghĩa binh biến của binh sĩ trên chiến hạm Pô-tem-kin thuộc Hạm độiHắc Hải, báo hiệu quân đội cũng bắt đầu ngả theo phong trào cách mạng.

Trước tình hình cách mạng phát triển mạnh mẽ, chính phủ Nga hoàng,bọn đại địa chủ, đại tư sản đã liên kết lại với nhau thành một khối phản động,dùng mọi thủ đoạn từ đàn áp dã man đến những chính sách mị dân, những thủđoạn xảo quyệt v.v., để dập tắt phong trào cách mạng

Trước tình hình khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở nước Nga lúc

đó, các đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của các giai cấp khác nhauđều cố gắng bày tỏ quan điểm, cương lĩnh chính trị của mình bày tỏ thái độcủa mình đối với các giai cấp khác và đối với chính phủ Nga hoàng

Có thể điểm qua các đảng chính trị chủ yếu thời kỳ này như sau:

Đảng “Liên hiệp Nhân dân Nga” (đảng Trăm đen): đại biểu cho lợi íchcủa giai cấp địa chủ quy tộc, là một thế lực bảo hoàng, công khai phản cáchmạng, ủng hộ Nga hoàng trong mọi chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại

Đảng “Tháng Mười”: đại diện cho lợi ích của bọn đại địa chủ, đại tưbản, kiên quyết chống cách mạng, ra sức ủng hộ Nga hoàng

Đảng “Dân chủ lập hiến” (đảng Ca-đê): đại diện cho lập trường củagiai cấp tư sản tự do (tư sản vừa và nhỏ, trí thức tư sản), là một tổ chức chínhtrị nhỏ yếu, có xu hướng thỏa hiệp với chế độ Nga hoàng, rất sợ phong tràocông nông, muốn bằng con đường ôn hòa và cải lương để giành lấy quyền lựcchính trị

Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng là đảng chính trị của giai cấp tiểu tưsản Mục tiêu của đảng này cũng nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợiphong kiến, nhưng bằng những biện pháp của những người cộng hòa dân chủ

tư sản và dễ dàng ngả theo lập trường của đảng Dân chủ lập hiến Thực chất,mục đích chính trị của đảng này không vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa tưbản

Xét trong xu thế phát triển cách mạng của nước Nga lúc đó, chúng tathấy tất cả những đảng phái chính trị nói trên đều là những đảng phái phản

Trang 6

động, hoặc chống lại, hoặc cản trở phong trào cách mạng của giai cấp côngnông.

Đại biểu cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động Nga thời kỳnày duy nhất chỉ có Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga

Đảng này được thành lập vào tháng Ba năm 1898 tại Min-xcơ, khi V.I.Lê-nin đang bị lưu đày ở Xi-bê-ri

Tuy nhiên, trong nội bộ đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga cũng còn

có nhiều vấn đề cần phải giải quyết

Sau khi thành lập, đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga bị những phần

tử men-sê-vích, cơ hội chủ nghĩa thuộc “phái kinh tế” thao túng, chi phối,đảng chưa có cương lĩnh và điều lệ đảng; Ban Chấp hành Trung ương do Đạihội I bầu ra đã bị chính phủ Nga hoàng bắt giam, đưa đi đày Không còn ai cóthể khôi phục được lại Ban chấp hành Trung ương Đồng thời, sau đại hội I,

sự bất đồng về tư tưởng và sự phân tán về mặt tổ chức lại cảng tăng thêm Cóthể nói, trên thực tế, một đảng vô sản thực sự theo chủ nghĩa Mác coi nhưchưa được thành lập

Để xây dựng một đảng chân chính của giai cấp công nhân, V.I Lê-nin

đã cùng với những đồng chí của mình phải tiến hành một cuộc đấu tranh gay

go, phức tạp, không khoan nhượng chống lại những người cơ hội chủ nghĩatrong đội ngũ công nhân, cả trên lĩnh vực hoạt động thực tiễn cách mạng lẫnhoạt động lý luận

Năm 1902, V.I Lê-nin đã cho xuất bản tác phẩm “Làm gì?”, góp phầnquan trọng và có nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh xây dựng cơ sở lyluận và tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vô sản kiểu mới Trongtác phẩm này, V.I Lê-nin đã luận chứng và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph Ăng-ghen về vai trò của đảng trong phong trào công nhân V.I.Lê-nin đã đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề mà phong trào công nhân Nganói riêng và phong trào cách mạng toàn nước Nga nói chung đưa ra: vấn đềquan hệ giữa những yếu tố tự phát và tự giác trong phong trào công nhân, vấn

Trang 7

đề đảng với tính cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp vô sản, vấn đề vai tròcủa đảng dân chủ-xã hội Nga trong cuộc cách mạng dân chủ-tư sản đang chínmuồi, vấn đề các hình thức tổ chức, cách thức và phương pháp thành lập đảngcách mạng chiến đấu của giai cấp vô sản.

Tác phẩm “Làm gì?” đã đóng vai trò to lớn trong việc đoàn kết, thốngnhất đội ngũ cán bộ đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác; cho việc chuẩn bị Đại hội

II của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga, tiến tới việc thành lập đảng xít cách mạng chân chính ở Nga

mác-Đại hội II của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga khai mạc ngày 17tháng 7 năm 1903 Tới dự đại hội có 43 đại biểu của 26 tổ chức Mỗi banchấp hành có quyền cử 2 đại biểu tới đại hội, nhưng một số ban chấp hành chỉ

cử một đại biểu Do đó 43 đại biểu lại có 51 phiếu có quyền quyết nghị

Tại đại hội II này, đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã chính thứcđược thành lập, đã thông qua cương lĩnh, điều lệ đảng, bầu ra các cơ quanlãnh đạo trung ương của đảng

Cũng tại đại hội này đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai nhómtrong đảng: nhóm bôn-sê-vích (nhóm Tia lửa, dưới sự lãnh đạo của V.I Lê-nin) và nhóm men-sê-vích (gồm Mác-tốp, ….)

Sau đại hội II, nội bộ đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga bị phân liệtsâu sắc đến mức hai phái men-sê-vích và bôn-sê-vích đều có cơ quan trungương và cơ quan ngôn luận riêng Sự bất đồng quan điểm giữa bôn-sê-vích vàmen-sê-vích đã thể hiện một cách rõ rệt trong vấn đề tổ chức Bôn-sê-vích vàmen-sê-vích đã trở thành hai nhóm chính trị khác biệt

Trước tình hình phân liệt trong đảng, V.I Lê-nin đã viết tác phẩm “Mộtbước tiến, hai bước lùi”, trong đó nêu lên những nguyên tắc tổ chức cơ bảncủa một đảng mác-xít cách mạng, chống lại những quan điểm của bọn cơ hộichủ nghĩa, bọn men-sê-vích, nhằm xây dựng một đảng thống nhất về tổ chức

và tư tưởng

Trang 8

Tuy nhiên, cho đến năm 1905, tình hình phân liệt của đảng Công nhândân chủ-xã hội Nga lại càng trầm trọng hơn Phái men-sê-vích không nhữngbất đồng với đa số trong đảng về vấn đề tổ chức mà còn bất đồng cả về vấn đềđường lối cách mạng, tức là vấn đề sách lược theo quan niệm của V.I Lê-nin.

Theo Lê-nin, “sách lược của một đảng là thái độ chính trị của đảng đó, hay

là tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị của đảng đó” 1 Chiến lược và sách lược chính trị của một đảng, có thể hiểu đó là thái độ, hành vi chính trị của một chính đảng Hành vi này được quy định trước hết bởi tính chất giai cấp của đảng đó (gắn hoạt động của đảng với giai cấp nào?, thể hiện đầy đủ đến mức nào những lợi ích của giai cấp đó…) Hành vi chính trị của một đảng bao gồm những yếu tố thường xuyên, cố định, giữ nguyên ý nghĩa trong suốt một thời kỳ dài, đồng thời với những yếu tố biến đổi, mềm dẻo, cơ động, những biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện đường lối chính trị

Tuy sự phân liệt trong đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga chưa phải

là sự phân liệt hoàn toàn, hai phái chưa chính thức trở thành hai đảng riêngbiệt, nhưng trên thực tế, hai phái đã gần như là hai đảng khác nhau song songtồn tại

Những diễn biến của tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của nước Ngasau khi Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật như trên đã trình bàyđòi hỏi đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga phải đưa ra được Cương lĩnhhành động thống nhất của mình để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cáchmạng đề ra: vấn đề tổ chức vũ trang khởi nghĩa, vấn đề đánh đổ chính phủNga hoàng, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, và đảng dân chủ-xã hộitham gia vào chính phủ đó như thế nào, thái độ với các giai cấp khác trong xãhội: giai cấp nông dân, giai cấp tư sản tự do v.v

Muốn có một Cương lĩnh duy nhất, đề ra chiến lược, sách lược cáchmạng đúng đắn cần phải có một đảng thống nhất Việc triệu tập đại hội III củađảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp

1 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.11., NXb Ti?n b?, Mát-xco-va, 1978., tr.11.

Trang 9

bách, bởi vì, nếu triệu tập ngay được đại hội, và tại đại hội này khẳng địnhđược một sách lược duy nhất đúng đắn, và buộc phái thiểu số (men-sê-vích)phải tuân theo quyết nghị của đa số thì đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga

có thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Nga, xứng đáng giữ vaitrò lãnh đạo tiến trình cách mạng, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế Ngahoàng, xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn

Đứng trước nhu cầu tất yếu, cấp bách đó, những người bôn-sê-vích đãquyết định đứng ra triệu tập đại hội III của đảng vào tháng Tư năm 1905 Tất

cả các tổ chức của đảng, không phân biệt men-sê-vích hay bôn-sê-vích, đềuđược mời đến dự Nhưng những người men-sê-vích đã từ chối không thamgia đại hội III do những người bôn-sê-vích triệu tập Không những thế, nhữngngười men-sê-vích còn tự ý triệu tập một đại hội riêng của họ cũng vào thờiđiểm tháng Tư năm 1905 Vì số đại biểu của họ quá ít, nên họ gọi đại hội của

họ là Hội nghị đại biểu, nhưng thực chất đây là một đại hội, hơn nữa là đại hộiđảng của những người men-sê-vích, những quyết nghị của đại hội này tất cảnhững người men-sê-vích buộc phải tuân theo

Như vậy, vào tháng Tư năm 1905, đã đồng thời diễn ra hai đại hội: đạihội III của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga họp ở Luân Đôn, tham gia đạihội III của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga có 24 đại biểu của 20 đảng bộbôn-sê-vích Có thể nói, hầu hết các tổ chức lớn của đảng đều có đại biểu đến

dự Còn đại hội (hội nghị) của phái men-sê-vích họp ở Giơ-ne-vơ

V.I Lê-nin đã nhận định tình hình như vậy của đảng Công nhân dânchủ-xã hội Nga lúc đó là: “Hai đại hội, hai đảng”

Thật ra, cả hai đại hội của hai phái đều bàn đến những vấn đề sách lược(khái niệm sách lược được V.I Lê-nin sử dụng trong thời kỳ này có nghĩarộng, bao gồm cả những vấn đề chiến lược lẫn những vấn đề sách lược theonghĩa hẹp) Tuy nhiên, những nghị quyết của hai đại hội thì lại hoàn toàn tráingược nhau Những nghị quyết của đại hội III ở Luân Đôn (bôn-sê-vích) lànhững nghị quyết mang tính cách mạng Còn những nghị quyết của Hội nghị

Trang 10

đại biểu tại Giơ-ne-vơ (men-sê-vích) mang tính chất cải lương Cả hai loạinghị quyết này đều được phổ biến rộng rãi trong phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân và nhân dân lao động Tình hình “vàng thau lẫn lộn” như vậyđòi hỏi V.I Lê-nin phải giải thích rõ đường lối cách mạng của đại hội III(bôn-sê-vích) để giác ngộ đảng viên và quần chúng cách mạng về tính chất,nhiệm vụ và đường lối chiến lược, sách lược của cuộc cách mạng mà đại hội

II của đảng đã thông qua Nhằm mục đích này, vào tháng 7 năm 1905, V.I.Lê-nin đã cho xuất bản tác phẩm "Hai sách lược của đảng dân chủ-xã hộitrong cách mạng dân chủ"

Trong tác phẩm này, V.I Lê-nin đã lên án toàn bộ đường lối cơ hội chủnghĩa của những người men-sê-vích, tố cáo chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II,đồng thời tập trung giải thích rõ đường lối chính trị của đảng Công nhân dânchủ-xã hội Nga, nhằm giải quyết những vấn đề mà cách mạng đặt ra cho giaicấp công nhân và những người dân chủ-xã hội chân chính Vận dụng mộtcách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga, Lê-nin đã luận chứng một cách đầy thuyết phục về cuộc cách mạng dân chủ tưsản kiểu mới - cuộc cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủnghĩa, từ đó đã phát triển và hoàn chỉnh luận điểm của Mác về cách mạngkhông ngừng V.I Lê-nin đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sảntrong cách mạng dân chủ tư sản và cụ thể hóa nguyên lý của chủ nghĩa Mác

về liên minh công nông Hơn nữa, trong tác phẩm này, lần đầu tiên V.I nin đã nêu ra vấn đề chính quyền nhà nước trong cách mạng dân chủ tư sảnkiểu mới Theo Lê-nin đó là chính quyền dân chủ cách mạng của giai cấpcông nhân và giai cấp nông dân Trong tác phẩm, V.I Lê-nin còn nhấn mạnhquan điểm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản dựa trên khối liênminh công nông, nhằm bảo đảm tính chất triệt để của cách mạng dân chủ tưsản kiểu mới và sự tiếp tục chuyển cuộc cách mạng này sang cách mạng xãhội chủ nghĩa

Lê-II Nội dung chủ yếu của tác phẩm:

Trang 11

Kết cấu của tác phẩm bao gồm 01 lời tựa, 13 đề mục, 01 lời bạt, chialàm 3 phần chính Có thể khái quát những luận điểm quan trọng trên khíacạnh chính trị, thông qua việc trình bày nội dung hai nghị quyết đối lập nhaucủa hai phái trong đảng Dân chủ-xã hội Nga mà V.I Lê-nin đề cập trong tácphẩm, như sau:

1- Luận điểm về đảng chính trị của giai cấp vô sản

Xuất phát từ tình hình chính trị-xã hội của nước Nga năm 1905, phântích so sánh hai nghị quyết của hai phái trong đảng Dân chủ-xã hội Nga trên

cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, trong tác phẩm “Hai sáchlược….”, V.I Lê-nin đã đưa ra những luận điểm về vai trò, nhiệm vụ củađảng của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ Những luận điểmnày một mặt thể hiện sự trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác, mặt kháccũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo, sự bổ sung, làm phong phú thêm chủnghĩa Mác về vấn đề đảng chính trị của giai cấp vô sản

a Về vấn đề chuẩn mực đường lối chiến lược, sách lược, cương lĩnh chính trị của đảng.

Cần lưu ý là trong tác phẩm, Lê-nin sử dụng thuật ngữ sách lược vớinghĩa rộng, bao hàm cả đường lối chiến lược thể hiện mục tiêu lý tưởng cuốicùng, cả những biện pháp, cách thức, những sách lược phù hợp với nhữngđiều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thànhnhững mục tiêu chiến lược Do đó, trong những câu trích từ tác phẩm “Haisách lược …” của V.I Lê-nin, khái niệm sách lược cần được hiểu theo nghĩarộng nói trên

Trước hết, trong tác phẩm V.I Lê-nin đưa ra định nghĩa khái niệm sáchlược và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảng phải đưa ra nhữngđường lối sách lược đúng đắn

Định nghĩa khái niệm sách lược, Lê-nin viết: “Sách lược của một đảng

là thái độ chính trị của đảng đó, hay là tính chất, phương hướng, phương

pháp hoạt động chính trị của đảng đó Đại hội của đảng thông qua những

Trang 12

nghị quyết sách lược là để định ra cho đúng toàn bộ thái độ chính trị của đảngđối với những nhiệm vụ mới hay một tình hình chính trị mới” 2.

Lê-nin khẳng định rằng, việc đưa ra được đường lối sách lược đúng đắn

có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đảng chính trị nào, đặc biệt

là đối với đảng chính trị của giai cấp vô sản Muốn giữ vai trò lãnh đạo giaicấp vô sản cũng như lãnh đạo phong trào cách mạng, đảng chính trị của giaicấp vô sản phải đưa ra được những đường lối sách lược đúng đắn V.I Lê-ninviết: “việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại có một ý nghĩa trọngđại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo tinh thầnnhững nguyên tắc mác-xít kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo đẽo theođuôi các sự kiện” 3

Đồng thời V.I Lê-nin cũng đã chỉ ra những chuẩn mực của một đườnglối sách lược đúng đắn, và chỉ ra làm thế nào để đảng của giai cấp vô sản cóthể đưa ra được một đường lối sách lược chính trị đúng đắn

Trước hết, Lê-nin khẳng định, khi đề ra đường lối sách lược đảng phảitrung thành, kiên định với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác V.I Lê-ninđặc biệt nhấn mạnh, “trong thời kỳ cách mạng thì không còn có gì nguy hiểmbằng việc hạ thấp ý nghĩa của những khẩu hiệu sách lược có tính kiên định vềnguyên tắc” 4

Trên cơ sở những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác, việc đề rađường lối sách lược đúng đắn phải xuất phát từ việc phân tích cụ thể, đúngđắn tình hình hoàn cảnh lịch sử khách quan của xã hội - môi trường diễn racuộc đấu tranh cách mạng V.I Lê-nin viết: “Các nhiệm vụ chính trị cụ thểphải được đặt vào một hoàn cảnh cụ thể Mọi cái đều tương đối, mọi cái đềutrôi qua, mọi cái đều thay đổi….Không có chân lý trừu tượng Chân lý baogiờ cũng cụ thể” 5

2 sđd tr.11.

3 sđd tr.6.

4 sđd tr.6.

5 sđd tr.95-96.

Trang 13

Trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình chính trị, mối quan hệgiữa các lực lượng xã hội, các giai cấp trong xã hội Nga năm 1905, đảng Dânchủ-xã hội Nga đã xác định vấn đề chính trị bức thiết trước mắt mà các đảngchính trị, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội cần phải đưa ra đườnglối sách lược để giải quyết Đó là vấn đề triệu tập Quốc hội lập hiến Và đã có

ba xu hướng chính trị biểu hiện ra về vấn đề này: thứ nhất là chính phủ Nga

hoàng, “thừa nhận là cần phải triệu tập các đại biểu nhân dân, nhưng dù saocũng không muốn cho quốc hội ấy trở thành có tính chất toàn dân và lập hiến”

6; thứ hai là giai cấp vô sản do đảng Dân chủ-xã hội lãnh đạo, “đòi hỏi phải

chuyển toàn bộ quyền bính vào tay Quốc hội lập hiến; nhằm mục đích ấy nókhông phải chỉ muốn có quyền đầu phiếu phổ thông và có quyền hoàn toàn tự

do cổ động, mà nó còn muốn lật đổ ngay lập tức chính phủ Nga hoàng và thaythế bằng một chính phủ cách mạng lâm thời” 7; thứ ba là giai cấp tư sản tự do

chủ nghĩa, “không đòi hỏi phải đánh đổ chính phủ Nga hoàng, không nêu rakhẩu hiệu thành lập chính phủ lâm thời, không yêu cầu có những đảm bảothực sự để cho cuộc bầu cử được hoàn toàn tự do và theo đúng thủ tục đã quyđịnh, để cho quốc hội này trở thành thực sự có tính chất toàn dân và thực sựlập hiến Kỳ thực giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa… lại muốn tìm cách đạtđược một sự thỏa hiệp hết sức hòa bình giữa Nga hoàng và nhân dân cáchmạng, hơn nữa, nó muốn đạt được sự thỏa hiệp đưa lại cho giai cấp tư sảnnhiều quyền bính nhất và cho nhân dân cách mạng, tức giai cấp vô sản vànông dân, ít quyền bính nhất” 8

Nghị quyết về đường lối sách lược được đánh giá là đúng đắn là nghịquyết đánh giá được tình hình chính trị đúng như nó vốn có, và từ đó quy địnhđược đúng đắn thái độ chính trị, tính chất, phương hướng, phương pháp hoạtđộng chính trị của đảng phản ánh đúng, và phù hợp với tình hình chính trị.Nói một cách cụ thể, đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội trong điều

6 sđd tr.9.

7 sđd tr.9.

8 sđd tr.9-10.

Trang 14

kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 phải giải đáp được đầy đủ vấn đềchính phủ cách mạng lâm thời.

So sánh hai nghị quyết, một nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xãhội Nga (phái cách mạng dưới sự lãnh đạo của Lê-nin), một nghị quyết củahội nghị (phái cải lương, chịu ảnh hưởng của Mác-tư-nốp), Lê-nin chỉ ra rằng,nghị quyết của đại hội III đã đưa ra được một đường lối, đạt được nhữngchuẩn mực của một đường lối sách lược đúng đắn, “làm sáng tỏ cả tầm quantrọng của vấn đề mới, cả thái độ của đảng của giai cấp vô sản đối với vấn đề

ấy và cả chính sách của đảng ở bên trong cũng như ở bên ngoài chính phủcách mạng lâm thời” 9 Trong khi đó, đường lối sách lược mà nghị quyết củahội nghị đưa ra là một đường lối sách lược sai lầm, “xét về ý nghĩa kháchquan của nó, đang tiếp tay cho phái dân chủ tư sản,….là thứ chính sách đánhlạc hướng giai cấp vô sản, phá hoại tổ chức của giai cấp vô sản và gieo rắc sự

mơ hồ lẫn lộn vào trong ý thức của giai cấp vô sản, hạ thấp sách lược củađảng Dân chủ-xã hội xuống, mà đáng lẽ ra là phải chỉ rõ con đường duy nhấtdẫn tới thắng lợi và tập hợp dưới khẩu hiệu của giai cấp vô sản tất cả nhữngphần tử cách mạng và cộng hòa trong nhân dân” 10

b Vấn đề thực hiện đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội.

Cùng với việc đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề đường lối sách lược củađảng và những chuẩn mực để đánh giá tính đúng đắn của đường lối sách lược,V.I Lê-nin cũng đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề thực hiện đường lốisách lược đúng đắn đó để thực sự đạt được những mục tiêu chiến lược đã đềra

Theo Lê-nin, để thực hiện có hiệu quả đường lối sách lược đúng đắn,trước hết cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nộidung của đường lối sách lược, làm cho quần chúng đồng tình với cương lĩnh,đường lối sách lược của đảng

9 sđd tr.22.

10 sđd tr.60.

Trang 15

Lê-nin chỉ ra, đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội Nga trongđiều kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 chỉ có thể là tiến hành cuộc cáchmạng dân chủ, thực hiện chuyên chính dân chủ cách mạng, chuyên chính củagiai cấp vô sản và nông dân chứ chưa thể là thực hiện cách mạng xã hội chủnghĩa được Đó là vì những điều kiện khách quan và chủ quan của phong tràocách mạng nước Nga lúc đó V.I Lê-nin viết: “Trình độ phát triển kinh tế củanước Nga (điều kiện khách quan) và trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức củaquảng đại quần chúng vô sản (điều kiện chủ quan liên hệ chăt chẽ với điềukiện khách quan) khiến không thể thực hiện được ngay tức khắc việc giảiphóng hoàn toàn giai cấp công nhân” 11.

Lê-nin nhấn mạnh rằng, “quần chúng công nhân còn chưa biết gì mấy

về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thựchiện chủ nghĩa xã hội” 12, cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quầnchúng thông qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng côngnhân chỉ có thể là sự nghiệp của chính bản thân công nhân; nếu quần chúngkhông giác ngộ và không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấutranh giai cấp công khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dụcthì không thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được” 13

Trong quá trình thực hiện đường lối sách lược, tiến hành cuộc cáchmạng dân chủ, đảng Dân chủ-xã hội luôn luôn phải giữ vững tính chất giaicấp, phải ghi dấu ấn vô sản trên các sự biến V.I Lê-nin chỉ ra, tuy giai cấp vôsản tham gia vào chính phủ cách mạng lâm thời, tham gia cách mạng dân chủ

là cuộc cách mạng tư sản, nhưng giai cấp vô sản phải bảo vệ tính độc lập giaicấp của mình

2- Luận điểm về chính phủ cách mạng lâm thời (nhà nước trong cách mạng dân chủ):

11 sđd tr.18.

12 sđd tr.18.

13 sđd tr.18.

Trang 16

Đây là luận điểm hoàn toàn mới, lần đầu tiên được V.I Lê-nin đưa ra,

là sự bổ sung, phát triển sáng tạo học thuyết Mác về vấn đề nhà nước, về vấn

đề quyền lực chính trị

Khi phân tích hoàn cảnh lịch sử của nước Nga năm 1905, V.I Lê-nin

đã chỉ ra rằng, trong những điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị-xã hội nướcNga lúc đó, vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời đã nổi lên trở thành “điểmtrung tâm của những vấn đề sách lược hiện nay của Đảng dân chủ-xã hội” 14.Đại hội của đảng cần thông qua nghị quyết để định ra cho đúng toàn bộ thái

độ chính trị của đảng đối với những nhiệm vụ chính trị mới hay một tình hìnhchính trị mới, để giải quyết những vấn đề do những điều kiện hiện thời và dotiến trình khách quan của sự phát triển xã hội, có ý nghĩa chính trị trọng đại.V.I Lê-nin đã nhấn mạnh, nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hộiNga đã “hoàn toàn và chỉ chuyên nói về chính phủ cách mạng lâm thời” Đó

là vì, tại thời điểm đó, “toàn thể nhân dân đã đề ra việc lật đổ chế độ chuyênchế và triệu tập Quốc hội lập hiến thành vấn đề trước mắt” 15, đó là vấn đề có

ý nghĩa chính trị trọng đại cần phải giải quyết ngay lúc này

a Bàn về ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời V.I Lê-nin đã chỉ

ra, muốn giải đáp một cách đầy đủ về vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời,trước hết cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thờitrong cuộc cách mạng đang diễn ra (cách mạng dân chủ) và trong toàn bộcuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nói chung

Đối với giai cấp vô sản, tự do chính trị, sự tồn tại của một chế độ cộnghòa, là một đòi hỏi tất yếu bảo đảm lợi ích trực tiếp cũng như lợi ích lâu dàicủa toàn bộ cuộc đấu tranh của nó Mà muốn lập nên một chế độ cộng hòacần phải có một hội nghị đại biểu nhân dân, do toàn dân bầu ra, trên cơ sở đầuphiếu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, và quan trọng nhất làphải có quyền lập hiến Hội nghị đại biểu nhân dân đó chính là Quốc hội lậphiến V.I Lê-nin khẳng định rằng, Nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủ-xã

14 sđd tr.98.

15 sđd tr.14.

Trang 17

hội Nga đã chỉ ra một cách rõ ràng những điều kiện vật chất bảo đảm choQuốc hội lập hiến thực sự làm tròn được nhiệm vụ đại biểu nhân dân củamình, “thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”, bảo đảm cho “một Quốc hộilập hiến trên lời nói có thể trở thành lập hiến trên thực tế” Một trong nhữngđiều kiện vật chất đó phải là sự tồn tại của chính phủ cách mạng lâm thời, kếtquả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân.

Phân tích Nghị quyết của đại hội III, V.I Lê-nin khẳng định tính đúngđắn không thể chối cãi được của luận điểm “chỉ có một chính phủ cách mạnglâm thời, - vả lại, chính phủ đó phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dânthắng lợi, - mới có thể bảo đảm cho việc cổ động tuyển cử được hoàn toàn tự

do và triệu tập được một Quốc hội thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của bộmáy chính quyền nhà nước, V.I Lê-nin khẳng định rằng, chính phủ Ngahoàng nhất định sẽ chống lại việc tổ chức tuyển cử tự do và triệu tập mộtQuốc hội thật sự đại diện cho ý chí của nhân dân Còn chính phủ của phái tự

do (của giai cấp tư sản), thỏa hiệp với Nga hoàng và không dưạ vào cuộc khởinghĩa của nhân dân thì không muốn và nếu có muốn thì cũng không thể đứng

ra triệu tập Quốc hội lập hiến, không thể bảo đảm việc tiến hành cuộc tuyển

cử tự do và theo đúng thủ tục đã quy định, không thể giao lại toàn bộ sứcmạnh và quyền hành cho Quốc hội 16

V.I Lê-nin nhấn mạnh, muốn lập hiến được thì phải có sức mạnh lậphiến Chừng nào chính quyền còn ở trong tay Nga hoàng, thì chừng đó những

“quyết định” về Quốc hội lập hiến của các đại biểu, dù là đại biểu như thế nào

đi chăng nữa, cũng chỉ là những lời ba hoa, trống rỗng và đáng thương màthôi 17

Từ những phân tích nói trên, V.I Lê-nin đã rút ra kết luận về tầm quantrọng của chính phủ cách mạng lâm thời Theo V.I Lê-nin, để có được tự dochính trị, có được chế độ cộng hòa dân chủ thực sự, trong điều kiện của nước

16 xem sđd tr.15-16.

17 Xem sđd tr.24.

Trang 18

Nga năm 1905, trước hết phải có được chính phủ cách mạng lâm thời, mộtchính phủ thay thế cho chính phủ Nga hoàng, được thành lập do kết quả củacuộc khởi nghĩa nhân dân lật đổ chính phủ Nga hoàng.

V.I Lê-nin khẳng định rằng, nghị quyết đại hội III của đảng Dân

chủ-xã hội Nga đã hoàn toàn làm sáng tỏ tính chất và mục đích của chính phủcách mạng lâm thời V.I Lê-nin viết: “Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất cơbản của nó mà nói, chính phủ ấy phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhândân Căn cứ vào sứ mệnh chính thức của nó mà nói, nó phải là công cụ đểtriệu tập một Quốc hội lập hiến của toàn dân Căn cứ vào nội dung hoạt độngcủa nó mà nói, nó phải thực hiện cương lĩnh tối thiểu của phái dân chủ vô sản,

vì chỉ có cương lĩnh đó mới có thể bảo đảm được lợi ích của nhân dân đã nổidậy chống chế độ chuyên chế” 18

Trong khi phân tích ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời đối vớitiến trình cách mạng của nước Nga, cụ thể là trong cách mạng dân chủ, V.I.Lê-nin đồng thời cũng nhấn mạnh tính giai cấp của cách mạng dân chủ V.I.Lê-nin chỉ ra rằng, cuộc cách mạng dân chủ “sẽ tăng cường sự thống trị củagiai cấp tư sản”, và coi đó là “điều không tránh khỏi trong chế độ kinh tế và

xã hội hiện tại, nghĩa là trong chế độ tư bản chủ nghĩa” 19

Phê phán luận điểm của nghị quyết hội nghị (phái men-sê-vích) vềnhững nhiệm vụ của chính phủ cách mạng lâm thời, cho rằng chính phủ cáchmạng lâm thời phải đảm nhiệm những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản

và phải điều tiết cuộc đấu tranh lẫn những giai cấp đối kháng trong nước, V.I.Lê-nin đã một lần nữa khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa Mác về tính giaicấp của nhà nước, nhấn mạnh rằng nhà nước, chính phủ, trong đó có chínhphủ cách mạng lâm thời, hoàn toàn không phải là cơ quan điều tiết cuộc đấutranh giai cấp mà là cơ quan đấu tranh giai cấp 20, “chính phủ cách mạng lâm

18 sđd tr.17.

19 sđd tr.16.

20 xem sđd tr.36-37.

Trang 19

thời là cơ quan của cuộc đấu tranh nhằm làm cho cách mạng thắng lợi ngaytức khắc, nhằm trấn áp ngay lập tức những âm mưu phản cách mạng” 21.

V.I Lê-nin đã chỉ ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tưsản và giai cấp vô sản để giành chính quyền trong cuộc cách mạng dân chủnày, trong cuộc đấu tranh này, giai cấp tư sản luôn tìm mọi cách để “cướp lạinhững thành quả mà giai cấp vô sản đã giành được trong thời kỳ cách mạng”,coi đó là “kết quả của việc tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản đối vớigiai cấp vô sản đã được ít nhiều quyền tự do chính trị” 22

Liên quan đến vấn đề chính quyền, trong tác phẩm, V.I Lê-nin còn bàn

về sự khác nhau, nói cho đúng hơn, sự đối lập nhau giữa quan điểm tư tầm thường và quan điểm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính, về mối quan

sản-hệ giữa cách mạng và chuyên chính

Lê-nin chỉ ra, theo quan điểm tư sản-tầm thường (mà nghị quyết củahội nghị men-sê-vích đã tán thành và thể hiện) thì khái niệm chuyên chính vàkhái niệm dân chủ loại trừ nhau; quan điểm này hiểu chuyên chính có nghĩa làhủy bỏ tất cả mọi quyền tự do và tất cả những bảo đảm về quyền dân chủ, làmọi sự độc đoán, mọi sự lạm dụng quyền hành cho lợi ích cá nhân kẻ độc tài.Trong khi đó, quan điểm của chủ nghĩa Mác (mà nghị quyết của đại hội III -đại hội của những người bôn-sê-vích tán thành và thể hiện) khẳng định rằng,chuyên chính là biện pháp tất yếu của mọi chính quyền cách mạng để tiêudiệt, xóa bỏ những tàn dư, vết tích của chế độ cũ Phân tích tình hình lịch sửkhách quan nước Nga năm 1905, V.I Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Những vấn đề

to lớn trong đời sống của các dân tộc chỉ giải quyết bằng sức mạnh Chính cácgiai cấp phản động thường là những kẻ đầu tiên hay dùng đến bạo lực, nộichiến, hay “đưa lưỡi lê vào chương trình nghị sự” như chế độ chuyên chế Nga

đã từng làm như thế, và đang tiếp tục làm như thế một cách thường xuyên,triệt để, luôn luôn và khắp mọi nơi, từ ngày 9 tháng Giêng đến nay Và mộtkhi đã có tình hình như thế, một khi lưỡi lê đang thực sự được đưa lên hàng

21 sđd tr.36.

22 sđd tr.16.

Trang 20

đầu trong chương trình nghị sự chính trị, một khi khởi nghĩa đã rõ ràng là tấtyếu và bức thiết, thì những ảo tưởng lập hiến và những bài thực tập về chủnghĩa đại nghị theo lối nhà trường chỉ còn dùng để che đậy sự phản bội củagiai cấp tư sản đối với cách mạng… Lúc đó giai cấp chân chính cách mạngphải đề ra chính là khẩu hiệu chuyên chính” 23

b Bàn về thái độ của giai cấp vô sản đối với chính phủ cách mạng lâm thời, V.I Lê-nin khẳng định, trước hết, giai cấp vô sản cần xác định đúng tính

chất giai cấp của cách mạng dân chủ và xác định được thế nào là thắng lợiquyết định của cuộc cách mạng này đối với chính phủ Nga hoàng Như phầntrên đã phân tích, cách mạng dân chủ là phục vụ cho lợi ích của giai cấp tưsản, tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản Tuy nhiên, cũng vì lợi íchgiai cấp nên giai cấp tư sản không muốn tiến hành cách mạng dân chủ mộtcách triệt để, không muốn đạt tới thắng lợi quyết định của cách mạng đối vớichính phủ Nga hoàng, cụ thể là không muốn lật đổ chính phủ Nga hoàng màmuốn thỏa hiệp với chính phủ Nga hoàng chống lại phong trào đấu tranh của giai cấp

vô sản

Vì lợi ích giai cấp của mình cũng như vì lợi ích của toàn bộ phong tràocách mạng, giai cấp vô sản cần phải thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ pháttriển mạnh mẽ và đi tới thắng lợi cuối cùng, quyết định: lật đổ chính phủ Ngahoàng, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời Đó chính là câu trả lời chocâu hỏi “thái độ của giai cấp vô sản đối với chính phủ cách mạng lâm thờiphải như thế nào?” V.I Lê-nin viết: “Giải đáp vấn đề đó, nghị quyết của đạihội trước hết chỉ rõ cho toàn đảng là phải ra sức thuyết phục cho giai cấp côngnhân nhận thấy sự tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời Giaicấp công nhân cần nhận thức rõ sự tất yếu đó Trong lúc giai cấp tư sản “dânchủ” lờ đi không nói đến vấn đề lật đổ chính phủ Nga hoàng thì chúng ta phảiđặt vấn đề đó lên hàng đầu và nhấn mạnh vào sự tất yếu phải có một chínhphủ cách mạng lâm thời”

23 sđd tr.157-158.

Trang 21

Hơn nữa, trong những điều kiện khách quan về kinh tế-xã hội cũng như

về chính trị-xã hội, giai cấp vô sản với vai trò “là người đi đầu và lãnh đạo tất

cả mọi người trong cuộc đấu tranh cho dân chủ”24, giai cấp vô sản không chỉthuyết phục mọi người về tính tất yếu của chính phủ cách mạng lâm thời màcòn phải khẳng định một cách dứt khoát “về nguyên tắc thì đảng Dân chủ-xãhội có thể tham gia chính phủ cách mạng lâm thời (trong thời kỳ cách mạngdân chủ, trong thời kỳ đấu tranh cho chế độ cộng hòa)” 25

Đồng thời V.I Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng, “vấn đề có thể thừa nhận

về nguyên tắc đó, đương nhiên chưa phải là vấn đề hợp lý trong thực tế” 26.Chính vì thế mà nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội Nga khôngđưa ra những điều kiện cụ thể quy định cho việc tham gia chính phủ cáchmạng lâm thời Nhưng điều mà giai cấp vô sản cần và có thể làm đối với vấn

đề tham gia chính phủ cách mạng lâm thời là xác định mục đích và tính chấtcủa việc tham gia Nghị quyết đại hội III đã làm được điều đó, đã “chỉ rõ haimục tiêu của việc tham gia: 1) đấu tranh không khoan nhượng chống nhữngmưu đồ phản cách mạng và 2) bảo vệ những lợi ích riêng của giai cấp côngnhân” 27 Chính là ở đây đã thể hiện sự vận dụng đúng đắn nguyên lý của chủnghĩa Mác nói về bản chất của nhà nước là công cụ của một giai cấp này trấn

áp một giai cấp khác để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền Lê-nin viết:

“Trong lúc mà bọn tư sản tự do chủ nghĩa bắt đầu say sưa nói về tâm lý củaphái phản động …., đang ra sức uy hiếp tinh thần của nhân dân cách mạng vàkhuyên nhân dân phải nhân nhượng đối với chế độ chuyên chế, thì việc đảngcủa giai cấp vô sản nhắc nhở đến nhiệm vụ tiến hành một cuộc chiến tranhthực sự chống thế lực phản cách mạng, là điều đặc biệt hợp thời Những vấn

đề lớn về tự do chính trị và đấu tranh giai cấp chung quy chỉ có dùng sứcmạnh mới giải quyết được, và chúng ta phải quan tâm chuẩn bị và tổ chức sức

24 sđd tr.16.

25 sđd tr.19.

26 sđd tr.20.

27 sđd tr.20.

Ngày đăng: 06/08/2016, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w