Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực, nhất là đời sống xã hội của con người được xem như là một thể thống nhất vận động và biến đổi theo quy luật, Các quy lu
Trang 2MUG LUC
Lời nói đầu
PHAN |
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Chương L, Sự ra đời khoa học xã hội học
1 Bối cảnh kinh tế - xã hội
2 Bối cảnh chỉnh trị - văn hóa vả tư tưởng
3 Các tiền để lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
4 Vấn để phân kỳ lịch sử phát triển xã hội học
Chuong Hl Xa hdi hoc Auguste Comte (1798-1857)
1 Sơ lược tiểu sử
Trang 3
| 2 Phương pháp luận 167
Chương IV Xã hội học Karl Marx (1818 — 1883) 77 | 5_ Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản 182
2 Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp 80 | PHAN i 193
luận xã hội học Marx MỘT SỐ CHỦ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI
1 Sơ lược tiểu sử 99 3 Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons 203
3 Vấn đề khách quan và chủ quan cửa phương pháp luận 105 5 Hướng nghiên cứu cấu trúc xã hội VÍ mö của Peter Blau 217
4 Phân loại xã hội và thiết chế xã hội 107 6 Hướng nghiên cứu cấu trúc hoá của Anthony Giddens 221
Chương VI Xã hội học Emile Durkheim (1858-1917) 115 7 Hướng nghiên cửu mạng lưới xã hội 224
1 Sa luge tiểu sử 115 8 Hướng nghiên cứu hậu chức năng và chủ nghĩa chức 297
2 Xã hội học — khoa học về sự kiện xã hội 118 năng mới
3 Các quy tắc phương pháp luận 125 Chương X Thuyết mâu thuẫn 231
Chương VII, Xã hội học Georg Simmel (1858-1918) 145 2 Thuyết tỉnh hoa và lý thuyết cla Thorstein Veblen 233
4 Một số khái niệm cơ bản 156 6, Thuyết phê phán "con người một chiều" của 245
Chương VIIH, Xã hội học Max Weber (1864-1920) 165 Herbert Marcuse
Trang 47 Ly thuyét phé phan "kép" clia Juergen Habermas
8 Thuyết hiện đại va hậu hiện đại trong xã hội học
9 Lý thuyết của Lewis Coser
10 Sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tỉnh hoa -
quyền lực của Wright Mills
11 Lý thuyết của Michel Foucault
12 Lý thuyết của Ralf Dahrendorf
13 Lý thuyết của Randall Collins
Chương XI Thuyết tương tác biểu trưng
1 Một số luận điểm gốc
2 Lý thuyết "đôi soi gương" của Charles Cooley
3 Lý thuyết tương tác "ba ngôi" của Gaorge Mead
4 Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer
5, Lý thuyết kịch hoá của Erving Goffman
Chương XII Thuyết lựa chọn duy lý
1 Một số luận điểm gốc
2 Lý thuyết hành ví lựa chọn của George Homans
3 Lý thuyết trao đổi xã hội của Perter Blau
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nhu câu tìm biểu lý luận xã hội học rất lớn, ngay cả khi một số cuốn sách về lịch sử xã hội học và lý thuyết xã hội học hiện đại của tác giả nước ngoài đã được địch và xuất bản bằng tiếng Việt! Trong các cuộc hội thác khoa học lớn nhỏ và cả trên giảng đường đại học vang lên những ý kiển chỉ ra sự thiếu hụt của lý thuyết, phê phán sụ
tràn lan của các nghiên cứu “thuẩn tuý" thực nghiệm thiểu
lý luận?” Trong các tài liệu, bài viết vẫn còn khá phổ biếr
quan niệm điểu tra được cái gì thì trình bày cái đó, còn tuy
ai muốn gọi nó là cái gì cũng được Cứ làm xã hội học thực
nghiệm cung cấp số liệu thực tế không cần đến lý thuyết xi hội học, không cần biết là những kết quả nghiên cứu thực
nghiệm đó có thực sự mang tính khoa học hay không
"Tình trạng làm xã hội học theo kiểu “thực nghiệm trước, h
luận sau” hay chỉ cần thu thập số liệu bằng điều tra, khảo sá được ví như việc “đặt cỗ xe hếo trước đầu con ngựa" Đối vd
! Vị dụ cuỗn sách: Nhập môn lịch sử xã hội học của Hermann Korte, Nxh Thị giới Hà Nội 1997; Các lý thuyết xã hội học hiện đại của Gunter Endruweit (ch:
biên) Nxb Thể giới Hà Nội 1999; Mười khải niệm lớn của XÃ HỘI HỌC của Jea ï
Cazeneuve Nxb Thanh niên Hà Nội, 2000,
? Đại học Quốc gia Hà Nội Nâng cao chải lượng đảo tạo và nghiên cứu xã hị Ì hoc dap ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước: kỷ yếu hội thả › quốc gia về xã hội học Hà Nội 2001.
Trang 5van dụng lý luận khoa học xã hội học vào cuộc sống đang đổi
với hiện nay Trong cuốn sách này các lý thuyết xã hội học
đ iạc trình bày thành hai phần, Phần ï giới thiệu các quan niệm
cua một sổ tác giả tiêu biểu của những thời kỳ dựng xây và
pnát triển khoa học xã hội học Phần II trình bày một số chủ
tì uyết lớn trong xã hội học biện đại, trong đó nhấn mạnh lý
tỳ uyết của một số nhà khoa học nổi tiếng của thời kỹ kế tục và
phát triển mới khoa học xã hội học ở thế kỷ XX
Trang 6Chuong |
SỰ RA ĐỜI KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
1 Bồi cảnh kinh tế - xã hội
Khoa học xã hội học gợi ngắn gọn là xã hội học tất yếu rc
đời trong bối cảnh kắnh tế-xã hội ở châu Au thế ký XIX, cụ thé
là ở Pháp vào nửa đầu thể kỷ XIX Tắnh tất yếu đó bộc lộ ở nhì cầu và sự phát triển chắn mudi cdc diéu kién vat chat va tint thân, các tiền để cần thiết cho sự nhận thức đời sống xã hội! Luúc bấy giờ các cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại đi lam lurig lay tận gốc hệ thống thiết chế kinh tế-xã hội cũ từng
tôn tại hàng ngàn năm trước đó ở Anh, Pháp, Hà Lan, Đức Italia và các nước khác Hình thái kinh tế - xã hội kiểu phong
kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành trướng củ: lực lượng sản xuất và thị trường hàng hoá công nghiệp của nér
đại công nghiệp Ổ
Đưới tác động của tự do hoá thương mại, tự do họá sắt
xuất và đặc biệt là tự do hoá lao động, tệ thđửỮ tcWỨ qưần lị
kinh tế-xã hội theo kiểu truyền thống đã bị thay thể bằng các
phương thức tổ chức kinh tế - xã hội hiện đại Kiểu sản xuất tt
bản chủ nghĩa xuất hiện và phát huy tác dụng Hình thành vị -
' Pham Tat Dong-Lé Ngọc Hùng (đồng chủ biên) Xã hội học Nxb Bai hoc Qué:
gia Hà Nội 2001 Tr 41-45
1i
Trang 7phát triển hệ thông nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn kinh tể cô
khả năng tạo ra khối lượng lớn hàng hoá, thu hút nhiều lao
động Lử nông thôn ra thành thị, mở rộng hệ thống thị trường
nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
Hoạt động buôn bán và sản xuất được tổ chức lại theo quy
mô đại công nghiệp cơ khí lúc đầu đã xuất hiện ở Ảnh, sau đó ở
Pháp, Hà Lan, Đức và các nước khác Điều đó đã tạo ra những
bước đột chuyển trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ổ cáo
nước này Riêng về mặt kinh tể, chỉ sau khoảng một trăm năm
phát triển, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã sẵn xuất được một
khối lượng tổng sản phẩm ước tính bằng tổng khối lượng của
cải vật chất do loài người tạo ra trong suốt lịch sử phát triển tử
trước cho tới khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản Đại công nghiệp
đã sản xuất ra khối lượng khổng lễ hàng hoá với giá rẻ, được
Marx và Engels ví như là những viên “trọng pháo bắn thủng tất
cả những bức vạn lỷ trường thành và buộc những người dã man
bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục”
Kết quả là nển tầng kinh tế - xã hội theo lối phong kiến và cùng
với nó là chế độ phong kiến, quan hệ xã hội phong kiến châu Âu
bị trốc tận gốc và sụp đổ tan tanh’
; 3 a page a wales Rang,
` C Mác và Ph Ăng-ghen Toàn tập Tập 4_ "Tuyên ngôn Đẳng cộng sản" Nxb
Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội 1995 Tr 602
? "Tất cả những mối liên hệ phức lạp và muôn mâu muôn vẻ ràng buộc con người
phong kiến với "những bể trên tự nhiên" của mình, đếu bị giai cấp tư sản thẳng
tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi
ích trần trụi và lối sống “tiền trao cháo múc" không tình không nghĩa "C Mác và
Ph Ăng-ghen Sđd Toản lập Tap 4 Tr 600
16
Biến đổi kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc đời sống chính trị, văn hoá, xã hội Của cải, đất đai, tư bản không côn tập trung
trong tay tầng lớp phong kiến, quỷ tộc, tăng lữ mà rơi vào tay
giai cấp tư sản Sự phân chia giai cấp, sự phân tầng xã hội và
sự phân hoá giàu-nghèo diễn ra trên quy mô rộng lớn với tính chất quyết liệt, sâu sắc Nền công nghiệp quy mô lần đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá cùng với sự tích tu dan eu, phát
triển giao thông và cơ sở hạ tầng
Ky thuat, céng nghé va khoa học phát triển nhanh chóng góp phần hình thành và phất triển tầng lớp xã hội mới là những người trí thức, đội ngũ hành chính, quần lỷ và công nhân
kỹ thuật Sẵn xuất kiểu công nghiệp với quy mô lớn đồi hồi phải
mổ mang buôn bán, giao lưu và thị trường nguyên vật liệu và
thị trường :tiêu thu san phẩm, hàng hoá công nghiệp Tử đó hình thành nên tầng lốp thương nhân, doanh nhân
Sự phân hoá trong lối sống của thành thị và nông thôn
diễn ra tốc độ nhanh chóng tỉ lệ thuận với quá trình đô thị
hoá Quan hệ giữa thành thị và nông thôn trở thành quan
hệ phụ thuộc"
Nông dân bị tách ra khỏi ruộng đất trở ất trở thành người làm
thuê, người bán sức lao động che o2i010 HÔNG E-ƒE Denise ack ở
TRUNG TÂM T1-11-THỰ VIỂN |
2002 003 2M J2rK2
1 Marx va Engels viết: “Giai cấp tu san bat ndng thôn phar phuc ting thanh thi
Nó lập ra những đô thị đồ sộ; nó làm cho dân số thành thị tăng lên phí thưởng so
với dân số nông thôn, và do đó, nó kéo một bộ phận lớn dân cư thoát khối vòng
ngu muội của đời sống than đã”G Mặc và Ph Ăng-ghen Sđd Toàn lập Tập 4
Tr 602
Trang 8
Hee thành phố! Việc nông dân rời bổ cộng đồng làng quê, nông thôn
ra thành phố sinh sống đã kéo theo những biến đối to lớn trong
thiết chế gia đình với hệ giá trị, chuẩn mực và cấu trúc đặc
trưng cho xã hội truyền thống dựa vào phương thức sản xuất
phong kiến Đời sống cá nhân và gia đình bị xô đẩy, bị xé vụn
và bị cuốn hút vào hoạt động kinh tế kiểu thị trường và lối sống
cạnh tranh, vụ lợi Lối sống nông thôn dựa vào kinh tế nông
nghiệp, vào quan hệ gia đình, đồng họ bị thay đổi và nhường
chỗ cho lối sống thành thị —- xuất hiện “chủ nghĩa thành thi”
dựa vào kinh tế công nghiệp và quan hệ chức năng
Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước
đây bị lung lay, xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ Tổ chức và thiết
chế tôn giáo, cụ thể là Giáo hội trước kia rất có thế lực nay bị
mất dân vai trò và quyển lực thống trị trong đời sống xã hội
trước sức ép của hoạt động kinh tế diễn ra sôi động Việc nhà
thờ bị tách khối nhà nước và nhà trường là một biểu hiện rõ rệt
nhất của sự biến đổi xã hội trong lĩnh vực tổ chức đời sống vật
chất và tỉnh thần ở xã hội châu Âu thế kỷ XVII-XIX
Do đó, luật pháp ngày càng phải tập trụng vào việc điều tiết các quá trình kinh tế, các quan hệ lợi ích và quan hệ xã hội
miới xuất hiện, chưa từng có trong xã hội phong kiến Ví dụ,
luật, pháp trở nên duy lý để thiết chế hoá và điều tiết các quan
hệ lữ tu ABHOR EN | tcho có lợi cho chủ tư bản trong
việc tìm kiếm lợi nhuận làm giàu và bóc lột công nhân Ngay cả
| Marx viết “Trong lĩnh vực công nghiệp, đại công nghiệp tác động cách mạng
hơn cả theo nghĩa nó thủ tiêu thành trì của xã hội cũ là "người nông dân" và thay
“thé người nông dân bằng công nhân, làm thuê." C Mác và Ph Ăng-ghen Toản
tập Tập 23 Marx." "Tu ban: Phê ghậri khoa kinh tế chính trí Nxb Chính trị Quốc
gia-Sự thật Ha Nội: †993 Tr: 713,
18
thiết chế hành chỉnh, tổ chức hành chính, tổ chức xã hội kiểu phong kiến, quân chủ độc đoán, chuyên chế cũng buộc phải thay đổi theo xu thế duy lý, theo hướng thị dân bóa và công dân hoá
Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh té tu bar
chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xác trộn và biến đổi sâu rộng trong đời sống xã hội Quan hệ, tương
tác và cấu trúc xã hội trở nên phức tạp, mất ổn định gây r: những hệ quả khó lường Từ đó nảy sinh nhụ cầu thực tiễn phá lập lại trật tự, ổn định xã hội; nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, giá thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế xã hội và giải quyé các vấn để của thời kỳ khủng hoảng xã hội lúc bẩy giờ Nói các! khác, xã hội học đã ra đời một cách tất yếu trong bối cảnh kinl tể-xã hội châu Âu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thửi:
và nhu cầu thiết lập sự ổn định, trật tự xã hội
32 Bối cảnh chính trị, văn hóa và tư tưởng
Các sự kiện chỉnh trị-xã hội quan trọng nhất góp phần làn:
thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiể
chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIH-XIX là các cuộc cách mạng nhất là Đại cách mạng Pháp năm 1789 Cuộc cách mạng này di:
mở đầu cho thời kỷ tan rã chế độ phong kién, nha nude quan chủ và thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự chính trị x: hội mới với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản -
Về mặt văn hoá-tư tưởng, Đại cách mạng tư sản Pháp th
kỷ XVIII với khấu hiệu "ự đo, bình đẳng, bác ái” đã khơi dạ + những biển đổi mang tính cách mạng trong văn hoá, tư tưởng
nhận thức và hành động chính trị của giai cấp công nhân vì
quần chúng lao động về quyền con người và quyển bình dan:
giai cấp
1)
Trang 9Cùng với sự biến đổi chính trị có tính chất cách mạng ở
Pháp là các biển động chính trị theo con đường “tién hod" &
Anh, Đức, Italia và các nước khác Đặc điểm chung của những
thay đổi to lớn trong đời sông chính trị châu Âu lúc bây giờ là
quyển lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sẵn và một
thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất Biến đối chính trị xã
hội đã góp phần củng cổ và phát triển chủ nghĩa tư bản Điều
này thể hiện ở việc hình thành những điều kiện có lợi cho tu do
buôn bán, tự do sản xuất, tự do cạnh tranh, tự do ngôn luận tư
sản và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động công nhân, làm
căng thẳng thêm quan hệ mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp
thống trị — tư sẵn và giai cấp bị trị - vô san
Mẫu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và
nhất là giữa giai cấp công nhân vô sẵn và giai cấp tư sản đã lên
tới đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên
thê giới vào nửa cuối thể kỷ XIX - Công xã Pari năm 1871, và
sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917
Các cuộc cách mạng này đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình
cách mạng và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp tiển
bộ xã hội, nhất là giai cấp công nhân, vô sản và các đân tộc bị
áp bức trên phạm vì toàn thế giới
Những biến động chính trị xã hội và đặc biệt là cuộc cách
mạng Pháp đã để lại đấu ẩn không phai mỡ trong lịch sử xã hội
họe như sau;
Trước hết, đó là sự kiện xã hội học ra đời lần đầu tiền trên
thế giới với tư cách là một khoa học ở nước Pháp - cái nôi của
30
Đại cách mạng Pháp rổi sau đó mới xuất hiện ở các nước Ảnh,
Đức, Italia, My
Thứ hai, các công trình của các nhà xã hội học người Pháp
như Auguste Comte, Emile Durkheim, nhà xã hội học người Anh Herbert Spencer, nhà xã hội học người Đức Georg Simmel,
và đặc biệt là những người sắng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa
học, lãnh tụ thiên tài và người thầy của giai cấp vô san Karl Mark va Friedrich Engels déu chiu anh huténg cha hoc thuyét
trật tự xã hội và tiến bộ xã hội
Trong bối cảnh kinh tế-chính trịvấ§ hoá-xã hội như vậy, các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học châu Âu thế kỹ XIX
đã ra sức tìm hiểu, mô tả, phân tích các quá trình, hiện tượng
xã hội để phần ánh và giải thích đầy đủ những biến động chính
trị, xã hội đang điễn ra xung quanh họ Các nhà xã hội học thế
kỷ XIX tập trung vào nghiên cứu những vấn để lớn nảy sinh tử
những khủng hoảng, mất ổn định, mất trật tự chính trị xã hội
lúc bấy giờ Một số nhà xã hội học tiến bộ đã chỉ ra con đường
và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội.
Trang 10ere 3 Các tiền để lý luận va phương pháp luận nghiên
cửu khoa học
Tiển để lý luận và phương pháp luận làm nãy sinh, phát triển xã hội học có nguồn gốc từ những tiến bộ to lớn mà loài
người đã đạt được “¿ữ sưa đến nay”, nhất là từ thời ky vi dai md
đầu bằng thời đại Phục hưng vào nửa cuối thế kỷ XV đến nửa
dau thé ky XIX Về tầm cỡ lịch sử vĩ đại của sự tiến bộ khoa học
thoi dai nay, F Engels chi ré: “đó là một thời đại cần có những
con người khổng lỗ và đã sinh ra những con người khổng 16:
khổng lổ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt:tình và tính cách,
khổng lỗ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu
rộng” Kết quả là đã hình thành nên các dòng tư tưởng triết
học cụ thể là triết học cổ điển Đức, các trào lưu tư tưởng xã hội
đặc biệt là chủ nghĩa xã hội Pháp và các lý thuyết kinh tế học
nhất là kinh tế chính trị học Anh
Các trào lưu tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, dưới nhiều hình thức và bằng nhiều cách khác nhau đã trở
thành tiền để, nguồn gốc và những yếu tố cơ bản cấu thành nên -
hệ thống lý luận và phương pháp luận của khoa học xã hội học
thé ky XIX,
Các nhà tư tưởng Anh, nhất là những người theo chủ nghĩa tự do và kinh tế chính trị học Anh thường cố vũ và bênh
vực cho quyền con người nhằm biện minh cho chủ nghĩa tư
bản công nghiệp phát triển mạnh nhất ở nước này Khi nghiên
cửu các chế độ kinh tế-xã hội ASmith (1723-1790) và
_!Ph, Ăng-Gheri "Biện chứng của lự nhiên" trong G Mác va Ph Ăng-Ghen Toàn
tập Tập 20 Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 1984 Tr 459-460
22
D.Ricardo (1772 -1823) da cho rằng các cá nhân phải dược tự dc
thoát khỏi những ràng buộc và hạn chế bên ngoài dé tu do cant
tranh Có như vậy, các cá nhân mới tạo ra được một xã hội tôi
đẹp hơn Nhìn chung, các quan niệm kinh tế học đã gợi mở tt:
cách nhìn duy vật biện chứng đối với các vấn đề xã hội đan
nảy sinh do nền kinh tế đại công nghiệp đang ngày càng mui
rộng, sự phân hoá xã hội ngày càng tăng,
Tại Pháp, cái nôi của xã hội học - thời kỳ Phục hưng nữa cuối thế ký XV đã mỡ đầu cho một thời đại duy lý với các bí tưởng khai sáng và chủ nghĩa xã hội của những con nguci
khổng 16 nhu F Voltaire (1694-1778), J Rouseau (1712-1778 ,
D Diderot (1713-1784), C H De Saint-Simon (1760-1825), C
Fourier (1779-1837) và nhiều người khác, Trong số đó nổi bệt
lên nhà triết học, nhà xã hội học Auguste Comte (1798-1857', người đã sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng và khai sinh khoa học xã hội học
Các nhà triết học và các nhà tư tưởng xã hội Pháp cho tằrg con người chủ yếu bị chì phối bởi các điểu kiện và hoàn canh 34
hội Họ khẳng định rằng con người có những ˆ ‘quyén tự nhiên” nhất định mà các thiết chế xã hội phải tôn trọng và bao vé clu
không được phép chà đạp, vị phạm Từ đó đã hình thành -ư tưởng về sự cần thiết phải xoá bỏ sự áp bức và bất công xã hú, phải thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới pÌ.à hợp hơn với bản chất con người và đấp ứng nhủ cầu cơ bản ciia con người Sự biến đổi như vậy cận phải diễn ra một cách h íp
lý, hợp pháp, tiển bộ, ya bang con dudng duy ly, “khai sáng" tưởng và nhận thức; - thâm chí bằng các cuộc cách mạng Cac t tư
tưởng tiến bộ, nhân văn, nhân bản, nhân đạo được phan 4ih
đặc biệt rõ trong cuộc Đại cách mang Pháp năm 1789
Trang 11Su phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương
pháp luận nghiên cửu khoa học là tiền để cơ bản, quan trọng
cho sự ra đời xã hội học Các cuộc cách mạng khỏa học - kỹ
thuật diễn ra ở thể kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã
làm thay đổi căn bản thể gidi quan và phương pháp luận khoa
học Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện
thực, nhất là đời sống xã hội của con người được xem như là
một thể thống nhất vận động và biến đổi theo quy luật, Các quy
luật của xã hội cĩ thể nhận thức được và giải thích được thơng
qua việc sử dụng và phát triển các khái niệm, phạm trị và
phương pháp nghiên cứu khoa học Trên cơ sở nhận thức khoa
học cĩ thể biến đổi, cải tạo được xã hội
4 Sự ra đời xã hội học
Vé mat chit nghia, “xd Adi hoc” (Sociology) 1A két qua cha
việc ghép chữ “Sòius” hay chữ “Societas” nghĩa là xã hội với
chit “Ology” hay “Logos” cé nghĩa là học thuyết, là nghiên cứu
Về mặt lịch sử, Auguste Comte được ghi nhận là cha dé cha
tã hội học đo đã cĩ cơng khai sinh ra mơn khoa học này vào nửa
lâu thể kỷ XIX, cụ thể là năm 1838 lai bấy giờ ơng dùng
huật ngữ "Xã hội học” để chỉ một lĩnh vực nghiên cửu mới về
các quy luật của tổ chức xã hội, học thuyết về xã hội, sự nghiên
cứu về xã hội lồi người, Nhưng về sau trong quá trình phát
triển của mình, xã hội học đã cĩ các quan niệm khác nhau về
dối tượng nghiên cứu tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử của nĩ
Ngay từ buổi bình mình của xã hội học, một số nhà khoa
lạc nhất là Comte đã chủ trương ấp dụng mơ hình phương
;háp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào
1phiên cửu các quy luật của sự biến đối xã hội Xã hội học sớm
14
nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng các phương pháp quan sắt,
thực nghiệm, so sánh, phân tích lịch sử, trừu tượng hố, khái quát hố vào nghiên cửu quy luật tổ chức xã hội
Các khoa học tự nhiên như vật lý học, hĩa học, sinh học đã
phát hiện ra các "quy luật tự nhiên" để giải thích thế giới Chủ
nghĩa duy lý khoa học xuất hiện và phát huy tác dụng mạnh mẽ đầu tiên trong lĩnh vực nhận thức giới tự nhiên và sau đĩ là trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội Thành tựu của khoa học tự nhiên khơng chỉ là nguồn cổ vũ lớn lao mà cịn là kho tàng lý
luận và cơng cụ khoa học sắc bén cho các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học vận dụng để nghiên cứu đổi tượng đã được xác định Xã hội học tìm thấy ở khoa học tự nhiên các quan niệm về cách xây dựng lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu để
Ap dung trong việc tìm hiểu quá trình, hiện tượng xã hội một cách khoa học Như vậy, ngay từ đầu nhiệm vụ của xã hội học
đã được xác định là phải nghiên cứu thành phần, cấu trúc và
quá trình vận động, biến đổi của xã hội Cùng với việc các hiện tượng, các quá trình xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu, xã hội học đã cĩ ngay các phương pháp,jš¿cơng cụ nghiên cứu kế
ế
thừa bừ các khoa học khác g
Cũng với các điều kiện và tiền để nêu trên, sự nỗ lực hoạt
động của các nhà khoa học là hết sức quan trọng để xã hội học
ra đời và phát triển mạnh mẽ Nhiều nhà khoa học xã hội thế
kỷ XVIH và nửa đầu thế kỷ XIX rất quan tâm nghiên cứu các
1 Ví dụ, nĩi về phương pháp của mình, Emile Durkheim viết: "tên gọi duy nhất mà
chủng tơi chấp nhận là phương pháp duy lý phương pháp đĩ được quy gọn
vé cdc méi quan hệ tử nguyên nhân sang kết quả" Emile Durkheim Các quy tắc
của phương pháp xã hội Nxh Khoa học Xã hội Hà Nội 1993 Tr 10
Trang 12hién tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện ra các quy luật
của tổ chức xã hội, “các quy luật của sự phát triển uà tiến bộ
xã hội” Nhiều nhà tư tưởng, các nhà lý luận xã hội tiển bộ
luôn tin rằng có thể và cần thiết phải coi các quy luật mà khoa
học phát hiện được là công cụ lý luận, là ngọn đuốc sơi đường
xây dựng một xã hội tốt đẹp
Tóm lại, xã hội học đã ra đời với tư cách là một khoa học
trong lòng xã hội châu Âu thế kỷ RIX với các điểu hiện chín
muối về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn boá, xã hội và khoa
học Người tiên phong trên con đường xây dựng một khoa học
mới về xã hội là nhà triết học thực chứng người Pháp tên là
Auguste Comte — nhà xã hội học đầu tiên trên thế giới Người
đã kế thừa và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất về mặt tư
tưởng và nhận thức mà loài người đã tạo ra từ trước cho đến
khoảng giữa thể ky XIX để đưa ra một học thuyết chính Xác,
vạn năng cho khoa học xã hội học là Karl Marx và các đồng chí
của ông", Những người luôn soi vào Marx và góp phần làm cho
xã hội học phát triển thành nhiều cành nhánh lý luận và nhiều
chủ thuyết, nhiều trường phái khác nhau là Emile Durkheim,
Max Weber và các tác giả khác Tất cả sự say mê và nỗ lực
nghiên cứu, tất cả những thành công về mặt lý luận và thực
nghiệm và tất cá những thành tựu nổi bật và cả những đóng
góp trầm lặng của các nhà khoa học đều tạo thành một đồng
chảy bất tận của lịch sử xã hội học bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ
XTX qua thé ky XX sang thé ky XXI va sẽ tiếp mãi
‘V1 Lénin Toda tép Tap 23 Nxb.Tién Bé -~ Matxeova 1980 Tr 50
26
Chuong II
SU THONG NHAT TRONG TINH DA DANG
CUA CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
1 Sự thống nhất của các quan niệm khác nhau về xã
+
hội học Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Từ xưa đến nay các nhà xã hội học luôn đưa ra câu tra Lil khác nhau đổi với câu hỏi: Xã hội học nghiên cứu cái gi£ Một : ố tác gia nay cơi xã hội bọc là khoa học về hành vi xã hội một sï tác giả khác xem xã hội hoc là khoa học về hệ thong’ xã hội! Đến cuối thế kỷ XX, đúng như một số tác giả nhận xét: “dự h nghĩa ngắn gọn như “xã hội học là khoa học nghiên cứu xã hài loài người và hành vi xã hội” có lẽ khá mở hỗ và chứa dung it thông tin (mặc dầu xác đáng), hay không đủ chính xác để phín
biệt xã hội học với các ngành khoa học khác như tâm lý học”
' Phan viết này dựa vào bài của Lê Ngọc Hùng ˆThử bản về đổi tượng nghiân
cứu của xã hội học" Tạp chỉ Xã hội học, Số 3 1997 Tr 94 - 102; Phạm ˆ ất
Dong-Lé Ngọc Hùng (đồng chủ biên) Sđư Tr 5 - 22
2 Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanwo th
va Andrew Webster Nhdp mén xã hội học Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội
1993 Tr 17
27
Trang 13|
Nhưng tình hình phong phú, đa dạng, muôn hình, muôn về
ta các quan niệm về xã hội học phổ biến đến mức không ít tác
ziả tín rằng, sau hơn một thể kỷ rưỡi phát triển các lý thuyết xã
vội học mới chỉ thống nhất với nhau ở một điểm là không có
linh nghĩa thống nhất về xã hội học Nhưng một số người lo
\pại về điều này Một số người chưa biết rằng tư tưởng thống
ihat trong su da dang cia ly luận xã hội học đã được Đại hội xã
tội học thể giới lần thứ XII tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha
rdm 1990 ghi nhận là tư tưởng chủ đạo của sự phát triển xã hội
roc CAng ngay cảng trở nên rõ rằng một điền là không thể có
rà cũng không cần thiết có một lý luận chung duy nhất cho xã
vội học toàn thế giới Một điều khác rõ ràng không kém là mãi
lấn thập niên cuối thể kỷ XX xã hội học mới đạt tối một trình
lộ phát triển trong đó các lý thuyết xã hội học bình đẳng nhau
rong việc tiếp cận đổi tượng nghiên cứu
Sự thông nhất trong tính đa đạng, phong phú của các lý
buyết xã hội học là linh hồn, là sinh khí, là hơi thở của xã hội
vọc trong suốt tiến trình lịch sử của nó Sự thống nhất đó thể
viện ở chỗ, các lý luận, các lý thuyết, các quan niệm xã hội học
chác nhau đều tập trung vào giải quyết một vấn để cd bản
mang tính triết học của nó, đó là mối quan hệ giữa con người và
xã hội Lịch sử lý thuyết xã hội học là lịch sử của các nỗ lực đặt
.ra những câu hỏi và đưa ra những câu trả lời khoa học về bản
' Viện Thông tin khoa học xã hội “Những chuyển biển trong finh vue ly luận xã
hội học", trong Tập san Cải mới (rong khoa học xã hội Xã hội học và thời đại
T3 Hà Nội 1990 Tr 19-25
28
chất, về quy luật, về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ
giữa con người và xã hội! Đến nay có thể định nghĩa như sau:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luậi của sự nảy sinh, biến đổi uà phát triển môi quan hệ giữa con người va
xã hội
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các quy luật được phát hiện, được trình bày, điển đạt ra đưới các hình thức khác
nhau, do vậy mà có các loại lỷ thuyết xã hội học Lịch sử xã hội
học đã chứng kiến sự xuất biện khi thì lần lượt khi thì cùng một lúc các quan niệm, các lý thuyết không những khác nhau
mà cồn mâu thuẫn, đối lập và đấu tranh với nhau về cách kiến giải nhiều khía cạnh, nhiều mặt của một vấn để triết học-xã hội học là mối quan hệ giữa con người và xã hội
Lich sử lý thuyết xã hội học cũng cho thấy, các câu hỏi nan giải và rắc rối về đối tượng nghiên cứu của xã hội học gắn liền
với nội dung, phương pháp luận và vị trí của xã hội học trong hệ
thống các khoa học
Các quan niệm khác nhau về nấn dé cơ bản có tính triết học của
xã hội học Ngay từ lúc mới ra đời của xã hội học đã có phương pháp
tiếp cận vĩ mô để xác định đối tượng nghiên cửu của nó Quan
† “Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tự nhiên Lý thuyết với tư cách
là một hệ thống các phạm trú, khái niệm làm những điểm nút của mạng lưới, giúp
ta nhận thức và nắm vững được màng lưới Cái trở thành đổi tượng của lý
luận, của tư duy khoa học không phải là các sự vật, hiện tượng mà là các quy
luật của sự vận động của chúng" V.l Lê-nin Toản tập Tập 29 But ky triểt học Nxb Tiến Bộ - Matxcova 1981 Tr 102-103
29
Trang 14niệm này được củng cố trong sự cạnh tranh từ nhiều phía quan
niệm khác nhau Theo phương pháp tiếp cận vi mô phát triển
mạnh vào cuối thể kỷ XIX và nửa dầu thế kỷ XX, đối tượng của
các lý thuyết xã hội học là hành vi xã hội, hành động xã hội,
tương tác xã hội và các quá trình, động thái của nhóm xã hội
Theo cach tiếp cận vĩ mô hổi sinh và chiếm vị trí nổi trội vào
giữa thế kỷ XX, xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội, về
' công đồng xã hội xác định trong lịch sử Theo cách tiếp cận
“tống hợp”, xã hội học được cơi là có nhiệm vụ “bắc cái cầu nối"
giữa những hiện tượng vì mô - xã hội loài người và những hiện
tượng vị mô - hành vi người,
Vô số các quan niệm, các định nghĩa về xã hội học trong các
sách giáo khoa hiện nay cũng như trước kia đều có thể quy về
một trong những cách tiếp cận trên, Các định nghĩa đó thường
cho rằng xã hội học nghiên cứu các vấn để thiên về xã hội (vi dụ
xã hội loài người)”, hoặc các vấn để thiên về con người (ví dụ
hành vi xã hội”, hoặc các vấn để "tổng hợp, tích hợp" cả xã hội
' Một số tác giả xác định: "Đổi tượng nghiên cứu của Xã hội học là xã hội loài
người," Vũ Minh Tâm (chủ biện) Xã hội học Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001 Tr, 4
Ÿ Một số tác giả khác kết luận: "Tóm lại, đối tượng nghiên cứu cửa xã hội học
chỉnh lã hành vị xã hội của con người, Nhưng chỉ có thể hiểu được hành vi xã hội
này khi làm rõ được tương tác giữa Tigười và người trong những nhóm và cộng
đồng xã hội phận theo những dấu hiệu xã hội đặc thù Đến lượt nd; những nhóm
và cộng đồng xã hội khác nhau lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu
ˆ ghỈnh thể.của một xã hội, Xã hội học nghiên cửu những quy luật và tính quy luật
- chỉ phổi mỗi quan hệ và liên hệ tạo thánh hệ thống tổng thể xã hội này" Phạm
Tất Dong - Nguyễn Sinh Huy - Đỗ Nguyên Phương Xã hội học đại cương Đại
học mở Hà Nội 1995 Tr 10
30
và con người! Trong các xu hướng quan niệm này đã xuất biện
mầm mống và tiển để cho sự định hình ngày một rõ nét quan
niệm thử tư, có thể gọi như vậy, xã:hội học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội Lịch sử phát triển xã hội học
hon thé ky rudi qua phan ánh rõ xu thể này
Thực vậy, ngay từ khi mới ra đời, xã hội bọc châu Âu với các biến thể lý luận vĩ mô và vi mô của nó, chủ yếu dude (A
Comte, K.Marx, H.Spencer, E.Durkheim và những người khác)
xác định là khoa học về sự phát triển xã Hội loài người, về các
(hệ thống) xã hội Xu hướng xã hội học vĩ mô này mạnh dén mức khi “du nhập” vào một số nước khác, đặc biệt là vào Mỹ phát triển mạnh thành lý thuyết bệ thống xã hội (T Parsons)
Xã hội học châu Âu đã bị phê phán là không chú ý tới cá nhân,
tới con người, Trước trào lưu vĩ mô hoá và hệ thống hoa xã hội học, Homans - một đại diện tiêu biểu của dòng xã hội học vi mô
(M.Webar, G.Simmel, H Mead, G.Homans và các tác giả khác)
đã đưa ra luận điểm nổi tiếng: “hãy trả lại con người cho xã hội hoc” (1964), Nhưng ngay sau đồ không bao lâu, trước tình hình
† Một số tác giả định nghĩa xã hội học là: "khoa học về quy luật, tính quy luật
chung và đặc thủ trong sự vận hành và phải triển của hệ thống xã hội Nó xác
định về mặt lịch sử, về cơ chế hoạt động va hình thức xuất hiện của các quy luật
và tính quy luật nảy qua các hoạt động cửa các cá nhân, nhóm xã hội, cộng -
đồng, giai cấp, dân tộc." Phạm Binh Huynh - Pham Chiến Khu Nghiên cửu xã hội học (thủ tục, hình thức, phương pháp) Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1995 -
Tr 8; Xem thêm: G V Osipov "Xã hội học và chủ nghĩa xã hội' trong Cái mới trong khoa học xã hội Xã hội học và thời đại, Tập 3 Số 23 Hà Nội 1982 Tr 8,
Chung Á- Nguyễn Đình Tấn Nghiên cứu xã hội học Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.1997; Nguyễn Minh Hoà Xã hội học: những van dé co bản Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 1997
3]
Trang 15“vi mé hod”, “ed nhdn hod” vA “hanh vi hod" xa hội học, một số
tác giả khác lại đôi “trả lại xã hội cho xã hội học”, /
Có thể hình dụng là từ khi ra đời vào nửa đầu thế ky XIX
cho tới nay, xã hội học luôn ở trong tinh cdnh “than nay vi xẻ
làm đôi được" Các nhà xã hội học vừa muốn tập trung vào
nghiên cửu (ví dụ hành vị, hành động) con người vừa muốn
nghiên cứu (ví dụ hệ thống, cấu trúc) xã hội Nhưng xã hội học
tả ra rất khó có thể đứng trung lập giữa hai thái cực của những
văn để đầy hấp dẫn và cần thiết như vậy
Lệch về phía con người, ví dụ tập trung nghiên cứu hãnh vi
xã hội, hành động xã hội của con người, xã hội học bị các ngành
khoa học nhân văn, đặc biệt là khoa học tâm lý lan At Nghiêng
về phía xã hội, chẳng hạn tập trung nghiên cửu về cơ cẩu xã hội
và quá trình xã hội hay hệ thống xã hội, xã hội học đễ bị triết
học, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và các ngành khoa học
xã hội khác như sử học, kinh tế học trùm lên
Trong khi đó xã hội học khó có thể một mình thâu tóm cả
hai, tức là vừa nghiên cửu hành vi con người, vừa nghiên cứu
hệ thấng xã hội Vì như vậy xã hội hoc da bi va đã từng bị phê
phần là có đôi tượng nghiên cửu không rõ ràng, thậm chí bị mất
đổi tượng nghiên cứu
Cần thấy rằng, cơn người và xã hội là những khách thể
nghiên cứu của rất nhiều khoa học khác nhau, không phải
của riêng xã hội học Do vậy, có thể kết luận rằng, cách định
nghĩa xã hội học là khoa học về con người (ví đụ hành vị,
hành động xã hội), về xã hội (ví dụ cấu trúc xã hội, hệ thống)
hay cả con người và xã hội là chứa:xác đáng, chưa thuyết
phục về mặt lý luận
32
Để giải quyết vấn để đầy tranh cãi này, một số nhà xã hội
học nửa cuối thế kỷ XX dưa ra cách tiếp cận “tổng-tích hợp”,
một số khác lại thiên về cách tiếp cận “trưng binh” Thực chất
các cách giải quyết này khó có thể đứng trung lập, trung dung giữa “hai dòng” vĩ mô và vi mô Xét cho cùng những quan niệm
đó hoặc lệch về cách tiếp cận vì mô hoặc lệch về cách tiếp cận vĩ
mô Ví dụ, V Jadop và G Osipov cho rằng đối tượng nghiên cứu
của xã hội học là quy luật của các hệ thống xã hội, là sự hoạt
động của các quy luật “bĩ mô” đó trong hành vị, hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội
Một số tác giả khác nỗ lực tìm cách bắc cầu lý luận để vượt
qua cái hố ngăn cách đã bị khoét sâu từ lúc nào không biết giữa cái vĩ mô - ví dụ cẩu trúc xã hội và hệ thống xã hội sang cái vi
mô - hành vì xã hội và hành động xã hội của cá nhân Trong số
những chiếc cầu được thiết kế cần kể tới: cây cầu thống nhất vị mô-vĩ mô theo chiều sâu (kừ ý thức tập thể đến môi trường sinh thái) và chiều rộng (từ nhóm hội đến toàn edu) cla George Ritzer; cây cầu đa chiều (chiểu hành động công cụ-chuẩn mực
và chiều trật tự cá nhân-tập thé) ca Jeffrey Alexander; cay cau cấu trúc hoá của Athony Giddens và nhiều chiếc cầu khác nữa
của các tác giả như Rall Collins, James Coleman, Peter Blau và
Trang 16xã hội học vi mô luôn sát cánh bên nhau và cạnh tranh ngấm
ngầm hoặc công khai với nhau trong việc xác định đối tượng
nghiên cứu Chéen vào giữa hai dòng lý thuyết xã hội học này là
trào lưu “tổng hợp”, lấy mỗi thử một tí để dung hoà những mâu
thuẫn và đưa ra những giải pháp “ung lập” và những lý
thuyết “kết nốt"
Trên thực tế quản niệm khác nhau về đối tượng nghiên
cứu của xã hội học đều xem xét và giải quyết những câu hỏi
lý luận và phương pháp luận của một vấn để cơ bản có tính
triết học của xã hội học Đó là vấn để mỗi quan hệ giữa con
người và xã hội, Các quan niệm, các lý thuyết xã hội học
khác nhau theo nhiều kiếu, nhiều cách nhưng đều giống
nhau ở chỗ không nghiên cứu gì khác ngoài các thuộc tính,
đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và xã
hội Đó là hạt nhân của sự thống nhất bên trong của các lý
thuyết đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ thậm chỉ
mâu thuẫn nhau trong lịch sử xã hội học
9 Tranh luận và thống nhất trong xã hội học
Như đã nêu ở trên, xở hội học là khoa học nghiên cứu các
quy luật hình thành, uận động 0à phát triển mỗi quan hệ giữa
con người uà xã hội Quan niệm này không đột nhiên xuất hiện
hay từ trên trời rơi xuống, trái lại nó được phôi thai trong các ý
tưởng đã được nêu lên trong suốt lịch sử phát triển lý thuyết xã
hội hoc Có thể tìm thấy mầm mống, gốc rễ của quan niệm này
trong tư tưởng xã hội học của Marx, Durkheim, Weber, Simmel
và nhiều nhà xã hội học khác ở thế kỷ XIX-X%
là vấn để quan hệ tương tác nhiều chiều, muôn hình muôn ví giữa con người và xã hội diễn ra theo quy luật nào, cơ chế nào?
Điều đó không có gì lạ, bởi lẽ các nhà nghiên cửu xã hội học
từ xưa tới nay không ngừng cạnh tranh với nhau về đối tượng của xã hội học; bởi lẽ các chuyên gia xã hội học khác nhau luôi giải thích khác nhau về vấn để quan hệ qua lại giữa con ngườ
và xã hội, bởi lẽ các nhà xã hội học khác nhau thường không
thống nhất với nhau về phương pháp luận nghiên cứu vấn dé
quan hệ giữa con người và xã hội
Nhưng điều ngạc nhiên là ở chỗ rất ít, nếu không muốt nói là chưa có cách định nghĩa xã hội học nào giải đáp é thoả những chủ để bắt nguồn từ tỉnh “nước đôi”, “lưỡng tính" kiểu “nhị nguyên luận” của đối tượng nghiên cửu xã hộ
học, đó là mối quan hệ qua lại giữa một bên là con người vị một bên là xã hội
Tính chất hai mặt của vấn đề cơ bản của xã hội học làn
nảy sinh các cặp phạm trù làm chủ để cho các cuộc tranh luậi
khoa học kéo dài cho đến nay chưa chấm dứt Đó là cặp chủ d như: “con người - xã hội", “cá nhân - van hod”, “tu nhién - xc
„Hé
hội”, “chủ quan - khách quan”, “chi thé - khách thể”, “0ï mô - 0
! Chú ý là tranh luận khoa học, cạnh tranh khoa học, phê phân khoa học chí
không phải lä bất kỳ một kiểu ừng xử nào khác.
Trang 17mô”, "định lượng - định tính", “hành động xã hội-cẩu trúc xã
hội”, Vv
Các quan niệm về đổi tượng nghiên cửu của xã hội học
không chỉ khác nhau, thậm chí còn trái ngược, mâu thuẫn
nhau Tử đó nảy sinh các cuộc tranh luận triển miên trong xã
hội học Điểu đó dẫn tới hiện tượng gọi là "khủng hoảng thừa"
sự khác nhau và “khủng hoảng thiêu” sự thống nhất trong lý
luận xã hội học Có thể nói, xã hội học không chỉ ra đời trong
bối cảnh biển động xã hội thế kỷ XIX để trở thành khoa học về
sắc cuộc khủng hoảng xã hội mà bản thân nó cũng luôn ở trong
tình trạng khủng hoảng về lý luận”
Trong những thập niên gần cuối thế kỷ XX tình hình tranh
luận đó đã địu đi một phần là do các nhà nghiên cửu có xu
hướng chấp nhận một phần cách tiếp cận "tổng hợp", “tích hợp”
giểu dung hoà và một phần khác là do xu hướng làm lý thuyết
sấp trung bình mà Robert Merton đã đề ra Nhưng thời kỳ êm
liu dé qua đi rất nhanh, ngay sau đó vào những năm cuối của
ché ky XX xu hướng nghiên cứu lý luận xã hội hoe lai héi sinh
tầng loạt những câu hỏi hóc búa về lý luận đã được nêu lên, ví
lụ: lý thuyết là gì? Đặc trưng của xã hội học là gì? Tại sao lý
“huyết xã hội học không phát triển nhanh, mạnh như các khoa
sọc tự nhiên? Chuyện gì đang xây ra với xã hội học? Có phải xã
tội học đang bế tắc về lý luận không?
Alfred Weber (1868-1958), Giáo sư kinh tế học và xã hội học, người Đức, em
trai của Max Weber, viết; 'Xã hội hộc là con để của sự khủng hoảng, sự khủng
Hoảng cuộc sống lớn nhất cho tới nay vẫn bao trùm lên các nước phương Tây"
“rich theo Hermann Korte Nhap mén lich sử xã hội học Nxb Thể giới Hà Nội
997 Tr 178
36
Su quan tâm tới thực trạng lý luận xã hội học lớn đến mức tạp chí “Diễn dan xd hội học” của Hiệp hội xã hội học phương Đông đã dành trọn một số Tạp chỉ năm 1994 cho chuyên để đặc
biệt về: “Chuyện bất ổn gì đang xảy ra uồi xã hội hoe” dé ding cáo bài viết khác nhau về vấn để này Đồng thời các tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành xã hội học cũng bày tổ sự chú ÿ và đưa va những suy nghĩ góp phần giải quyết tình hình “khủng hoảng" lý luận
Nếu ở các nước phát triển sự khủng hoảng lý luận chủ yếu
là do sản xuất thừa — quá nhiều lý thuyết thuộc đủ mọi loại nhất là lý thuyết công tác thì ở những nước mới phát triển xã hội học đang xảy ra khủng hoảng thiếu Những năm gần đây 4 Việt Nam đã xuất hiện nhiều bài viết nghiêm túc cảnh báo sự thiếu hụt lý thuyết trầm trọng trong nghiên cứu xã hội học và
trong đào tạo - giảng dạy xã hội học Hổ ngăn cách giữa nghiên
cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giữa yếu tổ lý luận và yếu tố quan sắt đang bị khoét sâu và trở nên trầm trọng đời hỏi phải có sự nâng cấp kịp thời Bản chất, biểu biện, nguyên nhân
và hậu quả của “ghủ nghĩa hình nghiệm trữu tượng" (Abstracted Empiricism ~ cồn dịch là chủ nghĩa thực nghiệm tách biệt)? đã
1 “Sooiological Forum: Special fisswe~ What's Wrong with Sociology” Val 9 No
Xã hội học:-Số 4/2001 Tr 73-85
37
Trang 18duge W Mills va m6t số tác giả vạch ra rất rõ ràng! Điển nguy
hại nhất đối với thực trạng này là việc biển nghiên cứu thực
nghiệm khóa học thành nghiên cứu theo chủ nghĩa kinh
nghiệm và bạo ra một thói quen độc đoán có áp lực của một hệ
chuẩn mực-quy tác của phượng pháp xã hội học
Có thể thấy rằng, việc xã hội học bán rẻ linh hến khoa học
của mình cho chủ nghĩa kinh nghiệm dưới đủ mọi loại hình
thức tất yếu làm E8 hoá chính bản thân nó Đồng thời cách
làm xã hội học theo kiểu đào bố ngăn cách với lý thuyết tạo ra
những sản phẩm “hao hao khoa học” tất yếu làm xói mòn niềm
tin từ phía xã hội đối với bản thân khoa học xã hội học”
Định nghĩa nêu trên có khả năng mở hướng thoát ra khỏi
sự khủng hoảng đó, thoát khỏi nguy cơ đổi tượng nghiên cứu bị
“biến mất” Thực vậy, có thể thấy rằng đối tượng nghiên cứu
của xã hội học không phải ở chỗ hoặc là nghiên cứu về “cơn
người" hoặc là nghiên cứu về “xã hội” hay nghiên cứu “cổ hai:
con người uà xã hột", Vấn đề xã hội học cơ bản ở đây là nghiên
cứu mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ biện
! Cách đây hơn một thể kỹ Durkheim dua ra “guy tắc đòi hỏi nhà xã hội học phải
rũ bỏ mãi mãi cải gỗng cùm của những khái niệm kinh nghiệm nhất là khi chúng
nhờ thói quen đã trở thành độc đoán Ông cho rằng, nếu cẩn sử dụng các phạm
tru kinh nghiệm (và các kết quả của nghiên cứu thực nghiệm chay) thi cử sử dụng
“nhưng phải ý thức được cái giá trị it di của chùng để không cho chủng đồng một
vai trò xửng đáng trong học thuyết," Emile Durkhelm, Các quy tắc của phương
phâp xã hội học Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1993 Tr 58
? Hậu quả lớn nhất của cách làm xã hội học chay, thiếu tư duy lý thuyết, thiểu
đạo đức nghề nghiệp mà một cá nhân khó có thể cảm nhận hết là sự hoài nghỉ từ
phía xã hội Điểu đó lâm cho Max Weber phải cảnh báo: "Hầu hết những gì có
tên là xã hội học đều là bịp bơm " Trích theo Hermann Korte, Nhập môn lịch sử
xã hội học Nxb Thể giới Hà Nội, 1897 Tr 149,
38
chứng giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm và
một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội Nói một cách hình ảnh, vấn để không phải là ở chỗ làm
cho con người và xã hội ngày càng xa nhau hay gộp lại, nhập
lại làm một, cũng không đơn thuần là “bắc chiếc cầu thực nghiệm" nổi hai bên Vấn để cơ bản mang tính triết học của các lý thuyết xã hội học là mối quan hệ giữa con người và xã
hội Về mặt lý luận và phương pháp luận, nhiệm vụ của xã
hội học hiện nay là!: nghiên cứu các quy luật, tính quy luật,
thuộc tính, đặc điểm, tính chất, cơ chế, bình thức, điều kiện
của sự hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ tác
động qua lại giữa con người và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và trị thức hoá nền kinh tế
3 Một số cặp chủ để lý luận xã hội học
"Con nguoi « Xã hội"
Các nhà nghiên cứu cho rằng xã hội không phải là tổng sí các cá nhân Nhưng thật phi lý khi lý thuyết xã hội học bàn ví
xã hội không có cá nhân Ngược lại, bản thân các cả nhân dat độc, riêng lễ không tao thành “cới xã hệt" Thật khó có thể h
! Nhiệm vụ nghiên cừu này được xác định cụ thể như thế não là tuỷ vào điều kiệ ›
lịch sử xã hội nhất định Ví dụ, ở nước ta xã hội học có nhiệm vụ nghiên cửu vì góp phần giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trên từng chặng đường côn ‡
nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên từng bước đi của thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xi
hội Xã hội học trong thập niên tới được xác định là tập trung vào chủ để tổn) quải là "nghiên cứu động thải của những biến đổi xã hội và văn hoá 6 Viet Nain trong quả trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo định hưởng xã h chủ nghĩa" Trịnh Duy Luân "Xã hội học Việt Nam: Một số định hưởng tiép ttc xây dựng và phải triển" Tạp chi Xa hội học Số 1 2001 Tr 11
39
Trang 19giải hành động của cá nhân nếu không thấy rằng chủ thể của
nó luôn chịu ảnh hưởng của người khác, chịu sự tác động từ
phía xã hội
Để nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và phát triển
mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hội học trước hết phải
quan tâm tới vấn đề kép "con người - xã hội" Xã hội học cần trả
lời các câu hỏi quan trọng như xã hội là gì, con người là gì,
nghiên cứu xã hội học về con người, về xã hội là như thế nào; từ
đó tiến tới trả lời câu hổi con người tác động tới xã hội như thế
nào và ngược lại xã hội ảnh hưởng ra sao đổi với con người
Khi nghiên cứu xã hội hay bàn về khái niệm xã hội, một số
lý thuyết xã hội học chỉ tập trung tìm kiểm những kiểu, đạng
xã hội đã định hình, những khuôn mẫu của hiện tượng, quá
trình xã hội, hay vạch ra cấu trúc bên trong của xã hội; một số
lỷ thuyết khắc hoạ bối cảnh, tình huống, và các giá tri nay sinh,
biến đổi, phát triển cùng với hoàn cảnh, điều kiện xã hội; một
số lý thuyết tập trung vạch ra mâu thuẫn giữa các lực lượng xã
hội, những bất bình đẳng giữa các nhóm và cả những cái
“hhông bình thường” trong quá trình tiến triển xã hội
Sự thống nhất của các lý thuyết này là ở chỗ công khai
thừa nhận hay ngầm hiểu rằng bản chất của xã hội, “cới xã hội"
chỉ có thể nghiên cửu được một, cách day đủ, toàn điện và hệ
thống trong mối quan hệ giữa cọn người và xã hội
Gắn liền với khái niệm xã hội là khái niệm về bản chất con
người Gác lý thuyết xã hội học không quan tâm nhiều lắm tới
việc con người vốn là thiện hay ác như một sổ nhà tư tưởng
phương Đông hay phán định Điều chủ yếu là luận giải xém
hành vi con người có iy tri hay không lý trí, có sáng tạo hay
không sáng tạo; con người cõ vị trí, vai trô như thế nào trong xã
40
hội; cá nhân có điểu kiện để bộc lộ và phát triển năng lực người
tối mức độ nào; con người có khả năng thích nghị và cải bạo hoàn cảnh lịch sử tới đâu
Lý thuyết xã hội học của Marx chủ yếu bàn về sự vận động, phát triển của xã hội nhưng đã chỉ ra phương pháp tiếp
cận đúng đắn mối quan hệ "có nhân - xã hột", “hành động xã hội — cấu trúc xã hội" Thức vậy, quan điểm duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx tổ ra đặc biệt ưu việt trong việc giải quyết vấn đề triết học của xã hội học Marx nhấn mạnh rằng bản chất con người trong thực tế là tổng hoà
các quan hệ xã hội Đặc biệt Marx luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng
giữa cơn người và xã hội và chỉ ra rằng xã hội tạo ra con người giống hệt như con người tạo ra xã hội Về mối quan hệ hữu cơ này, Marx viết: “Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tuỳ tiện của mình, trong
những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện
trực tiếp có trước mắt, đã cho và do quá khử để lại"!
Quan điểm của Marx mở ra khả năng hiện thực trong việc
giải quyết hàng loạt những vấn để lý luận và thực tiễn đối với
xã hội học ở nước ta hiện nay Trong số đó có những câu hỏi quan trọng như: làm thế nào có thể kết hợp hãi hoà lợi ích của
cá nhân với lợi ích tập thể, của cộng đồng, của xã hội?
+, Mác "Ngày 18 thàng Sương Mũ của Lu-l Bô-Na-Pác-Tgd` Trong C ‘Mac
~ Ph Ăng-Ghen Toản lập Tập 8 Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật Hà Nội,
1993, Tr 145
41
Trang 20Nhung 6 mét sé nudéc', phai mai tdi nhiing thap niên cuối
của thế ký XX, xã hội học mác xit mới thực sự thoát thai từ chủ
nghĩa duy vật lịch sử để trở thành khoa học có vị trí xứng đáng
trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn góp phần tích
cực vào công cuộc đối mới kinh tế-xã hội
“Hành động xã hội ~ cẩu trúc xã hội”
Đổi tượng nghiên cửu của xã hội học - mối quan hệ giữa con
người và xã hội - thể hiện đặc biệt rõ qua phân” tịch cặp vẩn để
"hành động xã hội — cấu trúc xã hội"
Nói đến hành động xã hội của con người là nói đến động cơ,
mục đích, điều kiện, phương tiện thực hiện mục đích đã định
Hành động cũng có thể được xem xét với nghĩa là một quá trình
bao gồm các yếu tế chủ quan bên trong như nhu cầu, tình cảm,
ý thức và các yếu tổ bên ngoài như đối tượng, công cụ, điểu
kiện, hoàn cảnh
Trong xã hội học, hành động xã hội được định nghĩa là tất
ca những hành vi và hoạt động của con người diễn ra trong
khung cảnh lịch sử xã hội nhất định, là hành vị có mục đích, có
đối tượng, là hành động hướng tới người khác hay chịu ảnh
hưởng cua’ người khác Khái niệm hành động xã hội là khái
niệm cơ bản và quan trọng đến mức nó được cơi là: đối tượng
nghiên đứu của xã hội học Max Weber từng cho rằng xã hội Học
là khoa học lý giải hành động xã hội Vilfredo Pareto quan niệm
đối tượng của xã hội học là hành động phi lô gích
Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một chỉnh
thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ
.' Xem thêm phần phụ lục cuốn sách này
42
thống Cấu trúc xã hội còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách,
là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa con ngươi
và xã hội
Trong lịch sử xã hội học có nhiều quan niệm khác nhau về cẩu trúc xã hội Cũng tương tự như đối với hành động xã hội,
cấu trúc xã hội được biểu hiện ra như là phức thể bao gồm các
yếu tố vật chất có thể nhìn thấy được, ví dụ như nhóm, tổ chức
xã hội và các yếu tổ tính thần khó nhìn thấy như chuẩn mực,
giá trị, quyền lực xã hội
Khi mới ra đời ở Pháp, như ta thấy, xã hội học được xác
định là “khoa học uê xã hội”, tức là khoa học nghiên cửu sự hình
thành, biến đổi và chức năng của hệ thống xã hội, của cấu trúc
xã hội Auguste Comte cho rằng xã hội học là môn khoa học về
tiến trình biến đối xã hội tử hình thức này sang hình thức khác,
từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
Với chức năng chế ngự và kiểm soát hành động của con
người, sự kiện xã héi dude Durkheim hiểu như là cấu trúc xã hội Và ông cho rằng đối tượng của xã hội học là các “sự hiện xã hội" Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa con người và xã hội được Durkheim xem xét thông qua mối quan hệ giữa cấu trúc
xã hội và hành động xã hội, ở đó con người dưỡng như bị xã hội,
tức là sự kiện xã hội, kiểm soát, kiểm chế cũng như là được gắn kết với nhau tạo thành xã hội
Trong khi hành động xã hội của con người bị xã hội hoá
trên thực tế cũng như trong lý luận, thì bản thân "xế hội" lại bị
“tự nhiên hod” thông qua những khái niệm của sinh vật học Không ít các lý thuyết xã hội học đã sử dụng tiếp cận sinh vật học và các |khái niệm cơ ban nhu "co thé", “tién hod”, “di truyén”,
“hitu co”, “thich nghỉ", "chọn lọc tự nhiên" “đấu tranh sinh tôn”,
43
Trang 21“tu diéu chinh” để nghiên cửu xã hội Thuyết tiến hoá xã hội
ctia Spencer là một ví dụ về cách vận dụng trị thức khoa học tự
nhiên (sinh vật học) vào việc giải quyết mối quan hệ giữa cấu
trúc xã hội và hành động xã hội của con người
Khi mới xuất hiện và phát triển ở Mỹ, xã hội học vừa biếp
tục truyền thống châu Âu là nghiên cứu hệ thống xã hội, cấu
trúc xã hội, vừa tiếp thu truyền thống khoa học hành vi của Mỹ
là tập trung nghiên cứu các vấn để con người ~ nhu cầu, động
cơ, nhân cách và hành vi, hành động xã hội của cá nhân Dưới
ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hành vi và tâm lý học xã
hội, một số tác giả quan niệm xã hội học là “khoa học uễ cúc ca
nhân", là “khoa học uề hành u¡ xã hội" Thậm chí đến cuối thể
kỷ XX, một số tác giả, một mặt khẳng định xã hội học là khoa
học liên ngành, mặt khác vẫn cho rằng đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của nó là hành vi người”
Tuy nhiên, khi tập trung vào vấn đề của các cá nhân, xã
hội học Mỹ không lãng tránh, trái lại tập trung vào nghiên
cửu các vẩn để xã hội Nhưng khác với xã hội học châu Âu lý
giải các hiện tượng xã hội từ góc độ hệ thống xã hội, xã hội
học Mỹ giải thích các vấn để xã hội từ góc độ vị thế xã hội
của cá nhân theo cách tiếp cận của chủ nghĩa hành vì Đối
với xã hội học châu Âu, vấn để là nhận thức được quy luật tổ
chức và vận hành xã hội Đối với xã hội học Mỹ, vấn để là
giải thích tại sao, trong khi theo đuổi những lợi ích cá nhân
khác nhau, các cá nhân vẫn cùng nhau tạo ra được cấu trúc
xã hội trật tự, ổn định, ,
‘Walter R Gove "/s Sociology the Integrative Discipline in the Study of Human
Behavior’ Social Forces Vol 73.N.4 1995
44
Lý thuyết hệ thống về cấu trúc của hành động xã hội mà
Parsons đưa ra (1987) không những là lý thuyết tiêu biểu của trường phái xã hội học chức năng mà còn là một cách tiếp cận
có hiệu quả để giải quyết mối quan hệ giữa hành động xã hội và cấu trúc xã hội Luận điểm ed bản của Parsons là sự tổn tại của mỗi hệ thống do chức năng của hệ thống đó quy định Theo Parson, hệ thống nhân cách là một trong bốn (tiểu) hệ thông (văn hoá, kinh tế, xã hội, nhân cách) của tổng thể hệ thống xã hội Ngoài khái niệm "nhân cách", Parsons sử dụng nhiều thuật
ngữ rất "đm lý học" như thích dng, nhu cầu, mục đích để nói về
hành động xã hội và các chức năng của hệ thống xã hội
Lý thuyết xã hội (1949) của Robert Merton chú trọng
nghiên cứu vấn đề “chủ thể hành động” với nghĩa là con người
có khả năng lựa chọn mục đích và phương tiện để đạt được mục
đích Theo ông, hành động người được coi là đúng mực, là “bình thường" khi mục đích và phương tiện thực hiện nó được coi phù hợp với hệ giá trị, chuẩn mực xã hội Khác đi là sự sai lệch xã
hội với mức độ nặng nhẹ, nhiều ít khác nhau Điều đó cằng chứng tổ hành động xã hội gắn liển với cấu trúc xã hội
Nhận thấy việc coi trọng nghiên cứu xã hội học về hành động xã hội và tương tác xã hội vẫn chưa đủ, George Homans,
một đại điện của lý thuyết hành động duy lý, cho rằng cần phải
sử dụng triệt để các quy luật và nguyên lý tâm lý học để giải thích hành vi xã hội của con người
Như vậy, từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nay trong xã hội học
đã xuất hiện nhiều trường phái, xu hướng lý thuyết khác nhau Nhưng có thể thấy các thuyết xã hội học đều hướng vào nghiên
cửu các khía cạnh, các bình diện, các biểu hiện, eác hình thức,
45
Trang 22các cơ chế, các đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa con
người và xã hội
“VĨ mô - tí mô ” và phương pháp luận xã hột học
I&hi xác định đối tượng nghiên cứu là các quy luật của cả
(hệ thống) xã hội thì xã hội học được gọi là xã hội học vĩ mô Các
ly thuyết của H, Spencer, K Marx, M, Weber, G Simmel, T
Parsons và một sổ người khác chủ yếu dựa vào phân tịch xã hội
học đối với những hiện tượng diễn ra trong cả hệ thống xã hội,
do vậy, thuộc về xã hội học vĩ mô Chang han, Spencer coi hé
thống xã hội như là một cơ thể "siêu hữu cơ" gồm các cơ quan,
bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau nhằm đảm bảo duy
trì, "nuôi sống" cơ thể xã hội Các lý thuyết xã hội học chức
năng-cấu trúc sau này cũng dựa vào các luận điểm như vậy Xã
hội là một hệ thống gồm các bộ phận chức năng hoạt động và
biển đối chủ yếu theo quy luật và con đường thích nghị, tiến
hoá nhiều hơn là bằng con đường cách mạng
Ngược lại, khi xác định đối tượng nghiên cửu của xã hội học
là các hiện tượng của cá nhân, nhóm nhỏ như hành động xã hội
và tương tác xã hội thì xã hội học được gọi là xã hội học vị mô,
Những lý thuyết xã hội học vi mô là lý thuyết về hành động xã
hội, lựa chọn duy lý, trao đổi xã hội và thuyết tương tác tượng
trưng, vv Các tác giả tiêu biểu của xã hội học vi mô là M,
Weber G.Simmel, H Mead, _.Goffman G.Homans, dJ Habermas
và những người khác
Ví dụ, Mead, một tác giả của thuyết tương tác biểu trưng,
cho rằng xã hội được tạo thành từ các cá nhân tương tác với
nhau Homans cho rằng tương tác người và hành động xã hội có
thể được giải thích bằng cách quy về hành vị tâm lý hoạt động
46
theo nguyên tắc “thưởng-phạt" Cá nhân có xu hướng lặp lại các
hành động mà nhờ đó họ đã được thưởng dưới các hình thức
khác nhau Gofman giải thích rằng các cá nhân bành động giống như các điễn viên đóng vai trên sân khấu Họ đóng các
vai khác nhau nhằm tạo ra ẩn tượng và hình ảnh đẹp dé vé
mình ở trong con mắt người khác
Tương tự như chủ để "cá nhân- xö hột" và “hành động xã
hội-cấu trúc xã hội", chù đề kếp "uĩ mô-ui mô" liên quan mật thiết tới vấn để lý luận và phương pháp Các nhà xã hội học vĩ
mô và xã hội học vi mô phải đương đầu với câu hỏi: xã hội học là
xã hội học vi mô hay xã hội học vĩ mô, hay là cả hai?
linh nghiệm lich sử cho biết không nên vội vàng trả lời
thẳng những câu hỏi này Trên thực tế, ta rất khó lựa chọn một,
trong ba phương án trả lời đã có sẵn Để không bị bế tắc về lý
luận và phương pháp nghiên cứu, ta có thể trả lời là việc phân chia xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô chỉ mang tính chất
tương đối, ước lệ Bởi vì đối tượng nghiên cứu của xã hội học là
mối quan hệ giữa con người và xã hội chứ không phải hoặc là con người, hoặc là xã hội
Thực vậy, về mặt phương pháp nghiên cứu, các nhà xã hội
học vĩ mô gặp phải khó khăn to lớn là những thay đổi ở cấp xã hội, dân tộc, tổ chức thường trải dài theo thời gian và không
gian, thường diễn ra rất chậm chạp và vì vậy rất khó quan sát,
khó nắm bắt Do đó rất khó nghiệm chứng các giả thuyết khoa
học rút ra từ các khái niệm, các lý thuyết của xã hội học vĩ mô
Xã hội học vi mô chủ trương nghiên cứu những hiện tượng
xã hội trong đời sống thường ngày của các cá nhân và quan hệ,
tương tác giữa các cá nhân Vấn để nan giải của phương pháp luận xã bội học thuần tuý vi mô không chỉ ở chỗ các hiện Lượng
47
Trang 23cá nhân điễn ra rât năng động tinh vi, phức tạp, cũng không
phải chỉ ở chỗ các cá nhân cụ thể hành động rất khác nhau Mà
ở chỗ trong nhiều trường hợp dủ có nắm chắc đặc điểm của từng
cá nhân ta vẫn không thể giải thích được hành vị của họ trong
nhóm hay hành vị của nhóm người,
Hành vi của cá nhân đường như bị “bàn tay uâ hình" sắp
đặt Các nhà xã hội học kinh tế cho rằng "bàn tay 0ô hình" là
cd chế thị trường có khả năng chỉ phối hành vi tiêu dùng của
khách hàng và quy định hành vi kinh đoanh của nhà san
xuất Các nhà xã hội học cho đó là "bản tay uô hình" của cấu
trúc xã hội, thực chất là của hệ thống các giá trị, các chuẩn
mực xã hội, vv
Một mặt, xã hội học vì mô rất khó có thể giải thích hành vi
xã hội của hàng nghìn hay hàng triệu cá nhân nếu không sử
dụng cách tiếp cận vĩ mô Khi nghiên cứu về dư luận xã hội, về
ảnh hưởng của đối mới kinh tế tới thu nhập và việc làm của
người đân thành thị, các chuyên gia phải dựa vào tập hợp mẫu
và cách tính “rung binh” Mặt khác, nhiều hành vị điễn ra ở
cấp cá nhân nhưng lại có tâm ảnh hưởng ở cấp vĩ mô Ví dụ, các
quyết định và các hành động của các vị anh hùng, các vĩ nhân
trong lịch sử hay nhóm các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng sâu,
vộng tới toàn xã hội Rõ ràng, các hành động cá nhân, các tương
Lác giữa các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi
cá nhân, "ơi mô" để lại hệ quả nhiều mặt và lâu dài đổi với
hang triệu cá nhân và nhiều thế hệ, tức là phạm vi vĩ mô
` Tương tự như trong lĩnh vực hoá học: các tính chất của Hiđrô và các tính chất
của Õxy hoàn toàn khác với tính chất của nước là sản phẩm của sự liên kết hoá
học giữa chúng
48
Thông chỉ mối tương táo cá nhân mới diễn ra ở cấp vi mô,
mà ngay cả các quá trình của cẩu trúc xã hội và thiết chế xã hội
cũng diễn ra ở cấp vi mô Ví dụ, có thể quan sát thấy những
thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước ở hoạt động kinh tế của các nhà doanh nghiệp Bản thân các tổ chức
xã hội cũng có thể được phân tích với tư cách là chủ thể xã hội
có như cầu, mục đích và các nguồn lực để hành động nhằm mục tiêu, kế hoạch đã xác định
Các nhà nghiên cứu có xu hướng kết hợp cả bai cấp phân tích vĩ mô và vi mô Việc đặt xã hội học vĩ mô đối lập xã hội học vi mô đang lùi vào đi vãng Trong những thập kỹ gần
đây, một số nhà nghiên cứu như Pierre Bourdieu, dames Coleman, Jon Elster đã cố gắng đưa ra những giải pháp theo
hưởng "tích hợp" đặt cầu nối xã hội học vĩ mô với xã hội học
vị mô Chẳng hạn, có tác giả nói tới cấp nghiên cứu "rung
gian" giữa vĩ mô và vì mô Đó là việc phân tích theo nhóm,
theo tập hợp mẫu và nghiên cứu tỉnh huống hoặc thiết kế những công cụ tỉnh tế, sắc bén để thu thập thông tin từ cá
nhân có thể hiểu được nhóm, xã hội, v.v
Nhưng ngay cả khi sử dụng cấp phân tích trung gian là
nhóm thì vẫn còn khó khăn phải giải quyết Thứ nhất, các hiện tượng, quá trình của nhóm không đơn thuần đo hành vì của
mỗi cá nhân gộp lại, cộng lại Thứ bai, so với cá nhân thì nhóm vẫn là vĩ mô Việc xác định và thực hiện “bước nhảy vot” Wy hành vì cá nhân sang hành vi nhóm, hành vi người sang hành
vị xã hội là một nhiệm vụ lý luận và phương pháp luận,
Có thể và cần phải tìm ra cơ chế chuyển đổi, “quá độ” cấp
phân tích từ "uĩ mô" sang "0i mô", tử nhồm sang cá nhân trong
nl ˆ + om, ~ ` - ne oe at of
méi quan hệ giữa con người và xã hội Thuyết “câu trúc hod”
49
Trang 24của nhà xã hội học người Ánh Athony Giddens là một vị dụ về
sự nỗ lực nghiên cửu theo hướng tìm kiếm quá trình định bình
và tái bạo cẩu trúc xã hội thông qua hành động xã hội của các
cá nhân
Tóm lại, thực chất của các cuộc tranh luận lthoa học về các
cặp chủ để "con người - xã hột", “hành động xã hội — cấu trúc xã
hột" và "0ï mô, - nỉ mô" đều xoay quanh cái trục vấn để triết học-
xã hội học: mối quan hệ giữa con người và xã hội Oác câu hỏi
nghiên cứu lý luận và thực nghiệm #ã hội học còn đang bỏ ngỏ,
vị dụ là: hành động có mục đích, có ÿ thức, có đối tượng của con
người bác động như thể nào tới xã hội nói chung và cơ cấu xã hội
nói riêng? Hoàn cảnh, điều kiện xã hội có ảnh hưởng như thế
nào tới hoạt động thực tiễn và hành động của con người?
4 Vấn đề phân kỳ lịch sử phát triển xã hội học
Cúc giai đoạn phát triển của xã hội học
Cùng với vấn để xác định đối tượng nghiên cửu là vấn để
phân chia các giai đoạn phát triển của xã hội học Câu hỏi đặt
ra, là: cho đến nay xã hội học đã trải qua những thời kỳ phát
triển nào? Câu trả lời không đơn giản, trái lại rất phức tạp
Mặc dù, giống như mọi khoa học khác, bối cảnh lịch sử kinh tế:
chính trị-xã hội luôn chi phối sự phát triển của xã hội học,
nhưng rất khó có thể chỉ dựa vào đặc điểm bên ngoài sự phát
triển của bản thân khoa học để phân kỹ lịch sử của nó Lịch sử
xã hội học không phải một cái gì đó đứng im, xám ngất, tế nhạt
mà như một “cây đời mãi mãi xanh tươi" Có thể phân biệt một
học có uị trí độc lập như mọi khỏa học khác
Thời kỳ này bắt đầu bằng sự kiện Á Comte đóng vai trò là
“bà đỡ" cho xã hội học ra đời ở Pháp Giai đoạn này kéo đài cho đến khi xảy ra hàng loạt các sự kiện quan trọng, nổi bật!, Đó là
việc G Simmel đưa môn xã hội học vào giảng dạy ở một trường
đại học của Dite (1985), A Small dé nghi thanh lap Khoa x4 héi
học đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học tổng hgp Chicago
của Mỹ (1892) E Durkheim chính thức đưa môn xã hội học vào
giảng day trong trường đại học của Pháp (1898) và cho ra đỡi
Tạp chí Nam xa hdi hoc (Année Sociologique) (1896)
Về niên đại, thời kỳ này bất đầu từ những năm 1830-1340
~ khi Comte xuất bản bộ sách về triết học thực chứng trong dó
có bàn về xã hội học và kết thúc vào thập niện cuối thể ký XIX khi một số trường đại học trên thế giới thành lập khoa xã hội
học Cô thể xác định chính xác hơn điểm bắt đầu thời kỳ thứ nhất là năm 1838 ~ năm Comte khai sinh ra một lĩnh vực khoa học mới và đặt tên nó là xã hội học
Có thể coi điểm kết thúc thời kỳ này là những năm cuối thế
ky XIX, trong đó năm 1892 là năm thành lập Khoa Xã hội học
' Theo nhà khoa học luận Thomas Kuhn, khoa học phát triển theo con đường chính thưởng, bình thường và don đường cách mạng, đột biến Sự phát triển bình thưởng diễn ra thông qua sự tích luỹ chủ yếu về mặt số lượng các bằng chứng, các phảt hiện - Mỗi bước nhảy trong khoa học đều gắn liền với sự thay đổi có tính
cách mạng của bộ máy khải niệm (Paradigm) Tuy nhiên rat it xảy ra những bước phát triển nhảy vọt trong khoa học xã hội học Thomas Kuhn The Structure of Scientific Revolutions Chicago 1962
51
Trang 25đầu tiên trên thế giới tại trường Đại học tổng hợp Chieago theo
sáng kiến cha Albion Small (1854-1926)! Small cùng với
George Vincent là những tác giả của cuốn sách giáp khoa đầu
tiên về xã hội học xuất bản nam 1894
Như vậy, những chỉ báo quan trọng kết thúc thời kỳ thử
nhất là sự xuất hiện khoa xã hội học, tạp chí xã hội học, sách
giáo lchoa xã hội học và đội ngũ các nhà xã hội học làm công tác
nghiên cửu-giảng dạy xã hội học trong các trường Đại học tổng
hợp và các viện nghiên cứu
Giai đoạn thứ hai: xã hột học khang dinh vi tri va vai
trò của nó trong xã hội và trong hệ thống tri thức khoa học
của loài người
Đặc trưng cơø°bản của giai đoạn này là xã hội học sống cuộc
sống riêng của nó và phát huy được tác dụng đổi với đời sống xã
hội của con người Trong thời kỳ này xã hội học phát triển
thành nhiều chủ thuyết, trường phái lý thuyết khác nhau trên
khấp thể giới nhất là ỏ Mỹ và một số nước châu Âu Đặc biệt
trong thời kỷ này xã hội học chuyển mạnh sang hướng nghiên
cứu thực nghiệm về “các uấn đề xã hội" do các nhà xã hội học
được đào tạo chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực và từ nhiều nơi
khác nhau thực hiện Xã hội học được đưa vào giảng dạy trong
nhiều trường đại học trên thế giới Ti thức và phương pháp xã
hội học được sử dụng trong nhiều tổ chức kinh tế-xã hội, viện
nghiên cửu, hiệp hội nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động Đặc biệt đội ngũ các nhà xã hội học, các
H
"David Jary and Julia Jary The Harper Collins Dictionary of Sociology Harper
Collins Publishers, Ltd 1991 Tr 443
52
chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động chuyên
nghiệp xã hội học ngày một lớn mạnh
Giai đoạn này bất đầu vào thời điểm kết thúc giai đoạn
trước tức là vào cuối thế kỷ XỊX đầu thế kỷ Giai đoạn thử hai
có thể được phân chia thành một số thời kỳ khác nhau" Ví dụ
lay mốc Thế chiến thứ hai ta có giai đoạn trước chiến tranh và
giai đoạn sau chiến tranh
Thời điểm kết thúc giai đoạn thứ hai chưa được xác định
chính xác nhưng có thể thấy là vào những thập niên cuối của
thế kỷ XX xuất hiện những dấu hiệu, những mầm mống, những tiền để của một giai đoạn phát triển mới của xã hội học ,
Giai đoạn thú ba: xã hội học đi uào cuộc sống Đó là thời kỳ
xã hội học, giống như các khoa học khác, trở thành một lực
lượng sản xuất trực tiếp của xã hội
Những sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi sang giai đoạn này là việc vận dụng ngày càng có hiệu quả trì thức khoa học xã hội học vào việc đánh giá, đo lường và để ra các
biện pháp cải thiện đời sống, Cũng với các chỉ báo kinh tế đã xuất hiện những chỉ báo kinh tế-xã héi nhu HDI (Human Development Index - chi sé phat trién nguéi), HPI (Human Poverty Index - chỉ số người nghéo) va GDI (Gender Developmen Index - chỉ số phát triển giới) Trong đội ngũ
những cán bộ của chương trình, dự án kinh tế xã hội và trong
1 Trong giai đoạn này ở nước công nghiệp phát triển nổi bật lên: (1) Xã hội học kinh nghiệm những năm-1820-1930, (2) Xã hội học công nghiệp năm 1850-1960, (3) Xã hội hdc tân đại năm 1970-1980 Xem E.A Capitonov Xa hội học thể kỷ XX: Lịch sử và công nghệ Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2000 ‘
53
Trang 26các tổ chức cơ quan các cấp, các ngành đã xuất hiện các nhà xã
hội học đảm nhiệm các cướng vị, các chuyên mơn khác nhau
Tĩm lại, cùng với các khoa học khác, xã hội học bất đầu trở
thành một bộ phận của lực lượng sản xuất trực tiếp
Phan tùng lịch sử phát triển xã hội học
Cĩ thể xem xét lịch sử phát triển của xã hội học trên phạm
vị từng khu vực địa lý-chính tri-van hố Cụ thể, xã hội học
phát triển thành những đồng lịch sử đặc trưng cho từng điểu
kiện kinh tế'xã hội của mỗi quốc gia mà nĩ ra đời và trưởng
thành Nĩi một cách khác, câu chuyện lịch sử của xã hội học cĩ
thể được kể lại bằng ngơn ngữ và với cách thức của từng nơi
khác nhau với các nhân vật cụ thể của mỗi nơi,
Theo cách tiếp cận địa-chính trị-văn hố này ta cĩ thể tìm
biểu lịch sử của từng nền xã hội hoe nhu sau’:
Thú nhất là lịch sử xã hội học Pháp bắt đầu bằng các cơng
"trình nghiên cứu của A Comte và E Durkheim cho đến các
cơng trình của các nhà xã hội học Pháp hiện nay trong đĩ quan
trọng nhất phải kế đến P, Bourdieu và một số người khác
Thứ hai là lịch sử xã hội học Đức với những tác phẩm
nền mĩng của các nhà xã hội học vĩ đại Karl Marx, M
! Ví dụ, xã hội học ở Việt Nam đã trải qua giai đoạn đầu của sự hình thành và
phát triển Trong giai đoạn đĩ xã hội họ "tập trung vào những nghiên cứu định
lượng, thực nghiệm được triển khạ theo chiều rộng" Đã đến lúc chuyển sarig giai
đoạn mới với các nghiên cứu cĩ tỉnh khái quát cao hơn Xem Trịnh Duy Luấn "Xã
hội học Việt Nam: Một số định hưởng tiếp tục xây dựng và phảt triển", Tạp chỉ Xã
hội học Số 1 2001 Tr 19
54
Weber, G Simmel và cáẻ nghiên cứu của các tác giả khác, trong sé d6 cé J Habermas
Thứ ba là lịch sử xã hội học Anh với lý thuyết xã hội học
tiến hố của H 8pencer, hình học xã hội và lý thuyết “cấu trúc hod” cha A, Giddens va nhiéu tac gia khac
Thủ từ là lịch sử xã hội học Mỹ với lý thuyết tương tác biểu trưng của H Mead và các đồng sự, thuyết hệ thống xã hội-hành
dong x4 héi cia T Parsons va R Merton, thuyết trao đối xã hội
cua G Homans va P Blau và nhiều lý thuyết khác
Ngồi các dịng lý thuyết xã hội học nảy sinh và phát triển
ở những nước nêu trên cần phải kể tới lịch sử các nền xã hội học
của các nước cơng nghiệp phát triển khác, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, :
Đặc biệt cần tính đến lich sit phat triển nên xã hội học mức xứt ở những nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Xã hội học mac xit lay hoc thuyét Marx lam co sd ly luan va
phương pháp luận nghiên cứu!
Phân kỳ nhiệm vụ lịch sử của xã hội học Một cách phần kỳ đặc trưng của lịch sử khoa học là dựa
vào sự xuất hiện những nhiệm vụ lý luận cĩ tính thời đại mà nĩ phải giải quyết, Sự phát triển xã hội học là quá trình vận động bên trong của nĩ với sự xuất hiện, biến đổi bộ máy khái niệm và
1 Về sự phát triển xã hội học Xơ-viết, xem E.A Capitonov Xã hội học thé ky XX:
Lịch sữ và cơng nghệ Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2000; V Đơ-Bg-Ri-A-Nốp
Xã hội học Mác-Lênin Nxb Thơng tin Lý luận Hà Nội 1985; Viện Thơng tin Khoa
học Xã hội Xã hội học và thời đại Hà Nội 1990, 1991,1992
Trang 27phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tương ứng với những
nhiệm vụ đặt ra Trên cái trục quan hệ giữa con người và xã hội
xuyên suốt lịch sử xã hội học ta có thể thấy một số cột mốc lớn
đánh dấu từng chặng đường mà xã hội học đã trải qua Mỗi
chặng đường đó đặc trưng bởi một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản Do đó, căn cử vào nhiệm vụ lý luận, câu hỏi nghiên cứu
của từng thời đại ta có thể phân kỳ lịch sử xã hội học như sau:
Thời kỳ thủ nhật: xã hội học tộp trung trẻ lời câu hỏi trật
tự xã hội là gi, biến đổi xã hội là gi Thời kỹ này xã hội học chủ
yếu đựa vào cách tiếp cận vĩ mô với những phạm trù cơ bản như
“hệ thông xã hội", “thiết chế xõ hột, “cấu trúc xõ hội” Phương
pháp nghiên cửu của thời kỳ này chủ yếu đang ở dang hinh
thành, tìm tồi và thử nghiệm trên cơ sở vận dụng các phương
phấp luận của khoa học tự nhiên và phương pháp trừu tượng
hoá, khái quát hoá Thời kỳ này dian ra chủ yếu vào nửa cuối
thể kỷ XIX và nửa đầu thế ky XX
Thời kỳ thú hai: xã hội học tập trung trẻ lời câu hỏi u
hành động xã hội của cá nhân Nhiệm vụ của xã hội học là tìm
hiểu xem bằng cách nào mà mỗi cá nhân khi thẻo đuổi mục
đích riêng của mình nhưng vẫn cùng nhau tạo thành một cái gì
đó chung gọi là *xã hội"? Các lý thuyết và các phạm trù cơ bản
của thời kỷ này là tâu trúc hành động”, “tương tác biểu trưng”,
“trao đổi xã hội”, v.v Xã hội học thời kỷ này chủ yếu dựa vào
phương pháp tiếp cận vi mô - nghiên cứu đời sống xã hội của cá
nhân và nhóm Thời kỳ này chủ yếu diễn ra vào khoảng giữa
thế kỷ XX
Thời hỳ thử ba: xã hội học tập trung uào trẻ lời câu hỏi uề
cơ chế liên hệ,.quan hệ giữa có nhân, nhóm, tổ chức oờ cộng
56
đồng xã hội Một số lý thuyết xã hội học đã ra đời trên cơ sở vận
dung phương pháp tiếp cận “cẩu nổi” vị mô-vĩ mô, phương pháp tổng-tích hợp để nghiên cứu cả con người và xã hội Các ly
thuyết hậu cấu trúc, hậu chức năng, hậu hiện đại, lý thuyết
giới đã ra đời trong thời kỳ này Đặc biệt là những nễ lực liên kết vĩ mô-vi mô, cấu trúc và hành động thể hiện qua những lý
thuyết như lý thuyết “cấu tric hod” cha A Giddens, Thai ky này chủ yếu điễn ra trong những thập niên cuối thế kỷ XX Hiện nay đã xuất hiện các cở sở và các tiền để lý luận
và phương pháp luận để có thể giải quyết những nhiệm vụ
mới đặt ra trong tình hình mới Trong số đó nổi bật lên các
câu hỏi như: đặc điểm và tính chất của mối quan hệ hãi hoà
giữa con người và xã hội là gì? Mối quan hệ hài hoà đó nảy
sinh, hình thành và điễn biến như thể nào trong xu thế
toàn cầu hoá? Tuy nhiên, cần thấy rằng phần lớn các câu
hồi này như vừa mới được nêu lên, đang bỏ ngỏ với biết bao
các cơ hội và thách thức đang đặt ra Việc phân chia các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử hay cách xem xét từng nền: xã hội học trên thế giới cũng như từng vòng khâu của sự phát triển xã hội học như nêu trên chỉ mang ý
nghĩa tương đổi Mỗi một lý thuyết xã hội học chỉ ra đời trong một bối cảnh lịch sử xã hội nhất định Nhưng một lý thuyết có
thể sống trong một hảy nhiều thời đại,
Trong mỗi giai đoạn lịch sử có thể xuất hiện nhiều lỷ thuyết xã hội học khác nhau, thậm chí đối lập với nhau, đan
57
Trang 28xen, xâm nhập vào nhau, tiếp bién lan nhaul Một nhà xã hội
học có thể đưa ra một số quan niệm, một số lý thuyết thuộc các
trưởng phái, chủ thuyết khác nhau
Do vậy, điều quan trọng khi bàn về lịch sử xã hội học trên
thé giới là thấy được sự thống nhất trong tính đa đạng, phong
phú của các quan niệm, các lý thuyết xã hội học Sự thống nhất
này không phải là kết quả của trò chơi chữ như cách nói: tất cả
các nhà lý luận xã hội học đều nhất trí với nhau là không có lý
thuyết chung, Hạt nhân của sự thống nhất các nhà xã hội học
là vấn để cơ bản mang tính triết học của xã hội học Mỗi lý
thuyết, mỗi quan niệm phần ánh mỗi biểu hiện khác nhau, mỗi
đặc điểm, mỗi tính chất khác nhau của mối quan hệ giữa con
người và xã hội trong mỗi loại tình huống lịch sử cụ thể
Tóm lại, gắn liền với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
của loài người, lịch sử xã hội học là lịch sử của sự cạnh tranh và
bổ sung lẫn nhau giữa các lý thuyết xã hội học trong việc đặt ra
' Một số tác giả giới thiệu ba nhóm lý thuyết: một là thuyết chức năng cấu trúc,
hai là thuyết xung đột và ba là thuyết hành ví, Xem Guler Endruweit (chủ biên)
Các lý thuyết xã hội học hiện đại Nxb Thể giới Hà Nội 1999 Một số tác giả
khác giới thiệu sáu nhóm lý thuyết: hành vi, hành động, hệ thống, lịch sử, chức
năng, tương tác Joachim Matthes Một số vấn đề lÿ luận và phương pháp nghiên
cứu con người và xã hội Hà Nội 1994 Ngoài các lý thuyết xã hội học cổ điển,
một số tác giả phân biệt và giới thiệu nhiều nhóm lý thuyết đương đại trong đó
nổi lên các lý thuyết chức năng cẩu trúc và lý thuyết phê phán, các biến thể mới
của lý thuyết xã hội học Mác, thuyết tương tác biểu trưng, xã hội học hiện tượng
luận và phương pháp luận dân tộc học, lý thuyết trao đổi và xã hội học hành vị, lý
thuyết của các nhà nữ quyền hiện đại, các lý thuyết xã hội học cấu trúc, và các
hướng phát triển lý thuyết tổng hợp-kết hợp khác George Ritzer Contemporary
Sociological Theory New York: McGraw-Hill 1992
58
các câu hỏi nghiên cứu về sự nãy sinh, biển đổi, phat triển mối
quan hệ giữa con người và xã hội Cách giải đáp những câu hỏi
đó đã phân chia các lý thuyết, quan niệm xã hội học thành
nhiều trường phái, chủ thuyết xã hội học khác nhau Vị dụ: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi, thuyết
mâu thuẫn, thuyết tương tác biểu trưng, thuyết hành động xã
hội, thuyết sinh thái-xã hội, thuyết lựa chọn hợp lý và nhiều
thuyết kháoc'!
Đặc biệt trong những thập ký qua, lý thuyết giới nổi lên
như là một hướng nghiên cứu có tính cách mạng trong khoa học
xã hội và phương pháp luận tiếp cận các vấn để xã hội Đối tượng nghiên cứu của khoa học về giới là sự nảy sinh, vận động
và biến đổi mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội” Các lý thuyết giới rõ ràng là hướng phát triển quan trọng của lý luận xã hội học về mối quan hệ giữa con người và xã hội,
Sự khác nhau về phương pháp tiếp cận vấn để cơ bản của
xã hội học là căn cứ phân biệt các lý thuyết thành nhóm xã hội
Trang 29học vĩ mô và xã hội học vì mô”, xã hội học “định lượng và xã hội
học định tính, thành xã hội học mác xít và xã hội học phi mắc
xít, xã hội học phương Tây và xã hội học phương Đông, v.v
Lịch sử phát triển của xã hội học căng sản sinh ra nhiều lý
thuyết và phương pháp khoa học bao nhiêu thì càng chứng tổ
nó có khả năng bấy nhiêu trong việc đi sâu tìm hiểu bản chất
mối quan hệ giữa con người và xã hội trong quá trình nảy sinh,
vận động và phát triển không ngừng
' Vi du cach phan chia tám lý thuyết xã hội học thành hai nhóm lớn: một là nhóm
lý thuyết vi mô gồm lý thuyết hành vi, lý thuyết hành động và lý thuyết tương tác
biểu tượng; và hai là nhóm lý thuyết vĩ mô gồm lý thuyết tiếp cận xã hội tổng thể,
lý thuyết tiếp cận hệ thống, lý thuyết tiếp cận cấu trủc-chức năng, lý thuyết tiếp
cận lương tác Mác-xí, lý thuyết tiếp cận xung đột và mâu thuẫn xã hội Xem
Nguyễn Minh Hoà Xã hội học: Những vấn đề cơ bản Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh 1897 Tr 16-35
60
Chương III
XÃ HỘI HỌC AUGUSTE COMTE (1798-1857)
Xã hội học là khoa học về các quy luật
của tổ chức xã hội - A Comte
1 Sơ lược tiểu sử
Auguste omte (1798-1857), tén day di 14 Isidore Auguste Marie Francois-Xavier Compte, nha ly thuyét x4 héi, nha triét học thực chứng người Pháp là người khai sinh Xã hội học
(Sociologie) Auguste Comte sinh năm 1798 trong một gia đình Giatô giáo theo xu hướng quần chủ, nhưng ông sớm trở thành
một người có tư tưởng tự do và cách mạng' Năm 1814 ông vào
học ở trường Đại học Bách khoa Năm 1817 làm thư ký cho Saint-Simon (1760-1825)? Nam 1826 ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng Ông mất năm 1857 ¡ i
` Nguyễn Khắc Viện Tử điển Xã hội học Nxb Thể giới Hà Nội 1994 Tr 354
? Comte Henri De SainI-Simon (1760-1825), là nhà lý thuyết xã hội người Pháp,
đã đưa ra những luận điểm cổ tính chất nền móng cho chủ nghĩa thực chứng, chủ
nghĩa tiến hoá, chủ nghĩa xã hội Ông đã nêu ra quy luật tiến hoá xã hội qua ba giai đoạn tương ứng với ba loại tri thức là thần học, siêu hình và thực chứng Ông
là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Xã hội công nghiệp" để chỉ xã hội xuất hiện trên giai đoạn thứ ba của sự tiến hoá xã hội Ông cũng là người đã nói đến môn
Vật lý học xã hội Đavid dary va Julia Jary The HapperCollins Dictionary of Sociology HapperCollins Publishers, Ltd 1991 tr 428-429
° 61
Trang 30Auguste Comte da ting hoc y hoc, sinh ly hoe, triết học ở
trường Bách khoa và sau này là người sáng lập ra Hiệp hội thực
chữửng luận Comte chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng
(Phục hưng) và chứng kiến các biến động chính trị xã hội, các
cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc xung đột giữa khoa học và
tôn giáo ở Pháp
Công trình nghiên cứu cơ bản của Auguste Comte là Triết
học thực chúng (The Posiiue Philosophy) gồm nhiều tập xuất
bản năm 1830-1842, và Hệ thống chỉnh trị học thực chứng
(System 0ƒ Positiue Polity) xuất bản năm 1851-1854
2 Quan niệm về xã hội học và cơ cấu bổ môn xã hội học
Tư tưởng xã hội học của Auguste Comte chịu ảnh hưởng
của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh vật học Điều này
thể hiện ở quan niệm của Comte về đổi tượng nghiên cứu xã hội
học cũng như về cách phân loại xã hội học Theo ông, xã hội học
là khoa học về xã hội với các bộ phận cấu thành và các quá
trình của nó Vận dụng mô hình nhận thức của khoa học tự
nhiên, Comte gọi xã hội học bằng một tên khác là vật lý học xã
hội (Social Plhuysics)`, Xã hội học bao gầm hai bộ phận cơ bản là:
' Comte gọi xã hội học bằng một tên khác nữa là Sinh lý học xã hội Comte viết
*Theg một nghĩa này Vật lý học xã hội, tức là nghiên cừu về sự phát triển tập thể
của loài người, là một cảnh nhánh của bộ môn sinh lý học hay sự nghiên cứu về
con người hiểu theo nghĩa rộng của nó Theo một nghĩa khác, Lịch sử nền văn
mình không là gì khác mà chính là kết quả và phần bổ sung không thể thiếu của
Lịch sử tự nhiên của con người Nhưng nếu điều quan trọng là phải hiểu cặn kẽ
và không thể bỏ qua môi liên hệ rõ rang nay thì mặt khác, sẽ là sai lầm nếu rút ra
kết luận rằng không cần phải vạch rõ đường phân ranh giữa Sinh lý học xã hội và
Sinh lý học theo đúng nghĩa của nó " Sự khác biệt cơ bản, giữa xã hội học với các
khoa học khác về con người là ở chỗ nó nghiên cứu sự phát triển chưng, sự tiến
bộ chung, "sự phát triển tập thể" của loài người Auguste Comte: Plan of the
Scientific Operations Necessary for Reorganizing Society, trong James Farganis
Readings in Social Theory: The Classic Tradition to Post-Modernism McGraw-
Hil, inc 1993 Tr 39
64
Tĩnh học xã hội (Sociai Statics) chuyén nghién cttu thanh
phần và cấu trúc xã hội của hệ thống xã hội loài người
Động học xã hội (Social Dynamics) chuyén nghiên cứư
các quá trình vận động, biến đổi xã hội để tìm ra các quy luật xã hội
Thuh học xã hội và các yếu tổ cấu thành xã hội
Comte định nghĩa tĩnh học xã hội là một bộ phận xã hội học nghiên cửu trật tự xã hội, cấu trúc xã hội, các thành phần
và các mối liên hệ của chúng, tức là tất cả những yếu tố có thể coi là ến định, “nh” của xã hội,
Lúc đầu, Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là
những thành phần hay đơn vị cấu thành của cấu trúc xã hội
Rhi phân tích như vậy, ông xem cá nhân với tư cách là một tập hợp, một hệ thống gồm: (1) các năng lực và nhữ cầu đã có sẵn,
bên trong cá nhân, và (2) các như cầu, năng lực tiếp thu được từ
bên ngoài qua quá trình cá nhân tham gia vào xã hội, tức là qua quá trình xã hội hoá
Đau đó, quan niệm xã hội học của Comte thay đổi theo hướng coi cá nhân không phải là "đơn uị xã hội đích thực" của cấu trúc xã hội Thay vào đó, ông tập trung vào tìm hiểu cậo thiết chế xã hội Ong cho rằng, việc nghiên cứu về cá nhân thuộc về lĩnh vực sinh vật học chứ không phải lĩnh vực khoa học xã hội; nghiên cứu xã hội học chủ yếu nhằm vào phân tích các "đơn uị xã hội", cụ thể là các thiết chế xã hội, các tổ chức xã hội ~ -
Đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các kiểu, các loại xã hội là "gia định" Khi phân tích gia đình với tư cách là thiết chế xã hội cơ bản, Comte chủ yếu nghiên
63
Trang 31cứu thành phần và cấu trúc của gia đình, sự phân công lao
động nam nữ trong gia đình và quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Nhưng các nghiên cứu của Cornte về gia đình mang tính sơ lược
và thiểu đẩy đủ, nhất là so với các công trình nghiên cứu của
Marx, Engels và một số tác giả khác ở cuối thế kỷ XIX
Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là ở quan
niệm của Comte về cẩu trúc xã hội Theo Comte, cấu trúc xã hội
với tư cách là một hệ thống bao giờ cũng được bạo nên tử các
cẩu trúc xã hội khác nhỏ'hơn, đơn giản hơn gọi là tiểu cấu trúc
xã hội Do đó, hiểu được cấu trúc xã hội có nghĩa là nắm bắt
được các đặc điểm, các thuộc tính và các mối liên hệ của các
tiểu cấu trúc xã hội Tĩnh học xã hội tập trung vào nghiên cứu
được cấu trúc xã hội của các thiết chế xã hội như gia đình, tôn
giáo, văn hoá, nghệ thuật và tổ chức xã hội
Comte đã phân tích cẩu trúc xã hội của xã hội và cho rằng
nó phát triển theo con đường tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp Sự phát triển của xã hội biểu hiện qua sự
phân hoá, đa dang hoá và chuyên môn hoá chức năng, cũng như
mức độ liên kết giữa các tiểu cấu trúc xã hội
Comte đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu cơ bản, xuyên
suốt toàn bộ xã hội học Pháp thế kỷ XIX Đó là: Trật tự xã hội
là gì? Làm thế nào thiết lập và duy trì được trật tự xã hội? Làm
thế nào duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận (các tiểu cẩu
trúc xã hội) khi mức độ phân hoá chức năng của chúng ngày
một tăng lên trong xã hội? :
Comte vạch ra phương hướng trả lời các câu hỏi như vậy
qua việc nhấn mạnh vai trò của thiết chế nhà nướé, thiết chế
văn hoá, yếu tố tính thần xã hội và nhất là sự phân công lao
64
động Trước hết, ông cho rằng ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tập trung quyển lực vào tay nhà nước (chính phủ) cho phép điều hoà, phối hợp và liên kết các bộ phận của hệ thống xã hội
và chống lại được sức ép của sự phân hoá, phân rã xã hội Thứ
hai, ngoài hành động "uậ chất" của chính phủ, yếu tế trí tuệ và đạo đức, thiện chí và thiện cam của các thành viên xã hội đồng vai trò là nhân tổ duy trì sự liên kết, nhất trí, sự ổn định, trật
tự xã hội Ông cho rằng các yếu tổ như ngôn ngữ là công cụ giao
tiếp đã góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá
nhân trong xã hội; tôn giáo tạo ra niềm tin giúp con người vượt
qua những cảm giác cô đơn, sợ hãi để cùng nhau đạt mục liêu chung Thứ ba, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá là yếu tổ làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội và tạo ra những cấu trúc xã hội có khả năng đuy trì sự ổn định và trật tự xã hội
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của tĩnh học xã hội là cấu
trúc xã hội và trật tự xã hội
Động học xữ hội và quy luật ba giai đoạn
Comte quan tâm đặc biệt đến bộ phận xã hội học mà ông gọi tên là động học xã hội (soeidl dynamics) Đó là Tĩnh vực nghiên cứu
các quy luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử của nó
Qua việc tìm hiểu sự vận động của xã hội, Comte đưa ra
“quy luột ba giai đoạn” để giải thích sự phát triển lịch sử xã hội
của các hệ thống tư tưởng và hệ thống cấu trúc xã hội tương ứng! Theo quy luật hày, lịch sử xã hội và lịch sử trí tuệ của loài
" Auguste Comte System of Positive Polity Vol 4, General Appendix-Third Part (1851-1854) New York: Burt Franklin 1973
65
Trang 32ngudi phat trién qua ba giai doan tng vdi ba trạng thái của trí
thức người Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn than học-tướng
tượng Giai đoạn thứ hai là giai đoạn siêu hình-trữu tượng Và
giai đoạn thứ ba là giai đoạn thực chứng-khoa học -
Trong giai đoạn thử nhất mọi quan niệm chung và quan
niệm riêng đều bị chỉ phối bởi sự tưởng tượng về thế lực siêu tự
nhiên, siêu nhân Các sự kiện thực được giải thích một cách
thần bi và bằng các sự kiện do con người tưởng tượng ra Quan
hệ xã hội bị chí phối bởi quan hệ quân sự của quốc gia do
thường xuyên bị lôi kéo vào các cuộc tranh giành lãnh thô và
bảo vệ lãnh thé Do vay, Comte còn gọi giai đoạn đầu tiên này
của lịch sử loài người là thời đại thần học-quân sự Nhìn chung,
giai đoạn này “tưởng ứng với thời: đại chiếm hữu nô lệ trong lịch
sử loài người ˆ
Giai đoạn thứ hai còn được Comte gọi là thời đại siêu hình-
luật pháp với những đặc trưng của thời kỳ quá độ từ giai đoạn
thứ nhất ~ thơ ấu sang giai đoạn thử ba — trưởng thành của loài
người Trong thời đại này những gì quan sất được vẫn còn bị chi
phối bởi trí tưởng tượng: của con người Nhung vai trò của các
bằng chứng trở nên rõ rệt và buộc quan niệm của đầu óc con
người phải thay đổi cho phù: hợp với thực tế Quan hệ xã hội
nhất là quan hệ giữa các tổ chức kinh tế-xã hội không con bi
quy định một cách cứng nhắc, một chiều vì mục tiêu quân sự
nữa, mà thay đổi một cách linh hoạt, mềm dẻo nhắm vào mục
tiêu kinh tế, Các hoạt động sản xuất trong thời đại trước chủ
yếu nhằm phục vụ mục tiêu quân sự-chiến tranh thì trong thời
dại này đã chuyển sang thực hiện mục tiêu phát triển kính tổ;
đồng thời vai trò của pháp luật được nâng cao Thời kỳ này
tương ứng với thời phong kiển
66
Tiếp theo thời đại thứ hai này, lịch sử loài người bước vào thời đại thứ ba- thời đại thực chứng-khoa học Đặc trưng của thời kỷ này là yếu tố quan sát và bằng chứng chỉ phối mạnh tri tưởng tượng của con người Tri thức khoa học thực
chứng thống trị sự hiểu biết của con người Toàn bộ các quan
hệ xã hội được thiết lập và vận hành trên cơ sở quan hệ sản xuất công nghiệp Do vậy, Comte cồn gọi đây là thời đại khoa
học-công nghiệp
Về việc lãnh đạo và quản lý xã hi, Comte cho rang trong
giai đoạn thứ nhất vai trò đó thuộc về những người nắm giữ vị tri cao trong hệ thống tổ chức tôn giáo, vi dụ giáo sĩ, mục sư tăng lữ Trong giai đoạn thứ bai vai trò đó thuộc về các nhà thông thái, các nhà triết học, Trong giai đoạn thứ ba, các nhà khoa học và các nhà thực chứng luận mới có khả năng đóng vai trò là thủ lĩnh, lãnh đạo và quản lý xã hội,
Comte tin rang, trong thời đại khoa học-công nghiệp, tức là
giai đoạn thứ ba của lịch sử văn minh, con người có thể kiểm
soát, quan lý xã hội một cách hợp lý, Ihoa học nhờ nắm vững và
giải thích một cách khoa học-thực chứng sự vận hành của xã hội Trong số các tri thức khoa học cần cho quản lý xã hội trước
hết cần phải kể đến các quy luật của tĩnh học xã hội và dộng
học xã hội, tức là tri thức xã hội học Theo quy luật ba giai đoạn của Comte, lịch sử là quá trình
liên tục kế thừa trong đó mỗi giai đoạn trước là tiển để cho sự phát triển của mỗi giai đoạn sau Ví dụ, nếu không có hệ thống
dòng họ thì khá có thể phát triển các hệ thống tiếp theo như hệ thống chỉnh trị, luật phấp, quân đội và hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại sau này
67
Trang 33Theo quy luật này, lịch sử tiến hoá xã hội diễn ra theo con
đường tích luỹ: các tư tưởng mới, các hệ thống cơ cấu mới liên
tục được xây dựng, được bổ sung để thích nghỉ với những điểu
kiện mới của môi trường luôn biến đổi Ví dụ, trong xã hội hiện
đại, đồng họ không bị mất đi, cũng như các tư tưởng thần bí,
giêu hình không hoàn toàn bị biến mất mà chúng thay đổi
tương ứng với điều kiện kinh tê-xã hội
Sự biến đổi tử giai đoạn này sang giai đoạn khác không
"trôi chẩy, nhẹ nhàng", mà thường trải qua những bất ổn định,
mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới Ví dụ, bước quá độ từ giai
đoạn siêu hình sang giai đoạn thực chứng gắn liển với các cuộc
cách mạng tư sản thể kỷ XVII mã đỉnh cao của nó là cuộc Đại
cách mạng Pháp thế kỹ XVTH
Các xã hội đều phải lần lượt trải qua ba giai đoạn phát
triển lịch sử Nhưng tốc độ và thời gian tiến triển của xã hội có
thể khác nhau tuỷ thuộc vào quy mô và mật độ dân số, mỨc
sinh, mức chết của dân số và các điểu kiện chính trị, kinh tế,
văn hoá, học vấn của xã hội đó
Comte triển khai quy luật ba giai đoạn vào việc giải thích
sự ra đời xã hội học Ông cho rang việc xã hội học ra đời ở giai
đoạn cuối của quá trình tiến hoá là một tất yếu lịch sử Tương
tự như quan niệm của Saint-Simon (1760-1825), Comte đã dưa
ra bảng phân loại các ngành khoa học tự nhiên gồm toán học, cơ
học, vật lý học, hoá học, sinh học và xã hội học
Comte cho rằng giới vô cơ đơn giản hơn giới hữu cơ nên sự
hiểu biết về giới tự nhiên-vô cơ sớm đạt tới giai đoạn thực
chứng Bộ môn khoa học đạt tới trình độ thực chứng trước tiên
là thiên văn học, sau đến vật lý học, rỗi hoá học Tiếp sau các
68
khoa học này là các khoa học về giới hữu cơ như sinh vật học, sinh lý học Xã hội học ~ một khoa học nghiên cứu xã hội, ra đời
ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hoá - giai đoạn thực chững-
công nghiệp Đó là một khoa học phức tạp nhất và phải dựa
trên nền tảng gồm các thành tựu của các khoa học khác Do ra đời vào giai đoạn cuối của tiến trình lịch sử nên xã hội học ngay lập tức trở thành một khoa học thực chứng và chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống thử bậc các khoa học
Theo nhận xét của Engels, đối với Comte hệ thông phân định các khoa học này “chỉ dùng để sắp xếp các loại tài liệu giáo
khoa" và để tổ chức quá trình giảng dạy Trong nhà trường
thước kia, các môn học được bố trí lần lượt theo kiểu day hoe
xong môn này mới chuyển sang môn khoa học khác Dù sao đi
nữa cách phân loại các ngành khoa học của Comte cho thấy, sự
phat triển một cách tự nhiên của hệ thống khoa học luôn phản ánh “phép biện chứng" tức là mối liên hệ chung của sự vận động, phát triển trong giới tự nhiên và xã hội
Tóm lại, động thái học xã hội cia Comte tap trung vào tìm
hiểu quá trình phát triển của lịch sử xã hội Học thuyết “ba giai đoạn” của ông nhấn mạnh vai trò của hệ thống văn hoá (đạo
đức, tình thần và tri thức) quy định sự phát triển của hệ thống
xã hội và cấu trúc xã hội Từ góc độ triết học duy vật, quan
niệm như vậy của Comte bị phê phán là duy tâm chủ nghĩa khi
giải thích sự phát triển lịch sử xã hội
'Ph Ăng-ghen "Biện chứng của tự nhiên" trong G Mác và Ph Ang-ghen Toán
tập Tập 20 Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật Hà Nội 1884 Tr 455, 745
69
Trang 343 Phương pháp luận thực chứng kiểu Comte
Khi nghiên cứu các vấn để xã hội trong bai cảnh có nhiều
biến đối lớn lao về kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội, Auguste
Comte cho rằng xã hội học có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã
hội và lập lại trật tự xã hội Xã hôi học nghiên cứu quá trình
phát triển xã hội để phát hiện ra các quy luật tổ chức và biến
đổi xã hội để dựa vào đó'có thể đưa ra những giải pháp ổn định
tình hình xã hội
Theo Comte, lý thuyết xã hội học phải hướng tới tìm ra
những quy luật khái quát của mổi quan hệ của các sự vật,
hiện tượng, quá trình xã hội Comte tìn rằng xã hội học có
“thé phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ các quy luật tổ
chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ
nghĩa thực chứng Theo ông, xã hội học giống khoa học tự
nhiên, như vật lý học hay sinh vật học hoặc sinh lý học trong
việc vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu thực nghiệm
để tìm ra bản chất, quy luật của xã hội Với tính thần như
vậy, Comte gọi xã hội học là Vật lý học xã hội, Sinh lý học xã
hội chuyên nghiên cứu quy luật của sự-phát triểm chung của
cả xã hội loài người
Phương pháp luận thực chứng đồi hồi nghiên cứu xã hội
học phải sử dụng các phương pháp của khoa học thực chứng Đó
là các phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp
kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết, phương pháp so
sánh và tổng hợp số liệu Comte phân chia các phương pháp xã
Phương phúp quan sắt Quan niệm thực chững của Comte
về xã hội học thể hiện đặc biệt rõ qua việc trình bày các phương pháp này Để giải thích các hiện tượng xã hội nhà nghiên cửu cần phải quan sát các sự kiện xã hội, thu thập các bằng chứng
xã hội Muốn vậy, người quan sát phải tự giải phóng tư tudng của mình thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa tư biện, giáo điều, triết lý suông Đây là sự khác biệt căn bản về phương
pháp luận giữa khoa học xã hội học và triết học tư biện Theo quan niệm của Comte, có thể cơi nhà triết học là “chuyên gia khái quát" các ÿ tưởng, còn nhà xã hội học là “chuyên gia quan sớt" đời sống xã hội!
Comte để ra một số quỳ tắc cơ bản của phương pháp quan sat theo tinh than thực chứng luận cho tới nay vẫn còn nguyên
giá trị và cần thiết phải áp dụng trong xã hội học Trong đó quan trọng nhất là quy tắc: quan sát phải gắn với lý luận, quan
sát phải được sơi rợi bởi lý thuyết, quan sát phải có mục đích
quan sắt phải tuân theo quy luật của hiện tượng được nghiên cứu Nếu làm trái các quy tắc này quan sát sẽ trở nên
mò mẫm, mù quáng, phi khoa học Quan sát mà thiếu sự chỉ
dẫn của lý thuyết sẽ không giúp ích gì cho nghiên cứu khoa học, không có lợi gì cho sự phát triển khoa học xã hội học
! Nhà xã hội học không những quan sát xã hội họ đang sống ma con quan sat chính bản thân mình để hiểu vai trò của họ trong xã hội, Một số nha str hoc kể rằng, khi đến thăm nơi làm việc của Comle ta thấy: "Trên tưởng treo một cái gương rộng thu được toàn bộ bề ngang cái bàn Khi ngồi viết Comte tự ngắm
mình trong đó" Trích theo Hermann Korte Nhập môn lịch sử xã hội học Nxb Thể giới Hà Nội 1997 Tr 50,
71
Trang 35Hơn một thể kỷ rưỡi đã qua đi kế từ khi Comte nêu ra các
quy tắc quan sát như vậy Nhưng các ý tưởng và quy tắc đó vẫn
cồn mang tính thời sự Hiện nay không chỉ các nhà xã hội học
Việt Nam mới bàn đến mối quan hệ giữa lý luận và thực
nghiệm, mà ngay cả những nước có nền xã hội học phát triển
các nhà khoa họe đều rất quan tâm tối vấn để này
Tuy Comte chưa chỉ ra cụ thể các bước, các thủ tục và quy
trinh quan sat Nhung ông là người đầu tiên khẳng định nghiên
cứu khoa học cần phải căn cứ vào các bằng chứng, các sự kiện
quan sát được, chứ không phải dựa vào những khái niệm cũ kỹ,
lạc hậu, trừu tượng xa rời thực tiễn Với tính thần và quan
niệm như vậy, Comte là người tiên phong trong việc tách xã hội
học ra khối triết học tư biện, giáo điều
Phương pháp thực nghiệm Ngoài phương pháp quan sắt,
Comte cho rằng xã hội học cần phải sử dụng thực nghiệm để
nghiên cứu xã hội Tuy nhiên, ông nhận thấy là khó có thể và
thậm chí không thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí
nghiệm đổi với cả toàn bộ hệ thống xã hội Nhưng, hoàn toàn có
thể tiến hành thực nghiệm xã hội trong tình huống thực diễn ra
một cách tự nhiên, bên ngoài phòng thí nghiệm
Thực nghiệm xã hội học là việc nhà xã hội học chú định can
thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu đảng xảy ra một cách
tự nhiên, đang có thật để làm chúng bộc lộ ra những đặc điểm,
tính chất cần quan sắt, tìm hiểu, làm sáng tổ Như vậy, trong
xã hội học của Comte, phương pháp thực nghiệm được hiểu là
việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của
chúng tới một hiện tượng, một sự kiện xã hội nhất định
Dấu hiệu và công cụ nghiên cứu quan trọng nhất của mọi
khoa học tự nhiên là phương pháp quan sát và phương pháp
73
thực nghiệm Do đó, có thể nói, công lao của Comte chính là ở chỗ ông đã xác lập xã hội học với tư cách là khoa học thực
chứng chuyên nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội,
Một hình thức độc đáo của việc vận dụng phương phấp thực nghiệm trong xã hội học là nghiên cửu các trường hợp
"không bùnh thường" để tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của
nó Tương tự như các nhà sinh lý học và các nhà y học, các nhà
xã hội học nghiên cửu các sự kiện "bấi bình thường" trong xã hội, các hiện tượng sai lệch, “các căn bệnh” xã hội để không những phát hiện nguyên nhân, hệ quả của chúng mà côn qua
đó hiểu được "cái bình thường” của xã hội ,
Từ hướng nghiên cửu này, trong xã hội học đã sớm xuất hiện một lĩnh vực chuyên nghiên cửu về sự sai lệch xã hội, sự
bất bình thường xã hội Ví dụ, sau Comte, Durkheim đã nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học những hiện tượng bất thường trong
sự phân công lao động và cả hiện tượng tự tử, hiện tượng tội
phạm để hiểu rõ hơn về sự đoàn kết, thống nhất trong xã hội
Những nghiên cứu về hiện tượng không bình thường trong xã hội đã góp phần hình thành lĩnh vực “công tác xã hội” Đó là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn liên ngành có nhiệm vụ nghiên cứu và khối phục lại các chức năng xã hội của cá nhân,
nhóm để giải quyết các vấn để “bấ? thường" trong đời sống xã
hội của họ
Phương pháp so sánh, Đây là phương pháp dude Comte
đánh giá là rất quan trọng đối với xã hội học Cũng giống như
trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong
quá khứ, hay so sánh các hình thức xã hội với nhau có thể giúp
nhà nghiên cứu phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã
73
Trang 36hội đĩ Trén cd sd théng tin thu được, cĩ thể khái quát về các
đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội
Hiện nay phương pháp nghiên cứu so sánh được áp dụng
triệt để trong xã hội học Đặc biệt phương pháp này phát huy
tác dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học cộng
đồng, xã hội học văn hố, xã hội học tổ chức
Phương pháp lịch sử Comte đã từng coi phương pháp phân
tích lịch sử là một dạng của phương pháp so sánh: so sánh xã
hội hiện tại với xã hội trong quá khứ, trong tiến trình lịch sử
của nĩ Nhưng sau đĩ, qua việc phát hiện ra "guy luật ba giai
đoạn" của sự phát triển xã hội lồi người, Comte đã tách
phương pháp lịch sử thành một phương pháp riêng! Nhờ
phương pháp này ta cố thể nắm bắt được các nhân tố, các
nguyên nhân, các hệ quả và xu hướng biến đổi mang tính tất
yếu của sự kiện, hiện tượng xã hội
Phương pháp lịch sử là việc fìm hiểu chỉ tiết, ti mi, ky
lưỡng các yếu bố, các bộ phận cấu thành của sự hình thành, vận
động, biến đối của xã hội trong lịch sử, Nhờ vậy, nhà xã hội học
cĩ thể tái hiện được các sự kiện gì đã xảy ra và chúng điễn ra
theo trình tự và với xu hướng như thể nào, Ngày nay nguyên
tác lịch sử nĩi chung và phương pháp lịch sử nĩi riêng khơng
thể thiếu trong bất kỳ cuộc nghiên cứu xã hội học nào,
1 Durkheim nĩi rõ lý do tổn tại của phương pháp được Comle gọi lä phương pháp
lịch sử đại ý như sau: Comte quan niệm các quy luật xã hội học chủ yếu nĩi tới
cái chiều hướng tiến hộ của con người, chử khơng phải là các quan hệ nhân
quả Do đĩ chúng khơng thể được phát hiện bằng phương pháp sơ sánh mà phải
sử dụng phương pháp lịch sử Emile Dụrkheim Các quy tắc của phương phân xã
hội học Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1993, Tr, 146-147
74
Nhu vay, Comte đã nêu ra và giải quyết những vấn đề cốt lõi của phương pháp luận của xã hội học Tuy ơng chưa chỉ ra đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn khoa học ngày nay về các đặc
điểm, các thủ tục, các quy tắc cụ thể của các phương pháp nghiên cứu xã hội học nhưng phương pháp luận của Comte
đồng vai trị nền mĩng cho xã hội học hiện đại
Tĩm lại, cơng lao đồng gĩp của Auguste Comte déi với khoa học xã hội học hiện đại cĩ thể khái quát như sau:
Thứ nhất, mặc dù các tư tưởng về xã hội đã cĩ từ hàng thể
kỷ trước Comte, nhưng ơng là người đầu tiên vạch ra nhu cầu nảy sinh một khoa học mới và gọi tên là xã hội học Đồng thời
ơng chỉ ra bản chất của khoa học xã hội nĩi chung và lý thuyết
xã hội học nĩi riêng Theo ơng, xã hội học cĩ nhiệm vụ nghiên cửu sự vận động, sự tiến triển, phát triển của xã hội lồi người Đồng thời xã hội học cĩ nhiệm vụ đưa ra lời giải thích đối với
những diễn biến của xã hội để gĩp phần vào việc xác lập sự trật
tự ơn định xã hội Thứ hai, Comte xác định ngay từ đầu đối tượng nghiên cứu
của xã hội học là các quy luật của sự phát triển chung của lồi người Ơng đã đặt ra những câu hỏi cĩ tính thời đại của xã hội học thể ký XIX là: trật tự xã hội là gì? Biến đổi xã hội là gl? Những câu hỏi như vậy đã trẻ thành những chủ để trọng tâm của lý thuyết xã hội học từ trước đến nay
Tha ba, Comte cho rằng bản chất khoa học của xã hội học
là ở chỗ sử dụng phương pháp luận thực chứng để xây dựng lý
thuyết và kiểm chứng giả thuyết Quan niệm này về chủ nghĩa
thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu
thế ký XIX-XX Những người này đồng nhất khái niệm “thực
chứng” vời khái niệm "hừnh nghiệm chủ nghĩa" và col việc
75
Trang 37nghiên cứu thực nghiệm chi là việc thu thập sổ liệu một cách
đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận
Thử tư, quan niệm của Comte mở đầu cho một quá trình
đấu tranh liên tục cho quyền sống của xã hội học với tư cách
là một khoa học Comte có công đầu trong việc tách xã hội
học ra khỏi triết học tư biện, giáo điều và đem đến cho nó
sức sống mãnh liệt của một khoa học thực chứng Với chủ
trương nghiên cứu xã hội bằng các phương pháp của khoa
học tự nhiên, khoa học thực chứng Comte đã đặt nền móng
vững chắc cho sự phát triển của bộ môn khoa học này Và
một số lý thuyết xã hội học được xây dựng theo kiểu lý
thuyết như trong các khoa học tự nhiên
Thứ năm, với quan niệm cd cấu của xã hội học gầm tĩnh
học xã hội và động học xã hội, Comte đã vạch ra hai lĩnh vực
nội dung nghiên cứu cơ bản Một là nghiên cứu cấu trúc xã hội
(tĩnh học xã hội) và hai là nghiên cứu quá trình xã hội (động
học xã hội) Các nội dung này luôn là mối quan tâm nghiên cữu
hàng đầu của các lý thuyết xã hội học trước đây và hiện nay
Theo đường hướng mà Comte đã chỉ ra, xã hội học ngày nay
luôn tập trung vào hai mặt của bất kỹ hiện tượng xã hội nào
được xác định là đối tượng nghiên cứu nó, đó là quá trình và
cấu trúc của môi quan hệ giữa con người và xã hội
'
76
Chương IV
XÃ HỘI HỌC KARL MARX (1818-1883)
Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ
giải thích thể giới Vấn đề là biến đổi thế giới
~ Karl Marx
1, Sơ lược tiểu sử Karl Marx, nha triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận
của phong trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa
duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng san khoa hoc, sinh nam 1818
ở Treves, mất năm 1883 ở London
Iar! Marx học lấy bằng tiến sỹ luật ở trường Đại học Tổng
hợp Bonn, sau học lấy bằng tiến sỹ triết học ở trường Đại học
Tổng hợp Berlin Sau khi tốt nghiệp năm 1841, Karl Marx bắt
đầu viết báo và làm chủ bút một tờ báo Năm 1843, Karl Marx
lay Jenny Von Wesphaler va chuyển gia đình tới Paris Ông kết
bạn với Eriedrich Engels, con trai một ông chủ nhà mấy dệt
giàu có người Đức làm quản lý trong một nhà máy đệt Cả hai
người đã trở thành bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) và cũng phat triển,
hoàn thiện học thuyết Marx'
1 Ƒ.Engels đã nhiều lần khẳng định và yêu cầu đại ý rằng chỉ cần ghi tên của Marx la dis, vi du “Hoc thuyết Marx", "Chủ nghĩa Marx", không cần phải ghỉ cả tên Engels cùng với Maix Do vậy, khi trích dẫn chủng tôi chỉ ghi tên Márx trữ những trưởng hợp thấy cần thiết phải làm khác
77
Trang 38Hệ thống quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những
biển đổi của xã hội thế kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị,
công nghiệp hoá và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế độ
phong kiến và trật tự xã hội tên tại hàng nghìn năm trước đó
Marx chứng kiến một trật tự xã hội tư bản với một thiểu số
người - giai cấp tư sản bóc lột, áp bức và thống trị đa số những
người khác - giai cấp vô sản
Cuộc đời của Marx là cuộc đời hoạt động cách mạng và hoạt
động nghiên cửu khoa học Với tư cách là nhà cách mạng lỗi lạc,
Marx đã tham giả, tổ chức và lãnh đạo các hoạt động nhằm đấu
tranh xoá bỏ chế độ người bóc lột người hướng tới xây dựng xã
hội cộng sản chủ nghìa Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản"
năm 1848, Marx và Engels viết: “Thay cho xã hội tu san cũ, với
những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một
liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
Với tư cách là nhà khoa học xã hội xuất chúng, Marx phân
tích sâu sắc sự vận đệng của xã hội và chủ nghĩa tư bản về mặt
lý luận Marx đã chỉ ra quy luật phát triển lịch sử của xã hội
trên toàn thế giới
Đánh giá công lao của Marx đối với chủ nghĩa xã hội khoa
học Engels khẳng định: “Hai phát hiện vĩ đại ấy —- quan niệm
duy vật lịch sử và việc bóc trần bí mật của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa nhờ giá trị thặng dư - là công lao của Mde Nhờ hai
phát hiện ấy; chủ nghĩa xã hội đã trở thành một khoa học và
1C Mác và Ph_ Ăng-ghen "Tuyên ngôn Đẳng cộng sản" Toàn tập Tập 4 Nxb
Chỉnh trị Quốc gia-Sự thậL Hà Nội 1995 Tr 628
78
giờ đây vấn đề trước hết là phải tiếp tục nghiên cứu nó trong
moi chi tiết và mọi mối liên hệ tương hỗ của nó”!
Các tác phẩm vĩ đại của Marx gồm có: Gia định thân thánh (1848), Sự khốn cùng của triết học: Trả lời cuốn “Triết học uê sự khốn cùng của ông Pru-đông" (1547), Tuyên ngôn Đẳng cộng
sản (1848), Góp phần phê phán bình tế học chính trị (1859), Tư
bạn: Phê phán khoa hình tế chữnh trị (tập T xuất bản năm 1867,
tập II và tập IH xuất bản sau khi Marx qua đời) và nhiều tác
phẩm khác
Trong số di sản lý luận đổ sộ của Marx và Engels, Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848) là kim chỉ nam cho hoạt động cách mang cua những người cộng sản trên toàn thể giới Bộ 7 bản Phê phán khoa kinh tế chính tri (1867) đã trình bầy một cách khoa học các kết quả của sự phân tích sâu sắc phương thức sản xuất tử bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao dối
thích ứng với phương thức ấy? Trong các tác phẩm của mình
Marx vạch ra quy luật lịch sử tự nhiên của sự vận động kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ ra con đường và xu hướng
!C Mác và Ph Ăng-ghen Toản tập, Tập 20 Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Hà Nội 1994 Tr 4ã
? Theo Emile Durkheim (1928), bộ Tư bản của Marx (1867) chiếm vị trí hạng nhất trong số tất cả các công trình nghiên cứu khoa học xã hội Theo Durkheim, đó là tác phẩm có tỉnh hệ thống nhất, giàu ý tưởng nhất mà chủ nghĩa cộng sản khoa _ học đã tạo ra được Durkheim phải thốt lên kinh ngạc khi thay trong tác phẩm đó, Marx đã sử dụng biết bao nhiêu là các số liệu thống kê, các nghiên cứu lịch sử và các phân tich so sánh để giải đáp bất kỳ một câu hỏi nào trong võ số các câu hỏi
dude dat ta Anthony Giddens (ed.): Emile Durkheim; Selected Writings New York: Cambridge University Press 1972 Tr 158
79
Trang 39phát triển tất yếu của xã hội loài người là tiến tới chủ nghĩa
cộng sản
2, Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp
luận xã hội học Marx
Chủ nghĩa duy uật lịch sử 0à lý luận xã hội học Các tác
phẩm của Marx chứa dựng hệ thống lý luận xã hội học hoàn
chỉnh cho phép vận dung để nghiên cửu bất kỹ một xã hội nào),
Vì vậy, mặc dủ Marx không tự xem mình là nhà xã hội học,
nhưng các nhà nghiên cứu trên khấp thế giới đều coi Marx là
nhà xã hội học vĩ đại của mọợi thời đại, là người đặt nền móng
vững chắc cho sự phát triển xã hội học hiện đại “
Hệ thống quan niệm duy vật biện chứng của Marx về các
quá trình và hiện tượng xã hội là sự thông nhất của chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng về lịch sử và xã hội Đó là chủ
nghĩa duy vật lịch sử và được các nhà xã hội học mác xít coi là
xã hội học đại cương” Luận điểm gốc của chủ nghĩa duy vật lịch
sử cho rằng: sản xuất và tiếp theo sau sẵn xuất là trao đổi sẵn
phẩm của sẵn xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội; rằng trong
mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm, và
củng với sự phân phổi ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp
hoặc đẳng cấp, đều được quyết định bởi tình hình: người ta sẵn
xuất ra cái gì và sản xuât ra bằng cách nào và những sẵn phẩm
của sẵn xuất đó được trao đổi như thế nào Do đó cần tìm
những nguyên nhân cuối củng (chử không phải nguyên nhân
trung gian) của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn
‘Henry Lefebvre Xã hội học của Marx 1969
# Chủ yếu là ở các nước Đông Âu Liên Xô cũ và một số nước khác trước đây
80
chính trị không phải trong đầu óe người ta, mà là trong hình tê của thời đại tương ting’
Theo Marx, nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào
phân tích cuộc sống thực, phải xuất phát từ tiền để "là
những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ”? Tiển để đầu tiên của lịch sử
loài người là sự tổn tại của những cá nhân con người sống, là
"người ta phải có khd nang sống đã rỗi mới có thể “làm ra
lịch sử" Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sẵn xuất ra các phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất
để tên tại của con người Sự tổn tại và cuộc sống của con người phụ thuộc vào việc con người sản xuất ra cái gì và như thế nào, tức là bẫn chất của con người phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quy định sản xuất
Tom lai, xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là
việc phân tích các quá trình lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động
vật chất của con người, từ góc dé ed sở kinh tế của xã hội, từ quan điểm "ấn tại xã hội quyết định ý thức xã hội"
Về phương pháp luận, Marx đã kế thừa có phê phần và
phát triển sáng tạo phép biện chứng cua Hegel trong nghién cửu giới tự nhiên, hiện thực xã hội và con người Phép duy vật
biện chứng đồi hổi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối
‘© Mac-Ph Ăng-ghen Toản tập Tập 20 Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà
Nội 1994 Tr 371
2 Mac-Ph.-Ang-ghen Toan lập Tập 3 Nxh Chỉnh trị Quéc gia - Su that Ha
Nội 1995 Tr 28; xem thêm trang 40
81
Trang 40liên hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận động, phát
triển không ngừng của lịch sử xã hội",
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ
cấu xã hội, nói theo thuật ngữ xã hội học hiện đại là cấu trúc
xã hội, hệ thống xã hội Xã hội được biểu là một chỉnh thể gồm
các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau như các giai cấp,
các thiết chế, các chuẩn mực giá trị, văn hoá, v.v Khi nghiên
cứu cấu trúc xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx đặc biệt
chú trọng tới cơ cấu giai cấp và chỉ ra rằng, với tư cách là một
chỉnh thể, xã hội tư bản chủ nghĩa gồm hai phe, bai giai cấp
lớn đối mặt nhau, đối lập, đối kháng nhau là giai cấp tư san
và giai cấp vô sản
Theo quan điểm của Marx, các bộ phận của xã hội
không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu thuẫn,
thậm chí đối kháng Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển
xã hội Marx chỉ ra rằng chế độ phong kiến mang trong minh
các quan hệ xã hội tất yếu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản Đến lượt mình, xã hội tư bản chứa đựng những quan
hệ xã hội mâu thuẫn, đối kháng nhất định sẽ đưa tới sự phát
triển xã hội cộng sản chủ nghĩa
Luận điểm đặc biệt quan trọng về mặt lý luận và hành
động cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự vận động,
biến đổi xã hội tuân theo các quy luật mà, con người có thể nhận
thức được Và con người có khả năng van dụng các quy luật đã
nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp lợi ích của mình
Phê phán các nhà triết học chỏ tới nay indi chỉ giải thích thế
° Phép,biện chứng của giới tự nhiên quy định phép biện chứng của tư đây khoa
học của con người, Marx và Engels viết: Chính đời sống quyết định ý thức
82
giới, Marx nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của nhận thức triết học
nói chung và của khoa học xã hội nói riêng là phải góp phần vào
cải biển thế giới
Theo quy luật lịch sử, xã hội phát triển bừ cơ cấu xã hội
đơn giản đến phức tạp Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp vô sản và tư sản tất yếu dẫn đến đấu trảnh giai cấp Nhưng điều đó liên quan tới vấn để lựa chọn
và hành động của các cá nhân, các nhốm trong xã hội Bởi con
người hành động tạo ra lịch sử
Nhiệm vụ của lý luận và phương pháp luận khoa học xã hội
là phải chỉ ra được các điều kiện giúp con người nhất là giai cấp
công nhân nhận thức dược lợi ích giai cấp của mình để từ đó đoàn kết và tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm xoá bỏ trật tự
xã hội cũ, xây dựng trật tự xã hội mới đem lại tiến bộ, văn mình
và công bằng xã hội cho tất cả mọi người
Việc vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là cơ SỞ
lý luận và phương pháp luận trong xã hội học đời hỏi xã hội học
phải tập trung vào phân tích mỗi quan hệ giữa con người và xã
hội Chẳng hạn, có thể nghiên cứu vấn đề: con người bị quy định bởi các điểu kiện sống vật chất như thể nào? Và con người tác động trở lại các điều kiện vật chất đó ra sao?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem sự biển đổi xã hội là,
thuộc tính vốn có của mọi xã hội, bởi vì con người không ngừng làm ra lịch sử trong quá trình hoạt động nhằm thoa mãn các nhu cầu ngày càng tăng lên của mình, Điều đó dỏi hỏi nghiên cứu xã hội phải hướng vào việc chỉ ra được nguồn
gốc biển đổi xã hội trong lòng xã hội, chứ không phải tim
kiểm các yếu tố ở bên ngoài xã hội
œ tớ