DUONG THI Lf HUYEN
HUY DONG VON NUGC NGOAI CHO PHAT TRIEN
KINH TE TU NHAN TAI VIET NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2006
Danh mục các bảng, đề thị Lời mở đầu
Chương 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTTN VÀ HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN
1.1 Tổng quan về khu vực KTTN
1.1.1Khái niệm về KTTN 1.1.2Các hình thức của KTTN
1.1.3Tính tất yếu phát triển khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường
1.2 Huy động vốn nước ngoài đối với phát triển khu vực KTTN 1.2.1 Các hình thức huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn nước ngoài cho KV KTTN
13 Tác động của vốn nước ngoài đối với phát triển KTTN
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng thu hút vốn nước ngoài đối với sự
phát triển khu vực KTTN
Chương 2- THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT
TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát thực trạng hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2 Những thành tựu đạt được của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2.1 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.2.2 Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
Trang 22.1.3 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2.1 Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.2.1 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
2.2.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI) 2.2.2.3 Thu hút kiểu hối
2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3 - CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam đến năm 2010
3.2 Các biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho phát triển
KTTN tại Việt Nam
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 3.2.2 Các giải pháp vi mô
3.2.2.1 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.2.2.2 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ
Kết luận Tài liệu tham khảo
KTTN KTNN ĐTNN DN DNNQD DNNN TNHH XHCN
: Kinh tế tư nhân
: Kinh tế nhà nước : Đầu tư nước ngoài
: Doanh nghiệp
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Doanh nghiệp nhà nước
: Trách nhiệm hữu hạn
: Xã hội chủ nghĩa
EDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPT ODA BOT BTO BT
: Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường tài chính : Hỗ trợ phát triển chính thức
: Xây dựng —- Kinh doanh —- Chuyến giao
: Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
: Xây dựng - Chuyển giao
WB: Ngan hàng thế giới ADB IME IEDA NGO CG WTO
: Ngân hàng phát triển Châu Á : Qui tién tệ quốc tế
: Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp của Liên hiệp quốc
: Tổ chức phi Chính phủ : Nhóm tư vấn các nhà tài trợ
Trang 3Bảng 1: GDP trong nước phân theo thành phần kinh tế . - 55+ 32 Bảng2: Giá trị sản xuất công nghiệp cổ nước . c5 se crrcreseeerees 33
Bảng 3: Số DN hoạt động sản xuất kinh doanh có đến 31/12 ‹- 34 Bảng 4: Nguồn vốn của DN có đến 31/121 - 2 + scczczrrerxrererrsrersrree 36 Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn DN có đến 31/12 5+ sx+z+vexsversrerrrsee 36
Bảng 6: Thu ngân sách trên địa bàn TP.HCM - óc 5c cccsesrsrsrssree 38
Bảng 7: Số lao động trong DN có đến 31/12 -sssterkstirsrssrrrrrsrrerrree 38 Bang 8: Cơ cấu lao động trong DN có đến 31/122 ssscses+zeeersecee 39
Bảng 9: FDI theo ngành 1988-2005-chỉ tính các dự án còn hiệu lực 49 Bảng 10: FDI theo hình thức đầu tư 1988-2005-chỉ tính các dự án cịn hiệu lực 50
Bang 11: FDI theo nước 1988-2005-chỉ tính các dự án còn hiệu lực 51
Bang 12: FDI theo địa phương 1988-2005-chỉ tính các dự án còn hiệu lực 52 Bảng 13: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2005 .- c2 54
Bảng 14: Danh sách các Quĩ đầu tư nước ngồi trong làn sóng đầu tư thứ nhất 61
Bang 15: Các Qui dang hoạt động tại Việt Nam tính đến tháng 6/2006 62
Biểu đồ
Biểu số 1: Số lượng các DN thuộc khu vực KTTN đăng ký giai đoạn 1991- 2005 HH HH HH ng TH TH ng Hàm 29
Biểu đồ 2: So sánh số DN đăng ký hai giai đoạn: 1991 - 1999 và 2000 - 2005 .29 Biểu số 3: Tăng trưởng GDP cả nước - s5 + tcxerxerverxererretktrrerrriee 32 Biểu số 4: Cơ cấu DN có đến 31/12/2005 - -:-ccccssrtererrrtrrrrerrrrrerrrrvee 35
Biểu số 5: Cơ cấu DN khu vực KTTN có đến 31/12/2006 -.: 5c: 35
Biểu số 6: Tăng trưởng DN ¿ 5-62 2x t2 H11 crxcrrrec 35 Biểu số 7: Tăng trưởng nguồn vốn DN - 5e +‡ccxvsserrrtserrrrrsrrrrrrrvee 37 Biểu đồ 8: Cơ cấu lao động có đến 31/12/2005 5: 5eccccccrverrvsree 39
1 Sự cần thiết của dé tài
Để tiến hành nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần huy động tối đa các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có thành phần KTTN là một tất yếu khách quan và đây là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong nền kinh tế nước ta cũng như các nước trên thế giới Phát triển KTTN góp phần giải phóng mọi lực lượng sản xuất, huy động khai thác các tiểm lực dỗổi đào về vốn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề truyền thống thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước
Những nỗ lực của khu vực KTTN trong thời gian qua ở nước ta đã và đang góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lượng lực sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành,
KTTN đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, cần có những giải pháp đồng bộ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, khai thác tối ưu tiềm năng của khu vực này cho phát triển kinh tế quốc gia
Trong đó, huy động và sử dụng vốn nước ngoài, một nguồn vốn có ưu thế
cho đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, đang là khó khăn lớn nhất đối với khu
vực KTTN Việt Nam, do những bất cập từ cơ chế chính sách và khả năng tiếp cận vốn từ khu vực KTTN Vì lẽ đó, vần đề huy động vốn nước ngoài cho phát triển KTTN đang trở thành vấn để mà nhiễu người và xã hội quan tâm trong giai
đoạn hiện nay
Trang 42 Mục đích của luận văn
Luận văn này nhằm đến các mục đích sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận chung về các loại hình kinh tế thuộc khu vực KTTN và các lý luận cơ bản về vốn nước ngồi Từ đó, thấy được sự cần thiết phải nâng cao khả năng thu hút vốn nước ngoài đối với sự
phát triển khu vực KTTN
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam và khả năng huy động vốn nước ngoài của khu vực KTTN trong thời gian
qua Thấy được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc huy động vốn nước ngoài của khu vực KTTN Thứ ba: Để xuất một số biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho sự
phát triển KTTN tại Việt Nam 4 Phạm vỉ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, nội dung của luận văn hướng tập
trung vào các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của các doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN tại Việt Nam, không ởi sâu vào một ngành hay một số ngành cụ thể
Luận văn sử dụng số liệu tổng hợp có nguồn gốc bóc tách từ năm 2000 đến năm 2006 để có số liệu sát với thực tiễn làm cơ sở cho phân tích và đánh giá thực
trạng và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho phát
triển KTTN tại Việt Nam
Tuy nhiên dù học viên đã rất cố gắng trong việc thu thập số liệu, song kết
quả cũng chỉ dừng lại ở mức độ mà luận văn đạt được 4 Phương pháp nghiên cứu
như thấy được những hạn chế trong quá trình phát triển của KTTN và khả năng
huy động vốn nước ngoài của khu vực này Từ đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng huy động vốn nước ngoài cho sự phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
thống kê, phương pháp diễn giải và qui nạp, phương pháp so sánh 5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, chữ viết tắt, luận văn có
96 trang với kết cấu như sau:
Chương 1: Lý luận chung về KTTN và huy động vốn nước ngoài đối với sự phát
triển khu vực KTTN
Chương 2: Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển KTTN tại Việt Nam
Trang 5Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KTTN VÀ HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN
1.1 Tổng quan về khu vực KTTN 1.1.1 Khái niệm về KTTN
Sở hữu tư nhân là hình thức chiếm hữu, trong đó tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng là của riêng cá nhân Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở nảy sinh KTTN
6 Việt Nam, theo Luật DN năm 2005 thì DN được hiểu là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Như vậy, xuất phát từ bản chất của chế độ sở hữu tư nhân, có thể hiểu KTTN là tổng thể các DN, tổ chức kinh tế ra đời và tổn tại trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và tư liệu sản xuất và được gọi là khu vực KTTN KTTN hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
Cụ thể như tự chủ về vốn, về quy mô hoạt động, về phân phối sản phẩm, về
phương hướng huy động vốn, tự chủ lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh, hình thức tổ chức quản lý .và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
1.1.2 Các hình thức của KTTN
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà KTTN có các hình thức khác nhau
- Nếu tiếp cận dưới gốc độ sở hữu tư nhân thì KTTN được hiểu theo nghĩa hẹp gồm có: DN tư nhân, Cơng ty TNHH, Công ty cổ phần Với cách hiểu này chúng ta thấy có hai nhược điểm:
Một là, về phương pháp luận vơ tình đã phân cắt khu vực sở hữu tư nhân — KTTN ra hai mảng tách rời nhau (mảng kinh tế cá thể — tiểu chủ và mảng kinh
tế tư bản tư nhân) Nhưng trong thực tế sự ra đời, tổn tại, phát triển của chúng lại
có sự quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể: chúng đều hình thành, phát triển dựa
trên sở hữu tư nhân, vì thế chúng có cùng một kiểu quan hệ quản lý, quan hệ phân phối, chỉ khác nhau về quy mơ và trình độ phát triển Chúng vận động và
phát triển theo một logic từ thấp đến cao, từ kinh tế hộ cá thể — tiểu chủ lên DN
tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần theo quy luật tích tụ và tập trung sản
xuất và quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất
Hai là, với quan niệm trên đây sẽ không đánh giá đúng tiểm lực to lớn về
vai trị, vị trí của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
- Nếu tiếp cận theo cách phân định thành phần kinh tế thì KTTN gồm có: kinh tế
cá thể — tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân và một phần kinh tế có vốn đầu tư của
nước ngoài Cách tiếp cận này trên thực tế chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị phục
vụ cho việc phân định các thành phần giai cấp trong xã hội mà thôi Mà ngày nay việc phân định này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì giữa thành phần
kinh tế và giai cấp nó khơng hồn tồn tương đồng, cụ thể một giai cấp có thể nằm ở hai hay ba thành phần kinh tế, chẳng hạn giai cấp nông nhân hiện nay gắn liền với ba thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước (nông dân nhận khốn của nơng lâm trường), kinh tế tập thể (nông dân trong hợp tác xã), kinh tế cá thể —
tiểu chủ (nông dân cá thể)
- Nếu tiếp cận dưới góc độ tổ chức sản xuất kinh đoanh thì khu vực KTTN bao
gồm: các hộ kinh tế cá thể, hộ tiểu chủ (trang trại trong nông nghiệp), các DN tư nhân (cả trong và ngoài nước) và các hình thức kinh tế hỗn hợp của chúng như:
Công ty TNHH, Công ty cổ phần hoạt động trong tất cả các lĩnh vực nông
Trang 6vụ, thương mại Với quan niệm rộng lớn như trên các loại hình DN thuộc khu
vực KTTN có một số lợi thế như: có khả năng thích ứng với mọi ngành nghề từ
nông nghiệp đến công nghiệp, thương mại, dịch vụ; với mọi trình độ phát trién từ thủ công đến cơ khí, tự động hóa, tin học hóa; với quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn;
phù hợp với mọi địa bàn từ thành thị đến nông thôn; từ vùng sâu, vùng xa đến
biên giới hải đảo
Tóm lại, trong nên kinh tế thị trường ở nước ta tổn tại nhiều hình thức sỡ
hữu khác nhau, tương ứng với mỗi hình thức sở hữu có thể chia cấu trúc nền kinh
tế thành ba khu vực chính: đó là khu vực KTNN, khu vực KTTN và khu vực
ĐTNN Còn một khu vực kinh tế khác đó là khu vực kinh tế hỗn hợp giữa nhà
nước và tư nhân Khu vực này khi xét vốn đầu tư của bên nào chiếm tỷ lệ khống chế thì có thể xếp vào khu vực nhà nước hay khu vực tư nhân Cách chia cơ cấu kinh tế như vậy chỉ mang tính tương đối và tương ứng với mỗi khu vực kinh tế có
các loại hình DN khác nhau Riêng khu vực KTTN bao gồm các loại hình DN:
Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, DN tư nhân và các nhóm,
cá thể kinh doanh
Theo Luật DN năm 2005, ta có thể hiểu:
- Công ty TNHH là DN, trong đó: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
thành viên không vượt quá năm mươi; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
DN; phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh đoanh; công
ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần
- Công ty cổ phần là DN, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN; cổ
đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phân của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định không được chuyển nhượng trong Luật này; có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
- Công ty hợp danh là DN, trong đó: phải có ít nhất hai thành viên hợp danh (là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn, thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty Cơng ty hợp danh có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh danh và không được
phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- DN tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của DN DN tư nhân không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyển thành lập một DN tư
nhân
- Các nhóm, cá thể kinh doanh không cần vốn pháp định, đó chính là sự khác nhau cơ bản với chủ DN tư nhân và công ty
1.1.3 Tính tất yếu phát triển khu vực KTTN trong nên kinh tế thị trường Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực KTTN trong nên kính tế quốc gia Nhận thức này không phải ngay một lúc mà có được, nó là kết quả thực tiễn của một quá trình tương đối dài về sự tổn tại và phát triển sống động của KTTN
Trang 7triệt tiêu khu vực kinh tế này và chỉ tạo điều kiện để KTNN, kinh tế tập thể phát
triển Hậu quả là nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển, đời sống nhân dân vơ cùng
khó khăn Trong khi đó ở các nước phát triển theo mô hình kinh tế thị trường, KTTN phát triỂn song song và bổ trợ với KTNN Thậm chí KTTN phát triển nhanh, mạnh mẽ, góp phan quan trong làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh Người ta nhận thấy rõ ràng tác dụng không thể phủ nhận là khu vực KTTN có
thể thúc đẩy cạnh tranh, thực hiện phân bổ tài nguyên một cách hợp lý hơn so với khu vực KTNN vì những lý do xuất phát từ lợi ích trực tiếp do tính chất sở
hữu của KTTN so với KTNN
Ngay ở trong khu vực, các con Rồng Châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Singgapo, Han Quốc đạt được sự tăng trưởng thần kỳ về kinh tế chính là nhờ
các nước này đã thành công trong việc phát triển khu vực KTTN, đồng thời tạo
ra sự kết hợp hài hòa, bổ sung lẫn nhau giữa KTTN và KTNN
Hiện nay ở hầu hết các nước, KTTN đóng vai trò rất quan trọng chi phối rất lớn đến công cuộc phát triỂn kinh tế — xã hội
Việt Nam tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều
kiện tiềm lực và khả năng của KTNN, kinh tế tập thể chưa đủ mạnh để có thể
đảm đương được việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong khi đó các thành phần
KTTN, kinh tế cá thể, tiểu chủ có khả năng phát triển mạnh, sự có mặt của
khu vực KTTN tạo động lực mới trong nên kinh tế, tiếp tục giải phóng mọi lực
lượng sản xuất, huy động khai thác các tiềm lực dỗổi dào về vốn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề truyền thống thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước Vì vậy, khuyến khích phát triển KTTN là nội dung quan trọng của đổi mới
kinh tế ở nước ta Do vậy, để tiến hành nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa cần huy động tối đa các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có thành phần KTTN là một tất yếu khách quan, là một bộ phận cấu thành không thể
thiếu được trong nền kinh tế nước ta cũng như các nước khác trên thế giới Điều
này dựa trên cả cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
- Về cơ sở lý luận: học thuyết của Lênin cũng như các học thuyết kinh tế học hiện đại đều chỉ ra rằng các nước cần phải phát triển KTTN, tạo động lực để thúc đẩy nên kinh tế tăng trưởng nhanh
- Về cơ sở thực tiễn: sự cần thiết phát triển KTTN bộc lộ rõ ở vai trò, cụ thể:
Thứ nhất, huy động mọi nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế
Một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân chủ trương thực hiện trong thời kỳ quá độ lên
CNXH là giải phóng mọi sức sản xuất để làm ra nhiều của cải vật chất và tỉnh thần nhằm cải thiện không ngừng đời sống của nhân dân Mục tiêu ấy chỉ có thể
thực hiện khi huy động được các nguồn lực trong nước, khai thác có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động tiền vốn để mở rộng sản xuất Phát triển
KTTN là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này là vì cho phép khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước
KTTN có vai trị to lớn trong việc huy động vốn đầu tư rộng rãi trong nhân dân cho phát triển sản xuất, tạo động lực và môi trường cạnh tranh sống động,
linh hoạt, sáng tạo cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo
ra nhiều của cải hàng hóa cho xã hội, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành sản xuất Theo ước tính của các chuyên gia tài chính ngân hàng thì nguồn vốn dưới các dạng trong dân còn rất lớn khoảng trên 20 tỷ USD, vì thế phát triển KTTN mới có thể
khai thác tốt được nguồn vốn trong dân
Vậy, sự tổn tại KTTN ở nước ta là một đòi hỏi bức thiết của thực tiễn xây
dựng, phát triển đất nước nhằm khơi dậy và phát huy các tiềm năng về vốn, sức
Trang 8bền linh hoạt, sáng tạo của KTTN Góp phần giải phóng đáng kể lực lượng sản
xuất xã hội, tăng trưởng kinh tế, từng bước khắc phục sự nghèo đói, cải thiện đời sống nhân dân
Thứ hai, tạo sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Khu vực KTTN phát triển về hình thức sở hữu, về quản lý và phân phối
tạo nên sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các ngành,
các lĩnh vực sản xuất, từ đó tạo khả năng huy động rộng rãi tiểm năng nguồn lực
trong toàn xã hội để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều của cải làm giàu cho mình
và cho đất nước Các loại hình tổ chức của KTTN được tự do phát triển, Nhà
nước tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, được luật pháp
bảo hộ và là biểu hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế trong xã hội ta Từ đó khơi dậy và phát huy tính năng động , nhạy bén, cần cù sáng tạo của quần chúng
nhân dân trong lao động và sản xuất, thúc đẩy nên kinh tế hàng hóa phát triển,
góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Mặt
khác quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế được mở rộng nói trên sẽ tác động
và đòi hỏi sự cải tiến về tổ chức, quản lý của nhà nước theo hướng hiện đại, văn minh, tiến bộ cũng như thúc đẩy nâng cao đời sống văn hóa dân trí và tinh thần trong toàn xã hội
Phát triển khu vực KTTN đặt ra yêu cầu đối với bộ máy quản lý nhà nước
phải chuyển đổi và thích nghi Sự chuyển đổi bộ máy và chức năng quản lý của
nhà nước phải theo hướng tăng cường quản lý vĩ mô và giảm thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của DN
Sự có mặt của khu vực KTTN đồi hỏi phải có sự hồn chỉnh hệ thống luật pháp, trước hết là hệ thống pháp luật về kinh tế Hệ thống luật pháp vừa đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế hiện chưa có đầy đủ ở nước ta Sự tổn tại khu vực KTTN buộc
nhà nước phải xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, đồng bộ, một yêu cầu
cấp bách của quản lý vĩ mô của nhà nước
Thứ ba, tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển Phát triển khu vực KTTN theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước sẽ thúc đẩy mọi thành viên trong xã hội nỗ lực đầu tư năng động trong việc khai thác mọi nguồn lực làm ra của cải đáp ứng nhu cầu cho mình và đóng góp
cho xã hội Tác động tích cực này tác động nhiều đến khu vực KTNN Giá thành
sản phẩm rẻ, mẫu mã hàng hóa đa dạng và luôn luôn đổi mới của khu vực sản xuất tư nhân có sức cạnh tranh mạnh mẽ và là động lực thúc đẩy KTNN năng động lên
Vậy, sự hợp tác liên doanh của KTTN với KTNN và kinh tế tập thể như
một tất yếu nấy sinh, khi phát triển KTTN sẽ tạo thêm động lực cho hai thành phần kinh tế này phát triển vượt qua năng lực của nó, khắc phục những hạn chế của khu vực quốc doanh, nhờ đó sẽ phát huy hết tiểm năng
Thứ tư , góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển KTTN góp phần tích cực vào sự chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại Ưu thế nổi trội của KTTN là năng động, nhạy bén, linh hoạt
trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nắm bắt và đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường để tìm kiếm hiệu quả, lợi nhuận Do vậy họ luôn tìm kiếm phát hiện ngành, lĩnh vực mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận, từ đó thúc đẩy sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, ngày càng hiện đại
Ngoài ra phát triển KTTN sẽ tạo ra một đội ngũ những nhà DN năng động,
Trang 9đồng bộ và hoàn thiện những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thứ năm, giải quyết việc làm, chuyến dịch cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực
Khu vực KTTN phát triển khắp các vùng của đất nước tạo khả năng to lớn trong giải quyết việc làm và đời sống của người lao động Trong cơ chế cạnh tranh thị trường, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, KTTN
phải tìm mọi cách tuyển chọn, bồi dưỡng, đạo tạo, nâng cao trình độ, năng lực,
tay nghề của người lao động, cũng như bố trí sử dụng hợp lý, khoa học từ đó
góp phần to lớn vào sự phát triỂn lực lượng lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế
Các DN thuộc KTTN đông đảo với nhiều qui mô, nhiều ngành nghề không những thu hút nhiều lao động, giải quyết nhiễu việc làm mà còn là lò luyện đội
ngũ các nhà DN sau khi họ tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và các trường khác
Thứ sáu, phát triỂn kinh tế đối ngoại
Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hóa cùng với xu thế và đặc điểm
thời đại về mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là môi trường và điều kiện cho KTTN phát huy các ưu thế, hiệu quả của mình cho nền kinh tế KTTN góp phần
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hiện đại hóa sản xuất: sự phát triển của
KTTN tạo ra khối lượng lớn về hàng xuất khẩu đồng thời mở rộng khả năng và là đối tác thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, nhập về
các tiểm năng, nguồn lực rộng lớn trong nhân dân cho phát triển sản xuất, góp
phần hiện đại hóa nên kinh tế Vậy, phát triển KTTN sẽ tạo ra môi trường kinh
tế thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa của đất nước
Tóm lại, mặc dù cịn những cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của khu
vực KTTN, nhưng rõ ràng là KTTN đang từng bước trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế nhanh và bên vững, tạo sự Ổn định xã hội, là công cụ quan trọng để tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải biến nên công nghiệp lạc hậu, tiếp nhận những tri thức, công nghệ, phương pháp quản lý mới, đáp ứng nhu câu đa dạng của thị trừơng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn nhàn rỗi, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo động lực cạnh tranh và phát triển kinh
tế Nói một cách khác, phát triển KTTN là tất yếu trong nền kinh tế thị trường
1.2 Huy động vốn nước ngoài đối với phát triển khu vực KTTN
1.2.1 Các hình thức huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực
KTTN
Các nguồn vốn nước ngoài vào một quốc gia thông qua quá trình trao đổi vốn quốc tế Trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, vốn được trao đổi giữa các quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều chủ thể khác nhau Quá trình trao đổi vốn quốc tế đã làm tăng lợi ích của các chủ thể kinh tế
vì vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn Nhìn từ góc độ lợi ích của một
quốc gia, tham gia vào trao đổi vốn quốc tế sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực
trong nước được khai thác một cách tối ưu, các tiềm năng chuyển thành hiện
thực tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho nên kính tế
Vốn nước ngoài vào một quốc gia thường đi kèm với công nghệ, vì vậy nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn tạo cơ hội cho các DN sản xuất — kinh doanh đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa để tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế
Trang 10nhiên, thông thường sử dụng 2 tiêu thức phân loại các nguồn vốn nước ngoài vào
một quốc gia:
Tiêu thức 1: Căn cứ vào nội dung vận động của các nguồn vốn nước ngồi, với mục đích xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn thì vốn nước ngồi có các hình thức sau:
- Các nguồn vốn từ quan hệ thanh toán quốc tế, bao gồm: các quan hệ trả tiền
đối ứng với các luồng hàng hóa, dịch vụ mà trong nước đã cung cấp cho nước
ngoài Nguồn vốn này gắn liền với hoạt động ngoại thương (xuất - nhập khẩu hàng hóa), du lịch quốc tế, hợp tác lao động quốc tế, các quan hệ quốc tế về
văn hóa — xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao Trong đó liên quan trực tiếp
đến vốn cung cấp cho hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh là các nguồn vốn có được từ hoạt động xuất - nhập khẩu, vốn được gửi về từ các người thân đi lao động ở nước ngoài (kiều hối)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDJ), là dòng vốn mà chủ đầu tư nước ngoài đưa vốn đầu tư vào một quốc gia khác và trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử
dụng vốn, Các chủ đầu tr trực tiếp có thể là mọi tổ chức và cá nhân của nước ngồi dưới các hình thức đầu tư khác nhau tùy theo luật pháp nước chủ nhà
Hiện nay, ở Việt Nam cho phép áp dụng các hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài Bên nhận đầu tư có thể là mọi tổ chức và cá nhân trong nước
EDI là một hình thức đầu tư mang đến nhiều tác động có lợi cho cả hai
bên Đối với các nước nhận đầu tư sẽ tạo cơ hội thu hút công nghệ tiên tiến, kinh
nghiệm quản lý kinh đoanh nước ngoài, khai thác tốt lợi thế trong nước, có thể
nâng cao hiệu quả phần vốn đóng góp, tăng tích luỹ, mở rộng cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy vậy, mặt trái của việc tiếp nhận FDI là nước chủ
nhà khó chủ động bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ, tài nguyên
bị khai thác quá mức, có thể du nhập cơng nghệ thứ yếu và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
Đối với các DN sản xuất kinh doanh, khi liên kết liên doanh với các chủ
đầu tư nước ngồi sẽ có thêm nguồn vốn để đổi mới cơng nghệ vì quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh nên có nhiều
khả năng thu hút công nghệ tiến bộ hơn so với việc nhập khẩu, học tập được các
kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh, về tiếp cận thị trường .tăắng thêm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường Nhưng nếu khơng có một cơ chế trách nhiệm và kiểm sốt tốt, thì phần lợi ích mang lại cho các nhà đầu tư trong nước sẽ không tương xứng, vì các chủ đầu tư nước ngoài vừa giàu kinh nghiệm vừa mạnh về tiềm lực
sẽ lấn át bạn liên doanh của mình, chẳng hạn vốn góp của họ chỉ là công nghệ thải loại trong khi xác định giá trị đóng góp lại quá cao so với giá trị thực
Khai thác tính hai mặt của FDI vào mục đích ầm ra mặt tích cực của dòng vốn này, hỗ trợ cho sự lớn mạnh của các DN sản xuất kinh doanh trong nước
- Đầu tư gián tiếp nước ngồi là hình thức chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư nhưng không trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Tất cả các chủ thể kinh tế — xã hội của mọi quốc gia đều có thể tham gia đâu tư gián tiếp
nước ngoài, đó là các chương trình và các dự án của các ngành được thực hiện
bằng nguồn vốn tín dụng của Chính phủ; các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, ADB, IME, IFDA ; các tổ chức phi Chính Phủ, các chủ đầu tư tư
nhân Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ ngày càng phong
phú và da dạng, gồm: viện trợ quốc tế khơng hồn lại, ODA, đầu tư chứng khoán quốc tế Tương ứng với mỗi một hình thức đầu tư thì chủ thể đầu tư và
Trang 11+ Nguồn vốn có từ viện trợ quốc tế khơng hồn lại, có thể là viện trợ song phương (vốn của một Chính phủ nước ngoài), viện trợ đa phương (vốn từ một tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, của các tổ chức tài chính tiễn tệ quốc tế ), viện trợ của NGO Tiếp nhận ngn vốn này có thể là Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế — xã hội, địa phương Phần lớn nguồn vốn viện trợ quốc tế
khơng hồn lại vào các nước đang phát triển với mục tiêu từ thiện Quốc gia nhận vốn không phải lo hoàn trả mà chỉ cần sử dụng đúng mục đích, tạo niềm tin
với các nhà tài trợ Nguồn vốn viện trợ quốc tế khơng hồn lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng các dòng vốn trao đổi giữa các quốc gia
+ ODA, chủ yếu là các nguồn vốn đầu tư gián tiếp của các tổ chức quốc tế và
các Chính phủ vào các nước đang phát triển dưới hình thức tín dụng ưu đãi quốc
tế, số lượng vốn vay lớn, thời gian vay dài ( có khoản vay sau 30 — 40 năm mới phải trả gốc), lãi suất thấp hơn lãi suất thị trừơng , thậm chí có thời gian ân hạn Chủ đầu tư thường khơng cơi trọng lợi ích kinh tế, mà họ quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu chính trị - xã hội Vì vậy để có được nguôn vốn này, các nước
đang phát triển phải xây dựng các chương trình, dự án đầu tư rõ ràng, thuyết
minh tiến độ và sau đó là đánh giá hiệu quả đầu tư Chủ tiếp nhận nguồn vốn
ODA thường là Chính phủ, sử dụng vào những lĩnh vực mà tư nhân không muốn
hoặc tư nhân khơng có khả năng đầu tư (xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế — xã hội)
tạo hàng hóa cơng cộng Trách nhiệm trả nợ nguồn vốn này thuộc về Chính phủ, trong đó Bộ tài chính đàm phán vay và trả các khoản nợ này
+ Nguồn vốn từ đầu tư chứng khoán quốc tế, do các chủ đầu tư dưới hình thức
mua chứng khoán trên các thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu quốc tế hoặc đầu tư thơng qua Qụ đầu tư chứng khoán và thông qua
các định chế tài chính trung gian Chủ đầu tư có thể là tất cả các chủ thể kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, hưởng lợi tức nhưng không tham gia điều hành đối
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Chủ thể nhận đầu tư thông qua các loại chứng khoán phát hành trên thị trường: Chính phủ nhận vốn đầu tư quốc tế qua phát hành trái phiếu quốc tế; các DN nhận vốn đầu tư quốc tế qua phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu công ty Đây là nguồn vốn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn cho bên nhận đầu tư, thông qua sự phát triển của thị trường chứng khoán, nguồn vốn đầu tư này góp phần tích cực cho tăng trưởng và phát triển Tuy nhiên, hình thức này ln tiềm ẩn những yếu tố rủi ro cho bên nhận đầu tư nếu các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn trong thời gian ngắn thông qua việc bán cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán
Rõ ràng, nếu đứng trên chủ thể tiếp nhận vốn nước ngoài bao giờ cũng phải nhận rõ cả 2 mặt: lợi ích và bất lợi của từng loại vốn, để tùy theo từng điều
kiện cụ thể lựa chọn hình thức huy động vốn có lợi nhất
Tiêu thức 2: căn cứ vào chủ thể tiếp nhận vốn nước ngoài, với mục đích
xác nhận trách nhiệm hồn trả vốn, có vốn nước ngoài chuyển vào khu vực Chính phủ và vốn nước ngoài chuyển vào khu vực tư nhân Vẫn là các nguồn
vốn nước ngoài đã nói đến ở cách phân loại thứ nhất, nhưng theo cách phân loại
này người ta nhìn thấy ngay dịng chẩy vốn nứơc ngoài vào 2 khu vực kinh tế khác nhau, và do đó quyển sử dụng và trách nhiệm hoàn trả cũng khác nhau Đây là cách phân loại mà các nhà quản lý tài chính thường áp dụng để xem xét gánh nặng nợ và khả năng hoàn trả nợ của các Chính phủ trong các thời kỳ kinh
tế,
-Các nguồn vốn nước ngoài vào khu vực Chính phủ, bao gồm tất cả các nguồn vốn nước ngoài vào một nước mà Chính phủ nước đó là người tiếp nhận, sử
dụng và thực hiện nghĩa vụ thanh tốn, đó là: chênh lệch (+) thanh toán quốc
tế từ các hợp tác kinh tế giữa Chính phủ với nước ngồi; viện trợ nước ngoài
Trang 12mại) từ các Chính phủ nước ngoài (nợ song phương) hoặc các tổ chức quốc tế
(nợ đa phương); nguồn vốn có được từ phát hành trái phiếu Chính phủ ra nứơc
ngoài (nợ các cá nhân, nợ các tổ chức nứơc ngoài) Tất cả các nguồn vốn này đều thuộc quyển sử dụng của Chính phủ, hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào khả
năng điều hành và quản lý kinh tế của từng quốc gia
-Các nguồn vốn nước ngoài vào khu vực tư nhân, bao gồm tất cả các nguồn vốn
nước ngoài vào một nước mà tư nhân là người tiếp nhận, sử dụng và thực hiện
nghĩa vụ thanh tốn, đó là: chênh lệch (+) từ các khoản thanh toán thương mại
và dịch vụ quốc tế; tín dụng thương mại quốc tế; kiều hối; FDI dưới 2 hình thức
: hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng và hình thức liên doanh; nợ
tư nhân nước ngoài (nợ thương mại, nợ phi Chính phủ); nguồn vốn có được từ
phát hành cổ phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu công ty thông qua thị trường chứng khốn; nguồn vốn có được thông qua các loại quĩ như Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, Ngân hàng phát triển (trước đây là Quĩ hỗ trợ phát triển) và
các loại quĩ khác của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Những nguồn vốn vào khu vực tư nhân rất đa dạng, tuy Chính phủ khơng có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với phần lớn nguồn vốn này, nhưng hiệu quả sử dụng vốn ở khu vực tư nhân cũng sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế (nếu sử dụng với hiệu quả cao) hay suy giảm kinh tế (nếu sử dụng
kém hiệu quả) Vì vậy Chính phủ vẫn phải giám sát và sử dụng các công cụ điều
hành vĩ mơ tác động tích cực đến việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đó ở
khu vực KTTN nhằm khai thác mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của nó
Ngồi hai dịng vốn kể trên, còn vốn nước ngoài vào một quốc gia nhưng vẫn do chủ thể nước ngoài trực tiếp sử dụng, đó là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài dứơi hình thức 100% vốn nước ngoài Tuy các chủ thể kinh tế trong nước
không sử dụng nguồn vốn này, nhưng nó vẫn có lợi ích chung cho quốc gia nhận
vốn (tạo việc làm, tăng thu nhập ), đồng thời nó cũng bộc lộ những tiêu cực,
nên các Chính phủ một mặt khuyến khích thu hút vốn, mặt khác kiểm soát hạn chế tiêu cực
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn nước ngồi cho khu vực
KTTN
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn nước ngoài cho khu vực kinh tế nói chung và khu vực KTTN nói riêng, tuy nhiên ở đây chỉ nêu một số nhân tố
điển hình:
Thứ nhất, vấn để tiếp cận vốn Theo quy luật, nguồn vốn được luân chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu với chỉ phí sử dụng vốn ấn định Và để thực
hiện được việc luân chuyển này thì phải có một bàn tay vơ hình tác động đó chính là Nhà nước Tùy thuộc vào chính sách chế độ của Nhà nước cho phép khu
vực KTTN tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài mà lượng vốn huy động được có
đủ đáp ứng nhu cầu cho phát triển khu vực KTTN
Thứ hai, vẫn để tiếp cận về đất đai Mặt bằng kinh doanh là yếu tố mà nhà đầu tư cần phải nghiên cứu khi ra quyết định đầu tư Nếu vấn đề tiếp cận đất
đai gặp khó khăn do cơ chế, chính sách tạo ra thì họ sẽ không đầu tư hoặc nếu họ đầu tư theo hình thức liên doanh một bên có đất và một bên có vốn nhưng cả
mặt bằng khơng có hoặc diện tích mặt bằng không đủ hoặc giá thuê mặt bằng quá cao thì việc đầu tư khơng thành công Cuối cùng, việc huy động vốn nước
ngoài cho khu vực KTTN mất đi cơ hội
Trang 13Thứ tư, lĩnh vực hạ tầng giao thông Các nhà đầu tư nước ngoài gặp phải những khó khăn nhiều nhất Điều này cho thấy nhu cầu của các nhà đầu tư này cao hơn rất nhiều, đặc biệt là việc đáp ứng nhu cầu chuyên chở phân phát kịp thời những sản phẩm của họ đến các thị trừơng thế giới Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên thị trường trong nước có thể sẽ đương đầu tốt hơn đối với
những trổ ngại do cơ sở hạ tầng nghèo nàn
Thứ năm, các quy định của Nhà nước về hành chính liên quan đến đầu tư
nước ngoài
-_Ở nước ta, Luật DN có mâu thuẫn với các Luật chuyên ngành Chính trong
Luật chuyên ngành lại có những “tư tưởng độc quyền”, khiến sự thống nhất
trong qui hoạch giấy phép con gặp nhiều khó khăn Luật DN năm 2000 được xem là một sự đột phá về cải cách hành chánh, nhưng trong đó có nạn bùng phát giấy phép con Ngày 1 tháng 7 năm 2006, luật DN năm 2005 có hiệu lực
Luật mới, nhưng sẽ khó để tạo ra thay đổi mới trong việc khống chế làn sóng
giấy phép kinh doanh Tham nhũng làm tăng chỉ phí kinh doanh và có thể làm
méo mó các chính sách phát triển kinh tế Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài
khó tiên liệu về khả năng thay đổi của Chính sách, thông tin kém minh bạch và công khai, thủ tục thành lập DN phức tạp và tốn nhiễu thời gian là những
yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Ngoài ra, năng lực và trách nhiệm của chính quyển một số địa phương còn
hạn chế, Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài ở DN của từng tỉnh, từng thành phố Chính quyển địa phương chính là người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nhà đầu tư Và hành vi của đội ngũ công chức của từng chính quyền địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài
1.3 Tác động của vốn nước ngoài đối với phát triển KTTN
Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, người có tiền đã có cơ hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, họ được làm giàu bằng chính sức lao động
của mình và qua đó cũng đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước, giải
quyết việc làm, tác động phân bố có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, góp
phan phát triển kinh tế Tuy nhiên để duy trì và phát triỂn hoạt động sắn xuất
kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa
dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn
Trong điểu kiện vốn đầu tư trong nước cho khu vực KTTN còn thấp, khi
mà trình độ tích tụ và tập trung tư bản cịn chưa cao, thì vốn nước ngoài sẽ là nguồn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thác triệt để tiềm năng, tạo ra những cơ hội cho KTTN Việt
Nam hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới
Các nguồn vốn nước ngoài vào khu vực KTTN Việt Nam có những tác động
tích cực sau:
- Một là, thông qua nguồn vốn tín dụng thương mại quốc tế giúp khu vực KTTN khắc phục những khó khăn trong thanh tốn nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ từ nước ngồi, góp phần đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản
xuất kinh doanh Tuy nhiên, đây là nguồn vốn chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn và không phải là nguồn vốn đầu tư
- Hai là, thông qua FDI, khu vực KTTN sẽ có được nguồn lực quan trọng cho đầu
tư phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh, vì đây là nguồn vốn đầu tư dài hạn Vốn nước ngoài vào khu vực KTTN Việt Nam bằng con đường đầu tư trực tiếp (hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức liên doanh) không
Trang 14công nghệ hiện đại qua chuyển giao công nghệ đầu tư từ phía bạn Mặt khác, khi hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, các DN Việt Nam cịn có thêm những kinh nghiệm quản lý kinh doanh trong kinh tế thị trường, có cơ hội đào tạo nguồn nhân lực vừa có tay nghề cao vừa có tác phong cơng nghiệp, thêm
những cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Việt Nam đi dần vào quĩ đạo của kinh tế thị trường và hội nhập cùng với khu vực Đối với khu vực KTTN Việt Nam, vốn đầu tư dài hạn của
nước ngồi có tầm quan trọng bổ sung nguồn lực cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển Nhưng sự khác biệt về tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài so với vốn đầu tư trong nước chính từ đặc trưng của nguồn vốn, đó là: vốn bằng ngoại tệ hoặc vốn đầu tư dưới dạng đầu tư công nghệ và những bí quyết sản xuất kinh
doanh mà không thể mua được bằng nguồn vốn trong nước; đặc biệt là những ưu thế đi cùng với nguồn vốn này là những kinh nghiệm quản lý, tác phong công
nghiệp của người lao động góp phần đột phá những bế tắc đã từng cẩn trở hướng
đi lên của KTTN Việt Nam FDI vào khu vực KTTN Việt Nam cịn góp phần mở rộng lĩnh vực kinh doanh, hình thành một số ngành nghề mới có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, như cơng nghệ thơng tin, công nghệ sản xuất ô tô, sản xuất xe máy là động lực cho phát triển các
ngành nghề khác theo công nghệ mới
- Ba là, vốn đầu tư nước ngoài tư nhân thu hút qua thị trường chứng khoán ( trường hợp thị trường chứng khoán phát triển cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trong nước) Nguồn vốn này có tác dụng quan trọng trong
việc đáp ứng nhanh nhu cầu vốn kinh doanh cho DN Nếu khu vực KTTN trong
nước có điều kiện tiếp cận vốn nước ngoài bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà
đầu tư nước ngoài hoặc đưa trái phiếu công ty vào thị trường chứng khốn, khơng những sẽ là một cơ hội rất tốt cho huy động vốn hoạt động, mà có tác
dụng san sẻ rủi ro vì đã đa dạng hóa được nguồn vốn, có cơ hội tốt hơn trong
việc tiếp cận thông tin thị trường Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cũng luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro do nhà đầu tư có thể có hành động “bầy đàn” như thực tế đã diễn ra ở Thái Lan năm 1997 gây nên biến động bất thường cho người
sử dụng vốn qua kênh thị trường chứng khốn Vì vậy, cùng với việc mở rộng nội dung hoạt động của thị trường chứng khoán, cần có biện pháp hạn chế tối đa
tác động tiêu cực có thể xảy ra thơng qua một hệ thống luật pháp và cơ chế điều
hành hoạt động phù hợp
- Bốn là, vốn nước ngoài khu vực KTTN có thể sử dụng thông qua các loại quĩ,
như Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, Ngân hàng phát triển, các qui tai trợ khác
của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Nguôn vốn từ Qui đầu tư mạo hiểm
cung cấp cho các nhà đâu tư các khoản đâu tư gần giống như vốn cổ phân có thời
hạn trên trung bình (3 đến 5 năm) với mục tiêu tìm kiếm khoản thu nhập vốn cao hơn mức trung bình nếu việc đầu tư vào những lĩnh vực mạo hiểm mà thành
công Thông thường trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm, phát
triển năng lực sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh
công nghệ cao hoặc một “ý tưởng” mới, các nhà đầu tư cần một lượng vốn lớn
với thời hạn dài đủ để thực hiện mục đích và có thể thu hồi vốn Trong các lĩnh vực đầu tư này nếu thành cơng sẽ có lợi nhuận cao nhưng hệ số rủi ro cũng lớn,
các nguồn vốn đầu tư thông thường không phù hợp Vì vậy, Qụ đầu tư mạo hiểm
có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới công nghệ, đặc
biệt cần thiết với một khu vực kinh tế khơng thể có sự đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước như khu vực KTTN Ngân hàng phát triển với chức năng của mình
Trang 15hoặc tìm đối tác nước ngồi đầu tư cho các dự án thuộc khu vực KTTN, Ngân
hàng phát triển là nơi cung cấp vốn vay ưu đãi với thời hạn đài và lãi suất thấp, giúp khu vực kinh tế này khắc phục khó khăn về vốn đầu tư Ngoài ra, DN sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu còn có thể tiếp cận đến các Qụ bảo lãnh tín dụng, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh Dưới
tác động của các chính sách Chính phủ, giúp khu vực KTTN vừa có thêm cơ hội
sử dụng vốn nước ngồi mà vừa có thể giảm thiểu rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro
từ hành động bầy đàn so với việc huy động vốn nước ngoài trên thị trường chứng khoán
- Năm là, lượng kiểu hối gửi về nước hàng năm trở thành một nguôn vốn nước
ngoài bổ sung cho đâu tư của khu vực KTTN
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng thu hút vốn nước ngoài đối với sự
phát triển khu vực KTTN
Khu vực KTTN có nhiễu tiềm năng và triển vọng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế như đã đề cập ở phần trước về vai trò quan
trọng của KTTN Kinh nghiệm của một số nước chỉ ra rằng thành công trong
phát triển kinh tế là do phần lớn đóng góp của khu vực KTTN, vì vậy Việt Nam
cần có một khu vực KTTN năng động và phát triển để đảm bảo cạnh tranh, ổn
định và phát triển kinh tế
Khó khăn lớn nhất hiện nay của khu vực KTTN là thiếu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh Theo đánh giá của Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt
Nam, tình trạng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất đối với khu vực này và hầu hết các DN nói rằng họ ln trong tình trạng thiếu vốn để mở rộng sảẳn xuất kinh doanh Các nguôn vốn mà DN có thể tiếp cận và sử dụng là vốn của bản thân
chủ DN, kêu gọi góp vốn dưới hình thức hợp doanh, vay mượn của gia đình và
bạn bè, vay của các cá nhân, sử dụng tín dụng thương mại, phát hành nợ ra thị
trường thông qua các công cụ tài chính và cuối cùng là thu hút vốn nước ngoài
qua nhiều kênh khác nhau
Mặc dù nguồn vốn rất đa dạng nhưng lại có rất nhiều khó khăn khi tiếp cận như: vay vốn của các cá nhân Lợi thế là đáp ứng được nhu cầu vốn cấp bách, không cần phải đi qua nhiều thủ tục phức tạp và phiền hà, tuy nhiên lãi
suất của những khoản vay này thường rất cao, các hành vi bạo lực có thể xảy ra
trong trường hợp DN không trả nợ đúng hạn Hình thức góp vốn lên kết cũng
gặp nhiều khó khăn do việc bất cân xứng thông tin của người bên trong và bên ngoài DN, điều này gây ra khả năng tài sản của DN bị đánh giá thấp và do đó
làm giảm nhu cầu gọi vốn liên kết của bản thân DN
Thị trường chứng khoán cũng là một kênh để huy động vốn nước ngoài cho các DN kể cả các DN khu vực KTTN Tuy vậy, sau nhiều năm hoạt động, thị trường này phát triển chậm hơn những gì người ta mong đợi Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thị trường chứng khốn có khả năng huy động một lượng vốn lớn kể cả trong nước và ngoài nước Đây là một thị trường giàu tiêm năng, nhưng do thời gian hoạt động chưa lâu, thị trường it “hàng hóa”, các nhà đầu tư còn đang thăm dò nên kết quả thu được còn hạn
chế
Hiện nay, cộng đồng người Việt ở nước ngồi khá đơng đảo, với khoảng 3
triệu người, rất nhiều người trong số họ đã thành đạt ở xứ người Đó khơng chỉ là nguồn chất xám, nguồn cơng nghệ, mà cịn là nguồn vốn nhiều tiềm năng cần
phải được khai thác tối đa để phát triển kinh tế đất nước Số lượng kiều hối mà người Việt Nam ở nước ngoài gửi về tăng nhanh trong những năm qua Phần lớn
số tiền này được đầu tư vào các ngành SXKD thuộc khu vực KTTN, góp phần đáng kể làm cho khu vực KTTN nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung có
Trang 16Các DN khu vực KTTN ở nước ta có quan hệ kinh tế với các đối tác nước
ngồi thơng qua các quan hệ bạn hàng vốn có từ trước hoặc mới hình thành trong những năm qua, quan hệ đồng hương đồng tộc, quan hệ anh em, cha mẹ và bạn bè với những người định cư ở nước ngoài trước và sau giải phóng
Trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của các cơ sở KTTN là tất yếu, phù hợp với xu thế chung Thật vậy, các DN Việt Nam cân mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để tìm kiếm thị trường, fìm kiếm cơng nghệ, tìm kiếm đối tác kinh doanh để huy
động vốn nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó, những nhà tư sản, những người Việt Nam định cư ở nước ngồi có quan hệ đồng hương, thân tộc hoặc bà con cũng muốn thơng qua việc góp vốn với các nhà DN hoặc thân nhân trong nước để làm chỗ dựa kinh
doanh cho họ, vừa mang lại lợi ích cho bản thân họ vừa giúp đỡ bà con thân tộc
ở quê nhà đồng thời cũng góp một phần nhỏ bé để phát triển kinh tế đất nước Với việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo xu hướng hiện nay thì việc thu hút vốn nước ngoài cho khu vực KTTN là rất cần thiết Với nguồn vốn này sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các DN khu vực KTTN, giải quyết vấn đề nan giải nhất để tạo điều kiện cho khu vực này ngày càng phát triển
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI
CHO PHÁT TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát thực trạng hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam
2.2.3 Tình hình hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua Từ năm 1990 về trước số DN thuộc khu vực KTTN trong cả nước chỉ có vài trăm DN được chuyển đổi từ các tổ hợp tác, từ các hợp tác xã Riêng thành
phố Hà Nội chỉ có khoảng 30 DN họat động kinh doanh địch vụ và sản xuất gia
công những sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhỏ lẻ trong dân cư và phục vụ các
ngành sản xuất khác Ở thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dân cư và kinh tế
lớn ở phía Nam thì số lượng DN thuộc khu vực KTTN nhiều hơn Hà Nội nhưng
cũng không vượt quá con số 100 Ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước chỉ có một vài DN, thậm chí có những tỉnh đồng bằng, trung du và miễn núi khơng
có DN tư nhân nào
Khi sửa đổi Luật DN (năm 2000), các DN tư nhân đã có điều kiện thuận lợi
để phát triển Bộ luật này đã thể chế hóa quyển tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, đỡ bỏ những rào cẩn
về hành chánh đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các DN như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí Đặc biệt, từ ngày 1/7/2006, Luật DN 2005 đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các DN bởi sự bình đẳng trong quyển và nghĩa vụ của các DN, không phân biệt hình thức sỡ hữu
Từ năm 1991-1999 có 30.500 DN, đặc biệt từ năm 2000-2005 số DN thuộc
khu vực KTTN đã tăng lên 96.550 Số DN đăng ký trung bình hàng năm hiện
nay bằng 3,2 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999 Số DN mới đăng ký trong 6 năm (2000-2005) ước cao gần gấp 4 lần so với 9 năm trước đây (1991-
Trang 17Biểu đồ I: Số lượng các DN thuộc khu vực KTTN đăng ký giai đoạn 1991- Về cơ cấu loại hình DN đã có thay đổi tích cực Tỷ trọng DN tư nhân trong 2005 tổng số DN đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34%;
trong khi đó, tỷ trọng công ty TNHH và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66%
(công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên 10%) Đặc biệt, trong gần 4 năm qua đã có khoảng 7.000 cơng ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1999, Thay đổi nói trên chứng tổ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm
lợi và bất lợi của từng loại hình DN; có xu hướng lựa chọn loại hình DN hiện đại,
tạo cơ sở để DN có điều kiện ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình phát triển không hạn chế về quy mô và thời gian hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tính đến thời điểm tháng 10/2006 số DN khu vực KTTN đã tăng lên hơn
250.000 DN, tổng số vốn đăng ký kinh doanh lên 500.000 tỷ đồng Trong tổng số
(Nguôn: Thời báo Kinh tế Việt Nam) DN được đăng ký kinh doanh theo Luật DN năm 1999, loại hình công ty TNHH
Biểu đồ 2: So sánh số doanh nghiệp đăng ký hai giai đoạn: 1991-1999 và chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 55,4%, DN tư nhân chiếm 31,8%, công ty cổ
2000-2005 (đơn vị %) phần chiếm 12,5%, các loại hình khác như cơng ty hợp danh, công ty TNHH một
thành viên chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 0,3% Hoạt động theo Luật hợp tác xã có Giai đoạn Giai đoạn 7,133 hợp tác xã, trong đó có 8.511 hợp tác xã nơng nghiệp, cịn lại là các loại
2000 - 2005 1991 - 1999 hình hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề khác
Với sự phát triển vượt bậc cá về số lượng và chất lượng, phạm vi hoạt
động rộng khắp ở tất cả các vùng, miễn trong cả nước, tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của nên kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất chế biến, bán lẻ và dịch vụ, DN khu vực KTTN đã góp phần ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước;
78%
hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc; đóng góp ngày càng nhiều vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; tỷ trọng đầu tư trong
Nguôn: Bộ Kế hoạch và Đâu tư, Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật DN tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng gần 30% năm 2004 và hơn 30% nam 2006 Vé
Trang 18mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong các năm qua đã tạo thêm hơn 2
triệu chỗ việc làm mới, thu hút nhiễu lao động địa phương, đồng thời tiếp nhận
phần lớn số lao động dư thừa do sắp xếp lại DNNN hay cải cách hành chánh với
thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động cũng tăng nhanh,
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực
KTTN cũng liên tục dẫn đầu trong thời gian dài.Trong quý 1 năm 2006, với giá trrị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 14,7% so với cùng kỳ thì khu vực KTTN
tăng 20,4%, khu vực ĐTNN tăng 16,3% và khu vực KTNN tăng 6,9% DN khu
vực KTTN hiện nay chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy bìa, 30% cơng nghiệp may mặc Về kim ngạch xuất khẩu, khu vực KTTN đã có những đóng góp tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản, hàng may mặc, đỗ da, đồ gỗ Khu vực KTTN đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu hải sản (chiếm 39% tổng kim ngạch mặt hàng này) hạt điều (chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này)
2.2.4 Những thành tựu đạt được của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 1: GDP trong nước phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đơng - Ước Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP ca_ | 481.295 | 535.762 | 613.443 | 713.071 | 773.183 | 875.583 nước 100% 100% 100% 100% 100% 100% KTNN 184.836 | 205.652 | 239.736 | 279.704 |300.290 | 335.173 38,4% 38,4% 39,1% 39,2% 38,8% |: 38,28% 230.247 |256.413 | 284.963 |325.211 |351.846 | 402.856 47,8% 47,9% 46,5% 45,6% 45.5%) 46,01% 66.212 | 73.697 88.744 108.156 | 121.047 | 137.554 13,8% 13,8% 14,5% 15,2% 15,7% | 15,71%
Nguồn: Niên giám Thống ké 2005
KTTN DTNN
Biểu số 3: TĂNG TRƯỞNG GDP CA NƯỚC
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
ELIKTNN BIKTTN LIĐTNN
Theo Bảng 1 và Biểu số 3 ta thấy, trong tổng sản phẩm nội địa của cả nước đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh (gồm KTTN và ĐTNN) GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng GDP của cả nước
Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 2000 đến 2006 là 26,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu
vực KTNN là 12,4%
Về giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực KTTN đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước tương đối cao và tăng nhanh qua các nim (Bang
2).Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp tương đối cao, trung bình mỗi
Trang 19Bang 2: GIA TR] SAN XUẤT CÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC
Đơn vị tính: tệ đồng
Bảng 3: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đến 31/12
ước Năm 2001 2002 2003 2004 2005 200 3 227.342| 261.092| 305.080| 355.685| 416.863| 487.730 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 93,434 | 105.119} 117.637) 131.623| 143074| 156.523 KTNN 41,1% 40,3% 38,6% 37,0% 34,3% 32,1% 53.647 63.474 78.292 95.776 | 118.858 146.064 KTTN 23,6% 24,3% 25,7% 26,9% 28,5% 29,9% 80.261 92.499 | 109.151] 128.286] 154.931] 185.143 DTNN 35,3% 35,4% 35,8% 36,1% 37,2% 38,0% Nam 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 Téng doanh nghiép 42.288 | 51.680 | 62.908 | 72.012 | 91.755 | 96.343 DNNN 5.759 | 5.355) 5.364] 4.845] 4.596] 4.826 DN có vốn ĐTNN 1525| 2.011| 2.308| 2.641| 3.156| 3.314 DN khu vực KTTN: 35.004 | 44.314 | 55.236 | 64.526 | 84.003 | 88.203 Trong đó: DN tập thể & Cty Hợp| 3.241| 3.651| 4.128] 4.168] 5.370| 5.639 Danh DN tư nhân 20.548 | 22.777 | 24.794 | 25.653 | 30.277 | 31.791 Công ty TNHH 10.458 | 16.291 | 23.485 | 30.164 | 40.918 | 42.964 Công ty Cổ Phần 757| 1595| 2829| 4.541] 7.438] 7.810
Nguồn: Niên giám thống kê 2005
Qua đó cho thấy khu vực KTTN có mức đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước Trong điều kiện đang ở giai đoạn mới được tái
lập và phát triển cịn khó khăn về nhiều mặt mà mức tăng trưởng của khu vực KTTN đã đạt được như vậy là khá nhanh và bển vững, góp phần khơng nhỏ vào
việc thúc đẩy tăng trưởng nên kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.4.2 Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
Để đóng góp tích cực vào GDP của cả nước, các DN khu vực KTTN không chi gia tăng về mặt giá trị đóng góp của DN hiện có mà cịn có sự đóng góp
đáng kể của đội ngũ các DN khu vực KTTN được thành lập và thực sự bước vào
sản xuất kinh doanh hàng năm,
Trang 2090.000+ 80.0001 70.0003 60.0003 50.0001 40.0001 30.0001 20.0001 10.0001
Biểu số 4: CƠ CẤU DN CÓ ĐẾN 31/12/2005 DN ĐTNN Tà
3% °
KTTN 92%
Biểu số5: CƠ CẤU DN KHU VỰC KTTN CÓ ĐẾN 31/12/2006
Cty cổ phần; 12,5% DN Tư nhân; 31,8% Cty TNHH; 55,4%
Biéu sé 6: TANG TRUONG DN
2000 2001 2002 2003 2004 2005
EFIDNNN BIKTTN LIBTNN
Theo bảng 3, biểu số 4, 5, 6 trên ta thấy, số DN khu vực KTTN có đến
31/12 mỗi năm chiếm phần lớn trong tổng số DN của cả nước (92%) và tăng
mạnh qua các năm là do Luật DN bắt đầu có hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó, loại hình công ty TNHH chiếm đến 49% tổng số DN khu vực KTTN
Từ khi có Luật DN ra đời, các nhà đầu tư khu vực KTTN đã yên tâm bỏ
vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện ở số DN tăng lên mỗi năm và nguồn vốn của DN thống kê được đến 31/12 tăng lên mỗi năm
Bảng 4: NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ ĐẾN 31/12
Don vị tính: tỷ đơng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 T/ số 998.423 | 1.186.014 | 1.352.077| 1.567.178 | 1.966.165 | 2.025.150 KTNN | 670.234) 781.705/ 858.616) 932.942] 1.128.484] 1.144.210 KTTN 98.348 142.202 | 202.341 289.625 422.892 474.290 DTNN | 229.841 262.107 | 291.120} 344.611 414.789 406.650 Nguồn: Niên giám thống kê 2005
Bảng 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ ĐẾN 31/12
Don vi tinh: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 KTNN 67,13 65,91 63,49 59,53 57,40 56,50 KTTN 9,86 11,99 14,97 18,48 21,51 23,42 ĐTNN 23.02 22,10 21,54 21,99 21,10 20,08 Nguồn: Niên giám thống kê 2005
Theo Bang 4, 5 và Biểu số 7 ta thấy, mặc dù tỷ trọng vốn trong tổng
Trang 21tốc độ tăng vốn đầu tư trung bình mỗi năm đạt được cao 37,6%, cao hơn tốc độ
tăng trung bình của khu vực ĐTNN (13,1%) và khu vực KTNN (11,5%) Điều
này chứng tổ khu vực KTTN đang có sức tăng trưởng về vốn rất lớn
Biểu số 7: TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN DN
2000 2001 2002 2003 2004 2005 GKTNN IHKTTN ODTNN 2.2.4.3 Đóng góp to lớn cho ngân sách
Theo bảng ố, ta thấy các DN thuộc khu vực KTTN mặc dù đóng góp vào
ngân sách còn rất hạn chế vì cịn nhiều hiện tượng tiêu cực trong nộp thuế nhưng
trong thời gian qua tốc độ đóng góp vào ngân sách thành phố của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm là 20,7% cao hơn
tốc độ tăng trung bình mỗi năm của khu vực KTNN (12,8%)
Bảng 6: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Đơn vị tính: tỷ đông
2.2.4.4 Tạo việc làm cho người lao động
Theo bảng 7, 8 và biểu số 8 ta thấy, khu vực KTTN thu hút ngày càng nhiều lao động, chiếm tỷ trọng cao vượt bậc Khu vực này hàng năm tạo ra hàng trăm nghìn cơng ăn việc làm góp phần ổn định và tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội
Bang 7: SO LAO DONG TRONG DN CO DEN 31/12
Don vi tinh: người
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 T/số 3.536.99 | 3.933.226 | 4.657.803 | 5.175.092 | 5.770.201 | 5.925.996 8 KTNN | 2.088.53 | 2.114.324 | 2.260.306 | 2.264.942 | 2.249.902 | 2.107.284 1 KTTN 1,040.90 | 1.329.615 | 1.706.409 | 2.049.891 | 2.475.448 | 2.661.958 2 DTNN 407.565 | 489.287) 691.088) 860.259] 1.044851 | 1.156.755 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 'Thu nội địa 15.024 | 17.432 | 20.266| 24.840| 28.436| 32.284 Khu vực KTNN 5.675 | 6.659| 7.223 8.367 §.729| 10.298 Khu vực KTTN 2.209 | 2.559) 2.873 3.727 4.579 5.632 Khu vực ĐTNN 1833| 2.021| 2.622| 3.557 3.142 6.171 Các khoản thu khác 5307| 6.191) 7.548 9.188 9.986| 10.183
Nguồn: Niên giám Thống kê 2005
Nguôn: Niên giám Thống kê 2005
Bảng 8: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ ĐẾN 31/12
Trang 22Biểu dé §: CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN 31/12/2005 ĐTNN 19% KTNN 36% KTITN 45%
2.2.4.5Phát triển kinh tế đối ngoại
Khu vực KTTN đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại,
mở rộng thị trường, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc
đồ da Việc phát triển khu vực KTTN là một trong những cầu nối quan trọng để thu hút vốn, công nghệ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thu hút nguồn vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế trong
nước
2.2.4.6 Quan hé san xuất phù hơp với lực lượng sản xuất
Phát triển KTTN góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển và mở rộng nền dân chú XHCN Khu vực KTTN
phát triển làm cho quan hệ sở hữu của nền kinh tế nước ta trở nên đa dạng hơn Nếu như trước nay chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, thì giờ nay quan hệ
sở hữu được pháp luật thừa nhận phong phú hơn: có sở hữu tập thể, tiểu chủ, có
sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp dưới các hình thức tư
bản nhà nước, làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta vốn còn thấp và phát triển không đều
giữa các ngành, các vùng trong cả nước Nhờ đó đã khơi dậy và phát huy được các tiềm năng về vốn, lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thơng qua việc phát triển khu vực KTTN mà quyển làm chủ của nhân dân được
nâng lên, trước hết làm chủ về chính trị, văn hóa, xã hội Đồng thời nó cũng đặt
ra những yêu cầu khách quan cho việc cải cách nền hành chính quốc gia nhằm
xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh, đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới và chỉnh đốn Đảng và các tổ chức chính trị xã hội —
nhân tố quyết định việc định hướng cho nên kinh tế thị trường của nước ta vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
Tóm lại, KTTN đã góp phần khơi dậy và phát huy tiểm năng của một bộ
phận dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà DN Tầng lớp doanh nhân ngày càng đơng đảo đã có cơ hội thể hiện
tính năng động, sáng tạo dám làm dám chịu Góp phần duy trì và phát triển các
làng nghề truyền thống qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quần lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ Những nỗ lực của khu vực KTTN đã và đang góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, thực hiện công bằng xã hội Cơ cấu kinh tế nhờ đó cũng được chuyển
dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng và sản phẩm có giá trị lớn Cơ chế quản lý cũng được đổi mới theo hướng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh tôn trọng luật
pháp
2.2.5 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
Trang 23Tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng hiện nay qui mô của các DN khu
vực KTTN nói chung rất nhỏ Xét về phương diện vốn thì khu vực ĐTNN có qui mô lớn nhất, hơn 86% DN khu vực ĐTNN có vốn lớn hơn 10 tỷ đồng, tương ứng
khu vực KTNN là khoảng 65% và khu vực KTTN chỉ khoảng 10% Hơn 80% các
DN khu vực KTTN có vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng, con số này tương ứng đối với DN
khu vựcKTNN là khoảng 20% và DN khu vực ĐTNN với vốn nhỏ hơn 10 tỷ
đồng là khoảng 14% Theo số liệu của Cục thống kê, qui mơ vốn bình qn của một DN khu vực KTTN năm 2000 là 6,1 tỷ đồng, năm 2004 là 6,9 tỷ đồng, tương ứng cho một DN khu vực KTNN là 114 tỷ đồng và 180 ty déng, DN khu vực ĐTNN là 137 tỷ đồng và 138 tỷ đồng
Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với
toàn bộ các DN khu vực KTTN và được cơi là một trong những cẩn trở lớn nhất đến sự phát triển của các DN khu vực KTTN Hầu hết các DN khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình Khả năng tạo vốn của các DN khu vực
KTTN bằng năng lực nội sinh còn rất hạn hẹp Việc vay vốn ngân hàng của các
DN khu vực KTTN cịn gặp nhiều khó khăn
Ngoài ra, bản thân các DN cũng có những hạn chế nhất định trong việc
tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin, thành lập DN chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ nên hầu hết các chủ DN khu vực KTTN hoạt động thiếu phương án cũng như kế
hoạch kinh doanh, vì vậy dễ bị bất lợi trước biến động của thị trường
- Thứ hai, trình độ kỹ thuật cơng nghệ và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế
Một mặt, do thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, tiểm lực vốn còn yếu nên khu vực này ít có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ Mặt khác, do
hoạt động đầu tư của KTTN thời gian qua chủ yếu là theo bể rộng ; cơ chế chính sách cũng ràng buộc KTTN khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vốn
nước ngồi, khó tiếp cận thị trường thế giới để đổi mới nâng cấp kỹ thuật, công
nghệ Phần lớn máy móc, thiết bị của các DN khu vực KTTN rất cũ, lạc hậu, nhiều loại có tuổi thọ trên 20 năm, nhiều cơ sở mua máy móc thiết bị cũ do
DNNN thanh lý, thải ra Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung ương thì chỉ có 25% số DN tư nhân và 20,5% số công ty tư nhân sử dụng
công nghệ hiện đại; 38,5% DN tư nhân và 18,7% công ty sử dụng công nghệ cổ
truyền; 38,5% DN tư nhân và 60,5% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và cổ truyễển; các hộ cá thể sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ biến Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và làm cho sức
cạnh tranh của các mặt hàng không cao
Lao động trong các DN khu vực KTTN chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo Khu vực này đang thiếu trầm trọng công nhân được đào tạo, nhất là cơng nhân có tay nghề cao Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý DN đang là khâu
yếu nhất: khoảng 60-70% mới có trình độ phổ thơng trung học; 80% chưa qua
đào tạo chun mơn; chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên Với cơ cấu cán bộ quản lý như vậy, tuyệt đại bộ phận các DN khu vực KTTN khơng có
tâm nhìn dài hạn trong kinh doanh Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, sự yếu
kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả SXKD
của khu vực kinh tế này,
- Thứ ba, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định đang là
trở ngại lớn đối với các DN khu vực KTTN
Luật Đất đai chỉ quy định quyển sử dụng đất, không cho phép tư nhân có
quyển sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất Điều đó dẫn đến quyền
sử đụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất không ổn định, đất
đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả Trong điều kiện như vậy bất lợi hơn cả là
Trang 24Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với DNNN và cho thuê đất đối với DN khu vực KTTN cũng gây bất lợi và thiệt thòi
cho khu vực KTTN Hiện nay phần lớn các DN khu vực KTTN phải sử dụng nhà
ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất kinh doanh nên chật hẹp, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những khiếu kiện và khó mở rộng sẵn xuất
kinh doanh,
2.3 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Thực trạng huy động vốn FDI
Thu hút vốn EDI nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm giải quyết khó khăn về vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và khu vực
KTTN nước ta nói riêng
Với những nỗ lực nhằm thu hút vốn FDI nước ngoài trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối khả quan và thể hiện trên các mặt:
- Các dự án cịn hiệu lực:
Tính từ năm 1988 đến hết năm 2005, cả nước có 6.030 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư 51 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 28 tỷ USD tính
cho các dự án còn hiệu lực
Vốn FDI là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2006 Ước tính cả năm, tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt trên 10 tỷ
USD, mức cao nhất kể từ năm 1988 và vượt qua mức 8,6 tỷ USD của năm 1995 Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD, tăng 1,2 triệu USD năm 2005 Địa phương
thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư là Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chi Minh,
Bình Dương Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang
Việt Nam Tập đoàn Nike lo ngại rủi ro kinh doanh ở Trung Quốc đã tuyển dụng
50.000 lao động tại Việt Nam để mở rộng sắn xuất
Theo bảng 9 thì vốn FDI giai đoạn 1998-2005 chủ yếu đổ vào ngành công
nghiệp với tỷ trọng 69,49%, nông lâm nghiệp chỉ 4,9% và dịch vụ là 24,02%
Đến năm 2006 thì vốn FDI lại tiếp tục chảy vào ngành công nghiệp, cụ thể là chảy vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước Tính chung cả vốn FDI cấp mới và tăng thêm, tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2006 đã đạt 5,68 tỷ USD, chiếm hơn 57,2% tổng đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng gấp 2 lần so với năm 2005 Cụ thể, về vốn cấp mới, năm 2006 các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được 356 dự án EDI với tổng số vốn đầu tư 4,336 tỷ USD, chiếm khoảng 58% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và gấp 2,4 lần so với năm 2005 Đến tháng 12 năm
2006 các khu công nghiệp đã thu hút được 2.433 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 21,79 tỷ USD Trong đó, trên 1.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xuởng Trong đó, tổng vốn đầu
tư thực hiện lũy kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư đăng ký
Theo bảng 10 thì vốn FDI giai đoạn 1988-2005 tập trung đổ bộ vào hình thức đầu tư liên doanh chiếm 39,83%, kế đến là hình thức 100% vốn nước ngồi
chiếm 35,32% và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 21,63%, trong khi đó cơng ty cổ phần và công ty quản lý vốn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn lần
lượt 0,61% và 0,02% Điều này nói lên thị trường chứng khoán ở nước ta chưa
thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Và cơ cấu này lại tiếp tục duy trì đến
năm 2006 Năm 2006 vừa qua được xem là năm bội thu của Việt Nam về vốn
Trang 25Việt Nam (556 triệu USD, 100% vốn nước ngồi), 4.Cơng ty TNHH Phát triển
T.H.T (314 triệu USD, liên doanh) 5.Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam (300 triệu USD, 100% vốn nước ngoài), 6 Công ty TNHH điện tử Meiko (300 triệu, 100% vốn nước ngồi), 7 Cơng ty cảng container Trung tân Sài Gòn
(249 triệu USD, liên doanh), § Liên doanh khu đô thị An Khánh (211,9 triệu
USD, liên doanh), 9 Công ty TNHH Booyung (171 triệu USD, 100% vốn nước ngoài), 10 Công ty ITG Phong Phú (65,5 triệu USD, liên doanh)
Mặc dù thu hút vốn FDI vao Việt Nam những năm qua đã đạt được những
kết quả khả quan, phần nào đã giúp Việt Nam giải quyết được khó khăn thiếu vốn đầu tư song có thể thấy rằng: việc thu hút vốn FDI của khu vực KTTN Việt Nam trong thời gian qua mặc dù có nhiều cố gắng song kết quả đạt được còn quá
hạn chế Cụ thể là nếu tính cho đến năm 2006 thì mới chỉ có:
- _ 422 dự án FDI có khu vực KTTN tham gia
- _ Tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 1.224 triệu USD
Nếu so với số dự án đầu tư FDI của cả nước thì số dự án FDI có KTTN
tham gia chỉ chiếm có khoảng 7% thôi Nếu so với tổng số vốn đầu tư của cả
nước thì vốn đầu tư FDI có KTTN tham gia chỉ chiếm khoảng 2,4% Đây có thể
khẳng định là một kết quả khá khiêm tốn so với tiềm năng của khu vực KTTN
Việt Nam khi mà nó đóng góp cho GDP tương đương với khu vực KTNN - Công tác xây dựng luật pháp, chính sách:
+ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo
ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào
những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thơng thống, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và
những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước
+ Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật DN 2005 (cùng có hiệu lực
1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến trong việc điều chỉnh, cải tiến
để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như quyền được đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những
việc cơ quan Nhà nước cho phép
+Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu
tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống
ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng
lính vực đầu tư, cho phép các DN nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực
trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị do vậy
đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn - Công tác xúc tiến đầu tư:
Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thỉ 19 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục
được cải tiến, đa dạng về hình thức (kết hợp trong khuôn khổ các chuyến thăm
của Lãnh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ tại Nhật, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc qua hội thảo, tiếp xúc, trao đổi) Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyên các địa phương trong việc
huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển
- Công tác thẩm định dự án:
Trang 26của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quần lý khu công nghiệp —
khu chế xuất Công tác thẩm định cấp phép đầu tư được tiến hành chặt chế Tuy
nhiên thủ tục thẩm định vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo dài do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển ngành chưa rõ ràng, phần
khác đối với khơng ít dự án thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành
2.3.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư giấn tiếp nước ngoài
Bên cạnh việc thu hút vốn FDI để giải quyết khó khăn về vốn đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với khu vực KTTN thì một nguồn đầu tư nước ngoài cũng không kém phần quan trọng để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư đối với Việt Nam đó là vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi
Vì vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có nhiều hình thức nên việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho khu vực KTTN được thực hiện qua nhiều kênh
khác nhau:
2.3.2.1 Nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn vay có ưu đãi về thời gian cho vay dài, lãi suất thấp và thường có ân hạn trả nợ
Kể từ năm 1993 sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức
tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam bắt đầu được nối lại Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ
quan hệ hợp tác phát triển với 29 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 NGO nước ngoài Từ năm 1993 tới năm 2005, Việt Nam đã hợp tác với cộng đông các nhà tài trợ tổ chức thành công 13 Hội nghị CG và được cộng
đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 32.510 triệu USD:
Bảng 13: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2005
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Cam kết ODA Thực hiện ODA
Tổng số 32.510 15.917 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 2.200 1.242 1999 2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.500 1.528 2003 2.830 1.421 2004 3.440 1.650 2005 3.730 1.801
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 5 năm 2001-2005, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho
Việt Nam tổng nguồn vốn ODA đạt 14,9 tỷ USD, trong đó vốn ODA đã ký kết
thành các hiệp định đạt 11,2 tỷ USD với khoảng 80% là vốn vay ưu đãi Tổng
yon ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 53% vốn ODA đã
được cam kết và 71% vốn ODA ký kết Tuy nhiên, so với mục tiêu thực hiện 9 tỷ USD do Đại hội Đẳng IX đặt ra cho thời kỳ này thì mức giải ngân trên vẫn cịn
Trang 27Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm
trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm Từ năm 1993 đến hết năm
2005 vốn ODA giải ngân khoảng 15,917 tỷ USD, tương đương với khoảng 49%
tổng nguồn vốn ODA đã cam kết
Nguồn ODA của Việt Nam được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: đây là lĩnh vực sử dụng nhiều nhất nguồn vốn ODA và thường chiếm khoảng 50% nguồn vốn Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thì các ngành được đầu tư chủ yếu là: năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn
thơng
- Hỗ trợ chính sách và thể chế: lĩnh vực này hiện chiếm tỷ trọng khá cao, chỉ sau lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng Kể từ khi được bổ sung thêm nguồn hỗ trợ của chương trình Miyazawa, đây là nguồn ODA quan trọng nhằm giúp nền kinh tế
Việt Nam chuyển sang nên kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế nhanh hơn Sự
hỗ trợ chính sách và thể chế chủ yếu nhằm vào các biện pháp cải cách hành chính và quản lý kinh tế
- Phát triển con người: hầu hết nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này là cho
giáo dục, đào tạo và y tế, còn một phần dành cho quản lý hành chánh, phòng
chống tội phạm
- Phát triển nông thôn: nguồn vốn này bao gồm các khoản chủ yếu là tài trợ của
ADB về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, của WB về giao thơng và tín dụng
nông thôn, của IEDA về tăng cường quản lý nguồn lực ở vùng núi phía Bắc Ngồi ra cịn có một số dự án xóa đói giảm nghèo
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghiệp: nguồn vốn này chủ
yếu là tài trợ của Đan Mạch cho chương trình giải quyết việc làm, cung cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường, của ADB cho chương trình quản lý tổng hợp tài
nguyên nước và chương trình hỗ trợ chiến lược trung hạn phát triển thương mại,
công nghiệp
Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế khu vực KTTN ở nước ta Thật vậy, nguôn vốn ODA huy động
sẽ được Chính phủ chuyển một phần vào Ngân hàng Phát triển để trợ giúp vốn cho khu vực KTTN Ngoài ra, vào ngày 5 tháng 7 năm 2006, ADB đã tiếp tục
viện trợ khơng hồn lại trị giá 600.000 USD để hỗ trợ phát triển khu vực KTTN:
cải cách môi trường hoạt động và phát triỂn các kênh trung gian tài chính cho
các ngân hàng, đông thời điều phối thể chế, quản lý cải cách đăng ký kinh
doanh và thủ tục cấp phép và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và quyển
sử dụng đất
Ngoài sự tác động trực tiếp nói trên đối với sự phát triển của khu vực
KTTN Việt Nam, sự tác động có tính gián tiếp của nguồn vốn ODA đối với sự
phát triển khu vực KTTN quan trọng hơn nhiều bởi đó chính là sự hưởng lợi từ
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như: hệ thống đường giao thông tốt hơn, thuận tiện hơn, hệ thống cung cấp điện tốt hơn sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển ngày càng mạnh hơn mà theo tính
tốn của các nhà kinh tế Dollaz va Easterly thì khi nguồn ODA tăng với qui mô
tương đương 1% của GDP thì có thể sẽ làm tăng đầu tư của khu vực KTTN với
số vốn tương đương 1,9% GDP tức là xấp xỉ tỉ lệ 1-2 (nguôn: đánh giá viện trợ
khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao — Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hà Nội 1999 trang 45) Tất nhiên kết quả trên chỉ đúng với các quốc gia phải có một cơ chế quần lý tốt Đối với khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh như đã đánh giá ở các phần trên thì vai trị của nguồn vốn ODA trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, tất
Trang 282.3.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI Năm 2006 được ghi nhận là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phát
triển mạnh mẽ nhất cả về quy mô và chất lượng sau 6 năm hoạt động Số lượng
DN đưa cổ phiếu lên giao dịch cũng tăng nhanh với 100 DN tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và 87 DN tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Tuy nhiên, sự bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam
đang tiềm ẩn khơng ít rủi ro cho các nhà đầu tư và việc thu hút FPI cho nền kinh tế nói chung và khu vực KTTN nói riêng tại thị trường này vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và so với tỷ lệ vốn FPI ở các nước
trong khu vực:
- Khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nên kinh tế vào những năm 1990
thì cũng là lúc làn sóng EPI nước ngồi bắt đầu đổ vào Việt Nam Do sự vận
động chậm chạp của nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nên kinh tế thị
trường, làn sóng FPI vào Việt Nam cũng thăng trầm tẻ nhạt và dường như chưa
tìm được chỗ đứng hay lối đi thích hợp trên thị trường Việt Nam Ngay trong thời gian đầu mở cửa, đã có 7 Quĩ đầu tư được thành lập với số vốn khoảng 400 triệu
USD Giá giao dịch các cổ phiếu của những Quï này đã từng tăng mạnh (cao hơn giá trị tài sản ròng) đặc biệt khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được bình thường
hóa Sau sự kiện này, các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự cởi mở nhiều hơn đối với các nước phương Tây và sự cải cách mạnh mẽ cơ cấu, thể chế của nền kinh tế
nội địa Tuy nhiên, điều đó đã khơng xảy ra hoặc ít nhất khơng xảy ra theo đúng
dự kiến kỳ vọng của các nhà đầu tư Trong giai đoạn 1996 - 1997, 3 trong số 7
Quï đã lần lượt chấm dứt hoạt động, giá cổ phiếu của 4 Quĩ đầu tư còn lại sụt giảm và chỉ được giao dịch trên giá 43-48% giá trị tài sản ròng Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này là do thiếu thị trường đầu tư, bởi suốt từ năm 1992
đến năm 1998 cả nước chỉ có 38 DN tư nhân được thành lập và 128 DN được cổ
phần hóa Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, tình hình FPI vẫn khơng
có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thậm chí cịn sụt giảm hơn do các Quĩ được thành lập trước đó đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mơ hoạt động xuống cịn 5-10% so với quy mô ban đầu Trong suốt giai đoạn 1998-2002 khơng có Qụ đầu tư mới nào được thành lập Hoạt động EPI ở Việt Nam trở nên hết
sức tể nhạt và có vẻ như các nhà đầu tư nước ngoài đã hết sức thất vọng trước viễn cảnh không mấy sáng sủa của thị trường Việt Nam
- Tuy nhiên, gió đã đổi chiều kể từ giữa năm 2002 đến nay Nền kinh tế Việt
Nam luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục ở mức bình quân 7,5% Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 dường như không ảnh hưởng và lây lan gì đến nền
kinh tế Việt Nam Thêm vào đó, những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các DNNN cộng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng DN khu vực KTTN nói riêng đã thổi một làn gió mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước Việc ký kết Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ và những nỗ lực của Chính phú trong việc đàm phán đa phương và song phương để gia nhập WTO là những dấu hiệu quan trọng tạo ra
sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế Hệ số tín nhiệm quốc gia trong
giai đoạn này đã được tổ chức Moody đánh giá cải thiện từ B3 lên B1 Việc thành lập và đưa vào hoạt động hai Trung tâm giao dịch chứng khốn tại TP.Hồ Chí Minh (tháng 7-2000) và Hà Nội (3-2005) cùng với việc mở rộng tỷ lệ tối đa
nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi ở các cơng ty niêm yết từ 30%
đến 49% là điều kiện quan trọng để thúc đẩy các hoạt động FPI của nước ngoài
tại Việt Nam Từ năm 2003 đến nay đã có thêm 15 Qui đầu tư được thành lập,
đưa tổng số Qui đầu tư đang hoạt động lên 19 Quï với tổng số vốn ước tính đạt
gần 1.900 triệu USD (xem bảng 14 và bảng 15) Mặc dù vậy, so với nhu cầu thu
hút vốn của nên kinh tế Việt Nam thì con số này còn quá nhỏ bé.Theo dự báo,
nhu cầu vốn đâu tư cho phát triển kinh tế ở Việt Nam từ nay đến năm 2010
Trang 297,5-8%/năm Trong tổng số vốn cần có cho đầu tư, nguồn đầu tư trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 65%, 35% còn lại kỳ vọng ở nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) Tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp trên tổng số vốn đầu
tư nước ngoài hiện hành ở Việt Nam còn quá thấp (chỉ đạt khoảng 2-3%), trong khi tỷ lệ này ở một số nước khác trong khu vực thường ở mức 30-40% Một trong
những kênh quan trọng hấp thụ dòng vốn EPI là thị trường chứng khốn thì cũng chỉ thu hút được trên 1 tỷ USD Đây là con số quá khiêm tốn so với dòng vốn
đầu tư được hấp thụ ở các nước lân cận trong khu vực
Qui dau tu mao hiểm nước ngoài chủ yếu đầu tư vốn vào DN thông qua thị
trường chứng khoán Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam như đã nói ở trên
cịn hạn chế: số lượng các DN trong nước đáp ứng được các điểu kiện, tiêu
chuẩn của Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngồi cịn ít Sở đĩ như vậy vì hầu hết các
đối tượng của Quĩ là các DN, đặc biệt là các DN hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực Công nghệ thông tin; DN vừa và nhỏ đều hạn chế: chưa đầu tư để thu
hút và phát triển đội ngũ nhân lực giỏi Trong khi đó đây là nhân tố quan trọng nhất mà các Quï thường xem xét khi lựa chọn đầu tư, là sự cam kết, năng lực và động lực của những cổ đơng chính và đội ngũ quản lý cao cấp Trên thực tế hai
công ty là: Công ty giải pháp phần mềm Hịa Bình và Công ty phần mềm
Isphere được Quĩ đầu tư mạo hiểm IDG lựa chọn làm đối tác đầu tư, đều là hai công ty trẻ, năng động và có đội ngũ nhân viên giỏi —đây là điều kiện thuận lợi để các Qui dau ty mao hiểm nước ngoài quyết định bỏ vốn đầu tư Mặt khác
chính sự hạn chế về vốn của các Qui đầu tư tại Việt Nam cũng là nguyên nhân
tác động đến sự mở rộng và phát triển loại hình hoạt động này Các Qui đầu tư tại Việt Nam chưa mạnh dạn đầu tư, phần vì tính an tồn (chỉ chấp nhận tỷ lệ rủi ro thấp), mặt khác sự hạn chế về vốn lam cho cdc Qui nay thận trọng hơn trong
quá trình đầu tư vốn vào DN Điều này càng thể hiện rõ, khi mà hầu hết các Quĩ đầu tư mạo hiểm trên thế giới thường đầu tư, “ứng cứu” các DN bên bờ vực phá
sản hoặc mới thành lập Ngược lại ở Việt Nam, các Qui dau tu mao hiém lai tap
trung đầu tư vào DN đã thành công trên thương trường Bên cạnh đó sự thiếu vốn
4 x x a ow x a a : 2 ^ x
của các nhà đầu tư mạo hiểm cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư “rút
vốn” sớm ở những dự án, DN có lợi nhuận thấp, để đầu tư vào những dự án có
lợi nhuận cao hơn
Bảng 14:Danh sách các Qưĩ đầu tư nước ngồi trong làn sóng đầu tư thứ I Năm
Công t an lý quỹ Quỹ thành Quy mơ Tình trạng
ơn uan ly qu u a
Biyd yay y ^ (Tr.USD) hoạt động
lập
Chấm dứt
Vietnam Fund
Vietnam Fund 1991 54,3 hoạt động management Co.Ltd
năm 2001
Thu hep quy
KV Management Pte | Vietnam
i, „ 1992 90,0 mô quỹ còn 5
Limited (Singapore) | Investment Fund -
triệu USD
Bachmamn Fund Thu hẹp quy
Administration Beta Vietnam Fund | 1993 71,0 mơ quỹ cịn 7
Limited triệu USD
- ; Chấm dứt
Vietnam Frontier
Frontier (Finansa) 1994 67,0 hoạt động
Fund năm 2004 Chấm dứt Templeton Templeton năm 1997 và Investment Vietnam 1994 117 có trở thành
Management Pte.Ltd | Opportunities Fund Asian Fund
Chấm dứt
Vietnam Lazad
Vietnam Vest Ltd 1994 58,8 hoạt động
Fund
năm 1997
Vietnam Enterprise Dang hoat
Dragon Capital Ltd 1995 35,0
Investment Fund động
Trang 30
Bang 15: Các Quĩ đang hoạt động tại Việt Nam tính đến thang 6/2006
STT | Công ty quản lý quỹ Tên quỹ chrUSD) “at Niém yét
Vietnam London
1 | Vinacapital Opportunity Fund 171 Déng (AIM)
(VOF)
Vietnam Enterprise Bublin
2 Dragon Capital Ltd Investment Fund 109 Đóng (NCB)
3 | KeppelLand Keppel Land 100 N/A | Tưnhân
International Data IDG Ventures Déng ˆ
4 Group (IDG) Vietnam 100 Tư nhân
, Vietnam Growth Đóng | Bublin
5 Dragon Capital Ltd Fund 100 (NCB)
6 _| Prudential Vietnam _| Prudential Fund 318 N/A | Tưnhân
, : N/A_ | London
7 Vina Capital VinaLand Fund 320 (AIM)
, Indochina Land ˆ
8 | Indochina Capital Hoidings 242 Đóng | Tư nhân
Vietnam Dragon N/A _ | Bublin
9 | Dragon Capital Ltd Fund 35 (NCB)
PXP Vietnam Asset Déng | Bublin
10 Management PXP Vietnam Fund 25,8 (NCB)
11 | Mekong Capital Mekong Enterprise | ig5 | Đống | nhan Fund
12 Finansa Fund Vietnam Equity 18,1 Déng NA
Management Fund
13 PXP Vietnam Asset Vietnam Emerging 13,8 Déng NA
Management Equity Fund
14 | Vietcombank JV VPFI Đóng | Tư nhân
Bachman Fund Déng | Bublin
15 Administration Ltd Beta Vietnam Fund 7,0 (NCB)
16 KV Management Pte | Vietnam 5.0 Đóng | Tư nhân
Limited (Singapore) | Investment Fund ,
BIDV Partners Đóng | Tư nhân
17 (BVIM) BVIM vị 1 00
18 Korea Investment KITMC Vietnam 50 N/A | Tu nhan
Trust Management Growth Fund
19 Vietnam Holding Vietnam Holding 112 Đóng | London
Asset Management | Fund (LSE)
Nguôn: Báo nghiên cứu kinh tế số 343 — Tháng 12/2006
2.3.2.3 Thu hút kiểu hối
Lượng kiểu hối gửi về nước là một kênh thu hút vốn nước ngoài: theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiểu hối gửi về nước qua các kênh
ngân hàng thương mại, hải quan, DN và qua bưu điện trong năm 2006 đạt
khoảng 4,7-4,8 tỷ USD (năm 2005 là 4,429 tỷ USD; năm 2004 là 3,1 tỷ USD) đạt
mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, trong đó lượng kiểu hối chuyển tới các DN lên tới khoảng hơn 1,5tỷ USD Nếu có chính sách thu hút và đầu tư có hiệu quả,
chắc chắn đây là một kênh cung cấp ngoại tệ quan trọng đối với khu vực KTTN Thực tế số liệu thống kê cho thấy, vốn vay mượn hay có sự đầu tư của Việt kiểu những năm qua chiếm 3% tổng vốn đầu tư của khu vực KTTN Việt Nam đã góp
phần khắc phục khó khăn trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh 2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển KTTN tại
Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm
Với những sự kiện kinh tế — tài chính nổi bật năm 2006: Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của WTO, tham gia tích cực, sâu rộng vào các tổ chức,
các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, các lng vốn đầu
tư nước ngồi và kiều hối đều đạt mức kỷ lục, và thị trường chứng khoán bùng
nổ tạo cơ hội cho các DN khu vực KTTN thu hút vốn đầu tư nước ngồi,
- Tạo mơi trường pháp lý thơng thống để thu hút vốn ĐTNN
Chính phủ Việt Nam đã tạo nhiễu điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài: tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư và kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế Trong thời gian gần đây, Quốc hội Việt
Nam đã xem xét thông qua nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Đầu tư,
Luật DN áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, Luật đấu thầu,
Trang 31tạo sân chơi bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bổ các rào
cản trong đầu tư Đặc biệt, Luật đầu tư và Luật DN chung có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006 thì phạm vi, quyền hạn của nhà đầu tư cả trong và ngoài
nước mở rộng tối đa, nhà đầu tư sẽ được đầu tư, kinh doanh tất cả các ngành
nghề mà pháp luật không cấm, được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh
doanh, được tự do lựa chọn hình thức, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư, được đăng
ký kinh doanh 1 hoặc nhiều ngành nghề, được tiếp cận các nguồn lực đầu tư, tự do chuyển nhượng vốn, điều chỉnh các dự án, tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết Về hình thức đầu tư cũng được mở rộng, ngồi hình thức cơng ty TNHH
như trứơc đây, sau 1/7 các nhà đầu tư nước ngồi cịn được thành lập các loại
hình DN: công ty cổ phần, công ty hợp danh đầu tư theo hình thức mua cổ phần, thực hiện việc sáp nhập, mua lại DN với các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất Bên cạnh đó, một trong những chính sách mở cửa tiếp theo của Việt Nam đối
với các nhà đầu tư nước ngoài như đào tạo, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng Tất cả những hỗ trợ trên đều mở ra cho DN khu vực KTTN cơ hội và
tiễm năng thu hút vốn nước ngoài bổ sung vào nguỗn vốn hoạt động sẩn xuất
kinh doanh
- Thành lập và phát triển các Quĩ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ DN khu vực KTTN
DN khu vực KTTN có nhu cầu vốn rất lớn để mở rộng sẳn xuất kinh
doanh, cần tiếp cận học tập được các kinh nghiệm, phương pháp quan ly, quan
trị điều hành tiên tiến, hiệu quả đồng thời muốn nhanh chóng tạo được uy tin, danh tiếng và thương hiệu trên thị trường Tất cả những vấn đề này đều được âm
thấy ở Quĩ đầu tư mạo hiểm với điều kiện Quï phát triển mạnh - Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý ĐTNN
Chính phủ và Nhà nước Việt Nam đã tích cực hồn thiện và ban hành mới
một loạt các văn bản pháp luật, các qui chế, qui định liên quan đến việc mở cửa
thị trường và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động ĐTNN Điển hình trong số
này là các Luật chứng khoán, Luật đầu tư thể hiện quan điểm nhất quán của
Chính phủ trong nỗ lực đàm phán gia nhập WTO và mở cửa thị trường thu hút vốn ĐTNN một cách có hiệu quả hơn
- Quy hoạch các ngành, lĩnh vực, xây dựng các dự án khả thi để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, Chính phủ đã ban hành Luật kế toán mở rộng bắt buộc chế độ kiểm toán đến các DNNN, để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của thị trường chứng khoán Đồng thời việc thành lập
hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng với việc mở rộng tỷ lệ tối đa nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi ở các cơng ty niêm yết từ 30% đến 49%, Tất cả đều nhằm mục đích đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán
2.3.2 Hạn chế
Rõ ràng, bên cạnh những thuận lợi mà Chính phủ và Nhà nước đã tạo ra
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực KTTN thì cũng tổn tại
những hạn chế dẫn đến khu vực KTTN chỉ đạt được kết quả ở khả năng khiêm
tốn
Một là, khu vực KTTN của Việt Nam hiện nay hầu hết là các DN có qui
mơ sản xuất nhỏ Điều này đã hạn chế nhiễu đến khả năng hợp tác, liên doanh
với các nhà đầu tư nước ngoài Qui mô sản xuất của các DN thuộc khu vực
KTTN còn nhỏ là do vốn của các DN chủ yếu là của bản thân chủ DN và huy
Trang 32Hai là, các mối quan hệ của các DN khu vực KTTN còn nhiều hạn chế
Sự hạn chế trong quan hệ của các DN khu vực KTTN do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: uy tín và vị thế của các chủ DN tư nhân không cao sẽ hạn chế rất nhiều trong việc mở rộng quan hệ với các cơ quan của Chính phủ cũng
như với các nhà đầu tư nước ngồi, trình độ của đội ngũ cán bộ (kể cả quản lý và
kỹ thuật) còn quá yếu không những không tạo ra niỀm tin với các cơ quan quản
lý mà cịn khơng tạo ra được niềm tin sự hy vọng đối với các nhà đầu tư nước ngồi khi họ muốn tìm đối tác đầu tư trong sản xuất kinh doanh Các phương tiện
thông tin đại chúng ở Việt Nam cũng chưa được thực sự là một công cụ để cung
cấp một cách đây đủ chính xác về các DN tư nhân
Ba là, sức hút của khu vực KTTN đối với các nhà đầu tư nước ngoài là rất
yếu, điều này đã hạn chế nhiều đến việc đầu tư vốn vào khu vực KTTN của các nhà đầu tư nước ngoài
Sức hút của khu vực KTTN đối với các nhà đầu tư nước ngoài yếu thể hiện trên nhiều mặt như: qui mô sản xuất nhỏ bé, qui mô đầu tư vốn ít, sản phẩm sắn xuất ra chất lượng còn chưa cao, đội ngũ cán bộ trình độ cịn yếu, người lao động
tay nghề còn thấp Các mặt yếu nêu trên có thể thấy là do chính hạn chế của bản thân khu vực KTTN tạo ra và mặt khác những bất lợi của khu vực KTTN
còn do cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo ra
Bốn là, các điều kiện hạ tầng đảm bảo vận hành trôi chảy và hiệu quả của thị chứng khoán vừa thiếu lại vừa yếu như tính minh bạch và tính liên thơng trong chế độ kế toán và kiểm toán
Năm la, nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã có tác dụng thiết thực
trong việc thúc đẩy khu vực KTTN nước ta phát triỂn, song theo đánh giá thì khả
năng khai thác nguồn vốn này của khu vực KTTN Việt Nam cồn rất hạn chế và
a ~
rat yeu:
- Số các dự án tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cho
khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển thực tế của khu vực kinh tế này
- Lượng vốn của các nhà tài trợ nước ngoài cho việc phát triển khu vực KTTN Việt Nam còn quá nhỏ
- Hiệu quả của các dự án tài trợ cho phát triển khu vực KTTNViệt Nam thời gian
qua còn chưa cao, nhất là dự án hễ trợ cho việc hoàn thiện và xây dựng chính sách, thể chế cho sự phát triển nên kinh tế thị trường của Việt Nam nói chung và
sự phát triển của khu vực KTTN nói riêng
Sáu là, các Quĩ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam chủ yếu đầu tư vào những
Công ty đã thành danh trên thị trường đi ngược lại đặc điểm của Quĩ đầu tư mạo
hiểm trên thế giới nên việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho khu vực KTTN qua kênh này còn quá khiêm tốn
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho khu vực
KTTN nói trên là do những nguyên nhân:
Một là, các đối tác nước ngồi khơng có được những thông tin về khu vực KTTN Việt Nam Các tổ chức xúc tiến thương mại thường giới thiệu các DNNN với các đối tác nước ngoài, nên DN khu vực KTTN ít có khả năng gặp gỡ và lựa
chọn đối tác nước ngoài Khác với các nước có nền kinh tế thị trường, vốn FDI vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào DNNN
- Hai là, phía đối tác nước ngoài cũng nhận thấy ở Việt Nam cịn có sự phân biệt
đối xử giữa khu vực KTNN và khu vực KTTN, nên họ âm đến hợp tác với các DNNN với hi vọng nhận được nhiều ưu đãi từ chính sách Chính phủ, mà cụ thể là từ các cơ quan quản lý Đó là những ưu đãi trong sử dụng đất, ưu đãi khi sử
Trang 33Với hai nguyên nhân trên, đã tạo ra một luc can làm cho khu vực KTTN
rất ít cơ hội tiếp cận đến nguồn vốn FDI dưới cả hai hình thức: hợp đồng hợp tác
kinh doanh và liên doanh, điều đó cũng có nghĩa là ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại của nước ngoài vào cùng với nguồn vốn này Vì vậy, để cho khu
vực KTTN dễ dàng tiếp cận vốn FDI, cần có sự đổi mới trong chính sách chế độ,
hướng tới xóa bỏ lực cẩn cả về hành lang pháp lý cũng như trong tư duy nhận thức của những nhà quản lý có liên quan
Ba là, nguồn vốn ODA phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ của Chính phủ
Việt Nam với các nhà tài trợ nước ngồi có thân thiện hay không chứ không phải
do sức hút của khu vực KTTN quyết định như trong việc thu hút nguồn vốn FDI Bốn là, do quan điểm và cách phân bổ nguồn vốn ODA của Chính phủ cịn chưa hợp lý Nguồn vốn ODA chủ yếu là Chính phủ Việt Nam tiếp nhận và chịu
trách nhiệm quản lý, phân phối sử dụng Bởi vậy ngoài phần vốn được sử dụng
đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, xây dựng và hồn thiện chính sách, thể chế, đào tạo con người, xóa đói giảm nghèo thì phần cịn lại Chính phủ thường giao cho các bộ phận như: kho bạc, các quĩ hỗ trợ quốc gia,
ngân hàng cho vay lại Mà các DN khu vực KTTN nếu cần vay thì rất khó có
thể tiếp cận với nguồn vay này Bởi vậy khả năng tạo lập vốn đầu tư của khu vực KTTN Việt Nam từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ rất hạn chế và
khó khăn
Năm là, các dự án tài trợ có vốn ODA của nước ngồi đều địi hỏi người
nhận vốn đầu tư phải có vốn đối ứng, Đây thực sự là một vấn đề nan giải, khó khăn đối với khu vực KTTN bởi bản thân họ cũng đang thiếu vốn Trong khi đó
việc tiếp cận để vay vốn của các ngân hàng thương mại là rất khó khăn
Sáu là, đội ngũ làm việc trong khu vực KTTN Việt Nam chưa đủ trình độ
và khả năng trong việc lập các dự án đâu tư để gọi vốn ODA của nước ngoài cũng như việc quản lý các dự án có vốn ODA khi giải ngân thực tế
Bảy là, các Quï đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam do có sự hạn chế về qui mô
vốn nên không chấp nhận mức độ rủi ro cao khi đầu tư và tất yếu dẫn đến là các
Quï này hạn chế đầu tư vào khu vực KTTN
Tóm lại, mặc dù việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho khu vực KTTN
Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số kết quả ban đầu tương đối khả quan
Trang 34Chương 3 - CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM
3.3 Định hướng phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam đến năm 2010 Chiến lược phát triển KTTN ở nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải được đặt trong chiến lược chung phát
triển kinh tế — xã hội của đất nước, đồng thời cần chú ý đến vai trò và đặc điểm
của nó
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định chiến lược phát triển kinh tế — xã hội đến năm 2010 là “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát
triển văn hóa bảo vệ và cải thiện môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội,2001, trang 89) nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nên tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
Trong chiến lược và mục tiêu đã nêu, mỗi lực lượng kinh tế, mỗi thành
phần kinh tế có vai trị nhất định, do đó cũng có định hướng chiến lược phát triển
phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và vị trí của nó
Trong q trình đổi mới, Đảng ta luôn xác định vai trò và vị trí của KTTN Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta tiếp tục khẳng định kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài, kinh tế tư bản tư nhân được phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất —- kinh doanh mà pháp luật không
cấm Như vậy, trừ một số ngành, nghề, lĩnh vực thuộc về an ninh quốc phòng, tư tưởng văn hóa mang tính nhạy cảm chính trị mà Nhà nứợc phải nắm và chỉ có
DNNN được độc quyền nắm giữ, còn tất cả các lĩnh vực khác nếu pháp luật
khơng cấm thì các chủ thể của KTTN được tự do kinh doanh theo đúng pháp
luật Vấn đề còn lại phụ thuộc vào năng lực hoạt động kinh doanh của chính các
DN khu vực KTTN Tuy nhiên, để phát huy năng lực và lợi thế của từng loại
hình DN, Đảng và Nhà nước cũng cần định hướng chiến lược phát triển cho từng đối tượng khác nhau
- Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong một số ngành, nghề ở nơng thơn và thành thị có khả năng tận dụng tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia
đình, từng người lao động để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,
đặc biệt hướng kinh tế cá thể, tiểu chủ đâu tư vào phát triển sẵn xuất và chế
biến nông, lâm, thủy sản và các dịch vụ mới, phát triỂn theo con đường hợp tác tự nguyện dưới nhiều hình thức đa dạng, làm vệ tinh cho KTNN hoặc phát triển
thành tổ chức kinh doanh tư nhân lớn hơn
- Đối với kinh tế tư bản tư nhân cần khuyến khích phát triển sản xuất - kinh
doanh trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ kể cả
hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư kinh doanh ra nước ngoài, được khuyến khích phát triển khơng hạn chế và lâu dài Đảng và
Nhà nước tôn vinh những DN và cá nhân tạo được nhiều việc làm và thu nhập
cho xã hội, làm lợi cho quốc kế dân sinh và tuân thủ pháp luật Nhà nước
khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường kinh tế cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa chủ DN và người lao động, phát triỂn kinh tế hợp tác, tự nguyện liên doanh, liên kết với các
Trang 35- Nhà nước xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế nhằm định hướng cho KTTN phát triển
Đối với KTTN, kế hoạch kinh tế của Nhà nước không thể áp đặt nhưng
cũng khơng thể phó mặc cho thị trường điều tiết một cách tự phát, do đó việc
xây dựng kế hoạch định hướng là rất cần thiết và rất quan trọng, gắn kế hoạch
với hướng dẫn thông tin, các cơ chế, chính sách ưu đãi như thuế, tín dụng, lãi
suất để kích thích và hướng dẫn KTTN tham gia thực hiện kế hoạch của Nhà
nước
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, Nhà nước xây dựng quy hoạch ngành kinh tế, vùng kinh tế, xác định các chương trình, dự án và có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các DN khu vực KTTN đầu tư sản xuất — kinh doanh để phát triển Nhà
nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và đi trước
một bước cho các vùng kinh tế trang trại, khu công nghiệp, khu thương mại, dịch
vụ, du lịch, đồng thời khuyến khích cả các DN khu vực KTTN tham gia đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tâng, phát triỂn các cụm công nghiệp - thương mại cho các DN thuê để kinh doanh
3.4 Các biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho phát triển
KTTN tại Việt Nam
3.41 Các giải pháp vĩ mơ
Các DN nói chung và khu vực KTTN nói riêng chỉ có thể phát huy hết
tiểm năng và thế mạnh của mình trong một môi trường ổn định, lành mạnh,
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Muốn tạo lập một môi trừơng như vậy, cần
nghiên cứu một số giải pháp cơ bản sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho môi trường hoạt động kinh doanh ổn định, lành mạnh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
Để tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thị các Bộ, ngành phối hợp rà soát
lại luật như Luật DN, Luật khuyến khích đầu tư, Luật thuế, Luật hải quan, luật của các Quỹ và tổ chức khác và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này
để đảm bảo tính đồng bộ , tính thống nhất, phù hợp với điễu kiện thực tế của nền kinh tế — xã hội Việt Nam và thông lệ quốc tế Tiến hành kiểm tra thường xuyên về điều kiện đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp đăng ký kinh
doanh không đúng thực tế để tạo sự lành mạnh cho mơi trường kinh doanh
Chính phủ cần phải thực sự tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng
cho tất cả các thành phần kinh tế, cần xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa
các loại hình DN về thuế, đất đai và các ưu đãi khi tiếp cận vốn, ưu đãi khi sử
dụng cơ sở hạ tầng Đồng thời, ban hành luật cạnh tranh và kiểm sốt độc quyển nhằm xóa bỏ độc quyển nhà nước Không phân biệt đối xử với các DN
khu vực KTTN, ngược lại cần khuyến khích, ưu đãi, động viên họ kịp thời để có thể phát huy tốt năng lực, vốn, kinh nghiệm của khu vực này phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, xóa bổ tâm
lý kỳ thị, mặc cảm KTTN cả trong chính sách cũng như đời sống
Vậy, giải pháp trước hết đó là xây dựng cơ chế, các chính sách vĩ mơ ổn
định thơng thống, minh bạch, bình đẳng nhằm giải phóng phát triển sức sản xuất của DN thuộc mọi thành phần kinh tế Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách và các văn bản pháp luật theo hướng nhất quán nhằm hoàn thiện môi
trường pháp lý tạo sân chơi thật sự bình đẳng cho các DN trong việc tiếp cận
nguồn vốn, đất đai, công nghệ
- Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các DN khu vực KTTN
Để giúp KTTN ngày càng phát triển lớn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục đẩy