Đặc biệt, hiệu trưởng quản lý được hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động bồi d
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi giáo dục đào tạo (GDĐT) trở thành mộttrong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia thì chất lượnggiáo dục (GD) cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết Trong đó, vai trò củangười giáo viên (GV) nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của đổi mới
GD, quyết định chất lượng GD Vì thế, giáo dục cần đổi mới căn bản và toàndiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Trong đó, đổimới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý GD thực hiện thành công đổi mới GD THCS saunăm 2015 có ý nghĩa then chốt Trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị số40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương và trong Đề án thựchiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/02/2005 của Thủ tướng Chính
phủ đã xác định mục tiêu chung “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo có đề ra nhiệm vụ, giải phápphát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và
đào tạo là: “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Cán bộ
Trang 2quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”; “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” Theo Điều lệ trường
THCS, trường trung học phổ thông (THPT) và trường THPT có nhiều cấp học
có ghi: Giáo viên cần “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục”.
Trong nhiều thành tố của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, phương phápbồi dưỡng giữ vai trò rất quan trọng Phương pháp là yếu tố đột phá trongviệc tạo nên chất lượng bồi dưỡng Chính phương pháp giúp chủ thể phát huytối đa khả năng sáng tạo, đưa hoạt động đạt đến đỉnh cao của tính khoa học,
nghệ thuật và đạt hiệu quả tối ưu Còn theo Heghen: “Phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, tối cao, vô cùng tận, không một vật nào cưỡng lại được” Đặc biệt, hiệu trưởng quản lý được hoạt động bồi dưỡng phương pháp
dạy học cho giáo viên càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Mặc dù ngành GD đã có rất nhiều nỗ lực trong đào tạo, bồi dưỡng GVđạt nhiều thành quả Tuy nhiên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao Đáng quan tâm là nhữngbất cập trong quản lý quá trình bồi dưỡng: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,hình thức, ý thức, sự tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phương pháp dạyhọc (PPDH) của GV Đặc biệt là các trường chưa thể hiện tốt chức năng quản
lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV
Huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là một huyện vùng sâu đang còn rấtnhiều khó khăn trong việc phát triển GD Khó khăn nhất là nâng cao bồidưỡng PPDH cho GV Vì vậy, các trường cần có biện pháp quản lý tốt hoạtđộng bồi dưỡng PPDH cho GV Đây là vấn đề có ý nghĩa bức xúc của thựctiễn địa phương trong đổi mới nâng cao chất lượng GD Đây là vấn đề ít đượcquan tâm nghiên cứu, tổ chức thực hiện khoa học
Trang 3Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” được chọn để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV THCS nóiriêng và nâng cao chất lượng dạy học cho các trường THCS huyện Thới Bình,tỉnh Cà Mau nói chung được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV của Hiệu trưởng trườngTHCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV của Hiệu trưởngtrường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV của Hiệu trưởngtrường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đạt được kết quả nhất địnhnhưng còn hạn chế Một trong những nguyên nhân của thực trạng là hiệutrưởng chưa có những biện pháp quản lý tốt Hiệu quả hoạt động bồi dưỡngPPDH cho GV sẽ được nâng cao nếu hiệu trưởng có những biện pháp quản lýhữu hiệu
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho
GV của hiệu trưởng trường THCS
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GVcủa Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV của
Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Trang 45.4 Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu
có liên quan: Sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, internet để kế thừa nhữngkết quả nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động quản lý bồi dưỡng PPDH cho GV của Hiệutrưởng trường THCS nhằm thu thập thông tin về nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức của các hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV và việc thực hiệncác chức năng quản lý của hiệu trưởng
6.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
Thông qua phiếu điều tra, hệ thống câu hỏi phỏng vấn được xây dựngkhoa học và tiến hành điều tra, phỏng vấn đối với GV, cán bộ quản lý nhằmlàm rõ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDH cho GV của hiệutrưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
6.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Phân tích, đánh giá các sản phẩm quản lý hoạt động bồi dưỡng PPDHcho GV của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
6.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Lập phiếu xin ý kiến của chuyên gia nhằm xây dựng được hệ thống bảngcâu hỏi, các tiêu chí đánh giá, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
PPDH cho GV của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau 6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềmSPSS để xử lý những thông tin đã thu được
7 Dự kiến cấu trúc của đề tài
Trang 5Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn có 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng phương pháp
dạy học cho GV của Hiệu trưởng trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy
học cho GV của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy
học cho GV của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Trang 6NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu về đề tài
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lý PPDH đã được thể hiện trongnhững quan điểm của các nhà triết học và các nhà GD học:
Triết học cổ Hy Lạp: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
Khổng Tử (551 - 479 TCN), một nhà triết học - nhà GD học phươngĐông, rất coi trọng tính tích cực của HS trong việc dạy học Ông khẳng định:
“Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho Vật có bốn góc bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa” Vậy phương châm chính của dạy học là
Trang 7thực tiễn” Ông còn viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn,phát triển nhân cách… Hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh học được nhiều hơn”.
Trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh thế nào”, tác giả I.F.
Kharlamốp đã khẳng định vai trò to lớn của tính tích cực, chủ động trong việc
tiếp thu tri thức mới Ông cho rằng: “Quá trình nắm kiến thức mới không thể hình thành bằng cách học thuộc bình thường các quy tắc, các kết luận khái quát quát hóa, nó phải được xây dựng trên cơ sở của việc cải tiến công tác tự lập của HS, của việc phân tích tính lôgíc sâu sắc tài liệu, sự kiện làm nền tảng cho việc hình thành các khái niệm khoa học”.
Sự vận động không ngừng của đời sống xã hội tất yếu dẫn đến sự đổimới trong nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục Khi nói về PPDH,cần nhấn mạnh đó là vấn đề được các nhà khoa học giáo dục trên toàn thế giớiquan tâm và có cùng quan điểm hướng tới sự tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học Đó là các công trình nghiên cứu sâu sắc liên quan đếnPPDH gắn với các tên tuổi như: John Dewey (1859 - 1952), A Macarenco(1888 - 1938), Jean Piaget (1896 - 1980)…
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
định hướng cho việc đổi mới PPDH: “Cách học phải nhẹ nhàng; không gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của các cháu, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát huy nội lực, tư duy giải chứng Mác - Lê nin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc phê phán và sáng tạo cho người học”.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII (1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005) Điều 5.2, Luật
Giáo dục có ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
Trang 8khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Có thể nói cốt lõi của đổi mới
dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen họctập thụ động
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, đổi mới PPDH đã được các nhà
khoa học GD quan tâm nghiên cứu, trong đó phải kể đến vấn đề “Lý luận dạy học đại cương” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998) Với chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ “Đổi mới phương pháp theo hướng hoạt động hóa người học”, hàng loạt những đề tài nghiên cứu về đổi mới PPDH đã được triển khai Có thể kể đến các công trình như: “Những vấn đề cấp bách về PPDH đại học” của Nguyễn Thế Hữu; “Vấn đề hoàn thiện phương pháp dạy học” của Đặng Vũ Hoạt và Ngô Hiệu Các nghiên cứu này đã cung cấp nhiều
cơ sở lý luận quan trọng cho đổi mới PPDH Đáng chú ý là tổng thuật của
Đặng Thành Hưng về “Các phương pháp dạy học hướng vào người học ở phương Tây”; “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại”, Nhà xuất
bản GD (năm 1998), trong đó chương XI phần thứ hai đã nêu rõ đổi mớiPPDH - Dạy học lấy HS làm trung tâm
Trước tình hình đổi mới GDĐT hiện nay thì việc yêu cầu đổi mới nộidung, phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách Các nhà nghiêncứu về giáo dục cũng cho ra đời nhiều công trình trong lĩnh vực này như: Tác
giả Trần Viết Vượng với “Vấn đề lấy học sinh làm trung tâm”; tác giả Trần Kiều với “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở”; tác giả Trần Hồng Quân đề cập tới “Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực GDĐT”; tác giả Trần Kiểm cũng đề xuất việc “Đổi mới công tác quản lý giáo dục”… Trên một số tạp chí thông tin quản lý giáo dục cũng có các bài
Trang 9viết về “Những định hướng đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (Phạm Viết Nhụ - Số 3/2005); “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp theo yêu cầu chương trình THCS mới” của Tiến sĩ Huỳnh Công Minh (2005) Ông nhấn mạnh: “Giáo dục là một hoạt động khoa học gắn chặt với quá trình phát triển của xã hội loài người Căn cứ vào mục tiêu giáo dục cùng với việc xác định nội dung, việc tìm kiếm cách dạy và cách học phù hợp là một yêu cầu, khách quan Sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, tất yếu dẫn đến sự đổi mới trong nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục”.
Với mục đích nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ về đổi mới,tạo tâm thế sẵn sàng đổi mới; trang bị kiến thức hiện đại về đổi mới nội dung,phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá cho CBQL, GV; tăngcường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới; tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý giáo dục và đổi mới PPDH,kiểm tra đánh giá, ngay từ năm 2002, Bộ GDĐT đã bắt đầu triển khai chươngtrình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương phápdạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyệnphương pháp tự học của học sinh Đồng thời, Bộ GDĐT đã có những văn bảnchỉ đạo việc đổi mới PPDH và công tác chỉ đạo cho việc đổi mới như: Hướngdẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 về triển khai thí điểm phát triểnchương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Công văn số 3535/BGDĐT-
GDTrH ngày 27/5/2013 về sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các
PPDH tích cực khác; Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sử dụng
di sản văn hóa trong dạy học; Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011
về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học; Công văn số GDTrH ngày 30/12/2010 về việc triển khai việc hướng dẫn biên soạn đề kiểmtra áp dụng ma trận đề thi và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hằngnăm Kể từ đó, các trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động đổi
Trang 108773/BGDĐT-mới phương pháp dạy học, đổi 8773/BGDĐT-mới sinh hoạt chuyên môn (tổ chức cácchuyên đề) theo cụm chuyên môn, cụm trường nhằm nâng cao năng thực hiệnđổi mới cho thông qua các hoạt động thí điểm như: Triển khai thí điểmphương pháp “Bàn tay nặn bột” giai đoạn 2011 - 2015; phát triển thiết bị dạyhọc tự làm; mô hình trường học mới VNEN; dạy học liên môn, tích hợp; môhình nhà trường đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả giáo dục Đồngthời, các trường cũng đã triển khai thí điểm nhiều hình thức giáo dục mới theohướng phát triển năng lực học sinh như: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho
HS trung học; cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huốngthực tiễn dành cho HS trung học; cuộc thi dạy học chủ đề tích hợp dành choGV; các cuộc thi trên mạng: Violympic, IOE; giải toán trên máy tính cầm tay;đường lên đỉnh Olympia, tài năng tiếng Anh…
Để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình giáo dục và đổi mới PPDH,
dự án phát triển giáo dục phổ thông đã tổ chức biên soạn nhiều tài liệu và tổchức tập huấn cho đội ngũ GV, bên cạnh đó cũng có nhiều tài liệu bàn về đổimới PPDH ở Việt Nam, trong đó phải kể đến cuốn sách của TS Nguyễn VănCường và GS.TSKH Bernd Meier (trường đại học tổng hợp Potsdam, CHLBĐức), là những chuyên gia tư vấn quốc tế của dự án biên soạn với sự cộng táccủa các chuyên gia trong nước Đây là một trong những kết quả hợp tác quốc
tế của dự án phát triển giáo dục phổ thông Cuốn sách này trình bày một số cơ
sở lý luận và thực tiễn của đổi mới PPDH, đề xuất một số biện pháp đổi mớiPPDH cũng như giới thiệu một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạyhọc mới để có thể vận dụng vào việc đổi mới PPDH ở các môn học cụ thể.Qua các đợt tập huấn, Bộ GDĐT nhận định đa số GV có nhận thức đúng
về đổi mới PPDH, KTĐG; nhiều GV đã xác định rõ sự cần thiết và mongmuốn thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG; một số GV đã vận dụng được cácPPDH, KTDH tích cực trong dạy học; kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học vàứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức hoạt động dạyhọc được nâng cao; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH đã