Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá dẫn đến nhiều nguy cơ mà trong bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việ
Trang 1Đề tài: Sự suy thoái đạo đức của xã hội Việt Nam từ khi đổi mới đến nay Tóm tắt thực trạng suy thoái
Do nguyên nhân nào? Do cơ chế thị trường haydo hội nhập quốc tế hay do khiếm khuyết về thể chế…
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người Sự tác động của nó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá dẫn đến nhiều nguy cơ
mà trong bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay Ngày nay, toàn cầu hoá không còn là hiện tượng mới mẻ; nó là một xu thế khách quan
mà mọi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hoá tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi, có thể “đi tắt đón đầu” để phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức Đó là thách thức trong việc giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Những thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là nguy cơ suy thoái về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay
Và đây cũng chính là lý do khiến tôi chọn đề tài tiểu luận của mình là :
“Sự suy thoái đạo đức của xã hội Việt Nam từ khi đổi mới đến nay
Tóm tắt thực trạng suy thoái.
Do nguyên nhân nào? Do cơ chế thị trường haydo hội nhập quốc tế hay do khiếm khuyết về thể chế…”
Trước tiên là làm sáng tỏ sự suy thoái đạo đức của XH Việt Nam và sau đó là phân tích nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
Toàn cầu hoá là quá trình biến các vùng, miền, các quốc gia dân tộc, những hoạt động khác nhau của các cộng đồng người từ chỗ tách rời nhau, độc lập với nhau đến chỗ gắn bó, liên kết lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, hữu cơ trên quy mô toàn thế giới Toàn cầu hoá đã bắt đầu từ khá sớm chứ không phải chỉ ở vài thập niên gần đây Cách đây 158 năm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường ”(1) Đó chính là quá trình quốc tế hoá - giai đoạn trước của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là sự phát triển mới về chất của quá trình quốc tế hoá Toàn cầu hoá chỉ xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các công ty liên quốc gia, xuyên quốc gia mang tính chất toàn cầu Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay.Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người Sự tác động của nó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá dẫn đến nhiều nguy cơ
mà trong bài viết này, tôi muốn làm rõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay
I Làm rõ khái niệm.
1 Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định
về thế giới, về cách sống Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
Trang 3Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội, là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên Đạo đức chính là là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình
2 Suy thoái đạo đước là?
Suy thoái về đạo đức chính là “phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định mục tiêu, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tác tổ chức sinh hoạt đảng; là dao động, mơ hồ, mất phương hướng, cho rằng theo con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ hoạ theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc; là nói và làm trái Cương lĩnh, Điều
lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, thậm chí a dua, xuyên tạc, bôi đen Suy thoái
về tư tưởng chính trị thực chất là sự biến đổi theo chiều hướng xấu dần về phẩm chất chính trị của một bộ phận cán đảng viên dẫn đến xa rời những nguyên tắc,
Trang 4quan điểm chính trị
Có nhiều hình thức có thể gọi là sự suy thoái đạo đức như:
Thứ nhất, suy thoái về tư tưởng chính trị gắn với suy thoái đạo đức, lối sống, hai mặt này gắn bó, tác động qua lại với nhau Vì thế, có thể xác định suy thoái tư tưởng chính trị qua đạo đức, lối sống và cũng có thể nhìn vào đạo đức, lối sống để nhận biết được suy thoái về chính trị tư tưởng trong mỗi cán bộ, đảng viên
Thứ hai, thông thường sự suy thoái về đạo đức, lối sống dễ nhận thấy và xuất hiện trước Khi sự suy thoái này kéo dài không được ngăn chặn sẽ xuất hiện suy thoái về tư tưởng chính trị Trong thực tế, có nhiều trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị (sự vô tổ chức, kỷ luật; vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng…) xuất hiện trước và là nguyên nhân đưa đến suy thoái về đạo đức, lối sống
Thứ ba, trong tổ chức đảng, đôi khi chỉ cần một vài người, nhất là lãnh đạo chủ chốt suy thoái thì có thể làm suy thoái nhiều người trong tổ chức
Trang 5Thứ tư, suy thoái về tư tưởng chính trị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ quan liêu, đồng thời quan liêu là sự hiện thực hóa sự suy thoái về tư tưởng chính trị Hơn nữa, suy thoái tư tưởng chính trị cùng với quan liêu là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí và tham nhũng là biểu hiện cao nhất của sự suy thoái
về đạo đức, lối sống
Khi tham nhũng, lãng phí không được ngăn chặn sẽ tác động trở lại làm cho suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống diễn ra nhanh và khó kiểm soát hơn Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả những người suy thoái
về tư tưởng chính trị đều tham nhũng, lãng phí
III Thực trạng về sự suy thoái đạo đức của nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp
Trang 6Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì vậy việc giáo dục đạo con người điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung
Nhìn vào thực trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên hiện nay có thể nhận thấy những biểu hiện cụ thể như : Dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Đây
là biểu hiện rõ nét nhất, tập trung nhất của suy thoái tư tưởng chính trị Từ dao động dẫn đến hoài nghi, không tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, không kiên định lập trường, quan điểm, làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội Không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận Không ít cán bộ, đảng viên tự thỏa mãn, bằng lòng với trình độ đã có, những nhận thức đơn giản, chung chung
Trang 7về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Học chủ yếu để lấy bằng để đủ điều kiện đề bạt, cất nhắc, nâng ngạch…
Phủ nhận thành quả do cách mạng đem lại Dạng này xảy ra ở khá nhiều người, họ thường ca cẩm về sự thiếu thốn, lạc hậu của đất nước, chê bai đất nước và con người Việt Nam Cao hơn là công khai bày tỏ sự nuối tiếc vì đã theo cách mạng, lãng phí thời gian tuổi trẻ của mình Tư tưởng này thường hay dẫn đến việc xét lại quá khứ, nặng về phê phán, chỉ trích các khuyết điểm mà không tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể Từ đó dẫn tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự đúng đắn của đường lối
Thiếu thống nhất với quan điểm, đường lối của Đảng, nói và làm không đúng với chủ trương, chính sách hiện hành Nhiều người không thật sự thông suốt, nhận thức chưa đầy đủ, thông tin thiếu cập nhật nên cố tình hiểu sai, cắt khúc, chỉ khai thác những nội dung có lợi cho riêng mình, né tránh những vấn
đề phức tạp Sự nguy hiểm của tình trạng này là tạo ra sự nói dối, nói một đường làm một nẻo, nói là nhất trí với đường lối, chủ trương nhưng không làm hoặc làm khác đi
Trang 8Không chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng Dạng này thường có biểu hiện “nhạt đảng”, ít coi trọng sinh hoạt đảng, không đặt mình dưới sự quản lý, giám sát của chi bộ, tổ chức đảng; báo cáo không trung thực, không nghiêm khắc tự phê bình và phê bình
Lơ là mất cảnh giác, không kiên quyết phê phán, đấu tranh với những người có quan điểm sai trái Một số cán bộ, đảng viên nhận được tài liệu đang lưu hành trái phép đã không báo cáo, nộp lại cho cấp ủy hoặc cơ quan chức năng mà cố tình giữ lại, sao chụp chuyển cho người khác Hiện tượng khá phổ biến là thờ ơ với các hành động, lời nói tiêu cực của các phần tử bất mãn Có người tán thưởng, hùa vào hoặc giữ im lặng, không tranh luận, sợ mất lòng
Cơ hội chính trị Tư tưởng cơ hội chính trị của một số cán bộ, đảng viên gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể Một số được nước ngoài tâng bốc, tài trợ đi đến chống đối Đảng và Nhà nước
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng suy thoái đạo đức
Bất kì một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của
nó Đạo đức của con người ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thiếu sự quan tâm của mọi người, bị xa lánh, mặc cảm về một cái gì đó Nền tảng giáo dục ngay từ khi còn bé trong gia đình, nhà trường, xã hội đã góp phần hoàn thiện đạo đức và nhân cách của con người Ý thức, trách nhiêm của mỗi người đối với đạo đức của bản thân mình và những người xung quanh Việc hội nhập quốc tế đã mang theo nhiều nền văn hóa khác nhau, hội nhập vào bên cạnh những lợi ích về kinh tế cùng ,đồng thời mang lại những tiêu cực
Trang 9về việc hình thành nhân phẩm của con người Cơ chế thị trường, và thể chế cũng góp một phần không nhỏ hình thành nên nhân phẩm của con người
II Nguyên nhân
Phía trên đây là thực trạng dẫn đến suy thoái đạo đức của tầng lớp các thế hệ nói chung
Và đâu là nguyên nhân của tình hình suy thoái đạo đức này?
Cho đến nay đã có rất nhiều ý kiến được nêu ra để lý giải Tất nhiên, những nguyên nhân được đưa ra có khác nhau tùy theo từng bối cảnh và vụ
việc, nhưng phần lớn đều đề cập tới những ý tưởng đại loại như sau: do
“mặt trái” của cơ chế thị trường, do sự sa sút của ý thức đạo đức cá nhân,
do hậu quả của thời chiến tranh, do pháp luật không nghiêm, do giáo dục
của gia đình và nhà trường, do tác động của văn hóa ngoại nhập, do
Internet, do phim ảnh và game bạo lực, do bản tính xấu xa và ích kỷ của
con người, do lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi, do cha mẹ và người
lớn thiếu gương mẫu,4 thậm chí có người còn cho rằng có lẽ nguyên nhân
sâu xa nằm trong “mã di truyền” hay “cốt cách của dân tộc”!
Bản thân tôi cho rằng nguyên nhân thì có rất nhiều ( như trên đã nêu) nhưng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chủ chốt chính là do cơ chế thị trường
III Biện pháp ngăn chặn suy thoái đạo đức
Trách nhiệm của học sinh- sinh viên
Thật thật thà không gian dối, dung cảm, không sợ chết, không làm theo sự xuối dục của người khác Phải tự ý thức được việc làm của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Trang 10 Có ý thức về một cuộc sống ích nhà lợi nước, có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, ý thức về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Có ý thức về tình người, biết thương người như thể thương thân
Có ý thức chống các thói hư tật xấu, không sống trụy lạc bê tha, không dối trá, không vì lợi ích mình mà hại người, phải làm cho có tiền để sống nhưng không vì tiền mà chà đạp lên đạo lý, lương tâm, tình nghĩa
Trang 11KẾT LUẬN Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước phát triển Ngược lại, nếu chúng
ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ mang lại những hậu quả khôn lường Sự suy thoái
về đạo đức là một vấn đề rất cấp thiết và đáng lên án Tuy xã hội cần có nhiều hình thức để lên án, tố cáo và ngăn chặn nhưng những hành vi, Tình tạng suy thoái vẫn tiếp diễn và luôn có xu thế tăng nhanh này Chính vậy mỗi chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn và tố cáo những hành vi đó
Trang 12
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do em suy nghĩ và viết ra Em không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ cũng như không sao chép bài tiểu luận của người khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tư tưởng HCM
Google.com.vn
Tailieu.com
Khotailieu.com
Trangchungta.net
Trang 13MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I Làm rõ khái niệm 2
1 Đạo đức là gì? 2
2 Suy thoái đạo đước là? 3
III Thực trạng về sự suy thoái đạo đức của nước ta hiện nay 5
II Nguyên nhân 8
III Biện pháp ngăn chặn suy thoái đạo đức 9
KẾT LUẬN 10
LỜI CAM ĐOAN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11