Câu 3: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí như thủy tinh, ta thấy vật trong suốt là vì : A- Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.. Câu 11: Để thắp sáng một số công
Trang 1Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Trang 2Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
7
Câu 1: Chọn câu đúng :
A-Vật được chiếu sáng là nguồn sáng
B-Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng
C- Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng
D-Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng
Câu 2: Để nhìn thấy một vật :
A- Vật ấy phải được chiếu sáng
B- Vật ấy phải là nguồn sáng
C- Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt
D- Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng
Câu 3: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta
thấy vật trong suốt là vì :
A- Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta
B- Vật không nhận ánh sáng chiếu đến
C- Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng
D- Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra
Câu 4: Một học sinh đang đọc sách Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của
tia sáng ?
(A) (B) (C)
Trang 3Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Trái Đất, Mặt Trời, ngôi sao, Sao Mai, mắt người, Sao chổi
Câu 7: Em hãy tìm : 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo
Câu 8: Em hãy kể ra các sinh vật phát sáng mà em đã biết
Câu 9: Sơn phản quang là loại sơn có thể phản
chiếu hầu hết các loại ánh sáng
a) Tại sao các biển số xe đều dùng sơn phản quang ?
b) Sơn phản quang còn được dùng trong các lĩnh vực nào ?
Câu 10: Khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi lúc
em thấy bảng bị chói và không đọc được chữ Em hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các phương
pháp khắc phục
Câu 11: Để thắp sáng một số công trình (như cầu
Mĩ Thuận), người ta dùng kĩ thuật chiếu sáng gián tiếp, nghĩa là hướng các ngọn đèn chiếu vào
công trình, đồng thời bố trí sao cho ánh sáng đèn không chiếu trực tiếp vào mắt người quan sát Hãy nêu các ưu điểm của kĩ thuật chiếu sáng này
Trang 4Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Cầu Mĩ Thuận
(Cầu treo đầu tiên ở nước ta với chiều dài 1535m bắc ngang sông Tiền)
Trang 5Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
10
Trong vũ trụ có những ngôi sao rất đặc đến mức chúng hút tất cả vật chất chung quanh nó Ngay cả ánh sáng khi chiếu đến thì cũng bị ngôi sao giữ lấy mà không phản xạ trở lại Ánh sáng của chính ngôi sao ấy phát ra cũng bị giữ lại nốt Như thế, ngôi sao ấy là vật đen và người ta gọi
là lỗ đen vũ trụ
Khi chụp ảnh trong phòng có đèn chớp, đôi lúc mắt người trên ảnh có màu đỏ (người ta gọi là hiện tượng mắt đỏ) Em có biết vì sao không ?
- Khi chụp ảnh trong phòng, do thiếu ánh sáng
nên con ngươi của mắt người mở to Đồng thời lúc ấy, máy phát ra đèn chớp (đèn flash) Ánh sáng đi từ đèn, đến mắt đi qua con ngươi, đi đến võng mạc rồi phản chiếu ngược trở lại in
lên phim Ánh sáng đi ra mang màu đỏ, là màu
của võng mạc
- Để hạn chế hiện tượng này, ở một số máy
ảnh hiện đại, trước khi đèn chớp hoạt động, máy phát ra các xung sáng chói làm con ngươi tự động khép nhỏ lại Vì vậy khi chụp ảnh, lượng ánh sáng đi vào con ngươi và phản xạ lại sẽ giảm đi đáng kể
Trang 6Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
11
Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: A ; Câu 4: C
Câu 5: Ánh sáng chiếu đến vật Vật hắt lại một số tia sáng đi vào mắt và hội
tụ trên võng mạc Ánh sáng kích thích các tế bào que và nón ở võng mạc, biến thành các tín hiệu được dây thần kinh truyền đến não
Câu 6: Mặt Trời, ngôi sao là nguồn sáng Còn Trái Đất, mắt người, Sao chổi,
Sao Mai ( còn g?i là Sao Kim hoăïc Sao Hôm là một hành tinh trong hệ Mặt
Trời), đều là vật được chiếu sáng
Câu 7: Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm,
nham thạch phun ra từ núi lửa Năm nguồn sáng nhân tạo là: đèn thắp sáng, hồ quang điện, nguồn la-de, đèn pin, đèn tín hiệu
Câu 8: Các loại sinh vật phát sáng : đom đóm (chỉ có con cái phát sáng do các
đốt ở bụng), bọ cánh cứng (vùng Mê-hi-cô), một số loại tôm cá biển, một số loại nấm
Câu 9: Sơn phản quang là loại sơn phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó Vì vậy,
ban đêm khi chiếu ánh sáng một vật đã được sơn bằng sơn phản quang, ta thấy giống như vật đó là nguồn sáng
a) Nhờ các biển số xe được làm bằng sơn phản quang, khi có ánh sáng chiếu vào, tia sáng được hắt trở lại và ta thấy rõ số xe
b) Sơn phản quang còn được dùng cho các biển báo hiệu, các vạch phân chia làn đường đi để người đi đường nhìn thấy vào lúc ban đêm
Câu 10: Đó là do bề mặt của bảng đã được sơn nhẵn bóng nên ánh sáng khi
chiếu đến bảng, hầu như hoàn toàn phản chiếu lại khiến mắt nhìn lên bảng bị
chói Để hạn chế hiện tượng này, người dùng sơn hấp thụ ánh sáng, tức là nếu
có ánh sáng chiếu vào mặt bảng sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều và phản xạ lại rất ít
Câu 11: Kĩ thuật chiếu sáng gián tiếp có ưu điểm :
- Không làm chói mắt vì nguồn sáng được bố trí sao cho không chiếu trực tiếp vào mắt
- Dễ phối hợp màu sắc để tăng vẻ đẹp cho công trình
Trang 7Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
12
SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Có phải lúc nào ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng ?
Trang 8Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
13
Câu 1: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng :
A- Luôn truyền theo đường thẳng
B- Luôn truyền theo một đường cong
C- Luôn truyền theo đường gấp khúc
D- Có thể truyền theo đường cong ho?c du?ng g?p khúc
Câu 2: Chùm tia song song là chùm tia gồm :
A- Các tia sáng không giao nhau
B- Các tia sáng gặp nhau ở vô cực
C- Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kì
D- Các câu A, B, C đều đúng
Câu 3: Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là :
A- Chùm tia song song
B- Chùm tia hội tụ
C- Chùm tia phân kì
D- Không song song, hội tụ cũng như phân kì
Câu 4: Trên nòng súng có khe ngắm A và đầu ruồi M Các bộ phận này dùng
để làm gì ?
Trang 9Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
14
Nếu trời nắng nóng, không khí không đồng đều thì việc ngắm mục tiêu có còn chính xác không ?
Câu 5: Hãy tìm các vật phát ra chùm tia hội tụ, chùm tia phân kì
Câu 6: Trên một số la bàn có bộ phận ngắm để xác định hướng Em hãy tìm hiểu hoạt động của bộ phận này
Câu 7: Ánh sáng có truyền trong chân không không ? Hãy cho ví dụ để minh
họa câu trả lời của em
Câu 8: Vào những ngày trời nóng, đi trên
đường nhựa, em có thể thấy cây cối, nhà cửa nằm ngược dưới mặt đường Em hãy giải thích
tại sao ?
Câu 9: Có 6 bạn A, B,
C, D, E, G ở trong phòng được ngăn cách bởi một bức tường có các lỗ Em hãy cho biết các bạn nào thấy nhau được
- Trong môi trường trong suốt, đồng đều, ánh sáng truyền theo đường thẳng Nếu các điều kiện này không được thoả mãn thì ánh sáng truyền theo đường cong hay đường gấp khúc
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
Trang 10Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
15
- Tia la-de (laser) là tia sáng song song, rất hẹp
Vì vậy tia la-de được dùng để khắc các chi tiết rất nhỏ Dùng tia la-de, khắc các rãnh rất nhỏ trên đĩa
CD thì có thể ghi lại rất nhiều tín hiệu Một đĩa
CD có thể ghi lại hàng ngàn trang sách Ngược lại nếu cho tia la-de chiếu lên các rãnh của đĩa CD thì
ta có thể đọc lại các tín hiệu Đó là các đĩa CD, DVD… mà các em thường thấy sử dụng phổ biến hiện nay
Tập làm họa sĩ
- Cắt bớt một nắp của hộp giấy
- Dùng giấy bóng mờ dán lên phần bị cắt Dùi một lỗ nhỏ ở phía nắp đối diện
Trang 11Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
16
- Đặt một cây nến trước hộp, ảnh của nến hiện lên bóng giấy mờ Dùng bút chì ghi lại hình ảnh đó trên giấy
Câu 1: D- Trong một môi trường trong suốt và đồng đều thì ánh sáng truyền
theo đường thẳng Trong một môi trường trong suốt nhung không d?ng d?u thì ánh sáng có thể truyền theo những đường cong ho?c g?p khúc
Câu 2: D; Câu 3: C
Câu 4: Nếu ngắm sao cho khe ngắm, đầâu ruồi và vật cần bắn tạo thành một
đường thẳng thì viên đạn sau khi ra khỏi nòng súng sẽ đi đến vật Nếu trời nóng, không khí không đồng đều, ánh sáng không truyền theo đường thẳng, phép ngắm không còn chính xác nữa
Câu 5: Hầu hết các nguồn sáng đều phát ra chùm tia phân kì : ánh sáng từ ngọn
đèn thắp sáng, từ Mặt Trời… Để có chùm tia hội tụ ta phải dùng các dụng cụ
quang học để hội tụ ánh sáng lại
Trang 12Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
17
Câu 6: Trên la bàn có một khe nhỏ và đầu ruồi Đặt la bàn lên mắt, đường
thẳng kéo dài từ khe, đầu ruồi hướng về phía vật làm mốc Từ đó ta xác định được hướng của vật so với hướng Nam-Bắc
Câu 7: Ánh sáng truyền được trong chân không, vì vậy ánh sáng Mặt Trời đi
đến được Trái Đất ( giữa Mặt Trời và Trái Đất là chân không )
Câu 8: Vào những ngày trời nóng, lớp
không khí ở sát mặt đường bị nóng trở
nên không đều Ánh sáng qua mặt phân
cách giữa lớp không khí lạnh và lớp
không khí nóng sẽ truyền theo đường
cong Mắt nhìn theo phương của tia sáng
sẽ thấy các tia này giống như xuất phát
từ dưới mặt đường đi lên Hiện tượng này
gọi là ảo tượng
Câu 9: Kẻ các đường thẳng nối các các
bạn lại Đường thẳng nào không cắt bức
tường thì các hai bạn ấy thấy nhau Như
vậy:
- Các bạn A, B, C nhìn thấy lẫn nhau
- Các bạn D, E, G, nhìn thấy lẫn nhau
- Các bạn sau nhìn lẫn nhau : B và D,
B và G, E và C, C và D
Trang 13Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
18
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Làm thế nào để đóng các cọc hàng rào cho thật thẳng hàng ?
Tại sao lại có hiện thượng nhật thực, nguyệt thực ?
Trang 14Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
19
Câu 1: Dựa vào sự truyền thẳng ánh sáng, em hãy đề xuất một phương pháp để đóng các cột hàng rào cho thẳng hàng
Câu 2: Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn
sáng Phía sau vật là :
A- Vùng tối
B- Vùng nửa tối
C- Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối
D- Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau
Câu 3: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng :
A- Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
B-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
C-Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
D-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 4: Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng :
A- Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
B-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
C-Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
D-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy :
A-Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất
Trang 15Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
D-Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tai lửa
xung quanh Mặt Trời
Câu 6: Tại sao :
- Ở các phòng học, người ta thường dùng các bóng đèn dài
- Ở các phòng giải phẩu ở bệnh viện, người ta dùng một hệ thống gồm nhiều đèn
Câu 7: Cho hai nguồn sáng A và
B Hãy vẽ các vùng tối xuất hiện
trên màn
Câu 8: Tại sao nhật thực chỉ xảy ra trong vòng vài phút trong khi nguyệt thực
xảy ra trong khoảng hơn 2 giờ đồng hồ ?
Câu 9: Dùng đèn pin chiếu vào quả địa cầu
Từ đó hãy giải thích :
- Tại sao ngày và đêm có độ dài khác nhau ?
- Tại sao thường có hai mùa trái ngược nhau
ở bắc bán cầu và nam bán cầu ?
Trang 16Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Ngày 4-12– 2002 ở bang Nam Úc đã xuất hiện hiện tượng Nhật thực toàn phần đầu tiên tại nước này Hiện tượng này chỉ kéo dài 26 giây nhưng người ta có thể quan sát nhật thực từng phần trong
25 phút trước đó
Vào ngày trời nắng, bạn dùng một cọc cao khoảng 20cm cắm thẳng đứng xuống mặt đất
Trong ngày, cứ đúng 7, 8, … 17 giờ, bạn hãy đánh dấu vào đỉnh của bóng hiện lên trên mặt đất Điều thú vị là vào cùng một giờ, các bóng chỉ những vị trí khác nhau vào các ngày khác nhau
Sau một năm, vị trí của bóng quay lại chỗ cũ Đồng hồ Mặt Trời được con người chế tạo ra rất sớm Nhờ đó, người xưa xác định độ dài của năm, của các mùa màng…
Trang 17Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
22
Câu 1: Ta đặt các cây cột sao cho khi ngắm từ cột cuối cùng ta không nhìn
thấy chiếc cột đầu tiên
Trang 18Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
23
Câu 8: Do Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng nên vùng tối do Trái Đất tạo ra lớn hơn
vùng tối do Mặt Trăng tạo ra
Câu 9: Xét điểm A ở vùng bắc bán cầu Khi Trái Đất quay, thời gian mà điểm
A ở trong vùng tối nhiều hơn thời gian ở ngoài sáng Vì vậy khi ấy tại A, ngày ngắn hơn đêm
Trong khi đó tại một điểm B ở nam bán cầu (đối xứng với A qua dường xích đạo) thì phần ngoài sáng nhiều hơn phần trong tối Vì vậy ở B, ngày dài hơn đêm
Như vậy, nếu điểm A là mùa đông thì điểm B là mùa hè
Trang 19Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
24
ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Chiếu một chùm tia sáng đến một mặt phẳng nhẵn bóng, liệu ta có thể xác định trước đường
đi tiếp theo của chùm tia sáng hay không ?
Trang 20Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
25
Câu 1: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng ?
Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng ?
A- Góc phản xạ bằng góc tới
B- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới
C- Tia phản xạ bằng tia tới
D- Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến
Câu 3: Một người nhìn xuống mặt hồ và thấy đỉnh ngọn cây Hình vẽ nào sau
đây mô tả đúng đường đi của tia sáng đến mắt ?
Trang 21Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
D- Các câu A, B đúng
Câu 5: Chọn câu đúng :
A- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới
B- Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng
C- Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ
D- Các câu trên đều đúng
Câu 6: Góc 1 và 2 có bằng nhau không ?
Câu 7: Hãy vẽ tia tới hoặc tia phản xạ
Câu 8: Tia sáng xuất phát từ A đến gương phẳng đặt tại O rồi phản xạ đến B
Hãy vẽ gương phẳng
Trang 22Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
27
Câu 9: Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp
gương phẳng và phản xạ tại B
Câu 10: Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1)
sau khi phản xạ trên gương (2) thì cho tia IB
Định luật phản xạ ánh sáng :
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
Bạn hãy nhìn những dòng chữ lưu lại trên giấy thấm mà xem, bạn sẽ khó mà đọc được những dòng chữ này dù trước đó bạn đã cố gắng viết thật rõ ràng Nhưng nếu đặt một tấm gương trước tờ giấy thấm đó thì bạn sẽ đọc được những dòng chữ ấy trong gương một cách dễ dàng Bạn hãy thử thực hiện xem !
Trang 23Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
28
Tập làm họa sĩ trước gương
Bạn hãy ngồi trước gương soi và vẽ trên giấy
một vài hình đơn giản, chẳng hạn vẽ đường
thẳng nghiêng về bên trái 45 0 , vẽ nửa đường tròn bên trái … hoặc bạn hãy viết một vài mẫu tự quen
thuộc như chữ N, E, L, P … với điều kiện là
trong khi vẽ hoặc viết, bạn không được nhìn thẳng vào tay mà theo sự chuyển động của tay phản chiếu trong gương Bạn sẽ thấy rằng cái công việc tưởng chừng quá đơn giản ấy lại khó thực hiện vô cùng !
Câu 1: B; Câu 2: C ; Câu 3: B ; Câu 4: D ; Câu 5: D; Câu 6: Bằng nhau
Câu 7: Vẽ pháp tuyến với mặt tròn là đường thẳng đi qua tâm của đường tròn Câu 8: Vẽ đường phân giác của góc giữa tia tới và tia phản xạ, sau đó vẽ mặt
gương vuông góc với đường phân giác trên
Câu 10: -Vẽ pháp tuyến của gương tại I
-Vẽ tia tới đến I, tia này xuất
phát từ điểm K trên gương (1)
-Vẽ pháp tuyến tại K, từ đó
xác định tia tới tại K
Trang 24Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
29
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Ảnh của một vật qua gương phẳng có đặc điểm gì ?
Trang 25Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
30
Câu 1: Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng ?
A- Trang giấy trắng
B- Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng
C- Giấy bóng mờ
D- Kính đeo mắt
Câu 2: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng ?
A- Gương soi mặt
B- Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng
C- Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (thường gọi là inox)
D- Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng
Câu 3: Ảnh của vật qua gương phẳng :
A- Luôn nhỏ hơn vật
B- Luôn lớn hơn vật
C- Luôn bằng vật
D- Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy thuộc vào vật ở gần hay ở xa
gương
Câu 4: Chọn câu đúng :
A- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì
vậy ta không nhìn thấy được ảnh này
B- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì
vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này
C-Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta
có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh
này
D-Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì
vậy ta nhìn thấy được ảnh này
Trang 26Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
31
Câu 5: Hãy tìm trong bộ mẫu tự tiếng Việt, những chữ nào khi nhìn qua gương
phẳng thì :
o Ảnh không thay đổi giống chữ ban đầu
o Ảnh là một chữ mới nằm trong bộ mẫu tự
Câu 6: Hãy tìm một con số có hai chữ số sao cho giá trị của ảnh trong gương
chỉ còn 1/10
Câu 7: Hai bạn tranh luận như sau :
Bạn A : “ Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho ảnh cũ”
Bạn B : “ Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho ảnh đối xứng với ảnh cũ”
Em hãy nêu ý kiến riêng của mình về cuộc tranh luận trên ?
Câu 8: Em hãy nghĩ cách kiểm tra xem thử
một gương phẳng có thật sự là mặt phẳng hay không ?
- Nếu đặt một vật trước gương phẳng thì ta quan sát được ảnh của vật trong gương
- Ảnh này là ảnh ảo vì ta không thể hứng ảnh này hiện lên màn
- Ảnh có độ lớn bằng vật
- Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương
Nếu các gương không thật sự bằng phẳng thì ảnh của vật qua gương sẽ bị biến dạng Mặt người qua gương như thế sẽ dài ra, ngắn đi trông rất ngộ nghĩnh Người ta dùng tính chất
này để làm các “nhà cười” Người ta bố trí
nhiều loại gương khác nhau xung quanh tường
Trang 27Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
- Em thử tìm tên của một bạn trong lớp mà nếu nhìn qua gương sẽ cho tên bạn khác
cùng lớp (thí dụ TAM và MAT )
Câu 1: B ; Câu 2: D ; Câu 3: C ; Câu 4: C
Câu 5: a- Các chữ: A, H, I, M, O, T, U, V, Y
b- p thành q và ngược lại ; b thành d và ngược lại
Câu 6: Đó là số I0 Ảnh trong gương là số 0I
Trang 28Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
33
Câu 8: Dùng thước kẻ các ô vuông trên một tờ giấy Quan sát ảnh của các ô
vuông này qua gương Nếu ô vuông nào bị biến dạng không còn vuông nữa thì mặt gương không thật sự phẳng
Trang 29Last Saved On: 7/1/2003 3:23:00 PM
Last Saved By: Nguyen Duc Hiep
Total Editing Time: 131 Minutes
Last Printed On: 8/11/2003 9:57:00 AM
As of Last Complete Printing
Number of Pages: 5
Number of Words: 512 (approx.)
Number of Characters: 2,921 (approx.)
Trang 3134
Câu 1: Vùng quan sát được của gương phẳng là :
A- Vùng nhỏ nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy
B- Vùng nhỏ nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy
C- Vùng rộng nhất nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy
D- Vùng rộng nhất nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy
Câu 2: Trong hình vẽ sau, mắt O nhìn vào
gương có thể nhìn thấy các vật nào ?
A- Vật A và B
B- Vật B và C
C- Vật A và C
D- Tất cả các vật trên
Câu 3: Đối với gương phẳng, vùng quan sát được :
A- Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt
B- Không phụ thuộc vào vị trí đặt gương
C- Phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương
D- Phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương
Câu 4: Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì :
A- Vùng quan sát mở rộng ra
B- Vùng quan sát thu hẹp lại
C- Vùng quan sát không đổi
D- Vùng quan sát mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít
Trang 3235
thấy có hai gương: một ở phía
trước, một ở phía sau Nhờ thế, em
có thể nhìn được gáy của mình Em
hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ
gáy sau hai lần phản xạ trên gương
rồi đi đến mắt Tại sao phải để hai
gương không song song nhau ?
Câu 6: Hãy xác định phần giao của hai vùng
quan sát sau đây
- Ảnh trong gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật, đối xứng với vật qua gương
- Vùng quan sát được là vùng chứa vật nằm trước gương mà ta thấy ảnh của các vật đó khi nhìn vào gương
- Vùng quan sát được phụ thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt
Trang 3336
Trong lĩnh vực trang trí nội thất, ở một số gian phòng chật hẹp, người ta bố trí thêm các gương phẳng trên tường Nhờ thế, số “vật “ trong phòng dường như được tăng lên khiến có cảm giác như phòng rộng rãi hơn
Kính tiềm vọng là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật
ở trên mặt nước Kính có cấu tạo như hình (1)
Em có thể chế tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bằng cách lấy bìa cứng cắt thành hình hộp chữ nhật dài 1m Ở hai đầu có khoét 2 rãnh nghiêng với thành hộp 450 để luồn hai gương phẳng nhỏ vào (hình 2)
Với kính tiềm vọng này, ta có thể ở dưới thấp mà quan sát các vật nằm phía trên, bên ngoài (hình 3)
Trang 3437
Câu 1: C
Câu 2: B Ta xác định vùng quan sát
được của gương như sau :
-Vẽ các tia đi từ mép gương
đến mắt
-Dùng định luật phản xạ ánh
sáng, vẽ các tia tới ứng với hai tia trên
-Vùng quan sát được chính là
vùng giữa hai tia tới này
Ta thấy B và C nằm trong vùng nhìn thấy
Câu 3: D Đặt mắt trước gương Thay đổi vị trí của gương hoặc mắt thì khi nhìn
vào gương, kích thước của vùng quan sát thay đổi
Câu 4: A Khi đưa vật đến gần gương thì vùng quan sát mở rộng ra, ta quan sát
được nhiều vật trước gương hơn
Câu 5:
Câu 6:
Trang 3538
GƯƠNG CẦU LỒI
Ảnh của một vật qua gương cầu lồi có đặc điểm gì ?
Gương cầu lồi có những ứng dụng gì trong đời sống ?
Trang 3639
Câu 1: Gương cầu lồi là:
A- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi
B- Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
C- Mặt cầu lồi trong suốt
D- Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng
Câu 2: Các vật nào sau đây là gương cầu lồi :
A- Kính chiếu hậu của ôtô
B- Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc
C- Gương đặt ở phía bên phải, trước ôtô để tài xế có thể quan sát các phần phía trước xe mình
D- Các câu A, B, C đều đúng
Câu 3: Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là :
A- Gương phẳng B- Gương cầu lồi
C- A hoặc B D- Gương cầu lõm
Câu 4: Vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một phần của gương cầu lồi :
A- Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc
B- Choá đèn pin
C- Mặt trong của chiếc nồi
D- Đáy của chậu nhựa
Câu 5: Khi nhìn vào gương chiếu hậu, em thấy chiếc xe sau đang bật đèn nháy
ở bên trái của xe để xin đường Vậy theo em thì chiếc xe đi sau đang muốn rẽ
trái hay rẽ phải ?
Câu 6: Chiếu chùm ánh sáng phân kì vào
gương A và nhận được các tia phản xạ như trong hình vẽ Gương A có thể là gương phẳng được không ?
Trang 3740
Câu 7: Bằng phép vẽ, em hãy xác định tâm của
gương cầu trong hình vẽ sau đây :
- Gương cầu lồi là gương cầu mà phản xạ là mặt lồi
- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
- Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng
Trên một số xe chuyên dụng em thấy có ghi chữ :
Theo em, đó là chữ gì và tại sao phải ghi như vậy ?
Trang 3841
Em hãy nhìn mặt sau của một chiếc thìa mới, được đánh nhẵn bóng, có thể xem là một phần của gương cầu lồi
Em hãy quan sát :
- Ảnh trong gương nhỏ hay lớn hơn vật thật ở bên ngoài ?
- Khi cho vật bên ngoài dịch chuyển ra xa hay lại gần thìa thì ảnh dịch chuyển như thế nào? Kích thước trong ảnh biến đổi ra sao?
Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: B; Câu 4: A
Câu 5: Xe đang xin đường sang trái
Câu 6:
Nếu A là gương phẳng thì gương phải
vuông góc với tia giữa Vẽ pháp tuyến tại
điểm tới của hai tia bên cạnh thì thấy các
góc tới không bằng góc phản xạ Vậy A
không phải là gương phẳng mà là gương
cầu lồi
Câu 7: Kẻ hai đường phân giác, giao điểm
của chúng là tâm của mặt cầu
Trang 3942
GƯƠNG CẦU LÕM
Khi khám răng, các nha sĩ quan sát phần bị che khuất của răng bằng cách nào ?
Trang 4043
Câu 1: Gương cầu lõm là :
A- Mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng
B- Mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng
C- Mặt cầu lõm hấp thụï tốt ánh sáng
D- Mặt cầu lồi trong suốt
Câu 2: Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm :
A- Chóa đèn pin
B- Chóa đèn ôtô
C- Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời
D- Câu A, B, C đúng
Câu 3: Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương
phẳng Chọn câu đúng :
A- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm
B- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm
C- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng
D- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau
Câu 4: Những vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một phần của gương cầu
lõm :
A-Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc
B-Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng
C-Mặt trong của thành nồi được đánh nhẵn bóng
D-Đáy của chậu nhựa
Câu 5: Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng
một dụng cụ hình tròn bằng kim loại Theo em đó là một gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm ?