MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH 3 1.1 Khái niệm và phân loại 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Phân loại lưới toạ độ địa chính 4 1.2 Cơ sở toán học 5 1.3 Tỷ lệ bản đồ 7 1.3.1 Sự cần thiết của việc chọn tỷ lệ bản đồ 7 1.3.2 Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ 7 1.4 Mật độ điểm khống chế 8 1.5 Yêu cầu độ chính xác 9 1.5.1 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính quy định như sau 9 1.5.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS và thành quả đo đạc, tính toán, bình sai 10 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH 14 2.1 Thiết kế lưới GPS 14 2.2 Khảo sát, chọn điểm 16 2.3 Phương pháp đo 18 2.3.1. Thiết kế ca đo 18 2.3.2 Lập kế hoạch đo 19 2.3.3 Chuẩn bị đo 20 2.3.4 Các yêu cầu đo ngắm 21 2.3.5. Công tác đo ngoại nghiệp 22 2.4 Xử lý số liệu đo 23 2.4.1 Thiết lập hệ tọa độ địa phương 23 2.4.2 Khởi tạo dự án với phần mềm Trimble Business Center 29 2.4.3 Nhập dữ liệu cho xử lý sau 32 2.4.4 Xử lý cạnh 35 2.4.5. Bình sai lưới 39 2.4.6 Biên tập kết quả 42 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM 45 3.1. Khái quát khu đo 45 3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 45 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 46 3.1.3. Hiện trạng tư liệu hiện có 48 3.2. Sơ đồ lưới khống chế 49 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI GPS 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 81 2. Kiến nghị 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 84
Trang 1MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH 3
1.1 Khái niệm và phân loại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại lưới toạ độ địa chính 4
1.2 Cơ sở toán học 5
1.3 Tỷ lệ bản đồ 7
1.3.1 Sự cần thiết của việc chọn tỷ lệ bản đồ 7
1.3.2 Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ 7
1.4 Mật độ điểm khống chế 8
1.5 Yêu cầu độ chính xác 9
1.5.1 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính quy định như sau 9
1.5.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS và thành quả đo đạc, tính toán, bình sai 10
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH .14
2.1 Thiết kế lưới GPS 14
2.2 Khảo sát, chọn điểm 16
2.3 Phương pháp đo 18
2.3.1 Thiết kế ca đo 18
2.3.2 Lập kế hoạch đo 19
2.3.3 Chuẩn bị đo 20
2.3.4 Các yêu cầu đo ngắm 21
Trang 22.4 Xử lý số liệu đo 23
2.4.1 Thiết lập hệ tọa độ địa phương 23
2.4.2 Khởi tạo dự án với phần mềm Trimble Business Center 29
2.4.3 Nhập dữ liệu cho xử lý sau 32
2.4.4 Xử lý cạnh 35
2.4.5 Bình sai lưới 39
2.4.6 Biên tập kết quả 42
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM 45
3.1 Khái quát khu đo 45
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 45
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 46
3.1.3 Hiện trạng tư liệu hiện có 48
3.2 Sơ đồ lưới khống chế 49
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI GPS 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC BẢNG BIỂ
Trang 3Bảng 1 1 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính 9
Bảng 1 2 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính độc lập bằng công nghệ GNSS 10
Bảng 2 1 Tọa độ điểm cơ sở 16
Bảng 2 2 Thời gian ca đo tối thiểu 18
Bảng 2 3 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp 19
Bảng 3 1 Bảng trị đo gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số 50
Bảng 3 2 Bảnh sai số khép hình 54
Bảng 3 3 Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và bình sai cạnh 58
Bảng 3 4 Bảng tọa độ vuông góc không gian sau bình sai 66
Bảng 3 5 Bảng tọa độ trắc địa sau bình sai 69
Bảng 3 6 Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai 72
Bảng 3 7 Bảng chiều dài cạnh, phương vị và sai số tương hỗ 75
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Chọn góc mở tại điểm đo GPS
Hình 2.2 Nhập mô hình Geoid 24
Hình 2.3 Thêm mới hệ quy chiếu 25
Hình 2.4 Thiết lập hệ quy chiếu 26
Hình 2.5 Hệ quy chiếu mới đã được thiết lập 27
Hình 2.6 Thêm mới nhóm hệ tọa độ 28
Hình 2.7 Đặt tên cho nhóm hệ tọa độ 28
Hình 2.8 Thêm mới múi tọa độ 28
Hình 2.9.Thiết lập tham số múi tọa độ 29
Hình 2.10 Tạo dự án mới 30
Hình 2.11 Giao diện phần mềm Trimble Business Center 30
Hình 2.12 Lựa chọn hệ tọa độ 31
Hình 2.13 Lựa chọn hệ tọa độ mới 32
Hình 2.14 Nhập dữ liệu thô 33
Hình 2.15 Thông tin dữ liệu nhập 34
Hình 2.16 Tất cả các cạnh trong mạng lưới 34
Hình 2.17 Xử lý cạnh mặc định 36
Hình 2.18 Thời gian đo các cạnh 38
Hình 2.19 Vệ tinh có trong ca đo 38
Hình 2.20 Nhập tọa độ-độ cao của điểm gốc 40
Hình 2.21 Đánh dấu tọa độ vuông góc và độ cao thủy chuẩn cho điểm gốc 41
Hình 2.22: Sơ đồ mạng lưới sau bình sai 41
Hình 2.23 Thao tác xuất kết quả bình sai 42
Hình 2.24 Giao diện lưu link kết quả bình sai 43
Hình 2.25 Biểu tượng phần mềm ReportGPS 43
Hình 2.26 Tùy chọn biên tập 43
Hình 2.27 Tùy chọn thiết lập TBC 44
Hình 2.28 Hoàn thành thiết lập TBC 44
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự pháttriển không ngừng của đất nước là nhu cầu quản lí và sử dụng đất đai ngày càngcao Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền vềquản lí đất đai của khu vực xã Xuân Quang cũng như của quốc gia Do đó cácbản đồ đo vẽ ngày xưa không được coi là có độ chính xác cao vì hầu hết dùngđến phương pháp toàn đạc với độ chính xác thấp Nên với yêu cầu quản lý chặtchẽ qua thông tư của chính phủ chúng ta cần phải thiết lập lại những tấm bản đồ
có độ chính xác cao để giúp đỡ cho sự phát triển hạ tầng cũng như phát triểnkinh tế xã hội của xã Xuân Quang.Vì vậy việc xây dựng các mạng lưới địa chính
có độ chính xác và đảm bảo làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ địa chính phục
vụ cho việc quản lý đất đai cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp
có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Vì thế nên em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài :
“Thành lập lưới khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
đến 1:5000 khu vực xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”
Nội dung đồ án gồm 3 chương :
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được bản đồ án này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến cô giáo ThS Phạm Thị Thu Hương - Giảng viên bộ môn trắc địa cơ sở
đã tận tình hướng dẫn, bảo ban, chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thựchiện đồ án này Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoaTrắc địa – Bản đồ cùng toàn thể bạn bè đã đóng góp, góp ý cho em để em có thểthực hiện đầy đủ, hoàn thiện hơn bản đồ án này Do kiến thức còn hạn chế, kinhnghiệm bản thân còn thiếu nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót về nộidung cũng như hình thức Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, côgiáo, các anh chị em đồng nghiệp để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Long
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH 1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1 Khái niệm
Lưới khống chế địa chính được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhaunhằm mục đích chủ yếu là đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, 1:2000, 1:1000 ởcác vùng nông thôn, và 1:500, 1:200 ở các vùng đô thị Yêu cầu cơ bản nhất củabản đồ địa chính là đảm bảo xác định chính xác diện tích các thửa đất, do vậyphải xác định chính xác các điểm đặc trưng trên đường biên thửa và phải tăng độchính xác tương hỗ vị trí điểm
Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ Nhà Nước, dùngcác điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính Khi xây dựng lưới tọa
độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế Nhà Nước Để tăng dày mật độđiểm khống chế tọa độ địa chính, người ta thường bố trí thêm 2 cấp khống chếmặt bằng, đó là lưới tọa độ địa chính cấp 1 và cấp 2
Khi đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực đã có lưới toạ độ Nhà nước thì lấycác điểm toạ độ Nhà nước hạng I, II làm cơ sở để phát triển lưới địa chính cơ sở
Từ lưới địa chính cơ sở này ta phát triển ra các lưới cấp thấp hơn đó là lướikhống chế địa chính và lưới khống chế đo vẽ
Phương pháp xây dựng lưới khống chế tọa độ địa chính là sử dụng côngnghệ định vị toàn cầu GPS để xây dựng lưới khống chế địa chính cơ sở, vàphương pháp đường truyền để xây dựng lưới địa chính cấp 1 và cấp 2 Lưới thủychuẩn hạng 4 và lưới thủy chuẩn kỹ thuật được dùng làm cơ sở khống chế độ
Trang 9cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính.
1.1.2 Phân loại lưới toạ độ địa chính
Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lướitọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đangtồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thểcho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III
Lưới tọa độ cấp 0 là lưới có độ chính xác cao nhất, được phân bố với mật
độ khoảng 10.000 km2 - 15.000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa cácđiểm từ 100km - 150km
Lưới tọa độ hạng II là lưới tọa độ tăng dày trung gian làm cơ sở để pháttriển lưới tọa độ hạng III được phân bố với mật độ khoảng 700km2 -1000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm từ 25km - 30km
Lưới tọa độ hạng III là lưới tọa độ làm cơ sở để phát triển các lưới khốngchế đo vẽ được phân bố với mật độ khoảng 5km2 - 15km2/điểm đối với khu vựcđồng bằng và 25km2 - 50km2/điểm đối với khu vực miền núi Khoảng cách trungbình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 2km - 4km đối với khu vực đồngbằng và 5km - 7km đối với khu vực miền núi
Lưới địa chính : lưới địa chính cơ sở, lưới địa chính cấp 1, cấp 2 thường làdạng lưới tam giác hoặc đường chuyền chêm dày vào giữa các điểm lưới khốngchế mặt bằng Nhà nước
Lưới khống chế đo vẽ là lưới chêm dày vào mạng lưới khống chế mặt bằng Nhà nước và lưới khu vực để đảm bảo mật độ điểm phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình Gồm: Lưới tam giác nhỏ, lưới đa giác, giao hội Mật độ điểm và độ chính xác của lưới phụ thuộc vào đặc điểm địa hình của khu vực đo vẽ, tỷ lệ bản đồ
Trang 10Lưới khống chế khu vực: Lưới giải tích I, lưới giải tích II.
Lưới khống chế độ cao: Nhằm xác định độ cao các điểm của lưới tọa độ địachính các cấp , khi có yêu cầu thể hiện yếu tố địa địa hình trên bản đồ địa chính.Lưới khống chế độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV Hạng 1 có tổng chiều dài
5096 km gồ 11 đường, lưới hạng 2 có tổng chiều dài 4515 km gồm 43 đường.Dựa vào các điểm khống chế của lưới độ cao hạng I, II, bố trí lưới độ caohạng III, IV theo các đường đơn, các vòng khép kín hoặc lưới có nhiều điểm nút.Tuyến thủy chuẩn hạng III nối hai điểm hạng cao không dài quá 200 km, nối haiđiểm nút không dài quá 100 km Với tuyến thủy chuẩn hạng IV, chiều dài tươngứng là 100 km và 50 km
Lưới thủy chuẩn kỹ thuật: Để đảm bảm mật độ điểm cho công tác đo vẽ bản
đồ địa hình, cần phải chêm dày lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật vào lưới độ cao Nhà nước.Khi khu đo không có điểm lưới độ cao Nhà nước thì có thể lập lưới độ cao độc lậphạng III, IV (cho khu đo rộng) hoặc lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật (cho khu đo hẹp)
1.2 Cơ sở toán học
Cơ sở toán học là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng các loại bản đồ
Hệ quy chiếu sử dụng trong việc thiết kế lưới khống chế các cấp hạng là hệtoạ độ Quốc Gia VN2000 hay gọi tắt là VN2000 sử dụng phép chiếu UTM ( hìnhtrụ ngang đồng góc ) Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thànhlập từ năm 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác địnhbởi định nghĩa sau đây:
- Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ:
+ Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định
Trang 11nghĩa là gốc có cao độ 0.000m tại Hòn dấu, Hải phòng Sau đó dùng phươngpháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn Cao độmột điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độchuẩn H, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid
+ Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
- Elipsoid tham chiếu là WGS-84 với kích thước
Vị trí ellipsoid quy chiếu Quốc gia: ellipsoid WGS-84 toàn cầu được định
vị lại cho phù hợp với lãnh thổ Việt Nam Trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnhdài có cao độ thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ
Điểm gốc toạ độ Quốc Gia đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa chính thuộc tổngcục địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Điểm gốc độ cao tại Hòn Dấu, Hải Phòng
Trang 121.3 Tỷ lệ bản đồ
1.3.1 Sự cần thiết của việc chọn tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ đo vẽ trên khu đo phải căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lýđất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất và mức độ khó khăn của từng khu đo, tính chấtqui hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản
đồ cho phù hợp
1.3.2 Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửađất trung bình trên 01 ha Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, đượcxác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất
- Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt
có Mt ≥ 60
- Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đấtkhu đô thị, đất khu dân cư nông thôn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cưcòn lại
- Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư
+ Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đấtnông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xãthuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
+ Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40
Trang 13- Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp
+ Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư
- Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Khu vực có Mt ≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôitrồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác
+ Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp
- Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
1.4 Mật độ điểm khống chế
Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thìmật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:
- Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chếtọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
- Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha cómột điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
Trang 14- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa
độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
- Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiềudài được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đonhỏ hơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trởlên mật độ không quá 2 điểm
Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phươngpháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha
có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên
1.5 Yêu cầu độ chính xác
1.5.1 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính quy định như sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính
STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính Chỉ tiêu kỹ
thuật
1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000
3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m
4
Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai:
- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m
- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m
≤ 5 giây
≤ 10 giây 5
Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:
- Vùng đồng bằng
- Vùng núi
≤ 10 cm
≤ 12 cm
Trang 151.5.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS
và thành quả đo đạc, tính toán, bình sai
a Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi lập bằng công nghệ GNSSquy định như sau:
Bảng 1.2: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính thành lập bằng
2 Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối của sai số đo cạnh ≤ 10 mm + 2.D mm
(D: tính bằng km)
5 Góc ngưỡng cao (elevation mask) cài đặt trong máy thu ≥ 15 0 (15 độ)
8 Khoảng cách tối đa từ một điểm bất kỳ trong lưới đến
Trang 16Các giá trị dX, dY, dZ là các giá trị nhận được từ việc giải các cạnh(baselines) tham gia vào vòng khép, n là số cạnh khép hình.
b Phải sử dụng ăng ten, máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm đi kèm theomáy thu, do nhà sản xuất cung cấp và tuân thủ các yêu cầu quy định tại Thông tưnày để thu tín hiệu, tính toán xác định tọa độ và độ cao
Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt động của máy thu và các thiết bị kèmtheo, khi hoạt động bình thường mới được đưa vào sử dụng Đối với máy thu đang
sử dụng cần kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng, kiểm tra sự ổn địnhcủa quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từmáy thu sang máy tính Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đothử nghiệm trên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp 0(đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có
c Trước khi đo phải lập lịch đo Khi lập lịch đo được phép sử dụng lịch vệtinh quảng bá không có nhiễu cố ý SA (Selective Availabitily) để lập nhưng lịch
đó không được cũ quá 01 tháng tính đến thời điểm lập lịch đo Các tham số cầnkhai báo vào phần mềm lập lịch đo gồm ngày lập lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa
độ địa lý xác định trên bản đồ, lấy theo trung tâm khu đo, giá trị B, L xác địnhđến phút); số vệ tinh tối thiểu cần quan sát là 4; PDOP lớn nhất cho phép quansát là 4; khoảng thời gian tối thiểu của ca đo là 60 phút; góc ngưỡng 15 độ
d Trong quá trình đo lưới tọa độ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăng ten phảiđược đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10 độ; chiều cao ăng ten đượctính trung bình từ 03 lần đo độc lập vào các thời điểm bắt đầu đo, giữa khi đo vàtrước khi tắt máy thu, đọc số đến mm, giữa các lần đo không lệch quá 2 mm
Trang 17đ Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãngsản xuất khác nhau để lập cùng một lưới phải chuyển file dữ liệu đo ở từng máysang dạng RINEX.
e Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh
để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh phải đảm bảo các chỉtiêu sau:
- Lời giải được chấp nhận: Fixed;
- Chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed);
- Sai số trung phương khoảng cách: (RMS) < 20 mm + 4.D mm (D tínhbằng km)
Việc bình sai lưới chỉ được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai sốkhép cho toàn bộ mạng lưới đạt chỉ tiêu kỹ thuật
g Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuật không đạt yêu cầu thìđược phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khépkhác hoặc không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chínhnếu số điểm khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định.Trong trường hợp không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốc pháttriển lưới thì vẫn đưa vào bình sai như một điểm trong lưới và phải nêu rõ trongBáo cáo Tổng kết kỹ thuật Số liệu chỉ được đưa vào bình sai chính thức bằngphương pháp bình sai chặt chẽ khi đã giải quyết các tồn tại phát hiện trong quátrình tính khái lược
h Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng công
Trang 18- Bảng trị đo và số cải chính sau bình sai;
- Bảng sai số khép hình;
- Bảng chiều dài cạnh, phương vị, chênh cao và các sai số sau bình sai (sai
số trung phương vị trí điểm tọa độ, sai số trung phương tương đối cạnh, sai sốtrung phương phương vị cạnh và sai số trung phương độ cao);
- Bảng tọa độ vuông góc không gian X, Y, Z;
- Bảng tọa độ và độ cao trắc địa B, L, H;
- Bảng tọa độ vuông góc phẳng và độ cao thủy chuẩn sau bình sai;
- Sơ đồ lưới địa chính sau thi công
Trang 19CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH
2.1 Thiết kế lưới GPS
Trong thiết kế lưới GPS tùy thuộc và mục đích sử dụng số liệu đo mà nộidung thiết kế có thể khác nhau, song thường gồm các nội dung cơ bản sau :
+ Thiết kế mạng lưới GPS trong đo tĩnh hoặc đo động
+ Lập kế hoạch đo và công tác chuẩn bị thiết bị máy thu cùng các phụ kiện,chuẩn bị nhận lực, phương tiện đi lại…
+ Lưới GPS nói chung không khác nhiều so với các mạng lưới trắc địatruyền thống (lưới tam giác, đa giác,…) Lưới GPS gồm các điểm được chọn,đóng cọc trên mặt đất nơi ổn định hoặc bố trí trên đỉnh các công trình vững chắc,kiên cố Các điểm đó được liên kết với nhau bởi các cạnh đo, nhờ các cạnh đo đóchúng ta sẽ tính toán xác định được tọa độ, độ cao của các điểm trong một hệthống tọa độ thống nhất Lưới GPS không cần thông hướng giữa các điểm vẫn cóthể đo được cạnh đo Yêu cầu thông hướng giữa các điểm GPS là để đo nốiphương vị khi phát triển lưới cấp thấp
+ Nguyên tắc thống nhất khi xây dựng lưới trắc địa là phải có trị đo thừa đểkiểm tra kết quả đo, chính vì vậy mạng lưới GPS phải tạo thành các hình khépkín hoặc được khống chế bởi các điểm cấp cao Trong mỗi hình khép kín chúng
ta sẽ kiểm tra sai số khép tọa độ fX,fY,fZ Sai số khép hình phản ánh chất lượngcủa các cạnh đo và các sai số định tâm, đo cao anten máy thu đồng thời để kiểmtra phát hiện sai số thô như đặt nhầm điểm,…
+ Để xác định tọa độ và độ cao cho các điểm trong lưới GPS cần đo nối với
Trang 20hợp lý tưởng số lượng tọa độ điểm khởi tính trong một mạng lưới GPS thườnglớn hơn 3, số lượng điểm độ cao khởi tính thường lớn hơn 4.
+ Hiện nay, trong các quy định đo GPS không có yêu cầu phải ước tính độchính xác các mạng lưới GPS Tuy vậy vẫn có thể thực hiện công tác này theonguyên tắc ước tính lưới mặt bằng trong đó coi các trị đo cạnh GPS tương đươngvới các trị đo chiều dài và phương vị Ngoài ra có thể ước tính độ chính xác lướiGPS trong hệ tọa độ không gian địa tâm X, Y, Z
Để thiết kế lưới GPS ta thực hiện theo các bước sau :
+ Thu thập và thống kê các tài liệu trắc địa hiện có trên khu đo như lưới tọa
+ Chuyển về mặt tham chiếu (Elipsoid VN-2000, mặt phẳng chiếu UTM).+ So sánh chỉ tiêu trong quy phạm => Kết luận về lưới thiết kế
Thiết kế lưới nhằm mục đích thành lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ nhànước Việc thiết kế thuộc thành phố, không sử dụng lưới chuyên dùng mà sửdụng hệ tọa độ lưới GPS thực chất là việc xác định kích thước gốc, vị trí gốc vàphương vị gốc Hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3 và kinh tuyến trục là105°00'00" Gần khu đo có 5 điểm địa chính cơ sở
Trang 21Bảng 2.1: Tọa độ điểm cơ sở
Người chọn điểm phải tìm hiểu kỹ yêu cầu, mục đích của nhiệm vụ, điềukiện tự nhiên và xã hội của khu đo, dựa vào thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt
để tiến hành khảo sát, chọn điểm lưới GPS ngoài thực địa
Vị trí điểm chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
+ Phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối
và cho các công tác đo đạc tiếp theo
+ Phải được đặt ở nơi có nền đất, đá ổn định, sử dụng được lâu dài, an toàn
và thuận tiện khi đo đạc
+ Phải thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có khoảngkhông rộng, tránh đặt dưới các dặng cây, tán cây, dưới chân các tòa nhà caotầng… Có góc cao không quá 15° (hoặc có thể là 20°)
+ Phải thuận lợi cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tượng nhiễu tínhiệu do quá gần các khu vực trạm phát sóng như trạm điện, trạm phát thanh,
Trang 22truyền hình… và sai số đa đường dẫn do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xungquanh điểm đo.
+ Phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất hơn 200m và cách xacáp điện cao thế hơn 50m
+ Không cần đảm bảo tầm ngắm thông cho tất cả các điểm
+ Nếu bắt buộc phải chọn điểm ở nơi bị che khuất thì phải mô tả sự chekhuất đó trong hệ địa diện chân trời, để còn lập lịch đo và tạo điều kiện quan sáttốt nhất
+ Tận dụng các mốc khống chế đã có sẵn nếu chúng vẫn đảm bảo các yêu cầu
=> Chọn xong các điểm đạt yêu cầu ta thống nhất quyết định vị trí chínhthức => Ra thực địa đóng cọc gỗ làm đấu
Hình 2.1 Chọn góc mở tại điểm đo GPS
2.3 Phương pháp đo
2.3.1 Thiết kế ca đo
Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN
để lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được Trong
Trang 23bảng có : Số hiệu vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốtnhất để quan sát nhóm vệ tinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí khônggian 3 chiều Khi xung quanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch đotheo điều kiện che chắn thực tế tại các điểm đo
Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là độ kinh, độ vĩ trung bìnhcủa khu đo Thời gian dự báo nên dùng thời giant rung bình khi đo ngắm Khikhu đo lớn thời gian đo kéo dài thì cần lập bảng dự báo cho từng phân khu vớithời gian đo khác nhau và dùng lịch vệ tinh quảng bá có tuổi không quá 20 ngày.Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới GPS đã thiết kế và bảng dự báo
vệ tinh Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung : Thời gian đo, số liệu trạm đo,tên trạm đo, số liệu máy thu…
Độ dài ca đo không ít hơn 20 phút với điều kiện số vệ tinh quan sát không íthơn 6 và PDOP không lớn hơn 5 Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với cạnhdài hoặc điều kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt
Bảng 2.2: Thời gian ca đo tối thiểu
Độ dài cạnh đo (km) Thời gian ca đo (phút)
Trang 24Bảng 2.3: Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp
Hạng Mục Pháp Đo Phương Hạng II Hạng III Hạng IV Cấp 1 Cấp 2
Góc cao của vệ tinh (°)
Đo tĩnhTĩnhnhanh
≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15
Số lượng vệ tinh quan
trắc dùng được
Đo tĩnhTĩnhnhanh
10÷60
10÷60
10÷60
10÷60
10÷60
Thị trấn được thành lập lưới với cạnh giao động từ 1 km – 5 km do đóphương án độ dài thời gian ca đo là từ 30 đến 60 phút
2.3.2 Lập kế hoạch đo
Người làm công tác thiết kế lưới GPS phải lưu ý tới việc lập kế hoạch đolưới vì nó liên quan tới nhiều vấn đề quan trọng vừa mang tính lý thuyết vừamang tính thực tế Các vấn đề liên quan đó là : máy sử dụng để đo, kỹ thuật quantrắc và tổ chức đo đạc Đo GPS khác với các phép đo truyền thống là không cầnthông hướng giữa các điểm đo vì vậy sẽ có những điểm khác biệt khi lập kếhoạch đo, thực hiện đo và xử lý số liệu đo
Trang 25Lập kế hoạch tối ưu trong đo GPS cần xem xét tới một số tham số như : cấuhình của vệ tinh; số lượng, chủng loại máy thu sử dụng để đo… Trái ngược vớiyêu cầu trong thiết kế các mạng lưới tam giác đo góc, đo cạnh là cố gắng phảiđảm bảo cường độ hình học của lưới, thì đối với lưới GPS yêu cầu về đồ hình vàchiều dài cạnh hầu như không có ý nghĩa quyết định.
Đối với các mạng lưới lớn có nhiều điểm đo và máy thu tham gia đo thìviệc lập kế hoạch đo cần có sự trợ giúp của chương trình máy tính với những dữliệu đầu vào
Để đảm bảo thành công cho công tác đo GPS cần phải tiến hành lập kế hoạc
đo, cụ thể là xác định thời gian đo tối ưu Khoảng thời gian tối ưu có thể sử dụng
là khoảng thời gian trong đó có số vệ tinh quan trắc đồng thời là tối đa và cóPDOP không vượt quá giá trị cho phép
Sau khi vị trí các điểm của mạng lưới đã được triển lên bản đồ, có thể tiếnhành khảo sát ngoài thực địa Mục đích của công tác khảo sát ngoài thực địa lànhằm xác định lại các điều kiện đo tại từng điểm và điều kiện di chuyển máytrong lưới Tại mỗi điểm đo GPS người khảo sát cần đảm bảo yêu cầu gócngưỡng từ 15° đến 20° và xung quanh không có các vật phản xạ Trên cơ sởkhảo sát đường đi sẽ quyết định luôn cả khoảng thời gian cần thiết để di chuyểnmáy giữa hai ca đo liên tiếp nhau
2.3.3 Chuẩn bị đo
Công tác chuẩn bị bao gồm những nội dung chính sau:
+ Trước khi đo cần kiểm tra các máy thu GPS, dung lượng của pin và ắcquy, các thiết bị kèm theo như chân máy, định tâm quang học, ốc nối, thước đocao anten,…
Trang 26+ Chuẩn bị phương tiện đi lại hợp lý để di chuyển máy đúng lịch đo như kếhoạch đã lập.
+ Cần phải kiểm tra dung lượng bộ nhớ trong của máy hoặc đĩa từ có đủchỗ để dung nạp không
+ Chuẩn bị phương tiện liên lạc, bộ đàm hoặc điện thoại di động Chuẩn bịphương án phối hợp nếu không liên lạc được bằng các thiết bị liên lạc (tập trungtại một điểm thống nhất theo thời gian dự kiến)
+ Chuẩn bị sổ đo, bút, sơ đồ lưới và lịch đo đã lập cho các thời đoạn đo.+ Cần có đồng hồ đeo tay để phối hợp thời gian đúng theo kế hoạch
+ Chuẩn bị áo mưa, túi che mưa cho người và máy
2.3.4 Các yêu cầu đo ngắm
Nên sử dụng ít nhất 3 máy thu GPS một tần số hoặc hai tần số có tham sốvới độ chính xác a ≤ 5mm, b ≤ 2ppm và có định tâm quang học để đo lưới GPS.Định tâm quang học của máy thu GPS cần được kiểm nghiệm trước khi sửdụng, phải bảo đảm sai số định tâm trong khoảng ± 1mm
Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều độcông tác, đảm bảo quan trắc đồng bộ cùng một nhóm các vệ tinh Khi có sự thayđổi so với bảng điều độ cần thông báo với người phụ trách để xử lý Tổ đo khôngđược tùy tiện thay đổi kế hoạch đo ngắm
Các dây dẫn nối từ anten đến máy thu và các thiết bị phụ trợ phải đượckiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành đo tín hiệu
Trước khi mở máy cho một ca đo phải đo chiều cao anten bằng thướcchuyên dùng đọc số đến milimet, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số liệu ca
đo, chiều cao anten Sau khi tắt máy ta đo lại chiều cao anten để kiểm tra chênhlệch chiều cao anten giữa 2 lần đo, không được vượt quá ± 2mm và lấy giá trị
Trang 27trung bình ghi vào sổ đo Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép thì phảitìm hiểu nguyên nhân, đề xuất ý kiến xử lý ghi vào cột ghi chú trong sổ đo.
Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhận số liệu, người đo có thể sử dụng các chứcnăng của bàn phím như : tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín hiệu, sốhiệu vệ tinh, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi, giữ số liệu (đối với máy thu
có bàn phím điều khiển)
Khi máy thu hiện kết quả, người đo ghi lần lượt các nội dung theo quy địnhtrong sổ đo Trong trường hợp khi thời gian đo quá 60 phút thì cứ 30 phút lại ghilại một lần
Trong quá trình đo của một ca đo cần tránh các thao tác sau : Tắt máy thu
và khởi động lại, tiến hành tự đo thử (trừ khi xảy ra các sự cố sau : thay đổi góccao của vệ tinh, thay đổi tần suất thu tín hiệu, thay đổi vị trí anten, ấn nhầm phímđóng và xóa thông tin)
Trong thời hạn đo người đo không được rời máy, phải thường xuyên theodõi tình trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi
số liệu một cách cẩn thận, chính xác Đề phòng máy bị chấn động làm dịchchuyển, đề phòng người và các vật thể khác gần anten che chắn tín hiệu của vệtinh Trong khi máy thu đang thu tín hiệu thì không được dùng các thiết bị liênlạc ở gần máy thu Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cấtanten đề phòng hỏng hóc thiết bị hay sét đánh
Sau mỗi ngày đo nên trút ngay số liệu vào các thiết bị lưu trữ dữ liệu tránhtrường hợp mất số liệu
2.3.5 Công tác đo ngoại nghiệp
Công tác đo ngắm trong lưới GPS được thực hiện theo trình tự cơ bản sau:
Trang 28+ Anten lắp trên giá 3 chân phải dọi tâm với sai số không quá 1mm, antencần được cân bằng cho bọt thủy tròn vào giữa Khi đo trên mốc có định tâm bắtbuộc thì phải tháo nắp bảo vệ tâm mốc rồi mới lắp anten.
+ Vạch định hướng anten phải luôn luôn hướng về phía Bắc với sai số trongkhoảng ± 5° Những chỗ khó định hướng cần đặt trước cọc định hướng để địnhhướng anten trong mỗi lần đo
+ Đo chiều cao máy rồi ghi vào sổ đo
+ Khởi động máy thu GPS tại trạm đo rồi tiến hành thu tín hiệu ghi vào bộnhớ của máy
+ Sau khi kết thúc ca đo tại trạm, ta đo lại chiều cao anten lần cuối trướckhi thu máy
+ Kiểm tra lại sổ đo xem đã ghi đầy đủ các thông tin trong sổ đo chưa, đặcbiệt những trạm đo lặp lại cần ghi đầy đủ tất cả các ca đo cho đến khi kết thúc
2.4 Xử lý số liệu đo
Xử lý số liệu đo GPS có nhiều phần mềm như HGO, Compass, TBC…Sau đây em xin trình bày xử lý số liệu đo bằng phần mềm TBC (TrimbleBusiness Center)
2.4.1 Thiết lập hệ tọa độ địa phương
Hệ tọa độ địa phương là hệ tọa độ riêng thường được sử dụng ở mỗiquốc gia, mỗi vùng và khu vực khác nhau, thậm chí mỗi công việc khácnhau Em xin trình bày cách thiết lập hệ tọa độ địa phương VN-2000 là hệ tọa
độ quốc gia được công bố năm 2000 và được sử dụng thống nhất trên quy môtoàn quốc Ngoài hệ VN-2000, ở nước ta hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, vẫnphải sử dụng hệ HN-72 với bản đồ GAUSS và hệ Indian với bản đồ UTM
Trang 29Mặc dù vậy, cách thức thiết lập các hệ tọa độ địa phương hoàn toàn giống nhau.Điểm khác biệt cơ bản là các tham số.
Các bước thiết lập được tiến hành trong mô-đun Coordinate System
Manager Để khởi động mô-đun này tiến hành như sau:
Từ màn hình Windows chọn Start/All Programs/Trimble Office/ Utilities/
Coordinate System Manager Cửa sổ mô-đun Coordinate System Manager xuất
hiện và hiển thị tất cả các hệ toạ độ có trong file Current.
2.4.1.1 Nhập mô hình Geoid
Mô hình Geoid sẽ được sử dụng để chuyển độ cao trắc địa (H) về độ caothủy chuẩn (h) khi xử lý lưới GPS Mô hình Geoid (có dạng tệp *.ggf) cần copytrước vào thư mục C:\Documents and Settings\ All Users\ Application Data\Trimble\ GeoData
Trong hộp thoại Coordinate System Manager chọn thẻ Geoid Models.
Hình 2.2 Nhập mô hình Geoid
Bấm chuột phải và chọn Add New Model Hộp thoại Geoid Properties xuất hiện Đặt tên cho mô hình geoid cần nhập trong trường Name và chọn file *.ggf tương ứng từ danh sách File Name.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy đường dẫn, cần tiến hành tìm thư mục Geo Data
Trang 302.4.1.2 Thiết lập hệ quy chiếu
Khi xử lý số liệu GPS, người sử dụng cần xác định tọa độ điểm GPS trong
hệ quy chiếu địa phương Hệ quy chiếu địa phương có thể là hệ quốc gia và cũng
có thể là hệ tọa độ được lựa chọn phù hợp với công trình nào đó Ở nước ta hiệnnay đang sử dụng hệ VN-2000, trong vài trường hợp có thể định nghĩa hệ HN-72tương ứng với Elipsoid Krasovsky hoặc hệ Indian-54 ứng với Elipsoid Everest.Cách thức thiết lập các hệ quy chiếu địa phương hoàn toàn giống nhau Điểmkhác biệt cơ bản là các tham số hình dạng kích thước Ellipsoid và các tham sốtính chuyển tọa độ
Để thiết lập hệ tọa độ thực dụng VN-2000 ta tiến hành từ Tools/Coordinate
System Manager từ giao diện chính của phần mềm Cửa sổ Coordinate System Manager xuất hiện và hiển thị tất cả các hệ tọa độ có trong file Current.
+ Chọn thẻ Datum Transformations, bấm chuột phải vào vùng trống bên trái
và chọn Add New Datum Transformation/Seven Parameter…như hình 2.2
Hình 2.3 Thêm mới hệ quy chiếu
Trang 31+ Trong cửa sổ Datum Transformation Properties nhập VN-2000 vào trường
Name Nhấn vào nút mũi tên và chọn Elipsoid: World Geodetic System 1984.Nhập 7 tham số tính chuyển tọa độ từ hệ VN-2000 sang hệ WGS-84 (To WGS-84) như hình 2.8,sau đó nhấn OK Các tham số tính chuyển tọa độ từ hệ VN-2000sang hệ WGS-84 đã được Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam công bố
Hình 2.4 Thiết lập hệ quy chiếu
Ta thiết lập được một hệ quy chiếu địa phương mới như hình 2.4, nó sẽ được
sử dụng cho bước định nghĩa hệ tọa độ vuông góc phẳng sau này
Trang 32Hình 2.5 Hệ quy chiếu mới đã được thiết lập
2.4.1.3 Thiết lập các múi tọa độ
Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng hệ tọa độ vuông góc phẳng Hiệnnay ở nước ta quy định sử dụng hệ tọa độ vuông góc phẳng theo phép chiếu hìnhtrụ ngang giữ góc UTM 3° hoặc 6° Múi 6 ° thường được sử dụng cho bản đồ tỷ
lệ 1:25000 và nhỏ hơn Đối với bản đồ tỷ lệ lớn (1:10000 và lớn hơn) người tadùng múi 3° Hiện nay mỗi tỉnh thành Việt Nam đều sử dụng múi 3° với kinhtuyến trục riêng Điểm khác biệt giữa múi 6° và 3° là tỷ lệ trên kinh tuyến trục.Đối với múi 3° tỷ lệ trên kinh tuyến trục là 0.9999 còn với múi 6° thì tỷ lệ trênkinh tuyến trục là 0.9996
Ở đây, em xây dựng lưới khống chế đo vẽ phục vụ thành lập bản đồ địachính tỷ lê dưới 1:10000 nên sẽ thiết lập múi chiếu 3° với tỷ lệ trên kinh tuyếntrục là 0.9999
+ Trên cửa sổ Coordinate System Manager, Chọn bảng Coordinate Systems, bấm chuột phải vào vùng trống bên trái và chọn Add New Coordinate Systems
Group…như hình 2.5.
Trang 33Hình 2.6 Thêm mới nhóm hệ tọa độ
+ Nhập tên cho nhóm hệ toạ độ (VietNam) trong cửa sổ Coordinate System
Group Parameters và nhấn OK như hình 2.6.
Hình 2.7 Đặt tên cho nhóm hệ tọa độ
Trang 34Hình 2.9 Thiết lập tham số múi tọa độ
Chọn nhóm hệ toạ độ VietNam, các múi toạ độ hiện thời hiển thị ở phầnmàn hình bên phải Trong hình trên, nhóm hệ toạ độ VietNam chưa có múi toạ độ
nào Nhấn chuột phải vào phần trống bên phải chọn Add New Coordinate System/
Transverse Mercator như hình 2.8.
Thiết lập tham số múi tọa độ như hình 2.9
2.4.2 Khởi tạo dự án với phần mềm Trimble Business Center
Khởi động phần mềm Trimble Business Center bằng 1 trong 2 cách sau:+ Cách 1 : Nhấp đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình máy tính
Trang 35+ Cách 2 : Vào Start => All Programs => Trimble Office => Trimble
Business Center => Trimble Business Center 2
Tạo project mới : Chọn File/New Project.
Hình 2.10 Tạo dự án mới
Hộp thoại New Project xuất hiện :
Từ trường Template chọn Metric để thiết lập các cấu hình project metric
đối với project này và nhấn OK Nếu muốn tùy chọn metric làm mặc định nhấn nút Set as default.
Một project chưa được đặt tên (unnamed) với plan view trống xuất hiện :
Hình 2.11 Giao diện phần mềm Trimble Business Center
Trang 36Trimble Business Center tổ chức toàn bộ dữ liệu trong dự án Tất cả thôngtin quản lý về dự án được lưu trữ trong một tệp dữ liệu mặc định có phần mở
rộng là *.ggs Các dữ liệu đó có thể được lưu ở bất kỳ thiết bị lưu trữ dữ liệu nào Chọn trình đơn Project/Change Coordinate System để định nghĩa hệ tọa độ
làm việc cho xã Xuân Quang Huyện Tam Nông Tỉnh Phú Thọ Hệ tọa độ cầnđược lựa chọn trước khi nhập dữ liệu tọa độ vào dự án.Nếu muốn sử dụng lại hệ
tọa độ đã sử dụng trước thì chọn Recently Used System/Finish.
Hình 2.12 Lựa chọn hệ tọa độ
Nếu muốn sử dụng một hệ tọa độ mới không có trong sách mới sử dụng,
chọn New System/Next/Coordinate System And Zone/Next để lựa chọn hệ tọa độ
phù hợp với khu vực công tác
Trang 37Hình 2.13 Lựa chọn hệ tọa độ mới
Một dự án Trimble Business Center làm việc với một hệ thống tọa độ duynhất Tất cả các điểm được thể hiện trong mối quan hệ tọa độ địa lý của chúng.Nếu không lựa chọn hệ tọa độ hệ thống sẽ tự động lựa chọn phép chiếu bản đồtiêu chuẩn
2.4.3 Nhập dữ liệu cho xử lý sau
2.4.3.1 Nhập dữ liệu
Để nhập dữ liệu trong dư án, ta chọn trình đơn File/Import từ giao diện chính của phần mềm, hộp thoại Import xuất hiện Trong danh sách Import
Folder, nhấn biểu tượng Browse tìm đến thư mục chứa bộ dữ liệu rồi ấn OK.
Sau đó, trong nhóm Select File(s) chọn tất cả các file trong thư mục và nhấn
Import như hình 2.14.
Trang 38Hình 2.14 Nhập dữ liệu thô
Sau khi ấn Import, hộp thoại Importing File xuất hiện rất nhanh, hiển thị
thông báo quá trình nhập dữ liệu.Sau khi nhập hết các tệp dữ liệu, hộp thoại
Receiver Raw Data Check In sẽ xuất hiện như hình 2.15.
Trên hộp thoại Receiver Raw Data Check In cho phép kiểm tra và chỉnh sửa
dữ liệu thô trong mỗi file trước khi hoàn thành nhập dữ liệu Trên hộp thoại có
ba thẻ lựa chọn ở góc dưới bên trái gồm :Point, Antenna, Receiver.
+ Point : Tên điểm (Point ID), tên tệp số liệu (File Name), thời gian bắt đầu
thu (Start Time), thời gian kết thúc thu (End Time), thời gian thu tín hiệu(Duration)
+ Antenna : Loại anten (Type), điểm tính độ cao anten (Antenna Phase
Center), độ cao anten (Height)
Trang 39+ Receiver :nơi chế tạo (Manufacture), kiểu đo (Survey Mode), số hiệu
máy thu (Serial Number)
Hình 2.15 Thông tin dữ liệu nhập
Sau khi các file dữ liệu thô được nhập vào, Plan View hiển thị tất cả các
cạnh trong mạng lưới có màu xanh lam như hình 2.15
Trang 402.4.3.2 Chỉnh sửa các file dữ liệu nhập
Ta có thể chỉnh sửa các file dữ liệu thô trong khi nhập bằng cách sử dụng
hộp thoại Receiver Raw Data Check In Cũng có thể chỉnh sửa các file kể cả khi
chúng đã được nhập Sai sót thường gặp trong đo đạc thực địa là nhập tên điểm vànhập độ cao anten sai Để xem danh sách các điểm trong project cần thực hiện :
+ Chọn View=>Project Explorer => Chọn cùng lúc các điểm đã nhập sai cần chỉnh sửa trong Project Explorer
+ Chọn Point =>Merge Points => Đánh dấu chọn điểm sai trong phần
Selected Points => Nhấn OK.
+ Trong Project Explorer bây giờ chỉ còn một Point ID cho điểm đúng Nếu độ cao anten sai thì sẽ được chỉnh sửa trên hộp thoại Receiver Raw
Data Check In.
Trước khi tiến hành xử lý cạnh ta chọn Project/Project Settings để thiết lập
cấu hình xử lý cạnh theo yêu cầu của người xử lý Nếu không chọn thì quá trình
xử lý được thực hiện theo cấu hình mặc định
Khi xử lý cạnh, cần biết tọa độ tuyệt đối của các điểm đầu cạnh Thôngthường tọa độ tuyệt đối được xác định theo kết quả định vị tuyệt đối với sai sốtrong phạm vi khoảng ± 10 m Trong trường hợp cần xử lý với độ chính xác cao,