1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty CP may 10 (2)

36 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 399,5 KB

Nội dung

Bài báo cáo của em gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Cổ phần May 10 Phần II: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua Phần III: Phương hướng và biện pháp

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 3

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10 3

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban 6

II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 12

1 Đặc điểm hoạt động của công ty 12

2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 21

3 Tình hình gia công của công ty cổ phần May 10 trong thời gian vừa qua 25

4 Các hoạt động cụ thể của công ty trong năm 2007 26

III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI 31

1 Mục tiêu chung của công ty cổ phần May 10 31

2 Mục tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 31

3 Phương hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32

4 Biện pháp công ty May 10 dự kiến áp dụng để thực hiện mục tiêu 33

KẾT LUẬN 36

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành may mặc là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đónh góp chonền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện đổimới, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Trong côngcuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành may mặc cũng làngành được đầu tư đổi mới hiện đại đầu tiên

Công ty cổ phần May 10 là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành may mặc

và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư để phát triển Qua quá trình thực tập tạicông ty, em đã có một số hiểu biết về công ty Trong bản báo cáo tổng hợp này, emxin trình bày những hiểu biết của mình về công ty cổ phần May 10

Bài báo cáo của em gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về công ty Cổ phần May 10

Phần II: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua

Phần III: Phương hướng và biện pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty trong thời gian tới

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Công ty May 10 ( Garco 10) là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sảnxuất và kinh doanh hàng may mặc Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiếntrường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay công ty đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại vàphát triển

Công ty cổ phần May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam ( Vinatex), có têngiao dịch quốc tế là GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY, tên viết tắt làGARCO 10 Trụ sở chính của công ty đặt tại Phường Sài Đồng, quận Long Biên,

Trị giá thực tế của công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm

2003 để cổ phần hoá là 191.582.176.851 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốnNhà nước tại công ty là 54.364.533.575 đồng ( theo Quyết định số 2342/QĐ-TCKTngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp)

Tuy mới chỉ chuyển sang công ty cổ phần được 4 năm nhưng công ty cổphần May 10 đã trải qua chặng đường phát triển gần 60 năm với rất nhiều thànhtích

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10

Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng quân trangđược thành lập ở các chiến khu toàn quốc từ năm 1946 Đến nay, sau gần 60 nămhoạt động, công ty cổ phần May 10 đã trở thành một trong những công ty may mặchàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp

Trang 4

a Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946 – 1954)

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, do nhu cầu quân trang, quân phụcphục vụ bộ đội nên các tổ may được hình thành đáp ứng yêu cầu Ngày 19/12/1946hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sốnhà xưởng, nhà máy ở Hà Nội đã rời lên chiến khu Việt Bắc với nhiệm vụ phục vụ

bộ đội về quân trang, tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: hệ chủ lực và

hệ bán công xưởng Để giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang của quân ta đềuđược đánh bí số của quân đội như X1, X30, AM1, BK1, CK1, … và đây chính làtiền thân của công ty cổ phần May 10

Tại chiến khu Việt Bắc, hai xưởng may nhỏ là AK1 và CK1 được sát nhậplại thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu đổi thành xưởng may X1 Năm

1951 – 1952 nha quân nhu giải thể các bán công xưởng ở Nghệ An, Thanh Hoá,Ninh Bình lấy xưởng may ở liên khu 3 đóng ở Cầu Vàng ( Yên Định – Thanh Hoá)rồi tập hợp các xưởng may khác lập thành xưởng may chủ lực X40 Đến năm 1952,xưởng May 1 ở Việt Bắc đổi thành xưởng May 10 với bí số X10 Năm 1952, do quy

mô lớn hơn nên xưởng X10 di chuyển về Định Hoá ( Bộc Nhiêu – Thái Nguyên)

b Giai đoạn 1954 – 1960

Năm 1954 kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, xưởng May 10 trở

về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn Cùng thời gian này, xưởng MayX40 ở Thanh Hoá cũng được lệnh chuyển ra Hà Nội sát nhập với xưởng May 10 vàlấy Hội Xá, Bắc Ninh làm địa điểm chính Như vậy cuối năm 1956 đầu năm 1957 xínghiệp May 10 được mở rộng thêm, máy móc được trang bị thêm, nhiệm vụ chủyếu của xí nghiệp May 10 vẫn là may quân nhu trang bị cho quân đội nhưng mặthàng sản xuất thì nhiều hơn, phức tạp hơn so với thời kì kháng chiến

c Giai đoạn 1961 – 1964

Tháng 2/1961 xí nghiệp May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹquản lý, từ đấy nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Côngnghiệp nhẹ giao Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mật hàng chủ yếu mà xínghiệp May 10 đảm nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho quânđội, tỷ lệ hàng năm chiếm tới 90% - 95%, còn thừa năng lực, xí nghiệp mới sản xuấtthêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng Phần này chỉ chiếm 5% -10% Tuy nhiên cũng có những năm tỷ lệ này ít hơn

Trang 5

Như vậy, sau 4 năm ( 1961- 1964) chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản

lý, từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp sang phải tự hạch toán, thích ứngvới thị trường nên bước đầu, xí nghiệp gặp không ít khó khăn

d Giai đoạn 1965 – 1972

Năm 1965, giặc Mỹ đem không quân bắn phá miền Bắc để chặn nguồn chiviện cho miền Nam, xí nghiệp May 10 nằm cạnh trục đường 5, con đường giaothông huyết mạch, gần kho xăng dầu và cạnh sân bay Gia Lâm nên đã trở thànhmục tiêu đánh phá của không quân Mỹ Trước tình hình đó, xí nghiệp đã hiểu rõnhiệm vụ mới và nhanh chóng chuyển hướng hoạt động sản xuất, nhiệm vụ chủ yếuvẫn là sản xuất quân trang phục vụ quân đội

e Giai đoạn 1973 – 1975

Năm 1973, hiệp định Paris được kí kết, Mỹ rút quân về nước Nhận thức rõcuộc chiến tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộcông nhân May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ may nhiều quân trang phục vụ quângiải phóng

f Giai đoạn năm 1975 – 1985

Đây là giai đoạn xí nghiệp chuyển hướng sang may gia công và kinh doanhhàng xuất khẩu Thị trường chủ yếu của công ty là Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa ở Đông Âu Sản lượng và chất lượng của công ty ngày càng được tăng lên

g Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Đến năm 1987, do việc sát nhập các Bộ, xí nghiệp May 10 được đổi tênthành công ty May 10 Thời kì này công ty tiếp tục mở rộng và phát triển thêmnhiều dây chuyền sản xuất mới Năm 1990, nhà máy có 4 phân xưởng may Năm

1992, số lượng công nhân viên là 1437 người Tháng 1/1992 công ty chuyển về trựcthuộc Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp)

Ngày 23/04/1993, công ty May 10 được thành lập theo quyết định số 216CNN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, căn cứ theo quyết định số 388 – HĐBT củaChính phủ ngày 02/11/1991, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106286 ngày07/04/1993 của trọng tài kinh tế Hà Nội cấp

Từ thời điểm đó tới nay, trước tình hình biến động của thị trường với sựcạnh tranh gay gắt của các công ty khác, công ty May 10 vẫn đứng vững và pháttriển với các mặt hàng sản xuất chủ yếu là các loại áo sơ mi, áo jacket, quần âu,…

Trang 6

Năm 2004, trước yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước, công tyMay 10 đã tiến hành cổ phần hoá theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của BộCông nghiệp với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% cổphần và bán ra cho nhân viên trong công ty 49%.

Như vậy, trong quá trình phát triển từ một đơn vị nhỏ bé, thiết bị lạc hậu chỉsản xuất những sản phấm đơn giản, chủ yếu phục vụ quân đội, đến nay, May 10không chỉ là đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đối mới, mà còn trở thành mộttrong những doanh nghiệp may hàng đầu của Việt Nam Hiện nay, May l0 có 14 xínghiệp thành viên, 8.000 lao động, 4.000 máy móc thiết bị hiện đại ngang tầm quốc

tế Năng lực mỗi năm đạt 18 triệu sản phẩm, trong đó 80% sản lượng được xuấtkhẩu đi các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản với những thương hiệu nổi tiếng thếgiới như Pierre Cardin, Alain Delon, Seildensticker, Camel, Pharaon Series,Bigman, Cléopetre

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban

a Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty

Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam cóchức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áo sơ micác loại, áo Jacket các loại, quần âu, quần soóc, bộ ngủ, quần áo bảo hộ lao động,…phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Phương thức chính để sản xuấtcủacông ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức xuất FOB

và sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng nội địa Ngoài ra, công ty còn có thêm một sốchức năng sau:

- Tổ chức thực hiện các chính sách bán sản phẩm, vận chuyển hàng hoá, kếtnối kênh phân phối tại thị trường trong và ngoài nước

- Chức năng dự trữ, bảo vệ, quản lý chất lượng hàng hoá, nghiên cứu và pháttriển mặt hàng mới

- Thu thập và phân tích các thông tin thị trường, các hoạt động của công ty đểđưa ra các quyết định điều chỉnh, bổ sung về việc sản xuất kinh doanh sảnphẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận của công ty,…

- Thực hiện các hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ chức năngpháp nhân trước pháp luật

Trang 7

Nhiệm vụ của công ty

Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đốivới nhà nước

- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điềukiện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước

- Hoạch định công ty cổ phần May 10 trở thành một doanh nghiệp may thờitrang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực

- Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn vàkhông ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng

- Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinhdoanh của công ty

- Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theoquy định của pháp luật và của Nhà nước

b Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May 10 được tổ chứctheo kiểu trực tuyến và chức năng Các phòng ban không trực tiếp ra quyết địnhxuống

Trang 8

Tổng GĐ

CT HĐQT

ĐDLĐ vềATSK

Phó tổng GĐ

GĐ điều hành

ĐDLĐvề

MT

ĐDLĐ về CL

GĐ điều hành

GĐ điều hành

Trang 9

các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trongquá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện quyết định thuộc phạm vi của mình.

Ban giám đốc

- Tổng giám đốc : là người đại diện về pháp nhân của công ty, có quyền điều

hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty, là người chịutrách nhiệm trước tổng công ty và nhà nước Tổng giám đốc do Hội đồngquản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổnggiám đốc có nhiệm vụ nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác

do Tổng Công ty Dệt may giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ đượcgiao

- Phó tổng giám đốc : giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất và

kinh doanh của công ty, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyếtcác công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật

và Tổng giám đốc về các công việc được giao Phó tổng giám đốc được Tổnggiám đốc uỷ quyền đàn phán và kí kết một số hợp đồng kinh tế với kháchhàng trong và ngoài nước, trực tiếp quản lý các phòng: phòng kế hoạch, 5 xínghiệp tại công ty, phòng kinh doanh, phòng QA, đại diện cho người laođộng về chất lượng

- Ba giám đốc điều hành : giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản

xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việcđược giao Giám đốc điều hành trực tiếp quản lý các phòng: phòng tài chính

kế toán, các phân xưởng phụ trợ, các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận,trường đào tạo và đại diện cho người lao động về môi trường an toàn laođộng

Các phòng ban chức năng

- Phòng kế hoạch : Là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc, có chức năng lập

kế hoạch về nhập và xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trong các kì tới, lập kếhoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận… Phòng kế hoạchcòn tham gia đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế, soạn thảo và thanh toán cáchợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷ quyềncủa Tổng giám đốc, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất củacác đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty

Trang 10

- Phòng kinh doanh : bao gồm phòng marketing, hệ thống cửa hàng, hệ thống

kho Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thăm dò và pháttriển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạch định hệ thống phân phối, các cửahàng, đại lý, các chiến lược về giá bán, tham gia các đàm phán kí hợp đồngtiêu thụ với khách hàng trong và ngoài nước, đặt hàng sản xuất với phòng kếhoạch

- Phòng kỹ thuật : chịu trách nhiệm về hoạch định các định mức nguyên vật

liệu cho sản xuất sản phẩm, các yêu cầu về kĩ thuật sản phẩm, định mức laođộng cho công nhân viên, tổ chức dây chuyền may, giám sát các hoạt độngcủa công nhân kĩ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, antoàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc, đào tạo bồi dưỡngtay nghề,…

- Ban đầu tư phát triển : trực thuộc Tổng giám đốc, có nhiệm vụ nghiên cứu

tìm tòi để nhập các thiết bị máy móc, hoạch định các công trình nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ban đầu tư phát triển có chức năng thammưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự ánđầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và tổ chức giám sát thi công các công trìnhxây dựng cơ bản, bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúctrong công ty

- Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ ghi chép, xử lý và phân tích các dữ liệu

về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý nguyên vật liệu nhậpvào, xuất ra, tính toán các khoản lương cho cán bộ công nhân viên, tính toáncác khoản phải nộp cho Nhà nước Phòng tài chính kế toán còn tham gia xâydựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụsản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về chỉ tiêu tiền mặt, chuyển khoảncủa các khâu trong công ty, xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hànhnhững quy định về ghi chép sổ sách các số liệu ban đầu, các quy định vềhạch toán kế toán ở các đơn vị

- Phòng tổ chức hành chính : là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết

về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa phục vụ về hành chính và xãhội, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về các công tác cán bộ lao động,

Trang 11

tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động

xã hội của công ty

- Phòng QA : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các khâu trong quy trình

công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng do công ty và khách hàng đề ra,tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng của công tytheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượnghoạt động có hiệu quả

- Trường đào tạo : là đơn vị trực thuộc cơ quan tổng giám đốc, có chức năng

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành vàcông nhân kỹ thuật các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuấtkinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế

- Phòng kho vận : có nhiệm vụ quản lý việc nhập kho và xuất kho các nguyên

vật liệu sản xuất, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vậnchuyển sản phẩm đến các hệ thống tiêu thụ…

- Phân xưởng cơ điện : là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng quản lý thiết

bị, cung cấp năng lượng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết

bị mới và các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất chính cũng như cáchoạt động khác của công ty

- Phân xưởng thêu - giặt – là : là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng thực

hiện các bước công nghệ thêu, giặt sản phẩm và tổ chức triển khai dán nhãnmác lên sản phẩm

- Phân xưởng bao bì : là đơn vị phụ trợ sản xuất, cung cấp hòm, hộp cát tông,

bìa lưng, khoanh cổ cho công ty và khách hàng, thực hiện các bước côngnghệ in

- Các xí nghiệp thành viên : là các đơn vị sản xuất chính của công ty với nhiệm

vụ: tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nguyên phụ liệu, cắt,may, là, gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo đúng quy định

Trang 12

II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

1 Đặc điểm hoạt động của công ty

Lĩnh vực đăng kí kinh doanh của công ty:

- Sản xuất các sản phẩm áo MS01 – 16 với các sản phẩm chính là quần áocác loại

- Đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, buôn bán thương mạicác sản phẩm thuộc ngành may

- Nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất

- Thực hiện xuất khẩu uỷ thác ( nếu có)

- Xuất nhập khẩu trực tiếp

Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty:

Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp chuyên may gia công và xuấtkhẩu hàng may mặc Sản phẩm của công ty là quần áo may sẵn các loại phục vụ chonhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu rất cao làhợp thời trang vì luôn thay đổi theo mốt, theo thời vụ, theo khí hậu và thời điểm vàocác dịp lễ hội Trong các mặt hàng của công ty thì mặt hàng chủ yếu là áo sơ mi,Jacket, quần âu…

Công ty cổ phần May 10 có thị trường trải rộng, bao gồm thị trường trong

và ngoài nước, trong đó, thị trường nước ngoài chiếm chủ yếu doanh thu của công

ty, từ 70% - 85% Thị trường trong nước trải rộng từ Bắc đến Nam nhưng chủ yếu

là ở hai miền Bắc và Nam, thị trường miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộcòn chưa phân phối được

Trang 13

Đối với thị trường nước ngoài, công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thịtrường chính sau:

- Thị trường EU : khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt

Nam nhưng yêu cầu chất lượng hàng hoá cao và chính xác trong thời hạngiao hàng nên đòi hỏi công ty phải có nỗ lực cao khi tham gia vào thị trườngnày Có thể kể một số hãng chính đang hợp tác với công ty như: Miles,Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker,Target, K – Mart, …

- Thị trường Nhật Bản : Đây là một thị trường rất hấp dẫn vì giá tương đối cao,

mẫu mã không thay đổi nhiều, thời gian giao hàng không đến nỗi quá ngặtnghèo, cứng nhắc Tuy nhiên, vấn đề chính khi xuất hàng sang thị trường này

là ghim và kim lẫn trong hàng Nếu bị phát hiện có kim và ghim lẫn tronghàng thì khách hàng sẽ khiếu nại và sẽ phải bồi thường giá trị tương đối lớn

Do vậy, khi triển khai sản xuất cũng như trong công đoạn kiểm tra hàng trêndây chuyền và công đoạn kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu là vấn đề công

ty đặc biệt lưu ý để không bị sót kim và ghim gãy trong hàng Hãng hợp tácvới công ty trong thị trường này có thể kể tới là Itochu Corp

- Thị trường Mỹ : Đây là một thị trường lớn, hấp dẫn vì đơn hàng thường với

số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi khắt khe, giá cả hợp lý Tuy nhiên,vấn đề thời hạn giao hàng, các quy định, thủ tục phức tạp khi nhập khẩu làmột trở ngại lớn đối với công ty Việc gia nhập WTO là một thuận lợi lớn đốivới các doanh nghiệp dệt may nói chung và đối với công ty May 10 nói riêng

vì các thủ tục nhập khẩu và các chi phí khi nhập khẩu đã giảm thiểu Đây sẽ

là một thuận lợi lớn vì sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam xuấtkhẩu vào Mỹ đã tăng 35% Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững trên thịtrường này, công ty cần phải có năng lực sản xuất lớn, trình độ tổ chức quản

lý cao để đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, chủng loại và quyđịnh về quy cách phẩm chất

- Thị trường Châu Á : thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm

tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo tình cảm hơn nên khicông ty gặp khó khăn thì thường giúp đỡ chứ không đòi phạt như khách hàng

Trang 14

của các thị trường khác Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá cả thấp hơn cácthị trường khác.

Hệ thống xí nghiệp thành viên

May 10 có 8000 cán bộ, công nhân tay nghề giỏi với ý thức trách nhiệmcao, giàu kinh nghiệm, hàng năm sản xuất 18 triệu sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêudùng trong nước và xuất khẩu

Hiện nay, công ty cổ phần May 10 có 13 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5

xí nghiệp tại Hà Nội, còn lại ở các địa phương khác như Hải Phòng, Thái Bình,Quảng Bình, Nam Định, Thanh Hoá Các xí nghiệp thành viên có năng suất rất cao,hàng năm sản xuất ra từ 700.000 – 2.200.000 bộ/năm và xuất thẳng sang các thịtrường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu

Hệ thống phân phối

Công ty có một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, gồm 126 đại

lý, trong đó tại Hà Nội có 20 cửa hàng, Bắc Giang có 2 cửa hàng, Hải Phòng có 1cửa hàng, Thanh Hoá có 1 cửa hàng, Ninh Bình có 1 cửa hàng, Bắc Kạn có 1 cửahàng, và một số tỉnh thành trên cả nước

Cơ sở vật chất và nguồn vốn

- Cơ sở vật chất

May 10 là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất và ứngdụng thành công các tiến bộ kĩ thuật về may mặc của các nước Châu Âu từ nhữngnăm 70 của thế kỉ trước Hiện nay, số lượng máy móc thiết bị chuyên dùng củacông ty chủ yếu do các nước thuộc EU, Nhật Bản, Mỹ chế tạo Riêng tại khu vựcGia Lâm có năm xí nghiệp với nhà cửa khang trang, có các dây chuyền cắt may,giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi, là thổi gấp áo tự động,… vào loại hiện đại nhất tạithời điểm này trên thế giới

Trang 15

Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty qua 3 năm 2004 - 2006

( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty)

Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm công ty đã không ngừng đầu tư đổimới trang thiết bị máy móc, biểu hiện ở số lượng thiết bị may mặc tăng dần từ 976chiếc năm 2004 lên 1015 chiếc năm 2005 và 1032 chiếc năm 2006 Máy móc trongcông ty một phần là do đối tác gia công bàn giao, phần còn lại là đầu tư mới Việcđầu tư máy móc giúp cho công ty hoàn thiện được một số sản phẩm, tránh tình trạng

đi thuê ngoài Bên cạnh đó, việc các đối tác gia công bàn giao máy móc sẽ giúp chocông ty tích luỹ được kinh nghiệm trong việc tiếp cận công nghệ mới Nhà xưởngkhông có gì biến động trong ba năm qua, số lượng phương tiện vận tải biến độngcũng không nhiều nhưng số thiết bị quản lý tăng nhanh Năm 2004, số lượng thiết bịnày là 115 chiếc thì năm 2005 đã tăng lên 19 chiếc, tương ứng với 24,36% và năm

2006 tăng lên so với năm 2005 là 15 chiếc, tương ứng với 15,46% Số thiết bị này

đa phần là các phần mềm, máy vi tính, máy photocopy, máy in,… để giúp cho việcquản lý thông tin trong công ty nhanh chóng và thông suốt

Nhìn chung, máy móc thiết bị của công ty khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việcquản lý cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ của công ty Hệ thống máy mócđược đầu tư nhiều hơn, dây chuyền sản xuất hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều cho việctăng năng suất, chất lượng của sản phẩm Hệ thống thiết bị văn phòng được quantâm đầu tư giúp cho việc quản lý được nhanh chóng và thông suốt Để đáp ứngđược nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước và yêu cầu của kháchhàng thì việc đầu tư trang thiết bị là hoàn toàn hợp lý

Bên cạnh đó, Công ty May 10 còn là doanh nghiệp đi đầu trong quản lýchất lượng sản phẩm từ công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩn quốc

tế ISO 9001 – 2000 và thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO

Trang 16

14000, được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh đánh giá thẩm định và cấp chứngchỉ Công ty cũng đã áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội DA 8000 trong toàndoanh nghiệp May 10 là một trong những công ty đầu tiên của ngành may ViệtNam xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đồng bộ cả ba tiêu chuẩn quan trọng này,đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm đối với các thịtrường có sức mua lớn nhất trên thế giới.

- Vốn sản xuất kinh doanh

Công ty May 10 có vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hoá là 54 tỷ đồng,trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, bán ra cho công nhân viên trong công ty 49%.Giá trị thực tế của Công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổphần hoá (Quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Côngnghiệp) là 191.582.176.851 đồng Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tạiCông ty là 54.364.533.575 đồng Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 5.767 lao độngtrong Công ty là 264.600 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 7.938.000.000 đồng

Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004 – 2006

2 Theo nguồn hình thành

Vốn chủ sở hữu 60684 65640 71297 4956 8,2 5657 8,6

Nợ phải trả 149331 180698 157386 31637 21,2 -23582 -13,03

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty)

Theo bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty có

sự biến động lên xuống Năm 2004, tổng nguồn vốn là 210020 triệu đồng, sang năm

2005 tăng thêm 39568 triệu, tương đương với tăng 17,4% Năm 2006, tổng nguồnvốn giảm so với năm 2005 là 17198 triệu đồng, tương ứng với giảm 7,3% Biếnđộng tổng nguồn vốn do nghiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do sự thay đổi vềnguồn vồn lưu động, vốn cố định, cũng như thay đổi về nguồn hình thành

Trang 17

Theo tính chất nguồn vốn: qua 3 năm, số vốn lưu động của công ty liên tụcbiến động Năm 2004, lượng vốn lưu động là 127778 triệu đồng, năm 2005 tăng lên

39568 triệu đồng, tương ứng với 31% nhưng tới năm 2006, lượng vốn lưu độnggiảm so với năm 2005 là 17198 triệu đồng, tương ứng với giảm 10,3% Vốn lưuđộng năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004 là do công ty mới chuyển sang hìnhthức cổ phần nên tăng nhiều để đưa vào sản xuất kinh doanh với quy mô lớn Vốnlưu động giảm trong năm 2006 là do lượng hàng tồn kho giảm mạnh Đây là mộtchiều hướng tốt giúp cho công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn

Vốn cố định của công ty giảm liên tục trong 3 năm với số lượng khôngnhiều Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 2975 triệu đồng, tương đương với 3,6%.Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 727 triệu đồng, tương ứng với 0,9% Lượngvốn cố định giảm là do khấu hao tài sản cố định và một số máy móc thiết bị đã khấuhao hết đưa vào thanh lý

Theo nguồn hình thành: theo bảng số liệu thì nguồn vốn chủ sở hữu củacông ty gia tăng không ngừng trong 3 năm Năm 2004 là 60684 triệu đồng, năm

2005 tăng thêm là 4556 triệu, tương ứng với 8,2% Năm 2006 tăng so với năm 2005

là 5657 triệu đồng, tương ứng với 8,6% Nguyên nhân của sự gia tăng này là docông ty mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên thu hút được nhiều vốn gópcho hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là tín hiệu đáng mừng vì công ty ngày càng

tự chủ về vốn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn vay của công ty có xuhướng chung là giảm dần Năm 2004 là 149331 triệu đồng, sang năm 2005 tăngthêm 31637, tương ứng với 21,2% Sự gia tăng này là do gia tăng vốn đầu tư dàihạn để sản xuất kinh doanh Đến năm 2006, lượng vốn vay lại giảm mạnh, giảm

23582 triệu đồng, tương ứng với 13,03% so với năm 2005 Đây là một điều khảquan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Nhân lực

Lao động là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của xã hội, là chủ thể trong quá trình sản xuất, là lực lượng tạo racủa cải vật chất trong xã hội Chính vì vậy, đối với bất kì một doanh nghiệp nào,đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, lực lượng lao động là rất cần thiết Riêng đối vớicác doanh nghiệp trong ngành may mặc, lực lượng lao động đòi hỏi tỉ mỉ và khéotay thì lực lượng lao động rất quan trọng Mặt khác, nhu cầu lao động trong ngành

Trang 18

dệt may rất lớn Với dân số Việt Nam khoảng 85 triệu, trong đó lực lượng lao độngtrẻ chiếm 50% lực lượng lao động của Việt Nam nên đây sẽ là một thuận lợi lớn chodoanh nghiệp.

Ngày đăng: 14/07/2016, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w