Khái niệm ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 100 - 106)

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng tạo nên tính đặc sắc của một tác phẩm văn học, đồng thời cũng góp phẩn làm nên nét cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện

đối với cuộc sống được miêu tả” [6,tr.148].

Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu cá tính của tác giả.

Ngôn ngữ trần thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm, thể hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một phong cách ngôn ngữ riêng cho các tác phẩm của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới mới

Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản của văn học. Ngôn ngữ văn học bao giờ cũng mang tính nghệ thuật cao bởi nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ nhân dân được nhà văn chọn lọc, gia công gọt rũa với ý thức làm cho ngôn ngữ mang giá trị văn chương. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều lựa chọn sử dụng ngôn ngữ để xây dựng nên tác phẩm của mình. Vì vậy mỗi nhà văn thường có một phong cách ngôn ngữ riêng. Chính ngôn ngữ là một trong những yếu tố đặc trưng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của nhà văn.

Nhà văn Ma Văn Kháng từng tâm sự rằng ông sáng tác văn chương

“như người Mèo trồng bắp trên núi cao” chậm chạp, khó khăn, gian khổ. Có

lúc ông cho rằng mình là một người sáng tác nghiệp dư “công việc sáng tác là

một cơn ngẫu hứng văn học tự phát hoàn toàn”. Nhà văn quan niệm: “Tôi

thích cái gì tôi viết cái đó, thích viết thế nào thì viết thế ấy. Mà cái thích thì

không hẹn hò, dự trù, hợp đồng”. Kết hợp giữa ngẫu hứng sáng tạo, sự kiên

trì bền bỉ và sự tự do trong sáng tác, văn xuôi của Ma Văn Kháng có gì đó cuốn hút đặc biệt đối với người đọc. Một trong những điều làm nên sức hấp dẫn ấy là ngôn ngữ trần thuật trong các tác phẩm của ông.

Với phong cách làm việc cần mẫn và không ngừng sáng tạo, ngôn ngữ văn xuôi Ma Văn Kháng có một phong cách riêng, rất đặc sắc. Ngôn ngữ trong sáng tác của ông phong phú đa dạng giàu tính khu biệt, vừa gần gũi, giản dị như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lại vừa chan chứa chất thơ bay bổng.

3.2.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt

Ma Văn Kháng là con người am hiểu cuộc sống, sống hết mình, sống thực với cuộc đời. Do đi nhiều, biết nhiều, do có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống nên ông có một vốn từ ngữ giàu có, hay nói như nhà nghiên cứu Phong Lê, Ma Văn Kháng có “một kho chữ rủng rỉnh để tiêu dùng”. Ma Văn Kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

đem vào truyện ngăn một vốn ngôn ngữ đa dạng phong phú và giàu tính khu biệt. Có thể nhận thấy rõ đặc điểm này qua những truyện ngắn về đề tài miền núi và thành thị.

Ở mảng đề tài miền núi, ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông đậm chất vùng cao. Khi viết về những con người miền núi, những con người gần với tự nhiên hơn cả, tác giả đã thể hiện sự hồn nhiên, thuần phác trong bản chất của họ. Đây là chân dung Giàng Tả: “Giàng Tả hai mươi tuổi, người Hà Nhì ( …) Cũng là da thịt mà da thịt Giàng Tả như sắt như đồng. Vai Giàng Tả rộng gấp rưỡi vai người. Ngực phồng như hai quả gò, bả vai nổi u xương. Cái cổ cái đầu còn lạ hơn, thẳng đơ một đường, không biết gục xuống chịu lụy ai, lúc nào cũng như quyết giữ thẳng, bành ra, to bằng mặt, trông thẳng như một khối đúc liền, với vài ba nét mắt, miệng mũi ngắn nhỏ, đơn sơ. Tất cả sức mạnh như vậy là không biết phô ra, chúng chìm trong da thịt, xương cốt,

trong dáng đứng, bước đi ngay ngắn, tự nhiên” [25,tr.46]. Qua chân dung

Giàng Tả, người đọc đã có thể thấy được phẩm chất thẳng thắn, trung thực, đơn giản ở con người này.

Nhà văn miêu tả Pao (San Cha Chải) với bản tính thật thà chất phác được bộc lộ ngay từ hình thức bên ngoài: “Pao soi mặt mình trong mặt giếng. Mặt Pao vẫn sáng trưng vậy. Rõ hơn là hai con mắt một mí, cái cằm vuông và gò mũi thẳng, toát ra một thần thái vừa chất phác hồn hậu, vừa văn vẻ, không

hôn ám. Pao đã lớn, lớn thật sự rồi” [25,tr.770].

Nếu như những con người có bản tính thật thà, mộc mạc được nhà văn miêu tả với dáng vẻ đường hoàng, sáng sủa và tạo được thiện cảm với người đọc ngay ở hình thức bề ngoài thì những kẻ xấu xa, độc ác thường được nhà văn miêu tả với vẻ ngoài xấu xí, dị dạng.

Mã Đại Câu - con người đần độn u mê được miêu tả như sau: “Da đen sạm, quắt như cái roi trâu, cóc cáy đóng vẩy như xưa rày chưa hề biết tắm táp rửa ráy là gì. Đặc sắc nhất là cái đầu to quá khổ, do nặng quá cứ phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 nghoẹo như là ngả trên vai. Các bộ phận trên mặt lão thì thế này: mắt trắng dã, mồm hõm, răng vẹo vọ, má trái bị một vết sẹo xẻ đôi, cái tai phải cụt, đôi

môi trơn lỳ như hai vết sẹo và thâm đen”. Cái chân dung dị hình dị dạng của

Mã Đại Câu chỉ khiến cho người đọc thương hại - thương cho số kiếp người không ra người của y, nhưng sự phản bội mù quáng của hắn khiến cho người đọc vô cùng tức giận. Đó là khi chiến tranh bùng nổ, tất cả bà con thị trấn Mường Cang đều đi tản cư, chỉ riêng Mã Đại Câu ở lại thị trấn để đón đợi quân Tàu. Kẻ ngu muội ấy đã quay lưng phản bội những người đã cưu mang mình. Cho đến khi “nòng súng ngắn của sư trưởng chĩa thẳng vào ngực Mã Đại Câu. Mã Đại Câu quay đầu định chạy. Nhưng lão đã quay tròn như người say thuốc (…) Tuy vậy lão vẫn cố gào “Ngộ là người Hán tây, ngộ là người Hán tây, ngộ gốc ở bên Tàu tây” (…) Lão ngã rụi xuống, óc tăm tối

vẫn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra ”.

Những con người biên ải hiện lên trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng tự nhiên như núi rừng cây cỏ nơi đây. Đó có thể là những người thật thà, mộc mạc, mang vẻ đẹp hồn nhiên, thuần hậu, cũng có thể là những con người u mê, ngu muội tăm tối hoặc tàn ác ngông cuồng. Từ những con người cụ thể, nhà văn đã gợi lên những vấn đề có ý nghĩa khái quát về cuộc sống và con người miền núi. Con người miền núi còn nhiều hoang sơ ấu trĩ, tăm tối trong nhận thức và hiểu biết. Qua đó nhà văn thể hiện niềm thương cảm xót xa cho số kiếp những con người ở chốn biên ải xa xôi này. Đó là những ý nghĩa nhân đạo trong những truyện ngắn viết về dân tộc, miền núi của Ma Văn Kháng từ sau 1975.

Ngôn ngữ Ma Văn Kháng phong phú, đa dạng, giàu tính khu biệt còn được thể hiện ở những trang văn miêu tả thiên nhiên. Từ sự gắn bó thân thiết với mảnh đất và con người miền biên ải, Ma Văn Kháng đã có những trang viết đặc sắc về khung cảnh thiên nhiên vùng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

Mảnh đất Y Tí được miêu tả thật rõ nét trong Giàng Tả - kẻ lang thang: “Y Tí là mảnh đất phía cực Tây của tỉnh Lào Cai, nó được mệnh danh là mái nhà của cả vùng đất núi non hiểm trở này (…). Y Tí cao hơn hai nghìn mét, chỉ có hai mùa thu đông trong năm. Mùa đông, bầu trời Y Tí xanh ngăn ngắt, rợn cả con mắt. Nước ruộng kết băng phẳng lì cứng bong như kính. Nhà nào nhà nấy lấy lá chuối thút nút hết các lỗ cửa sổ. Bếp lửa trong nhà lúc nào cũng rừng rực cháy. Củi sưởi xếp từng chũa cao vượt mái nhà, dự trữ hàng

năm” [25,tr.45].

Hay San Cha Chải được hiện lên thật sinh động qua ngòi bút miêu tả của nhà văn: “Muốn biết thế nào là San Cha Chải, mình phải leo dốc cật lực một ngày trời. Một ngày ròng gánh cực lên non, nhưng lên tới nơi mình cảm thấy ngay là được đền bù. Trời mở toang tám cánh cửa cho mình phóng tầm mắt thỏa sức. Mình nhìn thấy sông Hồng một vệt lênh láng nơi lưng trời xa (…). San Cha Chải nay đã ba chục hộ, mà không khí vẫn heo hút như thời khởi thủy. Nơi đây, cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lại xanh như câu hát hết câu hát lại bắt đầu. Nơi đây, cỏ ngải bị chân ngựa dẫm bốc mùi thơm tinh dầu nằng nặng. Nơi đây, hoa tục đoạn nở và tam thất rừng mọc nhởn nhơ cho riêng nó. Không khí thanh sạch mùi hoa lá. Yên bình như thời mới mở đất, chó nhà thiu

ngủ trong nắng, chỉ hậm hực đánh hơi nếu con thú lạ về” [25,tr.765].

Những trang văn miêu tả thiên nhiên miền núi không chỉ thể hiện sự tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng mà còn thể hiện sự am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của con người miền biên viễn. Có thể nói, nhờ sự gắn bó suốt một thời gian dài với mảnh đất vùng cao, Ma Văn Kháng đã có những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người nơi đây. Chính vốn sống phong phú ấy đã cho ông một kho từ ngữ miền núi đậm bản sắc dân tộc. Vì thế những truyện ngắn về đề tài miền núi của ông khiến cho “nhiều người đọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102

Nếu như ngôn ngữ trong đề tài miền núi mang đậm sắc thái vùng cao thì ở mảng đề tài thành thị, ngôn ngữ của ông lại mang đậm sắc thái miền xuôi. Cách nhà văn miêu tả con người miền xuôi khác hẳn con người miền núi. Đây là chân dung ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng): “Đó là một gương mặt đàn ông đẹp. Đẹp từ tuổi tráng niên đến lúc từ giã cõi trần (…). Mặt ông có đến hàng chục cái quý tướng. Tai ông to. Thùy châu ông bậu. Nhân trung ông sâu. Ấn đường lộ. Lông mày con tằm. Mệnh cung ông sang bóng (...) Mỗi người đều có thể ngắm nghía và tán tụng mỗi nét trên gương

mặt, vóc dáng, thần thái ông theo quan niệm chí thú của mình” [25,tr.407].

Tính cách chính trực, đường hoàng của ông Thại được thể hiện ngay ở chân dung của ông. Thông qua miêu tả ngoại hình, nhà văn đã gửi gắm trong đó những nét đẹp về phẩm chất tính cách của nhân vật.

Và đây là cảnh chuyển mùa dưới ngòi bút Ma Văn Kháng nơi thị thành:

“Thoạt đầu là cơn mưa chót chét của mùa hè, xả cái oi nồng tích đọng thỏa thuê. Rồi chuyển thành cơn mưa nhỏ đầu thu, mỗi lúc hạt nước một thu nhỏ lại, sau cùng chỉ còn là những đám bụi lơ lửng trắng mờ không gian. Cơn mưa bắc cầu qua hai mùa nóng - lạnh. Bên này cầu là cái heo heo của làn sương bụi. Mùa thu tài tình đã chế tạo ra hơi sương kì ảo và nhẫn tâm như bản chất thiên địa, ngắt đoạn sự sống bề ngoài của mỗi chiếc lá cây. Lá bàng bị thiêu đốt hết màu xanh, vàng ửng lên cái chết bất đắc kì tử. Cây gầy gùa một cốt cách thanh nhã, tương hợp với ngọn gió thu vi vút giăng tơ tình”

[25,tr.327].

Những đoạn văn tả cảnh là minh chứng sống động cho việc lựa chọn ngôn ngữ tỉ mỉ của Ma Văn Kháng. Với đoạn văn trên, tác giả đem đến cho người đọc một bức tranh chuyển mùa đầy màu sắc, đường nét. Đoạn văn thể hiện tài quan sát sáng tạo, khả năng liên tưởng độc đáo, xúc cảm mạnh mẽ của nhà văn. Cách dùng từ của tác giả đầy khám phá sáng tạo. “Cơn mưa bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103

cầu”, “ngọn gió vi vút giăng tơ tình” khiến cho cảnh thu như thức dậy trong

người đọc sự liên tưởng đến cuộc đời, đến con người.

Đọc Ma Văn Kháng, ta thấy ông đem vào truyện ngắn một vốn sống dồi dào thể hiện qua ngôn ngữ. Người đọc có thể bắt gặp trong truyện ngắn của ông hình ảnh một xã hội thu nhỏ với con người thuộc đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, dân tộc. Mỗi nhân vật có một loại ngôn ngữ riêng được chắt lọc từ cuộc sống: một thầy giáo đầy trách nhiệm, một anh thợ chữa khóa, một bà mẹ miền Trung, một ông bố vò võ nuôi con và đợi chờ con suốt cả cuộc đời, một chú bé nhỏ tuổi mà sống giàu tình nghĩa, một bà cụ giúp việc yêu thương con nhà chủ như chính con cháu mình …

Có thể khẳng định ngôn ngữ văn xuôi Ma Văn Kháng vô cùng phong phú, đa dạng và giàu tính khu biệt. Với một phong cách làm việc kiên trì, bền bỉ, ông luôn dành tất cả tình yêu, sức lực và tâm huyết để sáng tạo những tác phẩm thực sự có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với con người và cuộc đời.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)