Giới thiệu khái quát về luận ánĐề tài “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kho
Trang 11 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” được
tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
Luận án tập trung làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương và sự
chỉ đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973; trên cơ sở đóđưa ra những đánh giá, nhận xét hoạt động lãnh đạo của Đảng, và đúcrút những kinh nghiệm
Những vấn đề luận giải trong luận án được dựa trên cơ sở lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng về chiến tranh cách mạng; các báo cáo, tổng kết củaTrung ương, của các bộ ngành, địa phương về cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của cáccông trình khoa học đã công bố
2 Lý do lựa chọn đề tài
Từ năm 1965, Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam,tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam Trướcnhững hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, nhiều quốc gia và
tổ chức quốc tế lo ngại nếu Việt Nam không “kiềm chế”, cứ tiếptục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ rất có thể sẽ dẫn đếnmột cuộc chiến tranh thế giới mới
ĐCSVN quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ đồng thời chủ trương
kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam và chỉ
đạo cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược theo chủ trương đó
Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về cuộc “chiến tranh ViệtNam”đến hiện nay vẫn đang được nghiên cứu nhưng chưa được trả lờiđầy đủ và thấu đáo Có nhiều ý kiến, quan điểm khác biệt , về thắng vàthua, về nghệ thuật quân sự và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trongcuộc kháng chiến
Nghiên cứu chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam trong những năm 1965
-1973 góp phần lý giải rõ hơn cho câu hỏi “Vì sao Việt Namthắng Mỹ?”, đồng thời góp phần làm đầy đủ hơn về lịch sử Đảngthời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thông qua nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm về quá trìnhlãnh đạo của Đảng thời kỳ này, nhận định về Mỹ, cách đánh và cách
Trang 2thắng Mỹ trong chiến tranh , gợi mở vận dụng vào thực hiện công cuộcbảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan cần kiềm chế, đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo của Đảng kiềmchế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm
1965 đến năm 1973
Đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từthực tiễn Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiếntrường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng về kiềm chế và đánhthắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu bối cảnh quốc tế, âm mưu
thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện hai chiến lược “chiến tranh cụcbộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” từ đó làm nổi bật trọng tâmnghiên cứu là chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế vàđánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Về thời gian: Từ đầu năm 1965 đến tháng 1-1973, khi Hiệp định
Paris được ký kết Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mụcđích nghiên cứu, luận án có đề cập một số sự kiện trước và sau khoảngthời gian nói trên
Về không gian: Trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam và phạm vi
Đông Dương
Trang 35 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN về chiến tranh cáchmạng chiến tranh và quân đội, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
* Cơ sở thực tiễn
Dựa trên cơ sở các báo cáo, tổng kết của Trung ương, của các
bộ ngành địa phương; các đề tài khoa học, luận án; các sách chuyênkhảo, tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đếncuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nóichung, thời kỳ 1965 - 1973 nói riêng
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháplịch sử và phương pháp logic, đồng thời sử dụng phương pháp sosánh, thống kê, tổng kết lịch sử
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu mở rộng chiếntranh của đế quốc Mỹ ra miền Bắc và Đông Dương trong những năm
1965 - 1973
Khái quát và hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về kiềmchế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đếnnăm 1973
Đưa ra nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế; đúc rút nhữngkinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đếquốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần khẳng định bản lĩnh chính trị, tinh thần độclập, tự chủ và sự sáng tạo của ĐCSVN ở thời kỳ khó khăn, quyết liệtnhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ - nguyên nhân chủ yếu quyếtđịnh nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Góp phần tổng kết một thời kỳ lịch sử oanh liệt nhất của cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnhđạo của Đảng Luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo giảngdạy, nghiên cứu và học tập về lịch sử Đảng trong các học viện, nhàtrường trong và ngoài quân đội
8 Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đềnghiên cứu có liên quan đến đề tài, 03 chương (08 tiết), Kết luận,Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệutham khảo và Phụ lục
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: “ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH
MIỀN NAM
Trang 4TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1973”
1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ có rất nhiều bài viết và công trìnhnghiên cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
Các tác giả là những quan chức quan trọng trong bộ máy lập pháp,hành pháp và cơ quan thuộc cỗ máy chiến tranh của Mỹ tham gia viết về
chiến tranh Việt Nam Tiêu biểu: Tường trình của một quân nhân (A Soldier Reports) của William C Westmoreland; Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam, (In Retropect: The Tragedy and Lesson
of Vietnam) của Robert S McNamara; Hồi ký Richard Nixon (The Memoirs of Richard Nixon) của Richard Nixon;
Các nhà khoa học: Là các giáo sư và học giả có danh tiếng ởcác trường đại học, những nhà nghiên cứu lịch sử, luật gia Trong sốnày có nhiều người sống ở Việt Nam trong thời gian dài, theo sáttừng bước phát triển của cuộc chiến tranh Các tác phẩm tiêu biểu:
Lời phán quyết về Việt Nam (Vietnam Verdict : A Citizen’s History) của Joseph A Amter; Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon (The United States and Indochina from FDR to Nixon) của Peter A Pooler ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại, (Anatomy of war: Vietnam, The united States and the Modern historical Experience) của Gabriel Kolko; Những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam (Secrets: A memorior of Vietnam and the Pentagon papers) của Danien Ellsberg
Các phóng viên ở chiến trường và các cựu chiến binh Tiêu
biểu : Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam (Secret of the Vietnam War) Philip B Davidson; Việt Nam - Cuộc chiến mười nghìn ngày (Vietnam: The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear; The fisrt Battle: Operation Starlite and the Biginning of the Blood Debt in Vietnam của Otto J Lehrach; The Killing Zone:
My life in the Vietnam war của Frederick Down; Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam của Nick Turse
Nhìn chung, do nhiều yếu tố, các tác giả nước ngoài và Mỹkhông thấy hết mọi khía cạnh của cuộc chiến, nhất là nhân tố nội tạicủa cuộc kháng chiến mà nhân dân Việt Nam tiến hành
2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách Tiêu
biểu: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và
Trang 5bài học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975); Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 Thắng lợi và bài học; Lịch sử quân sự Việt Nam: Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ; Đặc biệt là bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, gồm 9 tập do Viện Lịch sử
quân sự nghiên cứu, biên soạn Bốn tập có liên quan gần đến đề tài
luận án:Tập IV, “Cuộc đụng đầu lịch sử.Tập V, “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968” Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương.Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972”
Nhiều cuốn sách lịch sử do các tướng lĩnh trực tiếp lãnh đạo,
chỉ huy trong cuộc kháng chiến và cá nhân các nhà khoa học viết: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đại tướng Văn Tiến Dũng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Cuộc đấu trí ở tầm cao trí tuệ Việt Nam của GS Trần Nhâm Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 - 1975 của PGS Nguyễn Xuân Tú…
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước có đề cập ít nhiều đến chủ trương này Luận án PTS của
Hà Minh Hồng: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn 1969-1972:chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ Luận án PTS của Hồ Khang: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968 ở miền Nam Việt nam Luận án TS Lê Văn Mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo có tính chất nghiên cứu, trao đổisâu về một vấn đề được đăng tải trên các tạp chí khoa học
3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, những vấn đề đặt
ra luận án tập trung giải quyết
3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố
1 Các công trình nghiên cứu rất phong phú, đa dạng với lượng thông tin
đồ sộ và chất lượng các công trình ngày càng sâu sắc bởi các văn bản lưu trữliên quan được công bố Qua khảo cứu các công trình cho thấy:
Thứ nhất, về nguy cơ Mỹ mở rộng phạm vi, không gian, quy
mô, cường độ hơn thực tế diễn ra trong cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam thời kỳ 1965 - 1973 là rất cao:
- Thực tế diễn ra của cuộc chiến tranh có quy mô vượt ngoài dự kiến
theo kế hoạch của Mỹ về: Quân số đông, phương tiện chiến tranh nhiều và hiện đại; cường độ lớn, tính ác liệt cao; thời gian dài, chi phí lớn.
Trang 6- Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân: Một số tướng lĩnh và quanchức chính phủ Mỹ đã có kế hoạch sử dụng bom nguyên tử chiến thuật ởchiến trường Việt Nam và Lào vào thời điểm những năm 1965, 1968.
- Bị ám ảnh bởi thuyết domino, đế quốc Mỹ có quyết tâm caongăn chặn “làn sóng đỏ” ở “nút chai” Đông Nam Á là miền Nam ViệtNam (MNVN) Mỹ quyết tâm giữ và biến MNVN thành căn cứ quân
sự, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội (CNXH) lan xuốngĐông Nam Á Có tướng lĩnh cao cấp Mỹ đã lập kế hoạch tăng quân,tiến công bằng lực lượng lục quân miền Bắc Việt Nam
Thứ hai, các công trình trong nước ở các khía cạnh khác nhau đã đề
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Thứ ba, Các công trình của người nước ngoài đã đề cập đến
chính quyền Mỹ và bộ máy chiến tranh của Mỹ bị “hạn chế”, “kiềmchế” ở rất nhiều mặt, phải: “Nhảy theo vũ điệu chiến lược của BắcViệt” nên không thể mở rộng, tăng cường chiến tranh hơn nữa
2 Các công trình cả trong nước và nước ngoài chưa đi sâu làm rõ cácvấn đề:
- Âm mưu và những kế hoạch của Mỹ mở rộng chiến tranh rangoài phạm vi MNVN
- Trình bày hệ thống, chuyên sâu chủ trương và sự chỉ đạo củaĐảng về kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Namtrong những năm 1965 - 1973
- Nhận xét, đánh giá về việc Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng
đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam thời kỳ 1965 - 1973
- Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạokiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miềnNam thời kỳ này
3 Các công trình này là nguồn tư liệu quý với những số liệu,nhận định, đánh giá, kết luận tác giả có thể tham khảo, kế thừa trongquá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm
Trang 7chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từnăm 1965 đến năm 1973”
3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan,
tác giả xác định đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản là:
Cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu, thủ đoạn của Mỹtrong thời kỳ 1965 - 1973, đặc biệt là các tư liệu về kế hoạch mở rộngchiến tranh ra miền Bắc và Đông Dương
Trình bày một cách lôgic, hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạocủa Đảng kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trườngchính miền Nam trong những năm 1965 - 1973
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Đúc rút những kinhnghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trênchiến trường chính miền Nam trong thời kỳ lịch sử này
Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC
MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968) 1.1 Yêu cầu khách quan kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
1.1.1 Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam
Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và nguy cơ
về cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Bắc Việt Nam
Tháng 4-1965, Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào trựctiếp tham chiến ở MNVN, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” Cùng với việc đưa quân vào MNVN, Mỹ đã tổ chức tung giánđiệp, biệt kích ra miền Bắc, điều hành các hoạt động tuyên truyền tâm
lý chiến và tiến hành phá hoại kinh tế, quân sự miền Bắc, trong đó có
kế hoạch tấn công tập kích ven biển miền Bắc Việt Nam
Sau hai năm thực hiện“chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến đó đãvượt quá rất nhiều về quy mô, tính chất, lực lượng, vũ khí, mục tiêuchiến lược và phạm vi chiến tranh theo kế hoạch của Mỹ Ở thờiđiểm đó Mỹ đang tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân,hải quân với miền Bắc Việt Nam và có ý định mở rộng chiến tranh ratoàn Đông Dương Một số tướng lĩnh Mỹ thuộc đã có kế hoạch “vượtkhu phi quân sự”, tiến công miền Bắc Việt Nam bằng lục quân Cóthời điểm, Lầu Năm Góc đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhânchiến thuật
Trang 8Tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất với miền Bắc Việt Nam.
Về không quân, Mỹ thực hiện chiến dịch Sấm rền (RollingThunder), huy động lực lượng lớn không quân, đánh phá quy môlớn và liên tục trên Bắc Việt Nam qua ba bước leo thang Đồngthời, Mỹ sử dụng lực lượng hải quân thực hiện thả thuỷ lôi nhằmphong toả, triệt phá giao thông đường thuỷ miền Bắc
Thực hiện “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã đặt cách mạng ViệtNam trước thử thách mới
1.1.2.Tình hình quốc tế tác động đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
Những nhân tố mới của tình tình quốc tế thập kỷ 60 cơ bảnthuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam Tuynhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng phải đươngđầu với những khó khăn, thử thách phát sinh từ sự bất hoà trongphong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Liên Xô yêu cầu Nam - Bắc Việt Nam cần chung sống hoàbình và thi đua kinh tế Trung Quốc chỉ một mực nhấn mạnh là ViệtNam phải đánh lâu dài, đánh du kích, không đánh lớn
Liên Xô và Trung Quốc không thống nhất với nhau về quanđiểm, hành động chống Mỹ xâm lược Việt Nam Sự chia rẽ và mâuthuẫn Xô - Trung ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước của nhân dân Việt Nam
Về quan hệ của Trung Quốc với Campuchia, thời gian này cũng cónhững vấn đề gây khó khăn cho sự đoàn kết ba nước Đông Dương Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế bày tỏ sự ủng hộ Việt Namnhưng chưa tin chắc nhân dân Việt Nam thắng Mỹ Họ lo ngại việc
Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh bằng lục quân ra miền Bắc Việt Nam nhưvới chiến tranh Triều Tiên, họ đặc biệt lo ngại sâu sắc sợ chiến tranhlan rộng thành cuộc chiến tranh thế giới mới Vì, thực tế cuộc chiến
có nguy cơ lan rộng
1.1.3 Yêu cầu đặt ra với cách mạng Việt Nam
Mỹ đưa quân tham chiến ở MNVN, cuộc chiến tranh ở Việt Nam
đã trở thành vấn đề nóng, nổi bật, thành trung tâm theo dõi, chú ý củacộng đồng quốc tế Vì, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống
Mỹ xâm lược diễn ra trong một khu vực tập trung toàn bộ mâu thuẫn lớnnhất của thời đại, là mâu thuẫn gay gắt giữa hai ý thức hệ: chủ nghĩa cộngsản và chủ nghĩa tư bản Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến, quyết tâmđánh Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử củathời đại
Trang 9Nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh Mỹ giành độc lập dân tộc,nhưng yêu cầu đặt ra là làm thế nào để hạn chế không cho chiếntranh lan rộng thành cuộc chiến tranh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa
và đế quốc chủ nghĩa? Làm thế nào để vừa xử lý tốt các mối quan
hệ, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ tiến hành kháng chiến vừalàm yên lòng bạn bè quốc tế và tranh thủ được sự nhất trí, ủng hộcủa họ? Có tiếp tục đánh Mỹ hay không? Làm thế nào để đánh Mỹ
và thắng Mỹ? Đây là những vấn đề rất mới đặt ra cho Đảng
1.2 Chủ trương của Đảng
1.2.1 Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ
Nội dung: Hạn chế quy mô, tính chất chiến tranh, hạn chế phạm vi
chiến trường và đánh thắng Mỹ trong phạm vi chiến trường chính đượcxác định là MNVN
Mục tiêu: Làm thất bại chính sách xâm lược, đánh tan ý chí
xâm lược của Mỹ, làm cho Mỹ không thể mở rộng và tiếp tụckéo dài chiến tranh xâm lược được nữa, chịu thua và rút quân
Về nhiệm vụ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi
quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn Trong mối quan
hệ giành thắng lợi quyết định ở miền Nam càng nhanh thì càng có khảnăng hạn chế, ngăn chặn Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
Nhiệm vụ chiến trường chính: Tiêu diệt và tiêu hao một bộphận quan trọng quân đội Mỹ Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phậnquân Sài Gòn
Miền Bắc là hậu phương lớn,nhiệm vụ là vừa xây dựng, vừa trựctiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam
Các vành đai diệt Mỹ đầu tiên được xây dựng chiến trường Khu V
ngay sau khi quân Mỹ sau phát triển ra khắp Tây Nguyên và Nam Bộ
Trang 10Giữ quyền chủ động, tìm ra cách đánh quân Mỹ.
Đảng chỉ đạo đánh trận Núi Thành đánh vào ý chí xâm lược và rútbài học kinh nghiệm, tìm ra cách tốt nhất để đánh bại quân đội Mỹ.Chiến thắng Vạn Tường củng cố quyết tâm đánh thắng Mỹ, tìm ra chỗ
yếu của quân Mỹ và đã tìm ra cách “bám thắt lưng địch mà đánh”
Đánh bại kế hoạch “tìm diệt” trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ
Cuộc phản công chiến lược lần 1, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ huyđộng 720.000 quân Mục tiêu chủ yếu: Tìm diệt một bộ phận quângiải phóng, giành quyền chủ động trên chiến trường
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dândựa vào hệ thống địa đạo, làng xã chiến đấu tiêu hao quân địch, cácđơn vị chủ lực quân giải phóng liên tiếp mở các cuộc tiến công quân
Mỹ và đồng minh
Mục tiêu tìm diệt chủ lực quân giải phóng không thực hiệnđược Mỹ buộc phải kết thúc cuộc phản công chiến lược lần thứ nhấtsớm hơn 2 tháng so với dự định
Làm thất bại kế hoạch “Tìm diệt và bình định” trong cuộc phản công chiến lược lần thứ 2, mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ.
Mùa khô 1966 - 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2
Từ “tìm diệt” là chủ yếu, Mỹ chuyển sang chiến lược hai gọng kìm
“tìm diệt và “bình định”
Qua từng bước đấu tranh, quân và dân ở các vùng nôngthôn miền Nam đã kết hợp chặt chẽ quá trình chống phá bìnhđịnh với xây dựng làng xã chiến đấu liên hoàn Nhờ vậy, lựclượng cách mạng ở cơ sở vẫn trụ bám địa bàn tổ chức đánhquân Mỹ và đồng minh
Với cuộc phản công mùa khô lần thứ hai, Mỹ đã đưa cuộc chiếntranh xâm lược ở miền Nam lên đỉnh cao, đồng thời đã leo những bướcthang mới trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam Nhưng
Mỹ đã thất bại nặng
1.3.2 Chỉ đạo đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc góp phần quan trọng kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Dự kiến các tình huống Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tăng cường lực lượng quốc phòng
Đầu năm 1965, BCHTƯ Đảng quyết định chuyển toàn bộ hoạtđộng của nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến
Tăng cường lực lượng quốc phòng, năm 1965, khối bộ đội chủlực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân
Quân chủng Phòng không - Không quân được chỉ đạo hoàn chỉnhphương án chiến đấu, triển khai lực lượng bảo vệ các mục tiêu chủ yếu,đồng thời triển khai các lực lượng chiến đấu tại chỗ rộng khắp
Các lực lượng phòng thủ trên biển của miền Bắc cũng được chỉ đạo
bố trí khắp nơi, kết hợp chặt chẽ giữa hải quân và các lực lượng vũ trang
Trang 11ven biển Quân chủng Hải quân và các đơn vị pháo bờ biển miền Bắcchuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
Tháng 3-1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder) némbom quy mô lớn trên toàn miền Bắc Đầu năm 1966, Mỹ tiếp tục mở rộngleo thang, giữa năm 1966, đánh phá vào các trung tâm dân cư đô thị lớn.Dưới sự chỉ đạo của Đảng, do đã chủ động sẵn sang chiến đấu,quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ trí tuệ khoa học quân sự đểđánh Mỹ, miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong có cả những máybay hiện đại, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc củakhông quân và hải quân Mỹ
Để chi viện cho miền Nam, hệ thống đường 559 được chỉ đạo
mở rộng và nối dài không ngừng Năm 1965, mức chi viện của miềnBắc so với năm 1964 tăng ba lần về người và tăng năm lần về vũ khí,đạn dược Trong bốn năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa hơn 300.000cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu,gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng, gồm vũ khí, đạn dược
1.3.3 Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao kiềm chế, ngăn chặn
âm mưu leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ
Đầu năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới nguyên thủ vàthủ tướng của 60 nước trên thế giới, tố cáo chiến tranh xâm lược ViệtNam của đế quốc Mỹ, trình bày lập trường hoà bình của Việt Nam Tháng 1-1967, Đảng xác định đấu tranh ngoại giao thành mộtmặt trận, giữ một vai trò quan trọng, tích cực, chủ động
Hoạt động ngoại giao cách mạng Việt Nam đã góp phần tạo sức mạnh đấutranh đẩy Mỹ vào thế chính trị “bị kẹt ở bên trong, bị tiến công bênngoài”
Cuộc đấu tranh ngoại giao trực diện giữa Chính phủ Việt NamDCCH và Mỹ tại Paris diễn ra từ ngày 13-5-1968 Trên cơ sởnhững thắng lợi của đấu tranh quân sự trên chiến trường, ngoạigiao linh hoạt, mềm dẻo của Việt Nam Mỹ buộc phải chấm dứtném bom miền Bắc Việt Nam, chấp nhận đàm phán
1.3.4 Chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 tạo bước ngoặt trong quá trình kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Đợt I (Tết Mậu Thân) quân giải phóng đã tiến công làm chủ nhiềungày, nhiều giờ một số đô thị, yếu khu, đặc biệt những mục tiêu quantrọng giữa thủ đô Sài Gòn đều bị tiến công với cường độ rất cao Quân đội
Mỹ và Sài Gòn bị tổn thất nặng nề về người và phương tiện chiến tranh
Hệ thống chính quyền Sài Gòn ở cơ sở nhiều vùng nông thôn, đồng bằng,rừng núi bị phá vỡ
Điều bất ngờ gây “sửng sốt cả nước Mỹ” ở Tết Mậu Thânkhông phải là những con số mà chính là sự đảo lộn mọi thứ trongphút chốc, từ vị thế đến trận địa giao tranh giữa hai phía, từ “tìm
Trang 12diệt” thành kẻ “bị tìm diệt” Tổng tiến công Tết Mậu Thân góp phần
to lớn ảnh hưởng chính trị và ngoại giao cho cách mạng
Tổng tiến công và nổi dậy đợt II: Từ đầu tháng 5 đến giữatháng-6-1968
Trong thời gian đợt II tổng tiến công diễn ra cũng đồng thời chiến
sự quyết liệt ở mặt trận Khe Sanh - Đường 9 Khe Sanh thu hút và giamchân 17/33 lữ đoàn quân Mỹ Khe Sanh là một mẫu mực về nghi binh của
Bộ chỉ huy Bắc Việt Nam
Tiến công đợt III: Tháng 8 đến tháng 9-1968
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặtcủa cuộc kháng chiến, buộc Mỹ hạn chế chiến tranh, chấm dứt chiếntranh phá hoại miền Bắc, rút dần quân Mỹ về nước
Kết luận chương 1
Giai đoạn 1965-1968 đế quốc Mỹ đưa quân chiến đấu trực tiếptham chiến ở MNVN đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại đánhphá miền Bắc Chiến tranh có nguy cơ lan rộng về phạm vi, khônggian, tăng về tính chất và cường độ
ĐCSVN đã kiên định đường lối kháng chiến, quyết tâmđánh Mỹ và thắng Mỹ, nhưng cũng thấy rằng đây sẽ là một cuộc
đọ sức gay go, quyết liệt, chiến tranh có nguy cơ kéo dài và lanrộng Vì vậy, Đảng chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Chủ trương này làm yên lòng các nước trong phe xã hội chủnghĩa, các tổ chức quốc tế, khắc phục vấn đề tư tưởng hữu khuynhtrong một bộ phận quân và dân cách mạng Việt Nam
Thực hiện chủ trương, trên chiến trường chính miền Nam,Đảng chỉ đạo xây dựng các vành đai diệt Mỹ, kìm chân và hạn chế sứcmạnh, sức cơ động của quân Mỹ, lần lượt đánh bại các biện pháp chiếnlược: “tìm diệt”, “tìm diệt và bình định” trong hai mùa khô 1965 - 1966,
1966 - 1967 của Mỹ Tạo và nắm thời cơ, Đảng phát động cuộc tổngtiến công chiến lược năm 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc
Mỹ Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đã góp phần quan trọng buộc
Mỹ hạn chế ném bom miền Bắc, đến chấm dứt ném bom không điềukiện, rút dần quân Mỹ về nước