được, tức là hàng hóa đến được tay người mua, cần phải thực hiện mộtloạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở, như bao bì,đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm c
Trang 1MỤC LỤCLời nói đầu
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
I Khái quát chung về giao nhận 1
1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 1
2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận 4
3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 7
3.1 Môi giới hải quan 7
3.2 Đại lý 8
3.3 Người gom hàng 8
3.4 Người chuyên chở 8
3.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức 9
Đềề tàii :: Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa đường biển
bằng
Container tại Việt Nam
Trang 2II Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 10
1 Lịch sử ra đời và phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 10
2 Quy trình giao nhận hàng hóa bằng Container 11
2.1 Đối với hàng xuất khẩu 11
2.2 Đối với hàng nhập khẩu 13
3 Sự khác nhau giữa giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container với giao nhận hàng hóa truyền
thống
15
3.1 Đối tượng giao nhận 16
3.2 Địa điểm giao nhận 16
3.3 Điều kiện cơ sở giao hàng 16
3.4 Chứng từ dùng trong giao nhận hàng hóa bằng Container 17
3.5 Vấn đề bảo hiểm 18
Trang 33.6 Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa 19
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG
CONTAINER Ở VIỆT NAM I.Thực trạng giao nhận hàng hóa đường biển bằng
Container
ở Việt Nam
21
1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam 21
1.1 Luật quốc tế 21
1.1.1 Liên quan đến buôn bán quốc tế 21
1.1.2 Liên quan đến vận tải 22
1.1.3 Liên quan đến thanh toán 23
1.2 Luật quốc gia 23
1.3 Hợp đồng 23
2 Thực trạng giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam trong thời gian
qua
24
Trang 4II Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam 30
1 Nhu cầu giao nhận 30
2 Thị trường giao nhận và cạnh tranh trên thị trường giao nhận 32
2.1 Thị trường nội địa 32
2.2 Thị trường thế giới 33
2.3 Đối thủ cạnh tranh 45
3 Đánh giá về hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 49
3.1 Những ưu điểm đạt được 49
3.2 Hạn chế và nguyên nhân 51
III Một số lưu ý khi giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 53
1 Khi thuê và trả Container
Trang 52 Vận đơn Container 54
3 Điều kiện bảo hiểm 55
4 Chất xếp hàng trong Container 55
4.1 Đặc điểm hàng hoá chuyên chở 56
4.2 Đặc điểm loại, kiểu Container dùng chuyên chở 56
4.3 Kỹ thuật chèn lót, chất xếp trong Container 57
4.4 Đọng nước trên hàng và Container 58
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI VIỆT NAM
I Mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam
60
Trang 61 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng
Container tại Việt
2.2 Định hướng phát triển 62
II Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 63
1 Giải pháp từ phía Nhà nước 63
1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam .
63
1.2 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận 64
1.3 Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầngphục vụ cho công tác giao nhận 65
Trang 71.4 Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận
tải 68
2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 69
2.1 Các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 69
2.1.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 69
2.1.2 Hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác
giao nhận và quản lý 69
2.2 Giải pháp về thị trường 71
2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để
mở rộng thị trường 71
2.2.2 Gắn giao nhận hàng hóa quốc tế với giao nhận, bảo quản
hàng hóa trong nước 73
2.2.3 Giá cả dịch vụ 73
Trang 82.2.4 Tạo dựng uy tín trong kinh doanh, giữ vững tín nhiệm với
khách hàng 75
2.3 Giải pháp về nghiệp vụ 76
2.3.1 Xây dựng chiến lược Marketing và sử
Marketing
dụng công nghệ
76
2.3.2 Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận 76
2.3.3 Xây dựng quy trình chuẩn trong giao nhận 77
2.3.4 Tiếp cận “ Thương mại không có chứng từ” 80
2.3.5 Mở rộng vai trò của người giao nhận 80
2.4 Giải pháp về quản lý 80
2.4.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý 80
2.4.2 Liên doanh liên kết với các công ty giao nhận nước ngoài,
tham gia Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA
Trang 92.4.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho
các cán bộ giao nhận 82
2.4.4 Chuẩn hóa chứng từ trong giao nhận 83
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều năm qua, trên thế giới, những quốc gia có biển là những quốc gia luôn có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều tiềm năng kinh tế biển, một trong số đó là giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container Ngày nay, phương thức giao nhận này trở nên thường xuyên và phổ biến vì nó đem lại hiệu quả kinh tế hết sức tích cực: nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm và tiện lợi.
Một dấu hiệu đáng khích lệ đối với thị trường giao nhận nước ta là, chỉ vài năm sau đổi mới, nhiều hãng tàu Container tên tuổi quốc tế đã mở tuyến vận chuyển Container vào Việt Nam qua các trọng cảng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, khơi dậy một thị trường sôi động về giao nhận và vận chuyển Container ở Việt Nam Điều đó rất có lợi cho việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển giao lưu với nước ngoài.
Tuy nhiên giao nhận hàng hóa bằng Container ở nước ta hãy còn quá non trẻ Nó vừa trải qua mươi năm phát triển và cần được tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực: kỹ thuật, tổ chức quản lý, luật pháp nhằm khai thác tối đa hiệu quả của phương thức giao nhận mới mẻ
với tình hình và đặc điểm của đất nước.
này, phù hợp
Vì lẽ đó, em mạnh dạn đưa ra đề tài "Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam", với hy vọng khiêm tốn là được
đóng góp một viên gạch nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển đi lên của nước nhà Nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương I : Khái quát về giao nhận hàng hóa bằng Container
Trang 11Chương II : Thực trạng giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam
Chương III : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đường biển bằng Container ở Việt Nam
giao nhận hàng hóa
Trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề tài có thể chưa đầy đủ và còn nhiều sai sót Em rất mong được sự thông cảm, góp ý xây dựng của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên Qua đây,
em còng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, TS Nguyễn Như Tiến,người đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trang 12Chương I
KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER I Khái qu á t chung v ề giao n h ậ n
Như chóng ta đều biết, Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vựcĐông Nam Á có lợi thế nằm trên trục đường hàng hải quốc tế sôi độngnhất trên thế giới, nối liền các thị trường hàng hải rộng lớn giữa Đông vàTây bán cầu
Nhận thấy lợi thế về vị trí địa lý của mình, Việt Nam đã tích cực đa dạnghóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, đưa lĩnh vực thương mại ViệtNam phát triển không ngừng Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng làm cho thị trường hàng hải Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn Chính
vì vậy, trong thời gian từ năm 1990 đến nay, đã có hơn 20 hãng tàu hàng đầuthế giới có mặt tại Việt Nam như Evergreen, APL, Cosco, Sealand, MaerskHanjin, NOL, NYK, P&O, Nedlloyd Sự hiện diện của các hãng tàu này đãlàm cho thị trường hàng hải nước ta thêm sôi động
Cùng với sự phát triển của hoạt động vận tải, hoạt động giao nhậncũng diễn ra không kém phần nhộn nhịp Có thể nói, chính sự cạnh tranh thịtrường giao nhận là một trong những yếu tố làm sôi động hóa thị trườnghàng hải Việt Nam
Trước khi đi sâu phân tích thực trạng thị trường giao nhận trong thời gianqua, chóng ta hãy tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến giao nhận, cụthể: giao nhận là gì? Phạm vi giao nhận ra sao? Vai trò của người giaonhận như thế nào?
1 Đ ị nh n g hĩa v ề g iao n h ậ n và ngư ờ i giao n h ậ n
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở nhữngnước khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thựchiện việc
giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua
Để cho quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc
Trang 13được, tức là hàng hóa đến được tay người mua, cần phải thực hiện mộtloạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở, như bao bì,đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lêntàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu, giao hàng chongười nhận Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vô giao nhận (Freight Forwarding Service) theo Quy tắc mẫu củaFIATA về dịch vụ giao nhận, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vậnchuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũngnhư các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn
đề hải quan, tài chính, mua bảo hiÓm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quanđến hàng hóa
Theo Luật Thương mại Việt Nam, "Giao nhận hàng hóa là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủhàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác"
Như vậy, giao nhận gắn liền với vận tải nhưng giao nhận không phải làvận tải Giao nhận lo liệu cho hàng hóa được vận tải tới nơi tiêu thụnhưng
không phải chỉ lo riêng vận tải mà còn làm nhiều công việc khác liên quanđến vận tải Thực chất, giao nhận là việc tổ chức quá trình chuyên chở hànghóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng và giải quyết các thủ tục liênquan đến quá trình chuyên chở đó, theo sự ủy thác của khách hàng
Trước đây, giao nhận có thể do người xuất nhập khẩu hoặc ngườichuyên chở tiến hành Nhưng ngày nay, do buôn bán quốc tế phát triển, giaonhận dần dần được chuyên môn hóa và tách ra thành một ngành độc lập docác tổ chức
(công ty) giao nhận tiến hành
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder,Freight Forwarder, Forwarding Agent) Cụ thể hơn, người giao nhận là người
Trang 14thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng Người giaonhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện công việc giao
nhận
cho hàng hóa của mình), là chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiệndịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, hoặc người giao nhậnchuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa
Theo Luật Thương mại Việt Nam, thì người làm dịch vụ giao nhận hànghóa là "thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa"
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận ( FIATA), người giao nhận
là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi Ých của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng là người đảm nhận thực hiện các công việcliên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làmthủ tục hải quan, kiểm hóa Định nghĩa của FIATA khẳng định rõ,
người
giao nhận không phải là người chuyên chở Họ hoạt động theo hợp đồng ủythác ký với chủ hàng, đồng thời, tiến hành nhiều việc khác trong phạm viđược ủy thác để đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo những điềukhoản đã cam kết Theo vận đơn vận tải đa phương thức lưu thông đượccủa FIATA (FBL) người giao nhận có nghĩa là người kinh doanh vận tải đaphương thức (MTO) đã phát hành vận đơn FBL, được ghi tên trên mặt vậnđơn FBL và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phươngthức
với tư cách là người chuyên chở Theo đó, vai trò của người giao nhận đãđược mở rộng hơn Người giao nhận không chỉ làm đại lý cho người ủy tháccòn hoạt động như một người chuyên chở
Ở các nước khác nhau, tên gọi người kinh doanh giao nhận cũng khác nhau,như Đại lý hải quan (Customs house Agent), Môi giới hải quan (CustomsBroker), Đại lý thanh toán (Clearing Agent), Đaị lý gửi hàng và giao nhận
Trang 15(Shipping and Forwarding Agent), Người chuyên chở chính (PrincipalCarrier) Tuy nhiên, dù kinh doanh dưới tên nào đi nữa thì bản chất hoạt động kinh doanh của họ cũng đều là cung cấp dịch vụ giao nhận mà thôi.
2 Phạm vi của d ịch vụ giao nh ận
Giao nhận là một ngành dịch vụ có lịch sử phát triển lâu đời, cách đâykhoảng 500 - 600 năm, khi Châu Âu còn bao gồm nhiều thực thể nhỏ, thườngchỉ là những thành phố có tường thành công sự bao quanh Công việc giaonhận khi đó chỉ là một chủ thầu đứng ra thu xếp vận chuyển đường dàigiữa các thành phố bằng cách sử dụng các trạm dịch vụ nhỏ để chuyểntải hàng hóa đến những nơi xa xôi Sau này, do sự mở rộng các quan hệ buônbán quốc tế và sự phát triển các phương thức vận tải, phạm vi các hoạt độnggiao nhận
ngày càng mở rộng
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao
nhận Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn thamgia vào bất kỳ một khâu, thủ tục hoặc chứng từ nào đó, thông thường ngườigiao nhận thay mặt người gửi hàng (người nhận hàng) lo liệu quá trình vậnchuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng.Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông quađại lý hoặc thuê dịch vụ của những người thứ ba khác Những dịch vụngười giao nhận thường tiến hành là :
a Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):
Theo những chỉ
nhận sẽ:
dẫn của người gửi hàng (người xuất khẩu) người giao
- Làm tư vấn cho người gửi hàng (chủ hàng) trong việc tổ chức chuyên chởhàng hóa: người giao nhận sẽ tư vấn cho chủ hàng để chọn được tuyến
Trang 16đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp nhất, có lợi nhất cho chủ hàng.
- Ký kết hợp đồng vận tải (lưu cước) với người chuyên chở đã chọn
chứng từ cần thiết
- Đóng gói hàng hóa (nếu cần)
- Lo việc lưu kho cho hàng hóa (nếu cần)
- Cân, đo hàng hóa, làm các thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu cần)
- Tổ chức vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu việc khai báo hải quan,
lo các thủ tục, chứng từ có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở
- Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có)
- Gom hàng (nếu cần) để sử dụng tốt trọng tải và dung tích của công
cụ, phương tiện vận tải, góp phần giảm chi phí vận tải
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả
chuyên chở
tiền cước cho việc
- Nhận B/L đã ký của việc chuyên chở giao cho người gửi hàng
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần)
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàngthông qua mối liên hệ với người chuyên chở và các đại lý của người giaonhận ở nước ngoài và giao hàng cho người nhận
- Ghi nhận những tổn thất (nếu có)
- Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hóa (nếu cần)
Trang 17- Tu bổ, tái chế và bán hàng hóa (nếu cần).
b Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu):
Theo chỉ
sẽ :
dẫn của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa
- Thông báo việc đi đến của các phương tiện vận tải
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
- Nhận hàng từ người chuyên chở và thanh toán cước (nếu cần)
- Thu xếp việc khai báo hải quan, trả lệ phí, thuÕ và những phí khác chohải quan và các nhà đương cục khác
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần)
- Giao hàng đã làm xong thủ tục hải quan cho người nhận hàng
- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại người chuyên chở về tổn thất của hàng hóa (nếu có)
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng (nếu cần)
c Những dịch vụ khác:
Tuỳ theo yêu cầu của chủ hàng, người giao nhận có thể làm những côngviệc khác gồm những dịch vụ đặc biệt nảy sinh trong quá trình chuyên chởnhư gom hàng, những dịch vụ liên quan tới hàng công trình, công trình chìakhóa trao tay, hàng quần áo treo trên mắc áo, hàng triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận cũng có thể tư vấn cho khách hàng về thị trường (thôngbáo nhu cầu tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, những thị trường mới và xuhướng phát triển chiến lược xuất nhập khẩu ) hay chi tiết các điều khoảnthích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương Tóm lại, tất cảcác vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của anh ta
* Hàng hóa đặc biệt:
Trang 18Người giao nhận thường làm hàng bách hóa bao gồm nhiều loại: thànhphẩm, bán thành phẩm, hàng sơ chế và những hàng hóa khác trong giao lưubuôn bán.
Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thểlàm những dịch vụ khác có liên quan đến hàng đặc biệt, thậm chí có nhữngngười giao nhận chuyên làm những dịch vụ này Ví dụ những dịch vụ đó là:+ Vận chuyển hàng công trình: bao gồm vận chuyển máy móc nặng, thiếtbị để xây dựng những công trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất, nhàmáy thủy điện, cơ sở lọc dầu từ nơi sản xuất đến nơi xây dựng
Việc di chuyển những hàng hóa này cần phải có kếhoạch cẩn thận đểđảm bảo giao hàng đúng thời hạn và có thể cần phải sử dụng cần cẩuloại nặng, xe tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặc biệt Đây là một lĩnh vựcchuyên môn hóa của người giao nhận
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng mắc: Đó là những hàng hóa chuyênchở bằng những chiếc mắc áo treo trên giá trong những Container đặc biệt và
ở nơi đến chúng được chuyển tiếp thẳng
từ
Container vào cửa hàng để bày
bán Cách này loại bỏ được việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồitrong Container và đồng thời tránh được Èm ướt, bụi
+ Hàng triển lãm ở nước ngoài: Người giao nhận thường được
triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng hóa đến nơi triển lãm ở nước ngoài.Người giao nhận phải tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của họ về phươngthức chuyên chở, hình thức vận chuyển, nơi làm thủ tục hải quan ở nướcđến khi giao hàng triển lãm và những chứng từ cần lập
Rõ ràng, một khi các quan hệ buôn bán ngày càng phát triển, danh mục cáchàng hóa trao đổi ngày càng phong phú, thì phạm vi của dịch vụ giaonhận cũng ngày càng được mở rộng Đồng thời, vai trò to lớn của người giaonhận trong thương mại là không thể phủ nhận
3 V ai t r ò c ủ a n g ư ờ i giao n h ậ n t r ong t h ư ơ ng m ạ i q u ố c t ế
Trang 19Như trên đã nói, do sự mở rộng của thương mại quốc tế và sự phát triểncủa các phương thức vận tải, ngày nay, người giao nhận đóng vai trò rất quantrọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giao nhận không chỉ làmcác thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp các dịch vụ trọn gói vềtoàn bộ quá trình vận tải và trao đổi hàng hóa.
3.1 Môi giới hải quan:
Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của người giao nhận chỉ thể hiện ở trong nước Các hoạt động của người giao nhận chỉ diễn ra trong đất nước củamình Ở đây, người giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc hoàn tất các thủ tục hải quan cho hàng hóa vào nước nhập khẩu vớivai trò là một môi giới hải quan (Customs Broker) Đồng thời, người giao nhậncòng lo liệu thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với hãng tàu (trường hợp chuyên chở bằng đường biển) với chi phí do người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chịu tùy thuộc vào điều kiện thương mại được chọn trong hợp đồng mua bán Thông thường, tập quán xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB thì chức năng của người giao nhận được gọi là FOB - vận tải giao nhận (FOB - Freight Forwarding) Ở một số nước như Pháp, Mỹ, hoạt động của người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm môi giới hải quan
3.2 Đại lý:
Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm củangười chuyên chở Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người chủhàng và người chuyên chở với tư cách là đại lý của người chủ hàng hoặccủa người chuyên chở hoặc là một trung gian môi giới Khi người giao nhậnđóng vai trò là đại lý, nhiệm vụ chủ yếu của anh ta là do khách hàng qui định.Người giao nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiệncác công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tụchải quan, lưu kho trên cơ sở hợp đồng ủy thác
Trang 203.3 Người gom hàng:
Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã đóng vai trò là người gom hàng,ban đầu chỉ với vận tải đường sắt, sau đó mở rộng ra cả đường biển, đườnghàng không và vận tải đa phương thức (đặc biệt là với sự ra đời và pháttriển của Container)
Khi đóng vai trò là người gom hàng, người giao nhận nhân danh mình thựchiện nhiệm vụ gom hàng và cấp vận tải đơn gom hàng của mình (House Bill
of Lading) hoặc biên lai nhận hàng (Forwarder /s Certificate of Receipt) chotừng chủ hàng lẻ Khi đó, người gom hàng có thể đóng vai trò là ngườichuyên chở hoặc chỉ là người đại lý Ngày nay, người giao nhận là mộtnguồn quan trọng cung cấp dịch vụ gom hàng và đây cũng là một lĩnh vực
mà người giao nhận hoạt động rất có hiệu quả
3.4 Người chuyên chở:
Trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và
chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến nơi khác Khi đó,người giao nhận không chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm củamình mà phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của người làm công,đại lý của mình hay bất kỳ một người nào khác mà anh ta sử dụng dịch
vụ để thực hiện hợp đồng Nếu người giao nhận ký hợp đồng mà khôngtrực tiếp
chuyên chở, thì người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở(Contracting Carrier) Còn nếu anh ta trực tiếp chuyên chở
người chuyên chở trực tiếp (Performing Carrier)
thì anh ta sẽ là
3.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO - Multimodal Transport Operator).
Trong vận tải đa phương thức, chỉ có một người phải chịu trách nhiệm
về hàng hóa trong toàn bộ hành trình - đó là người kinh doanh vận tải đaphương thức (MTO)
Trang 21Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của phương pháp vận tải này, người giaonhận đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đứng ra cung cấp dịch vụ vận tải đaphương thức Nghiệp vụ của MTO phụ thuộc vào mức độ gửi hàng củakhách hàng và khả năng thực tế của MTO MTO có thể đảm nhận toàn bộcông việc vận chuyển từ kho đến kho, kể cả việc đóng hàng vàoContainer, giám định hàng hóa, lo liệu thủ tục hải quan nhưng cũng có thểchỉ đảm nhận từ trạm gửi hàng lẻ Container (CFS Container Freight Station)đến CFS hoặc từ CFS đến kho của người giao nhận và ngược lại Tuynhiên, dù thực hiện nghiệp vụ của MTO ở mức độ nào thì khi đã đóng vai tròcủa người kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao nhận đều cónghĩa vụ thực hiện tốt nhất hợp đồng và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.Tóm lại, ngoài hai vai trò truyền thống là môi giới hải quan và đại lý ra,ngày nay, người giao nhận còn đảm nhận thêm nhiều vai trò mới, cung cấpthêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, theo phương châm
"an toàn nhÊt, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất", xứng đáng với tên gọi
"kiến
trúc sư của ngành vận tải"
II D ị ch vô giao n h ậ n h àng hóa đ ư ờ ng b i ể n b ằ ng C o n t ainer
1 L ị ch sử r a đ ờ i và phát t r i ể n c ủ a d ị ch v ụ giao n h ậ n h à ng hóa b ằ ng Container
Ở Châu Âu, từ thế kỷ thứ 10 trước Công Nguyên, giao nhận đã xuất hiện,
mở đầu bằng việc xây dựng các kho bãi tại các cảng và thành phố cảng đểđón nhận hàng hóa chuyên chở
Người giao nhận lúc bấy giờ đã rất am hiểu về các tuyến đường và cácphương tiện vận chuyển hàng hóa Anh ta biết rõ những yêu cầu đặt rađối với từng loại hàng hóa khác nhau và chúng cần được bảo quản như thếnào
Trang 22Vào năm 1492, với sự phát hiện ra Tân thế giới, trung tâm thương mại thếgiới đã chuyển từ vùng Địa Trung Hải sang khu vực Đại Tây Dương.
Vào thế kỷ XVI, các công ty giao nhận chủ yếu là các công ty nhỏ Họ tựphát hành vận đơn riêng Dần dần, họ liên kết với nhau, xây dựng cầuđường, cảng, các tuyến giao thông liên tuyến tạo đà cho hoạt động giao nhận phát triển
Thế kỷ XVIII là thời điểm đánh dấu việc các công ty giao nhận biết thugom những hàng hóa có cùng một địa chỉ đến để giao nhận Đồng thời, cáccông ty giao nhận cũng tiến hành thực hiện các dịch vụ bảo hiểm thaymặt cho chủ hàng Từ đây, giao nhận trở thành một ngành kinh doanh độc lậpnhư chúng ta biết hiện nay
Nhiều công ty giao nhận ở Châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu biết liên kết lại đểthành lập các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp Nhiều hiệp hội giao nhận đãxuất hiện ở Châu Âu và Hiệp hội giao nhận quốc gia đầu tiên đã ra đời ởLeipzig vào ngày 19/1/1880 Sau đó, vào năm 1926, Liên đoàn quốc tế các hiệphội giao nhận FIATA đã được thành lập tại Viên (Áo), từ các Hiệp hội giaonhận quốc gia của 16 nước trên thế giới
Trong quá trình tìm kiếm phương thức vận chuyển
tối
ưu cho hàng hóa,
người ta đã phát hiện ra Container Những cuộc thử nghiệm đầu tiên trongdịch vụ Container diễn ra ở Mỹ từ năm 1956, khi con tàu Ideal X của công tySealand (sau này là Pan Atlantic Steamship) thực hiện hành trình chuyên chở từNew York đến Houston bằng cách dùng chiếc xe thùng cải tạo Từ đó đếnnay, vận tải Container đã không ngừng lớn mạnh với tốc độ 10 -15%/ năm.Song song với vận tải Container, giao nhận hàng hóa đường biển bằngContainer đã ra đời và liên tục phát triển So với giao nhận hàng hóa truyềnthống, giao nhận hàng hóa bằng Container có nhiều đặc điểm khác biệt và
tỏ ra ưu việt hơn hẳn Ngày nay, giao nhận hàng hóa bằng Container ở cácnước Châu Á chiếm khoảng 60 -70%, ở Châu Âu chiếm 50 - 60% tổnglượng hàng
Trang 23hóa giao nhận Ngày càng có nhiều cảng Container và tàu Container có trọngtải lớn được hình thành trên thế giới Nhiều quốc gia như Singapore, HồngKông là những nước có nguồn thu nhập đáng kể từ việc khai thác dịch vụnày Trong tương lai không xa, đây chắc chắn sẽ là lĩnh vực chiếm vị tríhàng đầu trong ngành hàng hải toàn cầu.
2 Quy t r ình giao n h ậ n h à ng hóa đ ư ờ ng b i ể n b ằ ng C ontainer
Giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container có nhiều điểm khác biệt sovới giao nhận hàng hóa truyền thống, xuất phát từ sự khác biệt về phươngpháp gửi hàng Theo đó, có các quy trình giao nhận sau:
2.1 Đối với hàng xuất khẩu
2.1.1 Hàng gửi nguyên Container ( FCL - Full Container Load ): FCL là
xếp hàng nguyên Container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu tráchnhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khái Container Khi người gửi hàng cókhối lượng hàng đồng nhất đủ chứa một hoặc nhiều Container, người ta sẽthuê một hoặc nhiều Container để gửi hàng
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác (sau đây gọi là chủ hàng)điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển đểxin ký cùng với bản Danh mục hàng xuất khẩu (Cargo List)
- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vá Container để chủhàng mượn và giao Packing List và Seal
- Hải quan niêm phong kẹp chì vào Container
- Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List , nếu cần
Trang 24- Chủ hàng vận chuyển và giao Container cho tàu tại CY (Container Yard)quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định (Closing Time)của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấyMate/s Receipt.
- Khi Container đã xếp lên tàu thì mang Mate/s Receipt để đổi lấy vận đơn
Lưu ý:
Việc đóng hàng vào Container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hànghoặc tại bãi Container của người chuyên chở Khi đó, chủ hàng phải vậnchuyển hàng hóa của mình ra bãi Container và đóng hàng vào Container
2.1.2 Hàng gửi lẻ (LCL - Less Container Load): LCL là những lô hàng đóng
chung trong mét Container mà người gom hàng ( người chuyên chở hoặcngười giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào - ra Container
- Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung
cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu Sau khi BookingNote được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng
- Chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nộiđịa đến giao cho người giao hàng tại trạm đóng Container (CFS -Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này
- Làm thủ tục hải quan
- Kiểm tra, kiểm hóa, giám định và giám sát việc đóng hàng vào Containercủa người chuyên chở hoặc người gom hàng
- Hải quan niêm phong, kẹp chì Container
- Chủ hàng chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liênquan đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục xuất khẩu
- Chủ hàng nhận vận đơn gom hàng (House Bill of Lading) từ người gomhàng và trả cước hàng lẻ
- Người chuyên chở xếp Container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
Trang 25+ Nếu là người tổ chức chuyên chở:
Người gom hàng chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển hàng từkhi nhận hàng ở cảng đi cho đến khi giao xong ở cảng đích Vận đơn ký phát
là vận đơn gom hàng, vận đơn thực hay vận đơn chủ (Master Ocean Bill ofLading) do người chuyên chở thực sự cấp Đây mới là người vận chuyểnhàng
tới đích, dỡ Container ra khỏi tàu và đưa tới bãi Container Song, anh ta khônggiao cho chủ hàng lẻ mà giao nguyên Container cho đại lý hoặc người đạidiện của người gom hàng ở cảng đích Trên cơ sở HB/L, người gom hàng sẽtiến hành giao hàng cho chủ hàng lẻ
Như vậy, người gom hàng không trực tiếp chuyên chở hàng hóa mà thôngqua một bên thứ ba Lúc này nảy sinh mét quan hệ mới : quan hệ giữangười thuê tàu (người gom hàng) và người chuyên chở
2.2 Đối với hàng nhập khẩu
2.2.1 Hàng nhận nguyên Container
Quy trình nhận hàng như sau:
- Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of Arrival), chủ hàng mang biênlai gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
- Chủ hàng thu xếp giấy tờ nhập khẩu
Trang 26- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục, xuất trình vận đơn hợp lệvới người chuyên chở để nhận Container.
- Container được đưa về kho bãi của chủ hàng, được kiểm hóa (có thể tiến hành ngay tại CY của người chuyên chở)
- Chủ hàng dỡ hàng ra khái Container và hoàn trả Container rỗng đúng hạn(nếu chậm trả, sẽ bị phạt)
Trong quá trình nhận hàng, nếu hàng hóa có hư hỏng, đổ vỡ, ngườigom hàng phải lập đầy đủ giấy tờ, biên bản pháp lý có sự chứng kiến củacác bên liên quan để quy trách nhiệm sau này Sau khi hàng đã dỡ xong, váContainer rỗng sẽ được hoàn trả cho những người có trách nhiệm
Ngoài hai phương pháp giao nhận hàng hóa nói trên, trong thực tiễn giaonhận, còn nảy sinh một phương pháp nữa : Kết hợp giữa phương pháp FCL
Nhìn chung, giữa các phương pháp giao nhận, đều có sự khác biệt ở một sốđiểm cơ bản sau:
+ Địa điểm giao hàng
+ Địa điểm nhận hàng
Trang 27+ Trách nhiệm đóng hàng.
+ Trách nhiệm dỡ hàng
+ Trách nhiệm giải quyết Container rỗng
FCL / Tiêu chí LCL / LCL FCL /LCL LCL / FCL
Như vậy, tuỳ trường hợp cụ thể, chúng ta có những phương pháp giao hàngkhác nhau Người giao nhận cần hướng dẫn khách hàng của mình lựa chọnmột phương pháp thích hợp, tiết kiệm, đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu.Khi đó, chẳng những người giao nhận nâng cao được uy tín, lợi thế củamình mà còn góp phần đem lại lợi Ých cho chủ hàng, người chuyên chở vàcho toàn xã hội
3 Sự khác nhau g i ữ a giao n h ậ n h àng hóa đ ư ờ ng b i ể n b ằ ng C ontainer với giao nh ận hàng hóa truy ền th ống
Như trên đã phân tích, trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm phương thứcvận tải tối ưu cho hàng hóa, người ta thấy rằng vận chuyển hàng hóa bằngContainer là phù hợp nhất cho vận tải hiện đại Thực tế cũng đã chứngminh, trọng tải tàu Container, các đơn đặt hàng đóng tàu Container, số lượnghàng hóa chuyên chở bằng Container, qua các năm đều tăng Cùng với sự pháttriển của vận tải Container, dịch vụ giao nhận hàng hóa đóng trong Containercũng không ngừng lớn mạnh Giao nhận hàng hóa theo cách thức truyền thốngngày càng bị “lấn sân” Qua so sánh giữa hai phương pháp giao nhận, có thểthấy
1 Địa điểm giao hàng.
FCL
2 Địa điểm nhận hàng CY CFS CFS CY
3 Trách nhiệm đóng Chủ hàng Người vận Chủ hàng Người vận
4 Trách nhiệm dỡ hàng Chủ hàng Người vận tải Chủ hàng
5 Trách nhiệm giải quyết tải Người vận Chủ hàng
Container rỗng Người vận tải
tải
Trang 28nổi lên một số điểm khác nhau, nhiều trong số đó lại là những ưu điểm của phương pháp giao nhận hàng hóa bằng Container.
3 1 Đối tượng giao nhận
Khác với giao nhận hàng hóa truyền thống, trong giao nhận hàng hóa đườngbiển bằng Container, đối tượng giao nhận lại là Container (đã có hàng) Đâycũng chính là cơ sở để tính cước vận tải Trong chuyên chở hàng hóa bằngContainer, đơn vị tính cước là Container (20 feet hoặc 40 feet), mà không phụthuộc vào khối lượng hàng hóa xếp trong Container Tuy nhiên, do đối tượnggiao nhận là Container mà không phải là hàng hóa, nên trước khi đóng hàngvào Container, người giao nhận không kiểm tra tình trạng hàng hóa một cáchcẩn thận, để có những ghi chú cần thiết thì người giao nhận có thể sẽphải gánh chịu những trách nhiệm hết sức nặng nề đối với những tổnthất của
hàng hóa, nhất là khi hàng hóa phải trải qua những chuyến hành trình dài ngàytrên biển, đối mặt với những diễn biến phức tạp của
tự
nhiên, mà người
chuyên chở không được phép mở Container để kiểm tra hàng hóa bên
trong Do vậy, người giao nhận cần hết sức lưu ý những vấn đề này
3 2 Địa điểm giao nhận
Khi hàng hóa xuất nhập khẩu được đóng vào Container thì địa điểm giaohàng không còn là lan can tàu nữa Thay vào đó, địa điểm giao hàng là bãiContainer hoặc trạm đóng hàng Tại đây, khi hàng hóa được nhận để chở vàcấp chứng từ thì người bán hết trách nhiệm và hàng được coi là đã giao chongười mua
3 3 Điều kiện cơ sở giao hàng
Cùng với sự ra đời và phát triển của Container, các điều kiện cơ sởgiao hàng bằng đường biển thông dụng, phổ biến như FOB, CIF hoặc CFRcũng lần lượt có sự thay đổi
Điều kiện FOB (cảng đi) và CIF (cảng đến), có thể nói là quá quen thuộcvới các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam Theo đó, điểm di chuyển rủi ro vàchi
Trang 29phí từ tay người bán sang tay người mua là khi hàng hóa qua lan can tàu Tuynhiên, khi giao hàng trong Container như đã phân tích ở trên, lan can tàu trở nênmất ý nghĩa Địa điểm giao hàng được xác định là CY hoặc CFS.
Hơn nữa, tại hầu hết các nước, quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu thụ phải trải qua Ýt nhất 2 dạng phương tiện vận chuyển.Trong đó, vận chuyển nội địa cũng không kém phần quan trọng Do đó, cácđiều kiện cơ sở giao hàng truyền thống FOB, CIF, CFR là không phù hợp, đòihỏi phải được thay thế bởi các điều kiện cơ sở giao hàng khác, thực tiễnhơn, cụ thể là FCA, CIP, CPT
3 4 Chứng từ dùng trong giao nhận hàng hóa bằng Container
Trong giao nhận hàng hóa truyền thống, sau khi hàng hóa được nhận
để xếp (hoặc hàng hóa đã xếp lên tàu), người chuyên chở sẽ ký phát vậnđơn “nhận để xếp” (hoặc vận đơn “đã xếp hàng” ) Đồng thời, trên vận đơnchủ yếu là những thông tin liên quan đến hàng hóa chuyên chở VÒ mặt hìnhthức, vận đơn của các hãng tàu là tương đối giống nhau Trong khi đó, đốivới giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container, vẫn chưa có sự đồngnhất quốc tế về thủ tục chứng từ cũng như về khuôn khổ nội dung của cácloại vận đơn đã phát hành
Xét về mặt hình thức, vận đơn do ngưòi giao nhận cấp thường là:
+ Vận đơn vận tải đa phương thức của FIATA (FBL) : Vận đơn này doFIATA phát hành, đã được phòng thương mại quốc tế và các ngân hàng chấpnhận Vận đơn này do người giao nhận cấp khi chuyên chở hàng hóa bằngvận tải đa phương thức hoặc vận tải đường biển Vận đơn này cũngđược
Ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng L/C, vì khi cấp vận đơn này,người
giao nhận phải đóng vai trò là người chuyên chở
tải đa phương thức (MTO)
hoặc người kinh doanh vận
+ Chứng nhận vận chuyển hàng hóa (Forwarder/s Certificate of
Transport) Người giao nhận thông qua đại lý do anh ta chỉ định, có trách nhiệm giao hàng
Trang 30tại nơi đến cho người cầm chứng từ phù hợp với những điều kiện nêu trongchứng từ FCT.
+ Vận đơn gom hàng (House Bill of Lading) : là B/L mà người gom hàngcấp cho các chủ hàng lẻ khi họ tiến hành dịch vụ gom hàng hóa và các chủhàng lẻ sử dụng nó để nhận hàng từ đại lý của người gom hàng nơi hàng đến.Xét về mặt nội dung, một vận đơn Container được coi là hoàn hảo nếutrên đó không có những ghi chú xấu về Container và tình trạng Container, chứkhông phải về hàng hóa Thêm vào đó, do vận đơn Container được ký pháttrước khi Container được xếp lên tàu, do đó, vận đơn cấp cho chủ hàngthường là vận đơn “nhận hàng để xếp” (Received for Shipment Bill of Lading)
Khi nhận vận đơn, chủ hàng cần tìm hiểu kỹ về vận đơn, nội dung ghitrên vận đơn, tránh những nhầm lẫn , sai sót dẫn đến hậu quả đáng tiếc
3 5 Vấn đề bảo hiểm
Mặc dù vẫn cần các biện pháp cÈn trọng để tránh rủi ro trong quá trìnhvận chuyển bằng Container (Ví dụ: hư hỏng do nóng, dập nát, sóng đánh vàoContainer trên boong khi thời tiết xấu ), nhưng xét một cách tổngquát, Container có tác dụng giảm thiểu hoặc tránh bớt nhiều thiệt hại cũngnhư những rủi ro như mất cắp, không giao hàng, Èm, bẩn Từ đó, giảm bớttrách nhiệm cho người giao nhận
Trong giao nhận hàng hóa truyền thống, khối lượng hàng hóa được quyđịnh rõ trên biên lai và đây cũng chính là cơ sở để tính toán giới hạn tráchnhiệm bồi thường Đối với việc giao nhận hàng bằng Container, nếu số kiệnhàng trong Container không được kê khai cụ thể trên biên lai, thì chínhContainer sẽ được xem là một đơn vị để xác định giới hạn về trách nhiệm.Giao nhận và vận chuyển hàng hóa đóng trong Container có thể làm phátsinh tổn thất không chỉ đối với hàng hóa mà còn đối với cả bản thân
Trang 31Container Do đó, xuất hiện một hình thức bảo hiểm mới : bảo hiểmContainer.
Bảo hiểm Container là từ tổng quát bao gồm ba loại sau đây:
+ Bảo hiểm cho chÝnh Container
+ Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba
+ Bảo hiểm bồi thường hàng hóa cho người khai thác Container
Khác với bảo hiểm hàng hóa đường biển thông thường, thời hạn vàphạm vi bảo hiểm thay đổi theo phạm vi vận tải và điều kiện của hợpđồng mua bán, bảo hiểm Container là bảo hiểm định kỳ với thời hạn là 1năm và phạm vi bảo hiểm bao gồm mọi di chuyển của Container nếu còntrong thời hạn bảo hiểm
Nhìn chung, tổn thất và rủi ro xảy đến với hàng hóa trong Containergiảm đi đáng kể so với hàng hóa giao nhận vận chuyển thông thường, nhờ
đó, phí bảo hiểm cũng thấp hơn rất nhiều Đây chính là yếu tố làm giảm giá
cả, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, góp phần đemlại sự thành công cho doanh nghiệp
3.6 Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng Container
sẽ
giảm thời gian lưu thông hàng hóa
làm
Sau khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, quan tâm chính của khách hàng
là hàng hóa có đến được đúng lịch và trong tình trạng tốt hay không Để đápứng yêu cầu này, người gửi hàng nhận thấy giao hàng trong Container là thíchhợp, thời gian giao hàng và thời gian chuyển tải ngắn, thủ tục giao hàngnhanh gọn, độ tin cậy và chính xác cũng được đảm bảo, rút ngắn thời gian lưuthông hàng hóa
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những hàng hóa đòi hỏi có tính thời
vụ, bởi lẽ hàng hóa càng ở lâu trên đường thì càng dễ hư hỏng, lỡ thời cơchiếm lĩnh thị trường và dễ bị biến động về giá cả
Trang 32Hơn nữa, hàng hóa lưu thông chậm sẽ kéo dài thời gian luân chuyểnvốn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, hợp đồng mua bán ngoại thương có được kết thúc tốt đẹp, nhanhchóng hay không, không thể không nhắc đến hiệu quả của giao nhận hànghóa bằng Container
Ngoài những khác nhau trên đây, giao nhận hàng hóa bằng đườngbiển bằng Container đòi hỏi người giao nhận phải có trách nhiệm hướngdẫn cụ thể cho chủ hàng trước khi tiếp nhận hàng hóa, căn cứ vào đặc điểmhàng hóa chuyên chở, loại Container sử dụng, tuyến đường chuyên chở,phong tục tập quán của nơi tiếp nhận hàng Bởi lẽ, vận chuyển hàng hóabằng Container từ lâu vẫn được xem là phương thức vận chuyển kén hànghơn cả Đặc biệt, khi nói tới giao nhận hàng hóa bằng Container, không thểkhông nói đến dịch vụ gom hàng Gom hàng (Consolidation or Groupage) làviệc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một nơi đi thànhnhững lô hàng nguyên để
gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến Gom hàng đem lại lợiÝch cho tất cả các bên có tham gia Gom hàng không chỉ làm tăng thu chongười giao nhận mà còn giảm chi cho người gửi hàng, do đó làm giảm giáthành xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một điềukhông thể dễ dàng đạt được
* Tóm lại, tuy mới ra đời và phát triển trong thời gian gần đây, song, giaonhận hàng hóa đường biển bằng Container đã chứng tỏ nhiều ưu việt, hơnhẳn phương pháp giao nhận truyền thống Trong tương lai, đây chắc chắn
sẽ là một thị trường vô cùng sôi động, hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị
Trang 34Chương II
THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN
BẰNG CONTAINER Ở VIỆT NAM
I T h ự c t r ạ ng giao n h ậ n h à ng hóa đ ư ờ ng b i ể n b ằ ng Co n t ainer ở V i ệ t Nam
1 C ơ s ở p háp lý cho h o ạ t đ ộ ng giao n h ậ n t ạ i V i ệ t Nam
Cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ và giải quyết các vấn đÒ
có liên quan đến giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam
là các quy phạm pháp luật quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật củanhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C
1.1 Luật quốc tế
1.1.1 Liên quan đến buôn bán quốc tế
Giao nhận và ngoại thương có mối quan hệ khắn khít chặt chẽ với nhau,thúc đẩy nhau cùng phát triển Hàng hóa xuất nhập khẩu càng nhiều,hoạt động giao nhận càng sôi động Ngược lại, giao nhận càng phát triển,tốc độ giao nhận nhanh, sẽ càng làm tăng khối lượng hàng hóa giao nhận
Do vậy, nhắc đến cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận, không thể khôngnhắc đến Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(Còn gọi là Công ước Viên về mua bán quốc tế hàng hóa - The ViennaConvention on International Sale of Goods ) và các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms (International Commercial Terms)
Công ước Viên (ký kết ngày 11/4/1980) là điều ước quốc tế đa phương vềmua bán quốc tế được nhiều nước quan tâm nhất, vì nó trực tiếp điềuchỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế Trongkhi đó, việc tiến hành giao nhận lại không thể không căn cứ vào các điềukiện của hợp đồng Hơn nữa, giao nhận hàng hóa bằng Container có nhiềukhác biệt về
Trang 35địa điểm giao hàng, di chuyển rủi ro và quyền sở hữu hàng hóa Cho nên, hiểu
và dựa vào Incoterms sẽ
doanh của mình
giúp các bên chủ động hơn trong hoạt động kinh
Như vậy, Công ước Viên và Incoterms là hai cơ sở pháp lý quan trọng liênquan đến buôn bán quốc tế mà người giao nhận cần nghiên cứu để vươntới thành công
1.1.2 Liên quan đến vận tải
Giao nhận và vận tải là hai hoạt động gắn liền với nhau và chúng là haikhâu quan trọng trong quá trình lưu thông, phân phối, nối sản xuất với tiêu thụ(là hai mắc xích của chu trình tái sản xuất xã hội) Vì vậy, các quy phạmpháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ trong vận tải Ýt nhiều đều
có liên quan đến giao nhận Cụ thể bao gồm:
* Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đaphương thức quốc tế, 1980 (UN Convention on the International MultimodalTransport of Goods, 1980)
* Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức(UNCTAD/ ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số
481, đã có hiệu lực từ 1/1/1992
phát hành
Các văn bản trên đây quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đaphương thức; đặc biệt là trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đaphương thức cũng như việc giao nhận hàng hóa trong phương thức vận tảimới mẻ này
Các Công ước Quốc tế về vận đơn đường biển, cho đến nay gồm:
* Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đườngbiển, ký kết tại Brussels, ngày 25/4/1924 (The International Convention forReunification of Certain Rules relating to Bill of Lading), gọi tắt là Công ướcBrussels, 1924, hay còn gọi là Quy tắc Hague, có hiệu lực 1931
Trang 36* Nghị định thư Visby 1968, có hiệu lực từ ngày 23/6/1977, sửa đổi Côngước Brussels thành Quy tắc Hague-Visby.
* Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đườngbiển, ký kết tại Hamburg, năm 1978 (The UN Convention on the Carriage ofGoods by Sea, 1978), còn gọi là Quy tắc Hamburg, có hiệu lực từ 1/1/1992
Cả ba Quy tắc trên đều quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến vậnđơn và vận tải biển Đặc biệt, hai quy tắc sau còn điều chỉnh cả việcchuyên chở hàng hóa đóng trong Container Riêng quy tắc Hamburg cho phép
sử dụng một chứng từ không phải là vận đơn đường biển làm bằng chứngcủa việc ký kết
hợp đồng vận tải và của việc nhận hàng để chở Người giao nhận có thể lấycác quy tắc này làm cơ sở pháp lý cũng như
của mình
1 1 3 Liên quan đến thanh toán
tài liệu tham khảo cho hoạt động
Ngày nay, phần lớn việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức tíndụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) Do đó, để đảm bảo quyền đượcthanh toán của mình, chủ hàng, người giao nhận và người chuyên chở cần cókiến thức nhất định về lĩnh vực này Trước hết là những am hiểu vềUCP 500,
1993, ICC (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits), hiện đangđược 160 quốc gia sử dụng, với những điều khoản liên quan đến tín dụngchứng từ Bên cạnh đó, các bên còn có thể tham khảo Luật thống nhất vềHối phiếu (ULB 1930) hay Đạo luật Hối phiếu của Anh 1882 (BEA 1882).Ngoài ra, những quy phạm pháp luật quốc tế
về
Bảo hiểm, Hải quan
cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận mà các bên tham gia nói chung,người giao nhận nói riêng, cần tìm hiểu và áp dụng cho phù hợp, nhằmđem lại lợi Ých cho mình và cho cả nền kinh tế quốc dân
1.2 Luật quốc gia
Trang 37Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều luật có liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu như: Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (1990),
Trang 38Luật Dân sự, Luật Hải quan (2001), đặc biệt Luật Thương mại Việt Nam
1997, chương II mục 10 quy định khá chi tiết về dịch vụ giao nhận, cùng cácvăn bản quy phạm khác
1.3 Hợp đồng
Mét trong những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, trực tiếp điều chỉnhquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, được các bên thỏa thuận và hoàntoàn nhất trí, chính là các loại hợp đồng Cụ thể hơn, có thể dẫn chiếuđến hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồngvận tải, hợp đồng bảo hiểm Trong đó, Hợp đồng mua bán là hợp đồng cótrước, mọi hợp đồng phát sinh đều phải căn cứ vào các điều khoản đã quyđịnh trong hợp đồng mua bán: Loại hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, ký
mã hiệu, cảng đi, cảng đến, thời hạn giao hàng Chính vì mối quan hệ khănkhít giữa các hợp đồng đó, đòi hỏi các bên tham gia phải phối hợp nhịpnhàng, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra trôi chảy, tốt đẹp.Vậy có thể khẳng định rằng, luật quốc tế, luật quốc gia và các loạihợp đồng chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giao nhận nóichung và giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container nói riêng Nắmvững và áp dụng khéo léo, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của cácquy phạm đó là cả một nghệ thuật của người giao nhận
2 Th ự c tr ạ ng giao n h ậ n h àng hóa đ ư ờ ng b i ể n b ằ ng C onta i ner t ạ i V i ệ t N
a m t r ong t h ờ i gian qua
Ngành giao nhận của Việt Nam đã hình thành từ lâu Miền Nam Việt Namtrước ngày giải phóng đã có những công ty giao nhận, phần lớn làm công việckhai thác vận tải đường bộ, nhưng manh mún, một số là đại lý của các hãnggiao nhận nước ngoài
Sau khi thống nhất đất nước, để tập trung đầu mối quản lý chuyênmôn hóa khâu vận tải giao nhận, Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại)
đã tổ chức giao nhận về một mối từ Bắc tới Nam, đó là Tổng Công ty Giaonhận
Trang 39Kho vận Ngoại thương (Vietrans) và đây hiện đang là một trong những
Công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế ở Việt Nam.Hiệp hội giao nhận Việt Nam - VIFFAS (Vietnam Freight ForwardersAssociation), với tư cách là đại diện cho quyền lợi của cộng đồng các doanhnghiệp Việt Nam về lĩnh vực giao nhận, thành lập năm 1994 đã được kếtnạp là thành viên chính thức của FIATA (thay thế Vietrans) tại đại hội thếgiới FIATA tổ chức tháng 9/1994 tại Hamburg, Đức
Việt Nam có 13 công ty giao nhận được công nhận là thành viên liên kếtcủa FIATA Đó là những công ty có uy tín và kinh nghiệm trong ngành giaonhận hiện nay
1 Mekông Cargo Freight Co., Ltd
2 Northern Freight Company
3 Saigon Ship Channdler Corp (Saigon Shipchanco)
4 Shipping Agency, Marine Service
5 Sea-Air Freight International - SAFI
6 Sotrans
7 Tien Phong Trade and Transporting Service Co.,Ltd
8 Transforwarding Warehousing Co.,
9 Transport and Chartering Corporation - VINAFCO
11 Vietnam Tally and Marine Service Company - VITAMAS
12 Vietnam National Foreign Trade Forwarding and warehousing Corporation(Vietrans)
13 Vosa Group of Companies
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Việt Nam là thị trường mới mẻ vàsôi động nhất của quá trình Container hóa vận chuyển hàng hóa bằng đườngbiển trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
Năm 1985, tổng số Container qua cảng biển nước ta mới đạt khoảng 12.800TEU, đến năm 1999 đã đạt con số hơn 1 triệu TEU Tính từ năm 1991 đến
Trang 40nay, khối lượng Container vận chuyển qua các cảng biển đã tăng gấp 10 lần
- một tỷ lệ tăng rất cao so với mức tăng trung bình của vận tải Container thế
(Nguồn : Tạp chí Hàng hải Việt Nam tháng 9/2002)
Cùng với sự gia tăng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng Container, sản lượng hàng hóa giao nhận bằng Container cũng tăng lên Tuy nhiên, tỷ lệ tăng
chưa đều qua các năm
Bảng 2 Sản lượng hàng hóa đường biển giao nhận bằng Container :
Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
1995
1996
12,616,3