1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử lý rác thải xuân sơn, thị xã sơn tây thành phố hà nội và đề xuất giải pháp quản lý

83 95 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Mục tiêu của luận văn là đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử ý rác thải Xuân Sơn dựa trên các yếu tố như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.. Các v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Xuân Tùng

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI XUÂN SƠN, THỊ XÃ SƠN TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Xuân Tùng

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI XUÂN SƠN, THỊ XÃ SƠN TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Hoàng Anh Lê

Hà Nội 2016

Trang 3

Trong quá trình thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, khó tránh khỏi thiếu sót,đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2016

Học viên

Nguyễn Xuân Tùng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3

1.1.1.Tổng quan xử lý rác thải Sơn Tây 3

1.1.1.1 Về công tác quản lý 3

1.1.1.2 Về công tác vận hành 5

1.1.1.3 Công tác xử lý rác 5

1.1.2 Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây 11

1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Sơn 17

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21

CHƯƠNG II:ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp thu thập và thừa kế dữ liệu 25

2.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa 26

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 27

2.2.4 Phương pháp so sánh 28

2.2.5 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Thực trạng công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy 30

3.2 Hiện trạng công tác xử lý môi trường tại nhà máy 32

3.2.1 Công tác thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm 32

3.2.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại nhà máy 35

3.2.3 Các khó khăn trong công việc quản lý và xử lý chất thải tại nhà máy 36

3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy 38

3.3.1 Chất lượng môi trường nước 38

3.3.2 Chất lượng môi trường không khí 45

Trang 5

3.3.3 Chất lượng môi trường đất 48

3.3.4 Một số vấn đề môi trường xã hội 49

3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện 50

3.4.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách 50

3.4.2 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực 52

3.4.3.Giải pháp về quản lý, điều chỉnh cơ sở hạ tầng 53

3.4.4.Giải pháp quản lý rác tại nguồn 54

3.4.5.Giải pháp cải thiện môi trường 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

Kết luận 58

Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC……… … …i

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0

C) 18

Hình 1.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%) 18

Hình 1.3: Lượng mưa tháng và năm (mm) 19

Hình 1.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) 20

Hình 2.1: Nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn 25

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ Seraphin 30

Hình 3.2: Sơ đồ quản lý nhà nước tại khu xử lý Xuân Sơn, Sơn Tây 37

Hình 3.3: Hàm lượng pH và NH4 so với QCTĐHN…… 38

Hình 3.4: Chỉ số BOD5, COD so với QCTĐHN…… ……… 38

Hình 3.5: Chỉ số N so với QCTĐHN 38

Hình 3.6: Chỉ số Coliform của nước so với QCTĐHN…… 38

Hình 3.7: Hàm lượng kim loại nặng trong nước so với QCTĐHN 39

Hình 3.8: Chỉ số COD, BOD5 so với QCVN 39

Hình 3.9: Chỉ số tổng N, NH4+ so với QCVN 39

Hình 3.10: Chỉ số ion NO2- trong nước…… …… 41

Hình 3.11: Chỉ số ion NH4+, NO3- trong nước 41

Hình 3.12: Chỉ số BOD5, COD trong nước…… 41

Hình 3.13: Chỉ số TSS trong nước……… 41

Hình 3.14: Chỉ số Coliform trong nước mặt 41

Hình 3.15: Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt 42

Hình 3.16: Hàm lượng sắt, đồng 42

Hình 3.17: Chỉ số chất lượng nước ngầm 44

Hình 3.18: CLMT không khí xung quanh sát khu xử lý rác……… 46

Hình 3.19: CLMT không khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 100m 46

Hình 3.20: CLMT không khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 500m………… 46

Hình 3.21: Cổng vào nhà máy và cao độ khu sàng lọc rác……… 53

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các giai đoạn của bãi chôn lấp 6

Bảng 1.2: Khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng 8

Bảng 1.3: Khối lượng nước rỉ rác 9

Bảng 1.4: Thống kê các tác động của nhà máy xử lý 11

Bảng 1.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác 13

Bảng 1.6: Nồng độ phát thải khí khi đốt rác thải 15

Bảng 3.1: Sản phẩm cháy khi đốt rác 32

Bảng 3.2: Vị trí các điểm lấy mẫu đất 48

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 48

Trang 8

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

CTCP&MTĐT Công ty cổ phần và môi trường đô thị

TXLNR Trạm xử lý nước rác

TXLNT Trạm xử lý nước thải

Trang 9

xử lý rác thải ngày càng bị ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với chất ô nhiễm trong quá trình xả thải của các nhà máy, khu công nghiệp nói chung và rác thải từ các khu đô thị nói riêng Do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, số lượng chất thải, thải ra ngày càng nhiều, đã làm ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân, đặc biệt là các khu dân cư sinh sống gần các khu xử lý chất thải

Theo thống kê, ngày 31/12/2005, tổng dân số tại Hà Nội là 3,23 triệu người tương ứng với lượng rác thải sinh hoạt ước tính 5000 tấn/ngày và có xu hướng tăng 15% qua các năm Đến cuối năm 2014 lượng dân số trên địa bàn Hà Nội là 7,2 triệu người chưa kể gần 01 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú do mở rộng địa giới hành chính Dân số tăng gần 2,3 lần đã làm lượng rác thải tăng đột biến cùng tốc độ đô thị hóa diễn biến nhanh chóng, công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu,

đã làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại các nơi tập kết, thu gom rác thải trong đô thị và địa điểm xử lý rác tập trung

Cùng với mô hình quản lý các khâu thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý các rác thải sinh hoạt chưa được đồng bộ hóa Thực tế, một khu vực có nhiều hơn 01 công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải đô thị, dẫn đến việc quản lý về quy trình xử lý môi trường quá phức tạp

Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý” Mục tiêu của luận văn là đánh giá

được hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử ý rác thải Xuân Sơn dựa trên các yếu tố như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí Từ đó chỉ ra được thực trạng môi trường và đề xuất các nhóm giải pháp quản lý nhằm khắc phục, hạn chế từng bước ô nhiễm môi trường do nhà máy gây nên

Bố cục của luận văn bao gồm 03 chương, không kể lời nói đầu, danh mục bảng biểu, hình vẽ, chữ viết tắt và phụ lục đính kèm cụ thể như sau:

Trang 10

Chương 1: Tổng quan

Nội dung chương này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về các vấn đề môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Chương này được sử dụng với mục đích xác định rõ đối tượng nghiên cứu và không gian địa lý khu vực nghiên cứu

Cung cấp thông tin các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài làm

và mục đích hướng tới của từng phương pháp giúp hoàn thành bài luận điểm

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 3 được chia làm 2 phần chính, phần đầu là đưa ra hiện trạng khu vực

xử lý, bao gồm hiện trạng công nghệ và hiện trạng môi trường và đánh giá chất lượng các thành phần môi trường khu vực nghiên cứu Phần tiếp theo là các nhóm giải pháp đề xuất như nhóm giải pháp về quản lý, nhóm giải pháp về công nghệ được đưa ra đề xuất với mục đích cải thiện, nâng cao, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt của nhà máy đến khu vực xung quanh

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1.Tổng quan xử lý rác thải Sơn Tây

1.1.1.1 Về công tác quản lý

Khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn thị xã Sơn Tây có tổng diện tích của giai đoạn 1 và 2 là khoảng 26ha, cơ bản đáp ứng nhu cầu rác thải phía Tây thành phố Hà Nội Hiện tại HTX Thành Công đang thu gom, vận chuyển khoảng 700 tấn rác thải/ngày của 5 quận, huyện (Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất) Lượng rác này được vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý rác thải (XLCT) Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) để chôn lấp mặc dù hiện nay, các hố chôn lấp rác của thành phố đều ở trong tình trạng quá tải

Khu liên hiệp XLCT Xuân Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ đồng, công suất xử lý 300 tấn rác/ngày [2] Ban đầu, khu xử lý rác thải Sơn Tây (đặt tại xã Xuân Sơn) phục vụ chôn lấp và xử lý rác cho thị xã Sơn Tây và 06 huyện lân cận Diện tích ban đầu của dự án là 04ha, công suất thiết kế từ 40 - 50 tấn/ngày, sau đó được mở rộng thêm 09ha vào năm 2002 (trong đó có 03ha, cắt giao cho Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin xây dựng 01 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt) [2] Giai đoạn 1 của khu xử lý hiện chỉ dừng ở chôn lấp đơn giản Đến nay, toàn khu có 10 hố chôn lấp rác với công suất hoạt động hơn 80 tấn/ngày, dự kiến, đến cuối năm 2009 sẽ không còn khả năng tiếp nhận rác, vì vậy, từ năm 2006,

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) đã Quyết định thu hồi 13ha đất, thuộc xã Tản Lĩnh nằm sát dự án để mở rộng khu xử lý rác

Do quá tải nên vào mùa mưa, nước thải từ khu xử lý chôn lấp này đã tràn ra thôn Lễ Khê, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa của địa phương, một số giếng nước của nhà dân cũng bị ảnh hưởng Thêm vào đó, hố chôn lấp rác khá đơn giản, nên khi san lấp rác không thể tránh khỏi mùi hôi gây ô nhiễm không khí

Theo Quyết định số: 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 và Quyết định số : 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 sửa đổi bổ sung mô ̣t số điều quy đi ̣nh về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố Hà

Trang 12

Nô ̣i giai đoa ̣n 2011-2015, khu XLCT Xuân Sơn được UBND thành phố giao cho Sở Xây dựng quản lý Mă ̣t khác, tại Quyết định số:16/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của UBND thành phố , Sở Tài nguyên và Môi trường được giao quản lý rác thải nông thôn trên đi ̣a bàn 17 huyê ̣n ngoa ̣i thành , đồng thời tham mưu cho thành phố điều tiết, phân luồng rác của các huyê ̣n về khu xử lý chất thải Xuân Sơn

Do có 02 đơn vị cùng quản lý song song và không có sự thống nhất, nên công tác quản lý chất thải rắn ta ̣i khu XLCT Xuân Sơn còn nhiều yếu kém và không thực tiễn Các khu vực nhà máy cần diện tích đất lớ n để xây d ựng nhà xưởng , kho chứa, do đó thường đă ̣t ta ̣i các làng , xã - nơi người dân sinh sống chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiê ̣p, trình độ dân trí chưa cao, chưa nhâ ̣n thức được đầy đủ các vấn

đề về môi trường , thiê ̣t ha ̣i về kinh tế , khi nhà máy được đă ̣t ta ̣i địa phương Khi người dân nhâ ̣n thức được sự ảnh hưởng của nhà máy xử lý rác thải thì môi trường

đã bị ô nhiễm khá nặng, tác động trực tiếp đến kinh tế nông nghiê ̣p , sức khỏe người dân khu vực đi xuống , số lượng ca bê ̣nh nhân ngày càng nhiều cùng số ca tử vong tăng, dịch bệnh diễn biến phức tạp

Ngoài ra việc có nhiều đơn vị tham gia hoạt động tại khu XLCT Xuân Sơ n, như 03 đơn vi ̣ quản lý, vâ ̣n hành ô chôn lấp (Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây, HTX Thành Công, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường ); 02 đơn vi ̣ xử lý rác theo phương pháp đốt (Công ty cổ phần di ̣ch vu ̣ môi t rường Thăng Long, HTX Thành Công) và 02 đơn vị th am gia xử lý nước rỉ rác (Công ty CPMT

& CTĐT Sơn Tây và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội ), trong khi công tác phối hợp chưa thâ ̣t tốt đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như khó khăn trong vận hành khu xử lý , dẫn đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng chưa cao , chưa đồng bô ̣

Khu XLCT Xuân Sơn nằm trên đi ̣a bàn giáp ranh giữa thi ̣ xã Sơn Tây và huyê ̣n Ba Vì , trong khi chính quyền đi ̣a phương chưa phố i hợp chă ̣t ch ẽ đă ̣c biê ̣t trong công tác giải phóng mă ̣t bằng , di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trườ ng, dẫn đến tình hình an ni nh trâ ̣t tự trên đi ̣a bàn chưa thâ ̣t sự ổn đi ̣nh , phức ta ̣p, gây khó khăn cho công tác quản lý vâ ̣n hành bãi

Trang 13

1.1.1.2 Về công tác vận hành

Hiê ̣n vẫn còn tồn lượng nước rác khoảng 10.000m3

đang lưu chứ a ta ̣i ô chôn lấp số 1 - giai đoa ̣n II chưa được xử lý gây khó khăn cho công tác vâ ̣n hành bãi , đóng bãi cu ̣c bô ̣, đắp bờ bao và phòng chống lu ̣t bão [2]

Ô chôn lấp số 1- giai đoa ̣n II có công suất tiếp nhâ ̣n không quá 250 tấn/ngày [2] Tuy nhiên , trong thờ i gian các nhà máy đốt rác ta ̣m dừng để bảo dưỡng sửa chữa thì toàn bô ̣ rác đ ược phân luồng về các nhà máy đốt sẽ tiếp nhận thêm về ô chôn lấp để xử lý, dẫn đến khối lượng tiếp nhâ ̣n vượt quá công suất cho phép

1.1.1.3 Công tác xử lý rác

 Khu xử lý chôn lấp rác hợp vệ sinh

Giai đoạn 1: Các ô chôn lấp được UBND thành phố giao cho Công ty CPMT

&CTĐT Sơn Tây thực hiện công tác quản lý vận hành và duy trì

- Ô chôn lấp số 1: Do HTX Thành Công quản lý, vận hành với công suất tiếp nhận xử lý rác khoảng 249,5 tấn/ngày từ các huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì Tổng khối lượng tiếp nhận xử lý năm 2014 là 99.433 tấn tương đương 272,41 tấn/ngày và năm 2015 (tính đến 30/6/2015) đã tiếp nhận xử

lý khoảng 55.957 tấn tương đương 310,87 tấn/ngày

- Ô chôn lấp số 2: Do Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây quản lý, vận hành

Dự kiến bắt đầu tiếp nhận rác khi ô chôn lấp số 1 ngừng hoạt động

- Ô chôn lấp số 3:Do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, vận hành Ô chôn lấp xử lý rác theo công nghệ bán hiếu khí Fukuoka của Nhật Bản, với công suất tiếp nhận xử lý rác 240 tấn/ngày từ các huyện Thường Tín, Quốc Oai, Chương Mỹ và chôn lấp tro

xỉ của các lò đốt rác thải sinh hoạt tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn

 Khu xử lý rác bằng công nghệ đốt

Hiê ̣n ta ̣i khu XLCT Xuân Sơn , Sơn Tây có 02 nhà máy xử lý rác thải bằng công nghê ̣ đốt do các đơn vi ̣ xã hô ̣i hóa đầu tư xây dựng , xử lý rác thải theo đặt hàng của UBND thành phố

Trang 14

Bảng 1.1: Các giai đoạn của bãi chôn lấp

TT Ô chôn lấp Cao độ hiện

trạng (m)

Cao độ đóng bãi (m)

đã đủ độ cao đóng bãi cục bộ để tách nước mưa (khoảng 2/3 diện tích ô) Do còn tồn đọng nước rác khoảng 10.000m3

đang lưu chứa và ngậm trong rác chưa được xử lý gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành bãi, đóng bãi cục bộ, đắp bờ bao phòng chống lụt bão

5 Ô chôn lấp số 2 +23,00 +43,00 -Đang triển khai bơm nước rác

sang hồ chứa giai đoạn I để tiếp nhận rác Dự kiến tiếp nhận rác

từ ngày 1/9/2015

thức từ ngày 14/6/2015 hiện tại đang tiếp nhận 60 tấn rác/ngày

Nguồn: Báo cáo công tác vận hành khu xử lý rác Xuân Sơn

* Nhà máy xử lý rác Sơn Tây

Nhà máy xử lý rác Sơn Tây do Công ty CP di ̣ch vu ̣ môi trường T hăng Long quản lý, vâ ̣n hànhgồm:

+ Dây chuyề n xử lý rác số 01 có công s uất xử lý rác 400 tấn/ngày (đi vào hoạt đô ̣ng từ ngày 01/11/2014)

Trang 15

+ Dây chuyền xử lý rác số 02 có công suất xử lý rác 300 tấn/ngày (đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012) Hiê ̣n khối lượng rác thải đưa về nhà máy XLCT Sơn Tây xử lý hàng ngày là 658 tấn/ngày

Tổng khối lươ ̣ng rác thải xử lý năm 2014 là 100.404 tấn tương đương 275,07 tấn/ngày và khối lượng rác thải xử lý năm 2015 (tính đến 30/6/2015) là 65,158 tấn tương đương 361,98 tấn/ngày

* Nhà máy xử lý rác Xuân Sơn

Nhà máy do HTX Thành Công quản lý , vâ ̣n hành với tổng công suất 250 tấn/ngày,gồm 03 lò đốt đang hoạt động : Lò đốt số 01 và số 02 có công suất 75 tấn/ngày; Lò đốt số 03 có công suất 125 tấn/ngày

Hiê ̣n nay, đơn vi ̣ đang tiến hành xây lắp thêm lò đốt số 04 và số 05,tổng khối lươ ̣ng rác thải được phép phân luồng về nhà máy XLCT Xuân Sơn xử lý là 195 tấn/ ngày.Tổng khối lươ ̣ng rác đốt năm 2014 là 34.923 tấn tương đương 95,67 tấn/ngày

và khối lượng rác thải đ ốt năm 2015 (tính đến ngày 30/6/2015) là 20.160 tấn tương đương 112 tấn/ngày

Công tác xử lý nước rỉ rác

a Khối lươ ̣ng nước rác phát sinh tồn đọng

Hiê ̣n công suất thực tế so với công suất thiết kế của các trạm XLNR đều thấp , chỉ đạt 50% công suất thiết kế, do đó không xử lý được lượng nước rác tồn dư , phát sinh ta ̣i bãi, làm tăng khối lượng nước rác tồn đọng gây áp lực lên công tác quản lý ,

vâ ̣n hành

Nguyên nhân phát sinh từ 02 vấn đề sau:

- Trong 03 tháng đầu năm 2015 các trạm XLNT phải tạm dừng hoạt động một số ngày do chưa thống nhất phương pháp điều tiết nước đầu vào

-Trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị chưa thực hiện được xả thải liên tục theo giấy phép xả thải, quy trình xả thải ra môi trường còn nhiều bất cập (phải chờ kết quả phân tích mẫu nước tại hồ chứa mới được phép xả thải, mất thời gian để gửi báo cáo xin phép xả thải đến các đơn vị )

Trang 16

Tổng khối lươ ̣ng nước rác phát sinh nă m 2015 (tính đến ngày 31/7/2015) khoảng 132.800m3

, trong đó khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng của năm 2014 khoảng 65.000m3 và khối lượng nước rác phát sinh mới 2015 là 67.800m3 Tính đến hết ngày 31/7/2015, khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng chưa được xử lý ta ̣i khu XLCT Xuân Sơn khoảng 47.000m3, khối lượng này đang được chứa ta ̣i các hồ chứa nước và trong ô chôn lấp số 01 giai đoa ̣n II, cụ thể như sau

Khi ô chôn lấp số 03 - giai đoa ̣n II theo công nghê ̣ chôn lấp bán hiếu khí kuoka đi vào hoa ̣t đô ̣ng chính thứ dự kiến sẽ phát sinh thêm khoảng 100m3 nướ c rỉ rác/ngày [10] Khối lươ ̣ng nước rỉ rác phát sinh thực tế hàng ngày vào mùa khô khoảng 177m3

Fu-/ngày đêm; mùa mưa khoảng 343m3 ngày/đêm

Bảng 1.2: Khối lượng nước rác tồn đọng

tính (m 3 )

1 Hồ chứa nước rác giai đoa ̣n I (số 01, 02) 17.000

4 Hồ chứa nước rác Fukuoka (bơm từ ô chôn lấp số 01

sang

6.000

Nguồn: Báo cáo công tác vận hành xử lý chất thải rắn Xuân Sơn

b Khối lươ ̣ng xử lý

Hiê ̣n có 02 đơn vi ̣ đang thực hiê ̣n xử lý nước rỉ rác ta ̣i khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây, với tổng công suất thiết kế của các tra ̣m xử lý nước rác là 800 – 1000m3 ngày/đêm,cụ thể như sau:

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thi ̣ Hà Nô ̣i : Vận hành 01 trạm xử lý

nước rác gồm 02 modun với tổng công suất 300m3

ngày/đêm, thực hiê ̣n xử

lý nước rác phát sinh gồm:

Trang 17

+ Modun xử lý nước rác số 01: 100 m3/ngày

+ Modun xử lý nước rác số 02: 200 m3/ngày

 Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây : Vận hành 01 trạm xử lý với công suất thiết kế 500-700 m3/ngày đêm , thực hiê ̣n xử lý nước rác khẩn cấp theo đặt hàng của UBND thành phố

Khối lươ ̣ng nước rỉ rác được xử lý thực tế tính từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/07/2015 là 85.800 m3 cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Khối lươ ̣ng nước rỉ rác

thiết kế

(m 3 /ngày)

Khối lươ ̣ng thực

hiê ̣n (m 3 )

Công suất thực tế

trung bình

(m 3 /ngày)

Tỷ lệ % giữa công suất thực tế và thiết

kế(%)

1 Công ty CP Môi trường

và công trình đô thị Sơn

Nguồn: Báo cáo công tác vận hành xử lý chất thải rắn Xuân Sơn

Khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng và phát sinh cần phải xử lý 05 tháng cuối năm

2015 theo tính toán khoảng 99.479m3 (Trong đó : Khối lươ ̣ng nước rác hiê ̣n ta ̣i đang chứa trong bãi khoảng 47.000m3

; Khối lượng nước rác dự kiến phát sinh 05 tháng cuối năm: 343 m3/ngày đêm x 153 ngày =52.479 m3) Tuy nhiên, công suất thiết kế,

Trang 18

vận hành của các trạm xử lý nước rác không đảm đương hết khối lượng nước thải này Cụ thể như sau [2]:

-Trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV Môi trườ ng đô thi ̣ Hà Nô ̣i dự kiến sẽ đa ̣t công suất trung bình 164m3

/ngày đêm Khối lượng dự kiến sẽ xử lý được đến hết năm 2015 là: 164m3/ngày đêm x 153 ngày = 25.092 m3

-Trạm xử lý nước rác của Công ty CPMT &CTĐT Sơn Tây công suất trung bình 240 m3

/ngày đêm , hiện đang ta ̣m dừng hoa ̣t đô ̣ng vì đã xử lý hết khối lượng

đă ̣t hàng năm 2015 cho đơn vi ̣ Nếu được tham gia xử lý đến hết năm 2015 sẽ xử lý đươ ̣c: 240 m3/ngày đêm x 153 ngày = 36.720 m3

Như vâ ̣y, nếu chỉ sử dụng trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV M ôi trường đô thi ̣, thì khối lượng nước rác theo tính toán sẽ tồn tại sang năm 2016 khoảng: 99.479 m3 - 25.092 m3= 74.387 m3 Và nếu sử dụng cả trạm xử lý nước thải của Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây cũng sẽ tồn mô ̣t lượng 74.387 m3

- 36.720 m3

=37.667 m3

c Quy trình nghiệm thu và xả thải

 Quy trình xả thải tại các trạm XLNT

Các trạm xử lý nước rác tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định và ra Quyết định phê duyệt quy trình công nghệ xử lý nước rác

Nước rác phát sinh từ các ô chôn lấp được thu gom về các hồ chứa nước rỉ rác của các đơn vị thông qua hệ thống máy bơm và cống thu gom nước rác

Công tác xử lý nước rác được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hồ chứa nước rác đầu vàoĐồng hồTrạm xử lýĐồng hồ đo

Hồ quan trắcĐồng hồ đoXả ra môi trường

Hiện tại, trạm xử lý nước rác của Công tyCPMT&CTĐT Sơn Tây đã thực hiện quy trình xả thải liên tục, còn trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV

Trang 19

Môi trường đô thị chưa thực hiện xả thải liên tục Đối với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, nước rác sau xử lý được lưu tại hồ quan trắc để lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về môi trường (Công ty hợp đồng thuê bên thứ 3 lấy và phân tích mẫu nước) sau khi có kết quả phân tích mẫu nước (trung bình khoảng 07 ngày) sẽ báo cáo Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị để tiến hành xả thải ra môi trường

 Quy trình nghiệm thu

Hiện tại, mỗi đơn vị xử lý nước rác đều được lắp đặt 2 đồng hồ: 01 vị trí tại đầu vào trạm xử lý tại hồ sinh học và 01 vị trí tại đầu ra của trạm xử lý trước khi xả

ra vào hồ chứa Định kỳ hàng tháng, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ phối hợp với 02 đơn vị xử lý nước rác rỉ, tiến hành lập biên bản chốt chỉ số đồng hồ đầu vào và đầu ra của các trạm xử lý để làm cơ sở cho công tác thanh quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện Các vị trí lắp đồng hồ đều được Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị niêm phong và giám sát, không có tác động từ bên ngoài, khi đọc chỉ số đồng hồ có sự chứng kiến đồng thời của các bên liên quan Các đơn vị xử lý nước rỉ rác đã thực hiện đo lưu lượng nước từ đồng hồ chứa khi xả thải ra môi trường

1.1.2 Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây

Hình 1.4: Thống kê các tác động của nhà máy xử lý rác

TT Nguồn phát sinh Nhân tố gây ô nhiễm Đối tƣợng bị tác động

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Sức khỏe người lao động

2 Vận chuyển rác

- Bụi, mùi hôi

- Nước rỉ rác

- Côn trùng, VSV gây bệnh

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Sức khỏe người lao động

3 Quá trình tập kết và - Bụi, mùi hôi - Môi trường không khí

Trang 20

TT Nguồn phát sinh Nhân tố gây ô nhiễm Đối tƣợng bị tác động

phân loại rác; phơi,

sấy rác đem đốt

- Nước rỉ rác

- Côn trùng, VSV gây bệnh

- Môi trường nước

- Sức khỏe người lao động

4 Đốt rác - Bụi, mùi, khí thải

- Tro

- Môi trường không khí

- Sức khỏe người lao động

động

6 Xử lý nước rỉ rác

- Mùi hôi

- VSV gây bệnh

- Nước thải sau xử lý

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Sức khỏe người lao động

- Môi trường nước

a Tác động đến môi trường nước

Nhà máy xử lý rác thải khi đi vào hoạt động sẽ thực hiện các hoạt động như vận chuyển rác thải, tập kết rác tại trạm chung chuyển, xử lý nước rỉ rác từ hầm lưu trữ rác thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước cụ thể như sau:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chứa chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh

- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực

và thường có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao Ngoài ra nước mưa chảy tràn trên khu vực khuôn viên nhà máy ra ngoài còn chứa nhiều tạp chất khác như dầu

mỡ bôi trơn máy móc, bụi rửa trôi bám trên tường và thực vật, các chất hữu cơ đang phân hủy, rác thải của công nhân viên trong nhà máy

- Nước rỉ rác bị rơi vãi trên đường vận chuyển sau cơn mưa sẽ được hòa tan chảy xuống các lưu vực gần đó làm bẩn môi trường nước mặt xung quanh đó nhưng không đáng kể do lượng nước rỉ rác rơi vãi không đáng kể

Trang 21

- Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết, phân loại rác Rác thải sau khi được thu gom và phân loại không nhiều và rất khó định lượng, ước tính lượng nước

rỉ rác phát sinh khoảng 0,1 m3/tấn rác nếu không được thu gom xử lý chúng sẽ chảy tràn ra ngoài khu vực nước mặt nhờ nước mưa gây ô nhiễm môi trường nước Cộng thêm việc khu vực nhà máy có độ cao thấp hơn mặt đường và hầm lưu trữ rác có độ cao âm nên khi mưa xuống lượng nước mưa sẽ hòa tan lượng nước rác trong hầm tập kết chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nước mặt thậm chí là nguồn nước ngầm

Căn cứ khối lượng rác thu gom về khu xử lý để tính toán cụ thể lưu lượng nước rỉ rác từ khu tập kết phân loại

QPL(m 3 /ngày)= Khối lượng rác tập kết(tấn/ngày) *0,1(m 3 /tấn)

Nước thải do nước mưa chảy vào hố chôn lấp

QNM(m 3 /ngày) = Yn(mm/ngày) * Diện tích hố chôn lấp(m 2

)/1000

Trong đó Y n là lượng nước mưa chảy vào hố, tính toán theo công thức

Y n = X – Z

X: Lượng nước mưatrung bình năm

Z: Lượng nước bốc hơi

Bảng 1.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bãi rác dưới

2 năm

Bãi rác trung bình

Trang 22

Nguồn:Giáo trình Quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng[6]

b Tác động đến môi trường không khí

Môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy bị ảnh hưởng bởi các hoạt động như tập kết, vận chuyển rác, phân loại, phơi rác, đốt rác và xử lý nước rỉ rác như sau:

- Bụi phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển rác về khu xử lý.Trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia hoạt động Các thiết bị này hoạt động sẽ gây nên các tác động tới môi trường không khí.Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải và máy móc, thành phần bao gồm bụi, SO2, NOx,

CO, CO2, HC, tiếng ồn… Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu từ các máy móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độ ồn lên đến 80-90 dBA

- Hoạt động phân loại rác cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí do

để phân loại được các loại rác, trước đó chúng phải được xé tơi bao và cắt nhỏ dẫn đến việc phát tán mùi mạnh hơn, các chất hữu cơ khi bị xé nhỏ sẽ bị phân hủy nhanh hơn làm mùi hôi thối ngày càng nặng nếu không được xử lý ngay

- Hoạt động gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường không khí đó là việc

xử lý đốt rác và xử lý nước rỉ rác Quá trình đốt rác thải sẽ phát sinh khối lượng khí thải tương đối lớn Khí thải phát sinh chủ yếu là SO2, NOx, CO, CO2, bụi, đối với các lò đốt có nhiệt độ lò đốt thứ cấp có nhiệt độ dưới 11000

C sẽ phát thải oxin,Furan

Di-Với hệ số không khí thừa là 1,1 hệ số tro bụi bay theo khói là 0,5 nhiệt độ khí thải là 1800C thì nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải như sau:

Trang 23

Bảng 1.6: Nồng độ phát thải khí khi đốt rác thải

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây

Các hợp chất khí như SO2, CO, CO2, NO2, bụi lơ lửng khi phát tán ra ngoài sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường không khí Người dân khi tiếp xúc với các các hợp chất khí này lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đường hô hấp

Khí thải từ các hoạt động khác như hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí Các hoạt động trực tiếp gây

ô nhiễm như đốt dầu, than, củi Các hoạt động gián tiếp như thải bỏ các chất thải, phân rác vào môi trường, do sự phân hủy các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây

ô nhiễm môi trường như các hợp chất Mercaptan, NH3, H2S

Hoạt động xử lý nước rỉ rác cũng gây ô nhiễm môi trường không khí không kém do nước rỉ rác có hàm lượng Amoni rất cao do sự phân hủy các chất và hợp chất trong rác thải, đặc biệt là phân giải chất đạm làm cho nước rỉ rác có hàm lượng lớn Amoni

c Tác động đến môi trường đất

Môi trường đất xung quanh khu vực nhà máy thường rất dễ bị ô nhiễm do thường xuyên phải tiếp xúc với rác thải, nước rỉ rác và các chất ô nhiễm Đặc biệt trong mùa mưa nước mưa hòa tan các chất thải có trong khói thải rơi trực tiếp xuống môi trường đất xung quanh nhà máy làm ô nhiễm môi trường đất Thêm vào

đó với khu vực nào có lượng mưa trung bình năm cao, kết hợp với việc hệ thống tiêu thoát nước của nhà máy không tốt làm chảy tràn nước rỉ rác làm môi trường đất

bị nhiễm vi sinh vật và đặc biệt là nhiễm kim loại nặng

Trang 24

d Mùi hôi phát sinh do quá trình thu gom, phân loại và làm giảm độ ẩm rác

Việc thu gom, tập kết rác thải hàng ngày phát sinh mùi hôi, tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, công nhân tham gia công tác thu gom rác thải các hộ gia đình và quá trình chuyên chở về khu xử lý Việc thu gom rác thải diễn ra bằng các

xe thùng và xe tải nhỏ sẽ gây mùi hôi trên suốt đoạn đường vận chuyển, làm ảnh hưởng tới toàn bộ dân cư sinh sống trên dọc tuyến đường vận chuyển rác thải

Khi rác được tập kết về khu xử lý, công nhân sẽ tiến hành phân loại và làm giảm độ ẩm của rác Quá trình phân loại rác được thực hiện thủ công bởi công nhân, các loại rác không có khả năng đốt sẽ được thu gom chôn lấp, thành phần rác thải đem đốt sẽ được làm giảm độ ẩm (sấy hoặc hong phơi khô) đến độ ẩm yêu cầu cho quá trình đốt Mùi hôi phát sinh trong công đoạn này khá lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân vận hành dự án, đặc biệt công nhân sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường

hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi, do phải tiếp xúc thường xuyên với mùi hôi thối khó chịu của rác thải do quá trình phân hủy của rác thải hữu cơ

Quá trình phân hủy rác thải hữu cơ trải qua 2 giai đoạn,cụ thể như sau:

 Giai đoạn 01: Giai đoạn thủy phân cho ra các chất thải

 Giai đoạn 02: Giai đoạn lên men kỹ khí

Gồm 03 giai đoạn nhỏ sau:

- Giai đoạn lên men axit: Hydratcacbon (đường, tinh bột, chất xơ) dễ bị phân hủy và tạo thành các Axit hữu cơ (Axit lactic, Axit butyric, Axit propionic), do đó

độ pH sẽ giảm (pH ≤ 5) và kèm theo mùi hôi thối

- Giai đoạn chấm dứt lên men Axit: Các chất hữu cơ tiếp tục được phân giải tạo thành các chất khí khác nhau như: CO2, N2O, CH4, H2S độ pH của môi trường dần dần tăng lên Mùi thải ra rất khó chịu do thành phần của H2S, Indol, Sctol và Mercaptane

- Giai đoạn lên men kiềm hay giai đoạn lên men metan: Các sản phẩm trung gian chủ yếu là Xenluloza, Axit béo, các hợp chất chứa nitơ tiếp tục phân hủy và tạo

Trang 25

ra nhiều khí CO2, CH4, độ pH trong môi trường tiếp tục tăng lên và chuyển sang giai đoạn kiềm Một số phản ứng hóa học trong quá trình tạo khí xảy ra

Mùi hôi: Khí H2S, NH3, CH4, Mercaptane phát sinh do quá trình chất đạm động thực vật dễ lên men trong thức ăn thừa và rau quả thối có trong rác tươi đưa vào xử lý Quá trình hình thành mùi xảy ra theo các phản ứng sau:

Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí, nó ít gây độc hại nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy Mối đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra từ bãi chôn rác khi CH4 ở nồng độ 5-15%

Các hợp chất Hydrocacbon là hợp chất hóa học do hydro và Carbon hợp thành Đối với con người, Hydrocacbon làm sưng tấy màng nhầy của phổi, thu hẹp cuống phổi và làm sưng tấy mắt

1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Sơn

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Xuân Sơn có tọa độ 21°7′54″B 105°26′11″Đ với diện tích 13,33 km², dân sốlà 5929 người, mật độ dân số đạt 445 người/km²

 Điều kiện về khí tượng

Khu vực xã Xuân Sơn thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của vùng Bắc Bộ, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa,

có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20

C Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,20C [1] Cùng

Trang 26

với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 thành phố có đủ bốn mùa xuân,

hạ, thu, đông

 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm trong 5 năm gần đây

(2011-2015) tại trạm Sơn Tây được thể hiện trong hình sau:

Hình 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ( 0 C)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ

-Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,40C

-Thời gian nóng nhất khoảng từ tháng 6 đến tháng 8

-Thời gian lạnh nhất khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau

 Độ ẩm

Độ ẩm không khí tương đối trung bình trong 5 năm gần đây (2011-2015) tại

trạm Sơn Tây được thể hiện trong bảng sau

Hình 1.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ

0 C

%

Trang 27

- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 82%- 84%

- Độ ẩm tương đối trung bình mùa khô khoảng 78%- 84%

- Độ ẩm tương đôi trung bình mùa mưa khoảng 79%- 89%

- Như vậy độ ẩm tương đối trong năm ở đây biến đổi không nhiều

 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình trong 5 năm gần đây (2011-2015) tại trạm Sơn Tây được thể hiện trong bảng sau

Hình 1.3: Lượng mưa tháng và năm (mm)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1306,3 mm đến 1892,7 mm

- Những tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6, 7, 8, 9

- Những tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11, 12, 1

Những năm gần đây, lượng mưa trong năm tại Hà Nội có nhiều biến động, từ năm 2005 đến năm 2015, các trận mưa lớn thường có tổng lượng mưa trung bình dao động nhiều từ 200mm – 330mm Gần đây nhất vào ngày 25 tháng 6 năm 2016,

Hà Nội xảy ra trận mưa lớn với tổng lượng mưa trong 5 giờ lên đến khoảng 280mm

mm

Trang 28

 Lượng bốc hơi

Hình 1.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ

 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Gió tây khô nóng vào các tháng 5, 6, 7 với nhiệt độ trên 350C và độ ẩm thấp hơn 50%.Sương muối thường gặp vào các đêm mùa đông, hiện tượng này thường tăng lên theo độ cao, trên các đỉnh núi cao thường xuyên có hiện tượng mây mù, đặc biệt vào thời gian chuyển mùa trong năm

Giông, bão và mưa đá thường xuyên xảy ra tại khu vực, Sơn Tây (70 ngày/năm trên núi và 60 ngày/năm tại thị xã Sơn Tây) Hoạt động giông và sét thường diễn ra trong các tháng 5, 6, 7 trong năm

 Tài nguyên sinh học

Đối với hệ động thực vật cạn: nhìn chung không có động thực vật hoang dã, chỉ có một số loài chuột, rắn, ếch, cóc, chim … và một số loài côn trùng

Đối với hệ sinh thái thực vật cạn: chủ yếu là các loại cây tự hiên và các loài thực vật bụi, không có giá trị kinh tế

Đối với hệ sinh thái đất ngập nước: có mương Lươn và một số ao hồ nhỏ chứa nước, tại đây có nước chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô nước tương đối cạn nên

có thể nói hệ sinh thái đất ngập nước kém phát triển

mm

Trang 29

Tại khu vực có hai hồ đó là hồ Xuân Khanh và hồ Suối Hai được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống Đây cũng là nguồn nước tưới cho trên 7000 ha, dài 7km, rộng 4km, lượng nước chứa trong hồ nước khoảng 45 triệu m3 Trong lòng hồ có tới

14 đảo lớn nhỏ, với diện tích 90 ha [1] Hồ Suối Hai giáp địa bàn xã Xuân Sơn, thị

xã Sơn Tây Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn quả Nhiều loại chim đến đây sinh sống như le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu… chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm phong phú

Hồ Xuân Khanhcó mặt nước rộng với diện tích khoảng 104ha phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho địa bàn hai xã Xuân Sơn và Xuân Khanh

Khu vực Xuân Sơn giáp với xã Tản Lĩnh- vùng đệm của vườn quốc gia Ba

Vì có tài nguyên động vật và thực vật phong phú

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

 Về sản xuất nông nghiệp

Vụ đông năm 2015, toàn xã gieo trồng 710 ha cây màu các loại

Trong đó[12]:

+ Diện tích trồng cây ngô: 277,8 ha, năng suất trung bình 51 tạ/ha

+ Diện tích trồng cây đậu tương: 23,8 ha, năng suất trung bình 20 tạ/ha + Diện tích trồng cây khoai lang: 97,5 ha, năng suất bình quân 80 tạ/ha + Diện tích trồng cây sắn: 69 ha, năng suất trung bình 200 tạ/ha

+ Rau các loại: 85,2 ha, năng suất trung bình 180 tạ/ha

 Về công tác thủy lợi

Thực hiện nạo vét kênh mương nội đồng được 3241m3đất sỏi thô làm nghẽn dòng chảy, tu sửa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá trị 129.640.000 đồng và khắc phục tuyến kênh mương Là Cá Nhân lý trị gần 11.500.000 đồng[12]

Trang 30

Quản lý sử dụng hiệu quả công trình hồ Xuân Khanh, UBND xã và hợp tác

xã quản lý công trình hồ và điều tiết nguồn nước hồ theo chỉ đạo của UBND xã và HTX nông nghiệp

 Về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật

Phối hợp với trạm khuyến nông và trạm bảo vệ thực vật thị xã hàng năm tổ chức 03 –05 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 250 lượt người về công tác chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh lúa màu và an toàn thực phẩm cho người sơ chế và sản xuất rau an toàn[12]

Trạm khuyến nông thị xã đã cung ứng 5000kg lúa giống (hỗ trợ 70% giá lúa) với tổng kinh phí hỗ trợ là 40,6 triệu đồng Thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh, tổ chức các đợt diệt chuột bảo vệ lúa, hoa màu[12]

 Công tác chăn nuôi, thú y

Tập trung công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và đặc biệt làm tốt công tác tiêu hủy hơn 1447 đàn gà bị mắc dịch cúm H5N1 ở 02 hộ khu Đồng Dăm thôn Nhân Lý, 01 hộ thôn Xuân Khanh[12] và không để dịch bệnh lây lan trên toàn xã…Tổ chức tiêm vắc xin phòng các loại bệnh cho đàn lợn, trâu bò, gia cầm, chó…tăng cường kiểm soát các điểm giết mổ động vật và cửa hàng bán thuốc thú y.Tổ chức 04 đợt vệ sinh tiêu độc trên địa bàn xã được UBND hỗ trợ 4,2 tấn vôi bột

 Điều kiện về xã hội

Về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa

Toàn xã có 09 làng và 02 khu dân cư trong đó 5/11 làng, khu dân cư, 2/5 cơ quan được công nhận danh hiệu làng –cơ quan văn hóa Đăng ký đề nghị thị xã xét công nhận làng văn hóa cho 03 thôn (Xuân Khanh, Xóm Bướm, Xóm Chằm), đề nghị cấp thành phố và thị xã xét công nhận làng văn hóa lần 2, 3 cho các thông Lý Nhân, Văn Khê, Lễ Khê, Tam Sơn, Kỳ Sơn Tuyên truyền vận động các thôn, khu dân cư đăng ký tham gia gia đình văn hóa năm 2015 là 1446 hộ đạt 89% số hộ nhân dân trong xã, đã xây dựng 1 làng sức khỏe ở thôn Kỳ Sơn[12]

Trang 31

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường công tác giám sát phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh có nguy cơ dễ xảy ra (Cúm A–H5N1, H5N6, tiêu chảy cấp, sốt phát ban, dịch sởi…) Tiến hành 44 lượt kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 16 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm; thẩm định và đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 14 cơ sở Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam và đón nhận danh hiệu cơ quan văn hóa lần đầu Duy trì thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ mang thai trên địa bàn[12]

Tổng số trẻ sinh trong 10 tháng là 122 trẻ mới sinh trong đó có 18 trường hợp là con thứ 3 trở lên Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng năm 2015 là 70/763 trẻ = 10,9% giảm 0,3% so với năm 2014 Tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản 03 đợt trong năm 2015[12]

Về công tác giáo dục

Trường mầm non: Tổng số giáo viên là 29 người, số cháu đến trường là 326 cháu, so với cùng kỳ năm trước tăng 56 cháu Các giáo viên được tập huấn và thực hành 100% về nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng được về công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục, các chương trình giáo dục đề ra của Thị xã[12]

Trang 32

Trường tiểu học: Tổng số giáo viên là 34 người, sĩ số học sinh là 396, so với năm trước tăng 09 học sinh Số học sinh đạt học lực giỏi là 124 em đạt 31,3% số học sinh đạt học lực tiên tiến là 136 em đạt 34,3% học lực trung bình là 135 em ở mức 34,1% và học lực yếu là 01 em chiếm 0,3%[12]

Trường THCS: Tổng số giáo viên là 33 người, số học sinh là 312, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 09 học sinh Số học sinh có học lực giỏi là 64 em đạt 20,5%, số học sinh tiên tiến là 136 em đạt 43,6%, số học sinh có học lực trung bình

là 109 em chiếm 34,9%, số học sinh học lực yếu là 3 em chiếm 0,3%[12]

Công tác chính sách xã hội

Tổ chức đi thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7) (trao 139 suất quà của Chủ tịch nước, 147 suất quà của thành phố Hà Nội); tổ chức 02 đoàn đi thăm, tặng quà cho 02 đối tượng thân nhân liệt sĩ Tổ chức lễ đặt vòng hoa, lễ thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ

Tổ chức đưa 16/16 đối tượng người có công đi điều dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng người có công tại Hà Nội đạt 100% kế hoạch[12]

Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa đến nay được 29.490/17 triệu đồng đạt 170% kế hoạch Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động hè cho thiếu niên, nhi đồng thực hiện có hiệu quả tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “ Hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”, tổ chức các hoạt động vui tết Trung thu năm 2015 trên địa bàn [12]

Vận động ủng hộ quỹ “ Bảo trợ trẻ em” được 16/15 triệu đồng (đạt 101% kế hoạch) Xây dựng kế hoạch phòng chống mại dâm trên địa bàn xã năm 2015; triển khai kế hoạch rà soát hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức rà soát dự kiến hộ thóat nghèo, thoát cận nghèo cũ Tập trung tuyên truyền công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy trên địa bàn [12]

Trang 33

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đánh giáhiện trạng môi trường trong

và xung quanh khuôn viên nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, đồng thời xem xét cách thức quản lý môi trường hiện tại,đề xuất các giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng môi trường khu vực

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực xây dựng nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn được đặt tại thị xã Sơn Tây Tìm hiểu các ảnh hưởng tới môi trường của nhà máy trong quá trình hoạt động và đưa ra các giải pháp khắc phục

Phạm vi địa lý của nhà máy được thể hiện như trong Hình 2.1 bên dưới:

Hình2.1: Nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập và thừa kế dữ liệu

Bài luận văn, đã sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường Các tài liệu quy chuẩn này được lấy từ bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường quốc

Trang 34

gia, tài liệu này được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ Mục đích chính sử dụng các tiêu chuẩn này để so sánh với thực trạng, đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực nghiên cứu

Tài liệu thực tế khu vực được thu thập bằng cách liên hệ trực tiếp với phòng Tài nguyên và Môi trường, thị xã Sơn Tây và công ty Môi trường đô thị Sơn Tây xin được tài liệu quan trắc môi trường và một số tài liệu quan trắc về môi trường, công tác vận hành khu xử lý rác thải như: kết quả quan trắc nước rỉ rác tại bãi rác chất lượng nước thải sau xử lý của bãi rác để đưa ra được hiện trạng của khu vực

Với mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm, tôi đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội lấy tài liệu về đánh giá tác động môi trường khu vực nghiên cứu Tài liệu đánh giá tác động môi trường này đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác thải với công nghệ Fukuoka tới khu vực xung quanh nhà máy Các tài liệu thông tin của các cá nhân, tổ chức đã làm về khu vực Xuân Sơn và các thông

tin hỗ trợ bài làm được tìm kiếm chọn lọc trên internet như “Đa ́ nh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn đến môi trường nước và đề xuất giải pháp” đã sử dụng thừa kế các kết quả về chất lượng nước ngầm và nước mặt quanh khu vực so sánh với tiêu chuẩn nước mặt, nước ngầm của quy chuẩn quốc gia để đánh giá thực trạng môi trường nước xã Xuân Sơn

Kết hợp việc xin thông tin số liệu tại phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây, đã chủ động đi khảo sát thực địa trực tiếp tại bãi rác xã Xuân Sơn, học viên đã

có các nhận định khách quan về khu vực xử lý như nhiệt độ càng gần khu vực nhà máy nhiệt độ càng tăng lên do việc đốt rác của nhà máy Bắt đầu vào vùng xử lý xuất hiện mùi hôi, thối của rác phân hủy tại bãi chôn lấp rác đi xa khoảng 500m mùi bắt đầu giảm xuống

2.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa

Đây là phương pháp khá quan trọng, phương pháp này giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động cũng như quản lý của đối tượng nghiên cứu một cách chân thực nhất Việc khảo sát thực địa nhằm nắm rõ hơn khu vực nghiên cứu,làm sáng rõ những tài liệu được kế thừa, thu thập trước đó về điều kiện tự nhiên, xã hội của khu

Trang 35

vực nghiên cứu, đồng thời cũng loại bỏ những thông tin không sát thực tế, bổ sung thêm những thông tin còn thiếu hay những thông tin mới trong quá trình khảo sát tại khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây Khảo sát thực địa ở đây không chỉ dừng lại ở việc quan sát thực tế khu vực nghiên cứu mà còn phải ghi chép lại những thông tin cần thiết trong quá trình quan sát, trao đổi và thảo luận với các đối tượng

về vấn đề còn chưa nắm rõ Học viên đã tiến hành điều tra và khảo sát thực tế tại khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây trong thời gian tiến hành luận văn, tập trung trong thời gian tháng 03 năm 2016

Cổng vào nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây(PL 10-a) 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn, xin ý kiến chuyên

gia trong lĩnh vực quản lý rác thải và công nghệ (Phụ lục bảng 7) Với các ý kiến

chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải đã cho biết, khu liên hợp xử lý rác thải Sơn Tây xã Xuân Sơn bao gồm hai đơn vị hoạt động đó là Công ty môi trường đô thị Hà Nội và Công ty môi trường Thăng Long Ban duy tusẽ phân phối điều chuyển dòng rác thải về hai nhà máy xử lý rác thải Rác thải sau khi xử lý xong còn lại xỉ hoặc rác thải chưa xử lý được hết sẽ quay ra chôn lấp tại bãi chôn lấp để đảm bảo vệ sinh môi trường Thêm vào đó chuyên gia còn cung cấp thêm các thông tin

về công suất xử lý của các nhà máy Cụ thể, công suất nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây là 300 tấn/ngày và nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn có công suất là 250 tấn/ngày

Trang 36

Với ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực,công nghệ xử lý rác thải khu vực xử lý rác thải Sơn Tây đang sử dụng công nghệ thiêu đốt Seraphin Seraphin là công nghệ

xử lý các thành phần có trong rác như chất hữu cơ thành phân hữu cơ và phân hữu

cơ vi sinh, phế thải dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu hạt nhựa Seraphin để sản xuất ra một số sản phẩm như tấm coppha, ống thoát nước, xô xây dựng, gạch đá xà bần, đất cát, sành xứ, tạp chất bẩn khác được đóng rắn áp lực cao thành gạch block, dải phân cách giao thông Công nghệ này đang được cho là lỗi thời do chưa thu hồi được lượng nhiệt tỏa ra trong suốt quá trình xử lý rác thải gây tổn thất kinh tế Thêm vào đó, nhiệt độ lò chưa đạt đủ nhiệt độ để đốt cháy hết dioxin và các chất ô nhiễm khác Cùng với các thiếu sót về công nghệ xử lý của khu vực nghiên cứu theo ý kiến của chuyên gia tất cả các thiếu sót về công nghệ và công suất của khu

xử lý đều không thể đề xuất thay thế được, do việc đầu tư sẽ gây tốn kém, rất nhiều chi phí không phù hợp với tính trạng kinh tế hiện tại và nếu đầu tư lại từ đầu nhà máy dừng hoạt động trong thời gian nâng cấp sẽ làm ứ đọng một lượng rác lớn gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2.2.4 Phương pháp so sánh

Với các số liệu thu thập, thừa kế của các báo cáo về chất lượng không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

So sánh mô hình 3R của Việt Nam với mô hình 3R của Nhật, tìm ra những

ưu điểm và nhược điểm mô hình 3R của Nhật,giúp Việt Nam hoàn thiện mô hình 3R của mình

2.2.5 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

Các tài liệu thu thập được về KLHXLCTR Xuân Sơn đã được chia thành các phần khác nhau, các tài liệu về khái niệm định nghĩa, tài liệu về công nghệ trong nước và nước ngoài, tài liệu về mô hình quản lý rác thải, tài liệu thừa kế, báo cáo, tài liệu kinh nghiệm thông qua phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, công nghệ, tài liệu hình ảnh bảng biểu

Các số liệu quan trắc về độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa trước tiên qua từng ngày của các năm được tổng hợp và tính trung bình cộng của từng năm một Các số liệu

Trang 37

trung bình cộng này được sử dụng để vẽ biểu đồ cho cái nhìn trực quan về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm của khu vực nghiên cứu qua từng thời kỳ của các năm

Đối với các số liệu về chất lượng nước, không khí, đất thu thập được dưới dạng các con số, khó theo dõi và so sánh học viên đã chọn lọc các số liệu nổi bật để chỉ ra sự ô nhiễm do hoạt động của nhà máy Các số liệu này được mô hình hóa dưới dạng bảng biểu, hình vẽ để thấy được sự chênh lệch giữa thực tế với quy chuẩn Ngoài ra các mẫu đất, nước, không khí được thu thập theo 3 khu vực thứ nhất là khu vực sát tường rào nhà máy xử lý, thứ 2 là khu vực cách khu vực xử lý 100m, thứ 3 cách khu vực xử lý 500m, với các mẫu lấy ở quanh 3 khu trên sẽ cho thấy khu vực ảnh hưởng của nhà máy, khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất và liệu

ra xa tầm ảnh hưởng của nhà máy có giảm đi hay không

Trang 38

CHƯƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy

Hiện tại, khu xử lý rác thải Xuân Sơn đang sử dụng công nghệ đốt Seraphin gồm 05 nhóm công nghệ - thiết bị chính, có thể hợp lại thành một hệ thống dây chuyền công nghệ khép kín hoặc cũng có thể tách ra thành các nhà máy riêng lẻ cho từng công nghệ-thiết bị, vận hành song song với nhau, cụ thể như sau:

Hình3.1: Sơ đồ công nghệ Seraphin

 Công đoạn tách lọc, phân loại: Sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị và nhân công để tách lọc và phân loại rác sinh hoạt ban đầu đưa đến nhà máy để xử lý thành

03 dòng riêng biệt, bao gồm:

- Dòng rác hữu cơ dễ phân hủy: thức ăn thừa, rau cỏ, củ quả, lá cây, cành cây nhỏ…

- Dòng phế thải dẻo, phế thải trơ (nilon, nhựa, da, cao su…)

- Dòng phế thải xây dựng (gạch, sỏi, đá…) và một số loại rác khó phân hủy khác

 Công đoạn xử lý rác thải hữu cơ dễ phân hủy thành mùn hữu cơ và phân hữu

cơ vi sinh

Trang 39

 Công đoạn xử lý phế thải dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu Seraphin và sản xuất ra một số sản phẩm hữu dụng từ nguyên liệu Seraphin (tấm coppha, ống cống,

xô xây dựng, giải phân cách giao thông…)

 Công đoạn đóng rắn áp lực cao tạo thành sản phẩm hữu ích đối với rác thải là tạp chất vô cơ như gạch, đất cát, sành sứ… Tuy nhiên, giai đoạn này nhà máy chỉ tiến hành xử lý đến công đoạn tạo ra sản phẩm nguyên liệu hạt nhựa

 Công đoạn thiêu kết: Rác cá biệt là những vật dễ cháy có kích thước lớn, khó phân hủy (bàn ghế gỗ, và các vật dụng khác như nhựa, cao su, săm lốp…)

Sau một thời gian hoạt động, dây chuyền xử lý rác thải bộc lộ những điểm bất hợp lý như:

 Trong khâu tách lọc sử dụng nhiều lao động thủ công, do đó việc phân loại

hiện đang ở mức công suất thấp chỉ 40 tấn/ ca (Phụ lục hình 1) Dây chuyền đang sử

dụng nhiều công nhân đứng phân loại thủ công (có 18 công nhân phân loại, tại nhiều vị trí khác nhau, công nhân ở các vị trí trước máy cắt phân loại không hiệu quả vì rác còn bọc trong các túi) Sản phẩm đến sàng rung đa dạng: ướt, không được đánh tơi, rác vẫn còn trong túi nilon, chưa được cắt nhỏ, dẫn tới khả năng phân loại không cao

 Máy móc trong dây chuyền đơn giản và thiếu đồng bộ, máy lớn chạy không hết công suất gây lãng phí, trong khi máy nhỏ quá tải thường xuyên bị hỏng hóc Việc tách lọc các thành phần hữu cơ và vô cơ không triệt để dẫn đến hậu quả chất lượng sản phẩm thấp kém: Gạch Block chứa nhiều thành phần hữu cơ nên độ chịu lực kém, trong khi phân hữu cơ lại có tỷ lệ gạch đá, thuỷ tinh vụn quá lớn, tới 30–40%.Hiện tại, nhà máy đã dừng sản xuất các loại sản phẩm là gạch Block và bóng sàn Bubbdek, công việc chính hàng ngày của 130 công nhân là thu gom nilon, đồ nhựa và vận hành dây chuyền sản xuất phân hữu cơ Công suất xử lý rác chỉ khoảng 50–60 tấn/ngày so với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, lượng phân bón ở đầu ra chừng 10 tấn/ngày, chất thải nhựa khoảng 01 tấn/ngày

Lượng chất thải không thể xử lý, phải chôn lấp cao gấp 2– 2,5 lần Chất thải tồn lại gồm các loại gạch đá, chất dễ cháy…Công ty đã nghiên cứu để sản xuất ra

Trang 40

các loại viên đốt,nhưng đến khi đốt thử lại gây ra khói và mùi khó chịu dẫn đến phản ứng của người dân xung quanh

Tại nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây (Công ty CP công nghệ xanh Seraphin), theo ý kiến của người dân địa phương, tình trạng ô nhiễm môi trường còn nghiêm trọng hơn, bởi quy trình xử lý, chế biến rác không đúng quy trình được phê duyệt Nước thải tại nhà máy xả ra ngoài gây ô nhiễm hồ Xuân Khanh, ô nhiễm đồng ruộng; ống khói thoát hơi đốt quá thấp, không xử lý khói xả ra ngoài dẫn đến ô nhiễm không khí

Nếu không xử lý khói thải thoát ra, chúng sẽ đi kèm các loại thành phần chất được xác định và định lượng như sau

SO2 Do thành phần chất thải, chuyển hóa thành SO2: 14 – 94%

Trọng lượng: 0,09 – 4,5 kg/tấn khí thải HCl, HF Chuyển hóa thành HCL, HF: 46 – 84%

Trọng lượng: 0,57 – 8,57 kg/ tấn khí thải (HCL) 0,01 – 0,16 kg/tấn (HF)

CO Trọng lượng: 0,07 – 17,5 kg/tấn khí thải

THC Trọng lượng: 0,001 – 5,78 kg/tấn khí thải

Nguồn: Đề tài xử lý khí thải lò đốt rác thải nguy hại[15]

3.2 Hiện trạng công tác xử lý môi trường tại nhà máy

3.2.1 Công tác thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm

 Khu vực bên trong nhà máy

Ngày đăng: 31/03/2020, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ xây dựng (2014), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Nhật Bản tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Nhật Bản tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn”
Tác giả: Bộ xây dựng
Năm: 2014
2. Bộ xây dựng (2015), “Báo cáo công tác vận hành khu xử lý rác Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác vận hành khu xử lý rác Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội”
Tác giả: Bộ xây dựng
Năm: 2015
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN số:08/2015/BTNMT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN số:08/2015/BTNMT
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2015
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015),“Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, QCTĐHNsố: 02/2014/BTNMT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, QCTĐHNsố: 02/2014/BTNMT
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2015
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của BCL chất thải, QCVN số: 25/2009/BTNMT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của BCL chất thải, QCVN số: 25/2009/BTNMT
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2015
6. Ứng Quốc Dũng, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Thị Kim Thái (2001) “Giáo trình quản lý chất thải” Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất thải”
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
7. Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ (2016), “Số liệu quan trắc khu vực Sơn Tây”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu quan trắc khu vực Sơn Tây”
Tác giả: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ
Năm: 2016
8. Võ Đình Long (2015),“Công nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn
Tác giả: Võ Đình Long
Năm: 2015
9. Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh Thiên, Trần Yêm (2006), “Giáo trình Công nghệ môi trường”, NXB ĐH Quốc Gia - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ môi trường”
Tác giả: Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh Thiên, Trần Yêm
Nhà XB: NXB ĐH Quốc Gia - Hà Nội
Năm: 2006
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây (2015), “Số liệu quan trắc môi trường bãi rác Xuân Sơn”, Sơn Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu quan trắc môi trường bãi rác Xuân Sơn”
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây
Năm: 2015
11. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014), “Báo cáo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
12. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2015), “Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
Tác giả: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Năm: 2015
13. Vũ Đức Toàn (2014), “Đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn”
Tác giả: Vũ Đức Toàn
Năm: 2014
14. Ủy ban nhân dân xã Xuân Sơn (2016),“Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2015 phương hướng nhiệm vụ năm 2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2015 phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Tác giả: Ủy ban nhân dân xã Xuân Sơn
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w