Lí do chọn đề tàiHiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thếgiới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thứckhác nhau.. Phương
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ÂN THI
….…
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC LỚP 11
Môn: Sinh học Tên tác giả: Nguyễn Thị Như Trang Giáo viên: Sinh - Công nghệ Chức vụ: Tổ phó
Năm học 2015 - 2016
MỤC LỤC
Trang 2Nội dung Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU ……… 3
A Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài………
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài………
3. Phạm vi nghiên cứu
3 3 4 4 B Phương pháp tiến hành ……… 5
1 Cơ sở lí luận ……… 5
2 Cơ sở thực tiễn ……… 9
3 Biện pháp tiến hành ……… 11
PHẦN II NỘI DUNG……….
A. Mục tiêu…………
B. Giải pháp của đề tài…………
12 12 12 1 Tính mới của đề tài ……… 12
2 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN………. 46
3 Lợi ích ( hiệu quả) kinh tế - xã hội của SKKN ………. 46
4 Kết quả ……… 47
PHẦN III KẾT LUẬN………. 49
1 Nhận định chung ……… 49
2 Điều kiện áp dụng đề tài ………. 50
3 Triển vọng vận dụng và phát triển ……… 50
4 Đề xuất, kiến nghị ……… 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………… 51
PHỤ LỤC………. 52
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG SKKN
1 SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 32 CNTT: Công nghệ thông tin.
Trang 41 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thếgiới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thứckhác nhau Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Mục
tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiếnthức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh Phương phápgiáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từnglớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một sốmôn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông; Đặc biệt,rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung
cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Sinh học là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống, nên sinh học
là môn học có nhiều thuận lợi để lồng ghép nội dung giáo dục KNS Để gâyhứng thú cho học sinh (HS), trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầycần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống, chuyển nội dungbài học thành các tình huống có vấn đề, để các học sinh nhận xét, xử lý, lựachọn và sau mỗi tình huống đó các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ởđâu Từ đó, góp phần giáo dục KNS cho học sinh
Với bản thân tôi vừa làm công tác giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệmthì tôi thấy một thực tế là: với lớp chọn các em chỉ quan tâm đến việc học để đithi Đại học nên học rất tốt nhưng những kĩ năng xã hội các em lại rất yếu Cái
Trang 5tôi cá nhân của các em rất cao (lúc nào mình cũng phải được quan tâm nhất,phải được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp…), chưa biết chia sẻ, cảm thôngvới các bạn… Trong khi các lớp tốp cuối thì các em lại không quan tâm mấyđến việc học, chơi nhiều hơn… Khi tôi hỏi tại sao các em không chịu khó họctập để thi vào một trường Cao đẳng hay đại học có mức điểm sàn hoặc đi họcnghề thì các em trả lời: học để làm gì hả cô, có ai quan tâm đến mình đâu hoặc
em không học vẫn có người lo cho em…
Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trìnhhọc tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần rèn luyện
KNS cho học sinh, tôi đã lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC LỚP 11”
2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài.
- Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dụccủa học sinh Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị,trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học líthuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn
- Việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng ; giúp các em có khả năng ứngphó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốtđẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa vàlành mạnh
- Rèn cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổchức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảmthông chia sẻ
3 Phạm vi nghiên cứu:
- SKKN được nghiên cứu và dạy thực nghiệm tại Trường THPT Ân Thi – Hưng Yên
- Đối tượng nghiên cứu của SKKN là học sinh lớp 11A1 và 11A6
Trang 6- Lĩnh vực Sinh học 11 và giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông Cụthể là: Chủ đề: Tập tính ở động vật - sinh học lớp 11
1.2- Phân loại kỹ năng sống:
Có nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS Ví dụ:
- “ KNS được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao
+ Kĩ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,chạy, nhảy v.v…
+ Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dướimột dạng thức mới hơn Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suynghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…
- Các KNS ở tiểu học và trung học cơ sở HS đã được học như:
Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
+ Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo
+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi Thực tế trong nhà trường, thông qua mônĐạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực
tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệumình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biếtnói lời xin lỗi khi các em làm sai
+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn Đây là kĩ năng quantrọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyệnthường ngày
Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
Trang 7+ Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiếnchia sẻ trong nhóm.
+ Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
+ Kĩ năng kiểm soát tình cảm – Kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cánhân có hại cho bản thân và người khác
+ Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.”
- Ở bậc trung học phổ thông các em cần được trau dồi các kĩ năng nâng cao baogồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổnghợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, kĩ năng làm việc nhóm v.v…”
- “Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường đượcphân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS
cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự
hỗ trợ, tự trọng, tự tin…
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng
cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS
cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giảiquyết vấn đề,…
Trên đây chỉ là một số cách phân loại KNS Tuy nhiên, cách phân loại chỉmang tính tương đối Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rờinhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau Để làm việc có hiệu quả cần phối hợp
chặt chẽ các KNS với nhau” (*)
1.3 Một số biện pháp rèn luyện KNS cho học sinh.
- Thực tế các KNS này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học Để
có hiệu quả cao, cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạocủa học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạyhọc và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính
Trang 8chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầukhông khí cởi mở thân thiện của lớp của trường Trong giờ học, giáo viên cầntạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể,nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũyKNS cho các em.
+ Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối củamình Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS được triển khai Trong
đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theocác chủ điểm hàng tháng Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinhhoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện KNS cho HS
+ Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trườngphân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhaucho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một emlàm lớp trưởng Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấmgương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm Giáo dụcKNS cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.+ Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần Theo đó mục tiêubuổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáodục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường mà cầnthay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng chohọc sinh Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xétthêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu
đố, trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫncủa GVCN
+ Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn Trong đó cần chú trọng tạomôi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, cáccâu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thứcBVMT ở các em Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xãhội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em
Trang 9+ Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hìnhthức như Rung chuông vàng, Đối mặt, Đường lên đỉnh
1.4 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông.
Gồm các nguyên tắc sau:
- Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc
tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác Việc nghegiảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về 1 vấn đề nào đó.Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học vànhững người khác (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề…) Trongquá trình tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ýtưởng của mình, xem xét các ý tưởng của người khác, từ đó tự đánh giá và xemxét lại những trải nghiệm sống của mình trước đây theo 1 cách nhìn nhận khác
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường,trong các giờ dạy tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả
- Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua
các tình huống thực tế HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ khôngchỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi HS được hình động trong các tìnhhuống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợpvới điều kiện thực tế
GV cần thiết kế và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho
HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tính kinhnghiệm trong cuộc sống của chính mình và người khác
- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai”
mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hìnhlvi Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của 1 chu trình mới
Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có kĩ năng hành động, thể hiện thái độ vàlựa chọn giá trị của cá nhân qua các hành động Giáo dục KNS là thúc đẩy người
Trang 10học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của chínhmình.
- Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi,
mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục cầnđược tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tìnhhuống “thực” trong cuộc sống
1.5 Giáo dục KNS trong môn sinh học ở trường Trung học phổ thông.
- “Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nên các kiến thức sinh học được hìnhthành chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, vì thế các kĩ năng họctập Sinh học sẽ góp phần vào việc GDKNS, tập trung vào các kĩ năng chủ yếuđối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, Kĩ năng
tư duy, bình luận phê phán, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng vận dụng kiếnthức, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm
ẩn trong môi trường sống xung quanh các em”
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Qua việc giảng dạy ở trường THPT Ân Thi, tôi nhận thấy với các lớp đa số
các em có lực học trung bình thì có nhiều học sinh còn lúng túng khi trình bàybài, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong sách giáokhoa Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự học, tựkhai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác rất tốtnhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các kiến thức
xã hội… vốn hiểu biết rất ít Có nhiều học sinh không có các KNS cơ bản màcác em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở Bên cạnh đó thì cácphương pháp giảng dạy truyền thống, với các câu hỏi đơn giản HS chỉ cần đọcsách giáo khoa (SGK) là trả lời được… làm cho HS luôn thụ động trong quátrình tiếp thu kiến thức mới từ đó các em lười suy nghĩ, lười vận động dẫn tớithiếu các KNS cơ bản và nâng cao
- Trong cuốn sách “Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trườngTrung học phổ thông” - NXB Giáo dục Việt Nam (tài liệu dành cho giáo viên),cũng đã giới thiệu một số bài soạn minh họa lồng ghép KNS trong môn sinh học
Trang 11lớp 10, 11, 12 Tuy nhiên các bài soạn này thể hiện chủ yếu là các hoạt độngnhóm của HS, chưa tổ chức các trò chơi cũng như các hoạt động diễn kịch, phânvai cho HS.
- Trước đây, đối với bài 31 + 32 + 33 : “Tập tính ở động vật ”, tôi cũng đã
sử dụng phương pháp mới, lấy HS làm trung tâm để giảng dạy như: yêu cầu HS
tự nghiên cứu sách giáo khoa thông qua việc giao cho HS về nhà hoàn thànhphiếu học tập trước khi đến lớp, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để trợgiảng , yêu cầu hoạt động nhóm, tôi cũng đã sử dụng phương pháp vấn đáp - tìmtòi … Với phương pháp này HS cũng đã chủ động tiếp thu kiến thức trong SGK,nhưng vẫn còn máy móc, việc giơ tay phát biểu mới chỉ tập trung ở một số họcsinh tích cực, HS lên bảng mới chỉ trình bày bảng mà chưa thuyết trình trướclớp, chưa liên hệ được với thực tế… HS vẫn còn thiếu tự tin khi trình bày bài
Do đó các kĩ năng giao tiếp giữa HS với GV, HS với HS, HS với SGK , các kĩnăng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân…chưa được rèn luyện nhuần nhuyễn, chưa tạo được điều kiện cho những HS rụt
rè, lười phát biểu có thể tự tin trình bày trước lớp
- Học sinh lớp 11 A6, THPT Ân Thi, năm học 2015 - 2016, gồm đa số các
em lười học, có kết quả học tập không cao, nhưng lại rất năng động, thích thểhiện bản thân, tính tự chủ cao, cái “tôi” lớn… các em không thích bị áp đặtnhưng lại chưa ý thức được vai trò, vị trí của mình trong lớp, trường cũng nhưtrong gia đình Do đó các em thực hiện nội quy của lớp, của trường không tốt,
và là những đứa con hư trong gia đình Tuy nhiên, các em tham gia rất tích cựctrong các môn thể thao như bóng đá, bóng truyền, cầu lông và các hoạt động văn
nghệ như múa, hát, diễn kịch…Nhưng do thiếu các KNS cơ bản thuộc nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống nên các em được xếp vào nhóm HS cá
biệt
- Học sinh lớp 11 A1, THPT Ân Thi, năm học 2015 - 2016, gồm đa số các
em có ý thức tự giác tốt, có lực học khá và giỏi, khả năng tự học, tự nghiên cứutốt, khả năng tư duy tốt, các em chấp hành tốt nội quy của trường, lớp và lànhững đứa con ngoan trong gia đình Tuy nhiên, các em lại thiếu tự tin khi trình
Trang 12bày trước lớp, lười vận động, ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa như: vănnghệ… các em giao tiếp chủ yếu với SGK và các sách tham khảo do đó thiếucác kiến thức thực tế và KNS cơ bản.
3 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các KNS có thể lồng ghép vào chủ đề : “Tập tính ở động vật” - sinh họclớp 11, như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo,
kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng quản lí thời gian, kĩnăng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ
- Mục tiêu bài học: Bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà họcsinh cần đạt được qua bài học
3.2 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Học sinh lớp 11A6, gồm 35 học sinh có lực học trung bình, ý thức tổchức chưa cao, trong đó có một số học sinh cá biệt hoàn cảnh gia đình phức tạp
- Học sinh lớp 11A1, gồm 39 học sinh có học lực khá, ý thức tổ chức tốt,hoàn cảnh gia đình ổn định
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Để có thể lồng ghép KNS vào bài tôi đã thực hiện các công việc sau: + Tìm hiểu kĩ mục tiêu bài học bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái
độ mà học sinh cần đạt được qua bài học
+ Tìm hiểu kĩ về các KNS cần giáo dục cho học sinh qua trang webgoogle trên mạng internet và sách giáo dục KNS cho HS Trung học phổ thông + Tìm hiểu về đối tượng học sinh cần giáo dục
3.4 Thời gian tạo ra giải pháp
- Thời gian thực hiện: 3 tháng, bắt đầu từ 1/10/2015 đến 30/12/2015, chủ yếu áp dụng trong hai lớp là: Lớp 11A1 và lớp 11A6 năm học 2015 - 2016
PHẦN II NỘI DUNG
A MỤC TIÊU.
Trang 13- Rèn các KNS cho học sinh, bao gồm các kĩ năng : Kĩ năng lắng nghetích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sángtạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng tìm kiếm sự hỗtrợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ
- Rèn luyện kỹ năng quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, tăng tínhđộc lập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, để học sinh dễ dàng tiếpnhận được kiến thức và giải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc sống
B GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em
đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộmôn Tuy nhiên còn rất hạn chế, thiếu sự đa dạng phong phú về nội dung nênhiệu quả đạt được chưa cao Vì vậy, tôi đã mạnh dạn ứng dụng các kĩ thuật,phương pháp dạy học mới vào trong bài dạy của mình: như tổ chức giờ họcthành các hoạt động khám phá, thi tài thông qua các trò chơi, các hoạt động diễnkịch tạo tình huống có vấn đề , dạy học dự án trong các bài của chươngtrình sinh học Trung học phổ thông
Trong các giờ dạy tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phongphú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo chocác em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo,tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp Trong giờ học, tôi tạo cơ hộicho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các
em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần hình thành và rènluyện 1 số KNS cơ bản cho các em
Phương pháp dạy học được đưa ra trong đề tài này, đã được tôi ứng dụng vào trong thực tế dạy chủ đề: Tập tính ở động vật trong sinh học 11 tại các lớp 11A1, 11A6, của Trường THPT Ân Thi nơi tôi công tác
- Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn soạn giáo án theo cách thức mới, chi tiết như sau:
Trang 14 Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống cá thể)
Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính
Phân biệt được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản )
Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật
Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống
2 Kĩ năng: Rèn cho HS các kĩ năng sau:
- Kĩ năng chuyên môn: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng sống ( KNS) :
+ Kĩ năng giao tiếp: Giữa Thầy và trò, giữa HS với sách giáo khoa, giữa
HS với HS (Thông qua hoạt động nhóm)
+ Kĩ năng tư duy hệ thống, xem xét các thành phần trong một tổng thể,
để nhìn thấy sự thống nhất giữa các thành phần đó
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực: Thông qua các nhiệm vụ giáo viên chuyển
giao và thông qua hoạt động nhóm
+ Kĩ năng ra quyết định và Kĩ năng làm chủ bản thân: Thông qua các trò
chơi, các hoạt động khám phá và vai trò của HS trong nhóm
+ Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm: Thông qua việc
phân phối thời gian cho các hoạt động khám phá và trò chơi
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Thông qua các nhiệm vụ học tập mà các
em phải hoàn thành và qua các tình huống thực tế
+ Kĩ năng cảm thông, chia sẻ: Thông qua các đoạn kịch ngắn liên quan
đến các tình huống thực tế do các em đóng
Trang 153 Thái độ.
- Thông qua kiến thức về tập tính ở động vật giúp học sinh có ý thức trong
việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân, tự bảo vệ mình Từ đó có ý thức bảo vệ môitrường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, có ý thức sử dụng năng lượng điện,nước một cách tiết kiệm và hiệu quả
- Học sinh có thể vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích các
vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Từ đó có ý thức tránh xa các hành động thiếuvăn hóa, các tệ nạn xã hội
4 Các năng lực hướng tới
1 Năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề
- Phân tích được các tình huống trong học tập, cuộc sống, đưa ra các phán đoán
- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề và đưa ra 1 số giảipháp để giải quyết
4 Năng lực sử dụng CNTT
- Biết khai thác thông tin trên internet
- Soạn thảo trình bày, báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập
5 Năng lực tự học - Xác định được nhiệm vụ học tập
Trang 16- Hình thành cách học tập riêng để đạt hiệu quả cao.
- Biết cách tìm nguồn tài liệu phù hợp với mục đích và nội dung học tập
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót trong quá trình học tập
II Chuẩn bị của Giáo viên – Học sinh.
Trang 18Video 13 Tập tính di cư Video 14 Tập tính xã hội
b Máy tính sách tay, máy chiếu, bảng phụ
Trang 191 Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Hãy theo dõi các tình huống trong các video, thảo luận nhóm và hoàn thành
bảng sau:
Điểm so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Ví dụNguyên nhân và giải pháp
Khái niệm
Cơ sở thần kinh
2 Tập tính là gì?
3 Em hãy tìm 1 số ví dụ về tập tính vừa có nguồn gốc bẩm sinh vừa có nguồn
gốc học được ngoài sách giáo khoa?
4 Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả
Trang 20lời các câu hỏi sau:
a Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các
tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
b Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
5 Để giảm thiểu tai nạn giao thông chúng ta cần hình thành những tập tính nào?
6 Trong gia đình và ở trường, chúng ta cần hình thành những tập tính nào để sử dụng điện 1 cách tiết kiệm và hiệu quả?
7 Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?
8 Muốn hình thành 1 tập tính học được ở 1 loài động vật thì ta phải làm gì? (HS tự chọn 1 loài vật nuôi: chó, mèo, gà )
Lớp: Nhóm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trang 21Tìm hiểu khái niệm tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính
1 Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Hãy theo dõi các tình huống trong các video, thảo luận nhóm và hoàn thành
bảng sau:
Điểm so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Ví dụ - Hiện tượng tiết nước
bọt khi nghe nhắc đếnkhế chua
- em bé khóc khi vừa trào đời
- hành động hs gần đến trường mới đội mũ bảo hiểm
- hành động của cụ già đội mũ bảo hiểm xin đi nhờ xe
Nguyên nhân và giải pháp - mang tính bản năng
- không điều chỉnh được
TH 1: vì đội mũ bảo hiểm nặng vướng víu, không đẹp Gần đến trường mới đội để không bị phạt
Giải pháp: tuyên truyền,nhắc nhở các bạn nên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta
TH2 nguyên nhân để người điều khiển xe môtô cho đi nhờ chấp hành luật giao thông Khái niệm Là loại tập tính sinh ra
đã có, được di truyền
từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Cơ sở thần kinh - Chuỗi phản xạ
không điều kiện mà trình tự của chúng
- là chuỗi phản xạ có điều kiện
- là quá trình hình thành
Trang 22trong hệ thần kinh đã được quy định sẵn từ khi sinh ra.
- Bền vững và không thay đổi
mối liên hệ giữa các nơron
- Rất đa dạng và có thể thay đổi
2 Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường,
nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
3 Em hãy tìm 1 số ví dụ về tập tính vừa có nguồn gốc bẩm sinh vừa có nguồn
gốc học được ngoài sách giáo khoa? Ở người: khóc vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được cụ thể em bé khi bị ngã đau thì khóc, nhưng thấy
mẹ cầm roi là đã khóc trước rồi.
4 Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả
lời các câu hỏi sau:
a Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các
tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
Vì ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới hoặc hệ thần kinh dạng chuỗi hạch cấu tạo khá đơn giản, có số lượng tế bào thần kinh không nhiều
khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn Hơn nữa tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập
b Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học
được?
Vì hệ thần kinh phát triến rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và ngày càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh Ngoài ra, động vật
có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến đổi
5 Để giảm thiểu tai nạn giao thông chúng ta cần hình thành những tập tính
nào?
- Luôn đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi đi xe đạp điện và xe gắn máy.
- Đi đúng tốc độ, đúng làn đường, tuân thủ đúng luật giao thông.
- Không đi hàng đôi hàng ba, không cho bạn đi nhờ xe khi không có mũ bảo
hiểm
Trang 236 Trong gia đình và ở trường, chúng ta cần hình thành những tập tính nào để sử
dụng điện 1 cách tiết kiệm và hiệu quả?
Điều chỉnh thói quen sử dụng điện trong gia đình và ở trường
- Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện hoặc cầu giao khi không sử dụng thiết bị
hoặc khi đi ra ngoài.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện có gắn ngôi sao năng lượng của Bộ công
thương.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (Sáng từ
9h30- 11h30; Tối từ 17h00 - 20h00).
- Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng
chạy nhanh càng tốn điện Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.
- Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 6 0 C Với chế độ đông lạnh thì để âm 15 0 C đến âm 18 0 C Cứ lạnh hơn 10 0 C là tốn thêm 25% điện năng
- Máy điều hòa nhiệt độ: Để nhiệt độ ở mức trên 20 0 C Cứ cao hơn 10 0 C là bạn
đã tiết kiệm được 10% điện năng Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng Nếu đặt máy xa tường, sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
7 Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?.
- Vì điện năng không phải là vô tận Nếu dùng hoang phí thiếu điện mất điện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Vì để sản xuất điện năng, con người phải khai thác than và điều đó làm ô nhiễm môi trường và có thể gây nguy hiểm (như sập hầm, nổi khí metan ),
sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà ta thấy rất rõ là không khí ô nhiễm nặng, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng
- Vì để sản xuất điện năng, con người phải xây đập thủy điện ngăn dòng chảy
của các con sông, làm hồ chứa nước thay đổi môi trường sinh thái, gây
ra hiện tượng thiếu nước tưới tiêu của các vùng hạ lưu.
- Tiết kiệm điện là tiết kiệm được 1 khoản chi tiêu cho gia đình.
8 Muốn hình thành 1 tập tính học được ở 1 loài động vật thì ta phải làm gì?
(HS tự chọn 1 loài vật nuôi: chó, mèo, gà )
Vd Khi nuôi mèo trong nhà ta phải rèn cho chúng đi vệ sinh đúng nơi quy
Trang 24định Cụ thể: xích mèo cạnh cái thau có để sẵn tro bếp hoặc xỉ than 3 – 5 ngày cho mèo quen với vị trí đi vệ sinh Hàng ngày phải thay xỉ than hoặc tro bếp sạch vì mèo rất sạch sẽ
1 Phân biệt 1 số hình thức học tập ở động vật
- Nhóm 1 Thuyết trình phần hình thức học tập quen nhờn, in vết và điều kiện
hóa bằng powerpoint cùng với video minh họa
- Nhóm 2 Thuyết trình phần hình thức học ngầm và học khôn bằng powerpoint cùng với video minh họa
Chú ý:
- các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 3 – 4 phút
Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh
- Nội dung phong phú, và đặc trưng cho dạng tập tính mà các em muốn
trình bày.
- Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi).
2 Hãy khoanh vào đáp án đúng của các câu hỏi dưới đây
Câu 1 : Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội
vàng chạy xuống bếp Đây là một ví dụ về hình thức học tập :
Trang 25A Quen nhờn B Điều kiện hoá đáp ứng
C Học khôn D Điều kiện hoá hành động
Câu 2 : Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới Dựa vào những kiến
thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A Điều kiện hoá đáp ứng B In vết
C Học ngầm D Học khôn
Câu 3 : Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ thụt đầu và chân vào mai.
Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa Đây là một ví
dụ về hình thức học tập:
A In vết B Quen nhờn
C Học ngầm D Học khôn
3 Theo em thói quen đi học muộn là một thói quen tốt hay xấu? Em hãy chỉ
ra nguyên nhân khiến cho nhiều bạn học sinh hay đi học muộn? Tại sao lại phải đi học đúng giờ?
1 Phân biệt 1 số hình thức học tập ở động vật
Quen nhờn Động vật phớt lờ, không
trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần không kèm theo nguy hiểm
- khi 1 số hs đi học muộn nhiều lần mà không bị nhắc nhở hay
kỉ luật
theo vật chuyển động
mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
- Vịt vừa mới nở thường
đi theo vật chuyển động
mà nó nhìn thấy đầu tiên
Điều kiện hóa a/ Điều kiện hóa đáp
ứng: Là hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác
- Khi cho cá ăn thì gõ kẻng, hành động được lặp lại nhiều lần Nếu chỉ gõ kẻng cá vẫn bơi
Trang 26động của kích thích kết hợp đồng thời.
b/ Điều kiện hóa hành động: Điều kiện hoá hành động: Liên kết mộthành vi với một phần thưởng (hoặc hình phạt)
động vật chủ động lặp lại hành vi (hoặc tránh xa hành vi đó)
đến chỗ ăn
- Chuột chủ động đạp nút xanh để có thức ăn, tránh xa nút đỏ vì bị ngã đau
- Trong huấn luyện xiếc thú
Học ngầm - Học không có Ý thức,
không biết rõ là mình sẽhọc được
- Khi cần kiến thức đótái hiện lại giúp giảiquyết các tình huốngtương tự
- Khi ta thường xuyên nghe 1 bài hát do nhà hàng xóm mở thuộc lúc nào mà không biết
Học khôn - Phối hợp các kinh
nghiệm cũ giải quyết cáctình huống mới
- khi vẫy xe mà không đội mũ bào hiểm thì người điều khiển xe sẽ không cho đi nhờ Vì vậy, các cụ già thường đội sẵn mũ bảo hiểm khivẫy xe đi nhờ
2 Hãy khoanh vào đáp án đúng của các câu hỏi dưới đây
Câu 1 : Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội
vội vàng chạy xuống bếp Đây là một ví dụ về hình thức học tập :
A Quen nhờn B Điều kiện hoá đáp ứng
C Học khôn D Điều kiện hoá hành động
Câu 2 : Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới Dựa vào những
kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó Đây là một ví dụ về hình thức họctập:
A Điều kiện hoá đáp ứng B In vết
C Học ngầm D Học khôn
Câu 3 : Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ thụt đầu và chân vào
Trang 27mai Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa Đây
là một ví dụ về hình thức học tập:
A In vết B Quen nhờn
C Học ngầm D Học khôn
3 Theo em thói quen đi học muộn là một thói quen tốt hay xấu? Em hãy chỉ
ra nguyên nhân khiến cho nhiều bạn học sinh hay đi học muộn? Tại sao lại phải đi học đúng giờ?
- là 1 thói quen xấu
- Nguyên nhân: ngủ dậy muộn, còn rẽ đi chơi trước khi đến trường…
- vì: + để đảm bào thời gian và hiệu quả học tập của bản thân và mọi người xung quanh Tiết kiệm thời gian.
Trang 28- Nhóm 5 Thuyết trình phần tập tính xã hội bằng powerpoint cùng với video minh họa.
Chú ý:
- các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 4-5 phút
Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh
- Nội dung phong phú, và đặc trưng cho hình thức học tập mà các em muốn trình bày.
- Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi).
Lớp: Nhóm:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tìm hiểu 1 số dạng tập tính phổ biến ở động vật
1 Kiếm ăn - Ở động vật có hệ thần kinh phát
triển thì tập tính kiếm ăn phần lớn
là do học tập từ bố mẹ, từ đồngloại hoặc do kinh nghiệm bảnthân
- Động vật có tổ chức thần kinhchưa phát triển thì tập tính kiếm
ăn phần lớn là tập tính bẩm sinh
Nhện giăng tơ để bắtmồi, khỉ biết dùng ốnghút để hút nước dừa bêntrong…
2 Bảo vệ lãnh
thổ
- Chống lại các cá thể khác cùngloài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi
Trang 29đổi nơi sống theo mùa.
- Tuỳ theo từng loài động vật mà
có những cách định hướng khácnhau
5 Xã hội - Tập tính thứ bậc: Mỗi bầy đều
có sự phân chia thứ bậc
- Tập tính vị tha: Là tập tính hysinh quyền lợi bản thân, thậm chí
cả tính mạng vì lợi ích sinh tồncủa bầy đàn
Trong mỗi tổ ongthường có 5-10% cá thể
là lính chiến suốt đời vàhơn 90% là “dân binhlao động”, nhưng chỉ códuy nhất một “bà mẹ” cónhiệm vụ sinh sản …
d chuẩn bị ma trận và hệ thống câu hỏi đánh giá cho chủ đề.
2 Chuẩn bị của học sinh:
Lớp được chia thành các nhóm học tập như sau: các HS cùng xã thuộc mộtnhóm Nếu xã nào số học sinh đông thì có thể tách làm 2 nhóm
Các nhóm sẽ nghiên cứu sách giáo khoa các bài 31, 32, 33, tài liệu và khaithác thông tin, tư liệu trên internet hoàn thành các yêu cầu sau:
- Tìm hiều lịch sử và mục đích của ngày môi trường thế giới
- Tìm hiểu lịch sử và mục đính của Giờ Trái Đất
+ Mỗi tình huống học sinh phải dàn dựng và diễn trước lớp trong tiết cuốicùng Nội dung các tình huống phải thông qua giáo viên trước 1 tuần
+ Mỗi nhóm sẽ cử 1 học sinh làm ban giám khảo Các thành viên trong bangiám khảo sẽ xây dựng thang điểm và tiêu chí chấm các tình huống do các nhómdiễn Thông qua bản tiêu chí chấm điểm với giáo viên trước tiết học 2 ngày + Lớp đề cử 1 học sinh làm MC và chuẩn bị nội dung dẫn chương trình