Hải Phòng là địa phương có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây đặc biệt là các vịnh, vụng thuộc quần đảo Cát Bà: như vịnh Cát Bà, vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ. Đây là khu vực phát triển kinh tế và du lịch trọng điểm của thành phố Hải Phòng. Do đó, nuôi trồng thủy sản trên biển hợp lý, kết hợp với du lịch là hướng đi đúng, cả hai hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại vịnh Bến Bèo nghề nuôi cá biển đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt năm 2008 hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt đã gây khó khăn cho người nuôi. Những nguyên nhân chính bao gồm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn tăng cao, nguồn vốn của dân có hạn, kỹ thuật nuôi của người dân còn hạn chế. Trong một số năm gần đây số lượng bè nuôi tại Cát Bà giảm xuống rất nhiều. Theo thống kê, năm 2008 ở vịnh Bến Bèo có 305 bè nuôi. Sang năm 2010, số lượng bè nuôi ở đây chỉ còn 240 bè và số lượng ô lồng thực tế sử dụng chỉ đạt khoảng 70%. Để giải quyết những tồn tại và khó khăn nêu trên thì việc đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè ở vịnh Bến Bèo là rất cần thiết. Kết quả đánh giá môi trường sẽ tạo cơ sở và định hướng cho việc quy hoạch lại vùng nuôi, hạn chế rủi ro xuất hiện nguồn bệnh, đảm bảo việc phát triển nghề nuôi cá lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trang 2Hà Nội, 2014
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trang 4Hà Nội, 2014
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
* Địa chất 32
* Thổ nhưỡng 32
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước 46
Hàm lượng sắt tổng số các mẫu thu quan trắc dao động từ 0,00 - 0,00mg/l, các giá trị này không ảnh hưởng tới môi trường và hoạt động của cá nuôi 52
3.3.2 Môi trường trầm tích 53
Trang 6DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
Bảng 1.1: Sản lượng nuôi cá Hồi trên thế giới năm 2005 3
Bảng 1.2: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Anh 18
Bảng 2.1: Vị trí các địa điểm thu mẫu 27
Bảng 2.2: Tần suất, thời gian quan trắc 28
Bảng 2.3: Các thông số quan trắc môi trường nước 29
Bảng 2.4: Các thông số quan trắc môi trường bùn đáy 29
* Địa chất 32
* Thổ nhưỡng 32
Bảng 3.1: Số lượng lồng nuôi cá biển đảo Cát Bà 38
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước 46
Bảng 3.2: Môi trường nước khu vực lồng nuôi cá biển và đối chứng 48
Hàm lượng sắt tổng số các mẫu thu quan trắc dao động từ 0,00 - 0,00mg/l, các giá trị này không ảnh hưởng tới môi trường và hoạt động của cá nuôi 52
3.3.2 Môi trường trầm tích 53
Bảng 3.3: Môi trường trầm tích vùng nuôi cá lồng biển và đối chứng 53
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Những tác động sinh thái từ trại nuôi cá biển 15
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về tích đọng P và N trong nuôi cá biển 16
Hình 2.1: Sơ đồ vùng thu mẫu Quần đảo Cát Bà 26
Hình 2.2: Sơ đồ thu mẫu vịnh Bến Bèo 27
Hình 3.1: Bè nuôi cá biển dày đặc trên vịnh Bến Bèo 39
Hình 3.2: Xay thức ăn cho cá biển trên vịnh Bến Bèo 41
Hình 3.3: Cá nuôi bị bệnh trên vịnh Bến Bèo 43
Biểu đồ 3.1: Diễn biến DO tại khu vực thu mẫu vịnh Bến Bèo 49
Biểu đồ 3.2: Diễn biến NH4+ tại khu vực thu mẫu vịnh Bến Bèo 51
Biểu đồ 3.3: Diễn biến COD tại khu vực thu mẫu vịnh Bến Bèo 52
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Biochemical Oxgen Demand - Nhu cầu Ôxy sinh họcCOD Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu Ôxy hóa học
DO Disolved Oxygen - Hàm lượng Ôxy hòa tan
EQS Environmental quality standards - Tiêu chuẩn chất
lượng môi trường
FAO Food and Agriculture Oganization -
Tổ chức nông lương thế giớiISO/TC 234 N028 Tiêu chuẩn quốc tế ISO - Giám sát môi trường nuôi
cá biển
NS 9410 (E) Tiêu chuẩn quốc gia của Na Uy (Norwegian
Standard), Giám sát môi trường nuôi cá biểnNTTS Nuôi trồng thủy sản
QCVN10:2008/BTNMT Quy chuẩn Việt Nam - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước biển ven bờSEPA Scottish Environment Protection Agency
OC Oganic Carbon - Cacbon hữu cơ
TN Total Nitrogen - Tổng nitơ
TP Total Phosphorous - Tổng phốt pho
TKN Total Kjeldahl Nitrogen - Tổng ni tơ Kjeldahl
Trang 9MỞ ĐẦU
Vùng biển ven bờ Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế thuỷ sản Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng kinh tế, vùng biển ven bờ đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái ngày càng gia tăng Ngành thuỷ sản, với các hoạt động gắn liền với biển, là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do ô nhiễm môi trường gây ra Trong thời gian qua, hoạt động nuôi hải sản, đặc biệt là nuôi cá bằng lồng bè ven biển, đã chịu những tổn thất lớn do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh
Cùng với sự phát triển nhanh về diện tích và sản lượng nuôi trồng của các giống loài thủy sản như: nuôi động vật thân mềm trên biển, nuôi tôm ven biển, nuôi cá tra, ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi cá lồng bè (cá biển) cũng đã
có những bước phát triển đáng kể, bước đầu đã tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện thu nhập cho người dân nghèo ven biển
Hải Phòng là địa phương có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây đặc biệt là các vịnh, vụng thuộc quần đảo Cát Bà: như vịnh Cát Bà, vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ Đây là khu vực phát triển kinh tế
và du lịch trọng điểm của thành phố Hải Phòng Do đó, nuôi trồng thủy sản trên biển hợp lý, kết hợp với du lịch là hướng đi đúng, cả hai hỗ trợ cho nhau cùng phát triển
Tuy nhiên thực tế hiện nay tại vịnh Bến Bèo nghề nuôi cá biển đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt năm 2008 hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt đã gây khó khăn cho người nuôi Những nguyên nhân chính bao gồm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn tăng cao, nguồn vốn của dân
có hạn, kỹ thuật nuôi của người dân còn hạn chế Trong một số năm gần đây số lượng bè nuôi tại Cát Bà giảm xuống rất nhiều Theo thống kê, năm 2008 ở vịnh Bến Bèo có 305 bè nuôi Sang năm 2010, số lượng bè nuôi ở đây chỉ còn 240 bè
và số lượng ô lồng thực tế sử dụng chỉ đạt khoảng 70%
Để giải quyết những tồn tại và khó khăn nêu trên thì việc đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè ở vịnh Bến Bèo là rất cần thiết Kết
Trang 10quả đánh giá môi trường sẽ tạo cơ sở và định hướng cho việc quy hoạch lại vùng nuôi, hạn chế rủi ro xuất hiện nguồn bệnh, đảm bảo việc phát triển nghề nuôi cá lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững Xuất phát từ yêu cầu
thực tế này, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực
nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng”
Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành với ba mục tiêu chính như sau:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước và bùn đáy tại khu vực nuôi
cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nuôi cá lồng bè
- Đề xuất một số giải pháp, hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường nước và bùn đáy tại khu vực nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng bè trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Vai trò của nuôi cá lồng bè trên thế giới
Nuôi cá lồng bè có từ lâu đời song nuôi cá biển phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mới phát triển vào những năm 1980 của thế kỷ XX Trong những năm qua nghề nuôi cá biển thực sự trở thành hướng đi rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia Những thành tựu khoa học công nghệ nuôi mới như sản xuất giống nhân tạo, sản xuất thức ăn công nghiệp và các trang thiết bị phục vụ cho nuôi cá biển được áp dụng nhanh chóng giúp cho ngành công nghiệp nuôi cá biển phát triển rất nhanh và nó đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hầu hết các quốc gia có biển
Theo FAO (2007), khu vực nuôi cá biển chủ yếu trên thế giới là Tây - Bắc
Âu, Địa Trung Hải, Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh, Bắc Mỹ và Australia Một số nước như Nauy, Chilê, Nhật Bản, Trung Quốc đã coi nuôi cá biển là một trong những ngành kinh tế quan trọng và xây dựng chiến lược lâu dài cho lĩnh vực này Hiện nay, những công nghệ tiên tiến về thiết kế, chế tạo lồng nuôi, chế biến thức ăn, chọn giống, quản lý môi trường và phòng trị bệnh đã tạo ra những đột phá lớn trong nền công nghiệp nuôi cá biển Sản lượng
cá của 10 nước đứng đầu thế giới được được thống kê trong năm 2005 như sau:
Bảng 1.1: Sản lượng nuôi cá Hồi trên thế giới năm 2005
Stt Quốc gia Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Stt Quốc gia Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%)
Trang 12Từ những năm cuối thế kỷ trước, nhiều nước có biển đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của biển nói chung và nuôi cá biển nói riêng Cá biển là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu sử dụng cá biển ngày càng tăng, trong khi đó sản lượng khai thác từ tự nhiên có hạn, do đó việc phát triển nuôi cá biển
là biện phát tất yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội
1.1.1.2 Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới
Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (2008), Trung Quốc có lịch
sử nuôi cá biển khá lâu, nhưng nuôi cá biển ở Trung Quốc mới phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỷ và hiện nay đang đứng đầu thế giới về sản lượng cá biển nuôi Năm 1979 thì chỉ có 1 vài lồng được nuôi ở Quảng Đông lưu giữ các loài cá song để xuất khẩu tới Hồng Kông và Ma Cao Sau đó nuôi cá biển tăng lên khoảng 960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông và Triết Giang Sản lượng
cá biển của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng nuôi là 101.000 tấn, năm 1995 là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lượng nuôi của
Châu Á, năm 2004 là 526.000 tấn, năm 2005 là 660.000 tấn (Su Yong - Quan et
al., 2006) Sau 10 năm sản lượng nuôi cá biển tăng gấp 5 lần nhưng giá trị nuôi
cá biển của Trung Quốc lại không cao, tổng giá trị nuôi năm 1999 chỉ đạt 962 triệu USD, giá trị trung bình của sản phẩm cá biển nuôi thương phẩm chỉ đạt 1,91 USD/kg Với sản lượng chiếm 20,5% tổng sản lượng cá biển nuôi trên thế giới nhưng giá trị chỉ chiếm 11% Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cá biển lớn nhất thế giới và mục tiêu của họ chủ yếu là tiêu thụ nội địa Quốc gia này sử dụng lồng thông dụng (98%) là lồng gỗ nổi lên mặt nước có kích thước 3 x 3 x 3
m Sau đó khoảng 6 năm gần đây có các loại lồng bằng phao kích thước 6 x 6 x 6m và kiểu lồng hình trụ có chu vi 60 - 100 m, sâu 8 - 12 m Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kỹ thuật và chi phí cao, loại lồng cỡ lớn chưa được áp dụng phổ
biến (Su et al., 2000).
Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong 2 thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá biển nuôi số 1 thế giới Từ đầu những năm 1960 tại Nauy lồng bè đã
được sử dụng để nuôi cá hồi đại dương (Salmo salar) (Schmittou et al., 2000) Đến thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là mũi nhọn để phát triển kinh tế
Trang 13của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng chủ đạo Sau 20 năm liên tục nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt tới đỉnh cao về nuôi cá biển, sản lượng và giá trị liên tục tăng Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000 tấn với giá trị 53 triệu USD, năm 1990 đạt 146.000 tấn giá trị 776 triệu USD, năm 1995 đạt 250.000 tấn giá trị 1,018 tỷ USD, đến năm 2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn giá trị 1,35 tỷ USD Sản phẩm cá hồi của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến
trên 7kg/con (Su Yong - Quan et al., 2006), chu kỳ nuôi rất khác nhau từ 2 - 6
năm Cá hồi được nuôi trong lồng đơn hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong các lồng hình chữ nhật xếp thành từng khối hay nuôi trong các bể bê tông xây sát bờ biển Điều đáng chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung mật độ cao nhưng về cơ bản vẫn giữ được độ trong sạch cho môi trường nước biển và thành công của công nghệ vacxin nên 20 năm nuôi liên tục cá hồi Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn Thị trường tiêu thụ cá hồi của Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á Theo kế hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2010 sản lượng
cá hồi của Nauy sẽ đạt 1 triệu tấn, cá tuyết đạt 0,5 triệu tấn (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Sau thành công của Nauy, nuôi cá lồng biển ở khu vực Bắc Âu phát triển rất mạnh mẽ, các loài nuôi chính vẫn là cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân Phần lớn sản lượng 2 đối tượng trên là ở Nauy, Scốtlen, Aixơlen, và đảo Faeroe, tuy nhiên một số nước như Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển đang tiếp cận công nghệ nuôi này Sản lượng khu vực Bắc Âu năm 2004 đạt 800.000 tấn cá hồi Đại Tây Dương và 80.000 tấn cá hồi vân (FAO, 2003)
Nhật Bản là nước đứng thứ 3 thế giới về mặt cá biển nuôi, nhưng đứng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản lượng Nhật Bản là nước đưa ra mô hình hiện đại về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ 70), là nước cho đến nay sinh sản nhân tạo nhiều loài cá nhất
và đang đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ khép kín và lồng nuôi được đặt ngay tại dòng hải lưu của Thái Bình Dương Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn, năm 2001 đạt 252.173 tấn, năm
Trang 142002 đạt 260.373 tấn và năm 2003 đạt 264.858 tấn (FAO, 2003) Nhìn chung sản lượng nuôi của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2000 không tăng nhiều nhưng do nuôi nhiều loài cá quý hiếm như cá cam, cá chình Nhật Bản, cá song nên đạt giá trị sản lượng cao, năm 1999 giá trị sản lượng nuôi cá biển của Nhật Bản đạt 1,73
tỷ USD Tuy nhiên do nhu cầu trong nước luôn cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển Năm 2000 nhập khẩu 334 triệu USD cá biển nuôi ở dạng sống (chủ yếu là cá chình từ Trung Quốc, cá song từ Đài Loan),
710 triệu USD cá hồi nuôi từ Nauy, Canada, Chile (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Chile là nước trước đây nghề cá khá đơn điệu chỉ tập trung vào khai thác
cá nổi có giá trị thấp Do có bờ biển khúc khuỷu, nhiều eo ngách, vịnh, khí hậu
ôn hòa, nước biển trong sạch rất thích hợp trong việc phát triển các loài cá ôn đới Chính vì vậy Chile đã chọn mô hình nuôi cá hồi Đại Tây Dương của Nauy
và cá hồi Thái Bình Dương của Nhật Bản làm đối tượng nuôi chính Bắt đầu từ những năm 80, nhưng chỉ vài năm sau nuôi cá biển ở Chile đã có những tiến bộ vượt bậc, sau 10 năm phát triển Chile đã trở thành cường quốc đứng thứ 4 thế giới về sản lượng, thứ 3 về giá trị và thứ nhì thế giới về xuất khẩu Ngoài 2 đối tượng trên Chile còn phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá hồi sông với sản lượng đạt 50.000 tấn vào năm 2000 (Bộ Thủy sản, 2006) Khi áp dụng công nghệ nuôi cá lồng của Nauy và Nhật Bản họ không dập khuôn mà sáng tạo xây dựng thành mô hình riêng của mình Lợi dụng địa hình thuận lợi, họ tiến hành quây lưới ở các eo ngách, vịnh nhỏ rồi nuôi cá hoặc đào các ao dọc biển để nuôi cá hồi, hạn chế nuôi cá trong lồng Chile lại có công nghiệp chế biến bột cá rất phát triển đạt tiêu chuẩn cao nên thức ăn cho nuôi cá biển ở Chile có giá thành thấp Đây chính là lợi thế nên Chile có giá thành cá biển thấp nhất thế giới dẫn đến xuất khẩu đạt lợi nhuận cao (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Đài Loan phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển của thế giới Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi khoảng 20 loài cá biển và hầu hết đều được sinh sản nhân tạo thành công (trừ cá chình) Vào những năm 1960, ngoài việc cho sinh sản nhân tạo
Trang 15thành công loài cá Hồi (Salmo gairrdreri), Đài Loan tiếp tục đạt được thành công trong sinh sản nhân tạo một số loài cá khác như: cá đối mục (Mugil
cephalus), cá măng biển (Chanos chanos), cá vền đen (Acanthopagrus schlegeli), cá vền đỏ (A Major) (1970), cá vền vàng (A Lates), cá chẽm Nhật
Bản (Lateobrax japonicus) (1980) Hiện nay, Đài Loan đang tập trung phát
triển nghề nuôi cá lồng trên biển để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường do việc mở rộng diện tích và các hình thức nuôi trong ao Tính đến năm
2000, có khoảng 1.500 lồng, trong đó khoảng 80% số lồng được sử dụng để nuôi
cá Giò (R Canadum), số lồng còn lại được sử dụng để nuôi các đối tượng: cá mú chấm đỏ (E Coioides), cá hồng (L Erythropterus), cá hồng bạc (L
Argentimaculatus) và cá tráp đỏ (Pagrus major) Năm 1990 sản lượng cá chỉ đạt
103 tấn, năm 1997 sản lượng đã tăng gấp 7 lần, đạt 873 tấn, và đến năm 1998 tăng gấp 3 lần đạt 2.673 tấn, trong đó cá giò chiếm 50% tổng sản lượng, đạt
1.500 tấn (Su et al., 2000) Đài Loan có trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi
cá biển đặc biệt là sinh sản nhân tạo Hình thức nuôi cá biển của Đài Loan cũng
đa dạng nhưng chủ yếu nuôi trong ao đất (bờ đúc xi măng) và có hệ thống lồng hiện đại chịu được sóng gió lớn Từ đầu những năm 1990, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống đi hầu hết các nước Châu Á (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Ở khu vực Châu Âu, năm 1970, Pháp thành công trong việc nghiên cứu sản xuất cá tráp Châu Âu, cuối năm 1980 Italia thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá mú Địa Trung Hải Đến năm 2002 tổng số cá giống của 2 đối tượng này đạt 650 triệu con (Bộ Thủy sản, 2006)
Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nước đứng đầu có nghề nuôi cá biển phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống tiến bộ của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho cá sinh sản nhân tạo, sản xuất được cá giống chất lượng cao, công nghệ nuôi được phát triển nhanh chóng Năm 2000 sản lượng nuôi đạt 79.000 tấn, giá trị 491 triệu USD, sau 10 năm phát triển, năm 2000 Hy Lạp trở thành cường quốc số 1 thế giới về nuôi cá tráp Châu Âu: 35.000 tấn và cá mú Địa Trung Hải: 44.000
Trang 16tấn Thành công của Hy Lạp về nuôi cá biển đã trở thành phong trào nuôi cá biển rầm rộ ở các quốc gia ven Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đều đưa các đối tượng trên vào nuôi và đã cho kết quả tốt Sản lượng năm 1995 ở khu vực này đạt 34.700 tấn, năm 2000 đạt 100.000 tấn, năm 2004 đạt 175.000 tấn (Francesco and Alessandro, 2006) Tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 17% Kích cỡ nuôi thương phẩm 2 đối tượng (cá tráp Châu Âu và cá mú Địa Trung Hải) tại khu vực này giao động trong khoảng 300 - 400 gam với thời gian nuôi từ 12 - 20 tháng Mục tiêu của Hy Lạp là nuôi cá biển xuất khẩu, hơn 70% sản lượng được xuất khẩu sang các nước EU Cỡ cá xuất khẩu rất đa dạng từ 250
- 700 gam/con Cá được chế biến dưới dạng cá đông nguyên con, cá tươi nguyên con, cá phi lê Mặc dù giá cá thương phẩm liên tục rớt giá: cá tráp Châu Âu từ 16,7 USD/kg năm 1990 xuống còn 10,5 USD năm 1994 và 6,5 USD năm 1999 nhưng nghề nuôi cá biển Hy Lạp vẫn đứng vững và phát triển ổn định do luôn cải tiến công nghệ nuôi, quản lý, tăng cường tiếp thị hơn nữa đầu vào luôn được giảm một cách hợp lý nên nghề nuôi vẫn phát triển vững chắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Các nước Đông Nam Á chưa có nghề nuôi cá biển phát triển như các nước ở khu vực trên Thái Lan là nước có điều kiện tự nhiên, môi trường biển gần giống với Việt Nam, thế nhưng nghề nuôi cá biển đã phát triển từ hơn 2 thập
kỷ qua, sản lượng tăng một cách ổn định, với hai đối tượng nuôi chính là cá mú
(Epinephelus spp) và cá chẽm (Lates calcarifer) Từ năm 1988 đến năm 1996
sản lượng cá chẽm đạt từ 654 - 2.998 tấn, cá mú đạt từ 357 - 723 tấn Hiện nay Thái Lan đang sản xuất hơn 100 triệu cá giống hàng năm, trong đó trạm thuỷ sản Satul sản xuất hơn 30 triệu cá giống (Kungvankij et al., 1986) Tuy nhiên từ sau
năm 2000, do sự cạnh tranh của cá tráp Châu Âu, sự thành công của Trung Quốc
và các nước khác trong sản xuất giống và nuôi cá vược, giá cá vược giảm nhanh làm cho nghề nuôi cá vược của Thái Lan bị đình chệ Philippin là nước dẫn đầu
thế giới về nuôi cá măng biển (Chanos chanos) và đang tiếp tục phát triển tuy giá
trị cũng đang ngày càng giảm sút Sản lượng cá măng năm 2005 của Philippin trên 37.000tấn Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn khá hạn chế (Viện Nghiên
Trang 17cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008) Tại Indonesia, các lồng nổi bằng tre hay gỗ cũng đã được sử dụng để ương nuôi cá giống được đánh bắt tự nhiên ngoài hồ từ
những năm 1920 Ngay cả cá rô phi thuộc dòng Oreochromis cũng đã được
trường đại học Auburn đưa vào nuôi trong lồng từ cuối những năm 1960 (Malcolm, 1996)
1.1.1.3 Một số đối tượng hải sản được nuôi trên biển
Các đối tượng cá biển trên thế giới hiện nay đang được phát triển nuôi là:
các loài cá song (Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus sp), cá măng biển (Chanos chanos), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá
chẽm (Lates calcarifer), cá dìa (Siganus sp), cá hồi, cá ngừ
Cá song (cá mú) được nuôi nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines các
loài cá song thuộc giống Epinephelus như cá song chấm nâu (E coioides), cá song hổ (E fuscogulatus), cá song điểm gai (E malabarricus), cá song mỡ (E
tauvina), cá song vang (E lanceolatus) Sản lượng nuôi cá mú năm 1997, khu
vực Châu Á Thái Bình Dương khoảng 15.000 tấn Trung Quốc dẫn đầu trên thế giới, cung cấp 8.000 tấn, sau đó là Indonesia Các nước khác sản xuất hàng năm trung bình 1.000-2.000 tấn vào năm 1900-1997 (APEC/SEADEC, 2001) Đài Loan là nước đi đầu trong công nghệ sản xuất giống cá biển, đã cho sinh sản thành công cá song từ năm 1985, có 84 loài cá song được tìm thấy và có khoảng
13 loài đã đưa và nuôi thương phẩm Hiện nay, Đài Loan là quốc gia sản xuất cá song đại trà với khoảng 600 trại giống hoạt động cho sản lượng khoảng 20 triệu
cá giống và trên 7.000 tấn cá mú thương phẩm vào năm 2001
Cá giò được nuôi rộng rãi khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc Cá giò tăng trưởng nhanh, phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chúng có thể
ăn thức ăn nhân tạo Trong điều kiện nuôi cá giò có thể đạt trọng lượng 3-4kg sau 1 năm và đạt trọng lượng 8-10 kg ở năm nuôi thứ hai Cá giò đang được nuôi
ở qui mô từ nhỏ đến lớn, được nuôi từ bè gỗ truyền thống đến các kiểu lồng tròn bằng lồng Nauy Ở Đài Loan nghề nuôi hải sản bằng lồng bè được phát triển từ
Trang 18năm 1970, đến năm 1993 đã cho sinh sản nhân tạo cá bớp thành công.
1.1.1.4 Một số công nghệ lồng nuôi cá biển trên thế giới
Công nghệ lồng bè nuôi cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh, công nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn giản, đến kiểu lồng nổi được trang bị hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dương chịu sóng Các mô hình lồng nuôi chịu sóng cũng rất đa dạng, có cấu trúc, hình dạng, hệ thống phao neo chịu lực, thể tích lồng nuôi cũng khác nhau tùy thuộc vào quy mô nuôi, vùng nuôi và loài nuôi Ưu điểm của hệ thống lồng chịu sóng là có khả năng nuôi ở vùng biển hở, ngoài khơi, chịu được sóng mạnh, có dung tích nuôi lớn, phù hợp với quy mô công nghiệp và nuôi với sản lượng lớn
Một số kiểu lồng nuôi vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng của Nhật Bản, kiểu lồng đại dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của Nga, kiểu lồng đại dương của Úc, kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu lồng đại dương của Nauy, kiểu lồng đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của Trung Quốc
1.1.2 Tại Việt Nam
Theo đánh giá của FAO, nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam còn non trẻ
so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, chúng ta có đầy đủ tiềm năng để phát triển nghề này (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2009) Với bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều eo vịnh, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đối tượng cá nuôi phong phú: cá mú, cá hồng, cá cam, cá tráp, cá giò, cá vược đều phân bố ở biển Việt Nam nhưng nuôi cá biển ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm nghiên cứu từ gần 10 năm nay Khởi đầu nuôi cá biển ở Việt Nam là những lồng giữ cá giống bắt từ tự nhiên để bán cho khách du lịch ở tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh Đến năm 1995, Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi
cá biển Sau hơn 10 năm, nuôi cá biển ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
Xuất phát từ tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nhu cầu của thị trường tiêu thụ cá biển trong và ngoài nước, phương án 3 của Chương trình 224 của Chính phủ đặt mục tiêu 200.000 tấn cá biển trong tổng số 1,13 triệu tấn của nuôi trồng
Trang 19hải sản nước mặn, nước lợ nói chung vào năm 2010 Tuy nhiên đến năm 2008 sản lượng cá biển mới chỉ đạt 5.029 tấn (Cục Nuôi trồng Thủy sản, 2008), do vậy mục tiêu đến năm 2010 đạt 200.000 tấn cá biển là rất khó thành hiện thực (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008).
Năm 2001 tổng số lồng nuôi trên biển là 3.990 lồng, sản lượng đạt 2.150 tấn, một số địa phương đã đưa cá biển vào nuôi trong ao đất như ở Cam Ranh - Khánh Hòa đạt sản lượng trên 100 tấn với 71 ha nuôi (Bộ Thủy sản, 2002), năm
2002 tổng số lồng nuôi 4.077 chiếc sản lượng cá nuôi đạt 2.626 tấn, trong đó miền Bắc đạt 599 tấn; Nam Trung Bộ đạt 919 tấn, miền Nam đạt 1.108 tấn (Bộ Thủy sản, 2003)
Theo báo cáo của Bộ Thủy sản (2005), năm 2005 hình thức nuôi cá lồng trên biển đã phát triển ở các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh, ven biển miền Trung: Đà nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, ven biển phía Nam Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang Tổng số lồng bè nuôi cá biển là 7.115 chiếc, sản lượng đạt 3.556 tấn
Theo số liệu của Bộ Thủy Sản và Ngân hàng Thế giới (Tháng 09/2006),
số lồng nuôi cá biển ở Việt Nam năm 2006 là 16.319 ô lồng với sản lượng 5.010 tấn Từ năm 2006 - 2007, một số doanh nghiệp nước ngoài nuôi cá biển ở Phú Yên, Khánh Hòa như Công ty Marine - Farm, công ty An Hải nuôi cá giò, cá song Chỉ tính riêng sản lượng của các công ty này ước tính khoảng 1.200 tấn (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2008)
1.1.2.1 Về đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi chủ yếu ở Việt Nam là các loài cá song (Epinephelus sp),
cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcarifer), và nuôi một số loài
cá biển khác như cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus sp), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá dìa (Siganus sp), nhưng số lượng không đáng kể.
1.1.2.2 Công nghệ thức ăn
Thức ăn hiện nay sử dụng chủ yếu vẫn là cá tạp chiếm khoảng 85%, một
số nơi sử dụng thức ăn tự chế tuy nhiên tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này chiếm tỷ lệ
Trang 20thấp khoảng 10%, và một số cơ sở bắt đầu nhập thức ăn công nghiệp, lượng thức
ăn công nghiệp sử dụng không đáng kể, mới chỉ dừng ở lại mô hình nuôi thử nghiệm chiếm khoảng 5%
1.1.2.3 Công nghệ lồng nuôi
Công nghệ lồng nuôi chủ yếu nuôi bằng lồng gỗ đơn giản, phao bằng nhựa hay bằng xốp Hình thức nuôi kiểu lồng chịu sóng vùng biển hở hiện nay chưa được áp dụng nuôi rộng rãi, do chi phí đầu tư công nghệ nuôi lồng chịu sóng rất cao, người dân không có khả năng đầu tư Tại Phân viện Bắc Trung Bộ (Cửa Lò), hiện đã áp dụng thành công công nghệ lồng nhựa tròn chịu sóng của Nauy, đã mở
ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá lồng tại các vùng biển mở (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2005)
1.1.2.4 Công nghệ sản xuất giống cá biển
Một số loài cá biển ở Việt Nam đã cho sản xuất nhân tạo thành công là: cá song, cá giò, cá vược, cá hồng mỹ Con giống đang nuôi hiện nay chủ yếu là do dân thu gom từ tự nhiên hoặc nhập giống từ Đài Loan, Trung Quốc, số lượng giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi hiện nay Vấn đề nghiên cứu sản xuất giống cá biển mới được quan tâm nghiên cứu trong vài năm trở lại đây
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng
cá biển
- Năm 1996-1997, trong đề tài nuôi cá biển của Viện nghiên cứu Hải sản
đã cho sinh sản được một số cá giò bột nhưng vấn đề kỹ thuật ương nuôi chưa được giải quyết, đây là giai đoạn sơ khai nghiên cứu cá biển ở Việt Nam Đến đề
tài “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị
kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam”, của Viện nghiên cứu Hải Sản tiến hành từ
năm 1998-2000, có sự hợp tác nghiên cứu với Viện DIFTA (Đan Mạch) năm
1998 và sự tham gia của các chuyên gia dự án NORAD thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, trong các năm 1999 và năm 2000 đã định hình được quy trình ương thâm canh cá giò Năm 1998 không thu được cá bột, đến năm 1999
Trang 21thu được 6.500 cá hương cỡ 4-6cm, nhưng đến năm 2.000 chỉ sản xuất được 1.000 con giống cỡ 8-10 cm trong mô hình ương nuôi quảng canh, dựa vào thức
ăn tự nhiên thu gom ở Cát Bà và Qúy Kim - Hải Phòng Trong 3 năm 2003) kỹ thuật sản xuất cá giò được Hợp phần 3- Dự án NORAD và dự án SUMA (DANIDA) tiếp tục nhiên cứu, đã phát triển thành quy trình ương thâm canh cá giò đi vào ổn định hơn: Tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống (8-10cm) đạt 2-4%; năng suất cá hương (2,5-3cm) đạt 7.500-8.000 con/m3, giống cỡ 6-8cm đạt 150con/m3 (trong hệ thống nước chảy và 250 con/m3 trong hệ thống tuần hoàn nước (Nguyễn Quang Huy và cs., 2003) Kỹ thuật sản xuất giống cá giò ngày càng hoàn thiện, từng bước chủ động cung cấp giống cho người nuôi
(2001 Năm 2002, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành nghiên
cứu của đề tài KC 06.13.NN: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi
thương phẩm một số loài cá song (Epinephelus spp) phục vụ xuất khẩu" Đề tài
đã được triển khai nghiên cứu tại 02 cơ sở của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (tại Cát Bà và Cửa Hội), tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và một doanh nghiệp ở Quảng Ninh (Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long)
từ tháng 11/2001 đến tháng 11/2004 Kết quả của đề tài đã đạt được những kết quả bước đầu như sau: Chọn lọc nuôi vỗ chuyển đổi giới cá bố mẹ đạt tỷ lệ thành thục 60 - 70% Tỷ lệ thụ tinh của trứng đạt 71,5- 82%, tỷ lệ nở đạt 76,0 - 82,1% Ương nuôi ấu trùng (cá bột) đến cá hương 40 ngày tuổi đạt 7,5% Ương cá hương lên cá giống (40 ngày tuổi, chiều dài 3 - 4 cm) đến 90 ngày tuổi (8 - 10 cm) đạt tỷ lệ sống 72 - 81% (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2005) Đề tài đã triển khai trên quy mô thí nghiệm tại Cát Bà, Cửa Hội, Vũng Tàu Năm
2003, đề tài phối hợp với Công ty Đầu tư Phát triển xản xuất Hạ Long thử nghiệm triển khai tại đảo Cống Tây (Quảng Ninh) Tổng số cá giống các cơ sở
đã xuất được trong 2 năm 2002 và 2003 là 301.000 con Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đang nuôi giữ đàn cá hậu bị đơn 300 con của 2 loài cá
song: cá song chấm nâu (E coioides) và cá song chanh (E.malabaricus) Kết quả
nuôi thương phẩm trong lồng từ đàn cá giống sản xuất nhân tạo năm 2002, năng suất nuôi đạt trung bình 6,2 kg/m3 nước Một ô lồng có thể tích 27 m3 (3x3x3m)
Trang 22đã đạt 1.600 - 1.700 kg (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2005).
Hiện nay nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, phát triển ở quy mô công nghiệp gặp nhiều khó khắn do nguồn giống hiện nay còn thiếu, còn phụ thuộc vào nguồn giống từ tự nhiên và nguồn giống nhập từ bên ngoài và công nghệ lồng nuôi và công nghệ sử dụng thức ăn còn lạc hậu
Sự thành công của các đề tài nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi cá giống và mô hình thử nghiệm nuôi cá lồng thương phẩm đã góp phần quan trọng thúc đẩy nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam trong giai đoạn tới
1.2 Nghiên cứu tác động của nuôi cá lồng bè đến môi trường sinh thái
1.2.1 Trên thế giới
Lợi ích kinh tế của nuôi cá biển rất lớn nhưng những ảnh hưởng của nó gây ra đối với môi trường sinh thái cũng không nhỏ Những tác động của nuôi cá biển đến môi trường đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như: Nauy, Iceland, Anh, Mỹ, Ca-na-da, Australia, Nhật Bản và Chilê Các báo cáo nghiên cứu của FAO (1996), G3 Consulting Ltd (2000), Heinig (2000), Kenneth (2001),
Nash (2001), Buschmann (2002), Crawford et al (2002), Weber (2003), Shakouri
(2003) và Phillips (2005) cho thấy: Mặc dù những rủi ro và mức độ tác động có tính đặc trưng khu vực và có thể khác nhau giữa các vùng nhưng các nghiên cứu đều đưa ra những rủi ro và tác động khá thống nhất Các tác động và rủi ro của nuôi cá biển tới môi trường sinh thái được tổng hợp theo 3 nhóm như sau:
- Nhóm có nguy cơ rủi ro cao:
+ Tác động của các phản ứng sinh hóa từ các chất hữu cơ lắng đọng (phân
cá, thức ăn thừa ) trên bề mặt trầm tích
+ Tác động của các kim loại nặng tích tụ trong trầm tích đến khu hệ động vật đáy
+ Tác động không mong muốn của thuốc, hóa chất trị bệnh lên cơ thể sinh vật
- Nhóm nguy cơ rủi ro thấp hơn:
+ Tác động sinh lý của hàm lượng ôxy hòa tan thấp trong môi trường nước.+ Tác động gây độc của H2S và NH3 từ các phản ứng sinh hóa
+ Tác động gây độc của tảo nở hoa
Trang 23+ Sự biến đổi của khu hệ động vật đáy, biến mất hệ động vật đáy.
+ Phát tán mầm bệnh của con người vào môi trường nước
+ Phát tán mầm bệnh của cá và động vật thân mềm vào môi trường nước.+ Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh của cá tự nhiên
+ Thay thế nguồn cá khai thác tự nhiên bởi cá nuôi
- Nhóm có ít nguy cơ hoặc không có nguy cơ rủi ro:
+ Phát tán những giống loài không thuộc bản địa ra môi trường tự nhiên, sau đó chúng tác động đến những giống loài đặc hữu trong vùng
+ Tác động của vi khuẩn kháng thuốc lên cá tự nhiên
+ Tác động lên sức khỏe và sự an toàn của con người
(Nguồn: Forrest et al.,2007)
Hình 1.1: Những tác động sinh thái từ trại nuôi cá biển
Trang 24(Nguồn: White, 2009)
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về tích đọng P và N trong nuôi cá biển
Forrest et al (2007) trong báo cáo tổng quan về tác động sinh thái của
nuôi cá biển trên thế giới cho thấy: Những tác động đến nền đáy khu vực bè nuôi
cá biển là lớn, đặc biệt là thức ăn thừa, phân thải, có thể bao gồm cả dư lượng hóa chất và thuốc trị bệnh dùng trong nuôi trồng thủy sản (Hình 1.1)
White (2009) đã đưa ra mô hình lý thuyết về tích đọng phốtpho (P) và nitơ (N) trong nuôi cá biển (Hình 1.2), qua đó cho thấy vật chất hữu cơ như: Nitơ và phốtpho lắng đọng dưới đáy lồng nuôi rất lớn, phốtpho từ 47 – 54% và Nitơ từ 12 – 20%
Vấn đề quan trọng nhất liên quan tới nuôi cá biển là bệnh cá, hiện tượng
cá nuôi thoát ra ngoài tự nhiên, sử dụng thuốc, hóa chất và tích lũy vật chất hữu
cơ dưới nền đáy Tuy nhiên những vấn đề này cần phải được xem xét trong mối quan hệ với nhau, mật độ lồng, bè nuôi lớn cùng với việc tích lũy thức ăn thừa và phân cá có thể là nguyên nhân dẫn tới việc cá bị sốc (stress), chậm lớn kéo theo bệnh, sự bùng phát của các vật chủ trung gian mang bệnh và sử dụng nhiều thuốc phòng trị bệnh…Vật chất hữu cơ tích đọng ở tầng đáy do đó có thể trở nên quan trọng đối với các hình thức tác động môi trường khác nhau (The Directorate of Fisheries - Norwegian, 1999)
Trang 251.2.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu về tác động của nuôi biển đến môi trường sinh thái tại Việt Nam hiện rất hạn chế
Báo cáo của bộ Thủy sản và ngân hàng thế giới (Ministry of Fisheries and The World Bank, 2005) về thủy sản Việt Nam cho thấy: có nhiều tác động ảnh hưởng của nuôi trồng, khai thác thủy sản ven bờ và xa bờ tới nguồn lợi thủy sản
và môi trường sinh thái, trong đó có đề cập tới:
- Môi trường nước vịnh Bắc Bộ đã bị khai thác quá mức so với sức tải môi trường
- Gia tăng nuôi trồng thủy sản và Trung Quốc cấm đánh bắt theo mùa làm tăng khai thác cá (bao gồm cả cá tạp) trong vùng nước Việt Nam
- Quan trắc và giám sát nguồn tác động chưa được thực hiện thường xuyên.Nghiên cứu của Trần Lưu Khanh (2005) về sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá biển tại Tùng Gấu (Cát Bà - Hải Phòng) và Phất Cờ (Vân Đồn - Quảng Ninh) cho thấy: Nuôi cá biển ở hai khu vực này tại thời điểm nghiên cứu, vẫn nằm trong giới hạn cho phép Báo cáo đã đưa ra đề xuất tăng thêm số lượng lồng nuôi cá ở hai vịnh này Vịnh Tùng Gấu có thể lên tới 465 lồng (thể tích mỗi lồng là 60 m3) và vịnh Phất Cờ có thể lên tới 180 lồng Khoảng cách giữa các cụm lồng bè, diện tích dãn cách từ 569 - 1.388m2 với 20 ô lồng/bè và 1.634 - 3.471m2 với những cụm bè nuôi có khoảng 50 ô lồng (Trần Lưu Khanh, 2005)
Theo kết quả quan trắc của Viện nghiên cứu hải sản năm 2008 môi trường nước khu vực nuôi cá biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng có dấu hiệu ô nhiễm: Các muối dinh dưỡng như: N-NH4 , P-PO43- cũng như Vibrio có mặt tại khu nuôi cá lồng bè gần cảng Cát Bà Nước biển khu vực nuôi cá lồng tại Bến Bèo, Tùng Gấu, gần cảng Cát Bà bị ô nhiễm đặc biệt là N-NO2-
Phương pháp quan trắc về chất lượng môi trường khu vực biển Hải Phòng, Quảng Ninh của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và Viện nghiên cứu Hải sản mới chỉ dùng lại ở mức độ mô tả và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và trầm tích, chưa thật sự nghiên cứu sâu về tác động của nuôi cá biển đến trầm tích
Trang 261.3 Giám sát môi trường nuôi cá biển của một số quốc gia trên thế giới
Trên thế giới đặc biệt ở các quốc gia có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh như: Na Uy, Anh, Ireland, Scotland, Canada, Mỹ, Chi lê, Australia, New Zealand mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, giám sát và kiểm soát về môi trường nuôi cá biển riêng
1.3.1 Vương quốc Anh
Scotland thuộc vương quốc Anh đã thông qua một chính sách bắt buộc các chủ trại nuôi cá biển phải tự giám sát môi trường, với sự kiểm tra thường xuyên một tỷ lệ nhất định trại nuôi bởi cơ quan bảo vệ môi trường (Scottish Environment Protection Agency – SEPA) Việc giám sát, thu mẫu và thiết kế chương trình được thay đổi tùy theo tình hình và mức độ nhạy cảm của trại nuôi,
để có thể đánh giá thường xuyên Cơ quan bảo vệ môi trường cung cấp một bộ hướng dẫn đánh giá liên quan đến tất cả các khía cạnh của việc giám sát môi trường cần thiết và thiết lập Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (Environment quality Standard – EQS) Họ cũng áp dụng một cách tiếp cận việc dự đoán các
mô hình mô phỏng nhưng ở mức độ đơn giản để đánh giá các tác động của hoạt động nuôi tới môi trường
Bảng 1.2: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Anh
Đánh giá trực quan
Màu sắc trầm tích: đen, nâu hoặc sáng, xám.Tính đồng nhất trầm tích: cứng, mềm, lỏng.Kết cấu trầm tích: cát, Limon, sét
Sự có mặt của thức ăn, vi khuẩn Beggiatoa.Thế ôxy hóa – khử
Hai mẫu được thu và đo trực tiếp thế ôxy hóa -Khử tại hiện trường (lớp trầm tích bề mặt khoảng 1cm)
Carbon hữu cơ 50g mẫu được thu trong khoảng 2cm lớp trầm
(Nguồn: Wilson and Black, 2009)
* Giám sát môi trường nước
Trang 27Giám sát môi trường nước tập trung vào mức độ dinh dưỡng, oxy hòa tan, thuốc và hóa chất Các tần số và mức độ chi tiết có liên quan trực tiếp đến sinh khối cá và sự nhạy cảm của môi trường tiếp nhận, liên quan đến thời gian xả các nguồn nước (Wilson and Black, 2009)
* Giám sát môi trường trầm tích
Thời gian giám sát môi trường trầm tích thường diễn ra trong vòng 1 tháng, thời điểm mà sinh khối (sản lượng) của trại nuôi đạt cao nhất, trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, ngoại trừ công việc điều tra cơ bản trước khi xây dựng trại nuôi Tất cả các vị trí được ghi chép và cố định cho các lần thu mẫu Sử dụng gầu thu mẫu đáy có diện tích tối thiểu là 0,02 m2 với năm lần lặp để phân tích động vật đáy và hai lần lặp cho phân tích các thông
số hóa học (Wilson and Black, 2009)
1.3.2 Ireland
Giám sát môi trường nuôi cá biển của Ireland gồm: Báo cáo môi trường và các hoạt động sản xuất của trại nuôi được thực hiển bởi chính các chủ trại và một phần đánh giá độc lập bởi các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu biển
Giám sát môi trường trong nuôi cá biển được thực hiện bởi một số các phương pháp:
- Môi trường nước được phân tích hàng tháng từ tháng mười hai đến tháng
ba hàng năm Mẫu được thu ngay dưới đáy lồng và khu vực cách xa lồng nuôi
Đo nhiệt độ và độ mặn, thu mẫu phân tích các thông số: ammonia, nitrat, nitrit và phốt phát
- Mẫu đáy được thu trong vòng 30 ngày, thời gian sinh khối cao điểm của trại nuôi
Tất cả các vị trí trong trại nuôi được so sánh với điều kiện trầm tích tại các
vị trí cách xa trại nuôi Chương trình này được áp dụng để đánh giá việc tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động (Wilson and Black, 2009)
Trang 28* Giám sát môi trường nước
Môi trường nước cũng được giám sát bởi Viện nghiên cứu biển, tuy nhiên
đa số các giám sát có liên quan đến động vật thân mềm
Cục Môi trường trực thuộc tỉnh New Brunswick (New Brunswick, the Department of the Environment - NBDENV), chịu trách nhiệm chính giám sát việc tuân thủ những quy định về môi trường nuôi cá biển Giám sát thường được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức độc lập - các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn
Trong khung quản lý môi trường (Environmental Management Framework - EMP) có một số nội dung với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ tối đa môi trường nuôi, bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường biển (Marine Environmental Quality Objectives - MEQO), áp dụng cho ngành công nghiệp nuôi cá biển
- Điều kiện môi trường trại nuôi, được xác định và phân loại theo nồng độ của sulfide trong trầm tích Đánh giá này được áp dụng đối với môi trường trầm tích khu vực trại nuôi
- Phân loại trại nuôi dựa vào hàm lượng trung bình của sulfide trong mẫu trầm tích, được thực hiện hàng năm vào tháng tám và tháng mười
Trang 291.3.4 Mỹ
Tại Mỹ hiện có hai bang nuôi cá biển là Washington và Maine, do vậy nhiệm vụ giám sát môi trường nuôi cá biển được thực hiện ở cấp độ bang Tại tiểu bang Maine, một tiêu chuẩn áp dụng cho các cơ sở chuẩn bị hoạt động được ban hành Trong đó một khảo sát cơ bản thực địa phải được thực hiện Mục đích của khảo sát đó là đánh giá điều kiện môi trường tại thời điểm trước khi đưa vào
sử dụng Có thể có nhiều hơn một đợt khảo sát nhưng nhất thiết phải có một đợt thực hiện từ ngày 1 tháng 4 đến 15 tháng 11
Khi trại nuôi cá hoạt động, phải tuân thủ theo theo giấy phép và quy định, được quản lý bởi Cục Bảo vệ Môi trường (Department of Environmental Protection - DEP) Điều này cho phép chi tiết các yêu cầu để theo dõi hoạt động thường xuyên Tất cả các cơ sở được phép phải tiến hành giám sát định kỳ chất lượng nước, trầm tích, đánh giá sinh học và quay video hoặc chụp ảnh các cuộc điều tra xung quanh trại nuôi
Môi trường nước được giám sát bao gồm các thông số: nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, độ mặn và độ trong, tần suất khu vực lồng nuôi một lần trên tuần, cách lồng nuôi 5 m, hai lần trong một tháng, khu vực cách xa lồng nuôi và hai lần trong một năm vào tháng tám và tháng chín (Wilson and Black, 2009)
1.3.5 Chi Lê
Một bộ quy tắc giám sát môi trường cho tất cả các trang trại nuôi cá biển
đã được ban hành, nó nằm trong hệ thống đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment System - SEIA)
Thông tin về môi trường của tất cả các trang trại nuôi cá biển phải được báo cáo tại một thời điểm cụ thể Thông tin bao gồm: các thông số về chất lượng nước và trầm tích, thời điểm trại cá có sinh khối tối đa Các chủ trang trại nuôi phải đảm bảo điều kiện hiếu khí được duy trì ở bề mặt đáy biển
Quy tắc này tập trung vào việc duy trì điều kiện hiếu khí trong lớp trầm tích và trại nuôi sẽ được tiếp tục hoạt động nếu duy trì được điều kiện này
* Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường
Đánh giá chất lượng môi trường chủ yếu căn cứ vào việc duy trì điều kiện hiếu khí của trầm tích Khi điều kiện kỵ khí được phát hiện, bắt buộc các trại
Trang 30nuôi phải giảm mức sản xuất Khoảng 30% sản lượng bị cắt giảm cho đến khi điều kiện hiếu khí được khôi phục.
1.3.6 NewZealand
Hội đồng Bảo tồn Môi trường Australia và NewZealand (The Australian and NewZealand Environment Conservation Council - ANZECC) đã phát triển một khung hướng dẫn cho giám sát chất lượng môi trường nước và trầm tích nuôi biển Bao gồm xác định mục tiêu chất lượng môi trường, các thông số, các phương pháp và kỹ thuật lấy mẫu phân tích
* Giám sát môi trường trầm tích
Phân tích định tính và định lượng mẫu trầm tích được thực hiện để giám sát và đánh giá tác động Một cách tiếp cận có tính chất vùng được sử dụng để đánh giá sự phù hợp với điều kiện tài nguyên dựa trên một mô hình lý thuyết Xác định mức độ chấp nhận được của tác động đến nền đáy tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường (Wilson and Black, 2009)
Ba khu vực được xác định trong vùng xung quanh trang trại, nơi chắc chắn có mức độ tác động trong phạm vi cho phép Khu vực thu mẫu phản ánh các điều kiện cụ thể của trại nuôi như dòng chảy, mô hình phân tán các chất thải từ trại nuôi
Mẫu được thu ngay dưới đáy lồng và dọc theo mặt cắt theo dòng chảy từ địa điểm mẫu trung tâm là trại nuôi Một điểm đối chứng cũng được thu mẫu tương tự
Các thông số phân tích gồm: Động vật đáy kích thước lớn hơn 1mm, thành phần cơ học và thành phần hữu cơ trầm tích
Quan sát trực quan và đánh giá định lượng các thông số được thực hiện như: đo độ sâu của trầm tích, thế ôxy hóa – khử, mùi, màu, kết cấu, hàm lượng Kẽm (Zn) của lớp trầm tích dưới đáy lồng cũng được phân tích Thế ôxy hóa –khử, sulfides được xác định bằng đầu đo điện cực
Khảo sát nền đáy phía dưới và xung quanh trại nuôi bằng quay video gắn trên xe chuyên dụng có điều khiển từ xa Phân tích định lượng động vật đáy, sự
có mặt của sinh khối vi khuẩn (bacteria)
Trang 31* Giám sát môi trường nước
Trang trại nuôi cá biển phải tuân thủ chặt chẽ chế độ theo dõi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước Hướng dẫn về danh sách các mục tiêu đánh giá sinh học đối với việc bảo vệ hệ sinh thái mà hội đồng khu vực đã quy định và hướng dẫn
áp dụng
1.3.7 Thảo luận về một số phương pháp giám sát
Các quốc gia kể trên đều có những hệ thống để giám sát tác động của nuôi
cá biển đến sức tải môi trường Nhìn chung mức độ giám sát về tần suất, số lượng mẫu hoặc độ phức tạp phụ thuộc vào nhận thức về nguy cơ rủi ro, quy mô hoạt động của trại nuôi và độ nhạy cảm của sức tải môi trường
* Giám sát môi trường nước
Tác động môi trường nước thường đề cập đến việc phát thải các chất dinh dưỡng và giảm hàm lượng ôxy xung quanh trại nuôi Khi đo lường chất dinh dưỡng cần chuỗi thời gian dài để có được số liệu có ý nghĩa, một số nước phương pháp này theo mô hình của Na Uy và Scotland Hầu hết các quốc gia đều bắt buộc phải đo hàm lượng ôxy với các độ sâu khác nhau, điều này đôi khi có thể cung cấp thông tin hữu ích, đặc biệt khi nhu cầu oxy sinh vật đáy rất cao
trong khi tốc độ dòng chảy yếu (Wilson, A et al., 2009).
* Giám sát môi trường trầm tích
Các tác động từ nền đáy thường dễ phát hiện và định lượng do đó những giám sát, đánh giá ở đây gồm cả hai lĩnh vực, vừa có tính học thuật lại vừa mang tính thực tiễn sản xuất
Các trại nuôi cá biển ở Scotland thường giám sát lần thứ hai hàng năm vào thời điểm sản lượng cá của trại nuôi đạt cao nhất và phạm vi của các thông số nghiên cứu khá toàn diện Đặc biệt nhấn mạnh tới việc xác định (và mô hình hóa) các thông số về thức ăn, rận cá và thuốc trị bệnh
Tại Ireland, mức độ giám sát cấp 2 cho các trại nuôi cá biển vừa bao gồm
cả về hình ảnh (quay Video hoặc chụp ảnh) và thế ôxy hóa – khử, mà tiêu chuẩn thấp hơn so với một số nước khác về quy mô trại nuôi cá Trại nuôi cá có sản lượng trên 1.000 tấn yêu cầu khảo sát động vật đáy cấp độ 3
Trang 32Phương pháp giám sát môi trường trầm tích ở Chi Lê, Canada, và Mỹ bao quát một phạm vi rộng tương tự như ở Scotland, với cả hai nhóm thông số về động vật đáy kích thước lớn (> 1mm) và các thông số hóa học, sinh học trầm tích Các mức độ tác động trầm tích được xác định rõ ràng
Một số quốc gia đã đưa ra tiêu chuẩn muôi trường (EQS) hoặc phương pháp tiếp cận nhưng có nhiều thông số khác nhau nên việc so sánh các tiêu chuẩn giữa các quốc gia là không thể Tuy nhiên các phương pháp tiếp cận đưa ra đều rất tốt, nếu được kiểm soát đầy đủ đây là công cụ quản lý rất hữu ích Trường hợp ngoại lệ tại New Brunswick (Canada): hệ thống này dựa chủ yếu vào giá trị
của hàm lượng sulfide như là chỉ số chính của tình trạng trầm tích (Wilson, A et
là Scotland và Canada, nhưng mới chỉ có Scotland là quy định phải thực hiện
Nhìn chung phương pháp giám sát môi trường nuôi biển của Na Uy được thết kế để đưa ra phản hồi thường xuyên và nhanh chóng Điều tra hàng năm về động vật đáy kích thước lớn (>1mm) được thực hiên tương tự như phương pháp của các nước khác do vậy mức độ tổng quát về thông tin môi trường rất tốt Phương pháp giám sát môi trường trầm tích trong nuôi cá biển thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh và đặc biệt không sử dụng phương pháp quay Video hay chụp ảnh trầm tích dưới đáy biển và không tốn công sức, kinh phí để thực hiện
đo một số thông số môi trường như đo tốc độ dòng chảy, đo DO theo độ sâu …
Theo Telfer and Beveridge (2000) thì hệ thống giám sát của Scotland tương đối giống với hệ thống giám sát môi trường nuôi cá biển tại Na Uy Mặc
dù cả hai hệ thống đều sử dụng phương pháp tương tự như áp đặt các hạn chế dựa trên sự phân loại các vùng nước ven biển và thực hiện một chế độ giám sát trên cơ sở sản xuất sinh khối và các đặc điểm vật lý của những vị trí nuôi trồng thủy sản, nhưng hệ thống ở Scotland dường như phức tạp hơn
Trang 33Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước và bùn đáy khu vực nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013
- Giới hạn về nội dung: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và bùn đáy khu vực nuôi cá lồng bè
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên của đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Thực trạng phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp số liệu để xác định hiện trạng chất lượng môi trường nước nước và bùn đáy khu vực nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng
- Các giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát
Bà, Hải Phòng
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này sử dụng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, bao gồm:
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên tại vịnh Bến Bèo, đảo Cát
Bà, Hải Phòng
- Thu thập thông tin về tình hình nuôi cá lồng bè: diện tích, số lồng nuôi, sản lượng, phương thức nuôi trồng, tình hình dịch bệnh
Trang 34- Thu thập các tài liệu liên quan đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực nuôi cá lồng bè.
2.4.2 Phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích mẫu
2.4.2.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu; tần suất, thời gian quan trắc
* Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn 6 bè nuôi trang trại tập trung trong vịnh Bến Bèo để thu mẫu nghiên cứu, đây là khu vực chịu tác động trực tiếp của nuôi cá biển (thu mẫu ngay dưới
Trang 35Hình 2.2: Sơ đồ thu mẫu vịnh Bến Bèo Bảng 2.1: Vị trí các địa điểm thu mẫu
STT Địa điểm hộ nuôi thu mẫu Ký hiệu Tọa độ
1 Đinh Như Đang HP1 20°44'5.63"N 107° 3'56.33"E
2 Đinh Như Giang HP2 20°44'2.62"N 107° 3'58.21"E
3 Đinh Như Ninh HP3 20°44'2.05"N 107° 3'52.60"E
4 Đinh Viết Thuận HP4 20°44'11.06"N 107° 3'47.56"E
5 Ông Văn Bắc HP5 20°44'20.49"N 107° 3'39.19"E
6 Ông Viết Minh HP6 20°44'7.52"N 107° 3'40.11"E
7 Đối chứng HPĐC 20°44'3.84"N 107° 4'16.04"E
Trang 36* Tần suất, thời gian quan trắc
Bảng 2.2: Tần suất, thời gian quan trắc
2.4.2.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
- Đối với môi trường nước: Các thông số: Nhiệt độ nước, độ mặn, pH và
DO được đo trực tiếp tại hiện trường Các thông số môi trường nước còn lại được thu bằng Bathometer, bảo quản trong chai nhựa (PE) giữ lạnh ở điều kiện nhiệt
độ từ 0o C - 4o C và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích
- Đối với bùn đáy: Mẫu trầm tích bề mặt (10 cm - 20 cm) được thu bằng gầu thu mẫu trầm tích: Thông số pH và thế Oxy hóa - Khử được đo trực tiếp trong mẫu bùn trầm tích, các thông số còn lại được bảo quản trong túi Nilon, giữ lạnh ở nhiệt độ 0o C - 4o C , sau đó chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích
2.4.2.4 Phân tích mẫu
- Thông số môi trường nước:
Trang 37Bảng 2.3: Các thông số quan trắc môi trường nước
1 Nhiệt độ nước oC Máy đo pH meter (hãng WTW - Đức)
2 Độ mặn ‰ Máy đo độ mặn (Atago-Nhật Bản)
4 Oxy hòa tan (DO) mg/l Máy đo DO (WTW - Đức)
5 Tổng ammonia:
(N-NH4+ và NH3) mg/l So màu (Phenate)
6 Nitrite: NO2- mg/l So màu (NED – Diazotizing)
7 PO43- mg/l So màu (Ascorbic acid)
8 Độ kiềm tổng số mg/l Chuẩn độ (Chỉ thị Metyl da cam)
9 COD mg/l Chuẩn độ (Thuốc thử KMnO4)
10 BOD5 mg/l TCVN 6001 - 2008
11 H2S mg/l Máy so màu DR890 (HACH - Mỹ)
12 Sắt tổng mg/l So màu (Tạo phức màu với KSCN)
- Thông số môi trường bùn đáy:
Bảng 2.4: Các thông số quan trắc môi trường bùn đáy
1 Thành phần cơ học trầm tích
Phương pháp tỷ trọng kế, phân loại kết cấu theo hệ thống phân loại đất của Mỹ
2 Carbon hữu cơ
(Organic Carbon - OC) %
Theo phương pháp Walkley - Black
3 Tổng nitơ
(Total Nitrogen - TN) % Theo phương pháp Kjeldahl
4 Phốt pho sẵn có(Available Phosphorous -
Trang 382.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá
Các kết quả phân tích được tổng hợp và so sánh với tiêu chuẩn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản và QCVN 10:2008/BTNMT - “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ”; áp dụng để đánh giá, kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác
Ngoài ra, để thể hiện sự ảnh hưởng của việc nuôi cá lồng nuôi tới môi trường nước, các mẫu phân tích cũng được so sánh giữa điểm quan trắc tại bè nuôi và mẫu đối chứng (cách bè nuôi 600 - 800m)
2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Excel làm công cụ cho công tác xử lý các số liệu phân tích môi trường Các phép thống kê được áp dụng gồm có: giá trị trung bình, tần suất, Min, Max, độ lệch chuẩn
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của đảo Cát Bà, Hải Phòng
3.1.1 Vị trí địa lý
Vùng đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng có khoảng
366 hòn đảo lớn nhỏ, nằm về phía Nam vịnh Hạ Long và phía Đông thành phố Hải Phòng, có tọa độ địa lý như sau:
Từ 20o44' đến 20o55' vĩ độ Bắc
Từ 106o54' đến 107o10' kinh độ Đông
Cát Hải là một huyện đảo của thành phố Hải Phòng, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng Phía Tây Bắc huyện Cát Hải giáp với Yên Hưng (Quảng Ninh), phía Đông Bắc là Vịnh Hạ Long Ba mặt giáp với biển Đông, huyện có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của thành phố Hải Phòng Huyện Cát Hải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ, kỹ thuật với các địa phương khác trong vùng, trong nước và các nước khác trên thế giới (UBND huyện Cát Hải, 2005)
Có thể khẳng định vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật của huyện Cát Hải, nơi có nhiều điều kiện để hình thành các ngành kinh tế mạnh như ngành nuôi trồng hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch
3.1.2 Địa hình địa mạo
Đây là vùng quần đảo đá vôi, cùng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kéo dài thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều
Trong vùng đảo Cát Bà có hàng trăm hòn đảo, lớn nhất là đảo Cát Bà, độ cao phổ biến từ 100 - 150m Cao nhất là đỉnh 331m và 322m thuộc dãy Cao Vọng nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà thuộc xã Gia Luận
Nơi thấp nhất có độ cao 39m thuộc vườn Quốc gia Cát Bà, vùng vịnh Lan
Hạ sâu nhất tới 18m (đo lúc mực nước biển trung bình) Địa hình đặc trưng ở đây
Trang 40là núi đá vôi có vách dốc đứng, lởm chởm đá tai mèo và rất hiểm trở Trong đó
có cả các hang động, các thung lũng Karst được bao bọc bởi các dãy đá vôi, các tùng áng ăn sâu vào bờ đá, các bãi triều có nhiều bùn đất lắng đọng rộng lớn và bằng phẳng, trên mặt có rừng ngập mặn mọc dầy đặc, có các bãi cát phân bố rải rác xung quanh một số đảo nhỏ, có ngấn sóng vỗ, có rạn san hô ngầm và trần san
hô viền quanh chân đảo (UBND huyện Cát Hải, 2005)
3.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
* Địa chất
Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm) Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m) Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn các thành tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được thành tạo do phù sa sông biển Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (> 2m), dưới sâu hơn
là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của nước triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này (UBND huyện Cát Hải, 2005)
* Thổ nhưỡng
Với nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karster và khí hậu nhiệt đới ẩm đã hình thành những loại đất chính như sau: