1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế

69 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 786,5 KB

Nội dung

Hoạt động dạy và học đạt kết quả tốt, đó là mục tiêu, là nhiệm vụ, đồngthời đó là mong muốn của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học tích cực.Kết quả được thể hiện ở chỗ học sinh có

Trang 1

sở giáo dục & đào tạo hng yên

trờng thpt nam khoái châu

============

Lĩnh vực : Địa lí Tên tác giả : Đào Thị Hải Yến

Chức vụ : Giáo viên

Học, Học nữa, Học mãi

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài: 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc đề tài: 5

CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CƠ BẢN 6

I Kĩ năng địa lí 6

II Thực trạng việc thực hành các kĩ năng địa lí của HS trường THPT Nam Khoái Châu 6

III Rèn luyện kĩ năng địa lí 8

CHƯƠNG II HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP .26

PHẦN ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 26

I Các câu hỏi địa lí phần vùng kinh tế thường gặp 26

II Thực trạng việc trả lới các câu hỏi phần địa lí vùng kinh tế của học sinh 26

III Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế 27

CHƯƠNG III NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN 59

PHẦN III KẾT LUẬN 63

1 Kết luận 63

2 Khuyến nghị 63

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã từng bướcđược đổi mới Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhất, phùhợp giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổchức…

Trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, quá trình dạy học không chỉtrang bị cho học sinh những kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành

và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linhhoạt Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hìnhthành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năngcần thiết

Hoạt động dạy và học đạt kết quả tốt, đó là mục tiêu, là nhiệm vụ, đồngthời đó là mong muốn của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học tích cực.Kết quả được thể hiện ở chỗ học sinh có chủ động nắm bắt kiến thức haykhông, kết quả các bài kiểm ta, các bài thi như thế nào Tuy nhiên hiện nayviệc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còngặp phải những khó khăn như sau:

- Thứ nhất, do điều kiện số tiết học và thời gian một tiết học trên lớp còn

hạn chế, nội dung kiến thức của bài còn nhiều và trong bài còn nhiều thuật ngữkhó hiểu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến

- Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện

kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống

- Thứ ba, hiện nay việc dạy và học bộ môn địa lí trong nhà trường phổ

thông vẫn còn bị coi nhẹ Đối với môn Địa lí, các em vẫn quan niệm đây làmôn phụ nên không say mê, chú ý học và không ghi chép bài đầy đủ MônĐịa lí chỉ được quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp Vì vậy, cả giáo viên

và học sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí

Trang 4

Thực tế trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi THPT quốc gia của hainăm gần đây, Địa lý lại là bộ môn có kết quả tương đối cao trong các bộ môn

tự chọn và số HS chọn là môn thi thứ 4 cũng có xu hướng tăng.Trong đó theocấu trúc đề thi hiện nay: Phần thực hành kĩ năng địa lí và phần địa lí các vùngkinh tế thường chiếm từ 55- 70% tổng số điểm của bài thi

Trong kì thi tốt nghiệp mấy năm gần đây, toàn tỉnh Hưng Yên số họcsinh có điểm điểmtừ 5 trở lên khi tham gia môn Địa lý đạt yêu cầu trên 90thi

%, trong đó những bài thi đạt điểm 8, 9,10 là rất hiếm, phần lớn đạt điểm 5,6

Vì vậy, làm thế nào để học sinh ôn thi tốt nghiệp bộ môn Địa lí đạt kếtquả tốt, nhất là phần địa lí các vùng kinh tế và các kĩ năng địa lí cho HS từ đó

giúp các em làm bài thi tốt, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh rèn luyện

các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế”.

- Khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài này đã giúptôi củng cố thêm kiến thức chuyên môn

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu là HS khối 12 trường Nam Khoái Châu

- Phạm vi của đề tài: Căn cứ vào nội dung chương trình SGK và trình độnhận thức của học sinh, cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tậptrung đi sâu vào hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi của phần địa lí cácvùng kinh tế và rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản

Trang 5

4 Giả thuyết khoa học

Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa

lí các vùng kinh tế của học sinh khối 12 trường THPT Nam Khoái Châu chưathật sự được tốt

Cách rèn luyện các kĩ năng địa lí như: Kĩ năng làm việc với bản đồ,kĩnăng làm việc với Atlat đị lí Việt Nam, kĩ năng phân tích và nhận xét bảng sốliệu thống kê, kĩ năng vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và nhận xét và kĩnăng tính toán trong địa lí.Cùng với việc hướng dẫn cách trả lời các câu hỏiphần các vùng kinh tế sẽ giúp cho việc học môn địa lí 12 trở lên nhẹ nhànhhơn, đạt kết quả cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận về rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một sốcâu hỏi ôn tập phần đại lí các vùng kinh tế

- Khảo sát thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một sốcâu hỏi ôn tập phần đại lí các vùng kinh tế của HS khối 12 trường THPT NamKhoái Châu trong thời gian qua

Cách rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phầnđịa lí các vùng kinh tế cho HS ở trường THPT Nam Khoái Châu

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan rèn luyện các kĩ năng địa lí vàhướng dẫn ôn thi

Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóađược sử dụng để xây dựng hệ thống nội dung của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra

+ Phương pháp điều tra xã hội như phỏng vấn

+ Phương pháp thống kê toán học

Trang 6

7 Cấu trúc đề tài:

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung chính của sáng kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Rèn luyện các kĩ năng địa lí

Chương 2: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùngkinh tế

Chương 3: Những kết quả thực hiện

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CƠ BẢN

I Kĩ năng địa lí

1) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật,hiện tượng địa lí; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê,

- Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí

- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giảiquyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với HS trên cơ sở tư duykinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán

2) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ:

- Bắt chước: Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó

- Thao tác: Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máymóc

- Chuẩn hoá: Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịpnhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phảihướng dẫn

- Phối hợp: Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổnđịnh

- Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng vàtrở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ

Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tậpthường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng

II Thực trạng việc thực hành các kĩ năng địa lí của HS trường THPT Nam Khoái Châu

Để tìm hiểu về kĩ năng làm bài thực hành của HS khối 12 trường THPTNam Khoái Châu, tôi đã tiến hành khảo sát 04 lớp 12 mà tôi đã dạy trong nămhọc 2012 – 2013 Kết quả thu được như sau:

Trang 8

Với các câu hỏi kiểm tra Đánh dấu ( X) vào lựa chọn phù hợp với bản thânem.

1 Bạn có biết sử dụng bản đồ, lược đồ trong học địa lí?

kĩ năng địa lí) Tiếp tục tìm hiểu thêm thông qua phỏng vấn 60 học sinh vềnhững kĩ năng địa lí mà em biết, tôi nhận thấy như sau:

Với kĩ năng làm việc với bản đồ và Át lát thì các em mới hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ, nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ, xác

Trang 9

-định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ; còn mô tả đặc điểm đối tượngtrên bản đồ, xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ, xác định các mốiquan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ,mô tả tổng hợp một khu vực,một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật,động vật, dân cư, kinh tế).

- Kĩ năng vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét cần thiết Đốivới kĩ năng này đa số học sinh biết vẽ các dạng biểu đồ nhưng phần nhận xétthì không làm rõ được yêu cầu của đề

III Rèn luyện kĩ năng địa lí

Căn cứ vào thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng địa lí của học sinh vànhững lần trải nghiệm qua chấm thi, tôi đã tiến hành dạy và rèn các kĩ năngđịa lí cho học sinh, với các kĩ năng cơ bản:

- Các kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa

- Kĩ năng làm việc với Át lát địa lí Việt Nam

- Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê

- Kĩ năng vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét cần thiết

- Kĩ năng tính toán trong địa lí

a) Kĩ năng làm việc với bản đồ

- Kĩ năng làm việc với bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí Nếukhông nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật,hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa líkhác Do tính chất cơ bản của kĩ năng, nên trong các đề thi môn Địa lí, việckiểm tra kĩ năng này được thực hiện chủ yếu thông qua yêu cầu làm việc vớiAtlát Địa lí Việt Nam Tuy nhiên, nếu HS không rõ các nhiệm vụ và kĩ thuật

sử dụng bản đồ thì không thể làm việc trên các trang bản đồ của Atlát được

Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ là không thể thiếu khi họcmôn Địa lí

- Thông thường khi làm việc với bản đồ, HS cần phải:

Trang 10

+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ.

+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ

+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hìnhthái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ

+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ

+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ

+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địahình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế)

Đối với HS lớp 12, những việc làm trên tất yếu phải được thực hiện mộtcách thành thạo để đạt mức cao nhất của kĩ năng bản đồ là đọc bản đồ (phântích được các mối liên hệ nhân quả, mô tả tổng hợp một lãnh thổ, một ngành,một thành phần tự nhiên )

- Muốn đọc được bản đồ, yêu cầu phải có kiến thức địa lí

b) Kĩ năng làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam

Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phảirèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa

lí Việt Nam Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ,biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng Atlat và vận dụng các kĩ năngđịa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cáchmáy móc, không có hiệu quả Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉgiúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tậptrung kiến thức làm tốt bài thi

- Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trongtất cả các đề thi môn Địa lí Để khai thác kiến thức từ Atlát, yêu cầu HS phải

sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng kĩnăng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần đến óc sáng tạo Do vậy, trongnhiều đề thi có đến 2 câu hỏi yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt nam

Trang 11

- Thông thường câu hỏi gắn với Atlát có dạng "Dựa vào Atlát Địa lí ViệtNam và kiến thức đã học "

Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ

sở trên (hoặc là riêng Atlát, hoặc riêng kiến thức đã học) để làm bài Việc làm

đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ Nếu chỉ dựa vào kiếnthức đã học, nhiều kiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sựphân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiệntượng địa lí Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlát địa lí, nhiều kiến thức như tìnhhình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm

và truyền thống sản xuất của dân cư không được đề cập đến một cách đầy

đủ và hợp lí

Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp cho thấy, trong những trường hợp như vậyphải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát địa lí, các loạikiến thức không thể hoặc rất khó thể hiện rõ trên Atlát, phải khai thác từ vốnkiến thức đã có của bản thân Trong mỗi ý trình bày của bài làm, cần kết hợphai loại kiến thức này với nhau một cách thích hợp Sau đây là một ví dụ kếthợp kiến thức khai thác được trên Atlát địa lí với kiến thức đã có của bản thân

Ví dụ: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tíchđặc điểm của đất (thổ nhưỡng) miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Những kiến thức có thể khai thác được từ Atlat một cách rất rõ ràng:

+ Nhiều loại đất khác nhau (đất feralit, đất phù sa, )

+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan: tập trung ở các cao nguyên Tây Nguyên.+ Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn và phân bố rộngrãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ

+ Ở các vùng núi, độ cao trên 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m có đất mùnvàng đỏ trên núi, độ cao trên 1600 - 1700 m có đất mùn alit núi cao, diện tíchkhông lớn

+ Đất xám bạc màu trên đá axit tập trung ở Tây Nguyên và rải rác venbiển ở các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ

Trang 12

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ.Ngoài ra, còn có ở duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đất phù sa của sông Cửu Long tập trung nhiều ở ven sông Tiền và sôngHậu

+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ nằm rải rác ven biển.+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.Ngoài ra, còn có ở vùng cửa sông ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ

+ Đất cát ven biển: phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở duyên hải NamTrung Bộ

- Những kiến thức phải huy động từ vốn tri thức đã có:

+ Đất (thổ nhưỡng) ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như đất ởcác miền tự nhiên khác của nước ta rất đa đạng, với nhiều loại khác nhau.+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan: tập trung ở các cao nguyên TâyNguyên khoảng trên 1,3 triệu ha Đất này được hình thành trên cơ sở phonghoá đá ba dan, có tầng dày, khá phì nhiêu

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ trên900.000 ha

+ Đất phù sa của sông Cửu Long là loại đất tốt, có thành phần cơ giớinặng, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được bồi tụ phù sa vào mùa lũ.+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, được hình thànhbởi sự bồi tụ của phù sa sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đếnthịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng

+ Đất phèn có đặc tính chua; đất mặn có loại mặn ít, mặn nhiều,

+ Đất cát ven biển nghèo mùn và chất dinh dưỡng

- Kết hợp cả hai nguồn kiến thức, có:

a) Đất (thổ nhưỡng) ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như đất ởcác miền tự nhiên khác của nước ta rất đa đạng, với nhiều loại khác nhau (đấtferalit, đất phù sa )

b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các loại đất sau:

Trang 13

- Đất feralit

+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan: tập trung ở các cao nguyên TâyNguyên (khoảng trên 1,3 triệu ha) và Đông Nam Bộ Đất này được hình thànhtrên cơ sở phong hoá đá ba dan, có tầng dày, khá phì nhiêu

+ Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn và phân bố rộngrãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ

+ Ngoài ra, ở các vùng núi, độ cao trên 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m

có đất mùn vàng đỏ trên núi, độ cao trên 1600 - 1700 m có đất mùn alit núicao, diện tích không lớn

+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, được hình thànhbởi sự bồi tụ của phù sa sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đếnthịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, còn có ở vùng cửa sông ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ Đấtphèn có đặc tính chua; đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều,

- Đất cát ven biển: phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở duyên hải Nam

Trung Bộ; đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng

- Các yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam rất đa dạng Trongphạm vi ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí THPT những năm trước cũng như kì thiTHPT quốc gia, cần lưu ý tập trung vào các chủ điểm sau:

Trang 14

+ Trình bày vị trí địa lí của quốc gia, miền, vùng, tỉnh, trung tâm côngnghiệp/thành phố lớn, và nêu ý nghĩa (vị trí toán học, vị trí địa lí tự nhiên, vịtrí địa lí kinh tế).

+ Trình bày và giải thích về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (địahình nhiều đồi núi, tác động đến cảnh quan tự nhiên và sự phát triển KT - XH;đặc điểm của Biển Đông, ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta; thiên nhiênnhiệt đới ẩm gió mùa (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình xâm thực - bồi

tụ, thuỷ văn của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, đất feralit, hệ sinh thái rừng nhiệtđới ẩm gió mùa); thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng theo yếu tố và theo vùng(sự phân hóa địa hình, khí hậu - thuỷ văn, thổ nhưỡng - sinh vật, cảnh quanthiên nhiên)

+ Trình bày và giải thích một yếu tố, thành phần địa lí tự nhiên, dân cư

-xã hội (địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa, sôngngòi, đất, thực vật và động vật, dân cư, dân tộc, đô thị hoá)

+ Trình bày và giải thích về sự đa dạng của tài nguyên, một số thiên taichủ yếu (sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, một số thiên tai chủ yếu ).+ Trình bày và giải thích về một miền tự nhiên, so sánh các miền tựnhiên (trình bày và giải thích về một miền tự nhiên, một khu tự nhiên, một đaicao tự nhiên; so sánh hai miền tự nhiên, hai khu vực tự nhiên,; trình bày vàgiải thích về một ngành/phân ngành kinh tế của cả nước/vùng kinh tế, địaphương tỉnh)

+ Trình bày và giải thích về một trung tâm công nghiệp, một vùng nôngnghiệp, vùng công nghiệp So sánh các trung tâm, các vùng

+ Trình bày và giải thích về một vùng kinh tế/vùng kinh tế trọng điểm(nguồn lực, tình hình phát triển kinh tế và phân bố, sự phân hóa nội vùng, cácmối liên hệ liên vùng) So sánh các vùng kinh tế

+ Trình bày và giải thích về vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốcphòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

+ Trình bày và giải thích về địa lí tỉnh (thành phố) (vị trí địa lí, phạm vilãnh thổ và phân chia hành chính; đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên

Trang 15

nhiên; đặc điểm dân cư và lao động; đặc điểm kinh tế - xã hội; địa lí một số

ngành kinh tế chính)

- Để khai thác các kiến thức địa lí theo những chủ điểm trên, cần lưu ý kĩthuật sử dụng các trang của Atlát Địa lí Việt Nam

+ Sử dụng trang mở đầu của Atlát Địa lí Việt Nam:

Đối với trang này, HS cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm củaAtlat; nắm chắc kí hiệu chung ở trang mở đầu

+ Sử dụng các trang bản đồ của Atlat Địa lí Việt Nam:

Làm việc với các trang của Atlát, HS phải xác định được vị trí địa lí, giớihạn của lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khíhậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc); trình bày sự phân bố các đốitượng địa lí, như: khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, trung tâm côngnghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị, ; giải thích sự phân bố các đối tượngđịa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệgiữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấutrúc địa chất và địa hình, ), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư vàkinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên - dân cư và kinh tế, ; đánh giá các nguồnlực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng và hướngphát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành vàcác lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế về các mặt; trình bàytổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ

Trong rất nhiều trường hợp, HS phải chồng xếp các trang bản đồ Atlát đểtrình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể

- Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, HS cầnlưu ý sử dụng một dàn bài có được từ vốn tri thức địa lí của bản thân vào việcđọc các trang Atlát Một cách chung nhất, có thể dựa vào một số dàn bài sau:+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng kinh tế - xã hội

· Những nơi (vùng, tỉnh, biển ) tiếp giáp với vùng nghiên cứu

· Diện tích (km2)

Trang 16

· Ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát triển kinh tế

- xã hội

+ Khoáng sản

· Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)

· Phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)

+ Địa hình

· Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và

sự phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địahình (đông, tây, nam, bắc), các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối), tínhchất cơ bản của địa hình

· Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình vớivận động kiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với kiến trúc địa chất(uốn nếp, đứt gãy ), địa hình với khí hậu

· Các khu vực địa hình (khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểmchung, sự phân chia thành các khu vực nhỏ hơn; khu vực đồi: sự phân bố,diện tích, đặc điểm chung, các tiểu khu, vùng; khu vực đồng bằng: sự phân

bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu (nếu có)

· Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.+ Khí hậu

· Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng (trong năm,ngày dài nhất, ngắn nhất), bức xạ tổng cộng (đơn vị: kcal/cm2/năm), cân bằngbức xạ (đơn vị: kcal/cm2/năm), độ cao Mặt Trời và ngày tháng Mặt Trời quathiên đỉnh

· Xác định kiểu khí hậu với những đặc trưng cơ bản (kiểu khí hậu như:khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưanhiều; hoặc khí hậu á xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa kéo dài, mùa khôngắn nhưng sâu sắc; những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trungbình năm, tổng nhiệt độ, biên độ nhiệt, cơ chế hoàn lưu các mùa, số đợt frônglạnh, số lần có hội tụ nhiệt đới, tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưatrung bình năm, phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian, tính chất mưa

Trang 17

· Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa).

· Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp)

và đời sống (tác động tích cực, tác động tiêu cực)

· Các miền hoặc khu vực khí hậu

+ Thủy văn

· Mạng lưới sông ngòi

· Đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất sông ngòi(hình dạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông ),chế độ nước, môđul lưu lượng (lít/s/km2), hàm lượng phù sa

· Các sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy,chiều dài, các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc lòng sông, chế độnước, hàm lượng phù sa)

· Giá trị kinh tế (giao thông, thủy lợi, đánh cá, công nghiệp ) Các vấn

đề khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi

+ Thổ nhưỡng

· Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng,phân bố thổ nhưỡng)

· Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, )

· Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu Trong mỗi vùng, nêu các loại đấtchính, đặc tính (độ phì, độ pH, thành phần cơ giới, độ chặt ), diện tích, sựphân bố, giá trị sử dụng, hướng cải tạo, bồi dưỡng

· Hiện trạng sử dụng đất: cơ cấu diện tích các loại đất phân theo giá trịkinh tế, diện tích đất bình quân đầu người, hiện trạng sử dụng và phươnghướng sử dụng hợp lí đất đai

+ Tài nguyên sinh vật

· Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loài cây, vềcấu trúc thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây ), tỉ lệ che phủrừng, sự phân bố, đặc điểm các loại hình thực bì

Trang 18

· Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườnquốc gia (hoặc khu dự trữ sinh thái), mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.+ Các miền tự nhiên

· Vị trí

· Đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sôngngòi, đất, thực và động vật)

· Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên

+ Dân cư và lao động

· Gia tăng dân số: số dân, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm(tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng tự nhiên); gia tăng cơ giới (xuất cư, nhập cư)

· Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ

· Kết cấu dân số: kết cấu sinh học, kết cấu theo giới tính (nam, nữ), kếtcấu dân tộc, kết cấu xã hội, kết cấu theo trình độ văn hóa; kết cấu theo nghềnghiệp, kết cấu lao động

· Nguồn lao động: quy mô và sự gia tăng nguồn lao động, chất lượng nguồnlao động: trình độ chuyên môn kĩ thuật, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất

· Sử dụng nguồn lao động (hiện trạng phân bố lao động trong các ngànhkinh tế, vấn đề việc làm trong quá trình đa dạng hóa nền kinh tế)

· Phân bố dân cư (lao động): mật độ dân số, phân bố dân cư theo lãnhthổ, những biến động trong phân bố dân cư

+ Quần cư

· Các loại hình cư trú chính (đô thị, nông thôn)

· Trong mỗi loại hình, nêu đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế chủ yếucủa dân cư

Trang 19

· Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

· Phương hướng phát triển công nghiệp

+ Ngành trồng trọt

· Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp

· Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính Đối với mỗiloại cây trồng, cần trình bày rõ tỉ trọng của nó trong tổng diện tích canh tác(hay gieo trồng), tốc độ tăng trưởng (hoặc giảm sút), năng suất, sản lượng, địabàn tập trung sản xuất

· Các vùng chuyên canh: Đối với mỗi vùng, cần làm rõ về vị trí địa lí,quy mô (diện tích, lao động), cây trồng và vật nuôi chính (số lượng, tỉ lệ sovới toàn vùng và toàn tỉnh, tốc độ phát triển, địa bàn tiêu thụ)

+ Ngành chăn nuôi

· Phát triển và phân bố ngành chăn nuôi

· Các loại vật nuôi (mục đích chính của chăn nuôi, số lượng, phân bố).+ Ngành thuỷ sản: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (về sản phẩm vàphân bố)

+ Ngành lâm nghiệp

· Khai thác lâm sản

· Bảo vệ rừng và trồng rừng

+ Du lịch

· Trung tâm du lịch quốc gia và du lịch vùng

· Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước khoáng,bãi biển, thắng cảnh)

· Tài nguyên du lịch nhân văn (di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử,cách mạng, lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền)

Trang 20

+ Giao thông vận tải

· Các loại hình vận tải

· Các tuyến đường giao thông chính (đường bộ, đường sắt, đường sông,đường biển, đường hàng không) Trong mỗi loại, nêu rõ: tuyến đường, khốilượng hàng hóa, hành khách vận chuyển, luân chuyển; các hải cảng, sân bay

· Các đầu mối giao thông, các cảng (sông, biển), sân bay và chức năng,vai trò của chúng

· Quy mô (lãnh thổ, dân số)

· Nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sởvật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển)

· Các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng

· Hướng chuyên môn hoá và các sản phẩm hàng hóa

· Khả năng phát triển trong tương lai

- Dàn ý của mỗi thành phần, yếu tố, hay miền, vùng địa lí trên là cơ sở

để ôn luyện kiến thức địa lí thi tốt nghiệp gắn với việc sử dụng Atlát để tránh

bỏ sót ý Trong khi làm bài, tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi, xác định các kiếnthức nào cần khai thác, kiến thức nào không cần trình bày hoặc không cần đisâu phân tích vì không phải là trọng tâm của đề bài

Ví dụ, cùng hỏi về miền tự nhiên, nhưng có câu hỏi chỉ yêu cầu phântích đặc điểm thổ nhưỡng, lại có câu hỏi chỉ yêu cầu phân tích đặc điểm địahình, có câu hỏi yêu cầu so sánh đặc điểm thuỷ văn của hai miền tự nhiên vớinhau Trong mỗi trường hợp, cần đi sâu vào một số nội dung nhất định,đương nhiên không thể máy móc trình bày tất cả các ý theo dàn bài về thổnhưỡng, địa hình hay thuỷ văn như nêu trên

Trang 21

- Làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tíchcác lát cắt, biểu đồ, số liệu trong các trang Atlát Đó là các thành phần bổtrợ làm rõ nội dung trang Atlát, hoặc bổ sung cho nội dung tờ bản đồ mà Atlátkhông thể trình bày rõ được Ví dụ, ở trang bản đồ Nông nghiệp, khi trình bày

về cây công nghiệp, tờ bản đồ chỉ thể hiện được các cây công nghiệp, cácvùng chuyên canh cây công nghiệp Muốn hiểu được tỉ lệ diện tích gieo trồngcây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng và diện tích trồngcây công nghiệp thì phải sử dụng các số liệu được trình bày kèm theo trangbản đồ Hoặc, trên tờ bản đồ Các miền tự nhiên, để biết được một cách trựcquan và cụ thể hướng nghiêng và hình thái địa hình miền Tây Bắc và BắcTrung Bộ, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ngoài quan sát trên bản đồ, cònphải đi sâu phân tích hai lát cắt địa hình được trình bày kèm theo tờ bản đồ.Rèn luyện được kĩ năng đọc Atlát một cách hoàn thiện, HS có nhiều khảnăng đạt kết quả cao trong các kì thi HS giỏi quốc gia hiện nay

c) Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê

- Trong đề thi tốt nghiệp môn Địa lí THPT những năm trước và kì thiTHPT quốc gia năm vừa qua, câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu luôn xuất hiện.Đồng thời loại câu hỏi này còn cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vậndụng kiến thức của HS vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọnlọc, xác định kiến thức địa lí Thông thường loại câu hỏi này yêu cầu HS phântích bảng số liệu (nghĩa là đọc bảng số liệu) để rút ra các nhận xét cần thiết

- Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàngngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết HS cần phải nắm vững tênbảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ cáctiêu chí cần nhận xét (ví dụ: để nhận xét về một loại cây trồng, người tathường quan tâm đến sản lượng, cơ cấu, năng suất; để nhận xét về đô thị,thường quan tâm đến chức năng, quy mô, phân cấp, sự phân bố, ) Việc phântích nhìn chung không phức tạp, nhưng HS thường phạm lỗi phân tích thiếu,hoặc nêu không đầy đủ các nhận xét cần thiết Để tránh trường hợp này, cầnlưu ý so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí

Trang 22

Chú ý so sánh các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền

kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý

so sánh các lãnh thổ lớn với nhau, nhỏ với nhau, lớn với nhỏ và ngược lại, Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải tính toán bảng số liệu trướckhi nhận xét Chẳng hạn, với một bảng số liệu tuyệt đối, bài yêu cầu nhận xét

về cơ cấu; hay, bảng số liệu chỉ cho giá trị GDP và dân số năm 2004 của vùngkinh tế, nhưng yêu cầu nhận xét về thu nhập bình quân đầu người; bảng sốliệu về diện tích dân số, nhưng yêu cầu nhận xét về mật độ dân số, Trongnhững trường hợp này, cần phải tính toán trước khi nhận xét (mặc dù đề bài

có thể không yêu cầu tính toán) Tuy nhiên, một số bài tập, có yêu cầu phảitính toán trước khi nhận xét

- Một cách chung nhất, khi phân tích số liệu, để khỏi bị sót ý, cần lưu ý một số điểm sau:

· Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét,phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ Nếu không xác địnhđược yêu cầu chủ đạo, dễ bị lạc đề Ví dụ, cho bảng số liệu tuyệt đối về diệntích trồng mía phân theo các vùng năm 2010, yêu cầu nhận xét về sự thay đổi

cơ cấu diện tích trồng mía phân theo các vùng, cần phải chú ý từ "cơ cấu",nghĩa là phải chuyển từ bảng số liệu tuyệt đối sang bảng số liệu tương đối, sau

đó mới tiến hành nhận xét theo các vùng Nếu cứ để nguyên bảng số liệu tuyệtđối, khó có thể nhận xét được

· Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu củacâu hỏi và đến các số liệu đã cho để xác định các tiêu chí phù hợp với yêucầu của bảng số liệu, phác thảo dàn ý trình bày Ví dụ, khi câu hỏi yêu cầudựa vào các số liệu để nhận xét về dân cư, cần phải phác thảo một dàn ý baogồm: động lực gia tăng dân số nói chung và qua các thời kì nói riêng, quy

mô, kết cấu, phân bố dân cư Đối với một thành phố, dàn ý gồm: quy mô,chức năng, phân cấp, sự phân bố Đối với một ngành kinh tế, dàn ý lại khác,

đề cập đến vai trò, nguồn lực, tình hình phát triển, cơ cấu ngành và lãnh thổ,

sự phân bố Tuy nhiên, đây chỉ là cái nền chung, cần dựa vào để trình bày,

Trang 23

tránh sót ý Việc phân tích, nhận xét cụ thể còn tuỳ thuộc vào các số liệu đãcho.

- Việc phân tích và nhận xét bảng số liệu, thông thường được tiến hành như sau:

· Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú

ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình,những điểm đột biến (tăng, giảm đột ngột) Chú ý so sánh, đối chiếu cả giá trịtuyệt đối lẫn tương đối

· Chú ý phân tích khái quát trước, sau đó mới đi sâu vào các thành phần(hoặc yếu tố) cụ thể

· Khi nhận xét nên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đếnriêng, từ cao xuống thấp, bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí

số liệu Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục

d) Kĩ năng vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra các nhận xét cần thiết

- Dựa vào chức năng thể hiện của biểu đồ, có thể chia ra các loại biểu đồthể hiện quy mô, biểu đồ thể hiện sự phát triển, biểu đồ thể hiện cơ cấu, biểu

đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu, biểu đồ kết hợp

- Dựa theo hình dáng của biểu đồ, lại có thể chia ra biểu đồ cột (cột đơn,cụm cột, cột chồng, thanh ngang, ), biểu đồ đường (một đường, nhiềuđường, ), biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ tròn, biểu đồ vuông, biểu đồmiền

Đề thi tốt nghiệp chủ yếu nhằm vào các dạng cơ bản, đã cho sẵn dạngbiểu đồ, nên các em học sinh chỉ cần vẽ chính xác, khoa học, biểu đồ mangtính thẩm mĩ, có đủ chú thích, số liệu, tên biểu đồ sẽ được điểm tối đa

- Nhiệm vụ đề ra là vẽ biểu đồ, nhưng không nêu rõ vẽ loại nào Trongtrường hợp này cần lưu ý đến chức năng của các loại biểu đồ Thông thường,biểu đồ tròn, cột chồng, miền có ưu thế trong thể hiện cơ cấu; biểu đồ đường

có ưu thế trong thể hiện tốc độ phát triển của sự vật và hiện tượng địa lí; biểu

đồ cột thể hiện quy mô, độ lớn, của sự vật Đồng thời, cũng cần lưu ý mối

Trang 24

liên quan về bản chất giữa các loại biểu đồ với nhau Chẳng hạn, biểu đồ miềnthực chất là biểu đồ cột chồng nối tiếp, khi thu nhỏ các cột đến tối đa thì biểu

đồ cột chồng thành biểu đồ miền; hoặc biểu đồ vuông và tròn về bản chấtkhông khác nhau; biểu đồ đường kết hợp với cột về thực chất là hai biểu đồcột có các đại lượng (thời gian/lãnh thổ) chung nhau trên trục hoành; biểu đồcột thể hiện hai đại lượng khác nhau thực chất là hai biểu đồ cột có chung tiêuchí trên trục hoành, khác nhau đại lượng theo hai trục tung (ví dụ biểu đồ thểhiện nhiệt độ và lượng mưa trong năm); biểu đồ thanh ngang chính là biểu đồđường; tháp tuổi thực chất là các biểu đồ thanh ngang (biểu đồ cột) kết hợpvới nhau, Vì vậy, đối với bảng số liệu thích hợp cho vẽ biểu đồ tròn thì cũng

có khả năng thích hợp cho vẽ biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện bảng số liệu thống kê cho trướcthường thoả mãn hai điều kiện: thể hiện chính xác bảng số liệu theo yêu cầu

và có tính trực quan cao nhất Ví dụ: đối với một bảng số liệu vừa có thể vẽbiểu đồ cột chồng, vừa vẽ được biểu đồ miền thì trong trường hợp ít năm(chẳng hạn 2 hoặc 3 năm) vẽ biểu đồ cột hợp lí hơn, nhưng trong trường hợpnhiều năm (chẳng hạn 5 hoặc 7 năm) lại thích hợp hơn cho biểu đồ miền, vìtính trực quan tốt hơn

- Nhiệm vụ đề ra là vẽ biểu đồ biểu diễn tốc độ phát triển của sự vật địa

lí so với một mốc xác định trước Ví dụ, vẽ biểu đồ biểu diễn tốc độ tăngtrưởng sản lượng điện năng của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (lấy 1990 =100%) với đơn vị là tỉ kWh ứng với các năm 1995, 1997, 2000, 2005, 2010

Do đây là bảng số liệu tuyệt đối nên phải tính toán và lập bảng số liệu tươngđối Trục hoành thể hiện đại lượng thời gian (năm), trục tung thể hiện tốc độtăng trưởng sản lượng điện (%) Đường biểu diễn có gốc nằm trên trục tung(chiều cao từ gốc toạ độ đến gốc đường biểu diễn tuỳ ý, có thể đặt mốc ở gốctoạ độ, trục tung ứng với năm 1990 và tương ứng với giá trị 100%)

Trong trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, các đường đềuchung gốc 100% trên trục tung

Trang 25

- Nhiệm vụ đề ra là vẽ biểu đồ thể hiện ba đại lượng trên cùng một biểu

đồ, hoặc nhiệm vụ yêu cầu vẽ biểu đồ vừa thể hiện cơ cấu, vừa thể hiện quy

mô của sự vật thì tiến hành như sau:

Trong trường hợp ba đại lượng có quan hệ với nhau, trong đó một đạilượng là hiệu số của hai đại lượng kia, có thể sử dụng một biểu đồ thể hiệnđược cả 3 đại lượng Ví dụ: biểu đồ thể hiện cả tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệgia tăng dân số tự nhiên Trong trường hợp này, biểu đồ có 2 đường biểu diễn:

tỉ suất sinh, tỉ suất tử; còn phần miền giữa hai đường là tỉ lệ gia tăng dân số tự

nhiên Hay, biểu đồ thể hiện cả giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và xuất siêu (hay

nhập siêu), biểu đồ này có 2 đường biểu diễn: xuất khẩu, nhập khẩu; phầnmiền giữa hai đường là xuất siêu (hay nhập siêu)

Trường hợp cho ba đại lượng, nhưng trong đó chỉ có hai đại lượng quan

hệ với nhau Biểu đồ phải thể hiện cả ba đại lượng, nhưng kết hợp cột chồng(thể hiện hai đại lượng) và biểu đồ đường (ví dụ vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dânthành thị và nông thôn trong tổng số dân của cả nước và tỉ lệ gia tăng tự nhiêndân số của nước ta)

Trường hợp trong một biểu đồ thể hiện cả quy mô lẫn cơ cấu, thườngphải dùng kí hiệu số để thể hiện quy mô Ví dụ: trên biểu đồ tròn (một hìnhtròn) thể hiện cơ cấu các loại lương thực, ở giữa hình tròn vẽ một vòng trònnhỏ ghi sản lượng lương thực Trường hợp khác, có thể dùng nhiều hình (tròn,vuông, ) có kích thước khác nhau để thể hiện quy mô khác nhau

- Nhiệm vụ đề ra là vẽ biểu đồ cột có hai đại lượng khác nhau, ví dụ:Cho bảng số liệu sản lượng lương thực (triệu tấn) và dân số (triệu người) củamột số vùng của nước ta năm 2010, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện các nội dungtrên Trong trường hợp này, trên biểu đồ có hai loại cột kí hiệu khác nhau,chiều cao tương ứng với các giá trị trên hai trục tung, một trục thể hiện sảnlượng lương thực (triệu tấn) và một trục thể hiện dân số (triệu người)

e) Kĩ năng tính toán trong địa lí

Trang 26

Tính toán trong địa lí thường có các dạng khác nhau, với cách thực hiệnkhông giống nhau.Nhưng trong thi tốt nghiệp thông thường tính toán dựa vàoviệc sử dụng các công thức có sẵn, ví dụ tính năng suất khi biết diện tích vàsản lượng, tính mật độ dân số khi biết diện tích và dân số

Trang 27

CHƯƠNG II HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

PHẦN ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

I Các câu hỏi địa lí phần vùng kinh tế thường gặp

1 Kể tên các tỉnh và nêu đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa của vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ?

2 Trình bày thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

3 Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ

có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc?

4 Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng ?

5 Phân tích các thế mạnh và hạn chế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch kinh

tế ở ĐB sông Hồng

6 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng Những địnhhướng chính trong tương lai?

7.Vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ?

8 Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phầnphát triển bền vững ở BTB? Trình bày vấn đề hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ

9 Trình bày sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của Duyên hải NamTrung Bộ

10 Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Duyên hải NTB ??

11 Vị trí địa lí và lãnh thổ Tây Nguyên ?

……

II Thực trạng việc trả lới các câu hỏi phần địa lí vùng kinh tế của học sinh

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, đa số học sinh khi trả lời các câu hỏiđịa lí nói chung và phần địa lí các vùng kinh tế nói riêng còn mắc phải những lỗi

cơ bản sau :

- Học sinh chưa nhận dạng được câu hỏi thuộc dạng gì (trình bày, chứngminh, so sánh hay giải thích)

Trang 28

- Khái quát kiến thức cơ bản còn hạn chế.

- Cách trình bày không khoa học, không làm rõ trọng tâm của câu hỏi

- Một số câu trả lời còn sót ý

Để đưa ra những giải pháp trên, tôi đã hướng dẫn học sinh trả lời cụ thể chotừng câu hỏi thuộc phần vùng kinh tế

III Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế.

Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1: Kể tên các tỉnh và nêu đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1 Khái quát chung

- Gồm 2 vùng:

+ Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình

+ Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, CaoBằng, Lạng Sơn, Bắc Kan, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh

- Diện tích lớn nhất nước ta( trên 101 nghìn km2), chiếm khoảng 30,5%diện tích cả nước

- Dân số trên 12 triệu người ( 2006), chiếm 14,2% dân số cả nước

- Phía Nam: giáp Bắc Trung Bộ

- Phía Đông Nam: giáp đồng bằng sông Hồng- một trong những vùngkinh tế phát triển mạnh nhất cả nước

- Phía Đông Bắc: là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh

Kết luận: Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt, thuận lợi:

Trang 29

+ Giao lưu kinh tế, văn hóa- xã hội với các nước láng giềng và cácvùng kinh tế khác trong nước

+ Xây dựng nền kinh tế mở

+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển

Câu 2: Trình bày thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ

1 Thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện:

- Hiện nay, sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm

- Nguồn than được khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho cácnhiệt điện và xuất khẩu

- Trong vùng có một số nhà máy nhiệt điện

Uông Bí và Uông Bí mở rộng(Quảng Ninh) 450

- Tây Bắc có một số mỏ khá lớn:

+ Mỏ đồng - niken: Sơn la

+ Đất hiếm: Lai Châu

- Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại:

+ Fe: Yên Bái

+ Zn- Pb: chợ Điền- Bắc Kạn

+ Cu- Au: Lào Cai

+ Thiếc và Bô xit: Cao Bằng Mỗi năm sản xuất được 1000 tấn thiếc

Trang 30

- Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit(Lào Cai) Mỗi năm khaithác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

- Khó khăn: nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân bố ở những nơi hạ tầng giaothông chưa phát triển vì vậy việc khai thác đòi hỏi phải có các phương tiệnhiện đại và chi phí cao

b Thủy điện:

Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn

- Hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW) chiếm trên 1/3 trữ năng thủy điệncủa cả nước, riêng sông Đà chiếm gần 6 nghìn MW

- Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác:

+ Nhà máy thủy điện Thác Bà (sông Chảy): 110 MW

+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sông Đà): 1920 MW

+ Nhà máy thủy điện Sơn La (sông Đà): 2400MWW

+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (sông Gâm): 342 MW

- Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển củavùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ

và dồi dào, nhưng với các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đếnnhững thay đổi của môi trường

2 Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận

nhiệt và ôn đới

Trang 31

- Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lạichịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi

- Đông Bắc: địa hình tuy không cao, nhưng là nơi chịu ảnh hưởng mạnhnhất của gió mùa Đông Bắc do đó có một mùa đông lạnh nhất nước ta

- Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng dođịa hình cao nên khí hậu phân hóa theo độ cao nên mùa đông vẫn lạnh

Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các câytrồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

* Khó khăn

- Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông

- Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứngvới thế mạnh của vùng

b Phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

- Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ,Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La

- Các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi caoHoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốcquý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả nhưmận, đào, lê

- Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm,trồng hoa xuất khẩu

- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp,cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn

- Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phépphát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chếnạn du canh, du cư trong vùng

3 Thế mạnh chăn nuôi gia súc

a Điều kiện phát triển:

+ Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên cao 600-700m

Trang 32

+ Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi

trâu, bò(lấy thịt, lấy sữa), ngựa, dê

+ Do giải quyết tốt vấn đề lương thực cho người, nên hoa màu lương

thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi

b Tình hình sản xuất và phân bố:

- Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu(Sơn La)

- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu

- Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiệnchăn thả trong rừng

- Đàn trâu: 1,7 triệu con ( chiếm 1/2 đàn trâu cả nước)

- Đàn bò: 900 nghìn con ( chiếm 16% đàn bò cả nước - năm 2005)

- Đàn lợn: trên 5,8 triệu con ( 21% đàn lợn cả nước)

- Du lịch biển - đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế; quần thể

du lịch Hạ Long - Di sản văn hóa thế giới

- Cảng Cái Lân đang được xây dựng và nâng cấp, từ đó tạo đà cho sựhình thành khu công nghiệp Cái Lân…

Câu 3: Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc?

Ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội do được phát huy các thế mạnh

- Ý nghĩa kinh tế lớn:

Trang 33

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên

+ Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước

+ Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hóahiện đại hóa

- Ý nghĩa xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa dần sự chênh lệch về

mức sống giữa trung du, miền núi và đồng bằng

- Ý nghĩa chính trị: củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc

- Ý nghĩa quốc phòng: góp phần bảo vệ tốt an ninh quốc phòng

Nội dung 2 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Câu 5: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng?

Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì:

*)Vai trò đặc biệt của đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Đây là vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm lớn thứ hai của cảnước sau sông Cửu Long

- Là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ, sau Đông Nam Bộ

*)Cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng trước đây có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong tương lai

- Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu

- Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở các đôthị lớn

Trang 34

*)Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh vốn có của đồng bằng sông Hồng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân

Câu 6: Phân tích các thế mạnh và hạn chế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch kinh tế ở đồng bằng sông Hồng

1 Thế mạnh:

Khái quát:

- Gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên,Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam

- Diện tích: gần 15 nghìn km2 : 4,5% diện tích cả nước

Dân số 2006: 18,2 triệu người : 21,6% dân số cả nước

·Vị trí địa lý:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

+ Giáp các vùng(trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và vịnh BắcBộ

·Tự nhiên:

- Đất đai: Tài nguyên có giá trị hàng đầu của vùng

+ Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng

+ Trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ

Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

- Tài nguyên nước: phong phú, có giá trị lớn về kinh tế

+ Nước trên mặt: sông Hồng, sông Thái Bình…

+ Nước ngầm

+ Nước nóng, nước khoáng

- Tài nguyên biển

+ Đường bờ biển dài 400 km Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện đểlàm muối và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển

+ Biển giàu hải sản, có khả năng phát triển giao thông vận tải biển và dulịch

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Văn Đức, Lý luận dạy học địa lí, NXB ĐHSP Hà Nội- 2006 2. Mai Xuân San, Rèn luyện kĩ năng địa lí, NXB Giáo dục- 2001 Khác
3. Khuất Duy Thành, Phương pháp xây dựng và sử dụng các loại biểu đồ trong giảng dạy Địa lí kinh tế- xã hội ở trường THPT Khác
4. Lê Thông (tổng chủ biên), Địa lí 12, NXB Giáo dục-2008 Khác
5. Nguyễn Minh Tuệ(chủ biên), Hướng dẫn giải các dạng bài tập Địa lí 12(Chương trình chuẩn và nâng cao), NXB ĐHQG Tp. Hồ CHí Minh- 2008 Khác
6. Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí Khác
7. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014 - 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w