1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng Mapsubject GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

65 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nhằm thực hiện công việc quản lý đất đai trênđịa bàn xã một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, việc ứng dụng GIS vàocông tác thành lập bản đồ hiện trạng trở nên hết sức cần thiết, l

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, làtài nguyên quốc gia vô cùng quý giá Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hộinhập và phát triển tạo ra những bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rấtcao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rõ Vì vậy, các mối quan hệ đấtđai ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin về đất đai

để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những biện pháp quản lý, sử dụng tối ưu,đem lại quyền lợi cho người sử dụng đất và lợi ích của quốc gia

Trước đây, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp tỉnh, huyện, xãđược thành lập chủ yếu bằng các phương pháp truyền thống, tốn rất nhiều thờigian, sức lực, kinh phí Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT)có những bước phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực

Đo đạc và Bản đồ Hệ thống thông tin địa lý - GIS xây dựng và xử lí CSDLbản đồ không gian và thuộc tính, giúp cho công tác xây dựng, cập nhật vàchỉnh lí bản đồ mang lại hiệu quả cao, các nhà quản lí, nghiên cứu và điều tranắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và đồng bộ trên diện rộng

Đức Trọng là huyện cửa ngỏ vào thành phố Đà Lạt nằm ở vị trí đầu

mối giao thông quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xã Tân Hội thuộc huyện Đức Trọng là một

trong 11 xã của cả nước, đại diện cho vùng Tây Nguyên được Trung ươngchọn thí điểm xây dựng mô hình Nông thôn mới trong thời kỳ CNH-HĐHgiai đoạn 2009 – 2011 Sự chuyển biến to lớn trên mọi mặt kinh tế - xã hội –văn hóa nên đã dần thay đổi về diện mạo của xã, từ đó việc sử dụng đất cónhiều thay đổi và biến động Nhằm thực hiện công việc quản lý đất đai trênđịa bàn xã một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, việc ứng dụng GIS vàocông tác thành lập bản đồ hiện trạng trở nên hết sức cần thiết, làm cơ sở choviệc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất phục vụ tốtnhất cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trang 2

Từ những phân tích nêu trên, tác giả đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng

GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” là sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sau này.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái quát bản đồ HTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại

đất tại một thời điểm xác định, là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thờiđiểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt làđơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên

cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước

b) Yêu cầu

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ, chính xác hiệntrạng phân bổ các loại đất theo mục đích sử dụng đất, đối tượng quản lý sửdụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai theo phạm vi địa giới hành chính đãxác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được xây dựng theo đúng tỷ lệ đãquy định ở dạng số Nội dung thể hiện trên bản đồ tuân thủ đúng ký hiệu quyđịnh thành lập bản đồ hiện trạng tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT

Trang 4

c) Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã:

- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính (BĐĐC) hoặc BĐĐC cơ sở

- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phângiải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao

- Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước

d) Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:

- Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến,chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;

- Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp;

- Ranh giới các khoanh đất;

- Địa hình;

- Thủy hệ và các đối tượng có liên quan;

- Giao thông và các đối tượng có liên quan;

- Các yếu tố kinh tế, xã hội;

- Các ghi chú, thuyết minh

e) Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (1)

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên mặt phẳngchiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko =0,9999

- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ biểu thị lưới kilômét, với kíchthước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm

- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biêntập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất

- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tinkhi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng

Trang 5

f) Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định sau:

(Điều 16- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT)

1.1.2 Hệ thống thông tin địa lý GIS

a) Định nghĩa GIS

Geographic Information System (GIS) là một hệ thống kết hợp giữa conngười và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phântích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản

lý nhất định

GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:

- Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra

và các nguồn khác

- Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL

- Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm các dữ liệu thống kê

và dữ liệu không gian

- Lập báo cáo, bao gồm các bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và

kế hoạch

b) Lịch sử của GIS:

Lịch sử của GIS bắt đầu khá sớm, khoảng 15500 năm trước với nhữnghình vẽ trên hang động gần Lascux của thợ săn Cro-Magnon Những hình vẽ

Trang 6

này là 1 phiên bản đơn giản của các cấu trúc GIS hiện đại với 2 yếu tố, vớicác thông tin minh họa đi kèm.

Tiền thân trực tiếp của GIS là hệ thống CGIS (Canada GeographicInformation System) ra đời năm 1962, bởi tiến sĩ Roger Tomlinson Hệ thốngnày nhằm giúp cho cơ quan quản lí và kiểm kê đất Canada CLI (Canada LandInventory) lưu trữ, quản lí, phân tích và xuất bản các thông tin về đất, thế giớihoang dã, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tình trạng sử dụng đất ởCanada

Năm 1964, tại Havard Graduate School of Design, Howard T Fisher đãsáng lập nên LCGSA (Laboratory for Computer Graphics and SpatialAnalysis), là nơi đề xuất các khái niệm lí thuyết quan trọng cho việc mô tảkhông gian Và đến năm 1970, tại đây đã phát triển những hệ thống phầnmềm như SYMAP, GRID, ODYSSEY; những hệ thống này đã truyền cảmhứng cho rất nhiều trung tâm nghiên cứu, trường khoa

Năm 1968 hội Địa lý Quốc tế đã quyết định thành lập Uỷ ban thu nhận

và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ biến kiến thức lĩnh vực này trongnhững năm tiếp theo

Đầu những năm 70 của thế kỷ XX còn được đánh dấu bởi sự phát triểnmạnh mẽ của các hệ xử lý ảnh và của kỹ thuật ảnh viễn thám

Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay

đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp,quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đôthị Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vựclưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS Các ứng dụng GISthuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ởmức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụngchính thức

c) Cơ sở dữ liệu GIS

Trang 7

CSDL GIS là một nhóm xác định các dữ liệu trong một cấu trúc của mộtphần mềm quản lý CSDL, đó là tập hợp của các dữ liệu không gian và phikhông gian.

- Dữ liệu không gian: là những mô tả số của hình ảnh bản đồ (điểm,

đường, vùng, ghi chú), chúng bao gồm tọa độ, quy luật và các ký hiệu dùng

để xác định một hình ảnh cụ thể trên bản đồ

- Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): diễn tả đặc tính, số lượng,

mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng (thuộc tính,tham khảo địa lý, chỉ số địa lý, các quan hệ không gian)

Dữ liệu không gian có hai dạng cấu trúc: raster và vector.

- Mô hình dữ liệu vector: biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các phần

tử đồ họa cơ bản (điểm, đường, đa giác, bề mặt ba chiều và khối trong 3D)

- Mô hình dữ liệu raster: biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các điểm

ảnh

Chuyển đổi dạng dữ liệu raster và vector:

Phần lớn các hệ thống GIS trên cơ sở vector đều sử dụng thiết bị đồ họatrên công nghệ raster Mỗi khi hiển thị dữ liệu vectơ trên màn hình, máy in thì phải raster hóa nhờ các giải thuật biến đổi vector– raster

Quá trình biến đổi mô hình dữ liệu vector sang dữ liệu raster gọi là rasterhoá Biến đổi từ raster sang mô hình vector là vector hoá Raster hoá là tiếntrình chia đường hay vùng thành các ô vuông (pixcel) Ngược lại, vector hoá

là tập hợp các pixcel để tạo thành đường hay vùng Nết dữ liệu raster khôngcó cấu trúc tốt, thí dụ ảnh vệ tinh thì việc nhận dạng đối tượng sẽ rất phức tạp

d) Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý

Hệ thống GIS bao gồm năm thành tố chính: con người, phương pháp,công cụ phần cứng, phần mềm và dữ liệu

Trang 8

Hình 1.1: Các thành tố của GIS

e) Chức năng của hệ thống thông tin địa lý

Các chức năng của GIS có thể chia làm năm loại như sau:

- Thu thập dữ liệu

- Xử lý sơ bộ dữ liệu

- Lưu trữ và tuy nhập dữ liệu

- Tìm kiếm và phân tích không gian

- Hiển thị đồ họa và tương tác

f) Nguyên tắc hoạt động:

GIS lưu trữ thông tin từ thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên

đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý Điều này đơn giản nhưng

vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh và rấtquan trọng, rất có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề thực tế…

Trang 9

g) Ứng dụng thực tế của GIS

Nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, kỹ thuật GIS hiện nayđược ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, được xem là "công cụ hỗ trợquyết định” (decision - making support tool) Một số lĩnh vực được ứng dụngchủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới là:

- Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường :

+ Quản trị rừng (theo dõi sự thay đổi, phân loại )

+ Quản trị đường di cư và đời sống động vật hoang dã

+ Quản lý và quy hoạch đồng bằng ngập lũ, lưu vực sông

+ Bảo tồn tài nguyên đất, nghiên cứu các vấn đề về đất, xây dựngbản đồ và thống kê chất lượng thổ nhưỡng

+ Phân tích các biến động khí hậu, thuỷ văn và các tác động môitrường

+ Quản trị sở hữu ruộng đất, quy hoạch và đánh giá sử dụng đấtđai

+ Quản lý chất lượng nước

+ Quản lý, đánh giá và theo dõi dịch bệnh

- Nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Quản lý dân số

+ Quản trị mạng lưới giao thông (thuỷ - bộ)

+ Quản lý mạng lưới y tế, giáo dục, quản lý đô thị và các côngtrình công cộng

+ Điều tra, quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng và có hiệu quả caotrong lĩnh vực địa chính

Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc hoạt động của GIS

Quản lý

số liệu

Xử

lý số liệu

Phân tích

mô hình hoá

Số

liệu

vào

Số liệu ra

Trang 10

- Nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển:

+ Đánh giá khả năng thích nghi cây trồng, vật nuôi và động vậthoang dã

+ Định hướng và xác định các vùng phát triển tối ưu trong sảnxuất nông nghiệp

+ Hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên + Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô thị,công nghiệp lớn

- Trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Thổ nhưỡng: Xây dựng các bản đồ đất, bản đồ nông hóa thổnhưỡng, bản đồ đất thích hợp…, đặc trưng hoá các lớp phủ thổ nhưỡng + Trồng trọt: Xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng,

sự thay đổi của việc sử dụng đất, xây dựng các đề xuất về sử dụng đất

+ Quy hoạch thuỷ văn và tưới tiêu: Xác định hệ thống tưới tiêu,lập thời biểu tưới nước, tính toán sự xói mòn/ bồi lắng trong hồ chứa nước,nghiên cứu đánh giá ngập lũ

+ Kinh tế nông nghiệp: Điều tra dân số / nông hộ, thống kê, khảosát kỹ thuật canh tác, xu thế thị trường của cây trồng, nguồn nông sản hànghoá

+ Phân tích khí hậu: Hạn hán, lũ lụt và các yếu tố thời tiết, thống

+ Mô hình hoá nông nghiệp: Ước lượng, tiên đoán năng suất câytrồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thống kê, xác định vùng phân bố, khảo sát

và theo dõi diễn biến, dự báo dịch bệnh

h) Ứng dụng trong công tác xây dựng bản đồ

Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay đượcứng dụng trong đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đất đai…

Thực chất việc tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi các dữ liệu đầu vào thành

Trang 11

của máy vi tính Đây là cả một quá trình xử lý đòi hỏi người sử dụng phải biếtnhiều chương trình máy tính Thông tin được nhập vào qua một phần mềmchuyên dụng, đảm bảo độ chính xác Mỗi một chương trình phần mềm trong

hệ thống GIS có một chức năng riêng không thể thiếu để có thể tạo ra đượcmột tờ bản đồ thành quả

Để làm bản đồ, đầu vào của GIS có thể là các số liệu đo đạc ngoạinghiệp, bản đồ hoặc ảnh, thông qua các qúa trình xử lý, đầu ra của GIS là bản

đồ, bảng biểu thống kê không gian như điểm, đường, diện tích, chu vi cùngcác thông tin của các loại đối tượng Đặc biệt các bản đồ chuyên đề thể hiệncác nội dung chuyên ngành khác nhau sử dụng cho nghiên cứu khoa học vàphục vụ các ngành sản xuất tương ứng trong nhiều lĩnh vực

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Trang 12

- Kế hoạch 02/KH – BTNMT ngày 16/9/2014 thực hiện kế hoạch kiểm

kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo chỉ thị số 21/CT– TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính Phủ

- Kế hoạch số 5021/KH-UBND ngày 25/9/2014 của UBD tỉnh LâmĐồng về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Công văn số 5310/UBND – ĐC ngày 9/10/2014 của UBND tỉnh LâmĐồng về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Hướng dẫn 546/ TCQLĐĐ – CKSQLSDĐĐ của Tổng Cục quản lí đấtđai về thực hiện một số nội dung và cung cấp phần mềm kiểm kê đất đai năm2014

- Hướng dẫn 1592/ TCQLĐĐ – CKSQLSDĐĐ của Tổng Cục quản lí đấtđai về thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

1.3 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành như Địa chất, địa lý, Trắcđịa bản đồ, quy hoạch đô thị, Bảo vệ môi trường đều quan tâm tới GIS vàkhai thác chúng với những mục đích riêng biệt bởi vì: GIS là một hệ thống tựđộng quản lý, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu chuyên ngành với sự phát triển củamáy tính, đặc biệt chúng có khả năng biến đối dữ liệu mà những công việcnày không thể thực hiện bằng phương pháp thô GIS có khả năng chuẩn hóangân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các hệ thống xử lý khác nhau, cung cấpnhững thông tin mới nhất và chính xác nhất cho người sử dụng cùng với khảnăng dự đoán diễn biến theo thời gian Đồng thời GIS cho sự biến dạng thôngtin là ít nhất

Theo các tài liệu thống kê của Tổng cục địa chính: vào năm 2000 cácbản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh đều được lưu trữ và quản lý sử dụng ởdạng số và chuyển tải lên tổng cục để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trang 13

số phần mềm hỗ trợ Với mục tiêu chủ yếu là phải tạo ra sản phẩm bản đồ bảođảm chất lượng với giá thành hạ, họ đã đi vào nghiên cứu dây chuyền sảnxuất bản đồ số để đưa ra một quy trình sản xuất bản đồ với đầu vào là bản đồkết hợp với tài liệu viễn thám và kết quả đạt được rất đáng khả quan.

Trong công tác xây dựng quản lý bản đồ, GIS có một số thuận tiện sau:

- Tạo một bản đồ trên nền một bản đồ cũ nhanh và rẻ hơn

- Với các bản đồ chuyên đề chỉ mô tả về một chuyên đề nào đó thì chophép chồng xếp các lớp thông tin sẽ cho một bản đồ mới với mục đích tổngquát hơn và chứa đựng nhiều thông tin hơn

- Thuận tiện trong việc tạo và cập nhật bản đồ khi dữ liệu đã ở dạng số

- Thuận tiện đối với phân tích dữ liệu mà dữ liệu đó yêu cầu tương tácgiữa phân tích thống kê với bản đồ

- Tối thiểu hóa việc sử dụng bản đồ như là nơi lưu trữ dữ liệu (chỉ cần sửdụng một lệnh đơn giản nào đó sẽ làm xuất hiện bản thông tin thay cho các kýhiệu trên mặt bản đồ)

- Việc tra cứu các thông tin trên bản đồ được thực hiện nhanh và chínhxác

- Rất thuận lợi trong việc tổng hợp thống kê các dữ liệu thuộc tính

Trang 14

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cách sử dụng, ứng dụng của phần mềm chuyên ngành phục

vụ cho thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, đánh giá nguồn cơ

sở dữ liệu hiện có tại địa phương

- Làm kết quả phục vụ các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đấtđai; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tăng cường quản lý Nhànước về đất đai

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các văn bản, các quy định quy phạm pháp luật liên quan thành lập bản

Trang 15

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởngđến các loại hình sử dụng đất

- Tình hình quản lí Nhà nước về đất đai và đánh giá chất lượng củanguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng

- Ứng dụng GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Đánh giá kết quả thành lập bản đồ và khả năng ứng dụng của GIS

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Các phương pháp nghiên cứu

- Điều tra thu thập: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan để thành

lập bản đồ HTSDĐ:

+ Số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương từ Báo cáo tìnhhình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2015) của UBND xãTân Hội

+ Số liệu về tình hình hiện trạng sử dụng đất tại địa phương năm 2014 từBáo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Tân Hội,huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng của Văn phòng đăng kí đất đai tỉnh LâmĐồng

+ Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính dạng số, bản đồ hiện trạng sử dụngđất 2014

+ Tài liệu pháp lý liên quan, các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm,khai thác thông tin đất đai

- Phương pháp thực địa: Điều tra khoanh vẽ ngoài thực địa từ ảnh vệ

tinh thu nhận từ Google Earth kết hợp điều tra khảo sát thực địa để rà soátchỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đấtchưa thể hiện

- Phương pháp phân tích: Thống kê, phân tích các thông tin về dữ liệu

thuộc tính của thửa đất để cập nhật vào bản đồ Từ các số liệu, tài liệu, bản đồ

Trang 16

thu thập được tiến hành thống kê, phân tích các số liệu theo bảng biểu và biểu

đồ làm cơ sở cho so sánh tổng hợp

- Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính là nền cơ sở kết hợp

với sử dụng ảnh vệ tinh từ Google Earth đối chiếu thực địa để đảm bảo cácyếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng được thể hiện đầy đủ, theo đúng cơ sởtoán học của bản đồ, đúng theo các chuẩn quy định về hệ quy chiếu, khuôndạng dữ liệu, về tổ chức và phân lớp thông tin các đối tượng

- Phương pháp ứng dụng GIS: Ứng dụng một số phần mềm tin học để

biên tập, thành lập bản đồ HTSDĐ và lập cơ sở dữ liệu thuộc tính cho cácthửa đất như Micro Station, MapSubject 2015, ArcGis

2.3.2.2 Quy trình xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bao gồm 2 quy trình

a) Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa

chính cấp xã theo quy trình của Bộ tài nguyên môi trường đưa ra Gồm có 6bước sau :

- Bước 1 : Xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

- Bước 2 : Công tác chuẩn bị

- Bước 3 : Công tác ngoại nghiệp

- Bước 4 : Biên tập tổng hợp

- Bước 5 : Hoàn thiện và in bản đồ

- Bước 6 : Kiểm tra, nghiệm thu

Trang 17

Sơ đồ 2.1 : Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phương pháp sử

dụng bản đồ địa chính.

Kiểm tra thành lập bản đồ

In bản đồ Viết báo cáo thuyết minh Biên tập, trình bày bản đồ

Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, chỉnh lý ngoài thực địa

Chuyển các yếu tố nội dung HTSDĐ lên bản đồ nền

Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ

Khảo sát, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu

Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Thành lập bản đồ nền từ BĐĐC Lập kế hoạch chi tiết

Vạch tuyến khảo sát thực địa

Điều tra, đối soát, chỉnh lý các yếu

tố nội dung cơ sở địa lý

Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý các yếu tố nội dung HTSDĐ

Đóng gói, giao nộp sản phẩm Kiểm tra, nghiệm thu

Xây dựng Thiết kế kỹ thuật -

Trang 18

b) Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng

Bản đồ nền

Bản đồ HTSDĐ

Biên tập chỉnh sửa, gộp các khoanh đất có cùng loại hình SDĐ, tô màu, …

Khảo sát thực địa bằng ảnh viễn

thám kết hợp đi đối soát thực địa

Chồng xếp Tiếp biên

Trang 19

(V8.11) ra đời năm 2008, phiên bản này cho phép làm việc với định dạng file

*.DWG mới nhất, đồng thời bao gồm cả Modul làm việc với dữ liệu GPS

Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các công cụ của MS như số hoá các đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày

bản đồ; công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần

mềm khác qua file (.dxf) hoặc (.dwg)

Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩntheo quy định đối với Bản đồ địa chính, Bản đồ địa hình, Bản đồ hiện trạng sửdụng đất

- Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and

Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS)

Phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành

địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính FAMIS có khả năng xử lý số

liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần

mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnhmột hệ thống bản đồ địa chính

- Phần mềm MapSubject 2015

Đây là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch

sử dụng đất và các loại bản đồ chuyên đề khác chạy trên nền MicroStation

bám sát theo các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên Môi trường:

+ Thông tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai

2010 và 2012, được sử dụng song hành với các phần mềm thông dụng trong

lĩnh vực thành lập bản đồ địa chính như Famis, TMV.Map Phần mềm thể

hiện tính mở rất cao để phù hợp với những loại bản đồ khác nhau

Trang 20

Sơ đồ 2.3: Chức năng của phần mềm Mapsubject 2015

- Google Earth

Đây là chương trình sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh, trên không và hệ thốngthông tin địa lý để tạo một hành tinh ảo 3D mô phỏng Trái Đất

Trang 21

Google Earth thể hiện một cách tổng quan các khu vực trên Trái đất, môphỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thểcác ảnh viễn thám Có thể lưu dấu vị trí, hình dạng và toàn bộ thư mục và mội

dung của thư mục vào ổ cứng máy tính Google Earth cung cấp khả năng tìm

kiếm, định vị, xoay, zoom, quay nghiêng…Cung cấp các công cụ cho việc tạo dữ liệu mới, một bộ các lớp dữ liệu và hiển thị thông tin dữ liệu ra giao

diện màn hình

Có thể ứng dụng một sồ chức năng của Google Earth trong công tácthành lập bản đồ hiệng trạng trong đề tài như: hiển thị các thông tin địa lí nhưkinh độ, vĩ độ, độ cao địa hình, tầm quan sát …; đo chiều dài khoảng cách vàdiện tích; xem lịch sử hình ảnh; chồng xếp các lớp bản đồ khác nhau như:giao thông, thủy văn, ranh gới hành chính, khảo sát hiện trạng biến động củathửa đất

- Map Puzzle

Đây là phần mềm dạng portable, cho phép tải bản đồ cũng như ảnh vệtinh của bất kì khu vực nào từ Google Maps hoặc Bing Maps Bản đồ tải về sẽcó dạng ảnh với độ nét cao

- FME 2016

Là một phần mềm của Safe thuộc nền tảng ETL (trích xuất, biến đổi và

nạp) không gian có thể cho phép chuyển (translate), biến đổi (transform),

tích hợp (integrate) và sử dụng (distribute) số liệu không gian dưới hàng

trăm định dạng, tạo hiệu quả, giảm chi phí và hạ thấp rủi ro

- Phần mềm ArcGis

Arcgis Dektop là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu hệ thống môitrường (ESRI) Có thể nói đây là một phần mềm về GIS hoàn thiện nhất.Phần mềm Arcgis Desktop bao gồm 3 ứng dụng chính sau:

ArcMap

ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ

+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau;

Trang 22

+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa cácđối tượng không gian;

+ Explore và tìm kiếm dữ liệu;

+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu

Trang 23

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu tại địa phương

3.1.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu tại địa phương.

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1:Sơ đồ vị trí xã Tân Hội

Nằm ở trung tâm của huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, gần Quốc lộ 20,cách thị trấn Liên Nghĩa 15km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 45km

về phía Đông theo hướng Quốc lộ 20

- Phía đông bắc giáp xã N’Thôn Hạ

- Phía bắc giáp với xã Bình Thạnh

- Phía đông nam giáp với TT Liên Nghĩa và xã Phú Hội

- Phía tây nam với xã Tân Thành

Trang 24

- Phía tây bắc giáp với huyện Lâm Hà.

Xã có 8 thôn và 26 xóm Bao gồm 8 thôn: Tân Phú, Tân An, Tân Đà, TânTrung, Tân Lập, Tân Hiệp, Ba Cản và Tân Thuận

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên Độ cao trung bình từ 850 – 900m

so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng

Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụngnước hồ cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình Vìvậy, phải kết hợp hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng,trạm bơm, đào giếng mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho càphê, rau, lúa nước

3.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 25oC, nắng nhiều, độ

ẩm thấp Lượng mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, mùa khôkéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

3.1.1.4 Thủy văn

Trên địa bàn xã có 5 hồ chứa nước và đang xây dựng dự án thủy điện ĐaDâng 2

Kết luận: Từ những điều kiện tự nhiên nêu trên rất thích hợp cho địa

phương trồng chủ yếu cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu….;cácloại cây hằng năm như rau màu, bắp,…

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu tại địa phương ( 2)

3.1.2.1 Kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 50 triệu đồng/người/năm

a) Nông nghiệp:

Trang 25

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo kiểm kê năm 2014 là 2.008,7

ha, diện tích đất bố trí sản xuất: 2.000ha; tổng diện tích gieo trồng: 2.360 ha

Đây là vùng phát triển về nông nghiệp của Huyện.

- Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt 1.100 tấn

- Mô hình nông nghiệp CNC: Giá trị sản xuất bình quân 950tr/ha/năm,thu nhập 600tr/ha/năm

- Tổng đàn bò trong năm 2.039 con

- Tổng đàn heo trong năm: 18.160 con

- Tổng đàn gia cầm, thủy cầm: 126.000 con

- Kén tằm: Đạt 390,6 tấn

- Thủy sản: Tổng diện tích ao hồ 61 ha, trong đó 41 ha diện tích mặtnước thả cá, sản lượng cá đạt 226 tấn

Kết luận: Như vậy tại địa phương chủ yếu là trồng các loại cây như cây

cà phê, dâu tằm và rau màu… và nuôi trồng thủy sản

b) Công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ:

Trang 26

Giá trị sản xuất các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, thương mại hàngnăm đều tăng; hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: vật liệu xây dựng, kinhdoanh xăng dầu, cơ khí, phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ ăn uống, càphê giải khát và hàng quán buôn bán nhỏ Toàn xã có trên 400 hộ hoạt độngtrong lĩnh vực TM-DV.

- Có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia

3.1.2.3 Văn hóa - xã hội

Toàn xã hiện nay có 2.672 hộ với 10.527 khẩu gồm 11 dân tộc sinhsống, dân tộc thiểu số chiếm 11,39%

a) An sinh xã hội

- Tổng số người đến khám chữa bệnh tại trạm y tế trung bình 12.000 lượtngười/năm

- Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 99,6% Số hộ sử dụng hố xí hợp vệsinh đạt 93%

- Số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100% Trên 90% các tuyếnđường nhựa, bê tông đều có đèn điện thắp sáng

Trang 27

3.1.2.4 Thuận lợi – khó khăn của xã

xã hội

- Công tác phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể luôn được quan tâmchú trọng thông qua các cuộc họp, các hoạt động có sự tập hợp đông đảo quầnchúng nhân dân

b) Khó khăn

- Hướng khắc phục trong việc chăn nuôi trong khu vực dân cư gây mất

vệ sinh, ô nhiễm môi trường chưa đạt yêu cầu, công tác quy hoạch khu chănnuôi tập trung chưa được các cấp quan tâm thực hiện

- Đa số nhân dân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, giá cả hàng hoávật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng liên tục tăng cao, giá cả các mặthàng nông sản không ổn định phụ thuộc vào thị trường; nguồn nước phục vụcho sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết

Trang 28

- Đất đai manh mún, công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhândân tham gia HTX, Tổ hợp tác còn hạn chế, tính lan tỏa chưa cao.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chưa có giải phápkích cầu đầu tư nhằm khai thác lợi thế của địa phương

3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương và đánh giá chất lượng của nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng

3.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương

3.2.1.1 Kiểm kê đất đai, xác định và quản lý địa giới hành chính.

Địa giới hành chính của xã được xác định theo Chỉ thị số 364/CT HĐBTngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng ChínhPhủ) Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2321,54 ha

3.2.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính

Hiện nay trên địa bàn xã Tân Hội đã thực hiện đo đạc địa chính chính quy

từ năm 2013, thành lập bản đồ địa chính mới bao gồm 38 tờ bản đồ với tỉ lệ1/2000, nhờ đó công tác cập nhật chỉnh lý trở nên dễ dàng hơn

3.2.1.3 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của toàn huyện được lập vào 7/4/2016

và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Trong đó kế hoạch chuyển mụcđích sử dụng đất của xã trong năm 2016 như sau:

- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 12,84ha Trong đó:+ Đất trồng cây hàng năm khác HNK: 1.3 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm CLN: 11.54ha

Kế hoạch thu hồi đất năm 2016:

- Đất nông nghiệp: 8.49ha;

- Đất phi nông nghiệp: 0.04 ha

3.2.1.4 Công tác kiểm tra việc sử dụng đất theo qui hoạch, kế hoạch và giải quyết khiếu kiện đất đai.

Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các đối

Trang 29

về đất đai, chủ động hòa giải và trả lời các đơn thư tranh chấp ở cấp cơ sở,hạn chế các đơn thư khiếu kiện vượt cấp.

3.2.2 Đánh giá chất lượng của nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng

Như đã nêu tại Chương 2, nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ hiệntrạng bao gồm:

- Bản đồ địa chính tháng 12/2013;

- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ VN 2000

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014

- Bản đồ điều tra khoanh vẽ 2014

Các nguồn tư liệu này đã xây dựng đúng theo quy định của Nhà nước,đầy đủ thông tin, trình bày sạch sẽ Tuy nhiên còn chưa thống nhất về mặtthông tin số liệu không gian và số liệu thuộc tính, độ phân giải của từng loạibản đồ Một số biến động trước hay cùng thời điểm lập bản đồ địa chính chưađược cập nhật đầy đủ

3.3 Ứng dụng GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hội tháng 5/2016

3.3.1 Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Dựa vào tư liệu của địa phương, các văn bản pháp lý hiện hành như Luậtđất đai 2013, Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, các văn bản hướng dẫn liênquan cùng với tình hình thực tế tại địa phương, các phần mềm được ứngdụng, tác giả đã xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấttháng 5/2016 xã Tân Hội như sơ đồ 3.1 dưới đây

Trang 30

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực tế xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

5/2016 xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Để thực hiện được đơn giản và tiết kiệm thời gian, sao chép bản đồ hiện

trạng cũ 2014, xóa hết nội dung trong đó và lưu dưới tên bandonen.dgn.

Phân lớp các đối tượng nội dung

Chỉnh sửa pháp lý

Tổng hợp, phân tích số liệu tính toán biến động Chỉnh sửa, biên tập bản đồ hiện trạng SDĐ Tạo khoanh đất, gán thông tin thuộc tính

Bản đồ địa chính tổng thể

Biên tập nội nghiệp các

thông tin Chuyển các yếu tố lên bản đồ nền

Khảo sát thực địa một

số vùng không thấy rõ

trên ảnh Lấy ảnh vệ tinh

Trang 31

3.3.2.1 Xây dựng bản đồ tổng thể tổng hợp từ các tờ bản đồ địa chính

Thực hiện trên từng tờ bản đồ địa chính, sử dụng phần mềmMicroStation , Famis để kiểm tra loại đất, đối tượng sử dụng đất Sau khi dữliệu được làm sạch (hết lỗi) tiến hành tạo vùng và gán thuộc tính

a) Phân lớp thuộc tính của thửa đất

Phân lớp các thuộc tính về MLD, chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng đấtcủa từng thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính

Mã loại hình sử dụng đất được quy định tại thông tư 28/2014/BTNMT.

Vì bản đồ địa chính được thành lập và hoàn thành vào 12/2013, thời điểm

thông tư 55/2013/TT-BTNMT căn cứ theo Luật đất đai 2003 vẫn còn Để có

thể dễ dàng làm việc nhanh chóng và thống nhất mã loại đất theo quy địnhhiện hành, tác giả đã chỉnh sửa mặc định các mã loại đất theo quy định mớinhất tại nguồn file mã loại đất từ C:\famis\system\ldat.def và lập bảng thống

kê 1( Phụ lục kèm theo).

Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa của Famis để phân lớp các thuộc tính tại

các lớp khác nhau

Trang 32

Hình 3.2: Vẽ nhãn thuộc tính bằng Famis

Thực hiện tương tự với trường chủ sử dụng, đối tượng sử dụng và thựchiện trên 38 tờ bản đồ địa chính

b) Tiếp biên, xây dựng bản đồ tổng

Sau khi tách thông tin của mỗi thửa đất ra từng lớp riêng biệt trên từng tờbản đồ, tiến hành tổng hợp các tờ bản đồ thành một file bản đồ tổng thể Sao chép 1 tờ bản đồ địa chính của xã, xóa hết nội dung trong đó vào lưu

dưới tên là tong.dgn.

Mở MicroStation SE Tại MicroStation Manager chọn File > Merge

Ngày đăng: 21/07/2016, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w