1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT nguyễn trãi

27 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 588,82 KB

Nội dung

Chủ trương xã hội hóa giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục như tham gia

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



HIỆU TRƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG

"TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"

Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Người thực hiện: Trương Văn Sơn

Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn 

Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác 

Có đính kèm:

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012

Trang 2

02- LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

-

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: Trương Văn Sơn

2 Ngày tháng năm sinh: 1965

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 1986

- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Ngữ văn

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy

- Số năm có kinh nghiệm: 26

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Chuyên đề: " Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp phân

công CB- GV trong công tác tổ chức chuẩn bị giảng dạy nội dung, chương trình GDQP"

Chuyên đề: " Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống thi đua

hoàn thành mục tiêu " Học tốt - dạy tốt" trong nhà trường ở địa bàn vùng tôn giáo"

 Sáng kiến kinh nghiệm:

- Xử lý tình huống giáo viên vi phạm quy chế dạy thêm, học thêm

- Hiệu trưởng quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Trãi

-Xây dựng các tiêu chí và thang điểm thi đua khối THPT & xây dựng bản cam kết thi đua cho các trường THPT Tỉnh Đồng Nai

- Một số biện pháp để nâng cao công tác phòng chống ma túy trong trường THPT Nguyễn Trãi

- Hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT Nguyễn Trãi

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm:

HIỆU TRƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG

"TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"

Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

I PHẦN MỞ ĐẦU :

1 Lý do chọn đề tài :

Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằmhuy động toàn xã hội làm công tác giáo dục; huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân Chủ trương xã hội hóa giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ việc dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, chăm lo cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học… để nâng cao hiệu quả giáo dục

Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đạt các mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội

Nhà trường là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân, một tổ chức đặc biệt của xã hội Để hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình, nhà trường phải thực sự trở thành một môi trường văn hoá, lành mạnh, an toàn và thân thiện Đó chính là điều kiện cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học sao cho mọi thành viên được phát huy tối đa năng lực của mình Mô hình trường học thân thiện do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng, xây dựng và triển khai

từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp Tuy nhiên thực tế ở các nhà trường nói chung cũng như ở các trường THPT Thành phố Biên Hòa nói riêng, CBQL nhà trường vẫn còn rất lúng túng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại cơ sở của mình

Năm học 2011 – 2012 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Vấn đề đặt ra cho các giáo viên là cần phải làm những công việc gì để thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách hiệu quả ? Đây là vấn đề tương đối mới cần nhiều sự đầu tư của giáo viên, vì thế tôi chọn đề tài "Hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Nguyễn Trãi" để nghiên cứu

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài

- Tổng hợp các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Tỉnh Đồng Nai, các công trình khoa học, các tài liệu có liên quan đến đề tài

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài

- Nội dung đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Chương 2: Thực trạng vấn đề quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Nguyễn Trãi

Chương 3: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Nguyễn Trãi

Trang 5

II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI :

1 Thuận lợi :

- Trường THPT Nguyễn Trãi là đơn vị có kỷ cương nề nếp, có thành tích thi đua nhiều năm liền, đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên đoàn kết, có năng lực Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường và Ban đại diện chi hội cha mẹ học sinh các lớp

- Trường THPT Nguyễn Trãi thuộc phường Tân Biên là một phường tương đối lớn, đa số dân có đạo Thiên chú, có dân số trẻ Số lượng học sinh đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho học sinh

- Truyền thống dạy tốt học tốt nhiều năm qua của đơn vị đã tạo nền tảng vững chắc cho các phong trào thi đua Đội ngũ sư phạm đoàn kết, trình độ chuyên môn khá đồng đều và tương đối vững tay nghề, đa phần trẻ, nhiệt tình Học sinh nhìn chung chăm ngoan, yêu thích các nội dung hoạt động xây dựng trường thân thiện, HS tích cực

- Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên Ban Đại diện Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh Nhiều học sinh có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh

- Sự phát triển và lan rộng của hệ thống Internet bên cạnh mặt tích cực giúp phát triển tri thức, cập nhật những thành công, mở rộng hiểu biết và tăng cường các mối quan hệ cũng đã có những tác động tiêu cực đến đời sống của học sinh Từ việc sử dụng Internet làm công cụ giải trí tiêu phí thời gian, sức lực và tiền bạc vào game online, sử dụng tiện ích chát, truy cập trang web đen như một thú tiêu khiển, sinh ra thói lừa lọc, mua bán đồ đạc ảo bằng tiền thật Từ môi trường giao tiếp ảo, nhiều học sinh đã ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương

cư trú, hình dáng ) và đi đến cung cấp thông tin giả

- Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT

đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS, năm nay Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông (có cả THPT)

- Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo Các

Trang 6

thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời

- Do đặc thù học sinh ở thành phố, nên ít nhiều cũng chịu tác động của các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường của một đô thị mới Trong qúa trình giáo dục đạo đức học sinh, một số ít bộ phận hoặc cá nhân có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của công tác này Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn nuông chiều phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái…Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm luật giao thông, và một số vi phạm khác

- Công tác chỉ đạo, nghiên cứu, tìm tòi giải pháp mới trong công tác Đoàn và phong trào học sinh chưa thật sự được chú trọng, các hoạt động được tổ chức theo kinh nghiệm, ít sáng tạo Đội ngũ cán bộ Đoàn còn thiếu về số lượng và kỹ năng nghiệp vụ Một số hoạt động phong trào còn tổ chức theo hướng áp đặt, chủ quan, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và sở thích của học sinh, thiếu tính sáng tạo, tính tự quản chưa cao Không gian và thời gian dành cho công tác Đoàn trong nhà trường còn hạn hẹp, giáo viên - Bí thư Đoàn chưa xây dựng được các hoạt động thực sự sáng tạo, có tính giáo dục và hấp dẫn các em học sinh, đội viên tham gia

Thực trạng đó cũng đặt ra những yêu cầu về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường, tăng cường các hoạt động ngoại khoá, mở rộng hơn không gian và thời gian hoạt động cho Đoàn Triển khai phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một phần đáp ứng, giải quyết những nhu cầu, khó khăn trên

Trang 7

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC

THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

- Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý, các em dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn chán Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn Các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá những điều mới, lạ của cuộc sống xung quanh Đồng thời, ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên điều chỉnh kịp thời các hành động của các em Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các nhà quản lý giáo dục cần tập trung chỉ đạo và quản lý tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tạo sân chơi cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

- Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được Đại hội lần thứ VII của Đảng khởi xướng và tiếp tục được Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X đẩy mạnh: xã hội hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân ngày càng phát triển

- Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục học sinh Điều 93 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định:

“Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục” Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển thực tiễn, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất.

- “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một môi trường giáo dục có

sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho HS tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do UNICEF đưa ra đã được nhiều nước thực hiện

và có hiệu quả Từ đó có thể thấy, mô hình này có cơ sở khoa học, lý luận vững chắc và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn

- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, học tập kinh nghiệm có chọn lọc của các nước trên thế giới, qua thực tiễn gần 10 năm thực hiện của các dự án, theo nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của phát triển giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích

Trang 8

cực trong nhà trường phổ thông Tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chính thức ra chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông trong giai đoạn 2008-

2013 đến nay phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các nhà trường tích cực hưởng ứng và đạt được những thành tựu đáng khích

lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ hợp lý, khoa học và hiệu quả Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường

Nội dung công tác quản lý trường học:

- Quản lý hoạt động dạy học và quản lý các hoạt động giáo dục khác hướng đến phát triển;

- Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên;

- Huy động các nguồn lực phát triển nhà trường;

- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội

2.2.2 Văn hoá nhà trường

Văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác.Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý Thể hiện thành bầu không khí các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận

2.2.3 Trường học thân thiện

Trường học thân thiện là nơi quyền trẻ em được tôn trọng và hài lòng với việc chăm sóc và day dỗ của nhà trường Trường học thân thiện sẽ là môi trường tốt để mỗi trẻ em đều có cơ hội phát triển tiềm năng tới mức tối đa, trở thành con người tích cực, năng động, tự tin trong học tập và rèn luyện Trường học thân thiện là một

Trang 9

môi trường học tập lành mạnh, an toàn tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe doạ học sinh, học sinh được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, các nhu cầu thiết yếu của con người được đảm bảo Đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy nhiệt tình với tinh thần, trách nhiệm cao, có tấm lòng thương yêu quý mến học sinh cùng với sự

hỗ trợ tích cực của gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh

2.2 VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG THPT TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH

- Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục toàn cầu

Quá trình giáo dục phải hướng tới người học với các biểu hiện sau:

1) Tính cá thể người học được đề cao;

2) Coi trọng trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển

xã hội và mục tiêu phát triển cộng đồng, xã hội;

3) Nội dung giáo dục phải sáng tạo, theo nhu cầu người học;

4) Phương pháp giáo dục là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hoá và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin;

5) Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin

và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học và

6) Đánh giá kết quả học tập trong trường học phải đổi mới để thực sự có những phán quyết chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học

- Ý nghĩa của việc phát triển văn hoá nhà trường

+ Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên; môi trường văn hoá trường học thuận lợi giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển; môi trường này không thuận lợi (thù nghịch) làm thui chột sự phát triển;

+ Văn hóa nhà trường lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của GV và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh;

+ Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích GV, HS nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi;

+ Văn hóa nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học

2.3 MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”

2.3.1 Mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả

2.3.2 Nội dung xây dựng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

a Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

b Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập

c Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Trang 10

d Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

e Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương

2.3.3 Ý nghĩa của xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (Cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ

KẾT LUẬN

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng ở mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục Cuộc vận động này sẽ là một quá trình đi từ nhận thức đến thực tiễn nên không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, vai trò của mỗi nhà trường trong đó có đội ngũ CBQL, thầy

cô giáo và học trò là lực lượng nòng cốt, trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, phát huy các yếu tố thân thiện đã có, khắc phục yếu kém, bổ sung mọi thiếu hụt để đạt chuẩn quốc gia, từng bước thực hiện “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”

Trường học thân thiện là trường học phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào “Dạy tốt, học tốt”, mọi thành viên đều tự giác thực hiện khẩu hiệu

“Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, trò phải chăm ngoan học giỏi, “Mỗi thầy

cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước cũng như tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới

Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC

THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 2.4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI:

- Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập năm học 1983-1984 từ một phân hiệu của trường THPT Thống Nhất A, tại Phan Hạnh xã Hố Nai 3 Năm học đầu tiên có 21 lớp, 1098 học sinh, 55 giáo viên, công nhân viên, tiếp quản cơ sở vật chất của trường trung học y tế tỉnh Đồng Nai Đến năm học 2011-2012, sau 29 năm hình thành và phát triển hiện có 31 lớp, 1354 học sinh, 81 Cán bộ, giáo viên, công nhân viên Học sinh của trường đa số theo đạo Thiên Chúa, chủ yếu học sinh của các phường Tân Biên, Tân Hòa, Hố Nai, Hố Nai 3 (Trảng Bom)

- Nhà trường liên tục 21 năm liền (1989 - 2011) là tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba (1995), Huân chương lao động hạng nhì (2001), Huân chương lao động hạng nhất (2009); cờ Thi đua xuất

Trang 11

sắc của UBND Tỉnh ( 2002 - 2003) và (2003-2004), Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc (2003) Trường được UBND tỉnh cấp bằng công nhận đơn vị văn hóa năm 2001; 2002; 2003; 2004, 2007, 2008 và 5 năm liền (2000-2005) Chi bộ Đảng 18 năm liền (1992-2010) đạt danh hiệu trong sạch - vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện nhà trường được Tỉnh ủy tặng bằng khen và cờ luân lưu Công đoàn trường liên tục đạt vững mạnh, được Liên đoàn Lao động Tỉnh và Công Đoàn Giáo dục VN tặng bằng khen, Tổng Liên đoàn Lao động VN tặng bằng khen năm 1999, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 Đoàn TNCS HCM liên tục đạt danh hiệu vững mạnh được Tỉnh đoàn và Thành đoàn tặng bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng bằng khen năm 1995 và 2004, 2008, 2009

- Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010

- Về phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc trường phát động và thực hiện từ năm 1992 đến nay được Bộ Công An tặng 16 bằng khen; UBND tỉnh tặng 8 Bằng khen Năm 2006, 2007, 2008, 2009 được Bộ Công An tặng cờ luân lưu xuất sắc phong trào BVANTQ; Bằng khen của Bộ Công An năm

2010 Giấy khen của Công an Tỉnh Đồng Nai về thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (2005-2008) cho Trường THPT Nguyễn Trãi, cho cá nhân ông Trương Văn Sơn Trường là đơn vị tiêu biểu của ngành GD-ĐT về thành tích phòng chống ma túy và phòng chống tội phạm

- Là trường công lập có kỉ cương nề nếp tốt, có chất lượng văn hóa cao trong khối các trường THPT của tỉnh Trường là đơn vị có thành tích trong bồi dưỡng và thi học sinh giỏi: đạt 31 giải HSG cấp tỉnh khối 12 ở các môn (tăng 11 giải so với năm học trước), có 02 HS được chọn vào đội tuyển của tỉnh dự thi vòng quốc gia ở hai môn Vật lý và Lịch sử, 08 HS đạt giải kỳ thi cấp tỉnh HSG MTBT Cuối năm học 2010-2011, toàn trường có 196 học sinh giỏi toàn diện, 960 học sinh tiên tiến (học sinh giỏi và tiên tiến: tỷ lệ 83,46 ), 1376 học sinh xếp loại đạo đức tốt và khá, đạt tỉ lệ: 99,35 ; tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng ở khối 10 và 11: 99,89 ; tỉ lệ Thi TN THPT: 99,57 , xếp thứ tư các trường THPT toàn tỉnh (trong đó TN xếp loại khá:

28 em tỷ lệ 5,80 ) Thống kê kết quả thi Đại học đợt 1: đã có 380/462 HS khối 12 đậu vào các trường đại học và cao đẳng năm 2011, tỷ lệ 82,25 Xếp hạng 4/66 trường trong Tỉnh Đồng Nai; hạng 243/2709 trường trong toàn quốc

- Tham gia hội thi Thanh niên với ATGT do thành Đoàn tổ chức; Tham gia

kỳ thi HS giỏi tỉnh vòng 1: Có 31 Đoàn viên đạt giải trong đó có: 04 giải II, 06 giải III và 21 giải KK; cử 02 Đoàn viên tham gia hội thi “ Kể chuyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp khối THPT Đạt 01 giải Nhì, 01 giải KK Chi đoàn GV tổ chức tham quan các di tich lịch sử tại TP HCM nhằm tăng cương kỹ năng sống cho học sinh, thu hút 400 ĐVTN tham gia

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Công đoàn trường là các đơn vị vững mạnh được TW Đoàn và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen

2.5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Trang 12

2.5.1 Thực trạng công tác quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở Trường THPT Nguyễn Trãi:

 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:

- Khảo sát 42 giáo viên về nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh: 41/42 giáo viên cho là rất quan trọng (97,6%), 1/41 giáo viên cho

là quan trọng (2,38%)

Qua khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Đó là một yếu tố thuận lợi rất cơ bản để nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh

 Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:

- Qua khảo sát 45 phụ huynh học sinh, 100 ý kiến đồng tình với nội dung giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường Phụ huynh học sinh có những nhận định, đánh giá và ghi nhận sự chuyển biến của nhà trường: nề nếp hơn, học sinh chăm ngoan hơn, ít bỏ học hơn, không vi phạm các tệ nạn xã hội …

Như vậy, các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

 Ý thức thực hiện nội quy của học sinh:

- Kết quả điều tra 35 cán bộ giáo viên: 95 có ý kiến học sinh nhà trường đa

số ngoan; 4 ý kiến nhận định còn một bộ phận học sinh không ngoan; 1 ý kiến cho rằng còn số ít học sinh rất không ngoan

Qua khảo sát giáo viên cho thấy các vi phạm của học sinh biểu hiện: Không mặc đồng phục khi tới trường, nghỉ học không có lý do chính đáng, không học bài, không chuẩn bị bài khi đến lớp, vi phạm Quy chế thi và kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học; một số học sinh vi phạm các điều cấm đối với học sinh như: hút thuốc, chơi game…

 Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh:

Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình (80 ); bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt (10%); tác động tiêu cực của bạn bè (5 ); ảnh hưởng của khoa học công nghệ (5 )

Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của lãnh đạo nhà trường để đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của nhà trường

2.5.2 Một số kết quả công tác quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở Trường THPT Nguyễn Trãi:

- Qua khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Từ nhận thức trên, hàng năm ngay từ đầu năm học, căn cứ nhiệm vụ năm học, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Nội dung tuyên truyền, giáo dục bám sát chủ đề năm học, các chủ đề, chủ điểm gắn với với các ngày truyền thống, ngày tết, ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm

Trang 13

- Qua các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đạo đức học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, học sinh chăm ngoan hơn, số học sinh

vi phạm nội quy học sinh giảm; tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt năm sau cao hơn năm trước; số học sinh vi phạm kỷ luật giảm; năm học 2011 – 2012 nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật

 Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa của trường 3 năm học gần đây:

(4.92%)

81 (5.8%)

(94.26%)

1295 (93.5%)

Học sinh giỏi cấp trường 127 (8.04%) 170

(11.61%)

196 (14.2%)

Giáo viên giỏi cấp tỉnh 5

(6.5%)

3

(3.6%)

01 (1.3%)

Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 19

(25%)

8

(9.5%)

9 (11%)

Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh 04

(5.2%)

05

(5.9%)

5 (6.2%)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI

2.6 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

Xuất phát từ lý luận xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh

Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT Nguyễn Trãi trong những năm gần đây, bản thân tôi đề

ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường học thân

Ngày đăng: 31/07/2016, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w