Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 40 - 45)

Nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1975, ta thấy một đặc điểm quen thuộc trong bút pháp trần thuật của tác giả là sự đan cài các điểm nhìn trần thuật. Trong một số tác phẩm, nhà văn không duy trì trọn vẹn từ đầu đến cuối một điểm nhìn khách quan bên ngoài mà còn dịch chuyển vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Từ điểm nhìn của nhân vật này chuyển sang điểm nhìn của nhân vật khác. Việc dịch chuyển điểm nhìn giúp nhà văn phản ánh hiện thực muôn màu của đời sống. Vì thế truyện ngắn Ma Văn Kháng trở nên đa dạng, sinh động và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả. Nhờ sự dịch chuyển điểm nhìn, người đọc có thể đến với một thế giới nhân vật với mọi phương diện thể hiện: cả hình thức bề ngoài và bề sâu tâm hồn con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38

Sự kết hợp các điểm nhìn trần thuật là nét nổi bật trong Đợi chờ. Hai điểm nhìn phối hợp nhau như cánh cửa mở ra cho người đọc thâm nhập vào ý thức nhân vật. Trong truyện ngắn Đợi chờ, điểm nhìn bên ngoài được sử dụng chủ yếu. Nhà văn nghe nhân vật của mình kể lại câu chuyện bằng thái độ khách quan, dửng dưng không nhập cảm vào nhân vật, sau đó điểm nhìn đã dịch chuyển vào bên trong nhân vật. Lời nói của chủ thể trần thuật và nhân vật pha trộn quấn quện vào nhau, tạo thành dòng ý thức chung giúp tâm lý nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết.

Ông Nhân là một người cha hết lòng chăm lo, yêu chiều con gái. Từ khi nó sinh ra tới lúc trưởng thành, hễ Huyền đòi hỏi gì là ông Nhân tìm mọi cách đáp ứng, ông nhịn ăn, nhịn tiêu, nhịn mặc, thậm chí phải bán đi chiếc nhẫn cưới quý giá chỉ để đáp ứng nhu cầu một cái quần cho hợp mốt của cô con gái. Ông luôn làm vậy với một niềm tin và tình yêu thương vô bờ bến. Nhiều đoạn trong tác phẩm, người trần thuật đã để cho ông Nhân tự bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của mình: “Lòng cha vẫn mênh mông thể tất, tuy vậy nước mắt ông Nhân vẫn ứa tràn vành mi. Ông vừa thấy giận mình, vừa thấy tủi, và do mắt ướt nên ông không còn nhìn rõ con gái, một đứa con ông mang hình bóng nó theo suốt cuộc đời mình; sau bao năm xa cách, ông muốn tìm ở nó một tình

thương mến cân xứng với tình yêu của ông …” [25,tr.237].

“Ông nằm đấy, một mình lặng lẽ đi dần về cái chết, mà vẻ hài lòng, mãn nguyện. Nhưng, đến lúc ông hấp hối, ông bỗng lên cơn mê sảng. Ông gào thét, gọi tên con. Ông khóc ròng ròng. Ông xé áo và cào vào ngực những vết tím bầm (…) Hình như ông nhận ra sự phân cực bi đát đã gián cách hai

cha con” [25,tr.240].

Ngôn ngữ, giọng điệu của người trần thuật ngày càng thấm đượm tình cảm của nhân vật. Người trần thuật khách quan ban đầu đã xen vào ngôn ngữ nhân vật những cảm nhận bình giá của mình, khiến người đọc khó lòng phân biệt đâu là ngôn ngữ của nhân vật, đâu là ngôn ngữ của chủ thể trần thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39

Dường như tác giả đã hóa thân vào nhân vật ông Nhân để bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào.

Trong truyện Trăng soi sân nhỏ: Điểm nhìn trần thuật được bắt đầu từ bên ngoài rồi dần dịch chuyển vào bên trong. Tác giả đặt điểm nhìn từ bên trong nội tâm nhân vật để tái hiện dòng ý thức của nhà văn Nam. Nhập vào dòng suy nghĩ của Nam, người trần thuật đã cho thấy những trăn trở của anh về văn chương nghệ thuật và thái độ của anh trước kiểu người thực dụng như Bân, kiểu người hoang tưởng như Thuấn: “Trong khi làm ăn, kiếm được đồng bạc đâu có dễ! Lúc này, thật giả lại đang khó phân ngôi. Về, viết cái gì, chẳng may sai sót, tình ngay lý gian, há miệng mắc quai, tiếng đời để lại! Vả lại, văn chương là chuyện đời thường thông qua việc đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi lên trên mặt ngoài

của ngoại vật” [25,tr.442].

Ngòi bút linh hoạt của nhà văn đã khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ tác giả. Sự hòa trộn thật khéo léo khiến người đọc khó có thể nhận biết là nhân vật đang nói hay nhà văn đang nói. Như vậy, dù kể ở ngôi thứ ba nhưng người trần thuật lại hoàn toàn nhập vào nhân vật để kể, để suy ngẫm. Nhờ sự kết hợp đó mà tư tưởng của nhân vật được thể hiện sâu sắc hơn.

Trong truyện Kiểm - chú bé con người, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt điểm nhìn bên ngoài và bên trong. Điểm nhìn khách quan bên ngoài được tác giả sử dụng chủ yếu để kể về những sự kiện trong cuộc đời chú bé Kiểm. Bên cạnh đó, nhà văn còn đan xen vào mạch truyện điểm nhìn bên trong, đó là điểm nhìn của Kiểm về thế giới con người xung quanh mình. Từ điểm nhìn này, Kiểm hiện lên là một chú bé già dặn hơn so với lứa tuổi của mình, một chú bé thấu hiểu việc đời và biết sống thấu tình đạt lý. Kiểm nhận xét về người lớn như thế này: “Nói vậy thôi, chứ cháu chả trách họ đâu. Vì họ lấy nhau cũng là bất đắc dĩ, hai bác ạ. Bố cháu phải lòng mụ phù thủy, mẹ cháu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 chán nản, buồn bã đi lang thang, gặp ông lái xe này. Hừ, người lớn phức tạp

quá! Rất ít người dám coi nhẹ đồng tiền, hai bác ạ” [25,tr.292].

Kiểm có khả năng tự biểu hiện sâu sắc, thông qua lời kể của nhân vật, phẩm chất của Kiểm được bộc lộ rõ nét: “Ai ác nghiệt với cháu thì cháu không biết, còn cháu, thấy đứa trẻ nào cũng bé bỏng, cũng muốn ẵm bế, mua quà cho chúng ăn thôi. Bác ạ, cháu thấy ở trong truyện ấy mà, người tốt

nhiều hơn kẻ xấu, mà như thế là phải chứ” [25,tr. 288].

Nhà văn đã dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài với giọng điệu khách quan lạnh lùng vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Điểm nhìn của tác giả đã hòa cùng điểm nhìn của nhân vật. Qua đó hình ảnh nhân vật càng được bộc lộ hết chiều kích ở những nét đẹp trong đời sống tâm hồn.

Đọc truyện Ma Văn Kháng, ta thấy nhà văn thường cố gắng len lỏi vào ngõ ngách của đời sống để nghiên cứu, khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng người. Ma Văn Kháng hướng ngòi bút vào việc khám phá thế giới bên trong của con người. Ý thức đối thoại giữa các nhân vật một cách trực tiếp cũng được nhà văn chú ý. Các nhân vật ở đây là những chủ thể đối diện nhau, họ không chỉ nói về nhau mà còn nói với nhau. Và như vậy, khi người trần thuật chuyển từ điểm nhìn tác giả sang điểm nhìn nhân vật sẽ tạo khả năng đối thoại rộng rãi cho tác phẩm. Mỗi nhân vật có thể phát ngôn cho một tư tưởng riêng và tư tưởng đó góp phần thể hiện tư tưởng tác giả.

Trong Thanh minh trời trong sáng, điểm nhìn trần thuật thay đổi khá linh hoạt. Xung quanh việc bàn luận về cái chết, nhà văn lựa chọn một loạt điểm nhìn trần thuật. Với ông Hoan - ông giáo nhiều chữ nghĩa thì cho rằng

chết là một phát minh vĩ đại của tự nhiên vì không có chết thì không có sự

sống”, với Chương - người lính từng đối mặt với cái chết thì “cái chết bản thân nó chẳng thể là đáng kinh tởm hay rực rỡ ánh hào quang đáng tôn vinh

mà nó chỉ như những chuyến xe không có vé khứ hồi”, với chị cả - người trải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

người có sức sống quật cường hơn cả thì “người chết không phải là người còn sống nhưng cũng không thành người chết hẳn vô tăm tích, người chết còn tạo lập được với người sống một mối liên hệ vô hình nhưng bất tử và vô cùng thiêng liêng”.

Dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật là sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Thành công của ông là sự kết hợp khéo léo giữa các điểm nhìn. Sự kết hợp đó vừa giúp tác giả chuyển tải nhiều hơn, sâu hơn bức tranh hiện thực phức tạp đa dạng của cuộc sống, vừa giúp người đọc hiểu rõ chiều sâu tâm lý phong phú, đa dạng, phức tạp của con người. Vì thế truyện của Ma Văn Kháng luôn đọng lại những dư âm khó phai trong lòng người đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

Chương 2

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1. Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)