Tổng quan về vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế, với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
MÃ SINH VIÊN : A16364 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Trang 3Nhân đây, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành với Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng long, các thầy cô giảng dạy trong trường đã tạo điều kiện học tập tốt nhất, truyền cho em nhiều cảm hứng, đam mê học tập và phấn đấu trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường Để ngày hôm nay, khi trải qua một quãng thời gian khá dài em thấy mình trưởng thành hơn và vững vàng hơn trên con đường mà em đã chọn
Để hoàn thành khóa luận này, em cũng không quên cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần viễn thông FPT Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em có những
tư liệu thực tế để nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng được lý thuyết vào thực tiễn để đúc rút nhiều kinh nghiệm cho bản thân
Cuối cùng, em xin được kính chúc Quý các Thầy, Cô cùng Th.S Phan Huệ Minh
có được sức khỏe tốt để tiếp tục công tác và thành công hơn trong sự nghiệp to lớn của mình Đồng kính gửi các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong Công ty Cổ phần Viễn thông FPT dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong
sự nghiệp và cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
Trang CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1
1.1 Tổng quan về vốn lưu động 1
1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động 1
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 2
1.1.3 Phân loại về vốn lưu động 3
1.1.3.1 Phân loại vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động 3
1.1.3.2 Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện 3
1.1.3.3 Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn 4
1.1.3.4 Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành: 4
1.1.4 Cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn lưu động 5
1.1.4.1 Cơ cấu vốn lưu động 5
1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp 5
1.1.5 Quản lý vốn lưu động 6
1.1.5.1 Chính sách vốn lưu động 6
1.1.5.2 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao 7
1.1.5.3 Quản lý các khoản phải thu 10
1.1.5.4 Quản lý dự trữ, tồn kho 13
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.2.2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.2.3.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16
1.2.3.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 16
1.2.3.3 Mức tiết kiệm vốn lưu động 16
1.2.3.4 Các chỉ số về hoạt động 17
1.2.3.5 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 19
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 20
1.2.4.1 Nhân tố khách quan 20
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT 22
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần viễn thông FPT 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triên của Công ty cổ phần viễn thông FPT 22
Trang 52.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý 24
2.1.3 Chức năng của từng phòng ban 25
2.1.3.1 Đại Hội Đồng Cổ Đông 25
2.1.3.2 Hội Đồng Quản Trị 25
2.1.3.3 Ban Kiểm Soát 25
2.1.3.4 Ban Tổng Giám Đốc 25
2.1.3.5 Ban Tài Chính Kế Toán 25
2.1.3.6 Ban Quản Lý Chất Lượng 25
2.1.3.7 Ban Hành Chính Nhân Sự 26
2.1.3.8 Ban Quan Hệ Đối Ngoại 26
2.1.3.9 Ban Quản Lý Công Nghệ 26
2.1.3.10 Chi nhánh khu vực 26
2.2 Khái quát thực trạng hoạt động SXKD tại Công ty cổ phần viễn thông FPT 26
2.2.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động SXKDcủa Công ty 26
2.2.2 Khái quát tình hình tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT 29
2.2.2.1 Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty FPT Telecom 29
2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn ngắn hạn của Công ty FPT Telecom 31
2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần viễn thông FPT 33
2.3.1 Chính sách quản lý vốn lưu động 33
2.3.2 Phân tích cơ cấu vốn lưu động 35
2.3.3 Phân tích các bộ phận cấu thành vốn lưu động 37
2.3.3.1 Tiền và các khoản tương đương tiền 37
2.3.3.2 Phải thu ngắn hạn 39
2.3.3.3 Hàng tồn kho 41
2.3.3.4 Tài sản ngắn hạn khác 42
2.3.4 Một số chỉ tiêu tài chính 43
2.3.4.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 43
2.3.4.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 44
2.3.4.3 Mức tiết kiệm vốn lưu động 45
2.3.4.4 Các chỉ số về hoạt động 46
2.3.4.5 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 49
2.3.4.6 Vốn lưu động ròng 51
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT52 2.4.1 Những kết quả đạt được 52
2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 53
2.4.2.1 Những hạn chế cần khắc phục 53
Trang 62.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 54
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT 56
3.1 Định hướng phát triển vốn của công ty cổ phần viễn thông FPT trong những năm tới 56
3.1.1 Khái quát môi trường kinh doanh của Công ty FPT Telecom 56
3.1.1.1 Thuận lợi 56
3.1.1.2 Khó khăn 56
3.1.2 Định hướng phát triển vốn và vốn lưu động của Công ty 57
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty viễn thông FPT 58
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động 58
3.2.2 Quản lý cơ cấu vốn lưu động 60
3.2.2.1 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền 60
3.2.2.2 Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn 61
3.2.2.2 Quản lý hàng tồn kho 62
3.2.3 Các biện pháp khác 63
3.2.3.1 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 63
3.2.3.2 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 63
3.3.2.3 Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài 64
3.2.4 Một số kiến nghị với Nhà nước 65
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
VLĐ VCĐ TSLĐ SXKD ĐHĐCĐ HĐQT BKS
VNĐ
Tên đầy đủ
Vốn lưu động Vốn cố định Tài sản lưu động Sản xuất kinh doanh Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Việt Nam đồng
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Chính sách quản lý VLĐ 6
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần viễn thông FPT 24
Bảng 1.1 Quyết định khi xem xét hai phương án và quyết định khi 12
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT Telecomgiai đoạn 2010 – 2012 27
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán – về tài sản của công ty FPT Telecom trong giai đoạn 2010 – 2012 30
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán – về nguồn vốn của công ty FPT Telecom trong giai đoạn 2010 – 2012 32
Bảng 2.4 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty trong năm 2011- 2012 34
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty trong giai đoạn 2011-2012 35
Bảng 2.6 Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền 38
Bảng 2.7 Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn 39
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho 41
Bảng 2.9 Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác 42
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011-2012 43
Bảng 2.11 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giai đoạn 2011-2012 44
Bảng 2.12 Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của Công ty 46
Bảng 2.13 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng hàng tồn kho của Công ty 47
Bảng 2.14 Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty 48
Bảng 2.15.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 50
Bảng 2.16 Vốn lưu động ròng tại Công ty 51
Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toàn đã tính số dư bình quân năm 2012 59
Bảng 3.2 Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu 60
Biểu đồ 2.1 Chính sách quản lý vốn lưu động 34
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty 36
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền 38
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn 40
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác 42
Biểu đồ 2.6 Thời gian quay vòng tiền trung bình 49
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Hiện nay, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp luôn phải tìm ra những giải pháp giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp “Nếu coi doanh nghiệp là một cơ thể người thì dòng máu tuần hoàn nuôi sống cơ thể chính
là lượng vốn luân chuyển trong cơ thể đó” Nói như vậy để thấy rằng, muốn doanh nghiệp hoạt động thật hiệu quả và trơn chu thì vốn lưu động chính là điều cần thiết để duy trì sự sống và phát triển
Ở nước ta hiện nay, trong giai đoạn mới khi cơ chế quản lý kinh tế đã chuyển đổi, cùng với đó là quá trình cắt giảm nguồn trợ cấp từ vốn ngân sách, mở rộng quyền
tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng đã tạo ra một tình hình kinh tế ngày càng phức tạp và biến động hơn Nhiều doanh nghiệp đã chứng
tỏ được khả năng thích nghi và tự chủ, quản lý và sử dụng vốn một cách năng động và
có hiệu quả Tuy nghiên, bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn mà một trong những nguyên nhân quan trọng là hoạt động quản lý và
sử dụng vốn lưu động còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả
Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay là quản lý vốn
ra sao để doanh nghiệp có được sự phát triển lành mạnh và ổn định, đặc biệt là quản lý vốn lưu động – số vốn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp hiện thời Phải quản lý vốn lưu động thế nào để doanh nghiệp vẫn thu hút được khách hàng nhưng doanh nghiệp vẫn có đủ vốn để tiếp tục đầu tư đồng thời vẫn đem lại lợi ích cho chủ đầu tư ? Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, em nhận thấy đây
là một vấn đề thực sự nổi cộm và cần rất thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Công ty rất quan tâm Với nhận thức này và bằng những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập tại trường Đại học Thăng Long
và thời gian thời gian thực tập thiết thực tại Công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề
tài “Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Viễn thông FPT” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động
Trang 10Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần Viễn thông FPT trong giai đoạn 2010-2012 nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của công ty
4 Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn tới cô giáo – giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Phan Huệ Minh cùng các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo, các anh chị trong công ty và các bạn để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế, với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định để đầu tư vào chi phí ban đầu như chi phí mua nguyên vật liệu, trả lương, trả lãi vay,…Ngoài ra cũng cần đầu tư thêm vào công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị để tái sản xuất mở rộng, phát triển doanh nghiệp Dù vậy, khi doanh nghiệp hoạt động thì chi phí về vốn bỏ ra ban đầu là chưa đủ, doanh nghiệp cần tìm cách bảo tồn và gia tăng lượng vốn do hoạt động kinh doanh của công ty Toàn bộ quá trình gia tăng giá trị vốn ban đầu và quá trình tiếp theo sản xuất kinh doanh được gọi và vốn Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình
và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời Vốn bao gồm vốn lưu động (VLĐ) và vốn cố định (VCĐ) Trong đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh và có vai trò quan trọng tới việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất
(PGS TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiền – Tài chính doanh nghiệp)
Vốn lưu động = TSLĐ + Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động (VLĐ) là nhóm tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn
có chứa ba loại tài sản với nghĩa vụ đặc biệt quan trọng Những tài khoản đại diện cho những mảnh ghép lớn trong doanh nghiệp là tài khoản phải thu, hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn) và tài khoản phải trả (nợ ngắn hạn) Bên cạnh đó, các khoản nợ ngắn hạn còn có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trả nợ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Vốn lưu động ròng = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
Một vấn đề khác liên quan đến vốn lưu động là vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho tài sản cố định của công ty Qua việc phân tích vốn lưu động ròng ta có thể thấy được tính linh hoạt trong
Trang 12việc sử dụng vốn lưu động ở công ty, đồng thời thể hiện khả năng thanh toán của công
ty
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên chuyển hóa qua nhiều hình thái khách nhau tạo thành sự tuần hoàn của vốn lưu động
- Trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành sản phẩm
dở dang hay bán thành phẩm Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm này được bán trên thị trường thì sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động Như vậy,
sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất được mô tả như sau:
T - H…SX…H’ - T’
- Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chỉ vận động qua 2 giai đoạn: khi mua hàng, vốn lưu động được chuyển từ tiền thành hàng hóa dự trữ Và khi bán hàng, vốn lưu động lại được chuyển từ hàng hóa dự trữ trở về hình thái ban đầu và kết thúc chu kỳ Như vậy, sự vận động của vốn lưu đông trong doanh nghiệp thương mại được mô tả như sau:
T – H – T’
- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần bào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng về Như vậy: Vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục; các giai đoạn vận động của vốn lưu động đan xen vào nhau nên cùng một thời điểm vốn lưu động đan xen vào nhau nên cùng một thời điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong khâu sản xuất và lưu thông
- Số vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm, chu kỳ kinh doanh và tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
Qua đó, điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: Vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu
Trang 13động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh
1.1.3 Phân loại về vốn lưu động
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng Muốn quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được bộ phận cấu thành của vốn lưu động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp từng loại Có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:
1.1.3.1 Phân loại vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng )
Như vậy, cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất
1.1.3.2 Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành 4 loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Các khoản phải thu, phải trả: Các khoản phải thu là các khoản mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác Các khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động
Trang 14- Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố,
ký quỹ, ký cược
Như vậy,cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.1.3.3 Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn
- Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp mà thôi Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài sản cố định
- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp
tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp
-Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản
nợ này trong một thời hạn nhất định
Như vậy, cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo
an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.1.3.4 Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành:
- Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp (vốn mà khi mới thành lập doanh nghiệp Nhà nước cấp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh) và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp
- Vốn lưu động tự có của doanh nghiệp: là vốn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thể được sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh như: tiền lương, tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, các khoản chi phí trả trước…
- Vốn lưu động đi vay: là một bộ phận lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, tập thể cá nhân và tổ chức khác
Trang 15- Vốn lưu động hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp Như vậy, việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn, tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình
1.1.4 Cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn lưu động
1.1.4.1 Cơ cấu vốn lưu động
Cơ cấu VLĐ là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng
số vốn lưu động của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau thì số vốn lưu động cũng không giống nhau Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Công ty lớn có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn tốt hơn các công ty nhỏ
- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu khách hàng và hàng lưu kho cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng của khoản mục phải trả người bán, chính vì vậy cũng ảnh hưởng tới lượng vốn lưu động trong doanh nghiệp
- Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì độ linh hoạt thì cần duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp thì rủi ro người cho vay thấp, giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn
Trang 16Nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Về mặt sản xuất như: đặc điểm công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, độ dài chu kỳ sản xuất , trình độ tổ chức quá trình sản xuất,…
- Về cung ứng tiêu dung như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường,…
- Về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán
1.1.5 Quản lý vốn lưu động
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mọi doanh nghiệp Dù việc giữ vốn lưu động không đem lại khả năng sinh lời quá cao nhưng viêc giữ chúng lại đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục Vì vây, quản lý vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng vào thành công của doanh nghiệp
1.1.5.1 Chính sách vốn lưu động
Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một chính sách vốn lưu động riêng và việc quản lý vốn lưu động tại mỗi doanh nghiệp sẽ mang đến những đặc điểm rất khác nhau Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, công ty có thể làm thay đổi chính sách vốn lưu động một cách đáng kể
Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã tạo ra 3 chính sách quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp Sau đây
là 3 chính sách cấp tiến, thận trọng và dung hòa
Nợ dài hạn
TSLĐ
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
TSLĐ
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
(Bài giảng: Quản trị tài chính doanh nghiệp 1_ Th.s Vũ Lệ Hằng)
Trang 17- Chính sách vốn lưu động cấp tiến
Là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến, doanh nghiệp
đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ
+ Chi phí huy động vốn thấp hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý cũng ở mức thấp
+ Sự ổn định của nguồn vốn không cao bởi lẽ nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn ngắn hạn (thời gian sử dựng <1 năm)
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không được đảm bảo
+ Đem lại nguồn thu nhập cao do chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí lưu kho,… đều thấp làm cho EBIT cao hơn… Tuy nhiên, nó cũng mang đến những rủi ro lớn cho công ty
- Chính sách vốn lưu động thận trọng
Là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản thận trọng với nợ thận trọng, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ
+ Khả năng thanh toán được đảm bảo
+ Tính ổn định của nguồn vốn cao và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
+ Chi phí huy động vốn cao hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý cũng cao
- Chính sách vốn lưu động dung hòa
Dựạ trên cơ sở nguyên tắc tương thích được thể hiện trên mô hình cho thấy TSLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn dài hạn Chính sách dung hòa có đặc điểm kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lý tài sản cấp tiến và nợ thận trọng
Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được trạng thái tương thích không hề đơn giản do vấp phải nhiều vấn đề như sự tương thích kỳ hạn, luồng tiền hay khoảng thời gian Do vậy mà chính sách này chỉ cố gắng tới trạng thái tương thích, dung hòa rủi ro và tạo ra mức lợi nhuận trung bình, hạn chế nhược điểm của 2 chính sách cấp tiến và thận trọng
1.1.5.2 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền Trong đó, những khoản mục quan trọng nhất phải kể đến là tiền mặt và các khoản đầu
tư chứng khoán ngắn hạn Những lý do chính khiến cho doanh nghiệp phải tích trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định bên cạnh việc đầu tư vào các tài sản sinh lời khác
Trang 18Đó là thực hiện mục đích giao dịch (động cơ kinh doanh), phục vụ nhu cầu chi tiêu bất thường (động cơ phòng ngừa), thực hiện mục đích đầu cơ và những nhu cầu khác
Quản lý mức dự trữ tiền mặt
- Xác định mức tiền mặt hợp lý
- Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu
Dù đem lại một số lợi ích nhất định cho doanh nghiệp nhưng mặt khác, việc dự trữ quá nhiều tiền mặt có thể gây ta tình trạng tồn đọng một lượng vốn lớn do tiền không được đầu tư vào các tài sản khác sinh lời Bởi vậy, song song với việc giữ tiền mặt, doanh nghiệp có thế chuyển sang nắm giữ các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao trên thị trường tiền tệ để hưởng lãi Khi có nhu cầu về tiền, doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch bán các chứng khoán này và ngược lại khi dư thừa tiền mặt sẽ mua vào
Do việc giữ tiền có thể mang lại những lợi ích cũng như chi phí như đã đề cập, việc xác định một mức dự trữ tiền mặt tối ưu là hết sức cần thiết Mức dự trữ tiền mặt tối ưu là mức tiền mặt tối thiểu mà doanh nghiệp cần nắm giữ tối đa hóa lợi ích đạt được từ việc giữ tiền
Để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu, chúng ta có thể vào mô hình Baumol
Mô hình này xác định mức dự trữ tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất
Tổng chi phí (TC) = Chi phí giao dịch (TrC) + Chi phí cơ hội (OC)
Chi phí giao dịch (TrC):
TrC =
T
Trong đó, T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm
C: Quy mô một lần bán chứng khoán
T/C: Số lần doanh nghiệp bán chứng khoán khả thị để bù đắp tiền mặt
Trang 19Chi phí cơ hội (OC):
OC =
C
2
K Trong đó, OC: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong một năm
- Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt
Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh thu, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Ngoài ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên
+ Nguồn nhập ngân quỹ thường gồm các khoản thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến… + Nguồn xuất ngân quỹ gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, trả nợ vay, trả nợ cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác…
Trên cơ sở so sánh nguồn nhập và nguồn xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ
Các biện pháp quản lý:
+ Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt đều phải thực hiện qua quỹ
+ Phân định trách nhiệm rõ rang trong quản lý vốn tiền mặt
+ Xây dựng quy chế thu, chi quỹ tiền mặt
Trang 20+ Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần quy định đối tượng, thời gian và mức tạm ứng… để quản lý chặt chẽ, tránh việc lợi dụng quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vào mục đích các nhân
Quản lý quá trình thanh toán
Quá trình thanh toán vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm quá trình thu tiền
và chi tiền Việc quản lý quá trình thanh toán nên được diễn ra theo nguyên tắc: rút ngắn thời gian thu tiền và kéo dài thời gian chi tiền
Để lựa chọn được phương thức thu (chi) tiền tối ưu, doanh nghiệp nên so sánh lợi ích gia tăng và chi phí gia tăng giữa các phương án
Lợi ích gia tăng (∆B)và chi phí gia tăng (∆C) được tính như sau:
∆B= ∆t TSI (1-T)
∆C= (C2 – C1) (1-T) Trong đó:
∆t: số ngày thu tiền rút ngắn được (hoặc kéo dài được)
TS: quy mô chuyển tiền/ngày
I: lãi suất đầu tư/ ngày
T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
C1: chi phí chuyển tiền của phương án 1
C2 : chi phí chuyển tiền của phương án 2
Quyết định được đưa ra sẽ là:
∆B > ∆C, doanh nghiệp nên chọn phương án 2
∆B < ∆C, doanh nghiệp nên chọn phương án 1
∆B = ∆C, doanh nghệp có thể tùy ý lựa chọn
1.1.5.3 Quản lý các khoản phải thu
Theo dõi và thực hiện việc thu nợ, chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý vốn lưu động Thời gian thu hồi nợ càng ngày càng ngăn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đến các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:
+ Quy mô sản xuất – hàng hóa bán chịu cho khách hàng
+ Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp
+ Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng
Trang 21+ Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp
- Đặc điểm cơ bản và khoản mục phải thu khách hàng: khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ Có thể nói, hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bán chịu hàng hóa thì mất cơ hội bán hàng, từ đó mất đi lợi nhuận Nhưng nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi nợ được cũng gia tăng Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của doanh nghiệp
- Xây dựng chính sách thương mại:
Nguyên tắc cơ bản đó là:
+ Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng, doanh nghiệp nên cấp tín dụng + Lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng, doanh nghiệp nên thắt chặt tín dụng + Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không
Khi xây dựng chính sách bán chịu cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần được đánh giá trên các tiêu thức sau:
+ Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ
+ Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu
+ Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận
- Phân tích tín dụng:
+ Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng: đánh giá uy tín của khách hàng qua một số tiêu thức về năng lực trả nợ, quy mô vốn kinh doanh, khả năng phát triển,…
Sau khi xây dựng tiêu chuẩn tín dụng, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng tín dụng của từng khách hàng dựa trên thông tin từ các nguồn khác nhau như báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng, ngân hàng và các tổ chức thương mại, kinh nghiệm của doanh nghiệp…Trong trường hợp cân nhắc lựa chọn giữa nhiều khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng trên cơ sở các tiêu chuẩn đã xây dựng
Trang 22kèm theo trọng số Sau đó, doanh nghiệp sẽ xếp hạng khách hàng và có thể phân loại theo từng mức độ rủi ro để dễ dàng quản lý cũng như đưa ra quyết định
+ Phân tích lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại: đây là phương pháp xác định thông qua chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, với ba mô hình đưa ra quyết định cần được xem xét:
Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: cấp tín dụng
VC: tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
S : doanh thu dự kiến mỗi kỳ ACP: thời gian thu tiền trung bình BD: tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu CD: chi phí tăng them của bộ phận tín dụng
T: thuế suất thuế TNDN Sau khi tính toán chỉ tiêu NPV, doanh nghiệp đưa ra quyết định:
NPV > 0 : cấp tín dụng
NPV < 0: không cấp tín dụng
NPV = 0: bàng quan
Bảng 1.1 Quyết định khi xem xét hai phương án và quyết định khi
kết hợp thông tin rủi ro Quyết định Quyết định 1 Quyết định 2
Chỉ tiêu
Không cấp tín dụng
Cấp tín dụng
Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Sử dụng thông tin rủi
ro tín dụng
Chi phí SX bình quân (AC) AC0 AC1(AC1>AC0) AC1 AC1
Chi phí thông tin rủi ro
Trang 23Quyết định 1: Xem xét hai phương án: cấp
=> Đưa ra quyết định trên cơ sở:
NPV2> NPV1 : sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
NPV2< NPV1: không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
NPV2 = NPV1: bàng quan
- Theo dõi thời gian thu tiền trung bình (ACP):
Thời gian thu tiền trung tiền trung bình =
Phải thu khách hàng 365 Doanh thu thuần Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu tiền trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền Tuy nhiên, đây lại là một chi tiêu tổng quát chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi về quy mô doanh thu và quy mô khoản phải thu, đồng thời có xu hướng ẩn đi những thay đổi cá biệt trong khách hàng nên không đạt được nhiều hiệu quả trong việc quản lý thu nợ
1.1.5.4 Quản lý dự trữ, tồn kho
Hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các khoản mục của vốn lưu động Bởi vậy, tích trữ hàng tồn kho bên cạnh việc giúp cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được liên tục còn giảm khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn trong vốn lưu động
Trong công tác quản lý, phương pháp thường được sử dụng là mô hình EOQ
Mô hình EOQ hay mô hình đặt hàng kinh tế là mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí là thấp nhất
Các giả định của mô hình:
Trang 24- Nhu cầu về hàng tồn kho là ổn định
- Không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ
- Thời gian từ khi đặt hàng đến khi chấp nhận hàng là không đổi
- Chỉ có duy nhất hai loại chi phí: chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ
- Không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn
Trong mô hình EOQ
- Chi phíđặt hàng (Ordering cost) :
S: Lượng hàng cần đặt trong năm
ưu hay mức dự trữ kho tối ưu là
OP = Thời gian chờ hàng đặt S
365 + Qan toàn (*) nếu không có dự trữ an toàn thì Qan toàn = 0
Trang 251.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt để dễ dàng ứng với cơ chế mới để cạnh tranh một cách khốc liệt Điều này khiến cho vấn đề quản lý hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trở nên quan trọng và cần thiết Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải đạt được để thực hiện được mục tiêu gia tăng giá trị của doanh nghiệp
so với các đối thủ cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với VLĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
(Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh tế Quốc Dân)
1.2.2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn vận động không ngừng Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai đoạn khác nhau vốn lưu động cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của giai đoạn đó Như vậy có thể khẳng định vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp Hoạt động phân tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan
và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp khắc phục những nhân tố gây ảnh hưởng xấu và phát huy tối đa những thuận lợi đang có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta có thể dựa vào các chỉ tiêu đánh giá để có sự phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình sử dụng vốn qua các năm hoạt động của công ty, cùng với đó là so sánh các chỉ tiêu này với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đưa ra những nhận định chính xác và hiệu quả nhất
Trang 261.2.3.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu
Số doanh thu tạo ra trên một đồng VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Doanh thu thuần Vốn lưu động trung bình
- Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chi tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ Chu kỳ luân chuyển càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh, hàng hóa, sản phẩm bị ứ đọng nên doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Công thức:
Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động =
365
Hiệu suất sử dụng VLĐ
- Sức sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, được xây dựng trên cơ
sở lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, ngược lại với chỉ tiêu này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn là nhỏ Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hay không là được phản ánh một phần qua chỉ tiêu này
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận ròng
Vốn lưu động trung bình 1.2.3.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ số này phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần trong
kỳ Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao Công thức:
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần 1.2.3.3 Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động có được do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tương đối và mức tiết kiệm tuyệt đối:
Trang 27- Mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, việc tăng tốc luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển dùng vào việc khác Công thức:
Trong đó: Vtktd: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối
Vtktgd: Vốn tiết kiệm tương đối
M0, M1: Doanh thu thuần kỳ trước, kỳ này
V0, V1: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động kỳ trước, kỳ này
1.2.3.4 Các chỉ số về hoạt động
- Thời gian thu nợ trung bình (kỳ thu nợ bình quân):
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu sẽ thu hồi được; phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng ngắn càng tốt cho doanh nghiệp khi không bị chiếm dụng vốn quá lâu, có thời gian để tiến hành các hoạt động đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận
Thời gian thu nợ trung bình =
Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Chỉ
số này càng cao thì tốc độ thu hổi các khoản nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn
Trang 28- Thời gian luân chuyển kho trung bình:
Chỉ tiêu này cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả
vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng trong kho để đạp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn hoạt động SXKD, mất doanh thu do mất khả khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
Hệ số lưu kho: phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ Hệ số này cao nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy nghĩa là lượng dự trữ hàng tồn kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi có nhu cầu thị trường tăng đột ngột
- Thời gian trả nợ trung bình:
Chỉ tiêu này chứng tỏ doanh nghiệp đang tạm thời nắm giữ tài sản của doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất Vậy nên chỉ tiêu này càng dài sẽ càng tốt hơn cho doanh nghiệp
Thời gian trả nợ trung bình =
Thời gian quay vòng tiền trung bình:
Thời gian quay
vòng tiền trung
bình
=
Thời gian thu tiền trung bình
+
Thời gian quay vòng hàng lưu kho
-
Thời gian trả nợ trung bình
Trang 29Chỉ số này cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra Thời gian quay vòng tiền ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi tiền mặt Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
1.2.3.5 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thanh toán trong thời kỳ với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn của các TSLĐ thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn và được xác đinh:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn nhỏ hơn
1 năm của doanh nghiệp là tốt Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời Do đó, tính hợp lý của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này đo lường khả năng nhanh chóng đáp ứng của VLĐ trước các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy hàng tồn kho được loại trừ Do vậy là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các TSLĐ Công thức được xác định:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp Hệ số thanh toán nhanh thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp đến tình trạng giải thể, phá sản
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Trang 30Hệ số này cho biết khả năng thành toán ngay tại thời điểm xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho Công thức
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ Nếu chỉ tiêu này cao, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng do giữ lượng VLĐ dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng các khoản nợ
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
về thuế và lãi suất tiền vay đối với nền kinh tế, có những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư, tuy nhiên cũng có những chính sách nhằm hạn chế một số ngành nghề
- Sự phát triển của thị trường là một trong những mặt trận khốc liệt nhất của các doanh nghiệp đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi lẽ, đứng trước một nền kinh tế với nhiều cơ hội và thách thức có thể tạo ra môi trường kinh doanh sôi động, thu hút dự quan tâm của các doanh nghiệp lớn, nhỏ Ngược lại, kinh tế bất ổn khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong phát triển quy mô, nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh Ví dụ như ảnh hưởng của môi trường có lạm phát tăng cao có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền, làm vốn của doanh nghiệp mất dần, tác động đến sức mua của thị trường khiến doanh nghiệp bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận, gây thiệt hại nặng nề
- Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên giá trị của các tài sản, vật tư… bị giảm giá trị Vì vậy, các doanh nghiệp lại cần điều chỉnh, thay mới làm tiêu tốn một lượng lớn chi phí, hay như làm giảm khả năng cạnh tranh của các thành phẩm được tạo ra, tác động trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng
Trang 31- Công tác quản lý vốn lưu động: là công việc giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt nhất định để vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa tránh tình trạng thiếu tiền tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt Ngoài ra, quản lý tiền mặt tốt giúp doanh nghiệp có được một lượng tiền dự trữ hợp lý giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và không gây dư thừa, ứ đọng vốn
- Cơ cấu vốn lưu động: là nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi doanh nghiệp nắm được thành phần cấu thành lên vốn lưu động có thể dễ dàng đưa ra các chính sách hợp lý trong việc đầu tư, hạn chế rủi ro
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần viễn thông FPT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triên của Công ty cổ phần viễn thông FPT
Công ty Cổ phần viễn thông FPT (tên viết tắt là FPT Telecom) được thành lập ngày 31/1/1997 tại Việt Nam theo Quyết định số 30/1-05/FPT/QĐ-HĐQT ngày 30/7/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT và theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008784 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 28 tháng 7 năm 2005
FPT Telecom khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN” Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực với trên 3.500 nhân viên, 45 chi nhánh trong và ngoài nước FPT Telecom là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến, gồm: Internet băng thông rộng, Internet cáp quang, dịch vụ truyền hình trực tuyến Đến nay, FPT Telecom đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép VoIP, ICP, ISP, OSP, IXP, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, giấy phép thử nghiệm Wimax di động, giấy phép thử nghiệm công nghệ LTE (Long Term Evolution – gọi tắt là 4G)
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không ngừng nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng Đồng thời, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung
Một số thông tin cơ bản về Công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần viễn thông FPT
Tên tiếng Anh: FPT Telecom Joint Stock Company
Tên giao dịch: FPT Telecom
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Địa chỉ trụ sở đăng ký: 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-7300 8888
Trang 33Địa chỉ: Tòa nhà FPT, lô 2 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, TP Hà Nội
Số điện thoại: Tel: (84-4) 7300 2222
Fax: (84-4) 7300 8889
Chi nhánh miền Trung:
Địa chỉ: 173 Nguyễn Chí Thanh, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng
Số điện thoại: (84-511) 730 2222
Fax: (84-511) 730 8889
Chi nhánh miền Nam:
Địa chỉ: Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, Q7, TP HCM
Số điện thoại: (84-8) 7300 2222
Fax: (84-8) 7300 8889
Ngành nghề kinh doanh
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng;
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet;
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động;
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động;
- Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động;
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet;
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet
Trang 342.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần viễn thông FPT
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG
BAN HÀNH CHÍNH NHÂN
SỰ
BAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
BAN QUAN LÝ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
VÀ QUẢN LÝ
HẠ TẦNG
TRUNG TÂM QUẢN
LÝ ĐỐI TÁC TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT
TÂM ĐIỀU HÀNH MẠNG BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN
CHI NHÁNH KHU VỰC
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
CHI NHÁNH MIỀN NAM
KHU VỰC QUỐC TẾ BAN KIỂM
SOÁT
Trang 352.1.3 Chức năng của từng phòng ban
2.1.3.1 Đại Hội Đồng Cổ Đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty,
có trách nhiệm thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị (HĐQT) và đầu tư, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ
2.1.3.3 Ban Kiểm Soát
Ban kiểm soát (BKS) là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra BKS
có 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu và bãi miễn BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép báo cáo tài chính của công ty BKS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban tổng giám đốc
2.1.3.4 Ban Tổng Giám Đốc
Ban tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là những người chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả thực hiện chiến lược, mục tiêu, tiêu chí tài chính và các chỉ tiêu hoạt động đã được duyệt của Công ty Ban tổng giám đốc là những người đại diện theo pháp luật của Công ty
2.1.3.5 Ban Tài Chính Kế Toán
Ban tài chính kế toán thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về tài chính, kế toán theo quy định của nhà nước và theo dõi, phản ảnh sự vận động của vốn kinh doanh trong công ty Ban tài chính kế toán thực hiện các nhiệm vụ như thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, các yêu cầu kiểm toán, phân tích tình hình tài chính trong công trường thi công, tổng hợp và ghi chép các số liệu về tình hình tài chính của Công ty,…
2.1.3.6 Ban Quản Lý Chất Lượng
Ban quản lý chất lượng có chức năng tham mưu, chịu trách nhiệm về công tác quản lý và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đo lường chất lượng mạng lưới và các dịch vụ của doanh nghiệp,…Ban quản
lý chất lượng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chương trình dài hạn về quản lý
Trang 36và nâng cao chất lượng Ngoài ra, ban quản lý này cần đưa ra các đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng…
2.1.3.7 Ban Hành Chính Nhân Sự
Ban hành chính nhân sự là những người đưa ra các công tác tuyển dụng nhân sự
để đảm bảo nhu cầu công việc, cũng như xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý…Đây là bộ phận gắn kết các cấp quản lý, lãnh đạo trong công ty và người lao động, làm trung tâm thông tin cấp trên đến kịp thời và chính xác Công việc của phòng ban này là quản lý các hồ sơ, lý lịch, đánh giá tình hình lao động, tổ chức lễ tân, tiếp khách,…
2.1.3.8 Ban Quan Hệ Đối Ngoại
Ban quan hệ đối ngoại có chức năng thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế đối ngoại, vận động, thu hút đầu tư; tư vấn, xúc tiến thương mại…Phòng ban này cần đưa ra những thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước, trung ương và địa phương…Bên cạnh đó, ban quan hệ đối ngoại có thể thực hiện các nhiệm vụ thư ký, các nghiệp vụ lễ tân, đối ngoại…
2.1.3.9 Ban Quản Lý Công Nghệ
Ban quản lý công nghệ là đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực điện
tử, thông tin công nghệ cao… nên cần có cơ quan quản lý, phát triển tiềm lực công nghệ, sở hữu trí tuệ Ngoài ra, ban quản lý này cũng cần nghiên cứu công nghệ nhằm tìm ra những công nghệ mang tính đột phá cao để có được lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
2.1.3.10 Chi nhánh khu vực
Chi nhánh khu vực là đơn vị thay mặt lãnh đạo công ty điều hành và xử lý toàn
bộ các vấn đề về kinh doanh tạo khu vực quản lý Nhiệm vụ của chi nhánh khu vực là điều tra điều hành trực tiếp chiến lược kinh doanh, đối ngoại, marketing khu vực…
2.2 Khái quát thực trạng hoạt động SXKD tại Công ty cổ phần viễn thông FPT
2.2.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động SXKDcủa Công ty
Trang 37Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT Telecomgiai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011
Số tiền % Số tiền % (1) (2) (3) (4) = (2) – (1) (4)/(1) (5) = (3) – (2) (5)/(2)
1 Doanh thu 2.467.215.255.193 3.500.165.950.214 4.568.301.565.117 1.032.950.695.021 41,87 1.068.135.614.903 30,52
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 9.823.684.430 10.884.582.428 5.518.719.463 1.060.897.998 10,80 (5.365.862.965) (49,30)
3 Doanh thu thuần 2.457.391.570.763 3.489.281.367.786 4.562.782.845.654 1.031.889.797.023 41,99 1.073.501.477.868 30,77
4 Giá vốn hàng bán 1.227.347.579.858 1.917.908.543.033 2.777.895.846.699 690.560.963.175 56,26 859.987.303.666 44,84
5 Lợi nhuận gộp 1.230.043.990.905 1.571.372.824.753 1.784.884.998.955 341.328.833.848 27,75 213.512.174.202 13,59
6 Doanh thu hoạt động tài chính 55.720.589.895 76.440.438.379 54.276.608.498 20.719.848.484 37,19 (22.163.829.881) (28,99)
7 Chi phí hoạt động tài chính 30.316.921.595 25.225.368.612 3.007.385.976 (5.091.552.983) (16,79) (22.217.982.636) (88,08)
Trong đó: Chi phí lãi vay 13.917.657.439 3.526.074.211 0 (10.391.583.228) (74,66) (3.526.074.211) 100
8 Chi phí bán hàng 113.938.603.687 175.149.439.262 223.070.743.352 61.210.835.575 53,72 47.921.304.090 27,36
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 540.311.604.195 646.222.128.527 718.658.849.830 105.910.524.332 19,60 72.436.721.303 11,21
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 601.197.451.323 801.216.326.731 894.426.628.295 200.018.875.408 33,27 93.210.301.564 11,63
11 Thu nhập khác 49.198.863.308 9.292.851.565 3.474.793.551 (39.906.011.743) (81,11) (5.818.058.014) (62,61)
12 Chi phí khác 49.032.727.580 9.769.072.091 3.442.897.006 (39.263.655.489) (80,08) (6.326.175.085) (64,76)
13 Lợi nhuận từ hoạt động khác 166.135.728 (476.220.526) 31.896.545 (642.356.254) (386,6) 508.117.071 (106,7)
14 Tổng LN kế toán trước thuế 601.363.587.051 800.740.106.205 894.458.524.840 199.376.519.154 33,15 93.718.418.635 11,70
15 Chi phí thuế TNDN hiện
hành 85.852.468.413 143.983.729.691 163.120.885.129 58.131.261.278 67,71 19.137.155.438 13,29
16 Thuế TNDN hoãn lại (1.434.801.351) (9.956.017.163) (8.702.727.696) (8.521.215.812) 593,90 1.253.289.467 (12,59)
17 Lợi nhuận sau thuế 516.945.919.989 666.712.393.677 740.040.367.407 149.766.473.688 28,97 73.327.973.730 11,00
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Trang 38và chỉ tăng trưởng ở mức 30,77% Điều này phần nào chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chiến lược marketing, bán hàng đúng đắn để duy trì và phát triển Công ty vượt qua những khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn Bên cạnh
đó, Công ty vẫn khẳng định được chất lượng sản phẩm dịch vụ ở mức ổn định trong mắt khách hàng, điều này làm cho các khoản giảm trừ doanh thu giảm theo từng năm Năm 2012 so với năm 2011 đã có mức tăng trưởng giảm 49,30% và mức chênh lệch giảm là 5.365.862.965 VNĐ
Doanh thu tăng lên dẫn đến việc giá vốn hàng bán cũng tăng, năm 2012 và năm
2011 lần lượt tăng 859.987.303.666 VNĐ và 690.560.963.175 VNĐ so với năm trước Theo đó ta có thể thấy, tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn hàng bán năm 2011 là 56,26% và năm 2012 là 44,84% so với năm trước đó Điều này cho thấy doanh nghiệp, mức tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần theo từng năm, như vậy doanh nghiệp đang có mức chi khá lớn cho sản phẩm, dịch vụ Nhưng điều đáng lưu tâm ở đây là doanh có nên quá chú trọng sản xuất các sản phẩm dịch vụ mà quản lý lỏng lẻo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hay không, sau đó rút ra được chiến lược đúng đắn
So với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận gộp có tốc độ tăng trường chậm hơn Cụ thể năm 2011 lợi nhuận gộp đạt mức 1.571.372.824.753 VNĐ và năm
2012 đạt mức 1.784.884.998.955VNĐ, tỷ lệ tăng lần lượt là 27,75% và 13,59% so với năm liền trước Con số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp có ý nghĩa lớn đối với Công
ty, thể hiện được phần nào kết quả tăng trưởng của công ty trong giai đoạn này
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay và đầu tư cổ phiếu Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2011 tăng 37,19% đạt mức 76.440.438.379VNĐ nhưng tới năm 2012 thi giảm mạnh ở mức 22.163.829.881 VNĐ, tương đương với tỷ lệ giảm 28,99% Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã phải
Trang 39đối mặt với tình hình tài chính rất ảm đạm và không gia tăng thêm được nhiều lợi ích cho công ty như những năm trước đó
Bên cạnh đó, chi phí tài chính cũng có nhiều biến động: Năm 2011 và năm 2012 chi phí tài chính này tương ứng giảm ở mức 5.091.552.983 VNĐ và 22.217.982.636 VNĐ Doanh nghiệp đã dần giảm thiểu đi những khoản đầu tư tài chính mà không đem lại lợi nhuận cho công ty Đây là một hành động đáng ghi nhận trong tình hình kinh tế khó khăn này Ngoài ra, các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn chung cũng có sự biến động phù hợp với doanh thu và lợi nhuận, hai loại chi phí này đều tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và có tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng doanh thu
Hầu hết các khoản thu và chi của doanh nghiệp đều có những chuyển biến tích cực, điều này dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể Năm
2011 tỷ lệ tăng lên tới 33,27% từ mức 601.197.451.323VNĐ lên tới 801.216.326.731VNĐ Năm 2012 với tình hình kinh tế khó khăn, công ty chỉ duy trì ở mức chênh lệch là 93.210.301.564 VNĐ với tỷ lệ 11,63%
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, kết quả kinh doanh của công ty FPT Telecom trong giai đoạn 2010 – 2012 đều đạt giá trị dương điều này chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh có lãi Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế không cao Từ năm 2010 đến năm 2012, doanh thu thuần đã tăng từ 2.457.391.570.763 VNĐ lên đến 4.562.782.845.654 VNĐ tức là tăng gần như gấp đôi Nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng từ 516.945.919.989 VNĐ lên tới 740.040.367.407 VNĐ tức là tăng 223.094.447.418 VNĐ Điều này chứng tỏ Công ty cần chú trọng hơn trong công tác quản lý, tiết kiệm chi phí và đưa ra những chính sách và hướng đi phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh trong tương lai
Như vậy, giai đoạn 2010 – 2012 tuy bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới
và trong nước nhưng FPT Telecom vẫn mở rộng được quy mô SXKD, việc này đã đem đến doanh thu và lợi nhuận tăng ổn định qua các năm
2.2.2 Khái quát tình hình tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn của Công ty
Cổ phần viễn thông FPT
2.2.2.1 Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty FPT Telecom