1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số gợi ý sáng tạo họa tiết trang trí ở lớp 5

23 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Khi dạy vẽ trang trí, giáo viên không chỉ dạy các em vẽ đúng theo yêu cầu của bài mà còn cần gợi ý để các em biết vẽ đẹp và sáng tạo.. Một số gợi ý sáng tạo

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến: Một số gợi ý sáng tọa họa tiết trang trí cho học sinh lớp 5

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 5 khi học Mĩ thuật

3 Tác giả:

Họ và tên: Mạc Thị Mận

Ngày tháng năm sinh: 03/02/1976

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy Mĩ thuật, trường Tiểu học Thái Học.Điện thoại: 0168 7765 931

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tổ 4+ 5, trường Tiểu học Thái Học

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tổ 4+5, trường Tiểu học Thái Học

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng đại trà đối với học sinh khối lớp 5

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015

HỌ TÊN TÁC GIẢ

Mạc Thị Mận

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Khi dạy vẽ trang trí, giáo viên không chỉ dạy các em vẽ đúng theo yêu cầu của bài mà còn cần gợi ý để các em biết vẽ đẹp và sáng tạo

Thực tế, tôi nhận thấy kĩ năng vẽ trang trí của nhiều em học sinh chưa tốt Hầu hết các bài vẽ chưa có điểm mới, chưa thể hiện được cá tính và khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi học sinh Song, khi tiếp xúc với các em tôi thấy ở mỗi

em đều tiềm tàng cách nghĩ, khả năng sáng tạo

Một số gợi ý sáng tạo họa tiết trang trí cho học sinh lớp 5 là những gợi

ý cụ thể, thiết thực, đơn giản, dễ thự hiện để giúp học sinh có cơ sở vận dụng vào các bài vẽ trang trí tạo hiệu quả cao

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng:

Sáng kiến này tôi nghiên cứu từ những năm học trước và bắt đầu áp dụng từ đầu năm học 2014 – 2015

3 Nội dung sáng kiến cụ thể là:

- Sửa thói quen sử dụng hình ảnh quen thuộc, đơn giản, tạo họa tiết đơn, tránh gây nhàm chán đối với HS

- Gợi ý để HS biết ghép các họa tiết đơn lại với nhau tạo thành họa tiết mới

- Khai thác các họa tiết sẵn có

- Khắc phục việc để khoảng trống lớn trong bài vẽ trang trí

Ý nghĩa của sáng kiến này nhằm phát triển có định hướng, đi đúng mục tiêu giáo dục, rèn kĩ năng làm bài, khơi gợi khả năng sáng tạo ở học sinh

- Giúp các em không chỉ sáng tạo ra những hoạ tiết trang trí mà còn là một gợi ý sáng tạo cho các môn học khác, vận dụng vào cuộc sống

- Sáng kiến này có thể áp dụng cho HS từ khối 3 đến khối 5

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Sáng kiến dễ áp dụng trong các bài dạy, bài thực hành của các tiết vẽ theo chủ

đề có liên quan đến trang trí (dạy theo phương pháp mới của Đan Mạch - triển khai từ đầu HKII của năm học này)

Học sinh rất thích thú, hăng hái vân dụng và hiệu quả cao

Trang 3

5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến:

- Cần có phòng học chức năng cho môn Mĩ thuật

- Cần có đủ đồ dùng, dụng cụ trực quan

- Tổ chức những buổi họp chuyên môn chung cho giáo viên chuyên trong toàn thị xã để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Kĩ năng quan sát, vẽ trang trí của học sinh chưa tốt:

Qua thực tế giảng dạy ở Tiểu học, tôi nhận thấy kĩ năng vẽ trang trí của nhiều em học sinh chưa tốt Việc sắp xếp bố cục, vẽ họa tiết, vẽ màu còn nhiều hạn chế; Bài vẽ trang trí của học sinh với những họa tiết đơn giản, để khoảng trống khá nhiều Các họa tiết thiếu tính sáng tạo, chủ yếu là sao chép một cách máy móc Các em thường vẽ những họa tiết đơn giản, lặp đi lặp lại trong các bài

vẽ cùng một họa tiết ấy Các họa tiết chủ yếu được sao từ hình mẫu, từ SGK nên hầu hết các bài vẽ chưa có điểm mới, chưa thể hiện được cá tính và khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi học sinh Song, khi tiếp xúc với các em tôi thấy ở mỗi

em đều tiềm tàng cách nghĩ, khả năng sáng tạo nếu chúng ta biết khơi gợi tốt

1.2 Kết hợp được với phương pháp dạy học mới của Đan Mạch:

Sáng kiến Một số gợi ý sáng tạo họa tiết trang trí cho học sinh lớp 5, tôi áp dụng từ đầu năm học 2014- 2015 Nó rất phù hợp với chương trình dạy

học mới của Đan Mạch (được áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học toàn tỉnh bắt đầu từ học kì II), nên tôi đã mạnh dạn vận dụng trong các tiết dạy theo chủ đề

Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn giúp học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thực hiện tốt bài vẽ trang trí với họa tiết sáng tạo, thể hiện được cá tính của mỗi cá

nhân Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, điều chỉnh, áp dụng sáng kiến: Một số gợi ý sáng tạo họa tiết trang trí cho học sinh lớp 5 vào giảng dạy tại trường mình.

2 Cơ sở lí luận

B Pranklin đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp ngay từ tuổi bé thơ vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”.Vì vậy, cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và Việt Nam

Trang 5

nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy và học Mĩ thuật trong nhà trường Tiểu học là quan trọng và cần thiết Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mĩ Từng bước giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, có óc tưởng tượng, sáng tạo, biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp, giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Ở trường Tiểu học hiện nay, môn Mĩ thuật không dạy theo phân môn nữa

mà dạy tích hợp theo chủ đề nhưng cái cốt lõi của các kĩ năng như quan sát, nhận biết, vẽ hình, vẽ màu vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau Khi học mỗi chủ đề, các em đều phải vận dụng các các kĩ năng đó để thực hành.Trong đó, vẽ trang trí mang tính gần gũi với các em hơn cả, vì trang trí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người Chúng ta thấy, ngay từ thời xa xưa, khi con người biết sáng tạo ra công cụ sản xuất thì trên những công cụ ấy

đã có dấu hiệu của trang trí như: các nét vẽ mang tính đối xứng, các hình vẽ ( họa tiết) mang dáng dấp của các sự vật trong tự nhiên được cách điệu ( hoa lá, muông thú v.v…), dần dần, xã hội ngày càng phát triển, trang trí ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng Ngày nay, bất cứ sản phẩm nào làm ra, người ta đều phải quan tâm đến yếu tố thẩm mĩ (tức là trang trí) đầu tiên Như vậy, trang trí là tổng hợp của sự cân đối về hình, sự hài hòa về màu, sự khéo léo của đôi bàn tay,

óc quan sát, trí tưởng tượng và đặc biệt là tư duy sáng tạo

Hàng ngày, học sinh được tiếp xúc, làm quen, sử dụng rất nhiều sản phẩm

có trang trí như: Một chiếc váy có đường diềm trang trí, chiếc khăn có trang trí hình vuông, cái đĩa có trang trí hình tròn v v…Tất cả các sản phẩm trên là sản phẩm của trang trí ứng dụng – mà tiền thân của nó là các bài trang trí cơ bản – được đưa vào chương trình môn Mĩ thuật ở Tiểu học

Chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích không phải là đào tạo HS trở thành họa sĩ, mà với tiêu chí giúp HS làm quen với môn mĩ thuật- cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật( đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc) Do đó giáo viên dạy mĩ thuật càng phải quan tâm đến giáo dục thẩm mĩ ở trẻ – hướng

Trang 6

cho trẻ vẽ đẹp song phải thật tự nhiên, tạo kĩ năng vẽ hình phù hợp với trang giấy, nét vẽ mượt mà, trau chuốt, thể hiện được rõ nội dung chủ đề.

Bản chất của dạy và học mĩ thuật ở Tiểu học là một hoạt động nghệ thuật, nghĩa là người học được tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, có mong muốn tự mình làm ra cái đẹp Do vậy, chúng ta càng phải giáo dục học sinh biết quan tâm đến nghệ thuật, biết cách thưởng thức nghệ thuật, luôn hướng tới cái đẹp, có tình yêu đối với cái đẹp và luôn vươn tới cái “ Chân – thiện – mĩ ”

Muốn đạt được cái đích trên đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp linh hoạt, thích hợp để rèn kĩ năng vẽ cho học sinh

Việc áp dụng: “ Một số gợi ý sáng tạo họa tiết trang trí cho học sinh lớp 5”, tôi mạnh dạn áp dụng từ đầu năm học 2014- 2015, cho thấy nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, trình độ nhận thức, điều kiện giảng dạy ở trường tôi

đi trước

* Khó khăn:

- Một số giáo viên mĩ thuật còn quá lệ thuộc vào SGK, không tìm được điểm hạn chế trong bài vẽ của học sinh để đưa ra cách khắc phục hiệu quả, không thể tạo ra sự khác biệt trong cách làm của học sinh

- Giáo viên thường chỉ chú ý dạy đảm bảo kiến thức cơ bản vì vậy các em không thay đổi được thói quen của bản thân trong việc sáng tạo các họa tiết trang trí

- Trong quá trình dạy học, giáo viên thường chủ quan cho rằng kiến thức của bài quá đơn giản nên thường “đốt cháy giai đoạn” Dành quá ít thời gian cho quan sát, nhận xét hoặc chưa chú trọng đến hoạt động Quan sát là bước rất quan

Trang 7

trọng để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết, màu sắc, để từ đó các em ghi nhớ, vận dụng sáng tạo vào bài của mình

- Nguồn tư liệu phục vụ cho việc dạy và học mĩ thuật còn hạn chế

- Có nhiều em sử dụng màu sắc tươi sáng, hài hòa

- Nhiều học sinh có tính cẩn thận, nét vẽ tự nhiên

* Khó khăn:

- Vẽ trang trí ở Tiểu học đa phần sử dụng bài minh họa hay bài thực hành

có dạng hình hoa lá (như Hình 1) Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thói quen sử dụng hoạ tiết của học sinh

Trang 8

- Vẽ họa tiết thiếu đi sự cân đối, đối xứng Khi vẽ họa tiết là những cánh hoa, nhiều em không cẩn thận, vẽ nửa cánh hoa thì to, nửa cánh hoa còn lại thì nhỏ làm mất đi sự cân đối của họa tiết (Hình 2).

Hình 2

- Học sinh ít được tiếp xúc, làm quen với các tác phẩm hội họa của các họa sĩ trong nước và thế giới

- Kĩ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ còn nhiều hạn chế, tính cẩn thận, tỉ

mỉ, khéo léo chưa cao, học sinh chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của các bài trang trí để vận dụng, thể hiện cái đẹp vào bài vẽ của mình

3.3 Về phía phụ huynh học sinh:

- Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường nên chưa quan tâm, trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con

4.1 Dạy chắc kiến thức cơ bản

- Để học sinh làm được bài tốt khi áp dụng cách gợi ý sáng tạo thì việc học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản là điều hết sức quan trọng Khi học sinh đã chắc kiến thức cơ bản, việc đưa các gợi ý vào sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của mình

- Với những điểm hạn chế trong quá trình theo dõi trên bài làm của học sinh, giáo viên cần có cách hướng dẫn cụ thể Bước đầu gợi ý làm hoạ tiết trang

Trang 9

trí sao cho đơn giản mà sáng tạo, dễ làm (có thể chỉ thay đổi về kích cỡ hình mà

chưa đòi hỏi thay đổi dạng hình)

- Giáo viên nghiên cứu kĩ mục tiêu của môn Mĩ thuật và chủ đề có liên quan đến vẽ trang trí để áp dụng dạy, so sánh

4.2 Gợi ý cách sáng tạo

Học sinh thường có thói quen sử dụng hoạ tiết đơn giản, lặp lại, để khoảng trống hình lớn Để khắc phục điều này giáo viên phải nắm chắc kiến thức trang trí Đưa ra điểm hạn chế và sử dụng trực tiếp bài của học sinh để sửa,

sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ, tạo cảm hứng, thích thú trong cách tạo họa tiết Đây

là ý tưởng gợi ý không chỉ trong vẽ trang trí còn là gợi ý cho các môn học khác

và có thể còn là gợi ý hay cho những vấn đề trong cuộc sống

Đối với phần gợi ý này, tôi đưa ra một số bước sau:

4.2.1 Sửa thói quen sử dụng hình quen thuộc, đơn giản, tạo họa tiết đơn.

Trang 10

- Học sinh nêu nhận xét (Hình 5) khi đưa các hình mảng khác nhau vào 4 hình (số 1, số 2, số 3, số 4), so sánh sự khác biệt của 4 hình với hình còn lại (số 5).

Hình 5

Học sinh sẽ tìm ngay sự khác biệt: cũng là hình đó nhưng khi thêm các

mảng hình vào sẽ tạo ra sự phong phú về tạo hình (được thể hiện rõ khi ghép

Trang 11

Hình 6

Học sinh sẽ thấy hiệu quả của việc làm này, chúng sẽ đẹp hơn so với hình còn lại Đây chính là sự sáng tạo trong cách vẽ họa tiết Học sinh thấy việc làm này cũng dễ làm, không khó đối với các em.Các em sẽ thấy được vẻ đẹp, sự phong phú, sáng tạo trong các bài vẽ

Ở phần hướng dẫn này, giáo viên lưu ý khi đưa mảng hình vào, cần gợi ý đến sự khác nhau: to nhỏ, dài ngắn của các mảng hình Đây là điểm nhấn giúp học sinh tạo ra hoạ tiết khác, đa dạng, theo ý riêng

4.2.2 Ghép các hoạ tiết đơn lại với nhau.

Đây là phần tạo sự bất ngờ, hiệu quả trong vẽ trang trí Bởi những họa tiết đơn lẻ khi ghép với nhau theo nguyên tắc trang trí sẽ tạo nên những họa tiết ở

Trang 12

môn vẽ tranh Ý tưởng này được tôi áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy

Ví dụ: Sửa thói quen ở bài vẽ của học sinh (Hình 8), tạo hiệu quả trên

chính bài vẽ ấy (Hình 9)

Hình 8 Hình 9

4.2.3 Khai thác họa tiết có sẵn.

Việc nhiều học sinh có thói quen sao chép những họa tiết ở các bài trong

sách giáo khoa, vào bài làm của mình một cách máy móc (chép nguyên hình)

cũng là tình trạng khá phổ biến Ở lứa tuổi này, tư duy so sánh sự vật phát triển tốt nhưng chưa tự phát huy được khả năng của bản thân Cùng với cách dạy đơn thuần dẫn đến học trò không tư duy sáng tạo mà chỉ đi sao chép lại họa tiết, hay những họa tiết tạo ra quá đơn giản Tình trạng này không chỉ diễn ra phổ biến ở phân môn trang trí mà còn diễn ra nhiều ở chủ đề khác như vẽ tranh,…

Ở phần này, giáo viên cần chỉ rõ để học sinh thấy cách khai thác thế nào?

Vì việc sáng tạo ra một cái mới là khó so với thời lượng học môn Mĩ thuật trong trường tiểu học Để phát huy tốt điều này, giáo viên cần khắc phục bằng cách: dựa trên những cái đã có, cụ thể ở bài vẽ của học sinh, sách giáo khoa, bài vẽ sưu tầm… để hướng dẫn học sinh cách khai thác họa tiết, phục vụ tốt cho bài học Ví dụ như: Bằng việc thay đổi độ lớn, sắp xếp, đổi vị trí, đổi chiều vị trí họa tiết, tăng, giảm độ cong, thẳng của nét, hoặc thêm một số mảng hình vào các họa tiết đơn sẽ làm cho bài vẽ trở nên sinh động hơn Học sinh sẽ thấy thích thú với cách khai thác này Các em có thể tạo ra một họa tiết mới không mấy khó khăn

Trang 13

Ví dụ: Từ bài vẽ của học sinh ( hình 10), thêm mảng hình vào họa tiết ở

mảng chính của bài, được bài vẽ như hình 11

Hình 10 Hình 11

4.2.4 Khắc phục việc để khoảng trống lớn

Khi học sinh đã tiếp cận và thực hành tốt việc sáng tạo họa tiết nhưng trong bài vẽ trang trí còn để khoảng trống lớn Việc khắc phục nhược điểm này bằng cách đưa mảng hình vào sẽ tạo nhiều lớp hình, độ lớn hình cũng có thể tăng thêm khi ghép lại sẽ tạo ra những khoảng trống nền hợp lí Bên cạnh đó giáo viên đưa ra một số gợi ý trong cách tạo mảng nền, để học sinh tìm được cách làm riêng cho từng bài cụ thể

Ví dụ: Từ bài vẽ của học sinh (Hình 12) Đây là bài vẽ có khoảng trống

lớn vì họa tiết ở mảng chính nhỏ, giáo viên gợi ý học sinh áp dụng cách làm này

sẽ tạo được bài vẽ đẹp hơn (Hình 13)

Trang 14

lục ) Lớp đối chứng là 5A – lớp có trình độ nhận thức tương đương và chưa được áp dụng sáng kiến trên vào giảng dạy Kết quả thu được như sau:

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy ngay được sự chênh lệch kết quả giữa hai

lớp Lớp 5A do không được áp dụng Gợi ý sáng tạo họa tiết trong trang trí vào

tiết dạy nên kết quả chưa cao Tỉ lệ học sinh biết vẽ họa tiết sáng tạo rất hạn chế, hầu hết các em mới chỉ biết vẽ họa tiết một cách máy móc, sao chép họa tiết từ bài mẫu, từ bài học trước hoặc vẽ theo thói quen hàng ngày nên các bài vẽ thiếu tính sáng tạo, vẫn còn học sinh chưa đạt yêu cầu về vẽ họa tiết (10%)

Ngược lại, lớp 5B được áp dụng sáng kiến Gợi ý sáng tạo họa tiết vào bài học nên chất lượng bài làm của các em tốt hơn 100% các em đều nắm được

kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài Nhiều em đã biết chọn họa tiết phù hợp với hình vẽ, vẽ họa tiết cân đối, biết tạo những mảng hình nền, những khoảng trống hợp lí làm bài vẽ đẹp hơn Trong đó một số em đã biết vận dụng gợi ý của giáo viên để sáng tạo những họa tiết đẹp, làm bài vẽ trở nên sinh động, hấp dẫn (Hình 14)

\

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w