SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAMPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÝ NHÂN BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC GIỚI THIỆU D
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÝ NHÂN
BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
GIỚI THIỆU DÂN CA GIAO DUYÊN VÙNG NGÃ BA SÔNG MÓNG
MÔN NGỮ VĂN
Trường: Trung học cơ sở Nam Cao
Địa chỉ: Ngõ 221 – Đường Trần Nhân Tông – Thị trấn Vĩnh Trụ
Huyện Lý Nhân – Tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0351.3870.336; Email: c2namcao@hanam.edu.vn
Họ và tên học sinh: Ngô Thu Hương
Điện thoại: 0979.200.580
Năm học 2013 - 2014
Trang 2VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIỚI THIỆU DÂN CA GIAO DUYÊN VÙNG NGÃ BA SÔNG MÓNG
I Tình huống cần giải quyết
Em mới nhận được thư của một người bạn ở huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
- quê hương của Hội Lim, của làn điệu dân ca quan họ Bạn giới thiệu về hội Lim,
về dân ca quan họ với niềm tự hào vì những làn điệu dân ca ấy đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Bạn muốn tìm hiểu về một làn điệu dân ca của Hà Nam quê em
Từ tình huống thực tế trên, em viết một bức thư gửi bạn để giới thiệu về
Dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng, Hà Nam.
II Mục tiêu giải quyết tình huống
Giới thiệu dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng với các nội dung: + Vị trí địa lý của vùng ngã ba sông Móng, tỉnh Hà Nam
+ Nguồn gốc, đặc điểm của dân ca vùng ngã ba sông Móng
+ Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị của dân ca vùng ngã ba sông Móng
III Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tổng hợp các tri thức khách quan về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị và vấn
đề giữ gìn, phát huy giá trị của dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tư liệu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, lựa chọn thông tin
IV Giải pháp giải quyết tình huống
1 Vận dụng các kiến thức liên môn
- Kiến thức Môn Địa lý để giới thiệu về vị trí địa lý của ngã ba sông Móng
- Kiến thức môn Lịch sử để giới thiệu về nguồn gốc của dân ca vùng ngã ba sông Móng
- Kiến thức môn Âm nhạc để giới thiệu về đặc điểm của dân ca vùng ngã ba sông Móng
- Kiến thức môn Ngữ văn để sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
- Kiến thức môn Giáo dục công dân để giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương, dân tộc
2 Phân tích, tổng hợp, lựa chọn các tri thức về dân ca vùng ngã ba sông Móng.
3 Lập đề cương các ý chính.
4 Hoàn thành bài viết.
Trang 3V Thuyết minh giải quyết tình huống
1 Thời gian: Quá trình giải quyết tình huống diễn ra trong thời gian 6 ngày:
- Ngày thứ nhất: sưu tầm, nghiên cứu tư liệu
- Ngày thứ 2, 3: Lựa chọn, phân tích và tổng hợp kiến thức
- Ngày thứ 4, 5: Hoàn thành bài viết
- Ngày thứ 6: Kiểm tra và sửa chữa
2 Tư liệu sử dụng trong việc giải quyết tình huống
- Sách Ngữ văn địa phương lớp 7
- Luận văn của Th.s Hoàng Anh – Trường THPT Phủ Lý B - Tỉnh Hà Nam
- Trang thông tin điện tử Tỉnh Hà Nam
3 Các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống
- Máy tính
- Máy ảnh kỹ thuật số
- Máy in
4 Bài viết giải quyết tình huống
Hà Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2014
Minh Anh thân mến !
Mình đã nhận được thư của bạn nhưng do thời gian vừa qua mình bận ôn thi học kỳ I nên chưa viết thư hồi âm cho bạn ngay được Hôm nay, sau khi thi xong, mình liền hồi âm cho bạn đây Lời đầu thư, cho mình gửi lời chúc sức khỏe tới bố
mẹ bạn; chúc bạn khỏe mạnh, đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Trong lá thư vừa rồi, bạn đã chia sẻ với mình về niềm vui khi những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Qua thư của bạn, mình có thể hình dung ra cảnh các liền anh khăn xếp áo the, các liền chị quan họ áo mớ ba mớ bẩy cùng nhau trẩy hội mùa xuân, cảm nhận được sự ngọt ngào, tinh tế của những làn điệu dân ca ở quê hương của dòng sông Cầu thơ mộng Đặc biệt, mình cảm nhận được tình yêu tha thiết của bạn về những làn điệu dân ca quê hương Miền quê ấy có người con như bạn thì nhiều vốn quý
sẽ được gìn giữ và phát huy giá trị Nhất định mùa xuân này, mình sẽ trẩy hội Lim, đến thăm vùng quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, để được nghe những làn điệu dân ca quan họ Bạn làm hướng dẫn viên cho mình nhé
Minh Anh thân mến !
Bạn muốn tìm hiểu về những làn điệu dân ca quê mình ư ? Đề nghị của bạn làm mình bất ngờ quá, nhưng cũng khiến cho mình thích thú vô cùng Hà Nam quê mình cũng có nhiều thể loại dân ca Bạn đã nghe nói đến hát trống quân trên
Trang 4thuyền, hát Lải Lèn, hát Dậm Quyển Sơn ở Hà Nam chưa? Rất độc đáo bạn ạ ! Nhưng với mình, làn điệu dân ca quê hương vang lên và ghi dấu ấn sâu đậm nhất
là những làn điệu dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng Những câu dân ca
giao duyên độc đáo, đầy ân tình, phản ánh phong phú đời sống nội tâm giản dị mà đầy tinh tế, sâu sắc của người dân quê mình
Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng
Về vị trí địa lý, ngã ba sông Móng là địa danh nằm trên lưu vực sông Châu, nơi tiếp giáp ba xã: xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục), xã Văn Lý (huyện Lý Nhân)
và xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) Sở dĩ được gọi là ngã ba sông Móng, bởi ở nơi đây có làng Móng (nay thuộc xã Tiên Phong) làm nghề chở đò ngang trên sông Vùng ngã ba sông Móng nằm kề ngay núi Đọi, thuộc trấn Sơn Nam Thượng xưa, chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh kinh kỳ, văn minh phố Hiến, là vùng đất
mà các vua thời Tiền Lê, Lý, Trần ban nhiều ân huệ Nơi đây cũng là quê hương của Nguyệt Nga công chúa, một nữ tướng thời Trưng Vương, vừa lãnh đạo nhân dân đánh giặc, vừa dạy dân cách trồng dâu, chăn tằm, dệt vải Có thể nói, đây là một vùng đất có cảnh quan trữ tình, nhiều di tích lịch sử - văn hoá, nên cũng là quê hương của lễ hội, là ngọn nguồn của những làn điệu hát giao duyên
Trang 5Minh Anh ạ ! Tuy nguồn dân ca của chung ba huyện nhưng lại mang tên riêng của một làng - làng của những người chèo đò Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguồn dân ca này được sinh ra trên mặt nước, mà làng Móng và bến đò Móng là điểm hội tụ những con đò qua lại sông Châu và những chiếc thuyền nan - phương tiện đi lại trong môi trường đồng chiêm trũng Không gian mặt nước tạo môi trường cho hát đối phát triển Vì vậy, dân ca vùng sông Móng hoàn toàn mang ý nghĩa sinh hoạt tinh thần, giao lưu tình cảm hay cảm hứng thăng hoa trong lao động; lúc đầu hát trên mặt nước, sau chuyển lên bờ, cả hình thức lẫn nội dung ngày càng phong phú hơn Nghệ nhân hát giao duyên Nguyễn Thị Vỷ (người làng Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục) cũng cho hay: “Khi tôi đang gánh cỏ thì nghe thấy dân làng Mạc bên kia sông hát một câu có tính thách đố Tôi hát đối lại Hát cho đến bao giờ họ không đối lại được nữa thì mới gánh cỏ về…”
Về hình thức thể hiện, dân ca giao duyên ngã ba sông Móng thuộc thể hát đối ca một giọng, tức là cả hai bên nam, nữ hát chung một bài hát có cùng một làn
điệu Ví dụ trong làn điệu Hát mời:
Nữ: Ba quan một chiếc thuyền nan
Có về xóm bãi gái ngoan tầm chồng.
Có mấy dậu tình rằng Anh cả, anh hai nay đấy ơi!
Nam: Cô cả, cô hai nay đấy ơi!
Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng có nguồn gốc từ hát đối, nhưng tính chất đối đáp là thứ yếu, mục đích đối ý về sau mờ nhạt dần, chất trữ tình, tự sự trội hơn lên Chất trữ tình trong các làn điệu dân ca giao duyên ngã ba sông Móng được cảm hứng từ môi trường lao động, sinh hoạt và những câu chuyện lịch sử
-xã hội Các chất liệu lấy từ cuộc sống như bến sông, con đò, con thuyền, xóm bãi… là những hình ảnh gần gụi, thân thương, gợi cảm được nhắc đi nhắc lại trong nhiều làn điệu, được nâng lên thành hình tượng của tình yêu
Môi trường của nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng là nguồn gợi cảm hứng trữ tình cho những làn điệu hát giao duyên của cư dân nơi đây Hình tượng lấy từ nghề chăn tằm, canh cửi có thể thấy nhiều trong các làn điệu:
Đêm khuya sương đẫm cành dâu Anh kéo vạt áo che đầu cho em.
(Lời Hát ru)
Trang 6Trong tâm thức các cư dân trồng dâu nuôi tằm, dệt vải nơi đây cũng như
trong tâm thức người Hà Nam xưa: nương dâu, con tằm, se tơ, dệt vải có sự liên
tưởng tương ứng với nhân duyên như ông tơ, bà nguyệt Môi trường của nghề trồng dâu nuôi tằm chính là nguồn gợi cảm hứng trữ tình thứ hai (sau nguồn cảm hứng lấy từ chất liệu sông nước) cho những làn điệu hát giao duyên của người dân nơi đây
Nguồn trữ tình trong hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng còn được khai thác từ một câu chuyện dã sử Chuyện kể rằng: Có một viên tướng trẻ của Lê Hoàn đi qua bến đò sông Móng ra trận đánh giặc Người con gái họ Đào làm nghề lái đò đã chở viên tướng ấy Không may đò đắm, cô gái quen dòng nước, lao xuống cứu được viên tướng trẻ Cô gái lái đò và chàng tướng trẻ đem lòng yêu nhau Nhưng viên tướng trẻ đã hi sinh nơi chiến trường Cô gái họ Đào đã thề chẳng se duyên cùng ai, nhưng vì cha mẹ già nua, phải giữ trọn chữ hiếu, cô đành
gá duyên cùng một anh đánh dậm Nào ngờ, gã đánh dậm vũ phu, nhiều phen đánh đập vợ, vì ghen với chuyện tình năm xưa Cuối cùng cô gái họ Đào đã bỏ làng, bỏ
cả dòng sông và con đò ra đi
Lấy chuyện trên, các nghệ sĩ dân gian trong vùng đã sáng tác nên một làn điệu hát giao duyên, nghe ai oán mà trữ tình, huyền ảo:
Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời
Đôi ta muốn lấy nhau chơi Cái duyên không định, ông trời không se.
Những nơi chết dấp bờ tre Cái duyên cứ định trời se em vào.
Ba đồng một sợi chỉ đào
Áo gấm không vá, vá vào áo tơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi Biết rằng lên ngược xuống xuôi cũng đành.
(Hát mụa)
Để tạo nên tính chất huyền ảo, các nghệ sĩ dân gian đã mượn các yếu tố huyền bí, khó lý giải của nhân duyên, số phận Ví thử như kiếp hồng nhan của cô gái họ Đào năm xưa, giờ ứng với duyên số tiền định của các cô gái họ Đào nói chung, như câu tương truyền trong dân gian:
Con gái họ Đào
Trang 7Lấy quan, quan cách Lấy khách, khách về Tàu, Lấy nhà giàu, nhà giàu hết của.
Suy rộng ra, chủ đề nhân duyên lỡ làng và oán trách số phận trong hôn nhân, trách cứ tình yêu xuyên suốt những làn điệu hát giao duyên khác trong vùng như một mô típ:
Về nhân duyên:
Cái quạt có hai chữ hồng Bác mẹ gả chồng nhưng trái nhân duyên.
(Hát vui) Tìm người yêu nhưng không thấy:
Hẹn anh đến gốc cây đa Anh đến không thấy anh ra cây đề
Hẹn anh đến gốc cây đề Anh đến không thấy anh về cây mơ.
(Hò đối) Trách cứ tình duyên:
Trách ai gió cuốn lời thề Tóc mây chưa bạc tình kia nhạt dần.
(Hát ru) Tuy nói về chủ đề tình duyên, nhân duyên lỡ làng, lầm lỡ nhưng nội dung tư tưởng các khúc hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng không bi lụy; ngược lại nó
ca ngợi tình yêu, khát khao sự bền vững trong tình duyên đôi lứa, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống Và điều cốt yếu là, chất trữ tình mượt mà, vương vấn đáng yêu, chính bởi sinh ra từ đấy
Từ hát đối trên sông nước ở ngã ba sông Móng, các làn điệu lại thấm đẫm chất trữ tình trong cuộc sống cư dân lúa nước và điệu hát giao duyên khắp một vùng rộng lớn gồm ba huyện Âm hưởng ấy được ví như tiếng gà gáy chung vậy!
Minh Anh ạ, dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng từ lâu đã được ngành văn hoá Hà Nam sưu tầm, khai thác và giới thiệu Theo mình nghĩ thì đó là việc làm cần thiết để góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, làm giàu thêm nguồn dân ca trữ tình trên đất Hà Nam Và chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều tư liệu quý đã được ghi chép, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản; nhiều làn điệu dân ca vùng ngã ba sông Móng được phục dựng và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ để tham gia các Liên hoan hát dân ca, tham gia các buổi giao lưu Ở nhiều trường học, trong đó có trường mình, đã dàn dựng và biểu
Trang 8diễn nhiều tiết mục dân ca vùng ngã ba sông Móng Những tiết mục ấy thực sự đã được đón nhận nồng nhiệt vì có những nét riêng đặc trưng, độc đáo, đầy trữ tình, thiết tha, đằm thắm
Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng được biểu diễn tại Liên hoan Dân ca và Chèo không chuyên Tỉnh Hà Nam - 2010
Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng được biểu diễn tại Giao lưu các Câu lạc bộ Hát dân ca và hát chèo Tỉnh Hà Nam Minh Anh thân mến !
Những làn điệu dân ca là di sản tinh thần vô giá mà cha ông chúng ta để lại
Đó là sự kết tinh của trí tuệ, tình yêu và tài hoa của biết bao thế hệ cộng đồng người con trên quê hương Việt Nam Kế thừa, phát huy là công việc của thế hệ hôm nay, của bạn và của mình, phải không Minh Anh? Càng nghe những làn điệu dân ca quê hương, mình càng thấm thía lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 9trước lúc Người đi xa: Rằng đã yêu Tổ quốc mình, càng yêu thắm thiết những khúc hát dân ca!
Thôi, thư đã dài, mình xin dừng bút tại đây Chúc bạn luôn vui vẻ, học tập tốt và tình yêu với những làn điệu dân ca quê hương không bao giờ vơi cạn trong trái tim bạn Và bây giờ, sau khi biết về dân ca Hà Nam, thì bên cạnh tình yêu quan họ, hãy dành một góc trái tim cho những làn điệu dân ca Hà Nam quê mình, cho dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng! Hãy yêu dân ca quê mình, như mình đã yêu dân ca quan họ quê hương bạn vậy, Minh Anh nhé!
Bạn của Minh Anh:
Ngô Thu Hương
TB: Mình gửi kèm lá thư này một đĩa VCD có chứa các bài dân ca giao duyên ngã
ba sông Móng Bạn nghe nhé Và nếu mình gặp nhau, thì mình sẽ hát cho bạn nghe Mình cũng được thầy giáo hướng dẫn hát vài làn điệu dân ca này rồi mà
VI Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Tìm hiểu và giới thiệu về các giá trị văn hóa dân gian địa phương là việc làm nhiều ý nghĩa, đang được ngành giáo dục quan tâm Trong môn học Ngữ văn của chương trình giáo dục bậc THCS đã có bài hướng dẫn học sinh chúng em tìm hiểu về lĩnh vực này, nhằm giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các di sản của địa phương, của đất nước và nhân loại
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc với bộ môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn Từ đó bài viết có sức thuyết phục hơn, nhất là đối với bài văn thuyết minh giới thiệu về giá trị văn hóa, lịch sử ở địa phương
Hơn nữa, việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống thực tế còn tạo điều kiện cho học sinh chúng em phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập; giúp chúng em ý thức hơn trong việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện tốt hơn các kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn trong cuộc sống