1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại viện kinh tế và chính trị thế giới

30 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã tiến hành nghiên cứu cơ bản nhữngvấn đề về kinh tế và chính trị trong nước và thế giới và đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng như: cung cấp những l

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 5

1.3 Chức năng của Viện 8

1.4 Nhiệm vụ của Viện 8

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRONG CÁC NĂM QUA (GIAI ĐOẠN TỪ 2004-2008) 10

2.1 Thực trạng hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trong thời gian qua 10

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học 10

2.1.2 Hoạt động đào tạo sau đại học 12

2.2 Những thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật của Viện 14

2.2.1 Thời kì trước đổi mới 14

2.2.2 Thời kì đổi mới đến nay 15

2.3 Những mặt hạn chế trong hoạt động của Viện và nguyên nhân 21

2.3.1 Những mặt hạn chế 21

2.3.2 Nguyên nhân 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU ,HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 23

3.1 Một số kinh nghiệm của Viện trong thời gian qua 23

3.2 Phương hướng nghiên cứu, hoạt động của Viện trong thời gian tới 24

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Viện kinh tế và chính trị thế giới được biết đến đầu tiên với tên gọi làViện kinh tế thế giới thành lập theo quyết định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983của Hội đồng Bộ trưởng Đến năm 1993, Viện được tái khẳng định lại theonghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính Phủ Bắt đầu từ năm 2004,Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, có tên giao dịchquốc tế là Institute of World Economics and Politics (IWEP), nằm trong hệthống Viện khoa học xã hội Việt Nam

Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã tiến hành nghiên cứu cơ bản nhữngvấn đề về kinh tế và chính trị trong nước và thế giới và đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng như: cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạchđịnh đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ViệtNam; giảng dạy và đào tạo sau đại học chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan

hệ kinh tế quốc tế; cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế Việt Nam

và nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Ngoài ra, với tư cách là mộttrong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính Phủ trong lĩnh vực kinh

tế và chính trị thế giới, Viện đã góp phần tích cực vào công việc xây dựng cácluận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của nước

ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế

Sau một thời gian thực tập tại Viện, em xin được báo cáo về Viện Kinh

tế và Chính trị Thế giới trong bài viết dưới đây.Báo cáo thực tập của em baogồm những nội dung sau:

Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng và nhiệm

vụ của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị thế giớitrong các năm qua ( giai đoạn từ 2004 đến 2008)

Chương 3: Phương hướng nghiên cứu, hoạt động phát triển Viện Kinh

tế và Chính trị thế giới

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

THẾ GIỚI 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Năm 1980, trước những đòi hỏi ngày càng cao trong việc nghiên cứu cơbản và toàn diện những vấn đề kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế,Ban Kinh tế Thế giới được tách khỏi Viện Kinh tế học trở thành một bộ phậnđộc lập trực thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam do đồng chí Võ ĐạiLược làm trưởng ban

Năm 1983, Viện kinh tế Thế giới chính thức được thành lập theo Nghịđịnh số 96/HĐBT ngày 9/9/1983 của Hội đồng bộ trưởng, do đồng chí Võ ĐạiLược làm Viện trưởng đóng tại 27 Trần Xuân Soạn và vẫn gắn bó với ViệnKinh tế học bằng tờ tạp chí chung Năm 1989, Viện chuyển trụ sở về 176

Thái Hà, cũng là năm đầu tiên ra mắt Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới

và Vietnam Economic Review, tập trung vào nghiên cứu những vấn đề kinh tế

thế giới và đổi mới kinh tế Việt Nam Tuy vậy, ngoài những vấn đề kinh tế,ngay từ đầu năm 1998, Viện đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể đếnnăm 2010, trong đó dự kiến mở rộng chức năng nghiên cứu của Viện sanglĩnh vực chính trị quốc tế và lập thêm một số phòng mới

Năm 2004, bằng Nghị định 26/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Viện Khoa hoc xãhội Việt Nam, cho phép Viện đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới(tên tiếng Anh là Institute of World Economics and Politics, viết tắt là IWEP).Trên cơ sở Nghị định này, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã ban

Trang 5

hành Quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14 tháng 6 năm 2005, qui địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện, theo đó Viện có

9 phòng nghiên cứu, cùng 4 phòng phục vụ nghiên cứu và giúp việc cho Lãnhđạo Viện

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Viện ngàycàng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Hiện Viện có tổng cộng

52 cán bộ viên chức trong đó có 4 phó giáo sư, 18 tiến sỹ và 14 thạc sỹ Nhiềucán bộ đã trưởng thành từ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới hiện đang nắmgiữ những cương vị lãnh đạo tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và các đơn

vị nghiên cứu trực thuộc, cũng như tại các cơ quan trung ương va địa phươngkhác

Với một đội ngũ cán bộ nghiên cứu mạnh như vậy, công tác nghiên cứucủa Viện được triển khai đồng thời cả theo chiều sâu và chiều rộng: vừanghiên cứu lý thuyết cơ bản, vừa đánh giá phân tích những biểu hiện mới củanền kinh tế và chính trị thế giới; kết hợp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm xâydựng và phát triển chính trị - kinh tế - xã hội của từng nước, với việc nghiêncứu, phân tích những động thái chính trị - kinh tế chính trong quan hệ quốc tếcủa khu vực và thế giới trong mối quan hệ tùy thuộc nhau chặt chẽ của xu thếtoàn cầu hóa; lấy việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới với thực tiễn pháttriển ở Việt Nam để từ đó có những đóng góp luận cứ khoa học quan trọnggóp phần xây dựng đường lối chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại của Đảng

và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước theo hướng hiện đại hóa, trithức hóa

Qua 25 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, Viện Kinh tế vàChính trị Thế giới đã vươn lên trở thành một trong những cơ quan nghiên cứuhàng đầu về Kinh tế và Chính trị Thế giới của Việt Nam Những kết quảnghiên cứu của Viện được cấp trên đánh giá cao và là một trong số ít đơn vịcủa Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo trực tiếp lên

Trang 6

Ban Bí thư, cũng như thường xuyên có những đóng góp khoa học hữu íchtrong việc xây dựng chiến lược và hoạch định đường lối chính sách phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Trang 7

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

● Ban lãnh đạo Viện:

Viện Kinh tế và Chính tri Thế giới có Viện trưởng và Phó viện trưởng doChủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm,

bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm các bộ lãnh đạo các cấp thuộcViện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện trưởng của Viện chịu trách nhiệm toàn

bộ hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, các Phó viện trưởng chịutrách nhiệm trước Viện trưởng về những nhiệm vụ được Viện trưởng phâncông Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động củaViện trình chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phê duyệt

Viện trưởng PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh

Phó viện trưởng TS Chu Đức Dũng

● Các phòng nghiên cứu khoa học

1 Phòng Nghiên cứu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

2 Phòng Nghiên cứu kinh tế quốc tế

3 Phòng Nghiên cứu chính trị quốc tế

4 Phòng Nghiên cứu các tổ chức và thể chế quốc tế

5 Phòng Nghiên cứu các nước phát triển

6 Phòng Nghiên cứu các nước đang phát triển

7 Phòng nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi

8 Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

9 Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược quốc tế

● Các phòng phục vụ nghiên cứu

1 Thư viện

Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đóng vai trò chủ chốt trongviệc lưu giữ và cung cấp thông tin khoa học chuyên ngành kinh tế thế giới,quan hệ kinh tế quốc tế và chính trị quốc tế cho các cán bộ nghiện cứu trong

Trang 8

và bên ngoaig Viện Thư viện có đầy đủ các ấn phẩm, sách, tạp chí, báo, từđiển, sách tra cứu, thống kê trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoahọc, luận án tiến sĩ… luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc, cung cấp các thông tinphong phú, đa chiều về kinh tế và chính trị thế giới.

Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới và Vietnam Economic Review là cơ quan ngôn luận của Viện Kinh tế và Chính trị Thế

giới, là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm đến các vấn đềkinh tế và chính trị thế giới

2 Phòng học giả

● Các phòng giúp việc Viện trưởng

1 Phòng quản lý khoa học và đào tạo

2 Phòng hành chính- tổng hợp

● Hội đồng khoa học

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới có Hội đồng khoa học làm tư vấn choViện trưởng Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện do Viện trưởngquyết định sau khi có sự thỏa thuận của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội ViệtNam Hội đồng khoa học của Viện hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạtđộng của Hội đồng khoa học do Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Namban hành

● Cơ cấu cán bộ viên chức

Trang 9

Tính đến ngày 10/11/2008, Viện có tổng cộng 51 cán bộ viên chức trong

đó có 3 Giáo sư/PGS, 16 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 14 có trình độ Đại học còn lại ởcác trình độ khác Ngoài ra, nếu tính cả những cán bộ, viên chức hợp đồngkhông xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn thì Viện có tổng cộng 57cán bộ, viên chức (xem cụ thể phần phụ lục) Như vậy, số cán bộ, viên chứccủa Viện đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần phục vụtốt hơn cho công tác nghiên cứu của Viện

1.3 Chức năng của Viện

Theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP Chính phủ kí ngày 15/1/2004 quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam, trong điều 3 nêu rõ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới làmột trong các tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam Viện có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống 28 đơn vjnghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Chức năng củaViện Kinh tế và Chính trị Thế giới được quy định cụ thể, rõ ràng trong Điều

1, quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam, theo đó Viện Kinh tế và Chính trị thế giới có chức năngnghiên cứu cơ bản những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới; cung cấp nhữngluận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sáchphát triển nhanh, bền và vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổchức tư vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhân lực…,nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế của các nước

1.4 Nhiệm vụ của Viện

 Trình chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quy hoach, chiếnlược, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khiđược phê duyệt

 Nghiên cứu cơ bản các vấn đề kinh tế và chính trị trên thế giới

Trang 10

 Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn kinh tế và chính trị thế giớinhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tếtrong bối cảnh toàn cầu hóa.

 Kết hợp giữa nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và chínhtrị thế giới, thực hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật, thamgia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam và các cơ quan khác

 Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiệnhành

 Theo chức năng, tổ chức thẩm định về mặt khoa học các chươngtrình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở các Bộ, nghành , địa phương theo sựphân công của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

 Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và ngoàinước theo quy định của pháp luật, xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biếncác kết quả nghiên cứu khoa học, truyền bá các kiến thức chuyên môn tớiđông đảo quần chúng

 Quản lí về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Việntheo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Viện khoa học Xã hội ViệtNam

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chủ tịch ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRONG CÁC NĂM QUA (GIAI ĐOẠN TỪ 2004-2008) 2.1 Thực trạng hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trong thời gian qua

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học

Được thành lập từ năm 1983, đến nay, trải qua 25 hoạt động, với vị thế

là một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu ở Việt Nam về kinh tế thế giới

và quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế, Viện đã chủ trì thành công hàng trămcông trình công trình nghiên cứu ở mọi cấp độ: từ cấp Nhà Nước, cấp Bộ, cấpViện đến các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế

Về đề tài cấp Nhà Nước, trong khoảng thời gian 5 năm từ 2003 đến

2008, Viện đã thực hiện và nghiệm thu (năm 2005) 2 đề tài cấp Nhà Nước

bao gồm các đề tài Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và Trung Quốc sau 3 năm gia nhập WTO và những bào học kinh nghiệm cho Việt Nam Các đề tài này đều đạt kết quả xuất sắc Viện tiếp tục thực hiện 3 đề tài trong thời gian tới gồm Triển vọng hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á và tác động của nó đến sự phát triển của Việt Nam bắt đầu thực hiện năm 2007 và nghiệm thu 2009 Đề tài Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á- Tác động và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam được thực hiện trong thời gian từ 2008 đến 2011

và Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam thực hiện từ 1008 đến 1010.

Về đề tài cấp Bộ, 5 năm qua Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã thựchiện và nghiệm thu 22 đề tài, trong đó hai năm 2003 và 2006 nghiệm thunhiều nhất với 5 đề tài mỗi năm, năm 2008 nghiệm thu ít nhất với 1 đề tài, cácnăm còn lại 2004 và 2005 mỗi năm 4 đề tài và 2007 với 3 đề tài Các đề tài đã

Trang 12

nghiệm thu đều đạt kết quả khá và xuất sắc Trong thời gian tới, Viện tiếp tụcthực hiện thêm 17 đề tài đã được giao Tất cả các đề tài đều có liên quan tớicác vấn đề về kinh tế và chính trị của các khu vực, vùng lãnh thổ và các quốcgia trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho quá trình phát triển của Việt Nam.

Về đề tài cấp Viện, năm 2006 Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã thựchiện được nhiều đề tài nhất với 29 đề tài, tất cả đều được thực hiện dưới hìnhthức cá nhân Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nên Viện

cũng chú trọng nghiên cứu các vấn đề về hội nhập như Điều chỉnh cơ cấu tài chính trước và sau gia nhập WTO của một số nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc) hay Đổi mới công nghệ trong quá trình hội nhập của một

số nước Đông Á để từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam, giúp Việt Nam hội

nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Năm này, Viện thực hiện được 23 đềtài trong đó có 2 đề tài tập thể và 21 đề tài còn lại là các đề tài cá nhân Sangnăm 2008, Viện tiếp tục thực hiện được các đề tài tập thể về vấn đề nănglượng ở một số nước chuyển đổi và vấn đề an ninh năng lượng, lương thực vàcon người ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Thêm vào đó, Viện còn thựchiện được 15 đề tài cá nhân về các vấn đề kinh tế, chính trị khác nhau của cácquốc gia và khu vực trên thế giới

Bên cạnh các đề tài do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới chủ trì, Việncòn phối hợp, tham gia với các tổ chức, cơ quan khác tại Việt Nam và với các

tổ chức quốc tế để thực hiện các đề tài khoa học Viện đã phối hợp với các tổchức, cơ quan của Việt Nam như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện nghiêncứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Viện quản lý kinh tế Trung ương, Đạihọc Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế thuộc Đại họcquốc gia, Viện chiến lược-Bộ Công an, Viện chiến lược-Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ,… để thực hiệnđược 19 đề tài trong đó có 3 đề tài thực hiện cùng Đại học Kinh tế quốc dânđược thực hiện và nghiệm thu vào các năm 2006, 2007 và 2008 Ngoài ra,

Trang 13

Viện cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như: Trung tâm nghiên cứuphát triển quốc tế Canada, Viện Khoa học Xã hội-Sứ quán Pháp, Viện Chínhsách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Mê Kông, Thái Lan, Cơquan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Đại học Paris 1, Viện nghiên cứukinh tế Asean, Chương trình nghiên cứu quốc tế tại Châu Á-Đại học tổng hợpGeorge Washington Mỹ,… thực hiện tổng cộng 14 đề tài trong đó có các đềtài đã hoàn thành và in thành sách và các đề tài đang thực hiện.

Như vậy, thời gian qua, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã chủ trì vàphối hợp với các tổ chức và cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện đượchàng trăm công trình nghiên cứu Các công trình đó đã thể hiện tính hệ thống,toàn diện và thực tiễn; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết

và thực nghiệm, và nhất là luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa những vấn đề dothực tiễn phát triển của Việt Nam đặt ra, với những su hướng phát triển chủđạo của nền kinh tế và chính trị thế giới Hầu hết những kết quả nghiên cứunày đã được chuyển tải trực tiếp đến các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng

và Nhà nước, cũng như được phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng độc giảkhác nhau qua hàng ngàn bài báo, hàng trăm cuốn sách đã được công bố ởtrong và ngoài nước

2.1.2 Hoạt động đào tạo sau đại học

Ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Kinh tế và Chính trị Thếgiới còn tổ chức các hoạt động đào tạo sau Đại học Viện là cơ sở đào tạo sauđại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Từ năm 1994, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ chuyên ngànhKinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, mã số 62.31.07.01 Mục tiêu lànhằm đào tạo những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có khả năng độclập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở bậc đại học và trênđại học, có khả năng tư vấn và đóng góp vào việc hoạch định các chính sáchkinh tế vĩ mô

Trang 14

Sau khi bảo vệ thành công luận án, học viên được Bộ Giáo dục và Đào

tạo cấp bằng quốc gia Tiến sỹ Kinh tế.

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, cơ sở đào tạo Viện Kinh tế và Chínhtrị Thế giới thường xuyên mở các khoá bồi dưỡng sau đại học nhằm cung cấpnhững kiến thức mới về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, đáp ứngnhu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới sẽcấp chứng chỉ tốt nghiệp cho mỗi khoá học Chứng chỉ này có giá trị đánh giá

sự tiến bộ về nghiệp vụ và chuyên môn của cán bộ trong lĩnh vực này

Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

Cơ sở Đào tạo Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới có đội ngũ các nhàkhoa học với học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ vững mạnh, nhiềukinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoahọc Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của Việt nam

Tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu còn có các nhà khoa họchàng đầu nước ngoài như Mỹ, Nhật, Canada, Nhật bản theo các chươngtrình hợp tác quốc tế của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Cán bộ cán bộ quản lý công tác đào tạo luôn tận tình, chu đáo và am hiểunghiệp vụ, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.Nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, học viên có nhiều cơhội tham gia các hội thảo khoa học quốc tế về các chủ đề liên quan tới chínhsách kinh tế đối ngoại của Việt nam và các vấn đề kinh tế thế giới hiện đại.Bên cạnh đó, các học viên còn có cơ hội đi khảo sát nghiên cứu tại nướcngoài, phù hợp với đề tài của luận án thông qua các chương trình trao đổi, hợptác giữa Viện và các cơ sở nghiên cứu quốc tế

Cơ sở vật chất

Thư viện của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới với hơn 20 000 đầusách chuyên ngành, thường xuyên được bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu

Trang 15

lý luận và thông tin hiện đại, cùng nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoàinước luôn phục vụ kịp thời nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu của học viên.

Hệ thống máy tính được nối mạng sẽ giúp học viên cập nhật thông tin vàtrao đổi các vấn đề nghiên cứu với các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới.Thời gian qua, Viện đã đào tạo được hàng trăm tiến sỹ chuyên ngànhkinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, cung cấp một số lượng lớn các tiến

sĩ có trình độ cao trong lĩnh vực này cho đất nước Nhiều người đã trưởngthành từ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới hiện đang năm giữ những cương

vị quan trọng tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng như các cơ quan trungương và địa phương khác

2.2 Những thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật của Viện

2.2.1 Thời kì trước đổi mới

Thời kỳ trước đổi mới , Viện có những đóng góp khoa học chính sau:

Một là, nghiên cứu kinh nghiệm cải cách kinh tế ở các nước xã hội chủ

nghĩa (XHCN) để vận dụng vào việc quản lý và phát triển nền kinh tế ViệtNam Các đề tài nghiên cứu của Viện thời kỳ này đã tập trung vào xem xét sựbiến đổi của các nền kinh tế XHCN, đặc biệt chỉ ra những giới hạn của sựphát triển theo chiều rộng và xu hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên việc

áp dụng công nghệ mới vào sản xuất Những bất cập của mô hình kinh tế hóatập trung cũng được phân tích trong nhieeuf công trình đồng thời cũng chỉ rõ

xu hướng tất yếu của việc sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong nền kinh

tế XHCN Trong thời kỳ này, xu hướng cải tổ, cải cách ở Liên Bang Xô Viết

và các nước XHCN Đông và Trung Âu đã chiếm một vị trí nổi bật trong cácnghiên cứu của Viện; việc nghiên cứu và đăng báo cải cách và mở cửa ởTrung Quốc cũng có những ý nghĩa tham khảo rất tích cực

Hai là, nghiên cứu lý giải những biến đổi trong hệ thống tư bản chủ

nghĩa, đặc biệt chú trọng nghiên cứu những thành tựu kinh tế nổi bật của Nhật

Ngày đăng: 12/07/2016, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w