1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1 vai tro cua dang bo tinh son la trong chien dich tay bac

11 434 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC ThS. Vũ Thái Dũng∗ Sơn La, tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Mảnh đất này đã trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển với những biến cố thăng trầm, những đổi thay to lớn gắn liền với lịch sử dân tộc và Cách mạng Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, cùng với truyền thống yêu nước hào hùng, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết gắn bó, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La làm nên những chiến công hiển hách, tiêu biển là chiến dịch Tây Bắc 1952. Tỉnh Sơn La đã trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển với những biến cố thăng trầm, những đổi thay to lớn, gắn liền với lịch sử dân tộc và cách mạng Việt Nam. Chính mảnh đất và con người nơi đây đã trải qua hàng ngàn năm chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương Sơn La ngày càng phồn thịnh, phát triển toàn diện trên vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc. Là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc nước ta, Sơn La có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ với nước bạn Lào. Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống yêu nước hào hùng, chính vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt chân lên vùng đất Sơn La, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân nơi đây dưới nhiều hình thức: từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang. Dù bị đàn áp dã man và đẫm máu, song nó thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, là cơ sở để Đảng ta xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân sức mạnh to lớn làm nên những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng. Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng cho kháng chiến Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La xây dựng lực lượng cho kháng chiến, góp phần to lớn vào chiến thắng của chiến dịch Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để kháng chiến lâu dài. Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ ba, Đảng ta nhấn mạnh chủ trương xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích để chuyển mạnh sang tổng phản công. Để triển khai Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba và Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn Liên khu Việt Bắc lần thứ nhất, Tỉnh ủy Sơn La đã triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng diễn ra trong hai ngày 11 và 1251950. Hội nghị đã quán triệt tình hình nhiệm vụ mới và chủ trương của Đảng về “chuyển mạnh sang tổng phản công” đồng thời đưa ra nghị quyết về việc xây dựng lực lượng cho kháng chiến theo hướng “phải khẩn trương xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, củng cố và phát triển dân quân du kích rộng rãi, tăng cường địch vận, thường xuyên chuẩn bị chiến trường ”. Trong nhiệm vụ công tác quân sự, Hội nghị vạch rõ: “bộ đội chủ lực rút về tập trung, giao nhiệm vụ giữ đất cho bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phải xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, củng cố và phát triển dân quân du kích rộng rãi để giữ vững và phát triển cơ sở ”. Đầu năm 1950, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh vào các huyện Mộc Yên, Mai Thuận, Mường La, Phù Yên. Chúng tấn công mạnh vào Mai Thuận để lập phòng tuyến sông Mã, phá vỡ cơ sở của ta ở Mường Hung, Chiềng Cang, Mường Chanh. Trước tình hình đó, Liên khu ủy đã ra Chỉ thị “củng cố hậu phương Sơn La”. Căn cứ theo Chỉ thị của Liên khu ủy, Tỉnh ủy Sơn La đã đề ra chủ trương và nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng địa phương, bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật, nâng cao năng lực chỉ huy, độc lập chiến đấu, sẵn sàng thay thế các đơn vị của Trung đoàn 148 nếu có lệnh phải điều đi chiến đấu nơi khác. Củng cố dân quân du kích xã, bản, phát huy năng lực chỉ huy của Ban Chỉ huy Tỉnh đội ”. (Chú thích 3 là đoạn nào?) Cũng trong năm 1950, cơ sở Đảng ở Sơn La phát triển khá nhanh, “tổng số đảng viên so với năm 1949 tăng 71%. Vai trò lãnh đạo của Đảng luôn luôn được đề cao, các tổ chức Đảng và các đảng viên đã chiến đấu một cách kiên cường, dũng cảm, quyết sống mái với quân thù. Bám đất, bám dân, bảo vệ cơ sở, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng ”. Sang năm 1951, trước tình hình nhiệm vụ mới, để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới, Trung ương đã mở đợt học tập chính trị trong toàn quân. Thực hiện Chỉ thị đó, tháng 71951, Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Sơn La được triệu tập. Đảng bộ tỉnh đã có những chỉ đạo mới về công tác quân sự, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về tư tưởng và tổ chức. “Các đồng chí cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành đều bắt buộc phải học tập và am hiểu về đường lối công tác quân sự của Đảng… Mặt khác, công tác huấn luyện quân sự cũng được đẩy mạnh. Mặc dù còn nhiều khó khăn, các lớp huấn luyện cho cán bộ chỉ huy, chiến sỹ, nhất là huấn luyện tân binh được mở rộng trong các khu căn cứ ”. Như vậy, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Sơn La đã củng cố cơ sở, xây dựng thành công các lực lượng vũ trang, cơ sở chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, bảo vệ và phát triển khu căn cứ kháng chiến. Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với quân dân cả nước giành thắng lợi chiến dịch Tây Bắc Tháng 21951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (từ ngày 11 đến này 1921951 ? ngày 11ngày 1921951) được triệu tập đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của tình hình đất nước. Cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần II, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ I đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội của nhân dân các dân tộc Sơn La. Thu đông 1952, Trung ương Đảng quyết định chuyển hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực đánh mạnh vào Tây Bắc. Để chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, ngay từ tháng 41952 Trung ương Đảng đã ra chỉ thị xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch. Trên cơ sở nhận định tình hình chiến dịch và khả năng tác chiến của bộ đội chủ lực trên chiến trường rừng núi, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng (1 or 2 cơ quan? thống nhất với bên dưới) đã nhóm họp và thống nhất quyết tâm giải phóng Tây Bắc. Mọi công tác chuẩn bị chiến dịch được xúc tiến khẩn trương, đặc biệt là về đường sá và công tác đảm bảo vật chất, hậu cần. Về chiến trường Tây Bắc, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh nhận định: “Tây Bắc là chiến trường rừng núi, một địa bàn chiến lược quan trọng ở phía Tây Bắc Bộ nước ta, là cầu nối giữa các tỉnh Liên khu 3 và Liên khu 4. Tây Bắc là chiến trường địch yếu, sơ hở, nhưng lại là địa bàn chiến lược hiểm yếu ”. Nhận rõ vị trí quan trọng của chiến dịch đối với Sơn La, để thực hiện tốt sự phối hợp hành động của địa phương với bộ đội chủ lực trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã khẩn trương triển khai nhiệm vụ do Khu ủy Tây Bắc giao. Lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền tỉnh nhận thấy, việc bộ đội chủ lực lên hoạt động tác chiến trên địa bàn tỉnh, tiêu diệt sinh lực địch sẽ giúp tỉnh trong công tác tranh thủ dân, phục hồi cơ sở, giải phóng đại bộ phận đất đai Sơn La, do đó, tỉnh phải gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiếp quản vùng giải phóng. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã phân công các đồng chí tỉnh ủy viên trực tiếp chỉ đạo từng huyện, thành lập ban cán sự và huyện đội các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, tăng cường cán bộ phụ trách công tác dân quân cho ba huyện mới hình thành ban cán sự. Mọi hoạt động đều diễn ra rất khẩn trương, đặc biệt là công tác chuẩn bị lực lượng phối hợp cùng các đơn vị chủ lực để giải phóng tỉnh Sơn La. Tháng 91952, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Mục tiêu chiến dịch là: tiêu diệt sinh lực địch; tranh thủ nhân dân; giải phóng một bộ phận đất đai vùng Tây Bắc Tổ quốc, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, phát triển chiến tranh du kích, tiến lên phá tan âm mưu của địch ở vùng đất rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng này. Lực lượng chủ lực tham gia gồm có các Đại đoàn bộ binh 308, 312, 316, Trung đoàn công binh 151 (Đại đoàn công pháo 151), Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 8 đại đội bộ đội địa phương của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu. Riêng Sơn La có 3 đại đội bộ đội địa phương và các đơn vị dân quân du kích của tỉnh tham gia phối hợp chiến đấu và phục vụ hậu cần. Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, các đơn vị chủ lực cùng bộ đội địa phương các tỉnh đã tập kết ở vị trí quy định. Công tác đảm bảo hậu cần được đáp ứng theo đúng kế hoạch. Bộ đội chủ lực, quân và dân Tây Bắc đã sẵn sàng bước vào chiến dịch. Đợt 1 chiến dịch Tây Bắc diễn ra từ ngày 14 đến ngày 23101952. Quân ta tổ chức tiến công, phá vỡ khu vực phòng ngự Nghĩa Lộ Phù Yên, giải phóng vùng tả ngạn sông Đà. Sau 11 ngày đêm chiến đấu kiên cường, đợt 1 chiến dịch Tây Bắc đã kết thúc thắng lợi. “Quân và dân ta đã thu được 1.400 súng trường, tiểu liên, 75 trung liên, 22 trọng liên, đại liên, 34 súng cối, 3 súng ĐKZ, 2 pháo 105mm, 14 vô tuyến điện và nhiều quân trang, quân dụng ”, đánh tan đại bộ phận quân địch ở phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên và giải phóng trên 10.000 km2 có đông đảo đồng bào các dân tộc đang sinh sống. Sau khi rút kinh nghiệm đợt 1 và củng cố lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Bắc quyết định tiến hành đợt 2 với nhiệm vụ vượt sông Đà, tiến công khu vực Tạ Khoa, Ba Lay, Mộc Châu nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ chủ yếu của địch trên tuyến sông Đà, tạo điều kiện giải phóng Sơn La Lai Châu. Trong đợt 2, ta tập trung 6 trung đoàn: 88, 102 (Đại đoàn 308); 209, 141 (Đại đoàn 312); 98, 174 (Đại đoàn 316) và Đại đoàn công pháo 351. Đêm 17111952, các đơn vị bộ đội tiến hành vượt sông Đà. Ngay đêm đó, Trung đoàn 209 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 141 nhanh chóng tiến công vào đồn Bản Hoa và tiêu diệt hơn 300 quân địch. Đêm 18111952, Trung đoàn 141 tập kích, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch tại Ba Lay, sau đó tiếp tục hành quân tiến lên cao nguyên Mộc Châu. Một loạt đồn bốt địch ở Mộc Châu đã nhanh chóng bị quân ta tiêu diệt. Tuyến phòng thủ như chiếc áo giáp sắt bị chọc thủng, địch ở các bốt từ Hát Tiêu tới Tạ Khoa và dọc đường 41 vội vã tháo chạy, co về Nà Sản. Đợt 2 chiến dịch Tây Bắc kết thúc. Quân ta giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn trên 17.700 km2, diệt và bắt trên 3.000 tên địch, thu nhiều khí tài quân sự. Đêm 30111952, quân ta mở chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Nhưng do lực lượng địch mạnh, nhận thấy bộ đội chưa đủ sức đánh tập đoàn cứ điểm này, Bộ Tư lệnh kết thúc chiến dịch vào ngày 10121952. Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn âm mưu củng cố cái gọi là “xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Sơn La, quân dân Sơn La đã góp phần không nhỏ xương máu và vật chất cho chiến dịch toàn thắng. “Quân và dân Sơn La đã đóng góp 1.421.220 ngày công, có đợt tới 4.000 dân công phục vụ liên tục hàng tháng, cung cấp được 693.434 kilôgam gạo, 8.000 kilôgam ngô, 48.321 kilôgam thịt các loại, vận chuyển 135 tấn gạo từ Phú Thọ lên các kho tiền phương. Quân và dân Sơn La đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, phối hợp với quân dân cả nước đưa chiến dịch Tây Bắc tới thắng lợi, góp phần giải phóng quê hương ” Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã chỉ đạo kết hợp tiến công quân sự với hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền, địch vận, tiêu diệt sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi chung của quân dân cả nước trong chiến dịch Tây Bắc, giải phóng một phần đất đai, mở thông đường biên giới với các nước bạn trên thế giới. Trải qua hơn một thế kỷ vận động và biến đổi không ngừng, lịch sử đã ghi nhận những thành tích to lớn, những chiến công oanh liệt và những đóng góp lớn lao của nhân dân các dân tộc Sơn La vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Sơn La đã anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm, cường quyền áp bức của chế độ thực dân phong kiến cũng như chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sơn La đã đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La đã vượt mọi khó khăn, xây dựng căn cứ kháng chiến, tăng cường lực lượng đánh bại kẻ thù, giải phóng quê hương, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Sơn La đã không tiếc sức người, sức của chỉ viện cho tiền tuyến, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của nhân dân miền Bắc trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giờ đây, nhân dân các dân tộc Sơn La đang cùng chung tay với nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tích to lớn và những chiến công oanh liệt đó không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dân tộc, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã góp phần thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giành những thắng lợi quan trọng trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Trang 1

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA TRONG

CHIẾN DỊCH TÂY BẮC

ThS Vũ Thái Dũng

Sơn La, tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng Mảnh đất này đã trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển với những biến cố thăng trầm, những đổi thay to lớn gắn liền với lịch sử dân tộc và Cách mạng Việt Nam Dưới sự chỉ đạo của Đảng, cùng với truyền thống yêu nước hào hùng, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết gắn bó, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La làm nên những chiến công hiển hách, tiêu biển là chiến dịch Tây Bắc 1952

Tỉnh Sơn La đã trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển với những biến cố thăng trầm, những đổi thay to lớn, gắn liền với lịch sử dân tộc và cách mạng Việt Nam Chính mảnh đất và con người nơi đây đã trải qua hàng ngàn năm chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương Sơn La ngày càng phồn thịnh, phát triển toàn diện trên vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc Là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc nước ta, Sơn La có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng và trong quan hệ với nước bạn Lào

Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 2

Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống yêu nước hào hùng, chính vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt chân lên vùng đất Sơn La, chúng

đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân nơi đây dưới nhiều hình thức: từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang Dù bị đàn áp dã man và đẫm máu, song

nó thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, là cơ sở để Đảng ta xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - sức mạnh to lớn làm nên những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng

Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng cho kháng chiến

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La xây dựng lực lượng cho kháng chiến, góp phần to lớn vào chiến thắng của chiến dịch Tây Bắc

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để kháng chiến lâu dài Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ ba, Đảng ta nhấn mạnh chủ trương xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương

và phát triển dân quân du kích để chuyển mạnh sang tổng phản công Để triển khai Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba và Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn Liên

Trang 3

khu Việt Bắc lần thứ nhất, Tỉnh ủy Sơn La đã triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng diễn ra trong hai ngày 11 và 12-5-1950 Hội nghị đã quán triệt tình hình nhiệm vụ mới và chủ trương của Đảng về “chuyển mạnh sang tổng phản công” đồng thời đưa

ra nghị quyết về việc xây dựng lực lượng cho kháng chiến theo hướng “phải khẩn trương xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, củng cố và phát triển dân quân du kích rộng rãi, tăng cường địch vận, thường xuyên chuẩn bị chiến trường 1” Trong nhiệm vụ công tác quân sự, Hội nghị vạch rõ: “bộ đội chủ lực rút về tập trung, giao nhiệm vụ giữ đất cho bộ đội địa phương và dân quân du kích Phải xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, củng cố và phát triển dân quân du kích rộng rãi để giữ vững và phát triển cơ sở 2”

Đầu năm 1950, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh vào các huyện Mộc - Yên, Mai - Thuận, Mường La, Phù Yên Chúng tấn công mạnh vào Mai - Thuận để lập phòng tuyến sông Mã, phá vỡ cơ sở của ta ở Mường Hung, Chiềng Cang, Mường Chanh Trước tình hình đó, Liên khu ủy đã ra Chỉ thị “củng cố hậu phương Sơn La” Căn cứ theo Chỉ thị của Liên khu ủy, Tỉnh

ủy Sơn La đã đề ra chủ trương và nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng địa phương, bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật, nâng cao năng lực chỉ huy, độc lập chiến đấu, sẵn sàng thay thế các đơn vị của Trung đoàn 148 nếu có lệnh phải điều đi chiến đấu nơi khác Củng cố dân quân du kích xã, bản, phát huy năng

1-1983, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xuất bản, tr.92

1-1983, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xuất bản, tr.92

Trang 4

lực chỉ huy của Ban Chỉ huy Tỉnh đội 3” (Chú thích 3 là đoạn nào?)

Cũng trong năm 1950, cơ sở Đảng ở Sơn La phát triển khá nhanh, “tổng

số đảng viên so với năm 1949 tăng 71% Vai trò lãnh đạo của Đảng luôn luôn được đề cao, các tổ chức Đảng và các đảng viên đã chiến đấu một cách kiên cường, dũng cảm, quyết sống mái với quân thù Bám đất, bám dân, bảo vệ cơ

sở, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng 4”

Sang năm 1951, trước tình hình nhiệm vụ mới, để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới, Trung ương đã mở đợt học tập chính trị trong toàn quân Thực hiện Chỉ thị đó, tháng 7-1951, Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Sơn

La được triệu tập

Đảng bộ tỉnh đã có những chỉ đạo mới về công tác quân sự, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về tư tưởng và tổ chức “Các đồng chí cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành đều bắt buộc phải học tập và

am hiểu về đường lối công tác quân sự của Đảng… Mặt khác, công tác huấn luyện quân sự cũng được đẩy mạnh Mặc dù còn nhiều khó khăn, các lớp huấn luyện cho cán bộ chỉ huy, chiến sỹ, nhất là huấn luyện tân binh được mở rộng trong các khu căn cứ 5”

Như vậy, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Sơn La đã củng

1-1983, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xuất bản, tr.102

1-1983, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xuất bản, tr.108

Trang 5

cố cơ sở, xây dựng thành công các lực lượng vũ trang, cơ sở chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, bảo

vệ và phát triển khu căn cứ kháng chiến

Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với quân dân cả nước giành thắng lợi chiến dịch Tây Bắc

Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (từ ngày 11 đến này 19-2-1951 ? ngày 11-ngày 19-2-1951) được triệu tập đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của tình hình đất nước Cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần II, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ I đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội của nhân dân các dân tộc Sơn La

Thu đông 1952, Trung ương Đảng quyết định chuyển hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực đánh mạnh vào Tây Bắc Để chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, ngay từ tháng 4-1952 Trung ương Đảng đã ra chỉ thị xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch Trên cơ sở nhận định tình hình chiến dịch và khả năng tác chiến của bộ đội chủ lực trên chiến trường rừng núi, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng (1 or 2 cơ quan? thống nhất với bên dưới) đã nhóm họp và thống nhất quyết tâm giải phóng Tây Bắc Mọi công tác chuẩn bị chiến dịch được xúc tiến

Trang 6

khẩn trương, đặc biệt là về đường sá và công tác đảm bảo vật chất, hậu cần Về chiến trường Tây Bắc, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh nhận định: “Tây Bắc là chiến trường rừng núi, một địa bàn chiến lược quan trọng ở phía Tây Bắc

Bộ nước ta, là cầu nối giữa các tỉnh Liên khu 3 và Liên khu 4 Tây Bắc là chiến trường địch yếu, sơ hở, nhưng lại là địa bàn chiến lược hiểm yếu 6”

Nhận rõ vị trí quan trọng của chiến dịch đối với Sơn La, để thực hiện tốt

sự phối hợp hành động của địa phương với bộ đội chủ lực trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã khẩn trương triển khai nhiệm

vụ do Khu ủy Tây Bắc giao Lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền tỉnh nhận thấy, việc bộ đội chủ lực lên hoạt động tác chiến trên địa bàn tỉnh, tiêu diệt sinh lực địch sẽ giúp tỉnh trong công tác tranh thủ dân, phục hồi cơ sở, giải phóng đại bộ phận đất đai Sơn La, do đó, tỉnh phải gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiếp quản vùng giải phóng

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã phân công các đồng chí tỉnh ủy viên trực tiếp chỉ đạo từng huyện, thành lập ban cán sự và huyện đội các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, tăng cường cán bộ phụ trách công tác dân quân cho ba huyện mới hình thành ban cán sự Mọi hoạt động đều diễn ra rất khẩn trương, đặc biệt là công tác chuẩn bị lực lượng phối hợp cùng các đơn vị chủ lực để giải

Trang 7

phóng tỉnh Sơn La.

Tháng 9-1952, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc Mục tiêu chiến dịch là: tiêu diệt sinh lực địch; tranh thủ nhân dân; giải phóng một bộ phận đất đai vùng Tây Bắc Tổ quốc, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, phát triển chiến tranh du kích, tiến lên phá tan âm mưu của địch ở vùng đất rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng này

Lực lượng chủ lực tham gia gồm có các Đại đoàn bộ binh 308, 312, 316, Trung đoàn công binh 151 (Đại đoàn công pháo 151), Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 8 đại đội bộ đội địa phương của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu Riêng Sơn La có 3 đại đội bộ đội địa phương và các đơn vị dân quân du kích của tỉnh tham gia phối hợp chiến đấu và phục vụ hậu cần

Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, các đơn vị chủ lực cùng bộ đội địa phương các tỉnh đã tập kết ở vị trí quy định Công tác đảm bảo hậu cần được đáp ứng theo đúng kế hoạch Bộ đội chủ lực, quân và dân Tây Bắc đã sẵn sàng bước vào chiến dịch

Đợt 1 chiến dịch Tây Bắc diễn ra từ ngày 14 đến ngày 23-10-1952 Quân

ta tổ chức tiến công, phá vỡ khu vực phòng ngự Nghĩa Lộ - Phù Yên, giải phóng vùng tả ngạn sông Đà Sau 11 ngày đêm chiến đấu kiên cường, đợt 1 chiến dịch Tây Bắc đã kết thúc thắng lợi “Quân và dân ta đã thu được 1.400 súng trường, tiểu liên, 75 trung liên, 22 trọng liên, đại liên, 34 súng cối, 3 súng ĐKZ, 2 pháo

Trang 8

105mm, 14 vô tuyến điện và nhiều quân trang, quân dụng 7”, đánh tan đại bộ phận quân địch ở phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên và giải phóng trên 10.000 km2 có đông đảo đồng bào các dân tộc đang sinh sống

Sau khi rút kinh nghiệm đợt 1 và củng cố lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Bắc quyết định tiến hành đợt 2 với nhiệm vụ vượt sông Đà, tiến công khu vực Tạ Khoa, Ba Lay, Mộc Châu nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ chủ yếu của địch trên tuyến sông Đà, tạo điều kiện giải phóng Sơn La - Lai Châu Trong đợt

2, ta tập trung 6 trung đoàn: 88, 102 (Đại đoàn 308); 209, 141 (Đại đoàn 312);

98, 174 (Đại đoàn 316) và Đại đoàn công pháo 351

Đêm 17-11-1952, các đơn vị bộ đội tiến hành vượt sông Đà Ngay đêm

đó, Trung đoàn 209 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 141 nhanh chóng tiến công vào đồn Bản Hoa và tiêu diệt hơn 300 quân địch Đêm 18-11-1952, Trung đoàn 141 tập kích, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch tại Ba Lay, sau đó tiếp tục hành quân tiến lên cao nguyên Mộc Châu Một loạt đồn bốt địch ở Mộc Châu đã nhanh chóng bị quân ta tiêu diệt Tuyến phòng thủ như chiếc áo giáp sắt bị chọc thủng, địch ở các bốt từ Hát Tiêu tới Tạ Khoa và dọc đường 41 vội vã tháo chạy, co về Nà Sản Đợt 2 chiến dịch Tây Bắc kết thúc Quân ta giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn trên 17.700 km2, diệt và bắt trên 3.000 tên địch, thu nhiều khí tài quân sự

Đêm 30-11-1952, quân ta mở chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm Nà

Trang 9

Sản Nhưng do lực lượng địch mạnh, nhận thấy bộ đội chưa đủ sức đánh tập đoàn cứ điểm này, Bộ Tư lệnh kết thúc chiến dịch vào ngày 10-12-1952

Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn âm mưu củng cố cái gọi là “xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Sơn La, quân dân Sơn La đã góp phần không nhỏ xương máu và vật chất cho chiến dịch toàn thắng “Quân và dân Sơn La đã đóng góp 1.421.220 ngày công, có đợt tới 4.000 dân công phục vụ liên tục hàng tháng, cung cấp được 693.434 kilôgam gạo, 8.000 kilôgam ngô, 48.321 kilôgam thịt các loại, vận chuyển 135 tấn gạo từ Phú Thọ lên các kho tiền phương Quân và dân Sơn La đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, phối hợp với quân dân cả nước đưa chiến dịch Tây Bắc tới thắng lợi, góp phần giải phóng quê hương 8”

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã chỉ đạo kết hợp tiến công quân sự với hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền, địch vận, tiêu diệt sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi chung của quân dân cả nước trong chiến dịch Tây Bắc, giải phóng một phần đất đai, mở thông đường biên giới với các nước bạn trên thế giới

Trải qua hơn một thế kỷ vận động và biến đổi không ngừng, lịch sử đã ghi nhận những thành tích to lớn, những chiến công oanh liệt và những đóng

Trang 10

góp lớn lao của nhân dân các dân tộc Sơn La vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Sơn La đã anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm, cường quyền áp bức của chế độ thực dân - phong kiến cũng như chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sơn La đã đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La đã vượt mọi khó khăn, xây dựng căn cứ kháng chiến, tăng cường lực lượng đánh bại kẻ thù, giải phóng quê hương, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Sơn La đã không tiếc sức người, sức của chỉ viện cho tiền tuyến, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của nhân dân miền Bắc trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Giờ đây, nhân dân các dân tộc Sơn La đang cùng chung tay với nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Những thành tích to lớn và những chiến công oanh liệt đó không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La Trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dân tộc, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã góp phần thực hiện thành công hai nhiệm

vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giành những thắng lợi quan trọng trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo

Ngày đăng: 04/08/2016, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w