Một lý do nữa có thể được xem làkhách quan là vì đến nay mặc dù đã có những công trình nghiên cứu riêng về thời giannghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc nhưng vẫn còn giới hạn bởi phạm vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC
NIÊN LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVIII
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A - PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Cấu trúc niên luận 8
B - PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Thời đại 9
1.2 Khuynh hướng văn học 13
1.3 Tác giả 14
1.4 Tác phẩm 17
CHƯƠNG 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC19 2.1 Thời gian nghệ thuật 19
2.2 Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình trung đại 23
2.3 Thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc 28
2.3.1 Thời gian vũ trụ bất biến 28
2.3.1.1.Thời gian trong ngày 30
2
Trang 32.3.1.2.Thời gian các mùa 33
2.3.2 Thời gian con người chảy trôi 36
2.3.2.1 Thời gian của cá nhân xuất chúng 37
2.3.2.2 Thời gian của cá nhân phàm tục 41
2.3.2.3 Thời gian cổ xưa lý tưởng 46
2.3.2.4 Thời gian tâm lý gián đoạn 50
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THỜI GIAN TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC 57
3.1 Thể thơ song thất lục bát 57
3.1.1 Sự thay đổi cách ngắt nhịp 57
3.1.2 Các hình thức trùng điệp 59
3.2 Ngôn ngữ trau chuốt; bút pháp ước lệ, tượng trưng 62
3.3 Giọng điệu ai oán - triết lý 66
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 4A - PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX pháttriển đến đỉnh cao với trào lưu nhân đạo chủ nghĩa Tư tưởng văn học giai đoạn này kếttinh trong các sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó nổi bật hơn cả là cácsáng tác bằng chữ Nôm Qua những gì chúng tôi tiếp thu được trong suốt qua trình tìmhiểu văn học giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy dường như nội dung tư tưởng đượcđông đảo nhà nghiên cứu phê bình để mắt đến và tập trung khai thác rất tâm huyết;trong khi đó, vấn đề thi pháp cũng rất được quan tâm nhưng phần nào vẫn khiêm tốnhơn Và cụ thể, những mảnh đất nội dung tư tưởng của sáng tác giai đoạn này đượckhai phá sớm, trong khi mảnh đất về thi pháp có độ lùi khai phá nhất định sau nội dung
tư tưởng Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định cho rằng những gì được nghiên cứutrước sẽ cạn nguồn để khai thác, mai một sự hấp dẫn hay những gì được nghiên cứumuộn hơn sẽ được ưu tiên Nội dung tư tưởng của các sáng tác giai đoạn này đã vượt rangoài biên giới Việt Nam; châu Á và vẫn là đỉnh cao chưa có sáng tác của giai đoạnnào vượt qua Tuy nhiên, thi pháp là vấn đề đậm tính dân tộc và gần gũi hơn với nghệthuật sử dụng ngôn ngữ Mà ngôn ngữ của chúng ta thì dù đặc sắc đến đâu, đẹp đẽ đếnđâu cũng chỉ riêng chúng ta - những người Việt Nam - mới cảm nhận được hết vẻ đẹp.Nên vấn đề thi pháp tương đối khó đạt được tầm vĩ mô như nội dung tư tưởng Vì thế,chúng tôi muốn tập trung khai thác một yếu tố trước hết là về thi pháp của một tácphẩm giai đoạn này
1.2 Về việc lựa chọn yếu tố thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc Chúng tôi có những lí do cả chủ quan và khách quan Cung oán ngâm khúc là một
trong những đỉnh cao của văn học chữ Nôm ở Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII
4
Trang 5- nửa đầu thế kỉ XIX, lý do mang tính chủ quan của lựa chọn này là chúng tôi thực sựyêu thích tác phẩm trong suốt quá trình tiếp nhận Một lý do nữa có thể được xem làkhách quan là vì đến nay mặc dù đã có những công trình nghiên cứu riêng về thời gian
nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc nhưng vẫn còn giới hạn bởi phạm vi dung lượng
tài liệu Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội sẽ mang đến nhiều cách tiếp cận vấn đề vàchúng tôi sẽ sử dụng những lý thuyết đã hoàn thiện hơn so với trước đây để phân tíchthời gian nghệ thuật Thể ngâm khúc có cách xây dựng thời gian nghệ thuật đặc sắc.Chúng tôi mong muốn sự nghiên cứu của mình không chỉ dừng lại ở việc đào sâu khaithác một bình diện nghệ thuật còn tương đối “nông” của tác phẩm mà còn nâng tầmcho nội dung tư tưởng mà giá trị của nó vốn đã vượt đi rất xa trong dòng chảy văn học
1.3 Cung oán ngâm khúc đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông một phần,
cụ thể là trong sách Ngữ văn 10 nâng cao tập II với đoạn trích có nhan đề Nỗi sầu oán của người cung nữ Chúng tôi vì việc tác phẩm được giảng dạy cho học sinh nên mong
muốn kết quả nghiên cứu của mình là có ích, trước hết là mở rộng được kiến thức củachính mình, tiếp đến là có ích cho những người làm công tác giảng dạy đoạn trích haybất kì ai có sự yêu thích và nhu cầu tham khảo một tài liệu tương đối cơ bản về thời
gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc Điều quan trọng chúng tôi muốn vẫn là
truyền tải phần nào những kết quả này đến với học sinh thông qua nhà giáo dục Họcsinh có thể tiếp nhận phần nào vẻ đẹp của đoạn trích nói riêng, của toàn bộ tác phẩmnói chung thông qua việc phân tích thời gian nghệ thuật
2 Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật một cách có ý thức xuất hiện từ sau líthuyết thi pháp học hiện đại được các nhà nghiên cứu giới thiệu và vận dụng phổ biến
ở Việt Nam Văn học trung đại được chia làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn thơ ca
có những đặc trưng thi pháp riêng Tuy nhiên, sự chuyển biến trong bối cảnh xã hội
Trang 6giữa mỗi giai đoạn sẽ đưa đến những đổi thay nhất định trong hệ thống thi pháp này màthời gian nghệ thuật là một trong số đó Những thay đổi trong quan niệm về thời gian
sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều đến thời gian nghệ thuật trong tác phẩm và thay đổi nàocũng là một sự phát triển có tính kế thừa chứ không hoàn toàn phủ nhận cái cũ Chúngtôi xin tập trung điểm qua những công trình nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong
Cung oán ngâm khúc.
Trong số các công trình khảo luận về Cung oán ngâm khúc của các nhà nghiêncứu trước 1975 cũng có đề cập ít nhiều đến yếu tố thời gian trong tác phẩm Một vài
nghiên cứu có thể kể đến như Khảo luận về Cung oán ngâm khúc của Thuần Phong, Luận đề về Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Duy Diễn - Bằng Phong.
Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB
GD Cuốn sách này gồm hai phần, phần thứ hai: Thi pháp văn học trung đại Việt Nambao gồm chương II: Các thể thơ trữ tình Trong chương này, nhà nghiên cứu dành riêngmột phần VI để bàn về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật Trong thời giannghệ thuật, nhà nghiên cứu đưa ra những mô hình chung của thời gian trong thơ catrung đại và tập trung khai thác hai đặc điểm lớn là thời gian vũ trụ bất biến, thời gian
con người Trong đó, một vài đoạn trong Cung oán ngâm đã được nhà nghiên cứu đưa
ra để làm ví dụ cho thời gian con người Quyển sách này đã được tái bản năm 2005 với
tựa Thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên Tạp chí văn học số tháng tư năm 2001, Nguyễn Hữu
Sơn đã có những phân tích rất sâu sắc và thuyết phục về thời gian nghệ thuật trong
Cung oán ngâm khúc Tuy nhiên, do giới hạn của một bài viết tạp chí nên nhà nghiên
cứu vẫn chưa làm nổi bật ảnh hưởng của thể thơ song thất lục bát đến những đặc điểmcủa thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
6
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong niên luận này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thời gian nghệ thuật
và phạm vi nghiên cứu chính là tác phẩm Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều Cụ thể, chúng tôi sử dụng bản trong quyển Cung oán ngâm khúc bằng tranh của Nhà xuất
bản Văn hoá dân tộc (2004)
4 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp loại hình
Trong suốt quá trình thực hiện niên luận, để làm nổi bật thời gian nghệ thuật củacủa tác phẩm, chúng tôi sẽ căn cứ vào các đặc trưng về nội dung tư tưởng và nghệ thuậtcủa thể loại ngâm khúc
b) Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này chúng tôi áp dụng cụ thể trong việc phân tích tác phẩm theonhững dẫn chứng cụ thể mà chúng tôi tìm thấy trong tác phẩm Sau đó chúng tôi tiếnhành tổng hợp bằng cách tập hợp những dẫn chứng đã phân tích vào từng đặc điểm củathời gian nghệ thuật Sau đó chúng tôi sẽ nêu chức năng, lý giải nguyên nhân của cácđặc điểm này
c) Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình người viết tìm kiếm cácbiểu hiện cụ thể thể hiện “cảm thức bi ai” của thể ngâm như từ ngữ, câu, giọng điệu…
d) Phương pháp hệ thống
Tiểu lụân đặt vấn đề nghiên cứu thời gian nghệ thuật tươg quan với các yếu tốkhác trong hệ thống thi pháp thể loại để thấy đây là một trong những yếu tố cơ bản
Trang 8nhất Đồng thời, chúng tôi cũng đưa nội dung tìm hiểu vào truyền thống thơ đương thời
để phần nào thấy sự tiếp nối, gặp gỡ và khác biệt
e) Phương pháp lịch sử
Chúng tôi phân tích thời gian nghệ thuật trên cơ sở xem xét những tác động củacác sự kiện lịch sử, xã hội đến văn học nói chung và thi pháp văn học nói riêng Bêncạnh đó, chúng tôi cũng xem xét những đánh giá về thời gian nghệ thuật có sự thay đổitheo dòng chảy lịch sử
5 Cấu trúc niên luận
Niên luận gồm có 3 chương chính
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện thời gian trong Cung oán ngâm khúc
8
Trang 9B - PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Thời đại
Thời đại mà chúng tôi muốn đề cập đến không phải chỉ riêng những năm tháng
mà tác giả đã sống mà mở rộng ra cả một giai đoạn lịch sử xã hội với những đặc trưngphân biệt với các giai đoạn khác
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều thuộc giai đoạn văn học nửa sau thế
kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX Giai đoạn này có những đặc trưng lịch sử - xã hội như
sự sụp đổ của chế độ phong kiến và tình cảnh cơ cực của người dân, sức mạnh quậtkhởi của phong trào nông dân khởi nghĩa, kinh tế hàng hoá phát triển và tầng lớp thịdân xuất hiện Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào những đặc trưng ít nhiều cóliên quan đến vấn đề chính của niên luận
1.1.1 Những sự kiện quan trọng
1.1.1.1 Sự sụp đổ của chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến Việt Nam sau khi phát triển đến đỉnh cao với triều Lê ThánhTông thì dần dần đi vào gia đoạn khủng hoảng Nội chiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễnphá hoại nghiêm trọng sự thống nhất đất nước Thế kỉ XVIII nội chiến phong kiếnkhông còn nhưng thỉnh thoảng vẫn có một vài mâu thuẫn giữa hai tập doàn Lê - Trịnhhoặc ngay trong nội bộ họ Trịnh
Đặc biệt vua chúa thế kỉ này chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, xây nhiều cung thấtnguy nga, tuyển chọn rất nhiều cung tần mĩ nữ Hoàng Lê nhất thống chí nói về vua LêHiển Tông: “quanh năm suốt tháng chỉ biết khoanh tay rũ áo làm trò mua vui bên đám
Trang 10cung nữ”[1; 124], về chúa Trịnh Sâm: “Sâm dần dần sinh ra xa xỉ kiêu căng, cung tầnthị nữ kén vào rất nhiều, ngày đêm mặc sức mua vua không còn e lệ gì nữa.”[1; 124]Tình trạng cung vua phủ chúa có vài trăm cung nữ này chính là cơ sở hiện thực cho
tình cảnh người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc.
Một điều đáng lưu ý ở giai đoạn này là tình trạng mua quan bán tước Điều này
có nguyên do là những cuộc chiến tranh liên miên khiến ngân khố triều đình kiệt quệnên triều đình phải hạ bệ giá trị tinh thần của các chức danh xuống, đem chúng ra ngãgiá Họ Trịnh đặt ra lệ “cứ tứ phẩm trở xuống, ai nộp 600 quan thì được thăng chứcmột bậc Còn những người chân trắng mà nộp 2800 quan thì được bổ tri phủ, 1800quan thì được bổ tri huyện.”[1; 124] Chưa bao giờ vinh hoa phú quý lại dễ dàng đạtđến như vậy và người bình thường khi mờ mắt trước “mồi phú quý”, “bả vinh hoa” sẵnsàng đổi lấy cho mình một danh phận, dù là hư danh
Đời sống người dân hết sức cơ cực (trừ một giai đoạn rất ngắn của triều đại TâySơn) vì vua chúa ngoài quyền lợi của bản thân không còn biết đến điều gì Người dânphải chịu thiên tai, mất mùa, sưu cao, thuế nặng mà không có sự hỗ trợ cuả nhà nước.Cuộc sống con người lúc này chồng chất khổ đau đã khơi nguồn cảm hứng nhân đạocho rất nhiều tác giả Có thể cho rằng đây là cơ sở hiện thực cho những triết luận về sự
hư huyễn của cuộc đời trong Cung oán ngâm khúc.
1.1.1.2 Sức mạnh quật khởi của phong trào nông dân khởi nghĩa
Nhắc đến phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn này, chúng tôi chỉ tập trungđánh giá nó như một biểu hiện của tinh thần phản kháng trong con người nói chung.Tuy vậy, những phong trào này hết thảy đều bị thẳng tay đàn áp Khởi nghĩa của nôngdân cũng có thể xem là một loại chiến tranh và tất sẽ có đổ máu Chiến tranh và những
10
Trang 11mất mát, loạn li mà nó gây ra cũng là nguyên nhân nảy sinh cảm thức hư vô về kiếpngười con của người đương thời, làm cơ sở cho triết luận trong tác phẩm.
1.1.1.3 Kinh tế hàng hoá phát triển và tầng lớp thị dân xuất hiện
Kinh tế hàng hoá phát triển nhờ chính sách mở cửa thông thương với các thươngnhân nước ngoài bắt đầu từ thế kỉ XVII Sinh hoạt mua bán li khai quan hệ sản xuấtphong kiến Tư tưởng của các thương nhân Việt Nam nhờ chính sách mở cửa mà cũngtrở nên tự do phóng túng so với tư tưởng những người nông dân quanh năm gắn bó vớiruộng đồng Họ đi đây đi đó và bắt đầu cảm thấy tư tưởng Nho giáo lạc hậu, trói buộccon người Chính tư tưởng của họ là bước đầu của sự vùng lên phản kháng giải phóngcon người cá nhân, quyền khẳng định bản ngã vượt lên vòng cương toả của lễ giáophong kiến Đây không chỉ là nền tảng cho chủ nghĩa nhân đạo phát triển mà còn là cơ
sở cho cá tính nổi loạn của người cung nữ dưới sự khắc hoạ của Nguyễn Gia Thiều
1.1.2 Bi kịch thời đại
Trong thời kì này, bi kịch thời đại chính là những cuộc chiến tranh nông dân nổ
ra liên miên nhưng không đem lại một kết quả bền vững lâu dài Nhân dân vẫn tiếp tụcsống trong cảnh cùng cực với chế độ phong kiến thậm chí còn hà khắc hơn trước Đâykhông phải bi kịch của riêng một cá nhân mà là của cả một lớp người
1.1.3 Ý thức xã hội
Như đã trình bày phần nào, những biến thiên trong xã hội đã ảnh hưởng đến tưtưởng con người Nho giáo không còn là hệ giá trị tư tưởng chuẩn mực mà đã xuốngcấp, địa vị độc tôn bị lung lay nên con người tìm sự xoa dịu tinh thần trong những hệ tưtưởng triết học khác hay tìm đến tôn giáo Đặc biệt, cửa Phật là một trong những chốnnương náu cho những con người bế tắc trước cuộc sống và điều này đã xuất hiện trong
Trang 12tác phẩm Tuy nhiên, không phải lúc nào những lựa chọn như thế cũng dễ dàng thựchiện Số đông những người còn lại cố giữ cho tâm trong sạch, không quay lưng vớicuộc đời.
1.1.4 Chủ nghĩa nhân đạo
Giai đoạn thế kỉ XVIII, XIX, đất nước nhìn chung đã thoát khỏi nạn ngoại xâm
và vấn đề dân tộc được đưa xuống hàng thứ yếu Sự xuống cấp của chế độ phong kiếnlàm đảo điên mọi giá trị vững bền và con người bị xoay vòng trong cuộc đời nhiều biếnđộng Vấn đề con người lúc này được xem là chính Số phận con người được quan tâmhơn cả và trong các sáng tác văn học, con người cá nhân được xây dựng trong thế đốilập với chế độ xã hội
Những giông bão trong sự biến chuyển của xã hội làm dấy lên vấn đề về số phậncon người, khơi gợi nỗi bất bình và khát khao, hy vọng tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc,
êm ấm cho những người bất hạnh, đây là xu hướng tìm kiếm sự vẹn toàn, những điềutốt đẹp trong cuộc sống Tư tưởng nhân đạo bắt đầu từ đây với những biểu hiện cụ thểnhư sau:
Vạch trần sự thối nát, tàn bạo của giai cấp thống trị, sự sụp đổ các tín điều Nhogiáo, tố cáo mạnh mẽ mọi tội ác áp bức bất công với nhân dân
Bày tỏ lòng thương yêu con người, nhất là người phụ nữ
Khẳng định con người cá nhân như một thực thể tồn tại đối lập với con người quan hệ phong kiến Nho giáo, đồng thời khẳng định đời sống trần tục và thế giớinội tâm phong phú của con người
-12
Trang 131.2 Khuynh hướng văn học
Bối cảnh rối ren của xã hội do sự suy tàn của chế độ phong kiến là hiện thực đểcác nhà văn bày tỏ sự phê phán Khuynh hướng phê phán hiện thực xã hội đương thời,
so với các khuynh hướng khác, có thể nói bao gồm được hết các tác gia tiêu biểu vàcác tác phẩm chủ yếu của thời đại Khuynh hướng này tập trung sâu sắc vào các vấn đềnhư: chiến tranh và hạnh phúc lứa đôi, tình yêu tự do và đấu tranh chống giai cấp thốngtrị
Về khuynh hướng trữ tình lãng mạn, đây là một khuynh hướng có quan hệ chặtchẽ với khuynh hướng phê phán hiện thực xã hội đương thời Xã hội càng rối ren, cácthế lực xấu càng lên ngôi thì giá trị con người cũng bị huỷ hoại Từ đó, các sáng tácmang nặng sự giãi bày xúc cảm ra đời, tiếng nói cá nhân được cất lên và những cá tínhnổi loạn bắt đầu lộ diện Bên cạnh những tác phẩm mang nặng tâm sự ai hoài “cốquốc” còn có những tác phẩm bày tỏ những tâm sự riêng tư và rất đa dạng của conngười như chuyện lứa đôi
Nhìn chung, Cung oán ngâm khúc có mang hai khuynh hướng vừa nêu Ở
khuynh hướng phê phán hiện thực, Cung oán ngâm khúc là tiếng nói đòi sự công bằngcho hạnh phúc lứa đôi, tình yêu tự do Ở khuynh hướng trữ tình lãng mạn, thể ngâm
khúc - một thể loại trữ tình nói chung và Cung oán ngâm khúc nói riêng là mảnh đất
dạt dào tình cảm ở nhiều cung bậc khác nhau, là chuỗi những hồi ức đan xen hiện thực
và sự biến chuyển tinh vi của tâm trạng nhân vật Chỉ riêng tâm sự xuyên suốt của
người cung nữ về tình yêu đã đủ để Cung oán ngâm khúc mang khuynh hướng trữ tình
lãng mạn
1.3 Tác giả
1.3.1 Về gia thế
Trang 14Nguyễn Gia Thiều sinh năm Tân Dậu (1741), ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm,huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái,Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình quý tộc Ông nội Nguyễn Gia Thiều làNguyễn Gia Châu, một võ quan nhưng thông kinh sử được phong tước Siêu Quậncông Bà nội ông là bà Cảo Phu Nhân là em họ bà chúa Ghênh - Thái Phi Trương thịNgoc Chử và là vú nuôi của chúa Trịnh Cương Cha của Nguyễn Gia Thiều là NguyễnGia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước Quận công, hai người chú bác của ôngcũng là Quận Công Mẹ của ông là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương TrịnhCương Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậuruột, và là con cô con cậu với chúa Trịnh Sâm Vợ của Nguyễn Gia Thiều là con gáitrưởng của quan Chưởng phủ sư Đại tư đồ Bùi Thế Đạt.
1.3.2 Về con người và sự nghiệp
Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm, sáu tuổi NguyễnGia Thiều đã được vào học trong phủ chúa Ông nổi tiếng là người thông minh, họcrộng, văn võ toàn tài, tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật, trong đó có kiến trúc Cáccông trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn nhưng trong sáng tácvăn học thì tri thức nghệ thuật của ông được phản ánh khá rõ và trong năm 1759 khimới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội Sau đó ông làm chỉ huyThiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa Nguyễn Gia Thiều là mộtngười rất được chúa Trịnh tin dùng Vì có công nên ông được phong tước hầu - ÔnNhư Hầu
Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hóa, mặc dù có công được khen thưởng,Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ
và cùng bạn bè bàn luận về triết học Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt
14
Trang 15hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh khôngcòn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hóa, và Nguyễn Gia Thiều biếtđiều đó, nên ông chán nản bỏ về.
Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốnlên miền núi xứ Hưng Hóa Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ratriều Tây Sơn Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triềuđình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối.Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vào ngày 9 tháng 5 MậuNgọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi
Về sáng tác, Nguyễn Gia Thiều có tập thơ chữ Hán là Ôn Như thi tập nhưng đã thất truyền Những tác phẩm chữ Nôm, ngoài Cung oán ngâm khúc, ông còn có Tây hồ thi tập và Tứ trai thi tập, hiện cũng chỉ còn vài ba bài chép trong tập Xuyết thập tạp ký của Lý Văn Phức như Cảnh trong vườn và Miếng tình.
Nguyễn Gia Thiều là một người nghệ sĩ Ông am tường cầm kỳ thi họa thì tâmhồn đã có nền tảng nghệ thuật căn bản Tài nghệ ấy thể hiện trọn đủ trong tác phẩm
Cung oán ngâm khúc.
Nguyễn Gia Thiều cũng có khuynh hướng của một tu sĩ Ông không có bút hiệu.Người đương thời gọi ông bằng tước hiệu của ông và ông tự đặt cho mình bốn pháphiệu mà hai hiệu Tâm Thi Viên Tử và Hy Tôn Tử là môn đệ của Lão Trang, hai hiệuSưu Chân và Như Ý Thiền là đệ tử của Phật Thích Ca Đời ông không có điều gì khiếnđến thay tên, thọ pháp, quy y Ông tự đặt cho mình bốn pháp hiệu là vì ông có sẵn tâmđạo
Trang 16Đứng ở địa vị tu sĩ, ông giác ngộ phần nào, nhận ra cõi đời sắc giới chẳng qua là
hư huyễn Tuy vậy, với tâm hồn nghệ sĩ, ông không lấy gươm trí tụê chặt đứt liên hệvới cõi hồng trần
Như vậy, bàn về cuộc đời của Nguyễn Gia Thiều, chúng ta nhận ra một vài vấn
đề như sau Thứ nhất, ông là người thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, học vấn uyênbác, và một thời được chúa tin yêu Chính điều này sẽ là nền tảng cho sự bộc lộ cái tôingạo nghễ, ý thức về sắc đẹp “khuynh thành”, tài năng phong phú của hình tượngngười cung nữ mà ông xây dựng Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi với nhà chúa cũnggây cho Nguyễn Gia Thiều những ấn tượng tiêu cực về cuộc sống của chúa Hình ảnh
người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc không chỉ là chiếc mặt nạ của Nguyễn Gia
Thiều để bày tỏ tâm sự bản thân mà đó còn là nguyên mẫu, là số phận đại diện của mấytrăm cung nữ trong phủ chúa Ông hiểu sâu sắc về hoàn cảnh những người cung nữ, vànêu lên những nét rất tinh vi về những biến chuyển tâm trạng của họ Tiếp đến, chúng
ta sẽ chú ý đến những biến cố liên tục của thời đại mà Nguyễn Gia Thiều đang sốngcùng việc ông không được trọng dụng nữa Đây là cơ sở cho những nỗi oán hờn khônnguôi vì thất sủng hay triết luận về sự hư vô của đời người của người cung nữ trong
Cung oán ngâm khúc
1.4 Tác phẩm
Cung oán ngâm khúc ( 宮怨吟曲) được xem là sáng tác chữ Nôm có giá trịnhất còn lưu giữ được đến ngày nay trong số những sáng tác của Nguyễn Gia Thiều.Tác phẩm gồm 356 câu thơ Nôm làm theo thể song thất lục bát
Ngâm khúc (吟曲) là một trong những thể loại trữ tình Sự xuất hiện của ngâmkhúc đánh dấu nhu cầu một nội dung biểu đạt mới Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệtthể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát Có khúc ngâm không viết bằng thể thơ
16
Trang 17song thất lục bát và cũng có những bài làm theo thể thơ đó những không phải là ngâm.Trước thế kỉ XVIII, các sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát chưa hề có thể ngâm.Ngâm nguyên là tên một thể thơ ca cổ ở Trung Quốc Nguyên Chẩn đời Đường trongmột bài tựa viết: “Thi kết thúc ở đời nhà Chu, Ly tao kết thúc ở nước Sở Sau đó dongthơ chia thành 24 tên gọi : phú, tụng, minh tán, văn, luỵ, châm, dao, âu ca khúc từ điệu
đều là sự nối tiếp của lục nghĩa” Đời tống có Lũng đầu ngâm thuộc cổ từ, Lương phủ ngâm của Khổng Minh, Bạch đầu ngâm của Tương Như Nội dung thể loại của thể
ngâm là niềm thương tiếc, đau xót khôn nguôi cho những giá trị nhân sinh bị mất(người chết, tuổi trẻ phôi pha, tình yêu bị phai nhạt, rẻ rúng…) Nhân vật trữ tình hồitưởng lại từng kỷ niệm trong quá khứ với tâm trạng buồn đau, tiếc nuối nhưng khôngsao quay trở lại, không sao cứu vãn được Với nội dung như thế, các khúc ngâm có giátrị ở Việt Nam gắn với thể song thất lục bát là một điều có thể giải thích Thể song thấtlục bát có nhiều vần Tính nhiều vần của khuôn thơ làm cho tình cảm nhớ tiếc lại đượcthể hiện nổi bật Vần có tác dụng buộc người ta nhớ lại cái vần có trước và tô đậm chonó
Về nội dung, Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc,
lúc đầu được nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết "mây mưa mấygiọt chung tình - đình trầm hương khoá một cành mẫu đơn", nhưng chẳng bao lâu đã bịruồng bỏ Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụbạc "chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi" Tâm trạng của người cung nữ không ngừngbiến chuyển và cảm xúc của nàng rất sâu sắc Nhưng đến cuối cùng nàng vẫn tiếp tục
bị giam cầm trong cung điện vàng son, trong nỗi buồn đau sầu thảm và oán hờn chấtchứa Nàng vẫn khát khao có lại những cuộc ân ái hiếm hoi khi xưa "giọt mưa cửu hạncòn mơ đến rày", vẫn mong chờ được nhà vua đoái hoài đến dù đôi lúc tưởng như nàng
đã tuyệt vọng
Trang 19CHƯƠNG 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC
2.1 Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một khái niệm rất mới của khoa học văn học, được coi làmột trong những thành tựu nổi bật nhất của khoa nghiên cứu văn học hiện đại Trướcthế kỉ XX, nó hầu như chưa được ý thức
2.1.1 Khái niệm
“Thời gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Tác phẩm cần một lượng thời gian để mở ra trước mắt người đọc Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật chất thực tại Thời gian trong thế giới nghệ thuật có độ dài, nhịp dộ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại tương lai khác với thời gian thực tại.”[7; 85]
Đây là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới vật chất[…] đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu
tố của nó[11; 157] Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học không giống với thời
gian và không gian thực tế Nếu thời gian thực tế là thời gian vật lý thì thời gian nghệthuật trong tác phẩm văn học chủ yếu là do con người tạo ra nhằm mục đích nghệthuật
2.1.2 Cấu trúc của thời gian nghệ thuật
Trần Đình Sử khi nghiên cứu về thi pháp học đã chia thời gian nghệ thuật thành thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật
2.1.2.1 Thời gian trần thuật
Trang 20Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, mộtchiều của văn bản ngôn từ Nói văn học là nghệ thuật thời gian bởi vì văn học diễn đạtcác sự vật, hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu cho đến câucuối cùng, không đảo ngược Khái niệm trần thuật được dùng với ý nghĩa rất khái quát
- không chỉ là cho loại tự sự, mà cho mọi văn bản văn học, nghĩa là sự tổ chức văn bảnmiêu tả, biểu hiện của chủ thể để thể hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm Trong vănhọc cổ Việt Nam người ta thường gọi thơ trữ tình là “tự tình”, “trần tình”, “tự thuật”tức là kể nỗi lòng, trình bày tình cảm
Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể Thứ nhất, nó có mở đầu
và kết thúc nên là thời gian hữu hạn Thứ hai, nó có tốc độ và nhịp độ riêng do người
kể có thể kể nhanh hoặc chậm, nghĩa là có thể kể lướt hay tỉ mỉ, dừng lại miêu tả chitiết Thứ ba, do nó có tính không đảo ngược nên nó có thể sắp xếp lại trật tự thời giancủa sự việc vào trật tự trước sau của nó Nó có thể đem cái xảy ra sau kể trước, đem cáixảy ra trước kể sau Thứ tư, thời gian trần thuật luôn mnag thời hiện tại Khi ta đọc mộtbài thơ trữ tình cổ là ta nhập thời hiện tại của tác giả vào thời hiện tại của người đọc là
ta, và tạo thành một thời gian nghệ thuật
2.1.2.2 Thời gian được trần thuật
Trong lời nói, ta phân biệt được hai sự kiện: sự kiện nói và sự kiện được nói thìtrong văn học chúng ta cũng phân biệt được thời gian trần thuật và thời gian được trầnthuật Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới Đây chưa phải làthời gian nghệ thuật, nhưng là cơ sở của nó Thời gian được trần thuật bao gồm:
a) Thời gian sự kiện: là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau,nhân quả Có người gọi đây là thời gian lịch sử, thời gian tích truyện thời gian sự kiện
có thể tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra
20
Trang 21b) Thời gian nhân vật: bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian được nếm trải qua tâmhồn nhân vật Thời gian tiểu sử bao gồm các giai đoạn được đánh dấu bởi những sựkiện quan trọng như ngày sinh, ngày đỗ đạt, ngày cưới, ngày mất,…Thời gian sinhmệnh cũng thuộc thời gian con người Hoạt động tâm lý, dòng ý thức tạo thành thờigian nhân vật Có những sự kiện cứ bám lấy tâm lý con người làm cho thời gian tâm lýdừng lại Nếu nhân vật thiếu đời sống nội tâm thì thời gian của nó chỉ tồn tại trên cấp
độ sự kiện nhân quả, trên cấp độ thời gian đồng hồ và lịch
c) Thời gian thiên nhiên: gồm cuộc vận hành của vũ trụ, các mùa trong năm và cácthức của chúng, các buổi trong ngày, các giai đoạn chuyển thời tiết trong năm,… Thờigian thiên nhiên có vị trí to lớn trong tâm hồn con người
d) Thời gian sinh hoạt: thời gian con người thực hiện các hoạt động sống Đi sâu vàolớp thời gian này người ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người
e) Thời gian phong tục: đó là thời gian của các phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúnggiỗ, các ngày lễ tiết trong năm, tạo thành nhịp độ chung của cuộc sống từng vùng e) Thời gian xã hội, lịch sử: đó là thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế, thinh suy của
xã hội Nó được đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến,ngày giải phóng, ngày hoà bình, các đổi thay trong chính sách làm thay đổi cuộc sống
Trang 222.2 Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình trung đại
Thời gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người Mọi cảmnhận về sự tồn của con người đều gắn với cảm nhận về thời gian Con người cảm nhậnthời gian từ sự đổi thay của chính mình và của thế giới xung quanh
Không thể phủ nhận thơ ca Việt Nam hình thành trước hết là ở bộ phận thơ chữHán Việc tiếp thu không tránh khỏi sự ảnh hưởng của mô hình tư duy, cách cảm nhậnthế giới Như vậy, thời gian trong thơ ca trung đại với số lượng lớn những sáng tácbằng chữ Hán phải được phân tích dựa trên những ảnh hưởng của phạm trù ấy từ thơ caTrung Quốc
Trước hết là những quy phạm về thời gian có nguồn gốc từ các hệ tư tưởng triếthọc lớn của Trung Quốc, có thể kể đến tư tưởng nhập thế giúp đời của Nho giáo và vô
vi của Đạo giáo, tư tưởng tái sinh và luân hồi của Phật giáo
2.2.1 Cảm thức thời gian dưới ảnh hưởng của Nho giáo
Với tư tưởng Nho giáo, con người phải làm đúng với danh phận của mình, gọi là
thuyết chính danh Nho giáo lấy con người làm bản vị.[9; 194] Nam nhi phải tu thân
-tề gia - trị quốc - bình thiên hạ, nữ nhi phải có nơi để nâng khăn sửa túi, phải giữ đạotam tòng Như vậy, mọi cá nhân trong cõi trời đất có những nhiệm vụ nhất định phảithực hiện và phải làm sao để khi dứt cõi trần thì các nhiệm vụ ấy đã hoàn thành Đặcbiệt với nam nhi, chưa hoàn thành bổn phận nghĩa là còn nặng nợ với non sông Dẫuvậy, không phải ai cũng có thời gian đủ để thực hiện hết bổn phận của mình với cuộcđời, để thoả chí, để thực hiện hết những gì mình mơ ước Từ đó, con người mang tâmthế của một kẻ gấp, vội, hăng hái nhập thế, níu giữ thời gian cho mình Con người trởnên nhạy cảm vô cùng với thời gian tuyến tính, chảy trôi, một đi không trở lại, thờigian trôi nhanh vô tình
22
Trang 23Với sự ảnh hưởng của tư tưởng này, cảm thức thời gian là cảm thức thời giantrôi nhanh vô tình
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma
(Đặng Dung - Cảm hoài)
(Thù trả chưa xong đầu đã bạc,Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài.)Những dòng thơ của Đặng Dung mang nặng sự nuối tiếc của kẻ không thể hoàn thànhchí lớn, không thực hiện trọn vẹn bổn phận với non sông Và không chỉ riêng ngườiquân tử, các bậc giai nhân cũng ý thức sâu sắc về thời gian chảy trôi liên tục Ngườiphụ nữ lý tưởng trong văn học trung đại thường là những người đẹp, tài năng Đối với
họ, thời gian là một yếu tố gắn với sự tàn phai nhan sắc, cũng có thể đồng nghĩa với sựnhạt phai tình cảm của người khác với mình Văn học trung quốc từ thời tiên tần đã cónhững dòng viết về thời gian oan nghiệt của con người xuất chúng
Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước,
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ gã Phan Lang,
Sợ khi mái tóc pha sương cũng ngừng.
(Chinh phụ ngâm)
2.2.2 Cảm thức thời gian dưới ảnh hưởng của Phật giáo
Trang 24Tư tưởng Phật giáo cho rằng đời người chỉ là một kiếp trong rất nhiều kiếp củamột sinh thể Sự xoay vòng của thời gian đưa đến sự bắt đầu lại ở một kiếp mới Mỗimột sự sinh trưởng đã hàm chứa tương lại lụi tàn và trong sự lụi tàn đã thai nghén mầmmống tái sinh Vạn vật sinh diệt trong trời đất là lẽ thường tình và sinh diệt chính là đểchuyển hoá, để thay đổi Như vậy, thời gian có sự tuần hoàn như sinh thể có sự luânhồi.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Mãn Giác thiền sư - Cáo tât thị chúng)
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hếtĐêm qua sân trước một cành mai)Chính cành mai muộn màng ấy đã khẳng định cuộc sống bất diệt, mùa xuân vĩnh hằng.Thiền sư Mãn Giác thấu hiểu sự chuyển hoá của vạn vật nên đã đặt được cành mai ấyvào bài thi kệ của mình trước lúc viên tịch Thiền sư không bị vướng bận vào cảm giác
bi quan dù nhìn thấy sự vô thường trong vòng sinh hoá, người chỉ nêu lên một sự thậtrất tự nhiên trong quy luật sinh hoá của vũ trụ vạn vật Trong cõi đời, thời gian tuầnhoàn đưa đến những sự bắt đầu, những sự sinh diệt tự nhiên, vì thế, tâm thế con ngườiđạt đạo là thuận hoà theo những biến chuyển đó
Xuân qua lại ngỡ xuân tàn Hoa dù rụng nở vẫn hoàn tiết xuân
2.2.3 Cảm thức thời gian dưới ảnh hưởng của Đạo giáo
24
Trang 25Tuy vậy, Đạo giáo lại tác động đến cảm thức gian của con người và xoay chuyển
theo một hướng khác Đạo giáo lấy thiên nhiên vũ trụ làm bản vị [9,194] Tư tưởng vô
vi của Đạo giáo hướng con người đến cuộc sống tự nhiên Ở đó, con người không cómột tác động nào ngược với cái tất yếu, ngược với sự phát triển tự nhiên của vạn vật.Theo Đạo giáo, con người và vạn vật là một, vì vậy sự nhập thế ở Đạo giáo khôngmang tính can thiệp vào vạn vật Mọi đổi thay của đời người chỉ “như hạt móc trên đầu
ngọn cỏ”, chỉ có thiên nhiên vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn, vô thuỷ, vô chung[9; 194].
Con người đạt đạo là con người hiểu được sự ngắn ngủi của kiếp người và hoà mìnhvao thiên nhiên Trong sự hoà hợp đó, con người vượt lên khỏi tâm thế ý thức cuộc đờingắn ngủi mà hướng đến cảm giác vô thời gian
Thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến thường bắt gặp trong sáng tác trữ tình thuộcgiai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, đặc biệt ở thơ thiền Lý - Trần Trong đó, có thể
nói thơ thiền ý của đời Trần mang cảm thức thời gian này rõ nét hơn thơ thiền Lý Thơ
thiền đời Trần gắn liền với hình ảnh thiên nhiên và từ đó cảm thức thời gian vũ trụ bấtbiến hiện lên có sự hoà quyện với hình tượng nghệ thuật
Ngư ông thuỵ trước, vô nhân hoán, Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.
Không Lộ thiền sư - Ngư nhàn
(Ông chài ngủ tít ai lay, Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.)Hình ảnh người đánh cá ngủ quên trên chiếc thuyền trong khoảnh khắc tuyết phủ Ởvào cái trạng thái “ngủ quên” đã có một sự hoà hợp trong vô thức với thiên nhiên.Người đánh cá như một sự vật tồn hiện giữa đất trời mà không mảy may làm tác động
Trang 26vào những bước chuyển mình đẹp nhất của thiên nhiên Khoảnh khắc ngộ ra “tuyếtmãn thuyền” khi thức dậy là một sự ngạc nhiên dịu dàng của con người Cảnh tuyếtbay không ai chờ đợi và tâm thế của người đánh cá cũng không chờ đợi Trong phútgiây người đánh cá say ngủ giữa khung trời tuyết bay, thời gian đã ngưng đọng thànhvĩnh cửu Đây là một trong những ví dụ cho khoảnh khắc thời gian vĩnh cửu, thời gianđốn ngộ của thơ thiền Những quan niệm về thời gian trên không tách biệt rạch ròitrong tác phẩm trữ tình mà có sự đan xen, hoà quyện Chẳng hạn như thơ thiền Lý Trầnmặc dù mang ý vị thiền của phật giáo Thiền Tông nhưng vẫn có mang cảm thức vôthời gian của Đạo giáo bên cạnh cảm thức thời gian tuần hoàn.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Đạo giáo đến cảm thức thời gian không chỉđược các tín đồ Đạo giáo tiếp nhận mà bất kể những người có tư tưởng tiến bộ và có tàinăng nghệ thuật đều có thể tri nhận Bằng chứng là tuy các cảm thức về thời gian có sựhoà điệu ở những tác giả Tầng lớp nho sĩ cũng có rất nhiều sáng tác trữ tình mangcảm thức thời gian bất biến, tĩnh tại
Hé cửa đêm chờ hương quế lọt Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan
(Nguyễn Trãi)Các nhà nho này một phần vì mang tâm hồn nghệ sĩ mà yêu chuộng thiên nhiên, mộtphần do cuộc sống ẩn dật vào giai đoạn “xuất thế” mà trở nên gần gũi với “bản vị thiênnhiên” của Đạo giáo Cuộc sống không can thiệp vào chuyện thế gian một phần đưanhững nhà nho đến việc cảm nhận và trân trọng cái đẹp vi diệu trong từng khoảnh khắcthời gian
26
Trang 27Có thể nói, thời gian con người xuất chúng đã trình bày ở sự ảnh hưởng của Nhogiáo gắn liền với sự luyến tiếc quá khứ tươi đẹp Bởi lẽ sự xuất chúng có thể trườngcửu trong tâm thức con người nhưng mau chóng lụi tàn ở thực tế Và trước khi đến với
sự suy tàn của chế độ phong kiến từ cuối thế kỉ XVII, con người đã mang tâm trạng hồi
cố thuở huy hoàng của triều đại, của đời người Đến giai đoạn lịch sử bão táp từ nửađầu thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, sự suy tàn và thối nát của xã hội phong kiến từ thế kỉXVIII trở về sau đã làm thay đổi các cảm thức thời gian Con người lâm vào nhữngcuộc bể dâu đã mất đi cảm giác bất biến vô biên của thời gian thuở trước Họ được màisắc thêm cảm giác về sự trôi chảy của thời gian, sự mai một của những thời đại ra đikhông trở lại Điều này có phần nào giống với cảm thức hiện sinh trong thơ ca hiện đại.Với những đổi thay của cuộc sống, con người dần dần cảm nhận rõ hơn sự phù du củakiếp người
2.3 Thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc
2.3.1 Thời gian vũ trụ bất biến
Nói đến thời gian vũ trụ tức là đề cập đến thời gian thiên nhiên Trong Cung oán ngâm khúc, thời gian thiên nhiên là thời gian các mùa, thời gian các buổi trong ngày.
Sự bất biến của thời gian vũ trụ mà chúng tôi muốn nói đến không phải tính vô thờigian trong thơ thiền hay thời gian tĩnh tại của thơ một số nhà Nho Thời gian thiênnhiên - vũ trụ có trôi chảy, nhưng so với đời người thì không khác gì sự bất biến.Chúng tôi lựa chọn hệ quy chiếu, xem xét thời gian vũ trụ trong tương quan với thờigian tuổi xuân của người cung nữ và thời gian sinh tồn của vạn vật Ở đó, thời gian tồntại vô tình và đưa những thứ dẫu có vô vàn tươi đẹp cũng về cát bụi Sự bất biến của
thời gian trong Cung oán ngâm khúc chính là sự tồn tại vô tình và nghiệt ngã của nó, là
sự vĩnh hằng trước vạn vật biến chuyển không ngừng
Trang 28Cần phải nói thêm là thời gian là cả thời gian vũ trụ và thời gian trong Cung oán ngâm khúc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo lẫn Phật giáo Màu sắc Phật giáo
nằm ở chỗ thời gian vũ trụ có các mùa, các tiết luân phiên nhau và thời gian con người
là quãng thời gian đau khổ, đời người là bể khổ và không thoát khỏi sinh lão bệnh
-tử Tuy nhiên, một điều đặc biệt là cảm quan Phật giáo trong tác phẩm không chi phốiđến độ đưa con người hướng đến việc nhập cõi niết bàn và thời gian vũ trụ tuần hoàncũng không đưa con người đến việc kết thúc kiếp này hay tái sinh ở một kiếp khác.Như chúng ta thấy, xuyên suốt tác phẩm người cung nữ dẫu có buồn đau, có triết luậnnhiều vẫn sống được những phút giây tha thiết với cõi hồng trần, đến tận cuối tác phẩmvẫn ôm ấp giấc mộng:
Giữ sao cho được má hồng như xưa
Về màu sắc Đạo giáo, chúng ta thấy rằng ngoài những lúc người cung nữ trongtác phẩm triết luận về thời gian vũ trụ như một thứ đổi thay hết thảy, đẩy con ngườivào bể trầm luân thì đôi khi cũng triết luận về đời người như mộng ảo, như giấc NamKha Thời gian con người lúc này chỉ còn là thời gian trên chiếc gối du tiên Cuộc đời
là hư huyễn, là mộng ảo
2.3.1.1.Thời gian trong ngày
Thời gian trong ngày là thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối; thời gian giờ,khắc Tuy nhiên, văn học không đơn thuần là sự tái hiện thời gian vật lý của thế giớihiện tại nên thời gian trong ngày ngoài cách thể hiện hiển ngôn còn được thể hiện quanhững biểu tượng, qua sinh hoạt của con người Chẳng hạn những hình ảnh mặt trăng(nguyệt), tiếng gà gáy là dấu hiệu của ban đêm hoặc giai đoạn từ đêm về gần sáng Cácbiểu tượng không chỉ cho thấy thời gian mà còn thể hiện những đặc điểm không giancủa thời gian đó.Chẳng hạn một tiếng côn trùng kêu xao động không chỉ khắc hoạ về
28
Trang 29một buổi đêm, mà còn là một đêm thanh vắng Trong Cung oán ngâm khúc, thời gian
trong ngày cũng được thể hiện vừa bằng biểu tượng vừa hiển ngôn, với sự xuất hiệndày đặc của buổi chiều, buổi đêm
Toàn bộ khúc ngâm có tổng cộng 10 từ “đêm” xuất hiện và rất nhiều hình ảnhtượng trưng cho buổi đêm cũng xuất hiện như “bóng nguyệt”, “trăng già”, “bóng thỏ”,
… Như vậy, có khi thời gian đêm được diễn tả trực tiếp và có khi được diễn tả tượngtrưng
Cái đêm hôm ấy đêm gì Giấc chiêm bao những đêm xưa Ngọn đèn phòng động đêm xưa
Đêm năm canh tiếng lăng chuông rền Đêm phong vũ lạnh lùng có một
Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình
Dựa vào nội dung hay tính chất của những đêm này và khoảng thời gian rộng hơn baochứa nó, chúng ta có thể phân ra thành đêm “xưa” và “nay” Một bên là thời gian đêm
“xưa”- đêm hạnh phúc, đêm tuyệt vời; một bên là đêm hiện tại - đêm cô đơn - đêm chờđợi Cũng là thời gian đêm nhưng không phải lúc nào cũng là biểu tượng của sự u tốicủa đời người Những đêm gắn với quá khứ, với những sự kiện đáng nhớ là những đêm
“hồng”, đêm hoan hỉ trong thế đối lập với đêm “đen”, đêm thanh vắng, đêm lẻ loi Thờigian đêm gắn với tâm trạng của người cung nữ Nếu như đêm ở quá khứ chịu sự chiphối của dòng hồi ức và trở thành thời gian khó quên thì đêm ở hiện tại chịu sự chiphối của tình cảnh bơ vơ và tâm trạng sầu tủi Vẫn là thời gian đêm nhưng sự chi phối
Trang 30của cảm xúc dẫn đến sự thay đổi của độ dài đêm Những đêm “xưa” thì xa vời và ngắn
ngủi, những đêm “nay” thì dài dằng dặc và tối thẳm “Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình” là một đêm mà người cung nữ hồi tưởng lại cả một thời huy hoàng của bản
thân
Về thời gian buổi chiều, phần lớn gắn liền với tình cảnh cô đơn ở hiện tại Buổichiều của ngày cũng như mùa thu của năm, là giai đoạn con người đang trên đà tàn lụi,chuyển bị bước vào sự tăm tối của đêm hay khắc nghiệt của mùa đông Thời gian chiều
trong Cung oán ngâm khúc gắn với sự điêu tàn, với những buồn đau tiếc nhớ của người
cung nữ ở hiện tại Buổi chiều được diễn tả trực tiếp với sự xuất hiện của từ “chiều”
Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
cô đơn như những ngày khác Những buổi chiều dù trở đi trở lại đồng nghĩa với việccon người không thoát ra được nỗi cô đơn hiện tại
Hôn hoàng thôi lại hoàng hôn
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa
Hai dòng thơ có sự tương xứng với những dòng của Nguyễn Du trong truyện Kiều
30
Trang 31Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
“Hoàng hôn” được lặp hai lần trong một dòng thơ là sự tuần hoàn vô tư cuả thời gian
nhưng lại là sự bất lực của đời người trước thời gian trôi chảy Trong Cung oán ngâm khúc, hoàng hôn đến rồi đi không làm thay đổi tình cảnh ở hiện tại, không mang lại
một điều gì mới cho cuộc sống của người cung nữ Hoàng hôn của mỗi ngày chỉ chothấy sự chảy trôi vùn vụt của thời gian, chỉ khiến cho “nguyệt hoa thôi lại thêm buồnnguyệt hoa”
Thời gian chiều và đêm cũng như những thời buổi khác trong ngày, thứ nhất đềuđược soi chiếu bởi tâm trạng con người nên nhịp độ phần nào đã thay đổi so với thờigian ngoài thực tế, thứ hai đều là cơ sở hiện thực để bộc phát tâm sự của con người.Những thay đổi trong ngày không tách rời những thay đổi tâm trang của người cungnữ
2.3.1.2.Thời gian các mùa
Dòng tâm trạng ảnh hưởng đến cảm quan thời gian của người cung nữ và điều
đó được thể hiện qua việc nhà thơ xây dựng những khoảng thời gian tâm trạng như
mùa xuân, mùa thu Trong Cung oán ngâm khúc, mùa xuân hay bất kì dấu hiệu nào của
nó cũng là biểu hiện cho những ngày tháng tươi đẹp, của vẻ đẹp và tuổi xuân của ngườicung nữ Đặc biệt những hình ảnh của hoa xuất hiện rất nhiều: phù dung, mẫu đơn,thược dược, hải đường, đào, mai, lan,… còn có hình ảnh gió đông (gió xuân), chim én,
… Bóng dáng mùa xuân trong những ngày tươi đẹp hạnh phúc của người cung nữ trànđầy sức sống, tươi sáng và rộn ràng:
Khoa thược dược mơ mòng thuỵ vũ Đoá hải đường thức ngủ xuân tiêu
Trang 32Cành xuân hoa chúm chím chào Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai
Sự xuất hiện của những loài hoa tượng trưng cho mùa xuân và những trạng thái bừng
nở đầy sức sống của chúng là dấu hiệu tâm trạng tươi vui của con người Lúc này,người cung nữ vẫn đương ở vào giai đoạn huy hoàng, được nhà vua ân sủng và cuộcđời nàng có thể được ví như những đoá hoa xuân được trân trọng, được nâng niu bởi vẻđẹp của chúng Những đoá hoa đang ở trạng thái đầy sức sống, được nhân hoá bởinhững từ ngữ chỉ trạng thái, hoạt động của con người “mơ mòng”, “thức ngủ”, “chúmchím chào”, … Tháng ngày được ân sủng của người cung nữ hạnh phúc đến mực khiếncho tầm nhìn của nầng cũng trở nên lãng mạn, dưới mắt nàng thiên nhiên đang sốngchính mùa xuân của nó, niềm hạnh phúc lan tràn đến cỏ cây, khiến chúng dường nhưrực rõ hơn, mùa xuân dù bình thường cũng trở nên tươi đẹp Tuy nhiên, xuân của cỏcây cũng là xuân của đời người, chỉ khác một điều xuân của đất trời thì trở đi trở lạicòn xuân của đời người không như thế
Tuy cũng là mùa xuân, cũng là những dấu hiệu mùa xuân nhưng đã mất đi sứcsống vì người cung nữ đã không còn sống trong những ngày được sủng ái Hình ảnhmùa xuân lúc này dẫu có được nhắc đến cũng như một sự mất mát, một thời quá vãng
Nào lúc tựa lầu Tần hôm nọ Cành liễu mành bẻ thuở đương tơ Khi trướng ngọc, lúc rèm ngà Mảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong
32
Trang 33Mùa xuân lúc này nếu có trở về thì thực sự chỉ về trên thiên nhiên, không có tác dụngnào hơn là khắc sâu vào tình cảnh trớ trêu của người cung nữ ở hiện tại Xuân lúc này
và những biểu hiện của nó trở thành là một hiện tượng thời gian “vô tình”, “kháchquan”, “độc lập” với người cung nữ Xuân đã mất đi tính chất hoà điệu với tâm hồncon người Tất cả những gì đã từng gắn với xuân, với quá khứ ở hiện tại trở thành lànhững vật tưởng niệm, những hình ảnh tưởng niệm, tồn tại để làm cho nỗi nhớ củanhân vật trữ tình thêm khắc khoải
Về thời gian mùa thu, mùa thu và những biểu tượng của nó trong tác phẩm xuấthiện nhiều hơn ở thời hiện tại, khi người cung nữ bị ruồng rẫy và sống trong cảnh côđơn
Trải vách quế gió vàng hiu hắt […]
Lầu tần chiều nhạt vẻ thu[…]
Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng[…]
Hình ảnh lầu Tần mùa thu mang một nét buồn chứ không huy hoàng lộng lẫy như ngàynào Lầu Tần nguyên từ chữ Tần lâu, là cung điện của công chúa Lộng Ngọc đời vuaTần Mục Công Lầu Tần vốn dĩ vẫn như thế, duy chỉ có tâm trạng u buồn của conngười mới trông thấy vẻ thu nhạt nhoà bao phủ công trình Lầu Tần là một hình ảnh ẩn
dụ cho những gì gắn bó với quá khứ, đến nay đã mang vẻ tịch liêu
Thời gian mùa xuân, mùa thu được thể hiện nhiều trong tác phẩm so với mùa hạ,
mùa đông Điều này bắt nguồn từ tinh thần triết học phương Đông với quy luật "xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn" Mùa xuân và mùa thu là hai mùa sự vật đang phát triển theo hai hướng trái ngược nhau nhưng chưa phải đến tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về chất[21] Không chỉ riêng Cung oán ngâm khúc mà các sáng tác trữ tình
Trang 34khác trong giai đoạn văn học trung đại, bóng dáng mùa xuân, mùa thu vẫn trội hơn mùa
đông, mùa hạ Có thể thấy trong Chinh phụ ngâm khúc, mùa thu không chỉ đại diện cho
buổi lên đường hùng tráng “thét roi cầu Vị ào ào gió thu” của người chinh phu mà còn
là thời gian người chinh phụ chính thức bước vào nỗi cô đơn quay quắt Mùa thu làmùa hoàng hoa - mùa cúc nở - mùa lính thú bắt đầu ra biên ải và là mùa li biệt Tiếp
đến, mùa xuân trong Chinh phụ ngâm khúc cũng là mùa xuân khắc vào nỗi đau lẻ bóng
của con người, mùa xuân tươi đẹp của đất trời nhưng lại là sự tươi mới trêu ngườingười có tâm sự Có thể thấy mùa xuân và mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng chocảm xúc của con người trong sáng tác văn học trung đại
Trong Cung oán ngâm khúc, xuân và thu không phải là thời gian mang tính cực
hạn đối chọi nhau nhưng cả hai đều có tính dàn trải trong sự xuất hiện của nó Xuân vàthu là khi sự vật đang trong độ phát triển, về hướng phát triển thì ngược nhau và cáitinh thần “phát triển” có tốc độ không nhanh, phù hợp với diễn biến phức tạp của tâmtrạng con người Trong tác phẩm, có khi thời gian các mùa được mô tả tượng trưngbằng hình ảnh, có khi được gọi tên trực tiếp nhưng dù với cách thể hiện nào chúng tacũng nhận thấy thời gian mùa không hề tách rời dòng cảm xúc của nhân vật và mangtính biểu tượng cho các giai đoạn của đời người Xuân và thu là thời gian mùa mangđầy đủ những yếu tố mà thi pháp mang tính quy phạm của văn học trung đại khai thác.Với sự tồn tại mang tính phát triển nội tại, thời gian mùa xuân và mùa thu còn mangtính biểu tượng cao phù hợp với các thể loại trữ tình trung đại đòi hỏi sự bày tỏ cảmxúc tinh tế
2.3.2 Thời gian con người chảy trôi
Về thời gian con người, đó là thời gian được ngăn cách bởi những giai đoạn của
đời người, các giai đoạn được phân biệt bằng sự kiện mốc Trong Cung oán ngâm khúc, thời gian con người là thời gian cuộc đời người cung nữ: từ lúc còn ở với cha mẹ,
34
Trang 35đến lúc trở thành cung nữ và tính đến thời điểm tỏ bày tâm sự lẻ loi ở hiện tại Sự kiệntrong đời người cung nữ có thể được chọn làm sự kiện mốc là được vua sủng ái và bịvua rẻ rúng Thời gian con người cũng bao gồm cả những sinh hoạt của người cung nữ
2.3.2.1 Thời gian của cá nhân xuất chúng
Như đã trình bày ở nội dung thời gian nghệ thuật trong tác phẩm trung đại, bậcgiai nhân mang một nỗi ám ảnh về thời gian Họ nhạy cảm về mọi thay đổi của thế giớitác động đến bản thân Con người càng xuất chúng thì thời gian với họ là một biểutượng của sự mất mát, sự huỷ hoại
Giai nhân tự cổ như danh tướng Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu )
Khi nói đến thời gian con người trong thơ trung đại nói chung hay Cung oán ngâm khúc nói riêng phải chú ý đến thời gian con người xuất chúng Những cá nhân xuất
chúng như danh tướng, tài tử, giai nhân thường không có được kết cục phù hợp vớinhững gì họ xứng đáng Họ không thể và không kịp có được hạnh phúc, sự mãnnguyện Vì thế, có thể nói thời gian con người xuất chúng là biểu hiện đầu tiên của thờigian con người chảy trôi Sự ngắn ngủi của đời người tài hoa dù chỉ xuất hiện trongtâm thức con người hay trở thành hiện thực đều là được đặt trong thế đối nghịch, mâuthuẫn với thời gian vũ trụ bất biến
Trong Cung oán ngâm khúc, người cung nữ hội tụ đầy đủ các yếu tố của bậc giai
nhân Tuy sự mô tả có phần nào cường điệu những những đặc điểm xuất chúng ở nàng