1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN KINH NGHIỆM DUY TRÌ sĩ số TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

16 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 397,69 KB

Nội dung

Vậy làm thế nào để công tác duy trì sĩ số lớp mình chủ nhiệm đạt kết quả tốt trong năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói riêng và góp phần

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN

Mã số: ………

KINH NGHIỆM DUY TRÌ SĨ SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Người thực hiện: Ngô Thị Hường Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục: QLHS 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến kinh nghiệm:

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012 – 2013

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Ngô Thị Hường

2 Ngày tháng năm sinh: 03/ 09/ 1976

3 Giới tính: nữ

4 Địa chỉ: Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: Cơ quan: 3856483 DĐ: 01697663416

6 E-mail: ngohuongtp@yahoo.com.vn

7 Chức vụ: Giáo viên

8 Đơn vị công tác: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng: 2008

- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy Ngữ Văn

- Số năm có kinh nghiệm: 14 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Nâng cao khả năng tiếp thu từ láy (năm 2009)

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các văn bản nhật dụng trong môn Ngữ Văn 8 (năm 2010)

+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt (2011)

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM DUY TRÌ SĨ SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác được” Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm và chú trọng đến công tác giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số Để lấp dần khoảng cách trên thì khâu duy trì sĩ

số là rất quan trọng

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng Duy trì tốt sĩ số học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng Những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội: Các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào các tổ chức phản động Bên cạnh đó duy trì tốt sĩ số học sinh còn gắn liền với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường Đối với trường chuyên biệt dành cho các con em dân tộc thiểu số muốn có được kết quả như vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố như : Năng lực của giáo viên trong thực hiện công tác phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội Sự phối hợp nhịp nhàng và đồng thuận tốt là tiền đề giúp cho việc duy trì và phát triển sĩ số học sinh đạt kết quả tốt

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán mà tôi đang công tác là một trường chuyên biệt nuôi dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số của hai huyện Tân Phú và Định Quán Trường nằm tại trung tâm thị trấn huyện Tân Phú, địa bàn của hai huyện phân tán rộng và xa, giao thông đi lại cũng gặp nhiều khó khăn Đa

số học sinh đều thuộc diện “xóa đói giảm nghèo” Đời sống của con em đồng bào còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần, văn hóa văn nghệ, các loại hình giải trí lành mạnh trong khi đó tệ nạn ngoài xã hội có nguy cơ len lỏi vào học đường, học sinh không hứng thú trong học tập làm gia tăng tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng là điều không tránh khỏi

Là người giáo viên chủ nhiệm lớp ai cũng như tôi đều trăn trở, bức xúc trước thực trạng học sinh vắng học, bỏ học, không ham học; để lưu và giữ con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học đều là việc vô cùng khó khăn Vậy làm thế nào để công tác duy trì sĩ số lớp mình chủ nhiệm đạt kết quả tốt trong năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói riêng và góp phần thực

Trang 4

hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung Với những lý do đó tôi xin phép đưa ra: “Kinh nghiệm duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm lớp”

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lí luận

- Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò thay mặt Hiệu Trưởng quản lý và giúp lớp

tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, quản lý hành chính Nhà nước, là người thầy giáo, người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa lớp với Ban Giám Hiệu đồng thời là cán bộ các đoàn thể hay tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công…), người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục học sinh

Người giáo viên chủ nhiệm có chức năng: Bồi dưỡng cán bộ lớp để các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, là chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp, tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho nhà trường về công tác giáo dục học sinh Luôn nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ

và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp

đỡ, cảm hoá học sinh trở thành người tốt cho xã hội

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong từng tháng, học kỳ và năm học Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với Ban Giám Hiệu và liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục

Giáo viên chủ nhiệm là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề của lớp mình phụ trách: Liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám Hiệu nhà trường phối hợp giáo dục học sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh Được quyền cho học sinh nghỉ học không quá 3 ngày và được gọi học sinh cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục hoặc mời phụ huynh để phối hợp giáo dục

Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy cô giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học tạo được sự thu hút và thuyết phục Muốn học sinh ngoan có tinh thần học tập tốt thì trước hết người thầy giáo, cô giáo phải đưa lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể lớp gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt

Thông qua các cuộc họp Chi Bộ, Hội đồng sư phạm, đặc biệt qua các cuộc họp với đại diện phụ huynh học sinh, Ban Giám Hiệu luôn nhấn mạnh: “Làm thế nào để công tác duy trì sĩ số tốt, giúp học sinh ham thích học tập và đạt kết quả tốt theo kế

Trang 5

hoạch chỉ tiêu của nhà trường hàng năm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà Đảng và Nhà Nước giao phó Đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn có ý thức và trách nhiệm trong công tác duy trì sĩ số” Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì sĩ số và đảm bảo học sinh đi học chuyên cần?” Đây chính là vấn đề giúp tôi nghiên cứu đề tài trên

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a Nội dung thực hiện các giải pháp của đề tài

Ngay từ đầu năm học, tôi nhận trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm lớp Bản thân tự nhận thấy nhiệm vụ của mình là hết sức quan trọng, giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục trong đó có công tác duy trì sĩ số Thông qua kế hoạch và chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp như sau:

- Tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp

- Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp

- Phối kết hợp giáo dục học sinh

- Quan tâm và giám sát

- Tổ chức thăm gia đình

- Tổ chức các phong trào

- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp

b Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

b1 Tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp mình chủ nhiệm

Sau khi nhận danh sách lớp tôi dựa vào hồ sơ lưu trữ của nhà trưởng và thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp năm trước để tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, học sinh: + Lớp: sĩ số, giới tính, học lực, hạnh kiểm, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú

+ Học sinh: Bao nhiêu em hổng kiến thức? Bao nhiêu có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt? Bao nhiêu gia đình không quan tâm đến?

Năm học 2009 -2010 tôi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp 7A, công việc trước tiên tôi tìm hiểu như sau:

Trang 6

Số

dân

tộc

Châu

Ro

Châu

Mạ S Tiêng K” Ho Nùng Mường Tày Thái

Tôn

giáo

Các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong lớp có tất cả 8 dân tộc khác nhau, tiếng nói của mỗi dân tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau và phong tục tập quán cũng khác nhau đều nằm rải rác 14 xã ở trong 2 huyện Tân Phú và Định Quán

Có xã nhiều nhất là 7 em, còn ít nhất là 1 em Thu nhập chủ yếu trong gia đình các em: Một số ít từ nghề làm ruộng, rẫy còn chủ yếu đi làm thuê, làm mướn Trong lớp

có học sinh cá biệt: 2 em bố mất (1 mất do bệnh tật, 1 mất do vào rừng khai thác gỗ trái phép bị đồng bọn đánh chết), 1 em mất mẹ ở với mẹ kế, 2 em bố nghiện rượu và 2

em bị bệnh bẩm sinh, 1 em nhà con một được gia đình nuông chiều Từ việc làm trên giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, từ đó xây dựng và tìm những biện pháp

để giáo dục phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

b2 Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp

Muốn lớp được đi vào ổn định và có nề nếp sớm thì ngay từ đầu năm tôi đã lập

kế hoạch chủ nhiệm thật chi tiết và cụ thể như sau:

- Dự kiến xây dựng cán bộ lớp và nhiệm vụ tương ứng

+ Dự kiến thành lập đội ngũ cán bộ lớp theo mô hình sau:

Lớp trưởng

Tổ trưởng tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 Tổ trưởng tổ 3 Tổ trưởng tổ 4

Phòng trưởng P 1 Phòng trưởng P2 Phòng trưởng P3 Phòng trưởng P4 + Dự kiến cán sự bộ môn: Xã hội, Tự nhiên và Ngoại ngữ

Trang 7

Đội ngũ cán bộ lớp đều có hạnh kiểm tốt, học lực khá, giỏi, tương đối nhanh nhẹn, nhiệt tình trong các hoạt động học và các phong trào, có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Sau đó tôi phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng

* Lớp trưởng: Thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung mọi mặt hoạt động hằng ngày của lớp, vào cuối tuần tổng hợp tất cả những báo cáo của lớp phó và kết quả thi đua trong tuần của các tổ, điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần

* Lớp phó học tập: Theo dõi và chịu trách nhiệm về mặt học tập của lớp cùng với lớp trưởng và các tổ trưởng hướng dẫn giúp đỡ những bạn học yếu học bài cũ, chuẩn

bị bài mới Cuối tuần thống kê, báo cáo những bạn học tốt, chuẩn bị bài, không chuẩn

bị bài, điểm tốt, điểm xấu và đánh giá chung hoạt động học tập cho lớp trưởng vào tiết sinh hoạt cuối tuần

* Lớp phó lao động: Theo dõi, đôn đốc các bạn lao động, vệ sinh lớp học và khu vực đã được phân công, cuối tuần thống kê, báo cáo những bạn lao động tốt, những bạn không làm vệ sinh hoặc làm chưa sạch, những bạn xả rác bừa bãi, những bạn trèo cây, bẻ cây hủy hoại môi trường và đánh giá nhận xét chung cho lớp trưởng vào tiết sinh hoạt cuối tuần

* Lớp phó Văn - Thể: Theo dõi chịu trách nhiệm về các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của lớp: hát đầu giờ, thể dục giữa giờ, nói tục, chửi thề Cuối tuần tổng hợp nhận xét đánh giá cho lớp trưởng vào tiết sinh hoạt cuối tuần

* Lớp phó đời sống: Theo dõi và chịu trách nhiệm về mặt sức khỏe của lớp, chấm điểm các bạn đi học chuyên cần, báo cơm hằng ngày và chăm sóc bạn bị bệnh khi cần thiết Cuối tuần tổng hợp nhận xét đánh giá cho lớp trưởng vào tiết sinh hoạt cuối tuần

* Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó Theo dõi chấm điểm của các bạn qua phiếu điểm cùng tổ xếp loại vào cuối tuần rồi báo cáo cho lớp trưởng

* Phòng trưởng: Theo dõi và điều hành các hoạt động: Ăn, ngủ, công tác vệ sinh buổi sáng, sắp xếp đồ đạc cá nhân của phòng mình theo sự phân công của quản lý nội trú Chấm điểm các bạn trong phòng qua phiếu điểm, xếp loại vào cuối tuần rồi báo cáo cho lớp trưởng

Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trong các môn học Thêm vào đó tôi còn chọn một em theo dõi hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp Do đó, chính ban cán sự lớp nắm bắt rất rõ về tình hình những mặt của lớp mình

Trang 8

Để theo dõi và nắm tình hình của lớp cứ mỗi cuối tuần tôi tâm sự với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng… thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp nắm bắt thông tin cũng như những thay đổi của lớp về tình hình duy trì sĩ số, xử lý kịp thời vấn đề bỏ học Đồng thời tôi cũng thường xuyên “trao đổi” với các em về những biểu hiện “tiêu cực” và những bạn có “nguy cơ” bỏ học, nghỉ học để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em Khi nắm bắt được các thông tin

về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn đây cũng là một giải pháp không kém

phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm

- Dự kiến sắp xếp vị trí chỗ ngồi: Tôi chia đều số học sinh khá, giỏi, TB, yếu thành 4 tổ phân công giúp đỡ nhau cùng học tập: 2 em giỏi mỗi em ngồi 1 dãy lớp học và kèm 2 học sinh học yếu nhất lớp, còn 8 em tôi chia đều và giao nhiệm vụ cho 8

em học sinh khá giúp đỡ bạn

- Dự kiến phân chia khu vực lao động vệ sinh: Tôi chia đều cho mỗi em một công việc cụ thể và trông, giao chọn trong năm học, khu vực em nào làm tốt cuối tháng được khen thưởng như cây bút, cuốn tập, em nào làm không tốt bị trừ điểm và phải làm thêm một khu vực khác cho các các em nhỏ vào tuần sau

- Dự kiến một số tiêu chí thi đua: khen thưởng

+ Xây dựng nội quy lớp học:

+ Xây dựng nội quy phòng ở:

+ Xây dựng cách tính điểm rèn luyện

+ Đăng kí giao ước thi đua giữa các tổ

b3 Phối kết hợp

Phối kết hợp là hết sức quan trọng nhằm theo dõi sĩ số, nề nếp học sinh qua đó có

kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em có nguy cơ bỏ học giúp các em học tập tốt hơn

- Kết hợp với phụ huynh

Trong phiên họp với cha mẹ học sinh đầu năm học, trước tiên tôi cho phụ huynh xem hình ảnh và thành tích của một số học sinh các khóa trước, hình ảnh học sinh uống rượu, đánh nhau dẫn đến bỏ học, hư hỏng gây hậu quả nghiệm trọng cho gia đình và xã hội Sau đó tôi nêu thuận lợi và khó khăn của lớp cho phụ huynh hiểu rồi tôi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của từng phụ huynh, các phụ huynh trao đổi

và cung cấp thêm những thông tin khác về con em mình Tôi cung cấp số điện thoại của mình, quản sinh và ghi số điện thoại của phụ huynh vào một cuốn sổ theo dõi học sinh Cuối cùng tôi thông qua nội quy, chỉ tiêu phấn đấu, các quy định lớp học và thống nhất: Để con em có được kết quả tốt trong học tập cũng như những kĩ năng sống cho bản thân, gia đình và xã hội rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ phía phụ huynh Tạo

Trang 9

mọi điều kiện thuận lợi để con em đến trường đúng ngày, đúng giờ Để các em đi học đều, kiến thức không bị ngắt quãng dẫn đến chán học Trong năm học chỉ được nghỉ học khi có lí do chính đáng như: Đám ma người thân, đám cưới chị, em ruột, đau ốm phải nằm viện hoặc không ngồi học được Nếu các em nghỉ học vì lí do nào thì phụ huynh phải có trách nhiệm gọi điện, nhắn tin cho giáo viên biết, ngược lại giáo viên chủ nhiệm phải thông báo ngay khi học sinh nghỉ học không lí do

Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh Khi hiểu rõ giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì sĩ số của lớp tốt hơn

- Kết hợp với chính quyền địa phương

Sau khi tìm hiểu tình hình học sinh thuộc đơn vị hành chính: Huyện, xã, ấp mà

có học sinh của lớp mình chủ nhiệm, tôi liền tìm hiểu tên, địa chỉ, số điện thoại của các bác trưởng ấp nơi các em đang sinh sống, đặc biệt ấp có những em cá biệt tôi liên lạc với họ qua điện thoại hoặc tới tận nơi gởi gắm, nhờ họ thường xuyên quan tâm, động viên, nhắc nhở các em lên trường đi học đều và đúng giờ

- Kết hợp với tổng phụ trách

Tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm trong mọi hoạt động phong trào của lớp Do vậy trong công tác duy trì sĩ số giáo viên chủ nhiệm cần phải biết và phối hợp để theo dõi, nắm bắt, giáo dục kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong học sinh, những tệ nạn ngoài xã hội xâm nhập vào trường học, lớp học như: Mâu thuẫn dân tộc, bè phái, lớn bắt nạt bé, chơi game, hút thuốc, uống rượu, đầu tóc,

ăn mặc không phù hợp… Từ đó cùng tìm ra các biện pháp ngăn chặn giúp các em ngồi học đều góp phần duy trì sĩ số từng ngày, từng tuần, từng tháng và cả năm học

- Kết hợp với quản lí nội trú

Mỗi buổi học, tuần học, tháng học, qua các cô cấp dưỡng nắm bắt tình hình học sinh của mình về: Ý thức các em trong bữa ăn, ăn đúng giờ, ăn hết phần ăn hay không, có bỏ bữa hay không? Ăn xong có trực nhà ăn hay không? Qua quản sinh tìm hiểu về các hoạt động của các em ở dưới nội trú: Ai về nhà hay lên trễ, ai hay ngủ trễ, thức khuya làm gì, công tác vệ sinh ra sao, ai lười biếng … để kịp thời nhắc nhở giáo dục học sinh Qua y tế tìm hiểu nắm bắt tình hình sức khỏe: Những em đang bị bệnh, những em hay bị bệnh và những bệnh thường mắc theo mùa là bệnh gì? Cách phòng bệnh như thế nào … từ đó kịp thời nhắc nhở, động viên, an ủi, khích lệ tinh thần cho

các em mau khỏe để học tập

- Kết hợp với giáo viên bộ môn

Việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em ngại học, giúp các em học tập tốt hơn Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ

Trang 10

các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em để kết quả học tập tốt hơn Các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn Hơn nữa thông qua các giáo viên bộ môn trong trường phát hiện về năng khiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh Từ đó bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn

- Kết hợp với tập thể lớp

Sự phối hợp với tập thể học sinh là một thành công lớn trong quá trình duy trì tốt

sĩ số, tránh được tình trạng các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng, những học sinh có tình trạng chán học, học kém thường có khả năng nghỉ học rất cao chính vì thế rất cần

sự giúp đỡ, kèm cặp các bạn học khá, học giỏi để các em học tốt lên, khi học tốt rồi các em sẽ thích học không nghĩ tới việc bỏ học, nghỉ học nữa

- Kết hợp với ban giám hiệu

Hàng tuần, hàng tháng tôi đều báo cáo với Ban Giám Hiệu về tình hình học sinh của lớp mình về những biểu hiện chưa tốt, không tốt, những trường hợp có nguy cơ

bỏ học cao, xin ý kiến để xử lí kịp thời

b4 Quan tâm và giám sát

- Tập thể lớp: Bước vào lớp học việc đầu tiên tôi làm là quan sát toàn bộ lớp một

lượt, xem hôm nay có vắng em nào không, lớp có gì thay đổi không, Nếu có em nào vắng mặt mà không biết lí do thì tôi hỏi cả lớp xem có em nào biết lí do mà bạn của chúng ta nghỉ học không rồi mới vào bài

- Cá nhân: Những giờ giải lao tôi thường gần gũi với các em, nhất là khi các em

có chuyện khó nói Tâm sự cùng các em để hiểu rõ hơn về cuộc sống gia đình, quá trình học tập trước đây của mỗi em, thông qua đó giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí để có được những biện pháp giáo dục thích hợp, làm sao cho các em thấy được “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”

b5 Tổ chức thăm gia đình

Nắm bắt được học sinh đặc biệt, cá biệt và những học sinh có nguy cơ nghỉ học cao, tôi liền đến thăm gia đình, việc làm này vô cùng cấn thiết và hiệu quả rất cao Đối với giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh mới hiểu rõ hơn hoàn cảnh sống của các em để từ đó có biện pháp giáo dục kĩ năng sống và giúp đỡ các em và hiểu các em hơn Với phụ huynh và học sinh được cô giáo đến thăm là nguồn động viên an

ủi rất lớn đối với họ Họ rất tự hào và sẽ không còn mặc cảm tự ti vì hoàn cảnh nhà mình nữa Phụ huynh an tâm, tin tưởng giao con cho nhà trường, các em tự hào vì cô biết nhà mình từ đó tình cảm thân thiện hơn cởi mở hơn và kết quả duy trì sĩ số cao hơn

b6 Tổ chức các phong trào

Muốn học sinh không phân tán việc học, sa vào tệ nạn xã hội, giúp HS hứng thú, yêu lớp, thân thiện đoàn kết tôi còn tổ chức các phong trào thông qua các tiết hoạt

Ngày đăng: 30/07/2016, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w