Ngôn ngữ đời thường giản dị

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 106 - 111)

Một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là nhà văn thường sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ. Nhà văn đem ngôn ngữ nói hòa trộn vào ngôn ngữ viết. Chính việc sử dụng với tần số lớn ngôn ngữ hội thoại hàng ngày cùng tục ngữ, thành ngữ dân gian đã đem lại một vẻ đẹp gần gũi, bình dị cho truyện Ma Văn Kháng. Ngôn ngữ văn xuôi của ông ánh lên vẻ đẹp của cuộc sống đời thường.

Nếu Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị để đi sâu tìm hiểu phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt bình dị của con người thì Ma Văn Kháng dùng ngôn ngữ đời thường để khắc họa những cảnh đời, những số phận con người.

Ngôn ngữ trong truyện Ma Văn Kháng hiện lên trang giấy gần gũi, giản dị như những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Phong cách khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104

ngữ được nhà văn sử dụng rộng rãi ở cả ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.

Đây là một đoạn nói về những người bỏ quê ra đi kiếm sống ở xứ người: “Hạng giàu có thường là giám đốc, chủ nhà hàng, kỹ sư, bác sỹ. Hạng nghèo nàn là đám thợ thuyền hoặc vô nghề nghiệp (…) Họ vẫn là anh khôn ngoan, từ bạch thủ tay trắng, từ thất cơ lỡ vận mà dựng lại cơ đồ, trong khi mấy anh vốn là dân du thử du thực, khố rách áo ôm, sống vô gia cư, chết vô địa tang, cầu bơ cầu bất, hoặc trộm cắp chuyên nghiệp, bị bắt, xổng tù ra đi, những tưởng chuyến này cờ đến tay tha hồ mà phất, trở thành ông nọ bà kia,

võng giá nghênh ngang, thì vẫn xo xúi hoàn xo xúi”. (Người cuối cùng về

làng Lận). Chỉ trong một đoạn văn ngắn, nhà văn đã sử dụng đến chín thành

ngữ. Điều đó cho thấy vốn liếng văn học dân gian vô cùng phong phú, giàu có của tác giả.

Ma Văn Kháng còn nhận ra vẻ đẹp trong dòng chảy tự nhiên của đời sống hàng ngày qua âm thanh những tiếng rao của đội ngũ những người làm dịch vụ, các thứ nghề lặt vặt linh tinh. Đoạn văn tác giả kể về những người làm nghề bán hàng rong thật giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày vậy: “Cô hàng rượu nếp có dáng đi chọn lọc là bao giờ cũng thong dong, tênh tênh cái gánh hàng nhẹ nhõm, thả cái tiếng rao mềm như sợi lạt giang ngâm nước nghe đến là la đà: “Ai rượu nếp ra mua”. Lảnh lót thì phải nói đến mấy cô hàng rau trẻ. Các cô có dáng đi te tái. Và rau cỏ trong tiếng rao của các cô là một đám líu ríu những su hào, bắp cải, cà chua, xà lách, hành tỏi, tối tăm cả mặt mũi khách hàng. Khác hẳn với mấy cô bán rau, mấy bà thu mua các mặt hàng tầm tầm mà tiếng rao lại bay bổng như là hát dân ca. Ấy là mấy bà thu gom tả phí lù, từ vỏ chai, lon bia, bìa cac tông đến giấy vụn. Nhưng các bà chỉ buông một câu đã có từ thưở khai thiên với cái giọng chênh vênh cùng một ngữ âm cổ lỗ và từ vựng thì đã mất ý nghĩa từ nguyên: “Ai cháo trai, bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105

Phong cách khẩu ngữ được thể hiện đậm đặc hơn khi người kể chuyện trao quyền cho nhân vật. Lúc đó, nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thường thể hiện ngôn ngữ sinh hoạt rất rõ ràng mà phong phú.

Bà Nhàn (Trung du chiều mưa buồn) là cán bộ có địa vị nhưng xuất thân hạ lưu vô học. Nhà văn đã phản ánh nguồn gốc xuất thân và bản chất xấu xa của người phụ nữ này qua cách bà ta nói chuyện: “Cứ tưởng cái thằng cha nhà nghỉ Thịnh Lương không ra gì. Nghe các ông con giời chê, đã định bỏ. Hóa ra cực kỳ! Ăn tám chục một ngày mà bằng hai trăm nơi khác. Cá thu có sáu mươi đồng một ký có chết người không chứ! Rẻ thối! Bãi biển thì hết ý! Ngồi trên gác ba ngắm bãi biển lồng lộng gió mát cũng cực kỳ! Ôi giời, áo xanh áo đỏ cứ là hoa cả mắt. Năm nay các mẹ toàn mặc áo tắm hai mảnh. Các ông tha hồ mà bổ túc mắt nhé. Phục vụ thì hơn hẳn nơi khác. Thật là hết sảy” [25,tr.121]. Sau chuyến đi nghỉ mát về, bà Nhàn không hề để tâm đến chuyện đứa em gái đang hấp hối chờ đợi được gặp chị lần cuối. Câu chuyện đầu tiên của bà là chuyện ở nhà nghỉ, bãi tắm với những cụm từ mang tính chất chợ búa như “cha tiên sư nó”, “cực kỳ”, “hết xảy”, “hết ý”, Khi nhận được thư của em rể, câu đầu tiên của bà ta là: “Xem thằng ông mãnh định vòi

vĩnh gì nào!”. “Thằng ông mãnh” không vòi vĩnh gì mà chỉ báo tin em gái bà

đã chết và anh ta cố che dấu cái chết nghèo nàn cơ cực. Những tưởng bà Nhàn sẽ xót xa ân hận, vậy mà bà ta lại thích thú khám phá ra một sự thật: “Tay cầm thư, tay kia vỗ bộp xuống bàn, bà kêu to như vừa khám phá ra một sự thật: Tiên sư nó chứ, chết như nó cũng sướng. Thế mà cứ làm ra vẻ ta đây

nghèo khổ! Mình dễ đã bằng nó à!” [25,tr.123].

Thông qua đoạn độc thoại của bà Nhàn với một loạt những từ ngữ suồng sã, thô lỗ, bản chất ích kỷ, vô tâm, vô cảm của bà Nhàn đã được bộc lộ một cách cụ thể và vô cùng sinh động. Bà Nhàn đã đi đến tận cùng của sự băng hoại đạo đức nơi con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106

Cùng với việc sử dụng đậm đặc ngôn ngữ đời thường trong lời đối thoại của nhân vật, nhà văn còn đặc biệt chú ý sử dụng ngôn ngữ địa phương của từng vùng quê.

Đây là lời đối thoại của chị Thảo - người chị ở quê ra thăm vợ chồng Đoan (Heo may gió lộng) với cái Thúy:

- “Sao bọn họ ác thế? Bác nhất định không chịu chứ?

- Giời không chịu đất thì đất đành phải chịu giời, cháu ạ. Mình ở thế yếu mờ. Cực nữa là sờ đến cái túi xách tay lấy tiền thì, ôi thôi, kẻ cắp nó đã rạch ngang một nhát, móc mất cái ví rồi.

- Thế bác làm thế nào? Khổ thân bác quá!

- Bác vẫn còn tiền chứ, chỉ buồn là lắm cảnh người bức hiếp người, hãi quá! À mờ thôi. Vừa hé mở người phụ nữ lại vội vàng khép kín tâm tư - Thúy giúp bác cất dọn các thứ này đi. Chả có gì đâu. Hai con gà này, thịt hay nuôi cho đẻ mà ăn trứng” [25,tr.374].

Và đây là lời kể của bà nội với Thủy Tiên (Quê nội): “Thầy mi sang bên ông Đông chủ tịch mần cái chi chi đó, nhà ông Đông ở chỗ sưa nhà đó, cháu. Chỗ nớ, cực lắm, ba bốn hố bom hắn thả. Hồi tê đó, tàu bay Mỹ hắn to cồ cộ, hắn đi từ biển vô, từ đất ra trộ xuống đây, thảy hết lượt. Hắn thả một quả bom trúng cái búi tre có hầm bà nấp ở dưới gốc. Bà với chị Thía mi hôm nớ ôm nhau tưởng chết. May, tre dày, bom mắc lại, nổ ở trên thôi. Còn nhà ông Đông, bạn thầy mi đó, chết bảy người. Cực chi là cực. Đưa người đi chon, pháo bắn dập vô, người khiêng quan tài chết luôn ngoài nghĩa địa”.

Những đoạn đối thoại trên mang đậm phong cách khẩu ngữ của miền quê Bắc Bộ và Trung Bộ. Ngôn ngữ hội thoại mang màu sắc địa phương gợi nên nét mộc mạc, giản dị, chất phác mà hồn hậu, đáng yêu đáng quý ở con người. Những con người ấy dù vất vả cực nhọc nghèo khó nhưng thật giàu nghĩa, giàu tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107

Trong một số truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau 1975, ta thấy nhà văn còn vận dụng khéo léo, linh hoạt thành ngữ, tục ngữ, ca dao lồng trong ngôn ngữ nhân vật. Có thể nhận thấy rõ nét bút pháp này trong truyện ngắn

Người đánh trống trường, Bồ nông ở biển.

Đây là một đoạn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong Bồ nông ở biển:

“Vợ Lương giậm chân, xỉa tay về phía bà cụ:

- Này , đừng có nỏ mồm vu oan giá họa nhớ, mụ già kia! Bà cụ gạt tay Lương nhảy chồm chồm:

- Mày đã nói thế thì bà không còn gì để nể mày nữa. Mày đem xác về cái nhà này, hỏi mày có cái gì nào? Mày có ba bò chin trâu, ruộng cả ao sâu gì mà mày ngồi mát ăn bát vàng nào!

Vợ Lương chống tay lên háng, bìu mỏ, ngạo mạn: - Ừ, thì cứ cho là thế, thì bây giờ cụ muốn gì tôi!

- Tao muốn vạch mặt mày. Mày là quân mèo đàng chó điếm. Mày là quân cơm hàng cháo chợ!

- Cụ mà nói nữa thì tôi không để yên cho cụ đâu.

- Tao theo dõi hết! Úi giời! Phúc đức bà tú Đễ là mày. Mày bao dong hạt cải, rộng rãi trôn kim (…) Thôi đừng đãi bôi nữa, quân bòn gio đãi trấu kia! Tao còn lạ. Mày ăn lấp mày lấp miệng. Mày còn đem của cải nhà này về

bù chi bù chít cho họ hàng tông ty nhà mày [25,tr.435].

“Anh ơi, anh có nghe người ta hát không? Nàng dâu bắt chấy cho mẹ chồng bằng trông thấy bồ nông ở biển. Anh có biết bồ nông ở biển là thế nào

không? Cái con bồ nông ý …” [25,tr.430].

Những phụ nữ trong đoạn hội thoại trên đã sử dụng một loạt thành ngữ, tục ngữ trong câu nói của mình. Những lời đối thoại ấy thể hiện sự ngoa ngoắt, chua cay của những người đàn bà ít học. Tuy vậy, vốn văn học dân gian đã hằn sâu trong tiềm thức giúp họ vận dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh để khẳng định bản chất trong mỗi con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108

Còn trong Người đánh trống trường, thầy giáo Huân lại có một kho tàng thành ngữ dân gian phong phú để vận dụng khéo léo và hợp lý: “Chúng ta phải cho con em đi học để chúng khỏi trở thành mấy anh thầy bói xem voi”

[16,tr.113].

“Trông cô thế mà tiếng cô gọi anh xưng em với thầy thánh thót, ngọt ngào đến mê mị. Bữa cơm nghèo có tí men là thầy ngất ngư ngâm nga: Cơm

trắng ăn với chả chim. Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn cũng no” [16,tr.115].

Ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng bình dị, chân chất mộc mạc mà đằm sâu, nhân hậu biết bao. Có thể nói rằng chính ngôn ngữ đời thường giản dị cùng vốn liếng văn học dân gian đã đem lại cho truyện Ma Văn Kháng một sắc điệu riêng, một vẻ đẹp khó lẫn.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI docx (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)