Đây là Bảng báo cáo thực tập tại công ty CP thức ăn Thủy sản
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Văn Tiến Sinh viên thực hiện : Ngô Văn Thắng 2004120062
Nguyễn Vũ Trọng 2004120301 Nguyễn Văn Dũng 2004120040
TP HCM, ngày 11 tháng 03 năm 2016
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Trang 2ĐƠN VỊ THỰC TẬP: Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản HÙNG CÁ
Trang 3LỜI CẢM ƠNQua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản HÙNG CÁ, em
đã tìm hiểu được rất nhiều về quy trình chế biến các loại sản phẩm của công ty, qua đó em cũng đã hiểu sâu hơn về sản xuất thực tế tại nhà máy và nâng cao kiến thức của mình
Trong suốt quá trình tìm hiểu vào thực tế sản xuất, công ty đã tạo nhiều điều kiện
để nhóm em được tiếp xúc, tìm hiểu về nguyên liệu và máy móc thiết bị về ngành sản xuất thức ăn và chế biến thủy sản, cũng như các quy trình sản xuất và kiểm tra tại nhà máy Kiến thức là vô tận mà sự hiểu biết của em còn hạn hẹp, vì vậy em thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để có thể vận dụng vào công việc của em sau này, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng kiểm soát chất lượng, phòng kỹ thuật, các anh chị công nhân viên trong công ty TNHH Hùng Cá cùng với giáo viên hướng dẫn là thầy Ths Huỳnh Văn Tiến đã tận tình chỉ dẫn em suốt thời gian thực tập tại công ty, em cũng cảm ơn quý Thầy Cô, Nhà trường và Khoa Công nghệ Hóa học trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để nhóm em hoàn thành thực tập và báo cáo đúng thời gian quy định
Tuy nhiên, do thời gian thực tập giới hạn và kiến thức cá nhân còn hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý kiến của Ban Lãnh đạo công ty, quý Thầy Cô và các bạn để bài báo cáo của em có thể hoàn thành tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT/ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP HCM, ngày tháng năm 2016
Xác nhận của GVHD
Trang 5NHẬN XÉT/ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP HCM, ngày tháng năm 2016
Xác nhận của đơn vị thực tập
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động 3
1.2.1 Pháp lý 3
1.2.2 Cấu trúc hành chính 4
1.2.3 Quản lý và tổ chức 5
1.3 Vị trí kinh tế và quy mô của công ty 12
1.4 Những thành tựu đạt được 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 19
2.1 Nguyên liệu dùng trong chế biến thức ăn thủy sản 19
2.1.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein 19
2.1.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng 22
2.1.3 Các chất phụ gia 27
2.2 Tính toán đơn phối trộn 31
2.3 Một số phương pháp kiểm tra nguyên liệu 32
2.3.1 Bột lông vũ chưa hoặc đã thủy phân 32
2.3.2 Trấu nghiền, trấu càng và tạp chất 32
2.3.3 Bột đá, bột sò 32
2.3.4 Bột nhãn 33
2.3.5 Phương pháp kiểm tra urea 33
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 34
3.1 Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô 35
3.2 Bảo quản nguyên liệu 37
3.3 Nạp liệu và sàng thô 39
3.4 Cân định lượng và trộn sơ bộ 40
3.5 Nghiền mịn và sàng tinh 41
3.6 Trộn tinh 42
3.7 Ép viên và xử lý viên 44
3.8 Sấy khô và làm nguội 45
3.9 Sàng, cân, đóng gói sản phẩm 47
3.10 Bảo quản thành phẩm 49
Trang 7CHƯƠNG 4: THÀNH PHẨM 53 4.1 Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn dạng viên cho cá tra, cá basa 53 4.2 Quy định đánh giá chất lượng thành phẩm 57
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hành chính 4
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống quản lý và tổ chức của công ty 5
Hình 1.3 Nhà máy Hùng Cá và nhà máy Vạn Ý tổng công suất 370 tấn nguyên liệu/ngày 13
Hình 1.4 Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700 hecta Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với công suất sản xuất hơn 210.000 tấn mỗi năm 13
Hình 1.5 Vùng nuôi đạt chuẩn Global GAP 14
Hình 1.6 Tiêu chuẩn nuôi trồng và sản xuất quốc tế HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP, ASC 14
Hình 1.7 Với hơn 4.000 công nhân trẻ và lành nghề làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của nhiều chuyên gia đầy tâm huyết 15
Hình 1.8 Nhận giải 16
Hình 2.1 Bột cá 19
Hình 2.2 Bã nành 21
Hình 2.3 Khoai mì lát 23
Hình 2.4 Lúa mì 24
Hình 2.5 Bột mì 25
Hình 2.6 Cám gạo 26
Hình 2.7 Cám trích ly 26
Hình 2.8 Premix Vitamin 27
Hình 2.9 DL-Methionine 29
Hình 2.10 Muối hột 29
Hình 2.11 Bột đá 30
Trang 9Hình 2.12 Bột tỏi 30
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản cá tra/Basa 34
Hình 3.2 Sơ đồ điều khiển quy trình sản xuất thức ăn thực tế trên máy tính 35
Hình 3.3 Kho trữ sản phẩm 50
Hình 3.4 Băng chuyền chuyển thức ăn xuống ghe 51
Hình 4.1 Thức ăn thành phẩm viên cỡ 2mm 54
Hình 4.2 Công nhân cân, đóng bao 60
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1979: Khởi đầu với công việc khai thác cá thiên nhiên, ông Trần Văn Hùng –
người sáng lập ra Công Ty TNHH Hùng Cá ngày nay bắt đầu những thử thách của mình trong ngành công nghiệp thủy sản bằng niềm đam mê rất riêng và rất đặc biệt
Năm 1989: Nhận thấy tiềm lực của ngành công nghiệp còn rất mới này, ông tự tin
xây dựng và mở rộng vùng nuôi, từ đó thành lập nên Công Ty TNHH Hùng Cá Thời gian đầu, các bè cá chủ yếu được nuôi ở xã Thương Lai – huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cung cấp cho thị trường nội địa với mức sản lượng chỉ khiêm tốn ở mức 70 tấn/năm (1989)
Năm 1992: Lô nguyên liệu lớn đầu tiên được bán để phục vụ mục đích xuất khẩu
Diện tích hồ cá, bè cá thuộc Công Ty TNHH Hùng Cá cũng chính thức được mở rộng, dần tiến đến việc chuyên nghiệp hóa nuôi trồng, sản xuất theo quy chuẩn quốc tế
Năm 2007: Diện tích nuôi trồng trực thuộc Công Ty TNHH Hùng Cá đã đạt tới
250 ha với hơn 80 cơ sở nuôi trồng trực thuộc các vùng Hồng Ngự - Thanh Bình - Tam Nông (Đồng Tháp) cho năng suất trên 25.000 – 30.000 tấn/năm cùng với một nhà máy chế biến đông lạnh Hùng Cá hiện đại theo tiêu chuẩn HACCP, BRC với công suất 100 tấn nguyên liệu/ngày
Năm 2012: Tổng diện tích nuôi trồng của Công Ty TNHH Hùng Cá đã mở rộng
lên 420 ha với 230 ao nuôi trãi dài từ các vùng Hồng Ngự - Tân Hồng – Tam Nông – Thanh Bình – Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp cho năng suất khoảng 191,520,000 kg cá nguyên liệu/ năm, chẳng những đáp ứng nguồn nguyên liệu kịp thời cho nhà máy chế biến Hùng Cá mà còn bán cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lân cận khu vực
Năm 2013: Diện tích nuôi trồng của Công ty được mở rộng thêm 450 ha tại huyện
Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp và đi vào áp dụng tiêu chuân ASC/PAD Nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Công ty lên 870 ha Hiện tại HUNGCA là Công ty có diện
Trang 11tích vùng nuôi lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.Năng suất cá nguyên liệu cung cấp cho nhà máy khoảng 396,700,000 kg cá nguyên liệu/năm
Do nhu cầu về nguồn thức ăn cho các vùng nuôi của công ty là rất lớn nên vào ngày 2 tháng 1 năm 2013 Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá được chính thức đưa vào sản xuất với tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu là 90 tỷ đồng ước tính công suất 800 tấn sản phẩm/ngày
Được đánh giá như một công ty còn non trẻ nhưng đã sớm thành công trong ngành công nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa nguyên liệu 100% tự nhiên, Công
Ty TNHH Hùng Cá với bề dày kinh nghiệm của hơn 20 năm theo nghề cá đã và đang hướng đến việc cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời duy trì và cải thiện môi trường tự nhiên phục vụ mục đích sản xuất lâu dài và bền vững
Với hơn 396,700 tấn nguyên liệu cung cấp cho hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cùng hệ thống dây chuyền sản xuất và cấp đông hiện đại, công ty TNHH Hùng Cá giữ vững vị trí của một nhà cung cấp uy tín về nguyên liệu và các loại sản phẩm thành phẩm từ cá Tra và cá Basa cho thị trường trong nước và quốc tế bằng chính những quy định quản lý nghiêm ngặt được áp dụng trong suốt quá trình nuôi và chế biến cũng như đóng gói sản phẩm thành phẩm
Do nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm nên cao nên công ty chúng tôi muốn khép kính hoàn toàn dây chuyền sản xuất từ khâu nuôi trồng đến chế biến và nay là cung cấp thức ăn chất lượng và nguồn gốc rõ ràng chính do nhu cầu đó nên công ty cổ phần thức ăn thủy sản Hùng Cá được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 2010 theo giấy phép kinh doanh số 1401310258 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp và đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 29 tháng 12 năm 2012 được phép kinh doanh sản xuất thức ăn thủy sản, bột cá dầu cá… và các xuất khẩu thức ăn thủy sản, nguyên liệu làm thức ăn bột
cá dầu cá, các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất thức ăn thủy sản
Trang 12Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá
Tên giao dịch: HUNGCA FEED
Mã số doanh nghiệp: 1401310258
Mã số thuế: 1401310258
Số tài khoản: 102010000447472 tại Ngân Hàng Công Thương Đồng Tháp
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Bình Thành, quốc lộ 30, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Tel: (+84 - 67) 3 541 379 - 3 541577
Fax: (+84 - 67) 3 541 345 - 3 541577
Website: www.hungca.com / www.hungca.vn Email: info@hungca.vn
Công ty được thành lập với mục đích tào nguồn thức ăn cung cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản của công ty nhằm tạo nên một quy trình nuôi khép kính và có chất lượng cao, và tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ từ các chương trình hỗ trợ phát triển của nhà nước, tổ chức sản xuất theo hệ thống GLOBALGAP (CFM), phát huy thương hiệu, thực hiện các dịch vụ thông tin khoa học công nghệ, thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu
1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
1.2.1 Pháp lý
- Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 1401310258 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 01 tháng 11 năm 2010, được phép kinh doanh các sản phẩm thức ăn thủy sản và các nguyên liệu làm thức ăn thủy sản
Sản xuất thức ăn là mặt hàng kinh doanh chính của công ty
- Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá tự nguyện sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong mọi thỏa thuận với đơn vị chứng nhận Global G.A.P Bên cạnh đó, Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá tổ chức và vận hành hệ thống QLCL để đảm bảo qui trình sản xuất thức ăn đạt tiêu chuẩn và
Trang 13tuân theo những qui định chung của Global G.A.P Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá là đơn vị nhận giấy chứng nhận Global G.A.P
1.2.2 Cấu trúc hành chính
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hành chính
Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá ra quyết định thành lập Ban Quản
Lý chương trình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global G.A.P (CFM) Trưởng Ban Quản Lý chương trình đại diện cho Công Ty ký cam kết sản xuất theo tiêu chuẩn Global G.A.P với các hộ nuôi
Ban Quản Lý: Gồm Trưởng/ Phó Ban, trưởng/ phó từng bộ phận, Trưởng bộ phận quản lý từng từng khâu do chủ đầu tư chỉ định
- Cty TNHH Hùng Cá có trách nhiệm chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn, hướng dẫn Quy Trình Kỹ Thuật sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P cho các
Trang 14cán bộ điều hành sản xuất và các nhân viên công nhân của công ty cồ Phần Thức
Ăn Thủy Sản Hùng Cá
- Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá quản lý, kiểm tra và tổ chức Ban Thanh Tra nội bộ nhắc nhở các ban điều hành sản xuất kịp thời khắc phục những điểm chưa phù hợp trong qui trình sản xuất và bảo quản thức ăn phải thực hiện theo tiêu chuẩn Global G.A.P
- Sau khi công ty sản xuất theo đúng qui trình kỹ thuật đã được hướng dẫn thì Công
Ty TNHH Hùng Cá sẽ tổ chức thu mua sản phẩm theo giá thoả thuận giữa hai bên
1.2.3 Quản lý và tổ chức
1.2.3.1 Sơ đồ hệ thống quản lý và tổ chức của công ty
Trang 151.2.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn
Tổng Giám Đốc
Trách nhiệm
+ Chỉ đạo, điều hành mọi mặt về tài sản, các hoạt động của công ty
+ Hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty
+ Phê duyệt chính sách ATTP và mục tiêu chất lượng của công ty
+ Phê duyệt các quy định, nội qui, qui trình, hướng dẫn trong hệ thống QMS + Phê duyệt chấp nhận các yêu cầu của khách hàng
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của công ty
+ Truyền đạt các thông tin đến cán bộ công nhân viên nhà máy
+ Nghiên cứu những chính sách của chính phủ, thu thập và cập nhật thông tin kỹ thuật, nguyên liệu, giá cả sản phẩm
+ Phê duyệt các tài liệu của hệ thống Global G.A.P, nếu được ủy quyền
+ Phụ trách quản lý chung công tác đối nội, đối ngoại, chuyên môn kỹ thuật, soạn thảo văn bản, lưu trữ hồ sơ, ban hành chính sách chất lượng, phân công nhiệm vụ
Trang 16cho các thành viên khác trong Ban Quản Lý, lập kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt trong Ban Quản Lý
+ Điều hành việc soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ
+ Quản lý bộ phận kinh doanh
+ Chịu trách nhiệm chính về tiến độ thực hiện chương trình tổ sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Đại diện Ban Quản Lý xin các nguồn hỗ trợ tài chính, đất đai, ý kiến chỉ đạo cho
việc thực hiện chương trình Global G.A.P
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc
+ Chịu trách nhiệm trước TGĐ về hiệu quả hoạt động của hệ thống Global G.A.P
+ Điều hành và phát triển hệ thống chất lượng của chương trình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global G.A.P, ASC/PAD
+ Tổ chức thực hiện việc thiết lập hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn Global G.A.P, đôn đốc thực hiện các kế hoạch chất lượng, cải tiến hệ thống chất lượng
Quyền hạn
+ Báo cáo trực tiếp với TGĐ về những hoạt động của hệ thống chất lượng
+ Tổ chức đánh giá nội bộ và tiếp các tổ chức đánh giá bên ngoài
+ Cải tiến những hoạt động của hệ thống chất lượng
+ Điều hành các hoạt động về mặt chất lượng
Phó BQL
Trách nhiệm
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng ban
+ Soạn thảo hợp đồng, văn bản giao dịch với nông dân, khách hàng, các tổ chức và đơn vị khác trình phê duyệt
Trang 17+ Phụ trách quản lý chung chuyên môn kỹ thuật, tham gia soạn thảo văn bản, lưu trữ
hồ sơ
+ Quản lý việc tổ chức công nhân sản xuất theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Quản lý chính hệ thống chất lượng thức ăn theo Global G.A.P
Quyền hạn
+ Báo cáo trực tiếp với Trưởng ban và ĐDLĐ
+ Thay thế Trưởng ban hoặc ĐDLĐ khi Trưởng ban hoặc ĐDLĐ vắng mặt hoặc bận công tác khác
Ca trưởng, nhóm trưởng,
Trách nhiệm
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó ban
+ Ký thẩm tra các hồ sơ và biểu mẫu của ca, nhóm mình quản lý
+ Chịu trách nhiệm an toàn, sức khỏe và phúc lợi, quyền lợi của công nhân
+ Trực tiếp thu nhận các phản ảnh của, công nhân, khách hàng và giải quyết Nếu không giải quyết được thì chuyển lên cấp cao hơn
+ Trục tiếp tổ chức, công nhân sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P
+ Trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở các công nhân tuân thủ theo tiêu chuẩn Global G.A.P, trong quá trình sản xuất
+ Tổ chức các cuộc họp nội bộ của tổ sản xuất
Quyền hạn
+ Báo cáo trực tiếp với Phó ban
+ Thay thế phó ban khi phó ban vắng mặt hoặc bận công tác khác
+ Đưa ra biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tái diễn khi công nhân không tuân thủ theo tiêu chuẩn Global G.A.P trong quá trình sản xuất
Trưởng Phòng Cung Ứng Vật Tư
Trách nhiệm
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng ban
+ Trực tiếp tổ chức tổ mua, bán thực hiện theo tiêu chuẩn Global G.A.P
Trang 18+ Chịu trách nhiệm chính trong việc liên hệ khách hàng, tìm đầu mối tiêu thụ, ấn đinh giá cả, doanh thu và lợi nhuận của việc buôn bán sản phẩm thức ăn được sản theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Quản lý chung việc cung ứng nguyên liệu làm thức, hóa chất, phụ gia Cung ứng
đủ số lượng và chất lượng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia phục vụ công tác sản xuất của Công ty Cung cấp các vật tư khác phục vụ công tác duy trì sản xuất phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Duyệt các chứng từ liên quan đến mua hàng như: Giấy đề nghị vật tư, đơn đặt hàng, các chứng từ hóa đơn
+ Hướng dẫn hoặc phân công hướng dẫn khách hàng và các đối tác có liên quan đến thăm quan nhà máy sản xuất
+ Tổ chức các cuộc họp nội bộ của tổ cung ứng
+ Trực tiếp giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong bộ phận cung ứng tuân thủ theo các qui định vệ sinh và qui định về truy vết tách biệt sản phẩm của tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Quản lý đội vận chuyển nguyên liệu và thức ăn thành phẩm
Quyền hạn
+ Báo cáo trực tiếp với Trưởng ban
+ Đưa ra biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tái diễn khi các nhân viên thu mua và ghe vận chuyển có sự không phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P
Chuyên viên thú y thủy sản
Trách nhiệm
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng ban
+ Quản lý thuốc thú y thủy sản, đề xuất mua thuốc thú y – thủy sản, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thủy sản và các hóa chất phụ gia khác năm trong công thức sản xuất thức ăn
+ Tư vấn, đề xuất mua thuốc hóa chất phụ gia và quyết định phần trăm thuốc thú y thủy sản phụ gia được trộn vào thức ăn
+ Kiểm định chất lượng các loại thuốc thú y thủy sản, và các chất phụ gia khác
Trang 19+ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích hạn chế và không sử dụng kháng sinh trong thức ăn
+ Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về thuốc thú y thủy sản và các sản phẩm phụ gia khác
+ Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản và các sản phậm phụ gia khác trộn vào thức ăn
+ Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh và bảo quản hóa chất phụ gia
+ Ký các hồ sơ xuất nhập thuốc và sử dụng thuốc
+ Lập công thức sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng ban và Đại diện lãnh đạo
+ Xây dựng các chương trình, thủ tục, các biện sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Xây dựng các chương trình kiểm soát chất lượng nước, nước thải, nguyên liệu, kiểm soát dư lượng các loại kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất thức ăn theo Global G.A.P
+ Biên soạn các qui định kỹ thuật cho bộ phận sản xuất
+ Xây dựng các qui trình vệ sinh khi vận hành máy theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P + Trực tiếp huấn luyện, đào tạo kỹ thuật cho BQL chương trình và các thành viên trong tổ sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P
+ Ký thẩm tra các hồ sơ và biểu mẫu của tất cả các khu vực sản xuất
Quyền hạn
Trang 20+ Báo cáo trực tiếp với Trưởng ban và Đại diện lãnh đạo về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chất lượng và sự tuân thủ các quy định theo Global G.A.P, khio sản xuất thức ăn
+ Có quyền quyết định cho phép các lô thức ăn xuất bán cá hay không xuất bán khi thức ăn đã được kiểm tra
Nhân viên quản lý chất lƣợng (QC)
+ Kiểm tra và duy trì tốt các trang thiết bị, phần cứng của nhà máy
+ Kiểm tra nguyên liệu, hóa chất, thuốc thú y, phụ gia phục vụ cho sản xuất
+ kiểm tra cảm quan và báo cáo chất lượng thức ăn hàng ngày
+ Kiểm tra chất lượng thức đảm bảo thức ăn đúng theo công bố chất lượng
+ Ghi chép các hồ sơ, BM giám sát quá trình sản xuất và vệ sinh
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đảm bảo thựu hiện đúng các quy định truy vết tách biệt sản phẩm
Quyền hạn
+ Báo cáo trực tiếp cho Trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng
+ Quyết định tạm ngưng tức thời các việc làm không tuân thủ tiêu chuẩn Global G.A.P làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn
+ Yêu cầu các bộ phận của Công ty cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết để đánh giá tình hình chất lượng của sản phẩm
+ Lập phiếu không phù hợp đề nghị lên cấp trên có quyết định xử lý đối với đơn vị hay cá nhân trong nhà máy sản xuất vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn
+ Kiến nghị lên cấp trên khen thưởng những cá nhân có thành tích trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng thúc ăn
Trang 21Tham gia là thành viên trong đoàn thanh tra nội bộ, đánh giá nội bộ
Thanh tra viên nội bộ
Trách nhiệm
+ Thực tập thanh tra hai lần dưới sự hướng dẫn của đánh giá viên nội bộ
+ Thanh tra các quá trình sản xuất của nhà máy để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Làm báo cáo chính xác và đúng hạn quá trình thanh tra
Quyền hạn
+ Thực hiện theo kế hoạch thanh tra và thực tập thanh tra của ĐDLĐ lập ra
+ Gửi hồ sơ thanh tra gồm kế hoạch thanh tra, biểu kiểm tra, báo cáo thanh tra cho
Đại Diện Lãnh Đạo
Đánh giá viên nội bộ
Trách nhiệm
+ Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng của Công Ty
cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Cá cho quá trình sản xuất thức ăn theo tiêu chuẩn Global G.A.P
+ Làm báo cáo chính xác và đúng hạn quá trình đánh giá
+ Xem xét báo cáo đánh giá của Thanh Tra viên
Quyền hạn
+ Thực hiện theo kế hoạch đánh giá nội bộ của ĐDLĐ lập ra
+ Gửi hồ sơ đánh giá gồm kế hoạch đánh giá, biểu kiểm tra, báo cáo đánh giá cho Đại diện lãnh đạo
1.3 Vị trí kinh tế và quy mô của công ty
Thành lập chính thức vào tháng 2 năm 2006 tại Khu Công nghiệp Bình Thành, tỉnh Đồng Tháp, với diện tích vùng nuôi ban đầu là 250 hecta và vốn đầu tư 45,000,000 USD, trải qua hơn 7 năm hình thành và phát triển, Hùng Cá trở thành một trong những Công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất Việt Nam Hiện nay công ty
sở hữu vùng nuôi hơn 700 hecta trải dài qua 5 huyện cuả Đồng Tháp là Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, trong đó 80 hecta đạt chuẩn Global GAP
Trang 22Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng cá Tra, Basa, Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi cá Tra lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long
Hình 1.3 Nhà máy Hùng Cá và nhà máy Vạn Ý tổng công suất 370 tấn nguyên liệu/ngày
Hình 1.4 Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700 hecta Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với công suất
sản xuất hơn 210.000 tấn mỗi năm
Trang 23Hình 1.5 Vùng nuôi đạt chuẩn Global GAP
Nhằm mang đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất, Hùng Cá đã
áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất từ đó mang đến những sản phẩm uy tín và chất lượng cao trên thị trường quốc tế
Các tiêu chuẩn nuôi trồng và sản xuất quốc tế đang áp dụng hiện nay như HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP, đặc biệt là quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ASC cho nhà máy và vùng nuôi Hùng Cá
Hình 1.6 Tiêu chuẩn nuôi trồng và sản xuất quốc tế HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000,
IFS, GLOBAL GAP, ASC
Kinh doanh chủ yếu các mặt hàng cá Tra, Basa fillet và các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá Tra, Basa, Hùng Cá đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế và là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới Với hơn
Trang 244.000 công nhân trẻ và lành nghề làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của nhiều chuyên gia đầy tâm huyết, Hùng Cá gửi vào mỗi sản phẩm thông điệp tốt nhất về chất lượng, ngày một hoàn thiện và phát triển mang đến cho khách hàng những sản phẩm cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế
Hình 1.7 Với hơn 4.000 công nhân trẻ và lành nghề làm việc dưới sự quản lý trực tiếp
của nhiều chuyên gia đầy tâm huyết
1.4 Những thành tựu đạt đƣợc
Là một công ty với hơn 30 năm trong nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra
và basa, Hùng Cá cho thấy mình là một doanh nghiệp biết tận dụng các kinh nghiệm truyền thống và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới Với nỗ lực hết mình từ những năm đầu thành lập, Hùng Cá bước đầu đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần đưa thương hiệu Hùng Cá ngày một tin cậy trong lòng người tiêu dùng nội địa và quốc tế
Trang 26♦ Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO
♦ Doanh nhân tiêu biểu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia
♦ Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2009
♦ Sao vàng Đất Việt 2009
♦ Bằng khen của Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế, quốc tế
♦ Cúp vàng Doanh nghiệp xuất sắc năm 2009
♦ Thương hiệu Vàng 2009
♦ Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500
♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2009
♦ Chất lượng vàng thủy sản Việt Nam 2009
♦ Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam - FAST500
♦ International Quality Crown Award London 2010
♦ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2010
2011 ♦ Sao vàng Đất Việt 2011
Trang 27Chứng nhận chất lƣợng
Sau nhiều năm hoạt động sản xuất và kinh doanh, thương hiệu Hùng Cá đã khẳng định được vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường quốc tế thông qua hệ thống sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế Hiện nay, ngoài các chứng nhận chất lượng
đã đạt được từ trước như HACCP, ISO, với sự nỗ lực không ngừng, Hùng Cá là một trong sáu doanh nghiệp đạt được chứng nhận Global Gap, hướng đến việc nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn quốc tế cho ra sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường
Trang 28CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU2.1 Nguyên liệu dùng trong chế biến thức ăn thủy sản
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố chính đóng vai trò quyết định chất lượng thức ăn thành phẩm cũng như đảm bảo các thông số dinh dưỡng cho cá Tuy nhiên việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp còn phải cân đối các điều kiện như chất lượng, giá thành, nguồn cung nguyên liệu…
Trong sản xuất thức ăn thủy sản, các nguyên liệu được chia thành một số nhóm chính
Nhóm cung cấp đạm: bột cá, bột tôm, bã nành…
Nhóm cung cấp năng lượng: cám, tấm, bột mì…
Nhóm cung cấp khoáng: bột đá, bột xương, bột sò, premix khoáng…
Nhóm cung cấp vitamin: vitamin trong nguyên liệu và premix vitamin
Nhóm chất phụ gia, bổ sung: các chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất bảo quản, hỗ trợ tiêu hóa, tăng trưởng, đề kháng…
2.1.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein
Trang 29nhiều acid amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối, giàu vitamin
B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D Hàm lượng của 1 kg bột cá có 0,9 – 1,5 đơn vị thức
ăn, 480 – 630 g protein tiêu hóa, 20 -80 g Ca, 15 – 60 g P
Chỉ tiêu cảm quan
Màu vàng hoặc xám đen tùy loại cá Mùi tanh và thơm đặc trưng của cá tươi, không mùi cháy khét (do nhiệt độ sấy), mùi ôi (do sản phẩm bị oxi hóa) hoặc mùi cá ươn Không pha trộn các loại nguyên liệu khác để làm tăng hàm lượng đạm: melamine, urea, bột lông vũ thủy phân hoặc chưa thủy phân, bột xương thịt, bột thịt, bột huyết,… không lẫn tạp chất và vật lạ: kim loại, mãnh gỗ, đá,…
Các chỉ tiêu hóa và vi sinh cần tuân thủ
STT Các chỉ tiêu phân tích Mức giới hạn tối đa
cho phép
Tần suất kiểm tra Ghi chú
A: là mỗi lô nguyên liệu B: là 4 lần/năm
Trang 31lipit không quá 2% Bột đậu nành thiếu methionine, cystin nên phải bổ sung bằng nguồn khác hoặc axit amin tổng hợp Bã đậu nành chứa loại protein-chất-lượng-thấp, bằng khoảng 50% protein tinh chất; giá trị tự nhiên của nó dưới 50% so với protein thịt gà Với đặc điểm như trên, loại thức ăn này thích hợp cho chăn nuôi thuỷ sản, gia súc, gia cầm, cừu, ngựa
Chỉ tiêu cảm quan
Màu vàng sáng (Argentina) hoặc vàng hạt dẻ (Ấn Độ), không lẫn nhiều hạt đen, hạt cháy, hạt mốc… Mùi thơm đặc trưng của đậu nành chín, không có mùi chua, mùi mốc Ít vỏ vụn, không lẫn tạp chất (cát sạn, xơ ), không bị trộn lẫn các loại nguyên liệu khác (cám, bắp vụn, bột zeolite, bã guar, bã cải ) và vật lạ: kim loại, mảnh gỗ, đá
Chỉ tiêu hóa lý cần tuân thủ
nguyên liệu B: là 4 lần/năm
2.1.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lƣợng
2.1.2.1 Nhóm cung cấp tinh bột
Trang 32KHOAI MÌ LÁT
Hình 2.3 Khoai mì lát Chỉ tiêu cảm quan
Màu trắng sáng, không vỏ Mùi thơm đặc trưng của khoai mì, không có mùi chua, mùi mốc Độ ngắn vừa phải, không lẫn nhiều cùi khô, vỏ khô, xơ mì hoặc các vật lạ: kim loại, mảnh gỗ, cát đá Không bị mốc bên trong (mốc tim) hoặc bên ngoài (mốc gió)
Chỉ tiêu hóa lý cần tuân thủ
STT Các chỉ tiêu phân tích Mức giới hạn tối
đa cho phép
Tần suất kiểm tra Ghi chú
nguyên liệu B: là 4 lần/năm
02 Hàm lượng acid xyanhydric ≤ 100 ppm B
03 Aflatoxin (B1, B2, G1, G2) ≤ 50 ppb B
Tinh bột: 69% min Aflatoxin tổng số: 50 ppb max
Khoai mì rễ: 14% max Cianhydric acid: 100 mg/kg max
Khoai mì vỡ: 10% max Kim loại nặng (Pb, As, Cd): không
Hạn sử dụng: 10 tháng max
Trang 33LÚA MÌ
Hình 2.4 Lúa mì
Thức ăn năng lượng cần được nhà chăn nuôi thuỷ sản quan tâm nhiều hơn do: Năng lượng cần thiết cho cá tôm sinh trưởng và tạo sản phẩm chẳng những xuất phát từ nguồn thức ăn năng lượng rẻ tiền mà còn bị bức rút ra từ thức ăn đạm đắt tiền Cám, tấm
là nguyên liệu lớn, chủ lực, “có sẵn ở địa phương” nhưng giá luôn luôn biến động theo và không theo qui luật mùa vụ và luôn sẵn nguy cơ mất chất qua tồn trữ hoặc do tráo trộn
Bộ ba cám + khô dầu nành + bột cá làm ra mọi công thức thức ăn cho cá tôm
Lúa mì đã tỏ ra là một ứng cử viên cho nguồn nguyên liệu năng lượng ổn định có
lẽ đối với mọi địa phương nước ta hiện nay
Kinh nghiệm nuôi cá lăng (channel catfish) ở Mỹ cho thấy cám mì/lúa mì được sử dụng cho mọi loại cá với mức 15 – 30% trong khẩu phần ăn, cá đạt năng suất và chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn bắp Các loại thức ăn cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
sử dụng tốt mức cám mì thay thế 40 – 70% cám, tấm; thức ăn viên được gia tăng độ kết dính và độ nổi, cá vẫn đạt hệ số tiêu tốn thức ăn và chất lượng thương phẩm
Điểm yếu quan trọng của lúa mì nhập khẩu là sinh sâu mọt nhanh, cho nên quy trình tồn trữ và bảo quản cơ bản cần được coi trọng nhiều hơn nếu nhà sản xuất thức ăn không muốn cá quay lưng lại mình
Trang 34Chỉ tiêu cảm quan: có màu nâu vàng sáng tự nhiên, có độ trong, có mùi đặc trưng của lúa mì, không có tạp chất lạ, côn trùng sâu mọt…
Chỉ tiêu hóa lý cần tuân thủ
STT Các chỉ tiêu phân tích Mức giới hạn tối đa
cho phép
Tần suất kiểm tra Ghi chú
nguyên liệuB: là 4 lần/năm
B
03 Aflatoxin (B1, B2, G1, G2) ≤ 50 μg/kg
BỘT MÌ
Hình 2.5 Bột mì Chỉ tiêu cảm quan: bột mì có màu trắng ngà, sản phẩm ở dạng bột mịn, tơi, không
sâu mọt, không có côn trùng sống, không lẫn tạp chất lạ, có mùi thơm đặc trưng của sản
phẩm
Chỉ tiêu hóa lý cần tuân thủ
STT Các chỉ tiêu phân tích Mức giới hạn tối đa
cho phép
Tần suất kiểm tra Ghi chú
Trang 3501 Độ ẩm ≤ 13% A,B A: là mỗi lô
nguyên liệuB: là 4 lần/năm
Bản chất: Cám đã qua trích ly dầu, có nhiều xơ và tỷ lệ bụi cao
Chỉ tiêu cảm quan: màu vàng sáng hay vàng nâu tùy từng loại cám, không bị mốc,
không lẫn màu đen của cám bị mốc Mùi thơm đặc trưng của cám gạo, không mùi mốc hay mùi chua Vị ngọt đăc trưng (không đắng, không chua, không chát) Không pha trộn