Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Sử dụng cách tiếp cận phân tích chi phí – lợi ích (CP-LI) để nghiên cứu hiệu quả đầu tư (HQĐT) cho giáo dục đại học (GDĐH), luận án đã có một số đóng góp mới về học thuật như sau: (1) Phát triển khái niệm Đầu tư cho GDĐH từ tiếp cận phân tích CP-LI đối với một cá nhân người học trên cơ sở lý thuyết kinh tế đầu tư. Đồng thời, cùng với việc phân tích và nêu cách xác định các khoản CP-LI, luận án phát triển các công thức tính NPV, BCR và IRR của đầu tư cho GDĐH phù hợp với các đặc điểm của hệ thống GD và luật lao động Việt Nam. (2) Phát triển quy trình ước lượng HQĐT cho GDĐH phù hợp với điều kiện về dữ liệu của Việt Nam, cụ thể là sử dụng phương pháp hàm thu nhập làm “bước đệm” để tính HQĐT cho GDĐH theo phương pháp tính đầy đủ, đồng thời sử dụng kết quả ước lượng hàm thu nhập để phân tích, làm phong phú thêm những nhận định về sự khác biệt trong HQĐT cho GDĐH giữa các ngành, nghề, thành phần kinh tê, giới tính,… (3) Xác định các nhân tố tác động tới HQĐT cho GDĐH và phân nhóm để phân tích theo ảnh hưởng của chúng lên chi phí hay lợi ích của đầu tư. Các nhân tố này bao gồm: Tài chính và chi tiêu cho GDĐH; Chất lượng GDĐH; Sự tham gia vào thị trường lao động và đặc điểm nghề nghiệp của người lao động; Thu nhập và thuế thu nhập; và Những đặc điểm của cá nhân người lao động. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam hiện nay là có hiệu quả, thể hiện ở cả 3 chỉ số: NPV, BCR và IRR. Trong đó, HQĐT đối với nam cao hơn nữ; HQĐT cá nhân cao hơn xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn thấp trong so sánh với số liệu trung bình của các quốc gia OECD. Luận án đã nhận định nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ: (i) Những bất cập trong đầu tư cho GDĐH; Bất hợp lý trong chính sách sử dụng lao động và thu nhập; (ii) Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu XH; (iii) Thời gian đào tạo còn dài; (iv) Công tác hướng nghiệp chưa được thực hiện tốt; (v) Nhận thức và thái độ của người học đối với GDĐH chưa đúng đắn, tích cực (2) Trong so sánh quốc tế, HQĐT cho GDĐH ở Việt Nam hiện nay có thể được khái quát ở dạng “chi phí thấp – lợi ích thấp – hiệu quả thấp”. Trên cơ sở nhận định này cùng với việc phân tích số liệu quốc tế, luận án đã đưa ra quan điểm đối với việc nâng cao HQĐT cho GDĐH Việt Nam giai đoạn tới. Đó là việc nâng cao HQĐT cho GDĐH phải được xuất phát từ yếu tố “nội lực” là chất lượng của GDĐH để đảm bảo tính ổn định, bền vững trong dài hạn. Với xuất phát điểm thấp như Việt Nam, để có thể tiếp cận được với những chuẩn khu vực và quốc tế về chất lượng GDĐH cũng như để hướng tới một thị trường lao động toàn cầu thì việc tăng cường đầu tư cho GDĐH là một xu thế tất yếu. Đồng thời, việc nâng cao HQĐT cho GDĐH phải trên cơ sở sự nỗ lực, chung tay góp sức của tất cả các bên hữu quan (Nhà nước – Nhà trường – Người học – Doanh nghiệp). (3) Với quan điểm đó, luận án đã đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao HQĐT cho GDĐH Việt Nam, bao gồm: (1) Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống GDĐH; (2) Đổi mới đầu tư cho GDĐH theo hướng tăng cường chia sẻ chi phí và thay đổi phương thức cấp vốn nhằm đảm bảo chất lượng, công bằng, hiệu quả; (3) Tăng cường tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH; (4) Phát triển năng lực người học đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước và hội nhập quốc tế; (5) Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp theo tiếp cận năng lực; (6) Nghiên cứu điều chỉnh chính sách tiền lương của người lao động qua đào tạo.
012345789 94 4 0 !"#$"%#&'"#()#*+#,-+#./*#&0#1*## *23,#456#7#8!(#39:#(;+#*-*#(*#*#6>#?#4@#>*# B B B A A CDEFGHEIEJKLME 012345789 94 4 0 !"#$"%#&'"#()#*+#,-+#./*#&0#1*## *23,#456#7#8!(#39:#(;+#*-*#(*#*#6>#?#4@#>*# ABCDECFECFG H H H H H H H H IJKLMNOKPQJNRSQNTOUVNOWXYNZ[\]^\N_`NabcNdeXN fghijkhlhmnopq 2346789 7 !"!"#$%&'()*( +,)-%./%012134025 26789:/!;2112?