Trách nhiệm dân sự so sánh và phê phán

16 2.1K 0
Trách nhiệm dân sự  so sánh và phê phán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm dân sự so sánh và phê phán TS. NGÔ HUY CƯƠNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát… I. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật (1). Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 1134), tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự một loại trách nhiệm pháp lý mà, theo nghiên cứu của học giả Lê Văn Cảm, có các đặc điểm: (1) Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm; (2) Luôn luôn được thực hiện trong phạm vi quan hệ giữa Nhà nước và bên vi phạm; (3) Được xác định bằng trình tự đặc biệt do pháp luật quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (4) Được thực hiện trong phạm vi văn bản đã có hiệu lực pháp luật đối với người vi phạm; (5) Có thể áp dụng đối với cả pháp nhân đối với vi phạm ngoài luật hình sự (2). Khác với quan điểm này và có phần cô đọng hơn, một số học giả khác của Việt Nam cho rằng, trách nhiệm dân sự cũng có các đặc điểm như trách nhiệm pháp lý, bao gồm: (1) chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; (2) là một hình thức cưỡng chế nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; và (3) luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật (3). Có học giả cho rằng, việc phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm pháp lý cũng không ít quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều ý kiến đồng nhất về các đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau: Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội; Thứ hai, trách nhiệm dân sự bao giờ cũng là trách nhiệm tài sản; Thứ ba, trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; Thứ tư, trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (4). Khi khái quát các ý kiến chung của các luật gia về các đặc điểm của trách nhiệm dân sự như trên, người khái quát không chỉ rõ đó là ý kiến chung của các luật gia trên thế giới thuộc các họ pháp luật khác nhau hay chỉ thuộc một họ pháp luật, hay đó là ý kiến chung của các luật gia Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bản thân người khái quát như vậy cũng tự nhận thấy có quá nhiều điểm ngoại lệ với so với các đặc điểm được khái quát, chẳng hạn liên quan tới phạt vi phạm hợp đồng, tới vô hiệu hoá các hợp đồng chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Trước hết, nói tới đặc điểm thứ ba trong nghiên cứu khái quát trên. Mức độ tổn thất về tinh thần khó có thể vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất. Nên thông thường, trong việc xâm phạm quyền nhân thân, hầu hết các nền tài phán đều kết hợp nhiều loại chế tài đối với người vi phạm mà bù đắp tổn thất chỉ là một trong số đó. Điều 611, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005 có nhắc tới việc bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị vi phạm, tuy nhiên không hề bày tỏ tinh thần bù đắp tương xứng với thiệt hại về tinh thần, nên tự đưa ra một giới hạn tối đa cho khoản bù đắp đó là không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, trong trường hợp các bên không thể thoả thuận được mức bồi thường. Khi đưa ra đặc điểm thứ ba nêu trên, tác giả của nó cũng đã phân vân và lập luận rằng: (1) pháp luật có thể quy định những trường hợp ngoại lệ mà trách nhiệm dân sự không nhất thiết phải phù hợp và tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất và hoặc tổn thất về tinh thần do hành vi vi phạm gây ra; và (2) phạt vi phạm hợp đồng theo thoả thuận là một minh chứng cho ngoại lệ này; và (3) “tuy nhiên, điều cần lưu ý là ngay cả đối với một số dạng, loại hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm, quy tắc “phù hợp và tương xứng” vẫn được áp dụng ở mức độ nào đó”, và “điển hình là quy định về mức phạt vi phạm tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005” (5). Về các lập luận này, có thể nói ngay, chưa kể đến sự đúng sai, nhưng khác hẳn với tinh thần của Điều 301, Luật Thương mại 2005, một mức phạt không giới hạn được Bộ luật Dân sự 2005 cho phép trong Điều 422. Tại một hội thảo quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế, trong phần tham luận của mình, Bernado M. Cremades nhận định: các điều khoản quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, cũng như các điều khoản phạt vi phạm là những điều khoản thông dụng trong một số loại hợp đồng quốc tế (thuê, vay, thực hiện dịch vụ định kỳ…). Ông chỉ rõ điểm khác biệt cơ bản giữa điều khoản bồi thường và điều khoản phạt ở chỗ: điều khoản phạt nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng, còn điều khoản bồi thường thiệt hại nhằm mục đích xác định khoản bồi thường khi một bên không thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các nền tài phán có cách nhìn nhận rất khác nhau về điều khoản phạt. Chẳng hạn toà án Anh Quốc coi điều khoản phạt là có tính chất trừng phạt, do đó không có hiệu lực; còn điều khoản bồi thường chỉ hợp lệ khi mức bồi thường thiệt hại được các bên thoả thuận thực sự thể hiện được mức thiệt hại ước lượng do vi phạm hợp đồng, với điều kiện phải thoả mãn tiêu chí là khoản bồi thường đã được các bên đánh giá hoặc dự kiến hợp lý bù trừ công bằng cho việc không thực hiện hợp đồng hoặc khó có thể xác định được chắc chắn về mức bồi thường. Trong khi đó, một số hệ thống pháp luật lại cho phép thiết lập các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng như một biện pháp răn đe. Chẳng hạn, luật dân sự Tây Ban Nha thừa nhận chế tài kép vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại (6). Các phân tích này cho thấy, đặc điểm thứ ba của trách nhiệm dân sự được khái quát nêu trên không thoả đáng, bởi không mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phản ánh được ước vọng thiết lập nên một nguyên tắc công bằng trong quan hệ hợp đồng hay quan hệ nghĩa vụ. Phản ánh quan điểm của hầu hết các luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa; “Trách nhiệm dân sự đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) vàhoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả” (7). Dường như định nghĩa này đã đồng nhất giữa trách nhiệm dân sự với chế tài dân sự, và cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ. Trong khi đó, một số luật gia Nhật Bản phân tích: trách nhiệm được thể hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người mắc nợ; tuy nhiên, có thể có trường hợp trách nhiệm không có nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu tài sản thế chấp (8). Vậy không phải bất kể trường hợp nào bị áp dụng chế tài cũng đều có sự vi phạm nghĩa vụ. Pháp luật dân sự Nhật Bản ấn định gánh nặng tương đương lên người bảo lãnh như người thụ trái chính trong trong nghĩa vụ bảo đảm. Khi có một bảo lãnh đối với một nghĩa vụ chuyển giao mà không thay thế, thì nó được xem như một điều kiện đình chỉ chuyển đổi thành nghĩa vụ chi trả bồi thường bởi sự không thực hiện nghĩa vụ chính (9). Dưới chế độ cũ ở Việt Nam, có luật gia quan niệm: “Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác” (10). Quan niệm này có phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của trách nhiệm dân sự hay không là một câu trả lời không quá khó. Tuy nhiên, đâu là điểm hợp lý của định nghĩa này và chúng phát xuất từ đâu thì cần phải tìm hiểu. Luật La Mã xác định, ngoài các nguyên nhân hợp pháp như hợp đồng và chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ còn phát sinh ra bởi nguyên nhân bất hợp pháp như vi phạm (delictum) và chuẩn vi phạm (quasi ex delicto). Vi phạm được chia thành hai loại là tội hình sự và dân sự phạm. Đối với dân sự phạm, nạn nhân có thể kiện ra toà xin bồi thường. Dân sự phạm (damnum injuria) là sự thiệt hại gây ra một cách bất chính đáng cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân nhưng không làm giàu thêm cho người vi phạm (11). Vi phạm được quy định bởi luật Aquilia. Tuy nhiên các luật gia La Mã chưa bao giờ đạt tới nguyên tắc chung rằng mọi người phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Mãi tới thế kỷ XVII và XVIII, nó mới được đưa ra bởi các luật gia thuộc trường phái luật tự nhiên, tiêu biểu là Grotius và Domat, rồi được ghi nhận trong các bộ luật của Châu Âu (12). Ngày nay, Bộ luật Dân sự Pháp có qui định nguyên tắc tổng quát: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” (Điều 1382). Tuy nhiên nhiều hệ thống pháp luật thuộc Họ pháp luật La Mã Đức ngày nay đã tiếp nhận các thành tựu của Luật La Mã liên quan tới lỗi Aquilia, tố quyền Paulus, chuẩn vi phạm… Các vi phạm do luật Aquilia điều chỉnh bao gồm: (1) Giết bất hợp pháp nô lệ hay gia súc bốn chân; (2) một chủ nợ phụ tha cho con nợ làm thiệt hại cho chủ nợ chính; và (3) những thiệt hại nhỏ gây ra cho nô lệ hoặc gia súc. Theo luật Aquilia hành vi gây thiệt hại có hai đặc tính là bất hợp pháp và do chính người vi phạm gây ra. Chế tài đối với những vi phạm này có cả tính hình sự và dân sự như tù giam, bồi thường thiệt hại. án lệ La Mã đã chuyển hoá từ quan niệm việc làm trái pháp luật (injuria) sang lỗi (culpa). Lỗi này được xem là hành động cố ý gây thiệt hại hoặc bất cẩn đáng chê trách (lỗi Aquilia). Người La Mã lúc này đã phân biệt giữa lỗi và sự vô tình (casus). Lúc đầu thiệt hại do vi phạm gây ra được tính theo năm trước khi xảy ra thiệt hại. Lâu dần được tính toàn bộ thiệt hại, kể cả lợi tức để bồi thường. Luật La Mã tại đây đã phát hiện ra hai vấn đề pháp lý quan trọng là sự thiệt hại phát sinh và khoản lời bị mất. Hai vấn đề này được tiếp nhận vào Điều 1149, Bộ luật Dân sự Pháp (13): “Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm những khoản mà họ mất và món lợi mà họ không được hưởng, ngoại trừ những biệt lệ và sửa đổi dưới đây”. Nguyên lý này cũng được phản ánh trong Điều 307, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005: “Trách nhiệm bồi thường về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Trong các dân sự phạm, theo Luật La Mã, có một vi phạm đặc biệt làm phát sinh ra tố quyền Paulus (14). Người thụ trái không có khả năng trả nợ, nếu có hành vi gian trá tẩu tán tài sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của mình, thì tố quyền Paulus được áp dụng. Về nguyên tắc tất cả các tài sản của con nợ là bảo đảm chung cho các chủ nợ. Nguyên tắc này đã được phản ánh vào Điều 2092, Bộ luật Dân sự Pháp rằng: “Người nào bị ràng buộc vào một nghĩa vụ cá nhân thì phải thực hiện nghĩa vụ bằng tất cả tài sản của mình, động sản và bất động sản, hiện có và sẽ có”. Do vậy, khi người thụ trái tẩu tán tài sản của mình gây thiệt hại cho trái chủ, thì tố quyền Paulus là biện pháp bảo toàn tài sản cho trái chủ bằng cách cho phép trái chủ kiện gián tiếp hành vi tẩu tán tài sản nhằm buộc người thứ ba trả lại tài sản cho người thụ trái. Tố quyền này cũng được ghi nhận vào Bộ luật Dân sự Pháp (15): “Người có quyền cũng có thể, nhân danh cá nhân, khởi kiện chống lại các hành vi mà người có nghĩa vụ đã thực hiện một cách gian lận, có hại đến quyền của mình” (Điều 1167). Sự tiếp nhận các nguyên lý pháp lý này từ Luật La Mã cũng được tìm thấy trong các Bộ luật Dân sự Đức, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Quebéc (Canada), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan và dĩ nhiên là các Bộ luật Dân sự cũ ở Việt Nam. Ngày nay, về học thuật người ta bàn tới việc hợp nhất lý thuyết về trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng (16). Theo pháp luật dân sự Pháp, các trách nhiệm này đều có các thành tố giống nhau, tuy nhiên khác nhau về nguồn gốc phát sinh, nên cũng khác nhau về nghĩa vụ chứng minh. Ở Common Law, người ta quan niệm luật hợp đồng liên quan tới các thoả thuận bị ràng buộc. Vấn đề phát sinh từ đây là ràng buộc là gì. Ràng buộc có nghĩa là nếu một bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thì toà án, khi bên bị vi phạm yêu cầu, ấn định các điều kiện đối với bên vi phạm. Và các điều kiện này có mục đích định ra một chế tài, nhưng không phải là một hình phạt đối với bên vi phạm. Trong luật hợp đồng các chế tài được thiết kế để bồi thường, không phải để phạt (17). Trách nhiệm dân sự (civil liability) được các luật gia thuộc Common Law coi là sự chịu trách nhiệm trước tố quyền dân sự đối lập với tố quyền hình sự; tìm kiếm các chế tài tư hoặc thi hành các quyền đối nhân trên cơ sở hợp đồng, vi phạm ngoài hợp đồng (tort)(18). Vũ Văn Mẫu khẳng định: Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của đương sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người đã làm một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người khác (19). Từ các nghiên cứu trên đây về khái niệm trách nhiệm dân sự, có thể rút ra được một số đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau: Trước hết, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể. Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Và trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta (ở một số nền tài phán) cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm. Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành trách nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm (20). Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc chứng minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định. Quan niệm này có thể còn phải tranh luận, ví dụ trong hợp đồng có thể qui định về chế tài vi phạm hợp đồng, và khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành. Nhưng cũng có ý kiến phân tích: khi hợp đồng bị vi phạm thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý, do đó không cần thiết sự cưỡng chế thi hành. Nên đặt vấn đề nghĩa vụ trong trường hợp này ít có ý nghĩa. II. Đặc điểm của trách nhiệm hợp đồng và ý nghĩa của việc phân biệt nó với trách nhiệm ngoài hợp đồng Việc phân biệt giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng có một vài ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị đơn đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn không phải chứng minh lỗi của bị đơn. Ngược lại, bị đơn phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng không do lỗi của bị đơn nếu bị đơn không muốn gánh chịu chế tài. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, pháp luật đã đặt ra nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát, có nghĩa là trong bất kể trường hợp nào mỗi người phải cẩn trọng. Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra ý niệm về nguyên tắc này tuy không thật rõ ràng trong các Điều 9, 10 và 11. Trong đời sống xã hội, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, mỗi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước và phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của mọi người và mỗi người. Khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Hệ quả tất yếu của các nguyên tắc này là: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 604, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2005). Điều luật này cho thấy yếu tố lỗi là trọng yếu trong việc xác định trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên theo học thuyết rủi ro, điều kiện về lỗi bị phủ nhận. Học thuyết này cho rằng, khi một người vì hoạt động của mình tạo ra một rủi ro gây tai nạn cho một người khác, thì nạn nhân có thể đòi bồi thường mà không phải chứng minh lỗi của bị đơn (21). Thế nhưng đối với trách nhiệm hợp đồng, có sự phức tạp riêng, trước hết bởi tính chất đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Phần phân loại nghĩa vụ đã nói tới một cách phân loại có ý nghĩa rất lớn trong việc chứng minh sự vi phạm, mà Bộ luật Dân sự 2005 không đề cập tới chỉ được đề cập tới một cách không thật sự rõ ràng trong Luật Thương mại 2005 đó là nghĩa vụ mẫn cán trung thực và nghĩa vụ thành quả. Trong thực tiễn tư pháp của Pháp, vụ Bác sĩ Nicolas kháng vợ chồng Mercier là một vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những nội dung của cách thức phân loại nghĩa vụ này. Vụ việc này đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền tư pháp của Việt Nam dưới các chế độ cũ mà đã được Trần Thúc Linh và Nguyễn Văn Thọ trích dịch trong cuốn “Những án lệ quan trọng, Dân luật, Luật nghĩa vụ” xuất bản tại Viện Đại học Huế 1962. Vợ chồng Mercier kiện đòi bác sĩ Nicolas bồi thường 200.000 franc vì thiệt hại do bác sĩ gây ra cho bà Mercier khi chữa bệnh cho bà bằng tia X mà không sử dụng các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm (1929). Bác sĩ yêu cầu tòa sơ thẩm Marseille bác đơn vì cho rằng: kiện về tội bất cẩn gây thương tích, nên tố quyền đã hết thời hiệu ba năm theo tố tụng hình sự. Tòa Sơ thẩm, rồi đến tòa Thượng thẩm Aix (1931) đã bác lý lẽ của Nicolas và chấp nhận đơn của vợ chồng Mercier. Bác sĩ Nicolas chống án với lý do: (1) Tòa án đã coi tố quyền này là tố quyền đòi bồi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, theo đó bác sĩ phải chăm sóc bệnh nhân “chuyên cần, sáng suốt và thận trọng”; (2) nhưng theo bác sĩ, thực chất sự bất cẩn của bác sĩ là một vi phạm ngoài hợp đồng bởi bác sĩ chỉ cam đoan với bệnh nhân chữa bệnh để lấy thù lao, còn không qui định điều gì rõ ràng, không có sự bảo đảm mọi tai nạn vô ý gây ra, nên tố quyền đã hết thời hiệu. Tòa Phá án đã buộc bệnh nhân phải chứng minh bác sĩ vi phạm nghĩa vụ chăm sóc bệnh nhân, tức là chứng minh lỗi của bác sĩ. Tại đây có vấn đề phát sinh là: một mặt tòa án Pháp đã công nhận giữa bác sĩ và bệnh nhân có quan hệ hợp đồng, và vi phạm của bác sĩ là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; mặt khác bệnh nhân (trái chủ) lại có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bác sĩ (người thụ trái) giống như trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (22). Xung quanh việc phân loại nghĩa vụ này, theo Vũ Văn Mẫu, khi nguyên đơn yêu cầu bồi thường vì bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vấn đề cần xem xét trước tiên là bị đơn có thật vi phạm vào nghĩa vụ mà bị đơn phải thi hành không. Và để giải quyết được vấn đề này thì cần phải biết rõ nghĩa vụ ấy thuộc loại nào. Nếu nghĩa vụ đó là nghĩa vụ mẫn cán trung thực thì nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh như đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng là bị đơn đã phạm lỗi (23). Dĩ nhiên đối với nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định, thì nguyên đơn không cần phải chứng minh lỗi của bị đơn, bởi việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã được xem là có lỗi “lỗi hợp đồng”. Nghĩa vụ mẫn cán trung thực mà người Pháp gọi là nghĩa vụ cấp phương tiện được giải thích trên căn bản: người thụ trái cam kết sử dụng mọi phương tiện để mang lại kết quả, chứ không cam kết mang lại một kết quả cụ thể, do đó, người ta không xem đến kết quả ra sao mà chỉ xem xét tới người thụ trái đã sử dụng mọi phương tiện cần thiết hay chưa để thực hiện nghĩa vụ, và từ đó xác định có hay không sự vi phạm của người thụ trái (24). Giải thích về sự khác biệt đối với nghĩa vụ chứng minh trong trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng (trách nhiệm vi phạm và chuẩn vi phạm), có ý kiến cho rằng: nguyên đơn trong trách nhiệm ngoài hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh, còn trong trách nhiệm hợp đồng được miễn nghĩa vụ này là do chính tính chất của nghĩa vụ. Các nghĩa vụ hợp đồng phần lớn là các nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định. Vì vậy, kết quả mong đợi không đạt được do sự không thực hiện nghĩa vụ của người thụ trái, thì trái chủ có quyền yêu cầu bồi thường mà không cần phải chứng minh lỗi của người thụ trái. Ngược lại, trong vi phạm và chuẩn vi phạm, pháp luật đã dự liệu nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát. Nên nguyên đơn muốn đòi bồi thường thì phải chứng minh lỗi của bị đơn (25). Lý giải này gợi ý cho việc hiểu sâu sắc hơn trong nghĩa vụ cần mẫn trung thực hay nghĩa vụ cấp phương tiện phát sinh do hợp đồng, nếu nguyên đơn muốn yêu cầu bồi thường cũng phải chứng minh lỗi của bị đơn. Khác hơn các vấn đề được nghiên cứu ở đây, Luật Thương mại 2005 đã buộc bị đơn (bên vi phạm hợp đồng) phải chứng minh mình không có lỗi để được hưởng chế độ miễn trách nhiệm trong bất kể sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào kể cả nghĩa vụ mẫn cán trung thực, mặc dù trong đạo luật này có đề cập tới việc phân loại nghĩa vụ thành nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ mẫn cán trung thực như đã trình bày ở trên. Điều 294, khoản 2 của đạo luật này qui định “bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Vì vậy, việc phân biệt giữa nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ mẫn cán trung thực theo pháp luật Việt Nam hiện nay không có ý nghĩa thực tế. Trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng về lý thuyết còn có sự khác biệt về một số phương diện như thẩm quyền của toà án giải quyết vụ việc, thời hiệu, phạm vi đòi bồi thường và mức độ bồi thường. Bên cạnh việc quy định về thẩm quyền khác nhau của toà án đối với các vụ việc liên quan đến trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng, và quy định thời hiệu khác nhau đối với chúng, pháp luật trước kia còn quy định trách nhiệm vi phạm và chuẩn vi phạm là những loại trách nhiệm có tính cách toàn ngạch, có nghĩa là giống như trách nhiệm liên đới, có lợi cho nạn nhân bởi họ không phải kiện tất cả các người đồng phạm để bắt mỗi người bồi thường thiệt hại theo từng phần (26). Pháp luật Việt Nam hiện nay có điểm phân biệt như trên, nhưng cũng có sự xoá nhoà ranh giới giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng ở một vài điểm. Có thể lấy các ví dụ sau: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về nguyên tắc, toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự và thương mại là toà án nơi nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) (Điều 35, khoản 1, điểm a). Tuy nhiên, Bộ luật này còn đưa ra các qui tắc khác biệt theo sự lựa chọn của các đương sự hoặc nguyên đơn. Trong khi đó, pháp luật của các chế độ cũ ở Việt Nam có khuynh hướng qui định toà án có thẩm quyền đối với trách nhiệm dân sự phạm là toà án nơi xảy ra sự thiệt hại hoặc nơi cư sở của bị đơn, còn đối với hợp đồng thương mại là toà án nơi đã thiết lập hợp đồng hoặc nơi giao đồ vật hay nơi trả tiền (27). Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 607) và thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự cũng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 427). Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại cũng là hai năm theo Điều 319, Luật Thương mại 2005. Riêng đối với kinh doanh dịch vụ logistics, Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu chín tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 237). Thời hiệu đối với trách nhiệm hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ là 20 năm (Điều thứ 857) và theo Bộ luật Dân sự Trung Kỳ là 10 năm (Điều thứ 935). Pháp luật của các chế độ cũ của Việt Nam xây dựng theo mô hình của Pháp còn đưa ra nguyên tắc thời hiệu khởi kiện đối với trách nhiệm dân sự bị phụ thuộc vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sự kiện gây ra sự tổn thất vừa có tính cách hình sự, vừa có tính cách dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 có nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” (Điều 605), và tiếp sau quy định cụ thể: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau” (Điều 616). Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, sự bồi thường được phân bổ đều cho những người thụ trái, trừ khi những người này cam kết rõ ràng trong hợp đồng chịu trách nhiệm liên đới (28). Trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, và chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp, cũng như có nhiều quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề trong đó. Nên chăng, cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa để sửa đổi thích hợp các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các đạo luật khác liên quan tới trách nhiệm dân sự? —————————– Chú thích: (1) Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 307. (2) Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr. 551 552. (3) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 45. (4) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.347 350. (5) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.349 350. (6) Bernado M. Cremades, “Bồi thường thiệt hại theo thoả thuận trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm và cơ chế bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe trong các hợp đồng quốc tế”, Hội thảo hợp đồng thương mại quốc tế Tham luận, Hội thảo do Nhà pháp luật Việt Pháp tổ chức tại Hà Nội từ ngày 13 14 12 2004, tr. 166 167. (7) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr. 346 347. (8) Xaca Vacaxum, Tori Aridumi, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nguyễn Đức Giao và Lưu Tiến Dũng dịch ra tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 367 368. (9) Japan International Cooperation Agency (JICA), Japanese Laws (Volume 2: 1997 1998) Luật Nhật Bản (Tập II: 1997 1998), Youth Publishing House Nhà xuất bản thanh niên, Song ngữ Anh Việt, tr. 174. (10) Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, tr. 997. (11) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước Nghĩa vụ, Trường đại học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr. 143. (12) Konrad Zweigert and Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law, Clarendon Press, Oxford, 1998, p. 597. (13) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước Nghĩa vụ, Trường đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr. 144 148. (14) Các luật gia cũ gọi là tố quyền truất bãi. (15) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước Nghĩa vụ, Trường đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr. 149 152. (16) Jean Louis Baudouin, La Responsabilité Civile, 4e édition, Les éditions Yvon Blais Inc., Quebéc (Canada), 1994, p. 16. (17) Abdul Kadar, Ken Hoyle, Geoffrey Whitehead, Business Law, Made Simple Books, London, 1985, p. 156. (18) Steven H. Gifis, Law Dictionary, Third edition, Barron’s Educational Series, INC, USA, 1991, p. 73. (19) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 431. (20) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 433. (21) Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, tr. 998. (22) Trần Thúc Linh, Nguyễn Văn Thọ, Những án lệ quan trọng, Dân luật, Luật nghĩa vụ, Viện Đại học Huế, 1962, tr. 44 49. (23) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 435. (24) Corinne Renault Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 106. (25) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 457 458. (26) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 459. (27) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 458. (28) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quèc gia gi¸o dôc xuÊt b¶n, Sµi Gßn, 1963, tr. 459.

Trách nhiệm dân - so sánh phê phán TS NGÔ HUY CƯƠNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Trách nhiệm dân luật gia Việt Nam xem loại trách nhiệm pháp lý - vấn đề pháp lý quan trọng nghiên cứu tổng quát… I Khái niệm đặc điểm trách nhiệm dân Trách nhiệm dân luật gia Việt Nam xem loại trách nhiệm pháp lý - vấn đề pháp lý quan trọng nghiên cứu tổng quát môn lý luận chung nhà nước pháp luật Trách nhiệm pháp lý cho việc chủ thể phải gánh chịu hậu bất lợi theo quy định pháp luật có hành vi vi phạm pháp luật (1) Nghĩa vụ dân quan hệ pháp lý trái chủ người thụ trái xác định, người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực nghĩa vụ Việc vi phạm nghĩa vụ xem vi phạm pháp luật Về điểm này, Bộ luật Dân Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị luật bên giao kết” (Điều 1134), tức nghĩa vụ hợp đồng có giá trị luật Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu bất lợi trách nhiệm dân loại trách nhiệm pháp lý mà, theo nghiên cứu học giả Lê Văn Cảm, có đặc điểm: (1) Là hậu pháp lý hành vi vi phạm; (2) Luôn thực phạm vi quan hệ Nhà nước bên vi phạm; (3) Được xác định trình tự đặc biệt pháp luật quy định quan nhà nước có thẩm quyền; (4) Được thực phạm vi văn có hiệu lực pháp luật người vi phạm; (5) Có thể áp dụng pháp nhân vi phạm luật hình (2) Khác với quan điểm có phần cô đọng hơn, số học giả khác Việt Nam cho rằng, trách nhiệm dân có đặc điểm trách nhiệm pháp lý, bao gồm: (1) áp dụng có hành vi vi phạm pháp luật áp dụng người có hành vi vi phạm đó; (2) hình thức cưỡng chế nhà nước quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; (3) mang đến hậu bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật (3) Có học giả cho rằng, việc phân biệt trách nhiệm dân trách nhiệm pháp lý không quan điểm khác nhau, nhiên nhiều ý kiến đồng đặc điểm trách nhiệm dân sau: Thứ nhất, trách nhiệm dân quan hệ luật tư hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chịu trách nhiệm trước Nhà nước người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng chống lại trật tự công cộng đạo đức xã hội; Thứ hai, trách nhiệm dân trách nhiệm tài sản; Thứ ba, trách nhiệm dân áp dụng bên vi phạm phải tương xứng với hậu hành vi vi phạm, tức tương xứng với mức độ tổn thất vật chất tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; Thứ tư, trách nhiệm dân phải áp dụng thống chủ thể quan hệ pháp luật dân (4) Khi khái quát ý kiến chung luật gia đặc điểm trách nhiệm dân trên, người khái quát không rõ ý kiến chung luật gia giới thuộc họ pháp luật khác hay thuộc họ pháp luật, ý kiến chung luật gia Việt Nam Tuy nhiên, thân người khái quát tự nhận thấy có nhiều điểm ngoại lệ với so với đặc điểm khái quát, chẳng hạn liên quan tới phạt vi phạm hợp đồng, tới vô hiệu hoá hợp đồng chống lại trật tự công cộng đạo đức xã hội Trước hết, nói tới đặc điểm thứ ba nghiên cứu khái quát Mức độ tổn thất tinh thần khó vật chất hoá, đó, khó xác định mức độ tương xứng bồi thường vật chất Nên thông thường, việc xâm phạm quyền nhân thân, hầu hết tài phán kết hợp nhiều loại chế tài người vi phạm mà bù đắp tổn thất số Điều 611, khoản 2, Bộ luật Dân 2005 có nhắc tới việc bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị vi phạm, nhiên không bày tỏ tinh thần bù đắp tương xứng với thiệt hại tinh thần, nên tự đưa giới hạn tối đa cho khoản bù đắp không mười tháng lương tối thiểu Nhà nước quy định, trường hợp bên thoả thuận mức bồi thường Khi đưa đặc điểm thứ ba nêu trên, tác giả phân vân lập luận rằng: (1) pháp luật quy định trường hợp ngoại lệ mà trách nhiệm dân không thiết phải phù hợp tương xứng với mức độ tổn thất vật chất /hoặc tổn thất tinh thần hành vi vi phạm gây ra; (2) phạt vi phạm hợp đồng theo thoả thuận minh chứng cho ngoại lệ này; (3) “tuy nhiên, điều cần lưu ý số dạng, loại hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm, quy tắc “phù hợp tương xứng” áp dụng mức độ đó”, “điển hình quy định mức phạt vi phạm Điều 301 Luật Thương mại năm 2005” (5) Về lập luận này, nói ngay, chưa kể đến sai, khác hẳn với tinh thần Điều 301, Luật Thương mại 2005, mức phạt không giới hạn Bộ luật Dân 2005 cho phép Điều 422 Tại hội thảo quốc tế hợp đồng thương mại quốc tế, phần tham luận mình, Bernado M Cremades nhận định: điều khoản quy định việc bồi thường thiệt hại trường hợp không thực hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm điều khoản thông dụng số loại hợp đồng quốc tế (thuê, vay, thực dịch vụ định kỳ…) Ông rõ điểm khác biệt điều khoản bồi thường điều khoản phạt chỗ: điều khoản phạt nhằm mục đích bảo đảm thực hợp đồng, điều khoản bồi thường thiệt hại nhằm mục đích xác định khoản bồi thường bên không thực hợp đồng Tuy nhiên, tài phán có cách nhìn nhận khác điều khoản phạt Chẳng hạn án Anh Quốc coi điều khoản phạt có tính chất trừng phạt, hiệu lực; điều khoản bồi thường hợp lệ mức bồi thường thiệt hại bên thoả thuận thực thể mức thiệt hại ước lượng vi phạm hợp đồng, với điều kiện phải thoả mãn tiêu chí khoản bồi thường bên đánh giá dự kiến hợp lý bù trừ công cho việc không thực hợp đồng khó xác định chắn mức bồi thường Trong đó, số hệ thống pháp luật lại cho phép thiết lập điều khoản phạt vi phạm hợp đồng biện pháp răn đe Chẳng hạn, luật dân Tây Ban Nha thừa nhận chế tài kép vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại (6) Các phân tích cho thấy, đặc điểm thứ ba trách nhiệm dân khái quát nêu không thoả đáng, không mang tính khái quát cao Tuy nhiên, phần phản ánh ước vọng thiết lập nên nguyên tắc công quan hệ hợp đồng hay quan hệ nghĩa vụ Phản ánh quan điểm hầu hết luật gia Nga, O S Ioffe đưa định nghĩa; “Trách nhiệm dân - chế tài vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng chế tài dẫn đến hậu pháp lý bất lợi cho bên vi phạm hình thức tước quyền dân (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) và/hoặc hình thức đặt cho họ nghĩa vụ nghĩa vụ bổ sung nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm trả tiền lãi khoản nợ chậm trả” (7) Dường định nghĩa đồng trách nhiệm dân với chế tài dân sự, cho trách nhiệm dân áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ Trong đó, số luật gia Nhật Bản phân tích: trách nhiệm thể hình thức cưỡng chế thực nghĩa vụ tài sản người mắc nợ; nhiên, có trường hợp trách nhiệm nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu tài sản chấp (8) Vậy trường hợp bị áp dụng chế tài có vi phạm nghĩa vụ Pháp luật dân Nhật Bản ấn định gánh nặng tương đương lên người bảo lãnh người thụ trái trong nghĩa vụ bảo đảm Khi có bảo lãnh nghĩa vụ chuyển giao mà không thay thế, xem điều kiện đình chuyển đổi thành nghĩa vụ chi trả bồi thường không thực nghĩa vụ (9) Dưới chế độ cũ Việt Nam, có luật gia quan niệm: “Trách nhiệm dân nguồn gốc nghĩa vụ vào hành vi mà Dân luật coi trái luật (illicite) Do dân luật bắt buộc người làm hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại Tóm lại, trách nhiệm dân phát sinh nghĩa vụ bồi thường người làm hành vi trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác” (10) Quan niệm có phản ánh đầy đủ khía cạnh trách nhiệm dân hay không câu trả lời không khó Tuy nhiên, đâu điểm hợp lý định nghĩa chúng phát xuất từ đâu cần phải tìm hiểu Luật La Mã xác định, nguyên nhân hợp pháp hợp đồng chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh nguyên nhân bất hợp pháp vi phạm (delictum) chuẩn vi phạm (quasi ex delicto) Vi phạm chia thành hai loại tội hình dân phạm Đối với dân phạm, nạn nhân kiện xin bồi thường Dân phạm (damnum injuria) thiệt hại gây cách bất đáng cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân không làm giàu thêm cho người vi phạm (11) Vi phạm quy định luật Aquilia Tuy nhiên luật gia La Mã chưa đạt tới nguyên tắc chung người phải chịu trách nhiệm thiệt hại mà gây cho người khác Mãi tới kỷ XVII XVIII, đưa luật gia thuộc trường phái luật tự nhiên, tiêu biểu Grotius Domat, ghi nhận luật Châu Âu (12) Ngày nay, Bộ luật Dân Pháp có qui định nguyên tắc tổng quát: “Bất hành vi người mà gây thiệt hại cho người khác, người gây thiệt hại lỗi phải bồi thường thiệt hại” (Điều 1382) Tuy nhiên nhiều hệ thống pháp luật thuộc Họ pháp luật La Mã - Đức ngày tiếp nhận thành tựu Luật La Mã liên quan tới lỗi Aquilia, tố quyền Paulus, chuẩn vi phạm… Các vi phạm luật Aquilia điều chỉnh bao gồm: (1) Giết bất hợp pháp nô lệ hay gia súc bốn chân; (2) chủ nợ phụ tha cho nợ làm thiệt hại cho chủ nợ chính; (3) thiệt hại nhỏ gây cho nô lệ gia súc Theo luật Aquilia hành vi gây thiệt hại có hai đặc tính bất hợp pháp người vi phạm gây Chế tài vi phạm có tính hình dân tù giam, bồi thường thiệt hại án lệ La Mã chuyển hoá từ quan niệm việc làm trái pháp luật (injuria) sang lỗi (culpa) Lỗi xem hành động cố ý gây thiệt hại bất cẩn đáng chê trách (lỗi Aquilia) Người La Mã lúc phân biệt lỗi vô tình (casus) Lúc đầu thiệt hại vi phạm gây tính theo năm trước xảy thiệt hại Lâu dần tính toàn thiệt hại, kể lợi tức để bồi thường Luật La Mã phát hai vấn đề pháp lý quan trọng thiệt hại phát sinh khoản lời bị Hai vấn đề tiếp nhận vào Điều 1149, Bộ luật Dân Pháp (13): “Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm khoản mà họ lợi mà họ không hưởng, ngoại trừ biệt lệ sửa đổi đây” Nguyên lý phản ánh Điều 307, khoản 2, Bộ luật Dân 2005: “Trách nhiệm bồi thường vật chất trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính thành tiền bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị bị giảm sút” Trong dân phạm, theo Luật La Mã, có vi phạm đặc biệt làm phát sinh tố quyền Paulus (14) Người thụ trái khả trả nợ, có hành vi gian trá tẩu tán tài sản làm ảnh hưởng tới khả trả nợ mình, tố quyền Paulus áp dụng Về nguyên tắc tất tài sản nợ bảo đảm chung cho chủ nợ Nguyên tắc phản ánh vào Điều 2092, Bộ luật Dân Pháp rằng: “Người bị ràng buộc vào nghĩa vụ cá nhân phải thực nghĩa vụ tất tài sản mình, động sản bất động sản, có có” Do vậy, người thụ trái tẩu tán tài sản gây thiệt hại cho trái chủ, tố quyền Paulus biện pháp bảo toàn tài sản cho trái chủ cách cho phép trái chủ kiện gián tiếp hành vi tẩu tán tài sản nhằm buộc người thứ ba trả lại tài sản cho người thụ trái Tố quyền ghi nhận vào Bộ luật Dân Pháp (15): “Người có quyền có thể, nhân danh cá nhân, khởi kiện chống lại hành vi mà người có nghĩa vụ thực cách gian lận, có hại đến quyền mình” (Điều 1167) Sự tiếp nhận nguyên lý pháp lý từ Luật La Mã tìm thấy Bộ luật Dân Đức, Bộ luật Dân Nhật Bản, Bộ luật Dân Quebéc (Canada), Bộ luật Dân Thương mại Thái Lan dĩ nhiên Bộ luật Dân cũ Việt Nam Ngày nay, học thuật người ta bàn tới việc hợp lý thuyết trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng (16) Theo pháp luật dân Pháp, trách nhiệm có thành tố giống nhau, nhiên khác nguồn gốc phát sinh, nên khác nghĩa vụ chứng minh Ở Common Law, người ta quan niệm luật hợp đồng liên quan tới thoả thuận bị ràng buộc Vấn đề phát sinh từ ràng buộc Ràng buộc có nghĩa bên quan hệ hợp đồng không thực nghĩa vụ hợp đồng, án, bên bị vi phạm yêu cầu, ấn định điều kiện bên vi phạm Và điều kiện có mục đích định chế tài, hình phạt bên vi phạm Trong luật hợp đồng chế tài thiết kế để bồi thường, để phạt (17) Trách nhiệm dân (civil liability) luật gia thuộc Common Law coi chịu trách nhiệm trước tố quyền dân đối lập với tố quyền hình sự; tìm kiếm chế tài tư thi hành quyền đối nhân sở hợp đồng, vi phạm hợp đồng (tort)(18) Vũ Văn Mẫu khẳng định: Trách nhiệm dân nguồn gốc nghĩa vụ không vào ý chí đương sự, tức nguồn gốc bất hợp pháp; trách nhiệm dân làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường người làm hành vi trái luật gây tổn thiệt cho người khác (19) Từ nghiên cứu khái niệm trách nhiệm dân sự, rút số đặc điểm trách nhiệm dân sau: Trước hết, trách nhiệm dân loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập chế tài cụ thể Thứ hai, trách nhiệm dân sự trừng phạt mà biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại hành vi gây Trách nhiệm dân khác với trách nhiệm hình chỗ: trách nhiệm hình tập trung ý vào hành vi; trách nhiệm dân tập trung ý vào thiệt hại hay hậu hành vi Do đó, trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm thiệt hại, không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường Tuy nhiên, trách nhiệm hình người ta quan tâm tới hậu mức độ định Và trách nhiệm dân người ta (ở số tài phán) ý tới hành vi dạng trách nhiệm định Trách nhiệm hình thể phản ứng xã hội kẻ phạm tội sở suy diễn hành vi bị trừng phạt chống lại bình ổn chung cộng đồng Ngược lại, trách nhiệm dân sự phản ứng xã hội người vi phạm mà hỗ trợ pháp luật người bị thiệt hại vi phạm gây để khôi phục lại tình trạng tài vi phạm Vì chế tài dân mang tính chất tư, không mang tính chất công chế tài hình Dù có vi phạm xảy làm phát sinh trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân trách nhiệm lương tâm Thứ ba, trách nhiệm dân chia thành trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng Có tác giả chia trách nhiệm hợp đồng thành trách nhiệm dân phạm trách nhiệm chuẩn dân phạm (20) Trách nhiệm hợp đồng phát sinh hợp đồng không thực gây thiệt hại cho bên bị vi phạm bên bị vi phạm đòi bồi thường Trách nhiệm hợp đồng phát sinh người có lỗi gây thiệt hại cho người khác người bị thiệt hại đòi hỏi bồi thường Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm hợp đồng giống chỗ phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, phân biệt nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng từ pháp luật Tuy nhiên phân biệt có ý nghĩa việc chứng minh đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh sở thống ý chí đương hay hành vi pháp lý Còn nghĩa vụ bồi thường phát sinh ý chí đương sự, có nghĩa luật định Quan niệm phải tranh luận, ví dụ hợp đồng qui định chế tài vi phạm hợp đồng, hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành Nhưng có ý kiến phân tích: hợp đồng bị vi phạm người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài Tuy nhiên, cần phải hiểu bên đặt giải pháp tự thi hành việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, không dẫn tới tranh chấp pháp lý, không cần thiết cưỡng chế thi hành Nên đặt vấn đề nghĩa vụ trường hợp có ý nghĩa II Đặc điểm trách nhiệm hợp đồng ý nghĩa việc phân biệt với trách nhiệm hợp đồng Việc phân biệt trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng có vài ý nghĩa pháp lý quan trọng, việc xác định nghĩa vụ chứng minh Đối với trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi bị đơn gây thiệt hại cho nguyên đơn Khác hơn, trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn chứng minh lỗi bị đơn Ngược lại, bị đơn phải chứng minh vi phạm hợp đồng không lỗi bị đơn bị đơn không muốn gánh chịu chế tài Đối với trách nhiệm hợp đồng, pháp luật đặt nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát, có nghĩa trường hợp người phải cẩn trọng Bộ luật Dân 2005 đưa ý niệm nguyên tắc không thật rõ ràng Điều 9, 10 11 Trong đời sống xã hội, xác lập, thực quyền, nghĩa vụ, người phải tôn trọng không xâm phạm tới lợi ích người khác, lợi ích công cộng lợi ích Nhà nước phải tuân thủ pháp luật Pháp luật tôn trọng bảo vệ quyền dân người người Khi quyền dân bị xâm phạm chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ Hệ tất yếu nguyên tắc là: “Người có lỗi cố ý vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản pháp nhân chủ thể khác mà gây thiệt hại phải bồi thường” (Điều 604, khoản 1, Bộ luật Dân 2005) Điều luật cho thấy yếu tố lỗi trọng yếu việc xác định trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên theo học thuyết rủi ro, điều kiện lỗi bị phủ nhận Học thuyết cho rằng, người hoạt động tạo rủi ro gây tai nạn cho người khác, nạn nhân đòi bồi thường mà chứng minh lỗi bị đơn (21) Thế trách nhiệm hợp đồng, có phức tạp riêng, trước hết tính chất đa dạng quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Phần phân loại nghĩa vụ nói tới cách phân loại có ý nghĩa lớn việc chứng minh vi phạm, mà Bộ luật Dân 2005 không đề cập tới - đề cập tới cách không thật rõ ràng Luật Thương mại 2005 - nghĩa vụ mẫn cán trung thực nghĩa vụ thành Trong thực tiễn tư pháp Pháp, vụ Bác sĩ Nicolas kháng vợ chồng Mercier vụ có ý nghĩa quan trọng việc xác định nội dung cách thức phân loại nghĩa vụ Vụ việc ảnh hưởng sâu sắc tới tư pháp Việt Nam chế độ cũ mà Trần Thúc Linh Nguyễn Văn Thọ trích dịch “Những án - lệ quan - trọng, Dân - luật, Luật nghĩa - vụ” xuất Viện Đại học Huế 1962 Vợ chồng Mercier kiện đòi bác sĩ Nicolas bồi thường 200.000 franc thiệt hại bác sĩ gây cho bà Mercier chữa bệnh cho bà tia X mà không sử dụng biện pháp phòng ngừa nguy hiểm (1929) Bác sĩ yêu cầu tòa sơ thẩm Marseille bác đơn cho rằng: kiện tội bất cẩn gây thương tích, nên tố quyền hết thời hiệu ba năm theo tố tụng hình Tòa Sơ thẩm, đến tòa Thượng thẩm Aix (1931) bác lý lẽ Nicolas chấp nhận đơn vợ chồng Mercier Bác sĩ Nicolas chống án với lý do: (1) Tòa án coi tố quyền tố quyền đòi bồi thường vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, theo bác sĩ phải chăm sóc bệnh nhân “chuyên cần, sáng suốt thận trọng”; (2) theo bác sĩ, thực chất bất cẩn bác sĩ vi phạm hợp đồng bác sĩ cam đoan với bệnh nhân chữa bệnh để lấy thù lao, không qui định điều rõ ràng, bảo đảm tai nạn vô ý gây ra, nên tố quyền hết thời hiệu Tòa Phá án buộc bệnh nhân phải chứng minh bác sĩ vi phạm nghĩa vụ chăm sóc bệnh nhân, tức chứng minh lỗi bác sĩ Tại có vấn đề phát sinh là: mặt tòa án Pháp công nhận bác sĩ bệnh nhân có quan hệ hợp đồng, vi phạm bác sĩ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; mặt khác bệnh nhân (trái chủ) lại có nghĩa vụ chứng minh lỗi bác sĩ (người thụ trái) giống trách nhiệm dân hợp đồng (22) Xung quanh việc phân loại nghĩa vụ này, theo Vũ Văn Mẫu, nguyên đơn yêu cầu bồi thường bị đơn vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vấn đề cần xem xét trước tiên bị đơn có thật vi phạm vào nghĩa vụ mà bị đơn phải thi hành không Và để giải vấn đề cần phải biết rõ nghĩa vụ thuộc loại Nếu nghĩa vụ nghĩa vụ mẫn cán trung thực nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh trách nhiệm hợp đồng bị đơn phạm lỗi (23) Dĩ nhiên nghĩa vụ thành hay nghĩa vụ xác định, nguyên đơn không cần phải chứng minh lỗi bị đơn, việc không thực nghĩa vụ hợp đồng xem có lỗi - “lỗi hợp đồng” Nghĩa vụ mẫn cán trung thực mà người Pháp gọi nghĩa vụ cấp phương tiện giải thích bản: người thụ trái cam kết sử dụng phương tiện để mang lại kết quả, không cam kết mang lại kết cụ thể, đó, người ta không xem đến kết mà xem xét tới người thụ trái sử dụng phương tiện cần thiết hay chưa để thực nghĩa vụ, từ xác định có hay không vi phạm người thụ trái (24) Giải thích khác biệt nghĩa vụ chứng minh trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng (trách nhiệm vi phạm chuẩn vi phạm), có ý kiến cho rằng: nguyên đơn trách nhiệm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh, trách nhiệm hợp đồng miễn nghĩa vụ tính chất nghĩa vụ Các nghĩa vụ hợp đồng phần lớn nghĩa vụ thành hay nghĩa vụ xác định Vì vậy, kết mong đợi không đạt không thực nghĩa vụ người thụ trái, trái chủ có quyền yêu cầu bồi thường mà không cần phải chứng minh lỗi người thụ trái Ngược lại, vi phạm chuẩn vi phạm, pháp luật dự liệu nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát Nên nguyên đơn muốn đòi bồi thường phải chứng minh lỗi bị đơn (25) Lý giải gợi ý cho việc hiểu sâu sắc nghĩa vụ cần mẫn trung thực hay nghĩa vụ cấp phương tiện phát sinh hợp đồng, nguyên đơn muốn yêu cầu bồi thường phải chứng minh lỗi bị đơn Khác vấn đề nghiên cứu đây, Luật Thương mại 2005 buộc bị đơn (bên vi phạm hợp đồng) phải chứng minh lỗi để hưởng chế độ miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kể nghĩa vụ mẫn cán trung thực, đạo luật có đề cập tới việc phân loại nghĩa vụ thành nghĩa vụ thành nghĩa vụ mẫn cán trung thực trình bày Điều 294, khoản đạo luật qui định “bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh trường hợp miễn trách nhiệm” Vì vậy, việc phân biệt nghĩa vụ thành nghĩa vụ mẫn cán trung thực theo pháp luật Việt Nam ý nghĩa thực tế Trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng lý thuyết có khác biệt số phương diện thẩm quyền án giải vụ việc, thời hiệu, phạm vi đòi bồi thường mức độ bồi thường Bên cạnh việc quy định thẩm quyền khác án vụ việc liên quan đến trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng, quy định thời hiệu khác chúng, pháp luật trước quy định trách nhiệm vi phạm chuẩn vi phạm loại trách nhiệm có tính cách toàn ngạch, có nghĩa giống trách nhiệm liên đới, có lợi cho nạn nhân họ kiện tất người đồng phạm để bắt người bồi thường thiệt hại theo phần (26) Pháp luật Việt Nam có điểm phân biệt trên, có xoá nhoà ranh giới trách nhiệm hợp đồng trách nhiệm hợp đồng vài điểm Có thể lấy ví dụ sau: Bộ luật Tố tụng Dân 2004 quy định nguyên tắc, án có thẩm quyền giải tranh chấp dân thương mại án nơi nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn cá nhân) nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn quan, tổ chức) (Điều 35, khoản 1, điểm a) Tuy nhiên, Bộ luật đưa qui tắc khác biệt theo lựa chọn đương nguyên đơn Trong đó, pháp luật chế độ cũ Việt Nam có khuynh hướng qui định án có thẩm quyền trách nhiệm dân phạm án nơi xảy thiệt hại nơi cư sở bị đơn, hợp đồng thương mại án nơi thiết lập hợp đồng nơi giao đồ vật hay nơi trả tiền (27) Bộ luật Dân 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp đồng hai năm kể từ ngày quyền lợi ích hợp pháp nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 607) thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải tranh chấp hợp đồng dân hai năm kể từ ngày quyền lợi ích hợp pháp nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 427) Thời hiệu khởi kiện hợp đồng thương mại hai năm theo Điều 319, Luật Thương mại 2005 Riêng kinh doanh dịch vụ logistics, Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu chín tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 237) Thời hiệu trách nhiệm hợp đồng theo Bộ luật Dân Bắc Kỳ 20 năm (Điều thứ 857) theo Bộ luật Dân Trung Kỳ 10 năm (Điều thứ 935) Pháp luật chế độ cũ Việt Nam xây dựng theo mô hình Pháp đưa nguyên tắc thời hiệu khởi kiện trách nhiệm dân bị phụ thuộc vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự kiện gây tổn thất vừa có tính cách hình sự, vừa có tính cách dân Bộ luật Dân 2005 có nguyên tắc “thiệt hại phải bồi thường toàn kịp thời” (Điều 605), tiếp sau quy định cụ thể: “Trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại người phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường người gây thiệt hại xác định tương ứng với mức độ lỗi người; không xác định mức độ lỗi họ phải bồi thường thiệt hại theo phần nhau” (Điều 616) Khác hơn, trách nhiệm hợp đồng, bồi thường phân bổ cho người thụ trái, trừ người cam kết rõ ràng hợp đồng chịu trách nhiệm liên đới (28) Trách nhiệm dân chế định lớn, vô quan trọng, chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhiều vấn đề Nên chăng, cần có nghiên cứu kỹ lưỡng để sửa đổi thích hợp quy định Bộ luật Dân 2005 đạo luật khác liên quan tới trách nhiệm dân sự? —————————– Chú thích: (1) Viện Nghiên cứu Nhà nước Pháp luật, Những vấn đề lý luận nhà nước pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 307 (2) Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình lý luận chung nhà nước pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr 551- 552 (3) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân Việt Nam - Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr 45 (4) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng Bộ luật Dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.347- 350 (5) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng Bộ luật Dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.349- 350 (6) Bernado M Cremades, “Bồi thường thiệt hại theo thoả thuận trường hợp không thực hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm chế bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe hợp đồng quốc tế”, Hội thảo hợp đồng thương mại quốc tế - Tham luận, Hội thảo Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức Hà Nội từ ngày 13- 14 /12/ 2004, tr 166- 167 (7) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng Bộ luật Dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr 346- 347 (8) Xaca Vacaxum, Tori Aridumi, Bình luận khoa học Bộ luật Dân Nhật Bản, Nguyễn Đức Giao Lưu Tiến Dũng dịch tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 367- 368 (9) Japan International Cooperation Agency (JICA), Japanese Laws (Volume 2: 1997- 1998)- Luật Nhật Bản (Tập II: 1997- 1998), Youth Publishing House- Nhà xuất niên, Song ngữ Anh - Việt, tr 174 (10) Trần Thúc Linh, Danh- từ pháp - luật lược - giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, tr 997 (11) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước & Nghĩa vụ, Trường đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr 143 (12) Konrad Zweigert and Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law, Clarendon Press, Oxford, 1998, p 597 (13) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước & Nghĩa vụ, Trường đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr 144- 148 (14) Các luật gia cũ gọi tố quyền truất bãi (15) Vũ Tam Tư, Luật Rôma: Khế ước & Nghĩa vụ, Trường đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ, tr 149- 152 (16) Jean- Louis Baudouin, La Responsabilité Civile, 4e édition, Les éditions Yvon Blais Inc., Quebéc (Canada), 1994, p 16 (17) Abdul Kadar, Ken Hoyle, Geoffrey Whitehead, Business Law, Made Simple Books, London, 1985, p 156 (18) Steven H Gifis, Law Dictionary, Third edition, Barron’s Educational Series, INC, USA, 1991, p 73 (19) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 431 (20) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 433 (21) Trần Thúc Linh, Danh- từ pháp - luật lược - giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, tr 998 (22) Trần Thúc Linh, Nguyễn Văn Thọ, Những án - lệ quan - trọng, Dân - luật, Luật nghĩa - vụ, Viện Đại - học Huế, 1962, tr 44- 49 (23) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 435 (24) Corinne Renault- Brahinsky, Đại cương pháp luật hợp đồng, Nxb Văn hoáThông tin, Hà Nội, 2002, tr 106 (25) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 457- 458 (26) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 459 (27) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr 458 (28) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quèc gia gi¸o dôc xuÊt b¶n, Sµi Gßn, 1963, tr 459

Ngày đăng: 02/08/2016, 17:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan