1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín hiệu thẩm mỹ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn

71 702 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 9,5 MB

Nội dung

Là một người yêu và say mê nhạc Trịnh và xuất phát từ mong muốn khám phá, tìm tòi những vấn đề mới mẻ, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tín hiệu thấm mĩ thể hiện thời gian

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

KHOA NGU VAN

%*&kkww*wwxwkxww*ww

BUI THUY QUYNH

TIN HIEU THAM Mi THE HIEN THOI GIAN NGHE THUAT

TRONG CA TU CUA TRINH CONG SON

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

KHOA NGU VAN RRKEKEERREKEEE

BUI THUY QUYNH

TIN HIEU THAM MI THE HIEN THOI GIAN NGHE THUAT TRONG CA TU CUA TRINH CONG SON

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

ThS, GVC LÊ KIM NHUNG

HA NOI - 2013

Trang 3

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Thời gian là yếu tố gắn liền với sự sống của con người trong mọi thời đại, mọi không gian.Thời gian cùng với không gian góp phần làm nên ngữ

cảnh mà con người sinh sống Thời gian là yếu tố không thê thiếu trong đời

sống của mỗi con người vì thế như một lẽ tự nhiên nó bước vào thế giới của các loại hình nghệ thuật trong đó có văn học Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm, dụng ý của tác giả Vì vậy, việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương là một việc làm vô cùng cần thiết đặc biệt là từ góc nhìn phong cách học bởi đây là

dịp để người làm khoa học có điều kiên củng cố kiến thức về tác giả, tác

phẩm văn chương, lí luận văn học, lí luận phong cách học

Nền âm nhạc Việt Nam thế ki XX mãi ghi nhận công lao của một nhạc sĩ thiên tài, người đã làm nên sức sống bền lâu cho những nhạc phẩm của mình bởi tính nhân văn cao đẹp, sâu sắc: Trịnh Công Sơn Nhạc của Trịnh Công Sơn không đơn thuần là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát Mỗi bài là một truyện ngắn, một bài thơ, một chương khúc của truyện dài chưa có kết thúc

Nó vẫn mở ra như một vết thương, vết thương người, vết thương thời đại, vết thương thiết thân cần được cưu mang và lưu truyền Đó cũng là điểm đặc sắc trong những nhạc phẩm của ông Ca từ là những âm trầm đề góp phần tạo nên những âm bồng du đương trong hơn 500 ca khúc ông để lại cho hậu thế Ca từ

chính là nơi để Trịnh Công Sơn bộc lộ hết những trăn trở, suy tư cũng như thê

hiện cá tính và phong cách của riêng mình

Đối với Trịnh Công Sơn sự sống và thời gian đang bước giật lùi như hình ảnh cuốn chiếu Vì thế mà ông quả quyết phải sống sao cho trọn, cho hết mình Không khắt hen, đợi chờ, ủy khuất mà “hãy tận hưởng ngày hôm nay” như thi sĩ Horace đã từng nói Phải chăng vì thế thời gian trong các ca khúc của ông cũng muôn màu muôn vẻ như cách ông nhìn nhận về nó vậy

Trang 4

Viéc tim hiéu giá trị ca từ của Trịnh Công Sơn đang là một vấn đề khá mới thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là soi chiếu đưới góc độ ngôn ngữ Là một người yêu và say mê nhạc Trịnh và xuất phát từ mong muốn khám phá, tìm tòi những vấn đề mới mẻ, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn

đề tài nghiên cứu: “Tín hiệu thấm mĩ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca

từ của Trịnh Công Sơn” Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ góp một tiếng

nói mới mẻ, góp phần khẳng định thêm tài năng nghệ thuật của Trịnh Công

Sơn _ một “phù thủy ca từ của thé ki XX”,

Tưởng ” của Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh năm 2001 Sau đó

cuốn sách gây được nhiều ấn tượng hơn trong lòng bạn doc la “Trinh Céng Sơn- một người thơ ca một cõi di về” do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyền sưu tầm và biên soạn

Ấn phẩm đặc biệt viết về Trịnh Công Sơn xuất bản thang 10 va 11 tai California, Mĩ với chủ đề “Trịnh Công Son/ Tinh yéu, Qué hương, Thân phận” cũng tổng hợp nhiều bài viết về cuộc đời riêng và cuộc đời âm nhạc của ông như các bài viết của Cổ Ngư: “Đồi dòng về Trịnh Công Sơn”, Nam Dao: “Ngỡ ngàng nước đục bụi trong”, Trương Thìn: “Ngẫm nghĩ về Sơn”, Trúc Chỉ: “Về một tâm hôn nghệ sĩ”,

Cũng trong năm 2001, năm mà cố nhạc sĩ từ giã cõi đời nhiều nhà

nghiên cứu đã tìm về cuộc đời riêng đầy bi kịch của ông để nhìn lại những

thăng trầm và những cuộc vượt thoát mà Trịnh Công Sơn đã cố gắng vượt qua Bài viết “ði kịch Trịnh Công Sơn” của Trịnh Cung là một ví dụ Là một

Trang 5

người bạn, một người chứng kiến tất cả những đau khổ của Trịnh Công Sơn, ông đã lên tiếng bênh vực cho sự nhạy cảm và chân thực của người nghệ sĩ tài hoa này Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết như: “Trịnh Công Sơn/ Đời và

Nhạc” — Đặng Tiến, Tô Thùy Yên — “Mỗi ca khúc như một lời trăng trồi”,

Nguyễn Văn Thọ - “Nhớ Trịnh Công Sơn”,

Tiếng vang của Trịnh Công Sơn và những nhạc phẩm của ông được cả

những khán, thính giả quốc tế đón nhận Đó là bài viết “Cút lòng với Trịnh

Công Sơn ” của tác giả John Schafer,

Từ việc điểm qua những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, có thể thấy Trịnh Công Sơn đã nhận được tình cảm lớn như thế nào từ phía công chúng Nhưng gây bất ngờ hơn cả là sự quan tâm

đối với ca từ trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn

2.2 Ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Nghiên cứu về ngôn ngữ trong sáng tác Trịnh Công Sơn được tập hợp đầy đủ hơn cả trong cuốn: “?z‡nh Công Sơn — một người thơ ca một cỗi di về” do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyền sưu tầm và biên soạn; được bố sung và xuất bản lại năm 2004 với tựa đề “Một cõi Trịnh Công Sơn”

Trong cuốn sách này có nhiều bài viết có giá trị về Trịnh Công Sơn Lê

Hữu trong bài viết “Gió trời xin ngủ bình yên” đã nhận xét về cái mới và các kết hợp độc đáo trong ngôn ngữ nhạc Trịnh và kết luận: “Ngôn ngữ Trịnh Công Sơn quả là đã làm giàu đẹp thêm cho kho tàng tiếng Việt, hoặc ít ra có thể nói không sợ lầm, ông là người viết lời đẹp nhất cho các ca khúc ”

Giáo sư Cao Huy Thuần trong bài viết “Buốn bã với những môi hôn” cô phân tích các cặp đối nghịch — nét riêng biệt độc đáo trong tư duy ngôn ngữ nhạc Trịnh: có- không, một- hai, sống- chết, vui- buôn, lệ rơi- không buổn, Trong cuốn sách này nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng nhận xét về ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Trong lĩnh vực ca khúc, lời ca có một vị trí rất quan

Trang 6

trong va vé mat ca tir Trinh Công Sơn thực sự là một nhà thơ Lời ca anh không quá dễ dãi tùy tiện, mà luôn luôn ẩn sâu một triết lí về cuộc đời và điều đáng nói là anh đã tìm được những giai điệu phù hợp, dung dị, không câu kì,

kiểu cách để thể hiện nội dung đó ”

Tác giả Trần Hữu Thục trong bài “Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn” đã phân tích về giái trị những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần

“Cách cấu tạo ngôn ngữ Trịnh Công Sơn tài hoa, táo bạo và lạ Trong quá trình tạo vẫn cho phù hợp với âm và với nét nhạc, anh bật ra những từ, những

ý, những hình ảnh và ngôn ngữ hết sức bắt ngờ, mới lạ đôi khi khiến ta sửng sốt y như chúng từ trên trời rơi xuống ”

Trong bài viết “Góc nhỏ cho những người mới tiếp cận nhạc Trịnh Công

Sơn” tác giả Trịnh Tuấn đã trình bày bài viết với bốn chương, trong đó

chương I đã bàn về ca từ Trịnh Công Sơn và đưa ra kết luận:

Thứ nhất, ca từ Trịnh Công Sơn là những “ngôn từ rất thơ, rất đời và đây chất triết lí Cái nên tảng cho sự đam mê có lẽ xuất thân từ đây và định hình trong tâm thức một hoài vọng tìm hiểu chân lí bí hiểm, nằm sâu dưới đáy mô nhân thế bao nhiêu năm chợt bừng thức bởi một thứ ánh sáng diệu

kì nơi lòng mình ”

Thứ hai, khi nói về “Tính thông tin trong ngôn ngữ Trịnh Công Sơn” tác giả đã khẳng định: “Ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn tính thông tin vươn xa hơn những dự cảm và mơ ước Những câu chữ thể hiện cốt cách một trái tìm lớn một nhân sinh quan đã được hình thành bởi pha lê và cát bụi nên sự ong a trong nó không dễ nhận biết ”

Còn Trần Hữu Thục lại đưa mình “Đi vào thế giới ca từ của Trịnh Công

Sơn”: “ca từ của Trịnh Công Sơn là một hôn phối giữa nhiều nỗi nhiều niềm nhiều sự khác nhau: nổi tuyệt vọng nhân sinh, su phan nỗ chiến tranh nỗi khát

khao hòa bình, nỗi băn khoăn siêu hình, niềm vui tình yêu, đoàn tụ, nỗi buôn

Trang 7

thăm thăm của thân phận con người Có lẽ vì thế mà dù thỉnh thoảng Trịnh Công Sơn “đao to búa lớn” la to những là hãy thé nay, thé kia cũng chỉ là

“bốc đồng” Ông rên ri, than thở và chỉ muốn ru: ru tình, ru đời, ru đêm, ru em, Rốt cuộc, ông chẳng bao giờ có thể là chiến sĩ mà chỉ là một nghệ sĩ.” Tác giả Phạm Ban thi lại nghiên cứu “7ïếng Việt trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn” và kết luận: “Âm điệu trong nhạc Trịnh Công Son da số là chậm,

không có gì đặc sắc nhưng độc đáo ở chỗ là ông đã dùng chữ Việt đơn giản

mà tạo nên những lời nhạc hết sức tự nhiên, mang theo những ý làm chấn động lòng người! Đa số mọi người đều tự tìm thấy mình đâu đó trong các bài nhạc của Trịnh Công Sơn! Không như điệu “lai tây” của Pham Duy, nhac của Trịnh Công Sơn dùng chữ thuần túy Việt Nam nhưng xét vé phan triết lí, lãng mạn, siêu thực và kiêu kì thì có phan trội hẳn ”

Cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của tác giả Ban Mai, NXB

Lao động, 2008, dày 472 trang là cuốn chuyên luận nghiên cứu về ca từ Trịnh Công Sơn từ góc nhìn văn học Trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu nhắc đến tầm ảnh hưởng của nhạc Trịnh ở miền Nam, đặt ca khúc nhạc Trịnh trong

sự đối chiếu, so sánh với các tác phẩm thơ trung đại, hiện đại đề làm nối bật

tính suy tướng, triết lí trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Trên báo An nỉnh thế giới in tháng 5/2009 bài viết “Trịnh Công Sơn: Ca

từ và ám ánh” khẳng định: “Cái thế giới thì ca mang đậm tính siêu hình của

Trịnh Công Sơn mở ra trước mắt chúng ta một hỗn người, và qua đó cả một thoi dai day biến động Bằng những ca từ ấy, nhạc sĩ- thi sĩ tài hoa họ Trịnh

đã cho ta thêm một cách để nghe sâu hơn tiếng vọng nhân sinh, dé tu mo rộng biên độ của suy tưởng và cảm xúc, và từ đó để gắn bó mật thiết hơn với cuộc đời mà mỗi người đang sống — như chính ông từng kêu gọi: “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người/ Còn cuộc đời ta cứ vui” (Để gió cuốn đi) Một điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: Đó sẽ là đi sản không bao giờ bị mắt giá của Trịnh Công Sơn

Trang 8

Tap chí “Hợp lưu” (2001) tại Hoa Kỳ dành 72 trang viết đầu về Trịnh

Công Sơn Trong đó có bài “Chiêm ngắm đóa hoa vô thường” của Hà Vũ Trọng, khăng định nhạc của Trịnh Công Sơn là thơ, ông viết: “Chưing ta yêu nhạc Trịnh Công Sơn bởi trong nhạc của anh có thơ Vậy chúng ta có cả hai Nói cách khác, thơ và nhạc là đôi cánh để bay chở tình yêu trong những

ca khúc của Trịnh Công Sơn, không thể tách lìa được ”

Kì công hơn cả là bài viết của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc (Hoa Kỳ),

“Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ánh nghệ thuật” Ông đã khảo sát

kỹ thời gian, không gian nghệ thuật và cách sử dụng ngôn ngữ kì ảo trong các

ca khúc của Trịnh Công Sơn Theo ông trong nhạc Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ thường được kết hợp với các biện pháp tu từ, và ông tìm ra nhiều loại thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật Ong chia không gian nghệ thuật trong

tác phâm của Trịnh Công Sơn thành không gian tự nhiên như: trời đất, núi,

biển, không gian rừng, không gian phố Còn thời gian căn cứ vào các THTM đề xếp thành thời gian phai tàn, thời gian thực tại, hay thời gian hướng vọng thiên thu, Cuối cùng ông kết luận: “Trịnh Công Sơn là một thì sĩ Anh sống trong thời đai của mình, và anh có những giác mơ ( ) Có lề, nếu muốn, chúng ta cũng thấy được tầm cỡ của thời đại mình qua những giác mơ

va thé giới mà Trịnh Công Sơn đã sống, đã yêu và đã cùng xót xa với chúng” Trong bài viết “Hiện tượng Trịnh Công Sơn” của John C.Schafer (Hải Phi và VY Huyền dịch) đăng lại trên trang web htp://suutap.com tác giả viết:

“Trịnh Công Sơn đã sáng tạo ra những bài hát của ông bằng cách đi thẳng vào con tìm thay bằng đi vòng qua trí óc Đề đạt được tầm ảnh hưởng này ông dùng phương pháp giống như nhiều thi sĩ hiện đại, đó là lí do vì sao ông thường được gọi là một thi sĩ chứ không phải chỉ là một người viết nhạc Những phương pháp này bao gàm: 1.Sự thiếu mạch lạc có chủ đích 2 Giới

hạn có thể chấp nhận được 3 ca từ, hình ảnh và phép ẩn dụ mới lạ 4 Cách

Trang 9

đặt các chữ cạnh nhau một cách phá lệ luật 5 Cách dùng vân — cả vẫn thuận

và nghịch” Theo đó, tác giả đã phân tích ca từ một số bài hát để chứng minh cho nhận định này

“Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài”, NXB Trẻ, 2004, Bửu Y, day

207 trang viết lại từng chặng đời của Trịnh Công Sơn và phân tích một số chủ

để và nghệ thuật ngôn ngữ trong ca từ bao gồm: 1.Ngôn ngữ nhịp bốn, 2.Kết hợp từ ngữ, 3.Biện pháp tu từ, 4.NÑgôn ngữ cưỡng bức, 5.Ngôn ngữ siêu hình, 6.Ngôn ngữ hiện sinh, 7.Những họa tiết trong tắm tranh đời Bên cạnh còn có thủ bút của Trịnh Công sơn Ngoài ra, còn có một số bài viết của người nước ngoài về Trịnh Công Sơn

Bài chuyên luận: “Lời, tir trong nhac Trinh Céng Son” in trong cuốn Ngữ

học trẻ 2007, tác giả Huỳnh Công Tín khẳng định: “7z‡»h Công Sơn đã để lại

cho đời một gia tài âm nhạc đề sô vô giá” “Lời từ trong nhạc Trịnh Công Sơn cũng chỉnh là tâm nguyện của anh về cuộc sống Anh không viết lời và bị thúc bởi nhạc Lời, từ trong nhạc anh không có những sáo rộng, vô hẳn, to tiếng, đại ngôn Anh viết nên nó bằng chính nỗi niềm thật trang sáng, không vụ lợi, không vị nhân; dẫu nỗi niềm ấy đôi lúc nghe như có phần tuyệt vọng”

Tác giả Bích Hạnh viết về cuốn sách “Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn ”, NXB Khoa học xã hội, dày 312 trang Trong cuốn sách này, tác giả đã tiếp cận ca từ của Trịnh Công Sơn từ góc nhìn của ngôn ngữ học, nghiên cứu hệ thống các biểu tượng trong ca từ của nhạc sĩ đó là: I.Hệ thống các biểu tượng có tính chất trực quan gồm: Hệ thống các biểu tượng sản sinh từ mẫu gốc “Bầu trời”; Hệ thống các biểu tượng sản sinh từ mẫu gốc

“Nươc”; Hệ thống các biểu tượng sản sinh từ mẫu gốc “Con người” 2 Hệ thống các biểu tượng không có chất liệu trực quan và phi trực quan Cuối cùng tác giả khẳng định: Hệ thống biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn rất phong phú “Trên cơ sở kế thừa và sáng tạo các lớp nghĩa mới, nhạc sĩ đã

Trang 10

đưa các vật vô tri, vô giác cũng trở nên sinh thé sống động, có linh hôn, có tâm trạng, có cảm xúc, nó chuyên chở những dòng tâm trạng của bản thân ông Không những thế, nó còn đại diện cho những trăn trỏ, khát khao của biết bao nhiêu thể hệ người Việt Nam sống cùng thời với ông, từng mất mát trong tình yêu, trong chiến tranh và có những hoài nghỉ về cuộc đời”

Đặc biệt về vấn đề thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn đã được nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc khảo sát trong cuốn “Trịnh Công Sơn — ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật” (Nhà xuất bản Trẻ) Tuy nhiên thời gian nghệ thuật chỉ được ông xem xét trong một phạm vi hẹp chứ chưa mở rộng ra thành một đề tài riêng Như vậy, có thể coi chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Như vậy, điểm lại các công trình nghiên cứu khác nhau về Trịnh Công Sơn

và ngôn ngữ trong những sáng tác của ông chúng tôi đều nhận thấy như sau:

- Các công trình nghiên cứu đều cố gắng dựng lại trung thực cuộc đời âm nhạc của Trịnh Công Sơn

- Hầu như các nhà nghiên cứu đều khăng định Trịnh Công Sơn là một

hiện tượng văn hóa lớn của thế ki XX

- Nghiên cứu, đánh giá Trịnh Công Sơn nhìn chung thường trong trạng

thái hỗn hợp giữa nhạc và lời Nhưng du vậy, căn cứ trực tiếp hơn vẫn thiên

về phần lời, phần ca từ

Nhận xét về ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn, hầu hết đều khẳng định ông

là một thi sĩ, ca từ của ông đích thị là thơ Một kiểu thơ lãng mạn, siêu thực

mà trữ tình, có giá trị lớn về nội dung trong lòng văn hóa Việt Nam Ngôn ngữ Trịnh Công Sơn đã tạo thành một trường phái ngôn ngữ mang phong cách Trịnh

Ngôn ngữ nhạc Trịnh, cuộc đời của nhạc sĩ đã được nghiên cứu ở rất nhiều phương diện Tuy nhiên nỗi ám ảnh thời gian trong các nhạc phâm của

Trang 11

ông thì vẫn chưa có một chuyên luận thực sự nào bàn đến Vì thế, đề tài này mong mở rộng thêm và đào sâu hơn nữa một góc nhìn khác về ca từ của ông dưới góc nhìn Ngôn ngữ học

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Củng cố những cơ sở lý thuyết ngôn ngữ như: tín hiệu ngôn ngữ, phong cách chức năng ngôn ngữ, ngữ cảnh

3.2 Tập đượt nghiên cứu khoa học thông qua các thao tác chọn dé tai, chon

phương pháp nghiên cứu, vận dụng phương pháp nghiên cứu đề xử lý đề tài

3.3 Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ góc nhìn khoa học nói chung, góc nhìn phong cách học nói riêng

3.4 Khang dinh tài năng của Trịnh Công Sơn từ góc độ ngôn ngữ

3.5 Làm tăng thêm giá trị ca từ của Trịnh Công Sơn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Tập hợp những vẫn đề lí luận có liên quan đến đề tài

4.2 Khảo sát, thống kê, miêu tả những cách dùng ngôn ngữ biểu hiện

thời gian trong ca từ Trịnh Công Sơn

4.3 Sử dụng những phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn đề phân tích, nhằm xác định hiệu quả nghệ thuật của những cách dùng ngôn ngữ đề tái hiện thời gian trong ca từ Trịnh Công Sơn

5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

5.1 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi thống kê những THTM thê hiện thời gian nghệ thuật trong ca

từ của Trịnh Công Sơn chủ yếu qua các tác phẩm trữ tình qua tuyến tập

“Trịnh Công Sơn — Những bài ca không năm tháng”, NXB Âm nhạc 2008

5.2 Đối tượng nghiên cứu

THTM thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

6.4 Phương pháp phân tích phong cách học

Đây là phương pháp đặc thù của phong cách học Trong khóa luận chúng

tôi sử dụng phương pháp này để xác định hiệu quả của các THTM thể hiện

thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn

6.5 Một số phương pháp khác

Sau khi thống kê, phân tích các trường hợp sử dụng ngôn ngữ thể hiện

thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn chúng tôi sử dụng

phương pháp tổng hợp đề rút ra nhận xét và những kết luận cần thiết

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba phần chính:

1 Chương 1 Cơ sở lí luận

2 Chương 2 Kết quả thống kê, khảo sát

3 Chương 3 Hiệu quả của những THTM thể hiện thời gian nghệ thuật

trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Trang 13

NOI DUNG CHUONG 1

CO SO LY LUAN

1.1 Tín hiệu ngôn ngữ

1.1.1 Khái niệm

Dựa vào ý kiến của F.Sausure, các nhà Việt ngữ học đã đưa ra những

cách hiểu khác nhau về tín hiệu, tác giả Bùi Minh Toán trong “Cơ sở ngôn

ngữ học đại cương” (1993) đã định nghĩa tín hiệu như sau:

Một sự vật chỉ trở thành tín hiệu khi nó được cấu thành bởi hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ mang tính vật chất còn cái được biểu dat là cái con người gán cho nó, ngoài bản thân nó Trong cuốn “Ngôn ngữ với văn chương” tác giả đã định nghĩa tín hiệu ngôn ngữ cụ thê hơn: Tín hiệu ngôn ngữ nói riêng và tín hiệu nói chung đều

là những dạng vật chất tác động vào giác quan con người để con người nhận thức và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩa cân thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc

1.1.2 Bản chất

Các nhà ngôn ngữ học hiện đại sau này, về cơ bản thống nhất tư tưởng của F.Saussure khi xác định những đặc trưng phản ánh bản chất của tín hiệu ngôn ngữ Những đặc trưng đó là:

1.1.2.1 Tĩnh hai mặt

Giống như các tín hiệu nói chung, mỗi tín hiệu ngôn ngữ cũng được tạo

thành bởi hai mặt (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) Đặc điểm của từng mặt

của tín hiệu ngôn ngữ phản ánh những đặc thù của loại tín hiệu này

+ Cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ có thể là âm thanh (khi nói), hoặc

có thê là chữ viết (khi viết) Con người có thể nhận ra cái biêu đạt của tín hiệu ngôn ngữ bằng thính giác hay thị giác

Trang 14

Theo F.Saussure, cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ “điển ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn có của thời gian: a) Nó có một bê rộng và b)

Bề rộng đó chỉ có thể được đo trên một chiều mà thôi”

+ Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ chính là ý nghĩa của tín hiệu Trước hết, đó là ý nghĩa do các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ quy ước

cái được biểu đạt kia Theo F.Saussure: “7ín hiệu ngôn ngữ có đặc trưng nay,

bởi vì chính là kết quả quy ước của các thành viên trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ”

Như vậy, nói đến tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ, chính là ta nói đến tính không có lí đo trong mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu

1.1.2.3 Tỉnh bất biến và tính khả biến

Bắt biến theo F.Saussure nghĩa là khó biến đối Theo tác giả tính bất biến của tín hiệu ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ tín hiệu khi được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận và nạp vào hệ thống thì cái biểu đạt và cái được biểu đạt

của nó sẽ ôn định và tương đối bền vững

Tác giả giải thích điều đó như sau: Ngôn ngữ phải có tính bất biến để

việc giao tiếp và tư duy của con người được thuận lợi Giao tiếp trong xã hội

Sẽ gặp trở ngại và rất khó thực hiện nếu các tín hiệu ngôn ngữ luôn thay đổi Bên cạnh tính bắt biến, tín hiệu ngôn ngữ có tính khá biến Nghĩa là tin hiệu ngôn ngữ có khả năng biến đổi dé phát trién

F.Saussure giải thích đặc tính này như sau: Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp

và tư duy của con người trong những giai đoạn phát triển mới, cộng đồng đã

Trang 15

quy ước cải tiến một số ít tín hiệu lỗi thời bố sung dần dần những tín hiệu mới Nhờ có tính khả biến mà theo thời gian ngôn ngữ ngày càng phong phú, ngày càng lớn mạnh

1.1.2.4 Tính hình tuyến

Theo F.Saussure, tính hình tuyến của ngôn ngữ là một đặc trưng không

kém phần quan trọng so với tính võ đoán Ông cho rằng đặc trưng này thể hiện ở cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ Trong Đại cương ngôn ngữ học, ông viết: “Vốn là vật nghe được, cái biểu đạt diễn ra trong thời gian và có đặc điểm vốn có của thời gian” Ông khẳng định: “cái biểu đạt nghe được chỉ

sử dụng tuyến thời gian mà thôi, những yếu tổ của nó hiện ra lan lượt cái này tiếp cái kia, làm thành một chuỗi Đặc điểm này lộ rõ ngay khi người ta biểu

hiện các yếu tó bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu

văn tự thay thế cho sự kế tiếp trong thời gian”

1.2 Tín hiệu thẫm mĩ

1.2.1 Việc lựa chọn thuật ngữ làm tên gọi

“Tín hiệu thấm mĩ” là thuật ngữ được nhiều nhà Lí luận văn học, Thi pháp học, Ngôn ngữ học sử dụng để chỉ các phương tiện được dùng trong nghệ thuật tạo hình nói chung Đề chỉ loại phương tiện này các nhà khoa học

đã lựa chọn các thuật ngữ khác nhau Ở Việt Nam, Lại Nguyên Ân lựa chọn thuật ngữ “kí hiệu thẩm mĩ” Trong khóa luận này chúng tôi chọn thuật ngữ

“tín hiệu thẩm mi” (THTM) dé chỉ tín hiệu ngôn ngữ được dùng trong các tác

phẩm văn chương

1.2.2 Khái niệm

Từ việc trích dẫn những cách lí giải khác nhau của một số nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước xung quanh việc giải thích khái niệm này, Phạm Thị Kim Anh đã đưa ra định nghĩa về THTM như sau:

%THTM là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu đạt của ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tô của hiện thực, của tâm trạng,

Trang 16

những yếu tổ của chất liệu (các yếu tổ của chất liệu ngôn ngữ văn chương ) được lựa chọn và sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ" (sl.tr 322)

Trong khóa luận, chúng tôi dựa vào khái niệm trên làm cơ sở để xem xét hiệu quả của những tín hiệu thâm mĩ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn

1.2.3 Phân loại THTM

Đỗ Hữu Châu (2000) đã phân chia: ““Tín hiệu thắm mĩ” thành hai loại sau:

- THTM đơn (THTM cấp cơ sở)

Theo tác giả, đó là loại THTM ứng với một chi tiết, một sự vật, một hiện

tượng thuộc thế giới khách quan

Vi dụ: con thuyền, ngôi nha, dong sông, cánh đồng, nỗi nhớ,

Theo Đỗ Hữu Châu, CBĐ của tín hiệu loại này tương ứng với đơn vị từ trong hệ thống ngôn ngữ của dân tộc “THTM đơn” có chức năng tạo THTM

ở cấp độ cao hơn

- THTM phức

Đỗ Hữu Châu cho rằng: đây là loại THTM ứng với nhiều sự vật, nhiều hiện tượng Chúng được xây dựng từ những THTM đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng giản đơn những THTM đơn CBĐ của THTM loại này tương đương với những đơn vị: câu, đoạn văn bản, văn bản

Trang 17

một thé thong nhat phirc tap hon” (Dan theo Mai Ngoc Chit ( ), “Co sé

ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Đh và GD chuyên nghiệp, Hà Nội 1992)

Các THTM có tính hệ thống Theo các tác giả Sách giáo khoa Tiếng Việt

10: “Các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau

và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” (Đỗ Hữu Châu, Đặng Đức Siêu, Diệp Quang Ban, “Tiếng Việt 10”, Nxb Giáo dục, 1990,

tr.18)

b) Tính thông tin miêu tả

Chức năng quan trọng của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng phản ánh hiện thực vì vậy thông tin miêu tả là một đặc trưng đặc thù của THTM

Sự biểu hiện hiện thực của THTM, theo Đỗ Hữu Châu đều dựa trên khả

năng miêu tả, thay thế, “dẫn nhập” các sự kiện của đời sống xã hội vào tác pham văn chương

Ví dụ:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hai câu thơ đã miêu tả đặc điểm, màu sắc của “cỏ non” và “cành lê” Qua đó người đọc có thể nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân

c) Tính hình tượng ( tính tạo hình, biểu cảm)

Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ để tác giả và độc giả tư duy hình tượng

Vì vậy, nó mang tính hình tượng là tất yếu

Đỗ Hữu Châu cho rằng: đặc trưng này của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện

ở khả năng tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng thị

giác, tính giác, xúc giác, ; những biểu tượng vận động về người, về vật, về việc, về cảnh đời nhân vật được nói tới trong tác phẩm như trong thực tế

Trang 18

Hién thuc trong tac pham có thể là việc, vật, cảnh vật, con người với đặc điểm, hình dáng, hoặc trạng thái tâm lí Vì vậy, nói tới tính hình tượng là nói tới khả năng tạo hình — biểu cảm của ngôn ngữ trong tác phẩm

“đây thép gai” và ân dụ “đâm nát” đã khắc họa sâu sắc bản chất dã man của

kẻ thù và thảm họa mà chúng gây ra Dam sau trong hai câu thơ là tiếng lòng

của Nguyễn Đình Thi với quê hương và thái độ căm phẫn của ông đối với kẻ

thù Hai câu thơ trên của nhà thơ rất giàu tính tạo hình — biểu cảm

d) Tính tác động

Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng giao tiếp, nó là phương tiện đề tác giả giao tiếp với độc giả Vì thế, ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng tác động rất lớn Nó giúp người đọc tư duy bằng hình tượng Thông qua các tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, bạn đọc không chỉ nhận ra hiện thực được phản ánh mà còn hiểu được tắm lòng của tác giả, xác định được tài năng của mỗi nghệ sĩ Nhờ tác động của mỗi tín hiệu ngôn ngữ, người đọc tưởng tượng để đồng sáng tạo với tác giả ngôn từ

e) Tính biếu trưng

Theo Phạm Thị Kim Anh (2005), đây là đặc tính của THTM xét theo mỗi quan hệ CBD va CDBD cua ching Tac gia cho rằng: “đó là mối quan hệ

có lý do liên quan đến khả năng biểu trưng hóa của THTM - loại tín hiệu vừa

có khả năng biểu hiện, nói lên một cái gì; vừa có tinh chất hàm nghĩa — tức là

thêm nghĩa trên một nghĩa đã có sẵn

Trang 19

Pierce cho rằng: “biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta “gán ” cho nó trong một hoàn cánh nào đó Nghĩa đó là do con người trong một cộng đồng đặt ra mà thôi” (Dẫn theo Hoàng Trinh (1998), “Tuyển tập Văn học”, Nxb Hội nhà văn,

tr.186)

Ví dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người ổi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Ở những câu thơ trên Viễn Phương dùng “mặ¿ #ời” ở câu thơ thứ hai làm ấn dụ tượng trưng đề chí Bác Hồ và dùng “ửø xuân” làm hoán dụ tu từ

để tượng trưng cho tuổi đời cao đẹp của Bác

Khi bàn đến tính biểu trưng của THTM, Đỗ Hữu Châu, Pierce đều cho

rằng cần xem xét đặc trưng này trong mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu thấm mĩ Theo các tác giả, biểu trưng của THTM một mặt vừa có tính hình tượng (biểu hiện rõ ở CBĐ của tín hiệu), mặt khác lại có tính hàm súc, thông qua ý nghĩa mang tính ước lệ, được cộng đồng dùng ngôn ngữ chấp nhận

Ví dụ 1:

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh

(Ca dao)

Trang 20

Vi du 2:

Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Cò về nuôi cái cùng con

Đề anh đi trây nước non Cao bằng

(Ca dao)

“Con cô” trong ca dao là một THTM có tính biểu trưng Một mặt, nó gợi hình ảnh về một con vật có trong hiện thực khách quan Mặt khác, với người Viét Nam, “con cở” tượng trưng cho người lao động nghèo nhưng tình nghĩa (ví dụ 1), hoặc tượng trưng cho người phụ nữ giàu đức vị tha (ví dụ 2)

ø) Tính truyền thống và tính cách tân

- THTM mang tính truyền thống Điều đó được biểu hiện trước hết ở

nguồn gốc của chúng Các tín hiệu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương được các nghệ sĩ ngôn từ lựa chọn trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc Ngay cả những THTM được tạo ra theo sáng tạo cá nhân của tác giả thì sự sáng tạo đó đều phải dựa vào các tín hiệu ngôn ngữ thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khắm

Dam may thang gian but chang ta

(Than dao — Nguyén Dinh Chiéu)

Ở hai ví du trén “thuyén” la an du tuong trung Day la THTM thé hién cách vận dụng sáng tạo của tác giả, nhưng tín hiệu đó được tạo ra theo phép chuyển nghĩa dựa vào sự liên tưởng tương đồng với một nét nghĩa của tín hiệu “zyên”trong hệ thống

Trang 21

Ở bài ca dao, cơ sở để tác giả dùng ân dụ tu từ để chỉ người đi xa đó là nét nghĩa giống nhau ở đặc điểm của hai đối tượng (cả hai đều đi chuyền) Trong “Than đạo”, Nguyễn Đình Chiểu dùng “/zyêz” để tượng trưng cho văn chương Cơ sở để nhà thơ tạo ra ấn dụ tượng trưng này chính là sự tương đồng về chức năng chuyên chớ của “(huyên” và “văn chương”

Chính việc sử dụng CBD cua tin hiệu “thuyén” trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc và việc sáng tạo nghĩa mới THTM có thể giải thích bằng cách thức

nhất định giúp độc giả cảm nhận những tín hiệu trong tác phẩm rất gần gũi,

rất dễ hiểu

Nói đến tính truyền thống của THTM, chúng ta cần phải nói đến chức năng và hiệu quả của nó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống con người

Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả phải giúp người đọc nhận thấy con người,

cảnh vật, được phản ánh trong tác phâm đúng là con người, là cảnh vật của dân tộc mình

- Tính cách tân của THTM thể hiện ở sự đổi mới, sáng tạo của tác giả

cho nghệ thuật thông qua những phương tiện ngôn ngữ để xây dựng hình

tượng tác phẩm Tính cách tân của THTM được các nhà Phong cách học gọi

là tính cá thể hóa

Trong thơ Việt Nam, sự cách tân của THTM biểu hiện khá đa dạng Có khi tác giả văn chương mượn CBĐ của hệ thống và tạo ra CĐBĐ mới thông qua các phép chuyền nghĩa ẩn dụ, hoán du

Ví dụ:

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

( Tổ Hữu)

“Ngọt bùi” và “đắng cay” đều là những hình ảnh ấn dụ giàu sức biểu

cam biéu trưng cho những gian khổ khó khăn trong cuộc kháng chiến trường

kì gian khổ và chiến thắng vang dội của quân dân ta trong cuộc kháng chiến

Trang 22

chống thực dân Pháp xâm lược Tác giả không cần phải thể hiện trực tiếp mà chỉ qua những hình ánh gần gũi để nhắc lại quá khứ gian nan nhưng tràn đầy

ân tình giữa cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc

Có khi các nghệ sĩ tạo ra sự kết hợp độc đáo từ những tín hiệu ngôn ngữ quen thuộc trong hệ thống

Ví dụ:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

(Đây mùa thu tới —- Xuân Diệu)

Sự cách tân THTM có khi biểu hiện ở các biện pháp tu từ ngữ âm, văn

tự, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp,

Sự cách tân THTM có thể biểu hiện ở cách tổ chức các câu thơ, ở cách

ngắt nhịp thơ khác với truyền thống

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Ở ví dụ 1, câu thơ ngắt nhịp 3/3; còn trong ví dụ 2 câu lục lại được ngắt thành hai dòng thơ

Chính tính cách tân của THTM góp phần làm cho loại tín hiệu ngôn ngữ này có sức hấp dẫn đặc biệt với độc giả Từ việc nhận ra những cái mới mẻ trong THTM, nguoi đọc khao khát, say mê đọc tác phẩm đề chiếm lĩnh được nó

Trang 23

h) Tinh tham mi

Đây là đặc trưng phản ánh bản chất của nghệ thuật, bởi vì “cái đẹp là

điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật" (Beelinxki) Tính thẩm mĩ của tin

hiệu ngôn ngữ thể hiện ở việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, ở việc sử dụng các biện pháp tu từ để tạo ra lời nói nghệ thuật có sức hấp dẫn với người đọc

trong cách dùng kết cấu đảo cú pháp, dé biến đổi nhịp thơ, tác giả đã vẽ nên

một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, tràn ngập một màu xanh Phép điệp trong hai câu thơ góp phần khắc họa sắc xanh của thiên nhiên

1.3 Thời gian nghệ thuật

Các tác giá “Từ điển thuật ngữ Văn học” đã định nghĩa: thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tá trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tô này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hình tượng ước lệ chỉ có trong thể giới nghệ thuật”

Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học”, Trần Đình Sử đã khẳng định: “7hởi gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật” Đó là “thời gian mà ta có thé chiêm nghiệm được trong tac phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả

Trang 24

bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khú Thiếu sự thụ cảm, tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật sẽ không xuất hiện ”

Như vậy, một số nhà lí luận đã xem xét thời gian nghệ thuật trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phâm Thời gian nghệ thuật theo họ vừa là hình thức nghệ thuật, vừa là nội dung nghệ thuật Nó vừa là phương

tiện để người nghệ sĩ xây dựng hình tượng, lại vừa là cơ sở để người đọc giải

mã tác phâm

1.4 Ca từ Trịnh Công Sơn

1.4.1 Khái niệm “ca từ”

Trong giáo trình Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, giáo sư Dương Viết Á

cho rằng: “7rong loại hình nghệ thuật âm nhạc, ngoài phần âm thanh đóng vai trò chính, còn phải dùng đến ngôn ngữ, nói đúng hơn, đó là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc (lời ca trong ca khúc, hợp xướng, kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch, tên gọi, tiêu đề của những bài hát, bản nhạc hoặc từng chương nhạc ).Tất cả phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc, ta gọi chung một khái niệm: “ca từ”

Theo Từ Điển Tiếng Việt cla Van Tan: “Ca ter la lời ca bài hát Bài từ khúc có thể hát được ”

1.4.2 Một số đặc điễm trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Mọi người thường hỏi tại sao âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại có sức sống, sức lan toả vượt thời gian và không gian như vậy? Bởi nhạc Trịnh không chỉ đẹp ở phần nhạc mà còn đẹp, còn lạ, còn tuyệt vời trong những ca

từ của ông

Nhận định về ca từ của Trịnh Công Sơn, Văn Cao viết: “Tôi goi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cải nào là chính, cái nào là phụ ”

Trang 25

Bùi Vĩnh Phúc nhận định: “Người ta thường cho rằng những lời ca từ của ông là thơ Thì đúng như vậy Chúng là những lời thơ thả bay cho gio

cuốn Chúng là những hình ảnh bắt chợt hiện ra lạnh lùng, kì bí và day hư ảo

trong những giác mơ của ta Chúng bay rải rác và rôi đột ngột xếp lại thành những bức tranh lạ lùng mang đây tính huyền ảo Đó là lời thơ của một người thường thấy mình mộng du ngay trong đời sống,và thấy đời sống trở về với giác mộng của mình Đó là những câu thơ nhặt được trong đời, hay trong mơ

Có khi Trịnh Công Sơn xếp đặt nó theo một thứ vẫn điệu nào đó dễ nhận ra,

qua những hình thức của thì ca mà chúng ta đã quen biết, có những khi, chúng giống như những câu thơ tự do, những câu thơ dài ngắn không đều, những mảnh giấy mà trẻ con xé nghịch thả bay cùng trời đất Có lẽ đa số những câu hát của ông nằm trong dạng thúc đó Những câu thơ tự do, như những mảnh giấy mỏng nhiều màu sắc thả bay trong trời”

1.4.2.1 Lời ca từ mang đậm tính nhân văn và chất triết lý nhân bản Ngoài phần nhạc nhẹ nhàng như gió thoảng mây bay có sức len lỏi vào từng ngóc ngách tâm hồn con người, thì phần lời lại nêu bật được hình ảnh, thân phận con người trong cõi sống nhọc nhẳn, gian nan

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vằng nhật nguyệt Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”

(Một cõi đi về)

Trịnh Công Sơn không kêu gọi con người hãy sống gấp, sống vội vàng, vun vén cho mình mọi điều mọi thứ mà hãy sống giàu lòng nhân ái, độ lượng,

vị tha

Trang 26

“Sống trong đời sống Cần có một tắm lòng

Dé lam gi em biết không

Để gió cuốn đi”

(Đề gió cuỗn đi)

Trịnh Công Sơn còn cho rằng cuộc sống này là cõi tạm bợ, là “quán frọ”

Có lúc nhạc sĩ cảm thấy buồn và bắt lực, có lúc nhạc sĩ thấy bình tâm hơn trong kiếp con người Trong nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn đã bàn về triết lý nhân sinh này: “O tro”, “Biét dau nguon côi” “Cát bụi”,

1.4.2.2.Ca từ của Trịnh Công Sơn là những lời hay, ý đẹp và độc đáo đến bắt ngờ

Từ ngữ của nghệ sĩ độc đáo, chính xác đến độ không thể thay thế được chữ nào khác Trong bài “6 tro”, chit “dau” va chit “tro” duoc nhac lại toát lén y tuong triét lý căn bản toàn bai “Tro” và “đệu” cũng là nhờ, tam bo, nhưng “⁄ø” là qua đường, đửng dưng, “đệu” hàm ý nhờ vả, biết ơn dùng làm cho lời ý không nghèo nàn, lặp lại khiên cưỡng, mà có tác dụng trợ nghĩa cho nhau

“Mây kia ở đậu từng không Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người Trăm năm ở đậu ngàn năm

Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn”

1.4.2.3 Ca từ của Trịnh Công Sơn giàu hình ảnh, đây tính hình tượng

Có rất nhiều hình ảnh được tạo nên từ sự so sánh tuyệt vời của Trịnh Công Sơn Điều này nói lên tài năng thiên phú của ông Cái thiên phú nhìn ra được sự tương đồng, tương ứng giữa các sự vật đề mọi diễn ngôn trở nên linh

hoạt, phong phú hơn người Ông viết:

Trang 27

“Doi sao im vang Như đồng lúa gặt xong Như rừng núi bỏ hoang Người về soi bóng mình Giữa tường trắng lặng câm”

(Ru ta ngậm ngùi)

Quá đủ dé noi vé su “im vang” của một khoảnh khắc cuộc đời nào đó trong Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ so sánh “ø đông lúa gặt xong” Sự tương phản rõ rệt giữa hai thời điểm trước và sau gặt ở một cánh đồng lúa chín càng làm tăng sự im ắng sau khi gặt Nhạc sĩ ví “nh rừng múi bỏ hoang”, rừng núi

đã hoang vắng lại càng hoang vắng hơn Và hình ảnh con người nổi lên trong

thé đứng cô đơn là điều tất yếu không tránh khỏi

1.4.2.4 Ca từ Trịnh Công Sơn hâầu hết sử dụng tiếng Việt thông thường, đôi lúc ảnh hưởng từ ca dao dân ca

Trịnh Công Sơn viết” Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội”

Cuộc đời này đâu là điểm mốc dé tìm ra nguồn cội

“Con tim yêu thương vô tình chợt gọi

Lại thấy trong ta hiện bóng con người”

Từ “con người” của tiếng Việt thật là thú vị Sự sống của mỗi chúng ta đôi khi bị đan xen, giằng co đữ đội giữa con và người Và con tim trong khoảnh khắc vô tình đã đánh thức giùm cho những ai lỡ vô tình quên mắt bản

chất người vốn có

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Ở đâu có sự chân thành và tinh giản đị thì ở đó có âm nhạc đích thực Phải thừa nhận rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn có chỗ biến tấu phức tạp nhưng cực kì chân thành và giản dị,

dễ đến với mọi người Và ông cho rằng vẻ “bình thường” cúa ca từ Trịnh Công Sơn chính là tuyệt chiêu của một cây bút lão luyện ”

Trang 28

CHUONG 2

KET QUA THONG KE PHAN LOAI

2.1 Tiêu chí phân loại ngữ liệu

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng biểu thị ý nghĩa thời gian của các tín hiệu ngôn ngữ, dựa vào sự phân loại THTM của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân chia các THTM có chức năng biểu thị thời gian trong ca từ của Trịnh Công Sơn thành:

THTM don

THTM phức

Ở mỗi tiểu loại, đựa vào đặc điểm cấu tạo, cách tô chức, chức năng của THTM và mục đích sử dụng chúng của tác giả, chúng tôi lại phân chia thành

những tiểu loại nhỏ hơn

Thuộc loại THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị thời gian Cũng căn cứ vào chức năng biểu thị, chúng tôi lại phân chia thành:

- THTM đơn là những từ, cụm từ biểu thị thời gian khái quát

- _THTM đơn là những từ, cụm từ biểu thị thời gian cu thé

Thuộc về loại THTM phức là những câu thơ, cặp câu thơ, đoạn thơ mà ở

đó Trịnh Công Sơn đã tổ chức những THTM đơn theo các biện pháp tu từ Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi bước đầu khảo sát những THTM được tổ chức theo biện pháp tu từ ngữ nghĩa:

- Những THTM phức dùng so sánh tu từ để biểu thị thời gian

- Những THTM phức dùng ấn dụ tu từ để biểu thị thời gian

- Những THTM phức dùng nhân hóa tu từ để biểu thị thời gian

- Những THTM phức dùng hoán dụ tu từ để biểu thị thời gian

- Những THTM phức dùng phép điệp dé biểu thị thời gian

- Những THTM phức dùng biện pháp tương phản (đối lập) để biểu thị

thời gian

Trang 29

- Những THTM phức dùng phép liệt kê đề biểu thị thời gian

2.2 Miêu tả kết quả thống kê, phân loại ngữ liệu

Qua khảo sát 127 bài hát trong tập “Trịnh Công Sơn — tuyển tập những bài ca không năm tháng” , chúng tôi thống kê được 553 THTM được tác giả

sử dụng để biểu thị thời gian Sau đây là bảng phân loại kết quả thống kê:

THTM đơn có chức năng biểu thị thời gian 460/553 (83.1%) THTM đơn là những từ, cụm từ biếu thị thời

168/460 (36.5%)

gian khái quát

THTM đơn là những từ, cụm từ biểu thị thời gian

khái quát nói chung

THTM don là những từ, cụm từ biêu thị thời gian

21/168 (12.5%)

khái quát quá khứ

THTM don là những từ, cum tir biểu thị thời gian

20/168 (11.9%)

1 | khái quát hiện tại

THTM đơn là những từ, cụm từ biêu thị thời gian

khai quat tuong lai

THTM đơn biếu thị thời gian cụ thé 292/460 (63.5%) THTM don biéu thị thời gian năm 16/292 (5.4%) THTM don biéu thị thời gian mùa 52/292 (17.8%)

THTM don biéu thị thời gian tháng 7/292 (2.4%)

THTM đơn biêu thị thời gian ngày 96/292 (32.8%)

THTM đơn biêu thị đoạn thời gian trong ngày 121/292 (41.4%) THTM phức có chức năng biếu thị thời gian 93/553 (16.9%)

2| THTM phức dùng so sánh tu từ đề biểu thị thời gian 2/93 (2.1%)

THTM phức dùng ân dụ tu từ đề biêu thị thời gian 18/93 (19.3%)

Trang 30

2.2.1 Miêu tả kết quá phân loại THTM đơn

2.2.1.1 THTM đơn có chức năng biểu thị khái quát có tỉ lệ 168/460 chiếm

khoảng 36.5%

Trong số THTM thuộc loại này có:

a) Những THTM là những từ, cụm từ chỉ thời gian khái quát nói chung

Ví dụ: bây giờ, nay, hôm nay,

d) Những THTM là những từ, cụm từ biểu hiện thời gian khái quát tương

lai có tỉ lệ 32/168 chiếm 19.1%

Vi du: mai sau, mai, mai kia, một mai, tram nam sau, vùng tương lai, ngàn năm nữa, sớm mai,

Trang 31

2.2.1.2 THTM đơn có chức năng biểu thị ý nghĩa thời gian cụ thể có tỉ lệ

292/460 chiếm 63.5% Trong đó

a) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị năm có

tỉ lệ 16/292 chiếm 5.4%

Vi dụ: hai mươi năm, mười năm, lâu năm, trăm năm

b) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị mùa

có tỉ lệ 52/292 chiếm 17.8% Trong đó:

b1) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị mùa xác định có tỉ lệ 40/52 chiếm 76.9% Thuộc loại này chúng tôi chia thành những tiểu loại nhỏ hơn:

- Những THTM là những từ ,cụm từ có chức năng biểu thị mùa xuân có

tỉ lệ 17/40 chiếm 42.5%

Ví dụ: mùa xuân, xuân thì, ngày xuân,

- Những THTM là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị mùa hạ có tỉ

lệ 5/40 chiếm 12.5%

Ví dụ: mùa hạ, mùa hè, hạ, giữa hạ,

- Những THTM là những từ, cụm từ có chức năng biêu thị mùa thu có tỉ

lệ 10/40 chiếm 25%

Vi dụ: mùa thu, thu,

- Những THTM là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị mùa đông có

tỉ lệ 8/40 chiếm 20%

Ví dụ: mùa đông, ngày đông, đông,

b2) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị mùa không xác định có tỉ lệ 12/52 chiếm 23.1%

Ví dụ: mùa mưa, mùa nắng, bốn mùa, một mùa, hai mươi mùa nắng lạ,

c) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị tháng

có tỉ lệ 7/292 chiếm 2.4%

Trang 32

Vi dụ: tháng mùa đông, tháng ngày,

d) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị ngày

có tỉ lệ 96/292 chiếm 32.8% Trong đó:

d1) Những THTM là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị ngày xác

định có tỉ lệ 20/96 chiếm 20.8%

Ví dụ: hôm nay, ngày mai, chủ nhật,

d2) Những THTM là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị ngày không

xác định có tỉ lệ 76/96 chiếm 79.2%

Vi dụ: ngày nắng, ngày yêu dấu, ngày thương nhớ, một ngày, hôm nào, ngày kia, ngày nào, ngày xưa, ngày vui,

e) Những THTM đơn là những từ, cụm từ có chức năng biểu thị đoạn

thời gian trong ngày có tỉ lệ 121/292 chiếm 41.4% Trong đó chúng tôi lại

chia nhỏ thành từng đoạn thời gian:

- THTM biểu thị thời gian buổi sáng có 15/121 chiếm 12.4%

Ví dụ: sớm mai, rạng đông, sớm kia, bình minh, ban mai,

- THTM biểu thị thời gian buổi chiều có 60/121 chiếm 49.5%

Ví dụ: một chiều, chiều mưa, chiều hôm, chiều nay, buổi chiều,

- THTM biểu thị thời gian đêm có tỉ lệ 46/121 chiếm 38.1%

Ví dụ: nửa đêm, đêm khuya, đêm đêm, đêm thâu, đêm qua, bao dém, 2.2.2 Miêu tả kết quả phân loại THTM phức

2.2.2.1 Những THTM phức dùng so sánh tu từ để biểu thị thời gian trong

ca từ của Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 2/93 chiém 2.1%

Vi du:

Người đi quanh thân thế của người Một trăm năm như tiếng thở dài

(Như tiếng thở dài)

Một ngày như mọi ngày em trả lại đời tôi

(Một ngày như mọi ngày)

Trang 33

2.2.2.2 Những THTM phức dùng ẩn dụ tu từ để biểu thị thời gian trong ca

từ Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 18/93 chiếm 19.39

Ví dụ:

Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài Ngựa xa rồi, ngựa xa rồi trên ngày tháng vơi

(Phúc âm buồn) Mùa thu qua tay đã bao lần

Ngàn cây thắp nến lên hai hàng

(Nắng thủy tỉnh)

Ta về nơi đây tháng năm quá rộng Đường xưa em lại thấp thoáng bàn chân

(Khói trời mênh mông)

Từ đó ta nằm đau ôi núi cũng như đèo

Một chút vô thường theo từng phút cao giờ sâu

( Đóa hoa vô thường) Đời đã khép và ngày đã tắt, em hãy ngủ đi

Đời mãi đêm và ngày mãi buồn, em hãy ngủ đi

(Em hãy ngủ di )

2.2.2.3 Những THTM phúc dùng nhân hóa để biểu thị thời gian trong ca

từ của Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 38/93 chiếm 40.9%

Ví dụ:

Có những tiếng cười lên như trẻ lại

Ngày vội vàng lên, bình minh thay đêm tối

(Thành phố mùa xuân) Trăm năm ở đậu ngàn năm

Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn

(Ở trọ)

Trang 34

Tôi thấy chiều không nói lời lặng lẽ

Và thấy hoàng hôn áo vàng rực rỡ Đêm bước về thật nhẹ

(Hôm nay tôi nghe)

Chiều đã đi vào vườn mắt em

(Nắng thủy tinh)

Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỷ tàn phai

(Tự tình khúc) 2.2.2.4 Những THTM phúc dùng hoán dụ tu từ để biểu thị thời gian trong

ca từ của Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 4/93 chiếm 4.3%

Ví dụ:

Những con mắt bình minh tắt trên dòng sông Những con mắt mùa đông tắt trong hoàng hôn

(Ru doi đã mat)

Dưới vòng nôi mọc từng nam m6 Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa

(Cỏ xót xa đưa) 2.2.2.5 Những THTM phức dùng phép điệp để biểu thị thời gian trong ca

từ của Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 14/93 chiếm 15%

mặt trời không còn thấy mặt người Hôm nay thức dậy mê mẫn thân tôi”

(Xa dấu mặt trời)

Trang 35

“Ru mãi ngàn năm dong toc em buôn Mùa xanh lá vội, ru em miệt mải, còn lời ru mãi, còn lời ru này, ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai”

(Ru em từng ngón xuân nồng)

“Hà Nội mùa Thu mùa Thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gid, mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”

(Nhớ mùa thu Hà Nội)

“Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về

Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ Sỏi đã trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ”

(Biến nhớ)

“Đêm nghe gió tự tình, đêm nghe đất trở mình vì mưa Đêm nghe gió thở dài, đêm nghe tiếng khóc cười của bảo thai

(Nghe tiếng muôn trùng)

2.2.2.6 Những THTM phức dùng phép liệt kê để biểu thị thời gian trong

ca từ của Trịnh Công Sơn có tỉ lệ 7/93 chiếm 7.5%

Ví dụ:

“Con đường thật buồn một ngày cuối đông Con đường mịt mù một ngày cuối thu

Em vào mùa hạ nắng thắp trên cao

Và mùa xuân nào ngân ngơ tình mới”

(Tôi ru em ngủ)

“Đường hôm qua tôi thấy được rồi

Đường hôm nay tôi đã cùng có gì vui

Đường tương lai xin nhắc từ đầu cùng anh em trên khắp địa cầu”

(Như tiếng thở dài)

“Rồi mùa xuân không về, mùa thu cũng ra đi, mùa đông vời vợi, mùa

hạ khói mây”

(Gọi tên bốn mùa)

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w