1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử và lý thuyết xã hội học pps

23 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến động chính trị - xã hội ở các nước Tây Âu - Cuộc cách mạng Pháp 1789 là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử .Thắng lợi của cuộc cách

Trang 1

LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

I Tại sao nói: “Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm

nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX?”

Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở các nướcTây Âu thế kỷ XIX Để giải thích được vấn đề này cần phải trở lại với những điều kiện kinh

tế - xã hội ở Tây Âu thế kỷ XIX với tư cách là tìm hiểu những tiền đề quan trọng cho sự rađời của XHH thế giới

1.1 Vào thế kỷ XIX ở các nước Tây Âu đã trải qua những biến động hết sức to lớn, trước hết là những biến động trong lĩnh vực kinh tế.

- Vào thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở các nước Anh, Pháp,Đức… Thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp này là sự thay thế lao động thủ côngbằng lao động máy móc Chính vì vậy nó đã đem lại những thay đổi to lớn trong lòng xã hộichâu Âu

+ Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

+ Kích thích xu hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá sản xuất, tự do hoá lao độnglàm cho thị trường trong nước và thì trường các nước Tây Âu được mở rộng

+ Hình thành những trung tâm công nghiệp mới và các đô thị mới Nhiều nhà máy, xínghiệp, tập đoàn kinh tế ra đời thu hút nguồn lao động từ các vùng cận thị và nông thôn

+ Hình thái kinh tế phong kiến sụp đổ dành chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ củaCNTB

+ Sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế đã tạo ra xã hội công nghiệp, đó là một bước tiếnlớn trong lịch sử châu Âu, nhưng nó cũng nảy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạpnhư: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp…

+ Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống bị phá vỡ, đòi hỏi sự thaythế của một phương thức quản lý mới phù hợp với tổ chức xã hội công nghiệp Để thiết lậpphương thức quản lý mới cần có sự hỗ trợ của các ngành khoa học trong đó có xã hội học

1.2 Thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến động chính trị - xã hội ở các nước Tây Âu

- Cuộc cách mạng Pháp 1789 là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã đem lại việc thành lập nhà nước tư sản Pháp, các giaicấp mới, các quan hệ xã hội mới được hình thành Nền dân chủ tư sản được hình thành thaythế cho chế độ chuyên chế độc tài của nhà nước phong kiến Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng,bác ái” đã tạo điều kiện cho sự tự do phát triển của các cá nhân và sự phát triển của cácngành khoa học

- Bên cạnh đó là những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội châu Âu dưới tác độngcủa cách mạng công nghiệp và của các cuộc cách mạng xã hội như: sự thay đổi thể chế chínhtrị, sự tàn lụi của Thiên chúa giáo và sự đề cao đạo Tin lành, sự di dân, tệ nạn xã hội, ônhiễm môi trường, nạn thất nghiệp, vấn đề nhà ở, sự hình thành lối sống đô thị với các đặctrưng nhanh nhẹn, nhạy bén nhưng lạnh lung, vô danh, cô đơn…

- Những sự kiện nói trên đã làm cho xã hội châu Âu mà đặc biệt là các nước Tây Âuthực sự trải qua những biến động dữ dội Nhiều nhà khoa học và nhà chính trị đã tìm cách để

ổn định xã hội, và họ đã tìm đến với khoa học như những công cụ sắc bén để ổn định xã hội.Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự ra đời của XHH

1.3 Sự phát triển về tư tưởng, lý luận và khoa học ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII và XIX

Trang 2

- Bước vào thời kỳ khai sang, những tư tưởng khoa học và tiến bộ phát triển mạnh

mẽ, nhất là các tư tưởng của các nhà CNXH không tưởng như: Xanh-xi-mông, Vôn-te, xô…

Rút Đặc biệt những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế

kỷ 17 - 19 đã đem lại cho con người cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội

+ Về khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu về lý thuyết và phương pháp:Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, Lô-mô-nô-xôp tìm ra định luật bảo toàn và chuyểnhoá năng lượng Puốc-kin-giơ tìm ra thuyết tế bào…

+ Từ những thành tựu này, con người nhận thức rằng: Giới tự nhiên vận động vàphát triển theo quy luật khách quan chứ không do một lực lượng siêu nhiên nào quy định sựphát triển của chúng Và có thể dung phương pháp khoa học tự nhiên để nghiên cứu về xãhội

+ Trong sự phát triển của khoa học xã hội, triết học giữ một vai trò quan trọng Sựphát triển của triết học thực chứng, và sau này là hệ thống triết học Mac - Lênin đã cung cấpcho con người một cách nhìn khoa học hơn về các sự kiện và hiện tượng xã hội

- Có thể nói vào thế kỷ XIX, các nước Tây Âu đã thực sự bước vào xã hội tư bản với

sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp Sự phát triển của nền kinh tế và những biếnđổi về chính trị - xã hội, về tư tưởng, lý luận và khoa học đã tạo ra những tiền đề cần thiết vàđầy đủ cho sự ra đời của xã hội học Với những điều kiện và tiền đề ấy có thể khẳng địnhrằng XHH với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nướcTây Âu thế kỷ XIX

-II Các lý thuyết

1 Lý thuyết hệ thống xã hội của T.Parson

Lược sử

Talcott Parson(1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ, nổi tiếng với lý thuyết hệ thống

xã hội, lý thuyết hành động, có công lớn trong việc giới thiệu Weber với xã hội học Mỹ: ông

đã dịch cuốn “Đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” năm 1930.1931, ông đưa xãhội học vào giảng dạy ở trường Havard.Và trở nên nổi tiếng từ khi xuất bản sách”Cấu trúccủa hành động xã hội” năm 1937

Với tư cách là nhà khoa học tổ chức, sáng lập ra “Khoa các quan hệ xã hội” ở trườngđại học tổng hợp Havard năm 1946.Parson là tác giả của khoảng 270 ấn phẩm nghiên cứutrong đó có công trình xã hội học quan trọng như “Hệ thống xã hội”(1951), “Tiến tới một lýthuyết tổng quát về hành động” (1951)

Về mặt lý thuyết, Parson xem xét hệ thống trong một trục toạ độ ba chiều : chiều cấutrúc, chiều chức năng, chiều kiểm soát

Parson phân biệt ít nhất 4 cấp độ và thông qua quá trình xã hội hoá, hành động của conngười hình thành và biểu hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấpnhân cách, cấp xã hội và cấp văn hoá Đặc điểm của từng cấp độ hệ thống:

Trang 3

- Cấp hệ thống văn hoá tương ứng với hệ thống biểu trưng.Biểu hiện cụ thể là niềm tintôn giáo, hệ ngôn ngữ, hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội.

- Cấp hệ thống xã hội bao gồm tập hợp các cá nhân tương tác với nhau trong các tìnhhuống nhất định

- Cấp hệ thống nhân cách có đơn vị cấu thành cơ bản là cá nhân, chủ thể hành động

- Cấp hệ thống hành vi bao gồm các quá trình sinh lý, vật chất hữu cơ của đời sống conngười mà quan trọng nhất là hoạt động thần kinh và hệ thống vận động

Tất cả các hệ thống hành động đều phải đương đầu với những vấn đề chức năng, nhữngnhu cầu của tổng thể, đó là sự thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu

Sơ đồ lý thuyết AGIL

Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 tiểu hệ thống tương ứng với 4 loạinhu cầu, chức năng cơ bản:

Một là, Thích ứng (Adaptation-A): Có chức năng cung cấp các phương tiện, nguồn lực,năng lượng để thực hiện các mục đích đã xác định Đây chính là tiểu hệ thống kinh tế

Hai là, Hướng đích (Goal attainment -G): Đóng vai trò xác định các mục tiêu và địnhhướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mục tiêu đã định Đây chính là hệ thốngchính trị

Ba là, Liên kết (Intergration-I): thực hiện chức năng găn kết các cá nhân, nhóm, tổ chức

xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội, đây chính là các cơ quan pháp luật

Bốn là, Duy trì khuôn mẫu lặn (Latent pattern maintenance):thực hiện chức năng kíchthích, chức năng quản lý, bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên Đâychính là hệ thống gia đình, tổ chức văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật

Các tiểu hệ thống:

- gắn kết với nhau theo nguyên lý điều khiển học

- có mối quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chính thể toànvẹn

- trao đổi với nhau thông qua một loạt các phương tiện và công cụ xã hội

Các chức năng và tiểu hệ thống có thể tương ứng đan xen, bù trừ với nhau rất phức tạp

Tên gọi của thuyết là “tương tác luận biểu trưng” do Blumer đưa ra năm 1937

Nội dung của luận điểm gốc:

Xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kì hành vi và cử chỉnào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động đó phụ thuộc

đó không những phụ thuộc mà còn thay đổi với các ý nghĩa biểu trưng

Tư tưởng của Simmel:

Xã hội được tạo thành từ vô số các “nguyên tử xã hội” là các mối tương tác xã hội.Tương tác xã hội phụ thuộc vào số lượng thành viên của nhóm

Kế thừa và phát triển tư tưởng trên, W.Thomas và F.Zanniecki đã phát triển thànhtrường phái Chicago-cái nôi của thuyết tương tác biểu trưng:

Trang 4

-Định lý Thomas: “nếu người ta xác định tình huống một cách thực tế thì kết quả hànhđộng của họ cũng thực tế”.

-Nghiên cứu của W Wund về ý thức, vai trò của yếu tố ngôn ngữ, trí nhớ đối với cácquá trình trải nghiệm bên trong của con người

-Quan niệm của W.James về “dòng ý thức”

-Watson cho rằng tâm lý học hành vi là một “cành nhánh” của khoa học thực nghiệmkhách quan của khoa học tự nhiên với mục tiêu nghiên cứu là dự báo và kiểm soát hành vi.-Thorndike phát hiện một số quy luật quan trọng của hành vi

2 Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead.

G.H.Mead (1863-1931), nhà triết học thực chứng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xãhội học người Mỹ

Tác phẩm chính : Tâm trí, tôi và xã hội

Phương pháp tiếp cận:

Xây dựng và phát triển các khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”, “biểu tượng”,

“bản ngã”, “nhân cách”, “tri giác”

Phân biệt rõ cách tiếp cận xã hội học với tâm lý học nói chung và với tâm lý xã hội nóiriêng

Quan niệm về cái tôi và lý thuyết tương tác ba ngôi:

“Cái tôi” thực chất là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghiệm xã hội có được trong

mối quan hệ “ba ngôi”:

-Cá nhân với bản thân

-Cá nhân với người khác

-Cá nhân với xã hội

Cơ chế hành động của cá nhân quan trọng là sự hình thành “cái tôi” và “sự tươngtác”.Thông qua cơ chế đó các yếu tố môi trường được chia thành:

-Sự vật khách quan tôn tại với tư cách là các kích thích, không phụ thuộc vào cá nhân.-Sự vật tồn tại với tư cách là đối tượng của hành động hay yếu tố tạo thành cấu trúc củahành động

Có thể gọi lý thuyết tương tác của Mead là lý thuyết tương tác “ba ngôi” với một ýnghĩa nữa là trong mối quan hệ với người khác mỗi cá nhân đều xuất hiện dưới 3 hình thái:-Tôi (I) bao gồm: + Tôi- chủ thể

+ Tôi- khách thể-Bản thân (Me)

-Tự mình (Self)

S.Freud cũng có quan niệm về cấu trúc kiểu “ba ngôi một thể” bao gồm:

-Tôi (Ego)

-Nó (Id)

-Siêu tôi (Super- ego)

Trong mối quan hệ xã hội, nhờ “cái tôi” mà con người có các khả năng hành động quantrọng:

-Có thể tự tách ra khỏi bản thân để nhìn mình như một người khác

-Có thể đặt mình vào vị trí của người khác

Cơ chế hình thành của “cái tôi” thông qua:

-Bắt chước, giao tiếp, đóng vai trò trong các trò chơi lúc còn nhỏ và trong quá trình tiếpxúc, trao đổi, tương tác với người khác lúc lớn lên

Trang 5

Kết luận: Cái tôi là một cấu trúc xã hội đặc thù này sinh, phát triển trong mối tương tác

xã hội với người khác và với chính bản thân mình

Khái niệm “biểu tượng”:

Mead đã đưa ra định nghĩa “biểu tượng” (symbol) theo kiểu chủ nghĩa hành vi:

Biểu tượng là một loại kích thích mà phản ứng đáp lại nó đã được đem lại từ trước. -

Tương tác XH?

Là là hình thức giao tiếp xh hay trao đổi giữa cá nhân và các cộng đồng, trong đó mốiquan hệ qua lại của chúng được thực hiện Hành động xh được diễn ra và đạt được sự thíchứng của một hành động này với một hành động khác, qua đó cũng còn tìm thấy cái chungtrong sự hiểu biết tình huống, ý nghĩa hành động, nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất địnhhoặc sự đồng tình giữa chúng

Những nội dung cơ bản của lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết trao đổi Xh.

+ Lý thuyết tương tác biểu trưng:

- Các cá nhân trong quá trình tương tác với nhau không phản ứng đối với các hànhđộng trực tiếp của người khác mà cố gắng “đọc” và lý giải chúng Người ta thường hay tìmnhững ý nghĩa gắn cho các hành động và cử chỉ đó, tức là biểu trưng

- Để hình thành những biểu trưng của tương tác, trước hết cá nhân phải ý thức một cách

rõ ràng về một hành động, cử chỉ, phát ngôn, chữ viết hay hình ảnh nào đó Sau đó cá nhân

sẽ quy gán cho chúng những ý nghĩa xác định, dần dần những ý nghĩa quy gán này sẽ đượcnhiều người thừa nhận và chúng ta có một biểu tượng tương tác Trước khi trở thành biểutượng chung cho một nền văn hóa hay của cả nhân loại, chúng chỉ là biểu tượng tương táccủa một tiểu văn hóa

- Các biểu tượng có một đặc điểm chung là chúng mang những ý nghĩa nhất định và tạo

ra sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân Ý nghĩa của biểu tượng không trùng với ý nghĩatrực tiếp của những cái thể hiện chúng

- Trong tương tác biểu trưng và phân tích một mô hình tương tác biểu trưng cần hết sứcchú ý đến biểu tượng, ký hiệu, cử chỉ, khi “đọc” và “giải thích” về hành động của ngườikhác Hệ htoongs biểu tượng dtrong tương tác có thể gồm: cử chỉ và hành động của cá nhân,ngôn ngữ nói và viết Theo lý thuyết này con người như một thực thể sống trong thế giới củacác biểu tượng và môi trường ký hiệu, xh điều khiển đối với các cá nhân thông qua các biểutượng

- Để có thể hiểu được ý nghĩa những hành động, cử chỉ của người khác chúng ta cầnnhập vai của người đó, hay đặt mình vào vị trí của họ Chỉ khi ở vị trí của người đó chúng tamới hiểu hết ý nghĩa những phát ngôn, cử chỉ, hành động của họ

- Khả năng của con người đặt mình vào vị trí, vai trò của đối tác và nhìn nhận mình nhưmột đối tác hành động là cơ sở quan trọng bậc nhất trong sự tương tác của họ đối với môitrường xung quanh Chính cơ chế này giúp con người tạo ý nghĩa cho các sự vật, hiện tượng

và hành dộng xung quanh

+ Lý thuyết trao đổi XH:

- Các cá nhân hành động tuân theo nguyên tác trao đổi các giá trị vật chất và tinh thầnnhư sự ủng hộ, tán dương hay danh dự Những người trao nhiều cho người khác có xu hướngđược nhận lại nhiều lần Những người nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động,hay áp lực từ phía họ Chính tác động của áp lực này giúp cho những người cho nhiều nhận

Trang 6

lại được nhiều từ phía những người mà họ đã được trao nhiều Người ta gọi đó là sự cânbằng và lợi ích.

Có 4 nguyên tắc trong traoo đổi XH như sau:

- Nếu một hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại

- Hành vi được hưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lạihành vi đó trong hoàn cảnh tương tự

- Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vậtchất và tinh thần để đạt được nó

- Khi nhi cầu cá nhân gần như hoàn toàn được thỏa mãn thì ít cố gắng hơn trong việc

nỗ lực tìm kiếm chúng

Không có hành động Xh thì không có tương tác Xh.

- Không có hành động xh thì không có giao tiếp xh HĐXH là cơ sở, là tiền đề củatương tác xh Chỉ có HĐXH mới tạo ra tương tác xh mà thôi

- HĐXH diễn ra lặp đi lặp lại mới tạo ra tương tác Mức độ bền vững của tương tác phụthuộc số lần hành động xh diễn ra trong khoảng thời gian mà các đối tượng giao tiếp xh vớinhau

- Khuynh hướng hoặc tính chất của HĐXH quyết định khuynh hướng của tương tác xh

-Thay lời tạm kết: Những hàm ý thực tiễn

Xã hội học là một khoa học về xã hôi, vì thế mọi người ở mọi lĩnh vực và cấp độ hoạtđộng đều có thể và nên vận dụng vào cuộc sống, cho nên những hàm ý của mọi tri thức xãhội chắc chắn thể hiện ra ở mọi cấp độ Trên giá nhiều cửa hàng sách, ta luôn thấy cả loạtnhững cuốn dạy ta hiểu cách sống (tức là cách quan hệ với người khác) trong hôn nhân vàgia đình trong thương trường và nơi làm việc Người ta cũng dạy cả cách cư xử với chínhbản thân mình nữa Khi tư vấn cho ta, những tác giả ấy đề cập vấn đề từ cấp độ triết học đếnnhững kỹ năng cụ thể Đằng sau mọi phiên bản đa dạng của những cuốn sách kiểu ấy, cáichung của chúng là triết lý về hành động xã hội Ấy là đối tượng ("công việc") duy nhất củachúng ta, những con người, là hành động của mình và của người khác và hành động xã hội

có nghĩa là những "ý nghĩa" gắn với hành động Do đó, hãy cố gắng hiểu (thông điệp) hànhđộng của người khác và đưa ra (thông điệp) hành động của mình một cách "đúng" và lươngtác hành động tuân theo và (đồng thời) tạo ra những khuôn mẫu, hiển nhiên chúng là sự câuthúc (hạn chế, định hình) hành động của chúng ta, nhưng cũng có thể (và thực ra là như vậy)chỉ là "khung tham khảo" Nghĩa là ta cần và có thể "làm khác đi", "vượt lên" chúng coichúng là "nguồn lực" của hành động chứ không phải là cái "lồng sắt” (chữ dùng của Weber)phải tuyệt đối tuân thủ Từ khóa then chốt của những cuốn giáo trình về cách sống này là

"tích cực", "thay đổi", "khác đi"

Điều đúng với cấp độ cá nhân thì cũng đúng với mọi cấp độ trên cá nhân: gia đình, tổchức, cộng đồng, thiết chế, Nhà nước, dân tộc, loài người Vì thực ra ở cấp độ nào dù lớn đếnđâu thì đơn vị tác nhân vẫn là những cá nhân cụ thể

Theo quan sát của tác giả bài viết, hiện nay nhiều chương trình giảng dạy và giảng viênmôn xã hội học hoặc những lĩnh vực liên quan đến xã hội học vẫn dựa trên những mặc định

tư tưởng và tập quán đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá nhấn mạnh vàoquy luật, cấu trúc tính tất yếu ) Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnh này thì hoàn toànkhông phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại nửa sau thế kỷ XX Quan trọngnữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩn ngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu

Trang 7

hướng khích lệ người ta chỉ thấy một chiều những câu thúc, chấp nhận những tính tất yếu,cái xã hội khách quan và một diễn ngôn thông dụng hơn trong đời thường: định mệnh, sốphận Kết quả phụ kèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi đónnhận vai trò "chủ thể hành động" Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trên thể hiệnkhuynh hướng tôi muốn gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụng khái niệm bái vật giáo củaMác).

Xã hội học hành động xã hội giúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác củahiện thực xã hội đối lập với hệ tri thức mà tôi tạm gọi là hệ tri thức chức năng- cấu trúc - tiếnhóa trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian rộng lớn dành chochủ thể sáng tạo Điều này rất quan trọng cho những con người đang sống trong những xãhội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thể tạo nên tương đối nhanh chóngnhững cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểu biết và hành động xã hội Không phải conngười bị giam hãm trong những cấu trúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "tự tiến hóa", mà cấutrúc là sản phẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị" thay đổi duynhất bởi chính hành động con người

Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnhtoàn cầu hóa mạnh mẽ Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, vớinhiều cách thức mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu của mìnhhay không Do đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động làrất quan trọng đối với người Việt Nam Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của các

"định luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng,thay vào đó là chủ động tổ chức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại của thời đại, thôngqua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội Như Mác đã nói: con người là chủ thể sángtạo nên lịch sử và như xã hội học hành động hiện đại nói: cấu trúc và thiết chế là do conngười tạo ra

Xã hội học tại Việt Nam

Xã hội học ở Việt Nam nhìn chung còn tương đối mới mẻ Các nghiên cứu về xã hộihọc chưa gây được sự quan tâm của xã hội Mặt khác, chất lượng của các công trình nghiêncứu này cũng là một vấn đề đáng quan tâm Một số nhà nghiên cứu mải chạy theo các dự án

để tăng thu nhập mà ít quan tâm tới chất lượng nghiên cứu Đây cũng là thực trạng chungcủa các nghiên cứu ở Việt Nam Sản phẩm nghiên cứu xong để cất vào tủ, ít được (và khóđược) áp dụng trong thực tiễn

-VAI TRÒ VÀ SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Một trong những "hòn đá tảng" quyết định thành công của một nghiên cứu khoa học là

LÝ THUYẾT Chọn lý thuyết nào? Sử dụng và vận dụng vào một trường hợp cụ thể như thếnào? Đó là điều luôn luôn thách thức các nhà nghiên cứu nghiêm túc nhất Xahoihoc.info xintrân trọng giới thiệu quan điểm của Th.S Nguyễn Văn Đáng trong bài viết "Vai trò và sự vậndụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học" Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo và thảoluận

1 Đặt vấn đề

Bất cứ một lĩnh vực khoa học nào cũng phải có lý thuyết Nghiên cứu khoa học là phảidựa trên cơ sở lý thuyết và sản phẩm cuối cùng, quan trọng nhất của nghiên cứu khoa họcchính là các lý thuyết[1] Tri thức lý thuyết - những luận điểm khoa học được khái quát lên từ[

Trang 8

thế giới tự nhiên và xã hội mà con người đang sống - là sự chắt lọc từ hàng ngàn nghiên cứuthực nghiệm, là sự kêt tinh trí tuệ của nhiều thế hệ các nhà khoa học Đến lượt mình, mỗi nhàkhoa học lại sử dụng lý thuyết để làm điểm tựa cho các nghiên cứu và sự đóng góp của họcho khoa học (nếu có) chính là sự bổ sung vào kho tàng lý thuyết Bởi vậy, hàng năm, khicông bố danh sách các nhà khoa học đoạt giải Nobel thi tên tuổi của họ luôn gắn liền với một

lý thuyết nào đó mới được công bố Trong các chương trình đào tạo, trình độ càng cao (Th.s;TS) thì khối lượng kiến thức lý thuyết mà sinh viên phải nghiên cứu càng lớn Nền tảng lýthuyết vững vàng là yêu cầu tất yếu đối với những người làm khoa học, nhất là những ai theođuổi thiên hướng nghiên cứu hàn lâm Bài viết này sẽ trình bày quan điểm cá nhân của tácgiả về vai trò và sự vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội học

2 Những vấn đề từ thực tiễn

Thực tế vận dụng lý thuyết trong các nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam hiện nay chothấy những biểu hiện đáng quan tâm Chẳng hạn, có học viên cao học XHH đã cho rằng:

“theo em, một luận văn cao học chỉ cần dùng hai lý thuyết là đủ!” Nếu tư duy như vậy thì

rất có thể luận án tiến sỹ sẽ cần đến 4 hoặc 5 lý thuyết! Phổ biến hơn là tình trạng trình bàytràn lan hàng loạt lý thuyết trong một nghiên cứu nhưng lại không hề có sự gắn kết giữa các

lý thuyết với nhau hoặc giữa lý thuyết với nghiên cứu đó[2] Chẳng hạn, có những tác giả đã

áp dụng đồng loạt thuyết cấu trúc - chức năng, quan điểm duy vật biện chứng, thuyết xungđột, quan điểm, đường lối của Đảng…vv trong nghiên cứu của mình Thật khó hình dung tácgiả lại có thể kết hợp tất cả các lý thuyết này trong nghiên cứu của mình Bởi lẽ, quan điểmcấu trúc - chức năng vốn có xu hướng bảo thủ, muốn bảo vệ cái trật tự xã hội hiện có nhưngngược lại, quan điểm xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn và coi đó là tác nhân quan trọng nhấtcủa sự biến đổi xã hội Một bên muốn duy trì trật tự và sự ổn định xã hội còn một bên lại ủng

hộ việc giải quyết mâu thuẫn và thay đổi xã hội Việc giới thiệu rất nhiều lý thuyết, thậm chícác lý thuyết đối nghịch nhau như vậy là bằng chứng cho thấy nhiều tác giả đã không làmchủ được kiến thức lý thuyết, tức là chưa biết cách sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội

học Thực tế, tác giả chỉ trình bày các luận điểm lý thuyết chứ chưa vận dụng các lý thuyết

đó trong nghiên cứu của mình, chưa gắn kết được lý thuyết với thực nghiệm Hậu quả: cơ sở

lý luận một đằng, kết quả thực nghiệm một nẻo, các phân tích mang nặng tính chất suy diễnchủ quan! Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng có mấy nguyên nhân chính sau đây:

Một là: Tất cả các lý thuyết xã hội học đều do các tác giả châu Âu (nhất là Tây Âu)

sáng tạo ra từ cách đây hơn 200 năm và kho tàng tri thức này liên tục được vun đắp, được bổsung trong quá trình phát triển của xã hội học Do mới được du nhập vào Việt Nam chưa lâucho nên sự phát triển các nghiên cứu xã hội học đến nay còn thiên về mảng nghiên cứu thựcnghiệm, ứng dụng Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong các chương trình nghiên cứucủa cơ quan quản lý nhà nước mà còn khá phổ biến ở một bộ phận đáng kể cán bộ nghiêncứu trong giới học thuật Theo đó, cứ nghiên cứu là phải đề xuất giải pháp, chính sách Hiệntượng này phổ biến đến mức có cảm giác một bộ phận cán bộ nghiên cứu đã bỏ quên chứcnăng chinh của nhà khoa học (scientists - sản xuất tri thức) để làm thay chức năng của nhàlập chính sách (policy makers – xây dựng chính sách) Hậu quả của tình trạng này là sự thiếuvắng các công trình nghiên cứu lý luận có thể trở thành dấu mốc cho sự phát triển của khoahọc xã hội học ở Việt Nam

Hai là : trong các trường đại học đào tạo xã hội học, người ta chủ yếu trình bày nội dung các lý thuyết cho sinh viên chứ chưa dạy họ cách vận dụng lý thuyết như thế nào trong

một nghiên cứu cụ thể Do đó, ở phần lý luận, sinh viên cứ trình bày K Mark nói rằng,[

Trang 9

Durkheim và Weber cho rằng hay Talcott Parson nói rằng… nhưng đến phần phân tích, lýgiải và đề xuất chính sách thì người đọc lại không thấy bóng dáng tinh thần của các lý thuyếtđâu cả Thay vào đó, các phân tích còn nặng về mô tả mà ít sự nghiền ngẫm, phân tích theochiều sâu Sinh viên cũng không được khuyến cáo về nguồn gốc châu Âu của các lý thuyết

xã hội học Họ được giới thiệu và hiển nhiên áp dụng vào nghiên cứu xã hội Việt Nam cứnhư là các lý thuyết đó được sinh ra ở Việt Nam Các nghiên cứu kiểm định lý thuyết hoàntoàn không được đề cập đến trong các buổi thuyết trình của chuyên gia tại các cơ sở đào tạo

Ba là : Có thể chia lý thuyết xã hội học ra thành hai bộ phận: lý thuyết xã hội học đại

cương (tổng quát) và lý thuyết xã hội học chuyên biệt Cùng là các khuynh hướng lý thuyết(thuyết chức năng, thuyết xung đột, thuyết tương tác biểu trưng, thuyết nữ quyền, thuyết sựlựa chọn hợp lý…) nhưng khi vận dụng vào các lĩnh vực khác nhau thì nội dung các lýthuyết cũng có những điểm khác nhau Chẳng hạn, cùng là thuyết cấu trúc chức năng nhưngnội dung của thuyết này sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực nghiên cứu, đó có thể là thuyết chứcnăng về gia đình, về biến đổi xã hội hoặc về tội phạm và tệ nạn xã hội…vv Trong cácchương trình đào tạo xã hội học, sinh viên được giới thiệu khá kỹ về các khuynh hướng lýthuyết tổng quát nhưng phần lý thuyết chuyên biệt gắn với từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thểcòn tỏ ra hạn chế Theo tôi, đây chính là căn nguyên của tình trạng, sinh viên chỉ trình bàynhững nét chung chung của lý thuyết đại cương mà không thể vận dụng lý thuyết, thậm chívận dụng sai lý thuyết trong nghiên cứu cụ thể của mình Chẳng hạn, có NCS đã vận dụngquan điểm của Randal Collin và K.Mark để nghiên cứu và giải quyết tranh chấp nảy sinhgiữa người nông dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp cũng như chính quyền sở tại Đây đíchthực là sự vận dụng hết sức nguy hiểm tư tưởng xung đột vào việc giải quyết một vấn đềthực tiễn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận thực tế là, dolịch sử còn rất non trẻ, nhiều cán bộ nghiên cứu xã hội học mới chỉ tiếp cận các lý thuyết đạicương (kiểu như quan điểm của Durkheim, Weber, Mark…) mà phần kiến thức lý thuyếtchuyên biệt còn rất hạn chế

2 Lý thuyết khoa học là gì? Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học như thế nào?

Trong các từ điển khoa học trên thế giới, lý thuyết được coi là hệ thống các ý tưởng giảithích sự vật, là những luận điểm về bản chất sự vật và hiện tượng Nhà vật lý học nổi tiếngngười Anh là Stephen Hawking cho rằng: lý thuyết phải thoả mãn hai đòi hỏi: (1) phải mô tảmột cách mạch lạc một lớp lớn các quan sát trên cơ sở một mô hình gồm một số rất ít cácyếu tố tuỳ hứng; (2) phải có thể sử dụng mô hình ấy để đoán trước được các kết quả quan sáttrong tương lai[3] Đơn giản hơn, lý thuyết khoa học là hệ thống luận điểm về một đối tượngnghiên cứu của khoa học Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật,những liên hệ bên trong của sự vật và mối liên hệ cơ bản giữa sự vật với thế giới hiện thực(Vũ Cao Đàm, 2007: 31) Tóm lại, lý thuyết khoa học là tập hợp các luận điểm được dùng đểgiải thích một vấn đề gì đó, dùng để lý giải bản chất các mối liên hệ bên trong cũng như bênngoài của vấn đề mà chúng ta quan tâm

Xét riêng trong lĩnh vực xã hội học, bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng phảibao gồm hai bộ phận thiết yếu, đó là lý thuyết và thực nghiệm (Ferrante, 2006: 34) Theo tôi,

“Lý thuyết xã hội học (sociological theory) là hệ thống các nguyên lý và luận điểm trừu tượng được dùng để cắt nghĩa, lý giải các mối quan hệ và tương tác xã hội, các hành vi cá nhân, các cấu trúc tổ chức xã hội, sự vận động và biến đổi của xã hội…” [ 4] Nói cách khác,

[

[

Trang 10

lý thuyết xã hội học trả lời câu hỏi: tại sao lại như vậy? Chẳng hạn, tại sao người ta lạinghiện hút? tại sao lại có sự phân tầng xã hội hoặc bất bình đẳng giới? Ở góc độ khác,

“nghiên cứu thực nghiệm (experimental research) là hoạt động thu thập dữ liệu về các sự kiện xã hội, tương tác xã hội, quá trình xã hội… và lý giải các vấn đề đó theo những nguyên tắc đã được quy định chặt chẽ” Giữa lý thuyết và thực nghiệm tồn tại một mối quan hệ độc

lập bởi hai lý do sau đây:

-

Thứ nhất : Lý thuyết là cơ sở, là điểm tựa của thực nghiệm và ngược lại, kết quảnghiên cứu thực nghiệm được sử dụng để củng cố, bác bỏ hoặc điều chỉnh các lý thuyết

- Thứ hai : dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm sẽ trở nên vô nghĩa, vô giá

trị nếu không có lý thuyết để phân tích và lý giải Nói cách khác, các phân tích kết quả thựcnghiệm chỉ có chất lượng khoa học khi nó dựa trên một hướng tiếp cận lý thuyết nhất định Trong xã hội học, việc sử dụng lý thuyết nào và bao nhiêu lý thuyết phụ thuộc vào chủ

đề, đề tài nghiên cứu cũng như cách thức mà tác giả tiếp cận vấn đề đó Thông thường, mỗimột nghiên cứu các tác giả chỉ áp dụng một lý thuyết, tức là một cách lý giải vấn đề Chẳnghạn, hãy lấy tình trạng nghiện hút ở thanh thiếu niên làm ví dụ Mối quan tâm chính của cácnhà xã hội học là: tại sao họ lại nghiện hút? Lý giải vấn đề này có thể có nhiều cách khácnhau Những người áp dụng thuyết kiểm soát xã hội sẽ quan tâm đến vai trò kiểm soát củacác thiết chế xã hội (gia đình – nhà trường – nhóm thành viên – cơ quan làm việc) Họ có thểlập luận rằng người ta nghiện là do khả năng tự kiểm soát kém và thiếu vắng sự kiểm soát từphía các thiết chế nêu trên Ngược lại, những người áp dụng thuyết bắt chước xã hội lại chỉquan tâm đến các mối quan hệ xã hội, môi trường xã hội mà cá nhân thường xuyên tiếp xúc

Họ cho rằng: người ta nghiện là do có quan hệ với những người nghiện, bắt chước thái độ vàhành vi của họ Hoặc là, cùng quan tâm lý giải hiện tượng phân tầng xã hội, trong khi lýthuyết của K.Mark tập trung vào các yếu tố kinh tế thì mô hình của Max Weber lại mở rông

ra các yếu tố chính trị và văn hóa xã hội Như vậy, mỗi lý thuyết sẽ lý giải vấn đề theo mộtcách khác nhau Vấn đề là tác giả chọn cách tiếp cận nào? Mark và Weber (xung đột) hay T.Parson và R Merton (cấu trúc - chức năng) Sẽ rất khó khăn, thạm chí thật là khôi hài nếunhư tác giả vận dụng cả quan điểm xung đột và quan điểm cấu trúc - chức năng trong nghiêncứu của minh

Trên thực tế, cũng có khi người ta kết hợp nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu(Integrated theory - tổng tích hợp lý thuyết) Đó là khi tác giả cho rằng vấn đề mà anh tanghiên cứu chịu tác động cộng hưởng từ các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau.Chẳng hạn, trở lại với ví dụ trên, sẽ có người cho rằng cá nhân nghiện hút là do ảnh hưởng từnhững người bạn nghiện đồng thời sự kiểm soát đối với hành vi của anh ta lỏng lẻo Do đó,nhà nghiên cứu sẽ vận dụng cách lý giải tổng tích hợp từ hai khuynh hướng lý thuyết làthuyết bắt chước xã hội và thuyết kiểm soát xã hội Họ sẽ tìm cách chứng minh: hành vinghiện hút là sản phẩm của sự lôi kéo mạnh mẽ từ phía bạn nghiện, kết hợp với sự thiếuvắng sự kiểm soát từ phía các thiết chế xã hội Khả năng nghiện hút của cá nhân tỷ lệ thuậnvới mức độ quan hệ mật thiết với bạn nghiện và mức độ kiểm soát lỏng lẻo bởi các thiết chế

xã hội Cần lưu ý là, sự kết hợp nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu không phải là hiện tượng phổ biến trong giới nghiên cứu xã hội học trên thế giới Điều này có thể trái ngược

với rất nhiều nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam hiện nay

3 Kết luận

Như bất kỳ khoa học nào khác, mối quan tâm hàng đầu của các nhà xã hội học khôngphải chỉ là mô tả một vấn đề đang diễn ra như thế nào mà phải lý giải tại sao lại có vấn đề đó.Chính vì vây, kiến thức lý thuyết giữ vai trò đặc biệt quan trọng Không dựa trên lý thuyết,

Trang 11

nhà nghiên cứu sẽ không biết bắt đầu như thế nào, tiến hành ra sao và kết thúc khi nào.Không vận dụng lý thuyết, các phân tích của nhà nghiên cứu có thể sẽ rất lan man, vụn vặt,các gợi ý chính sách có thể sẽ đầy cảm tính, duy ý chí, thiếu căn cứ khoa học cho nên tất yếu

sẽ thiếu thuyết phục Cùng một vấn đề nhưng yếu tố phân biệt đẳng cấp nhà khoa học chính

là cách thức người ta lý giải vấn đề đó Bởi vậy, địa vị khoa học của K.Mark, E.Durkheim,

M Weber, Talcott Parson, Robert Merton hay M Falcault… phụ thuộc vào di sản lý thuyết

mà họ đóng góp vào kho tàng tri thức xã hội học

Sa đà vào việc đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể, nhà nghiên cứu không chỉ nhầmlẫn vai trò với các nhà lập chính sách mà còn xa rời nhiệm vụ của nhà khoa học Cái đíchcuối cùng của nghiên cứu khoa học là sản xuất ra tri thức khoa học để làm cơ sở cho việchoạch định chính sách Từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học (scientists) đến việc xâydựng các chính sách là một quá trình đầy khó khăn Nhà xã hội học có thể tham gia vào quátrình đó cùng các nhà lập chính sách chuyên nghiệp (policy makers) chứ họ không thể chỉdựa trên một nghiên cứu của mình để đưa ra chính sách cụ thể và khuyến nghị các cơ quanquản lý nhà nước thực hiện

-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

1 Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi

Khái niệm

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp, sắp đặt theo một nguyên tắc nhất định(lô gic, tâm lý…) mà trong đó nộ dung các câu hỏi thể hiện được vấn đề - mục đích – nghiêncứu của người thiết lập – nghiên cứu đề tài khoa học

Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học

Bảng hỏi là một công cụ đắc lực cho việc nghiên cứu xhh thực nghiệm

- Thể hiện bên ngoài của giả thuyết cũng như các mục tiêu của đề tài nghiên cứu

- Công cụ quan trọng cho việc thu thập thông tin thực tế

- Bảng hỏi là phương tiện để chứa đựng và lưu trữ các thông tin Từ đó tạo cơ sở choviệc thực hiện các bước xử lý kết quả - đo đạc định lượng

Chức năng của bảng hỏi

- Đáp ứng được nhu cầu điều tra trong nghiên cứu xhh thực nghiệm

- Kiểm tra sự am hiểu của người hỏi

- Kiểm tra tính trung thực của người trả lời

- Chức năng tâm lý: tạo ra sự hứng thú, xóa bỏ các rào cản tâm lý, giảm bớt sự căngthẳng, nói cho người trả lời

Các loại câu hỏi

- Câu hỏi đóng

- Câu hỏi nội dung

- Câu hỏi mở

- Các lọa câu hỏi khác(ma trận, …)

Câu hỏi theo nội dung

Dạng câu hỏi về các khía cạnh của thực tế xã hội mà thông tin thu được từ các câu hỏitương ứng

Có hai loại câu hỏi nội dung:

- Nhóm 1: những câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện có thạt nào đó Nghĩa là hỏi vềmột cái gì đó tồn tại một cách hiện thực trong thời gian, không gian xác định

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:20

w