Tư tưởng gặp lại nhân dân là một tư tưởng đẹp. Tư tưởng ấy được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng năm hình ảnh ẩn dụ so sánh vừa mới lạ, vừa giàu chất thơ. Câu thơ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ là một so sánh độc đáo. Mùa đông tàn tạ, đàn nai đi kiếm ăn ở rừng xa. Nay mùa xuân đến, đàn nai trở về suối cũ mảnh đất đã bao đời gắn bó thân thiết yêu thương. Nai về suối cũ là sự thể hiện tình nghĩa thủy chung ở đời như con gặp lại nhân dân, được sống trong lòng nhân dân. Một chữ con dùng rất tinh tế, đã thể hiện một tình cảm chân thành, ấm áp. Đọc lên, ai cũng cảm thấy có mình trong đó. Câu thơ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa mở ra trong lòng ta bao liên tưởng đẹp. Ba tháng mùa đông, cỏ cây tàn tạ xơ xác úa vàng. Giêng hai đem hơi ấm mùa xuân cho vạn vật; cỏ trở nên xanh đẹp, tốt tươi. Mùa xuân là mùa của sắc cỏ. Phương thảo liên thiên bích (Cổ thi); Cỏ non xanh tận chân trời (“Truyện Kiều”). Mùa xuân cũng là mùa của chim én: Ngày xuân con én đưa thoi (“Truyện Kiều”). Én gặp mùa xuân để kết đàn, sinh sôi nảy nở... Chữ đón (cỏ đón giêng hai), chữ gặp (chim én gặp mùa) diễn tả niềm hạnh phúc được hồi sinh, được phát triển, được trở nên tươi đẹp. Lấy thế giới cỏ cây, chim muông để nói về niềm vui sướng hạnh phúc khi con gặp lại nhân dân là một cách nói thấm thía, đậm đà. Cánh én và sắc cỏ mùa xuân trong thơ Chế Lan Viên lúc nào cũng đẹp và đáng yêu: Tháng giêng, hai xanh mượt cỏ đồi Tháng giêng, hai vút trời bay cánh én. (Ý nghĩ mùa xuân) Còn gì vui sướng hơn, hạnh phúc hơn khi Đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, khi Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa? Dòng sữa ngọt ngào cũng là tình thương của mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Cánh tay của mẹ, của bà... nhẹ đưa khi chiếc nôi ngừng..., đã nâng giấc ngủ bé thơ. Giấc ngủ êm đềm trong lời ru tiếng hát, trong tình yêu thương. Mẹ và bà.... đã đến với em thơ trong sự khát khao, mong đợi. Và đó cũng là niềm vui hạnh phúc được sống trong tình yêu thương như khi con gặp lại nhân dân. Ý tưởng con gặp lại nhân dân được thể hiện một cách phong
Trang 1Ôn thi Văn: Chuyên đề 4
Thứ Năm, 16/06/2011, 09:59 SA | Lượt xem: 795
“Chí Phèo” của Nam Cao / “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân
* Câu 1.
Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã có những tên gọi nào? Anh (chị) hãy nêu
ý kiến nhận xét về những tên gọi đó.
* Câu 2.
Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn ngưởi ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” để làm sáng tỏ nhận định trên.
* Câu 3.
Bình giảng khổ thơ sau trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.
(Văn học 12, Tập 1,
sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000, tr 120)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Các ý chính:
1 Các tên gọi của tác phẩm “Chí Phèo”.
- Cái lò gạch cũ do tác giả đặt năm 1940
- Đôi lứa xứng đôi Nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đặt năm 1941
- Chí Phèo do chính tác đặt lại khi in trong lập Luống cày (Hội Văn hóa Cứu quốc xuất bản, Hà Nội, năm 1946)
2 Nêu nhận xét về các tên gọi.
- Cái lò gạch cũ.
+ Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm
+ Ý nghĩa: Nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng “Chí Phèo”, liên tưởng tố cáo và kết án xã hội đương thời Tạo nên những ám ảnh trong lòng người đọc Hạn chế: cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân
- Đôi lứa xứng đôi
+ Cách gọi này dựa vào mối tình Chí Phèo - Thị Nở, nhằm gợi trí tò mò của một số độc giả đương thời
+ Hạn chế: Chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí Phèo - Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, bộc lộ một khía cạnh tư tưởng
Trang 2nhân đạo của tác phẩm Tên gọi này đã biến đổi mối tình của hai nhân vật thành trò cười và gây ra một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm
- Chí Phèo.
+ Cách gọi này thống nhất với một số tác phẩm khác của Nam Cao: lấy tên nhân vật chính để đặt tên truyện : Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận,…
+ Ý nghĩa: Thể hiện đầy đủ chủ đề và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm
Bài làm (Câu 2)
Các ý chính:
1 Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
Ông là nhà văn rất tài hoa, yêu cái đẹp, khám phá thiên nhiên và con người ở phương diện thẩm mỹ và tài hoa nghệ sĩ
- Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” in trong tập “Sông Đà” (năm 1960) Ở đây, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc Đặc biệt “chất vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc
Nhân vật người lái đò Sông Đà đã mang “chất vàng mười” Đó là chất tài hoa, nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”
2 Phân tích nhân vật người lái đò Sông Đà để làm sáng tỏ nhận định.
a) Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Tuân về nghệ sĩ
- Với góc nhìn từ phương diện tài hoa nghệ sĩ, Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào, làm bất cứ nghề gì mà người giỏi giang, khéo léo, tài hoa trong công việc thì đều đạt đến trình độ nghệ sĩ, đều được coi là nghệ sĩ Vì vậy, trong văn chương của ông có cả nghệ sĩ viết chữ và có cả nghệ sĩ lái đò
- Quan niệm này bộc lộ tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với những người lao động bình thường mà tài giỏi, có bàn tay vàng
b) Phân tích vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của lái đò
- Vẻ đẹp của trí tuệ thông minh
Chi tiết phân tích: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”
“Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”
Ý nghĩa: Người lái đò thuộc con sông Đà như thuộc lòng bàn tay của mình, nhớ tỉ mỉ từng luồng lành, luồng dữ, từng tảng đá ngầm, đá nổi,
… Thực chất đó là những quan sát tinh tường, những kinh nghiệm quý báu ông đúc rút được từ trong những cuộc vật lộn với sông nước hằng ngày Tác giả đã trân trọng đề cao vốn kinh nghiệm đó bằng cách nói
so sánh “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá” Sự tài hoa của người lái đò đã được tô đậm ở chi tiết này
Trang 3- Vẻ đẹp của lòng kiên trì, dũng cảm trong cuộc vận lộn với thác dữ, đá dữ
Chi tiết phân tích: Tập trung phân tích hình ảnh ông lái đò chỉ huy con thuyền của mình vượt qua ba vòng thạch trận Trong quá trình phân tích, chú ý làm nổi bật sự tương phản giữa đá dữ, nước dữ và con người Cụ thể:
+ Đá dữ kết hợp với nước dữ tấn công con người từ nhiều phía: “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”, “bám lấy thuyền” mà đánh “đòn tỉa”,
“đòn âm” vào những chỗ hiểm, “đội cả thuyền lên”, “bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước”
+ Ông lái đò, trước những đòn độc hiểm như vậy không phải không có lúc "mặt méo bệch đi” (chú ý phân tích ý nghĩa của từ và đánh giá sự sáng tạo của tác giả trong việc dùng từ) Nhưng ông rất bình tĩnh, sáng suốt, dũng cảm đối phó với kẻ thù Các dộng tác liên tục không ngơi nghỉ: “giữ mái chèo”, “hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “nắm chặt lấy được cái bờm sóng” mà phi, “đứa thì ông tránh, mà rảo bơi chèo lên”, “đứa thì ông đè sấn lên, chặt đôi ra mà mở đường tiến lên”, “lái miết một đường chéo”
về phía cửa sinh
+ Lúc ngừng chèo, nghỉ trong hang đá, ông lái đò vừa nướng ông cơm lam, vừa kể chuyện về cá anh vũ, về những hang cá dầm xanh rất ung dung, thư thái
Ý nghĩa:
- Ca ngợi lòng kiên trì, dũng cảm kết hợp với trí thông minh và sự bình tĩnh, sáng suốt của người lái đò trong cuộc vật lôn với sóng nước dữ dội Tư thế của người lái đò là tư thế chiến thắng và luôn luôn chiến thắng Với những chiến thắng đó, người lái đò xứng đáng với danh hiệu nghệ sĩ tài hoa
- Nguyễn Tuân đã miêu tả và cảm nhận ông lái đò ở phương diện văn hóa và cốt cách tài hoa nghệ sĩ
Bài làm (Câu 3)
Các ý chính:
1 Xuất xứ:
Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa (1960) gợi cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế mới Bài thơ là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình
2 Bình giảng khổ thơ.
Trang 4- Khổ thơ toát lên niềm khát khao và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ
- Hai câu thơ đầu của khổ thơ:
+ Trở về với nhân dân là trở về với môi trường sống quen thuộc thân thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống Đồng thời, đó cũng là nọgn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật
+ Phân tích những hình ảnh so sánh: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim
én gặp mùa.
- Hai câu thơ sau của khổ thơ:
+ Nhân dân là người nuôi dưỡng, làm hồi sinh sự sống
+ Phân tích những hình ảnh so sánh: "Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa -Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"
3 Kết luận.
- Cả khổ thơ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả về cách xây dựng hình ảnh, về giọng điệu:
+ Khổ thơ là chuỗi hình ảnh liên tiếp làm nổi bật cảm xúc và tư tưởng khao khát, hạnh phúc trở về với nhân dân
+ Những hình ảnh so sánh gần gũi với tự nhiên và cuộc sống con người
+ Giọng điệu của khổ thơ tha thiết chân thành
- Khổ thơ thể hiện nét phong cách của Chế Lan Viên: suy tưởng sâu lắng và sáng tạo hình ảnh phong phú
Bài đọc tham khảo
Tôi rất yêu thích vần thơ của thi sĩ Chế Lan Viên nói về "hương nhân ái":
"Đóa hoa sen mặt đất tỏa hương trời
Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi".
Tôi cũng vô cùng thú vị mỗi lần nghe ai đó nhắc lại đoạn thơ này của ông:
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Năm 1960, tập thơ "Ánh sáng và phù sa" ra đời, một bước tiến mới về tư tưởng và nghệ thuật của Chế Lan Viên Bài thơ "Tiếng hát con tàu" nói lên tình yêu Tây Bắc và khát vọng lên đường đi đến mọi chân trời mơ ước để hiến dâng và sáng tạo. Bài thơ gồm có 3 phần: 1 Tiếng gọi lên đường; 2 Nỗi nhớ Tây Bắc; 3 Khúc hát lên đường
Đây là khổ thơ thứ 5 trích trong phần 2 bài "Tiếng hát con tàu" nói lên niềm hạnh phúc to lớn được gặp lại nhân dân:
"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Trang 5Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".
Tư tưởng gặp lại nhân dân là một tư tưởng đẹp Tư tưởng ấy được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng năm hình ảnh ẩn dụ so sánh vừa mới lạ, vừa giàu chất thơ Câu thơ "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ" là một
so sánh độc đáo Mùa đông tàn tạ, đàn nai đi kiếm ăn ở rừng xa Nay mùa xuân đến, đàn nai trở về "suối cũ" mảnh đất đã bao đời gắn bó thân thiết yêu thương "Nai về suối cũ" là sự thể hiện tình nghĩa thủy chung ở đời như "con gặp lại nhân dân", được sống trong lòng nhân dân Một chữ "con" dùng rất tinh tế, đã thể hiện một tình cảm chân thành,
ấm áp Đọc lên, ai cũng cảm thấy có mình trong đó
Câu thơ "Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa" mở ra trong lòng ta bao liên tưởng đẹp Ba tháng mùa đông, cỏ cây tàn tạ xơ xác úa vàng Giêng hai đem hơi ấm mùa xuân cho vạn vật; cỏ trở nên xanh đẹp, tốt tươi Mùa xuân là mùa của sắc cỏ "Phương thảo liên thiên bích" (Cổ thi); "Cỏ non xanh tận chân trời" (“Truyện Kiều”) Mùa xuân cũng là mùa của chim én: "Ngày xuân con én đưa thoi" (“Truyện Kiều”) Én gặp mùa xuân để kết đàn, sinh sôi nảy nở Chữ "đón" (cỏ đón giêng hai), chữ "gặp" (chim én gặp mùa) diễn tả niềm hạnh phúc được hồi sinh, được phát triển, được trở nên tươi đẹp Lấy thế giới cỏ cây, chim muông để nói về niềm vui sướng hạnh phúc khi "con gặp lại nhân dân" là một cách nói thấm thía, đậm đà Cánh én và sắc cỏ mùa xuân trong thơ Chế Lan Viên lúc nào cũng đẹp và đáng yêu:
"Tháng giêng, hai xanh mượt cỏ đồi
Tháng giêng, hai vút trời bay cánh én".
("Ý nghĩ mùa xuân")
Còn gì vui sướng hơn, hạnh phúc hơn khi "Đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa", khi "Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"? Dòng sữa ngọt ngào cũng là tình thương của mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ Cánh tay của mẹ, của bà nhẹ đưa khi "chiếc nôi ngừng" , đã nâng giấc ngủ bé thơ Giấc ngủ êm đềm trong lời ru tiếng hát, trong tình yêu thương Mẹ và bà đã đến với em thơ trong sự khát khao, mong đợi Và đó cũng là niềm vui hạnh phúc được sống trong tình yêu thương như khi "con gặp lại nhân dân"
Ý tưởng con gặp lại nhân dân được thể hiện một cách phong phú, đa dạng Gặp lại nhân dân là được sống trong hạnh phúc, trong tình nghĩa thủy chung Là được tiếp thêm sức sống, sức mạnh mà trở nên tốt đẹp, sinh sôi, phát triển Là được sống trong tình thương san sẻ, vỗ vễ, được thỏa nỗi chờ mong
Đoạn thơ trên thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật của Chế Lan Viên: giàu tính triết lí và vẻ đẹp trí tuệ Triết lí mà không khô khan, vì nhà thơ đã
Trang 6sáng tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, mới lạ và ngôn ngữ sắc sảo Ý tưởng đẹp, hồn thơ đẹp cứ quyện lấy lòng ta
Tư tưởng yêu nước và "thân dân" được thể hiện cảm động đó đây trong thơ ca dân tộc từ mấy trăm năm trước Nhưng sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tư tưởng vĩ đại ấy đã được một số nhà thơ như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên nói lên một cách chân thành, thấm thía và sâu sắc hơn:
- "Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ,
Ta nhớ người đau khổ nuôi ta
Ơn người như mẹ như cha
Lòng dân yêu Đảng như là yêu con"
(Tố Hữu)
- "Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao".
(Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên đây của Chế Lan Viên là một tiếng lòng được nâng lên thành một triết lí đẹp:Hạnh phúc khi được gặp lại nhân dân. Bốn câu thơ, câu nào cũng có hình ảnh đẹp, mới lạ biểu lộ một cá tính sáng tạo sắc sảo, tài hoa Qua đó, ta mới thấm thía như một nhà thơ lớn phương Tây
đã nói: "Câu thơ đẹp phải là câu thơ nói được một tình cảm đẹp"
Thiên Lam
Ôn thi Văn: Chuyên đề 6
Thứ Năm, 16/06/2011, 10:51 SA | Lượt xem: 913
sự nghiệp văn học của Nam Cao / “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam / “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
* Câu 1.
Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nam Cao.
* Câu 2.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
* Câu 3.
Anh (chị) hãy phân tích bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để thấy rõ nỗi
niềm tâm sự của nhà thơ.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Các ý chính:
Trang 7- Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng và cũng là cây bút tiêu biểu của nền văn học mới sau Cách mạng tháng Tám 1945
- Trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính
để sáng tác: cuộc sống của người trí thức nghèo và của người nông dân nghèo
Ở đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Đời thừa, Cười, Nước mắt, Mua nhà,… tiểu thuyết Sống mòn Trong khi miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, “giáo khổ trường tư”, học sinh thất nghiệp,
… Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ
Trong đề tài về nông thôn, với những truyện tiêu biểu như: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo,
- Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến Những tác phẩm tiêu biểu có: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng…
Bài làm (Câu 2)
Các ý chính:
1 Giới thiệu sơ lược.
Thạch Lam là nhà văn có tâm hồn đôn hậu Hai đứa trẻ là tác phẩm khá thành công của ông, khắc hoạ bức tranh làng quê, số phận những con người bé nhỏ và sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người
2 Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.
- Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế (cảm nhận của Liên về bức tranh chiều tối với những âm thanh quen thuộc: tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, bóng tối, bầu trời,…)
- Liên luôn khát khao cuộc sống có ý nghĩa hơn:
+ Liên thao thức đợi chuyến tàu đi qua như “mong đợi một cái gì tươi sáng” cho sự sống nghèo khổ hằng ngày
+ Liên “lặng lẽ theo mơ tưởng” khi chuyến tàu đi qua Trong cái nhìn của Liên có biết bao khát khao hi vọng (hình ảnh “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” đã trở thành niềm mơ ước)
+ Những cảm giác lắng lại trong tâm hồn Liên để lại chút bâng khuâng dịu nhẹ: “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”
3 Kết luận.
Ước mơ bé nhỏ trong tâm hồn Liên, nỗi vương vấn dịu nhẹ gợi ra một cảm giác trong lành, yên tĩnh Đó là khoảng sâu trong tâm hồn con người ở nhân vật Liên
Bài làm (Câu 3)
Trang 81 Vài nét về tác giả:
Đánh giá khái quát về giá trị nội dung của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp nhưng lại thấm đẫm nỗi buồn của tác giả
2 Phân tích bài thơ:
Hướng phân tích: Cắt ngang bài thơ theo mạch cảm xúc của tác giả, phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên gắn với việc lột tả tâm trạng của tác giả
a) Khổ thơ đầu
- Câu thứ nhất: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” Chỉ ra giá trị tu từ của câu hỏi: có thể là một lời trách móc nhẹ nhàng, một lời mời chào tha thiết, một sự hối tiếc vì đã không về được thôn Vĩ Nếu đứng ở phương diện tả cảnh thì đó lại là một phương tiện để phô bày cảnh đẹp của thôn Vĩ
- Ba câu tiếp theo:
+ Chú ý phân tích các từ ngữ “mướt quá”, “xanh như ngọc”, hình ảnh
“nắng hàng cau”, để nêu bật vẻ đẹp tươi mát, lung linh của cây lá tắm trong sương sớm và nắng mai của buổi sáng mùa xuân
+ Từ “ai” là từ phiếm chỉ gợi tình cảm vừa thân thiết, vừa bâng khuâng
xa vời
+ Hình ảnh “mặt chữ điền” gợi cái hồn của những con người chất phác, nhân hậu, cần cù, rất đáng yêu
- Tóm lại, cảnh thôn Vĩ đẹp, người thôn Vĩ đáng yêu đáng quý Qua đó, tác giả gửi gắm nỗi niềm nhớ nhung, những hoài niệm trong sáng của mình về xứ Huế mộng mơ
b) Khổ thơ thứ hai
- Hai câu đầu:
+ Tập trung phân tích các hình ảnh “gió”, “mây”, “dòng nước buồn thiu”,
“hoa bắp lay”
+ Ý thơ đã hé mở một nỗi buồn, một sự chia lìa, dang dở
- Hai câu tiếp:
+ Không gian thơ mộng, tràn ngập ánh sáng: sông trăng, bến trăng, thuyền trăng Cảnh vừa thực vừa hư, rất mộng ảo
+ Câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đồng thời là một câu hỏi bộc lộ nỗi niềm của nhà thơ với người mình thương nhớ, với bao khát khao đợi chờ
Tóm lại, cảnh vật ở khổ thơ này vẫn đẹp nhưng đã đượm buồn Nỗi niềm của nhà thơ gửi gắm ở đây là những khao khát hi vọng với hạnh phúc, với cái đẹp của tình người dù là xa xôi, mờ ảo
c) Khổ thứ ba
Trang 9- Tập trung phân tích các từ ngữ, hình ảnh “khách đường xa”, “mơ”, cấu trúc và âm điệu đặc biệt của câu “Mơ khách đường xa, khách đường xa”,
“áo em trắng quá nhìn không ra”, “…sương khói mờ nhân ảnh”, … Tất cả đều hướng tới và làm nổi bật sự khắc khoải, bồn chồn, vô vọng của nhà thơ, nỗi băn khoăn da diết, nỗi đau đớn tuyệt vọng của nhà thơ trước mối tình đơn phương
- Tóm lại, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhà thơ, một người có trái tim giàu yêu thương, khát khao sống mãnh liệt Dù trong hoàn cảnh nào, trái tim ấy vẫn hướng về cuộc sống, hướng về tình yêu
3 Kết luận.
- Đánh giá về nội dung
- Đánh giá về nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ
ST
Thiên Lam
Ôn thi Văn: Chuyên đề 7
Thứ Năm, 16/06/2011, 10:56 SA | Lượt xem: 1377
Chí Phèo” của Nam Cao / "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm / Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân
* Câu 1.
Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
* Câu 2.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm:
"Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Trang 10Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu".
(Trích SGK Văn học 12, Tập 1,
NXB Giáo dục 2001, tr 79 - 80)
* Câu 3.
Anh (chị) hãy phân tích hình tượng con sông Đà trong bài kí “Người lái đò
Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Các ý chính:
1 Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình ảnh “cái lò gạch cũ”.
- Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách lần đầu tiên (1941), nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi tên
là “Đôi lứa xứng đôi” Đến khi in lại trong lập “Luống cày” (1946), tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”
- “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng Hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một
ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc:hiện tượng "Chí Phèo " trong xã hội cũ.
2 a) Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ” Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng Chí đã lớn lên bằng
sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại) Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vung bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ
dữ” ở làng Vũ Đại
b) Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn
bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí
đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình
c) Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”