1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH sản xuất và thương mại nhật dương

79 520 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu  Một là, tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp;  Hai là, phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THU HÀ

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực hiện : Đỗ Thu Hà

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Trịnh Trọng Anh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của các thầy giáo, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của

em được đầy đủ và hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thu Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Đỗ Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG

DOANH NGHIỆP 1

1.1 Hàng tồn kho của doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho của doanh nghiệp 1

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp 1

1.1.3 Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp 2

1.1.4 Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp 2

1.2 Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 3

1.2.1 Khái niệm quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp 3

1.2.2 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 3

1.2.2.1 Lợi ích và chi phí của việc giữ hàng tồn kho 3

1.2.2.2 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho 7

1.2.3 Nội dung quản lý hàng tồn kho 7

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG 18

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 18

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 18

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 19

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty 19

2.1.3.1 Giám đốc 19

2.1.3.2 Phó giám đốc 19

2.1.3.3 Phòng nhân sự 20

2.1.3.4 Phòng hành chính tổng hợp 20

2.1.3.5 Phòng tài chính – kế toán 20

2.1.3.6 Bộ phận bán hàng 20

2.1.4 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 21

Trang 6

2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và

Thương mại Nhật Dương giai đoạn 2011 – 2013 22

2.2.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 22

2.2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 30

2.2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 36

2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 36

2.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 38

2.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 39

2.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 41

2.3.1 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 41

2.3.2 Phân loại hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 41

2.3.3 Đặc điểm hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 41

2.3.4 Quy trình quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 42

2.3.5 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 45

2.3.6 Những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG 52

3.1 Biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 52

3.2 Áp dụng các mô hình tồn kho để tính lượng đặt hàng tối ưu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương năm 2011, 2012, 2013 53

Trang 7

3.2.1 Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương năm 2011, 2012, 2013 53 3.2.2 Áp dụng mô hình POQ tính lượng đặt hàng tối ưu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương năm 2011, 2012, 2013 56 3.2.3 Áp dụng mô hình QDM tính lượng đặt hàng tối ưu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương năm 2011, 2012, 2013 57 3.2.4 Nhận xét 63

KẾT LUẬN

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Hình 1.1 Mô hình chu kỳ đặt hàng dự trữ EOQ 8

Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ 10

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 19

Sơ đồ 2.2 Quy trình quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 42

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán 30

Bảng 2.3 Khả năng thanh toán của công ty TNHH 36

Bảng 2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty TNHH 38

Bảng 2.5 Khả năng sinh lời của Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Nhật Dương 39

Bảng 2.6 Số lượng hàng hóa đặt mua từ nhà cung cấp năm 2011, 2012, 2013 43

Bảng 2.7 Số lượng đặt hàng trung bình trong 1 đơn hàng năm 2011, 2012, 2013 43

Bảng 2.8 Số lượng hàng hóa nhập kho năm 2011, năm 2012, năm 2013 44

Bảng 2.9 Số lượng hàng hóa lưu kho năm 2011, năm 2012, năm 2013 44

Bảng 2.10 Số lượng hàng hóa xuất kho năm 2011, năm 2012, năm 2013 45

Bảng 2.11 Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ năm 2011, năm 2012, năm 2013 45

Bảng 2.12 Hệ số quay vòng hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 45

Bảng 2.13 Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 46

Bảng 2.14 Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 47

Bảng 2.15 Khả năng sinh lời hàng tồn kho của công ty TNHH 48

Bảng 2.16 Chu kỳ vận động tiền mặt của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 49

Bảng 3.1 Nhu cầu hàng tồn kho năm 2011, 2012, 2013 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương 54

Trang 10

Bảng 3.2 Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày năm 2011, 2012, 2013 54

Bảng 3.3 Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng năm 2011, 2012, 2013 54

Bảng 3.4 Tổng chi phí lưu kho năm 2011, 2012, 2013 55

Bảng 3.5 Chi phí lưu kho đơn vị năm 2011, 2012, 2013 55

Bảng 3.6 Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng thời gian dự trữ tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu theo mô hình POQ 55

Bảng 3.7 Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng thời gian dự trữ tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu theo mô hình POQ 57

Bảng 3.8 Tỷ lệ chiết khấu thương mại công ty được hưởng từ nhà cung cấp khi mua hàng với số lượng lớn 58

Bảng 3.9 Giá mua hàng đơn vị năm 2011, 2012, 2013 58

Bảng 3.10 Các mức giá mua đầu vào khác nhau khi công ty mua hàng với số lượng lớn 59

Bảng 3.11 Sản lượng đặt hàng tương ứng với các mức giá khác nhau khi công ty mua hàng với số lượng lớn 59

Bảng 3.12 Tổng chi phí tồn kho theo các mức sản lượng Q* hợp lý và Q* sau khi điều chỉnh 62

Bảng 3.13 Lượng đặt hàng tối ưu thỏa mãn yêu cầu TCmin theo mô hình QDM 63

Bảng 3.14 Khoảng thời gian dự trữ tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu của công ty theo mô hình QDM 63

Bảng 3.15 Bảng tổng hợp kết quả mức sản lượng đặt hàng trung bình trong 1 đơn hàng trên thực tế của công ty và mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo mô hình EOQ, POQ, QDM 63

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn dự trữ – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà hoạt động giữa các giai đoạn này không phải lúc nào cũng diễn ra đồng bộ

Do đó, công tác quản lý hàng tồn kho giữ vai trò then chốt và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Công tác quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho (chi phí nhân công cho việc bảo vệ và quản lý kho, chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí thiệt hại khi không có hàng,…) Ngược lại, công tác quản lý hàng tồn kho yếu kém sẽ làm tăng các chi phí lên quan đến hàng tồn kho từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương là công ty sản xuất và thương mại chuyên kinh doanh sản phẩm ngành may mặc Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng công tác quản lý hàng tồn kho là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên trên thực tế công tác này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của công ty

Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn

kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương”

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Một là, tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp;

 Hai là, phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương;

 Ba là, đánh giá thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương;

 Bốn là, đưa ra một số giải pháp và áp dụng 3 mô hình tồn kho EOQ, POQ và DQM để xác định mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản lý hàng tồn kho tại công

ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Nhật Dương;

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho;

Trang 12

 Phạm vi không gian: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương tại cụm công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội;

 Phạm vi thời gian: Năm 2011, năm 2012, năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số

5 Kết cấu của bài khóa luận:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

Trang 13

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG CHƯƠNG 1.

DOANH NGHIỆP Hàng tồn kho của doanh nghiệp

1.1.

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho của doanh nghiệp

Hàng tồn kho là một bộ phận của TSLĐ, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định hàng tồn kho là những tài sản:

 Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

 Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

(Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 02, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC)

Tóm lại, hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ trong ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp

 Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể lớn hoặc nhỏ Điều này phụ thuộc chủ yếu vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, tỷ trọng này thường cao

và chiếm khoảng 50% - 60% trên tổng giá trị tài sản lưu động1

vì doanh nghiệp cần phải dự trữ hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tư vấn luật pháp,…) tỷ trọng hàng tồn kho thường rất thấp vì dịch vụ là sản phẩm vô hình, được cung ứng và tiêu dùng tại cùng một thời điểm nên sẽ không làm phát sinh hàng tồn kho Vì vậy, bài luận văn này sẽ chỉ đề cập đến hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất;

 Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản lưu động nên có một số đặc điểm giống với tài sản lưu động Hàng tồn kho luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Từ tiền trở thành nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại quay về hình thái ban đầu là tiền;

1

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

Trang 14

 Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, mà giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp Vì vậy giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp;

 Hàng tồn kho là một trong những nguồn chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

vì doanh thu từ hàng tồn kho (thường là doanh thu từ thành phẩm đầu ra) là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những nguồn thu nhập thêm sau này của doanh nghiệp (doanh thu từ hoạt động tài chính khi cho khách hàng mua chịu hàng hóa,…)

1.1.3 Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp

Có nhiều cách thức khác nhau dùng để phân loại hàng tồn kho nhưng bài luận văn này sẽ chỉ đề cập đến cách phân loại hàng tồn kho theo các giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất Với cách phân loại này, có thể chia hàng tồn kho thành 3 loại chính:

 Nguyên vật liệu: bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình;

 Sản phẩm dở dang: bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất hoặc đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn hoặc đang chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất;

 Thành phẩm: bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình

và đang chờ được tiêu thụ

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào phải trải qua một quá trình sản xuất trước khi biến thành thành phẩm cuối cùng nên hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm cả ba loại: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kiếm lời thông qua việc mua hàng hóa từ nhà cung cấp rồi bán lại cho khách hàng Hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm (hàng hóa mua về để bán), hầu như không có dự trữ hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang

1.1.4 Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an

toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc

nào cũng diễn ra đồng bộ Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ Ngoài ra, hàng

Trang 15

Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.

1.2.1 Khái niệm quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

Quản lý hàng tồn kho là việc kiểm soát các hoạt động như lập kế hoạch sử dụng, thu mua, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Nói cách khác, quản lý hàng tồn kho là công tác:

 Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán hàng bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh ứ đọng hàng hóa;

 Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm

hư hỏng, mất mát, gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp;

 Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức

độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa

(Nguồn: PGS TS Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội)

1.2.2 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Lợi ích và chi phí của việc giữ hàng tồn kho

Cũng như những tài sản khác, việc tồn trữ hàng tồn kho là một quyết định chi tiêu tiền Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho cần so sánh lợi ích đạt được và chi phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của tiền được đầu tư vào hàng tồn kho Sau đây

là phần phân tích về lợi ích cũng như chi phí của việc giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp

Trang 16

a Lợi ích

Việc giữ hàng tồn kho đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

 Thứ nhất, nếu chấp nhận dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể mua hàng với

số lượng lớn (lớn hơn nhu cầu sử dụng hiện tại) để được hưởng chiết khấu thương mại

từ nhà cung cấp Điều này làm giảm chi phí giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp;

 Thứ hai, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai;

 Thứ ba, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo mức giá ổn định của các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng;

 Thứ tư, sản phẩm dở dang là một bộ phận của hàng tồn kho, việc lưu trữ sản phẩm dở dang làm cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất trở nên độc lập với nhau

vì công đoạn sau không phải chờ đợi công đoạn trước Điều đó làm tăng hiệu quả của các công đoạn trong khâu sản xuất, tối thiểu hóa chi phí do giảm thời gian chờ và sự ngừng trệ giữa các khâu;

 Thứ năm, thành phẩm là một bộ phận của hàng tồn kho, việc tồn trữ thành phẩm mang lại lợi ích cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp:

 Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất

đi doanh số bán hàng khi hàng trong kho bị hết Hơn nữa, việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng góp phần xây dựng tín nhiệm về khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trường của doanh nghiệp, từ đó tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp;

 Dưới góc độ của nhà sản xuất, duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn, nhờ vậy giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn sản phẩm đầu ra

b Chi phí

Tại cùng một thời điểm, khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc

dự trữ hàng tồn kho thì các chi phí liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm:

Chi phí đặt hàng:

 Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng;

Trang 17

5

 Khi doanh nghiệp đặt hàng từ nguồn cung cấp bên ngoài, chi phí đặt hàng bao gồm chi phí chuẩn bị yêu cầu mua hàng, chi phí để lập đơn đặt hàng như chi phí thương lượng (gọi điện thoại xa, thư giao dịch), chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển;

 Trong trường hợp đơn đặt hàng được cung cấp từ nội bộ doanh nghiệp thì chi phí đặt hàng chỉ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì hoạt động sản xuất;

 Trên thực tế, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định

và chi phí biến đổi, bởi một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng đặt mua

Chi phí mua hàng:

Chi phí mua hàng là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra hàng hóa tồn kho Chi phí này được tính bằng cách lấy chi phí một đơn vị hàng hóa nhân với số lượng hàng mua về hoặc sản xuất ra Trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp thì chi phí mua hàng là giá của lô hàng sau khi trừ đi phần chiết khấu thương mại được hưởng

Chi phí lưu kho:

 Chi phí lưu kho bao gồm tất cả chi phí lưu giữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước Các chi phí thành phần của chi phí lưu kho là: chi phí cất giữ

và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho Cụ thể như sau:

 Chi phí cất giữ, bảo quản bao gồm trong đó là chi phí kho hàng Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này bằng với tiền thuê phải trả Nếu nhà kho thuộc sở hữu của doanh nghiệp thì chi phí này bằng với chi phí cơ hội sử dụng nhà kho này Ngoài

ra, chi phí cất giữ và bảo quản cũng gồm chi phí khấu hao các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kho như bằng chuyền, xe nâng chuyên dụng, chi phí trả lương cho nhân viên bảo

vệ kho và nhân viên điều hành;

 Chi phí lỗi thời thể hiện cho sự giảm sút giá trị hàng trong kho do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay thay đổi kiểu dáng và tất cả những tác động này làm cho hàng tồn kho trở nên khó có thể bán được Chi phí hư hỏng thể hiện sự giảm giá trị của hàng tồn kho do các tác nhân lý hóa như chất lượng hàng hóa bị biến đổi hoặc gãy vỡ;

 Chi phí bảo hiểm là để đề phòng trước các hiểm họa như mất cắp, hỏa hoạn, thảm họa do tự nhiên gây ra;

Trang 18

 Chi phí thuế là chi phí cho các loại thuế tài sản và các loại thuế khác tính trên giá trị hàng tồn kho theo quy định của từng địa phương và chính phủ mà theo đó doanh nghiệp phải tuân theo;

 Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho gồm những chi phí tài chính như chi phí sử dụng vốn, chi phí trả lãi vay để dự trữ hàng tồn kho, chi phí cơ hội do ứ đọng vốn trong hàng tồn kho đặc biệt là với hàng tồn kho không hữu ích hoặc bị dự trữ dư thừa Điều đáng chú ý là chi phí cơ hội đầu tư vào hàng tồn kho không thể tính đơn thuần bằng cách sử dụng lãi vay ngắn hạn mà phải là khả năng sinh lời bị mất đi khi doanh nghiệp quyết định đầu tư nguồn vốn có giới hạn vào hàng tồn kho Do đó, đối với hầu hết quyết định đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí cơ hội xấp xỉ như chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

 Chi phí lưu kho được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ Chi phí lưu kho có thể được xem như là một chi phí đáng kể khi thực hiện kinh doanh Thông thường, chi phí lưu kho hàng năm dao động từ 20% đến 45% tính trên giá trị hàng tồn kho cho hầu hết các doanh nghiệp2;

 Cũng giống như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho cũng bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi Gần như tất cả các chi phí lưu kho biến động tỷ lệ theo mức

độ hàng tồn kho, chỉ có chi phí thuê kho hoặc chi phí khấu hao các thiết bị được sử dụng trong kho là tương đối ổn định trong thời gian ngắn Vì vậy, chi phí lưu kho được

xem như chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hàng tồn kho

Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết):

Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp không

có khả năng giao hàng bởi nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng dự trữ trong kho

 Khi nguyên vật liệu trong kho hết, chi phí thiệt hại do không có nguyên vật liệu bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất;

 Khi tồn kho sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ;

 Khi tồn kho thành phẩm hết có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất đi trong ngắn hạn nếu khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng quết định đặt hàng từ

những doanh nghiệp khác trong tương lai

2

Nguồn: PGS TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Khoa tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống Kê, Hà Nội

Trang 19

7

1.2.2.2 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho

Trên cơ sở cân đối lợi ích đạt được và chi phí phát sinh của việc đầu tư vào hàng tồn kho, doanh nghiệp phải quản lý hàng tồn kho sao cho:

 Đảm bảo cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn

ra liên tục, tránh mọi sự gián đoạn do việc dự trữ gây ra;

 Đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường;

 Tổng chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho là thấp nhất

1.2.3 Nội dung quản lý hàng tồn kho

Trong quản lý hàng tồn kho, nhà quản lý phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì hàng tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu Trong đó, cân đối được chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều và chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho quá ít Dựa vào mức tối ưu này, doanh nghiệp sẽ đưa

ra các quyết định liên quan đến giá trị lưu kho:

 Quyết định tăng giá trị lưu kho khi:

a Mô hình EOQ (The Economic Order Quantity Model)

Mô hình EOQ là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho lâu đời và phổ biến nhất Mô hình được nghiên cứu và công bố bởi Ford W Harris năm 1915 nhưng đến nay vẫn được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp vì tương đối đơn giản và dễ sử dụng Khi áp dụng mô hình này, nhà quản lý phải tuân theo các giả định quan trọng sau:

 Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định (không thay đổi);

 Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không thay đổi;

 Doanh nghiệp tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời điểm;

 Doanh nghiệp không được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp;

 Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí tồn kho là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng;

Trang 20

 Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu việc

đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đơn đặt hàng được hiện

đúng hạn thì sẽ hoàn toàn không có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho dẫn đến gián

đoạn sản xuất và tiêu thụ

Với những giả định trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện trong hình

sau:

Hình 1.1 Mô hình chu kỳ đặt hàng dự trữ EOQ

Mức tồn kho

Q

Điểm ………

tái ………

đặt Mức tồn kho bình quân

hàng

0 T1 T2 T3 Thời gian

Thời điểm Thời điểm Khoảng thời gian giữa đặt hàng nhận hàng 2 lần đặt hàng liên tiếp Thời gian

chờ hàng

(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống

Kê, Hà Nội)

Theo mô hình EOQ có 2 loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí lưu

kho và chi phí đặt hàng Chi phí do thiếu hàng sẽ không được tính đến do giả định của

mô hình không có sự thiếu hụt hàng tồn kho Chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến

sự thay đổi lượng hàng lưu kho theo giả định của mô hình nên cũng không được tính

đến Như vậy, mục tiêu của mô hình là tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và chi phí

lưu kho Hai loại chi phí này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Cụ thể, khi số

lượng sản phẩm trong mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm, dẫn

đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí lưu kho tăng lên Vì vậy, số lượng đặt hàng

tối ưu là kết quả của sự dung hòa giữa chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng

Trang 21

9

Để quá trình phân tích đơn giản hơn ta qui ước các ký hiệu như sau:

D: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi năm;

S: Chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng;

H: Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hoá mỗi năm;

Q: Lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng (qui mô đơn hàng);

d: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày;

L: Thời gian chờ hàng;

Cđh : Chi phí đặt hàng hàng năm;

Clk : Chi phí lưu kho hàng năm;

TC: Tổng chi phí tồn kho hàng năm;

TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu;

Q*: Lượng đặt hàng tối ưu;

n* : Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm;

T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu;

ROP: Điểm tái đặt hàng

Sau đây sẽ là phần xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ:

Chi phí đặt hàng hàng năm (Cđh) được tính bằng cách lấy chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng (S) nhân với số lượng đơn hàng mỗi năm Số lượng đơn hàng mỗi năm được tính bằng cách lấy nhu cầu hàng năm (D) chia cho số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng (Q) Như vậy, ta có:

Cđh  S 

Biến số duy nhất trong phương trình này là Q, cả S và D đều là các tham số không đổi Do đó, độ lớn tương đối của chi phí đặt hàng phụ thuộc vào số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng

Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ lượng hàng tồn kho là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là:

Ta có, tổng chi phí lưu kho hàng năm (Clk) được tính bằng cách lấy chi phí lưu kho tính trên 1 đơn vị hàng hoá mỗi năm (H) nhân với lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ:

Clk  H 

Trang 22

Tổng chi phí tồn kho một năm (TC) là tổng của chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho:

TC  Cđh  Clk  S   H 

Ta có thể mô tả mối quan hệ của chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng bằng đồ thị sau:

Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ

Chi phí

0 Lượng đặt hàng tối ưu (Q*) Q

(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống

Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị quy

mô đơn hàng tối ưu (Q*) vào phương trình tổng chi phí:

TCmin

Tổng chi phí tồn khoTổng chi phí tồn kho tối thiểu

Trang 23

11

Xác định số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*):

n* 

Xác định khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*):

Khoảng thời gian dự trữ tối ưu là khoảng thời gian kể từ khi trong kho có số lượng hàng tối ưu Q* cho đến khi số lượng này hết và được đáp ứng ngay bằng số lượng hàng hóa tối ưu của đơn hàng mới Trên cơ sở đó, quãng thời gian dự trữ tối ưu bằng số lượng hàng dự trữ tối ưu chia cho nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày:

T* 

Trong đó:

d 

Xác định điểm tái đặt hàng (ROP – Reorder Point):

Thời gian chờ hàng (L) là thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng Thời gian này có thể ngắn vài giờ, có thể dài tới vài tháng Do đó doanh nghiệp phải tính toán thời gian chờ hàng chính xác để tiến hành đặt hàng Thời điểm đặt hàng

là thời điểm có mức dự trữ kho đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong thời gian chờ hàng Mức dự trữ đó gọi là điểm tái đặt hàng (ROP):

ROP  Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày  Thời gian chờ hàng  d  L

Nhận xét: Mô hình EOQ có ưu điểm cơ bản là chỉ ra mức đặt hàng tối ưu trên cơ

sở cực tiểu chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhược điểm lớn của mô hình này là dựa trên quá nhiều giả định khó đạt được trên thực tế Vì vậy, mô hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cách loại bỏ dần các giả định, chấp

Một biến thể của mô hình EOQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất POQ Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợp hàng được đưa đến doanh nghiệp một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng hàng đặt mua được tập kết hết Mô hình này cũng được áp dụng trong

Trang 24

trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật liệu để dùng Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng

Các giả định của mô hình POQ về cơ bản giống hệt như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là trong mô hình POQ số hàng đặt mua từ nhà cung cấp được đưa đến doanh nghiệp bằng nhiều chuyến thay vì doanh nghiệp tiếp nhận toàn bộ số hàng tại cùng một thời điểm như trong mô hình EOQ Bằng phương pháp giống như mô hình EOQ, ta có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q* cho mô hình POQ

Khi thiết lập mô hình POQ, các ký hiệu vẫn được quy ước giống như với mô hình EOQ đã nói ở trên Ngoài ra, ta sử dụng thêm một số ký hiệu sau:

Qmax: Mức tồn kho tối đa của doanh nghiệp;

p: Mức cung ứng (mức sản xuất) hàng ngày;

t: Khoảng thời gian cung ứng

Ta có: Mức tồn kho  Tổng lượng hàng được cung ứng  Tổng lượng hàng được sử tối đa (sản xuất) trong thời gian t dụng trong thời gian t Trong đó: Tổng lượng hàng được cung ứng (sản xuất) trong thời gian t  p  t

Tổng lượng hàng được sử dụng trong thời gian t  d  t Suy ra: Qmax  p  t  d  t

Trang 25

13

Suy ra tổng chi phí lưu kho hàng năm là:

TC  Cđh  Clk  S    (  )  H Tương tự như với mô hình EOQ, lượng đặt hàng tối ưu của mô hình POQ được tính như sau:

Cđh Clk

 S    (  )  H

 Q* √  (  )

Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị quy

mô đơn hàng tối ưu (Q*) vào phương trình tổng chi phí:

Xác định điểm tái đặt hàng (ROP – Reorder Point):

ROP  Nhu cầu hàng ngày  Thời gian chờ hàng  d  L

Nhận xét: Mô hình POQ có ưu điểm là phù hợp với các doanh nghiệp tiếp nhận

hàng từ nhà cung cấp trong một khoảng thời gian, thay vì tiếp nhận hàng tại cùng một thời điểm như trong mô hình EOQ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn nhận được hàng càng sớm càng tốt nên yêu cầu nhà cung cấp phải giao hàng ngay, nhưng

do khối lượng hàng đặt mua lớn nên nhà cung cấp cần có thời gian để chuẩn bị như sản xuất sản phẩm, đóng gói sản phẩm, kiểm kê hàng hóa Vì vậy, việc giao nhận hàng dần dần mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp và doanh nghiệp Cụ thể, nhà cung cấp sẽ

có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị giao hàng với số lượng lớn trong khi doanh nghiệp vẫn có đủ hàng hóa sử dụng trong thời gian chờ hàng Tuy nhiên, giống với mô hình EOQ, nhược điểm của mô hình POQ là dựa trên nhiều giả định khó đạt được trên

Trang 26

thực tế như nhu cầu về hàng tồn kho của doanh nghiệp không thay đổi, thời gian chờ hàng không thay đổi, doanh nghiệp không được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp,…

c Mô hình khấu trừ theo số lƣợng (QDM – Quantity Discount Model)

Mô hình quản trị hàng tồn kho QDM là mô hình được áp dụng trong trường hợp các nhà cung ứng của doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chính sách chiết khấu thương mại Tức là nếu doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng mức giá thấp Khi quy mô một đơn hàng tăng lên, số lần đặt hàng sẽ ít đi dẫn đến chi phí đặt hàng giảm Tuy vậy, lượng dự trữ tăng khiến chi phí lưu kho tăng Mục tiêu đặt ra cho doanh nghiệp là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí dự trữ hàng lưu kho là thấp nhất

Các giả định của mô hình QDM giống hệt các giả định của mô hình EOQ Hai điểm khác biệt duy nhất trong mô hình QDM là:

 Thứ nhất, trong mô hình QDM tổng chi phí tồn kho bao gồm chi phí đặt hàng, chi phí mua hàng và chi phí lưu kho Khác với mô hình EOQ, trong mô hình EOQ tổng chi phí tồn kho chỉ bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho;

 Thứ hai, trong mô hình QDM doanh nghiệp được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp Khác với mô hình EOQ, trong mô hình EOQ doanh nghiệp không được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp

Quy ước về các ký hiệu trong mô hình QDM giống như mô hình EOQ Ngoài ra,

ta sử dụng thêm một số ký hiệu sau:

P: Giá mua hàng đơn vị;

I: Tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua hàng đơn vị

Sau đây là các bước để tính mức đặt hàng tối ưu cho một đơn hàng:

Bước 1: Xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu (Q*) trong mô hình QDM theo từng mức giá khác nhau dựa vào công thức tính Q* của mô hình EOQ Chi phí lưu kho (H) trong mô hình EOQ giờ đây là (I  P) trong mô hình QDM vì giá cả hàng hóa (P) có ảnh hưởng đến tổng chi phí lưu kho

Mức sản lượng đặt hàng tối ưu trong mô hình QDM là:

Q* √  Bước 2: Điều chỉnh các mức sản lượng đặt hàng Q* tính được ở bước 1 lên mức sản lượng đặt hàng được hưởng giá khấu trừ

Trang 27

15

Bước 3: Tính tổng chi phí tồn kho theo các mức sản lượng đặt hàng đã điều chỉnh

ở bước 2 bằng công thức sau:

TC  S 

 I  P   P  D Bước 4: Chọn Q* có tổng chi phí tồn kho thấp nhấp ở bước 3 Q* được chọn chính là lượng đặt hàng tối ưu của doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu TCmin trong mô hình QDM

Xác định số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*):

n* 

Xác định khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*):

T* 

Xác định điểm tái đặt hàng (ROP – Reorder Point):

ROP  Nhu cầu hàng ngày  Thời gian chờ hàng  d  L

Nhận xét: Mô hình QDM được phân tích trên cơ sở cân đối giữa lợi ích doanh

nghiệp nhận được do được hưởng mức giá thấp hơn và phần chi phí tồn kho tăng lên

do phải dự trữ thêm nhiều hàng hóa Mô hình QDM có ưu điểm là phù hợp với các doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp khi mua hàng với số lượng lớn Có thể thấy, mô hình QDM phù hợp với rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay vì các nhà cung cấp đang có xu hướng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để kích thích việc mua hàng của doanh nghiệp Tuy nhiên, giống với mô hình EOQ, nhược điểm của mô hình QDM là dựa trên các giả thiết khó đạt được trong thực tế như nhu cầu hàng tồn kho không thay đổi, thời gian chờ hàng không thay đổi, doanh nghiệp

tiếp nhận hàng từ nhà cung cấp tại cùng một thời điểm,…

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

a Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu hệ số quay vòng hàng tồn kho:

Hệ số quay vòng hàng tồn kho  GVHB

Giá trị lưu kho

Hệ số quay vòng hàng tồn kho cho biết trong một năm hàng tồn kho quay vòng được bao nhiêu lần Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, không bị ứ đọng vốn và ngược lại Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác, doanh nghiệp phải so sánh hệ số này với hệ số trung bình của ngành vì hàng tồn kho mang tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ hệ số quay vòng hàng tồn

Trang 28

kho cao là tốt, hệ số quay vòng hàng tồn kho thấp là xấu Ví dụ, một nhà máy sản xuất rượu nho có hệ số quay vòng hàng tồn kho quá ngắn sẽ dẫn đến sản phẩm chưa thích hợp để uống nhưng với công ty kinh doanh rau sạch thì hệ số quay vòng hàng tồn kho càng ngắn càng tốt Ngoài ra, trong một vài trường hợp, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa lượng hàng dự trữ trong kho thấp, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột, doanh nghiệp sẽ không có đủ hàng cung ứng Như vậy, doanh nghiệp có thể

bị mất đi doanh thu và khách hàng Hơn nữa, dự trữ không đủ nguyên vật liệu có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình:

Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình  365

Hệ số quay vòng hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình cho biết trung bình cứ bao nhiêu ngày hàng tồn kho quay vòng được một lần

b Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho  Giá trị lưu kho

Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết trung bình để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho Hệ số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư

sử dụng cho hàng tồn kho càng cao

c Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của hàng tồn kho

Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho  Lợi nhuận sau thuế

Giá trị lưu kho Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho càng cao chứng tỏ hàng tồn kho được sử dụng càng hiệu quả

d Chỉ tiêu đánh giá chu kỳ vận động của tiền mặt

Chu kỳ vận động của tiền mặt là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý tài sản lưu động Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động Vì thế ta có thể dựa vào tiêu chí này để đánh giá phần nào thực trạng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Chu kì vận động của tiền mặt là khoảng thời gian ròng

từ khi thanh toán tiền mua hàng đến khi thu được tiền qua việc bán sản phẩm cuối cùng Mục tiêu của các doanh nghiệp là rút ngắn tối đa chu kì vận động của tiền mặt

mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì chu kỳ vận động

Trang 29

17

ngắn làm giảm nhu cầu về tiền, giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Chu kỳ vận động

của tiền mặt  Thời gian thu

nợ trung bình  Thời gian quay vòng

hàng tồn kho trung bình  Thời gian trả

nợ trung bình Trong đó:

 Thời gian thu nợ trung bình là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu đến khi các khoản nợ được thu về Đây là khoảng thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp nên khoảng thời gian này càng ngắn càng tốt Tuy nhiên, nếu thời gian này quá ngắn hoặc bằng 0 có thể làm giảm khả năng thu hút khách hàng của doanh nghiệp vì hầu như khách hàng nào cũng muốn được mua hàng trước, trả tiền sau

Thời gian thu nợ trung bình  365  PTKH

Thời gian trả

nợ trung bình  365  (GVHB  Chi phí quản lý, bán hàng)

PTNB  Lương, thưởng, thuế phải trả

Kết luận chương 1: Chương 1 của khóa luận tốt nghiệp đã khái quát, hệ thống

những kiến thức cơ bản về hàng tồn kho (khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò) và công tác quản lý hàng tồn kho (khái niệm, mục tiêu, nội dung, các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho) trong doanh nghiệp Đây cũng là cơ sở để viết chương

2 và chương 3 của khóa luận tốt nghiệp

Trang 30

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CHƯƠNG 2.

TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG Tổng quan về công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

2.1.

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

Giới thiệu chung

 Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương;

 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Nhat Duong Trading And Production Company Limited;

 Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội;

Được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn Thứ nhất, do nền kinh tế suy thoái, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn trước nên việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề lớn Thứ hai, do công ty mới thành lập nên cần một khoảng thời gian khá dài để gây dựng uy tín với khách hàng

Lúc mới thành lập năm 2010, công ty chỉ có 10 nhân viên nhưng đến hết năm

2013 số lượng nhân viên đã lên tới con số 40 Hiện nay, năng lực lao động và trình độ của nhân viên ngày càng được cải thiện hơn so với trước đây

Trang 31

19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

(Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp)

Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, chỉ gồm một giám đốc giữ vị

trí cao nhất trong công ty, giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc, dưới đó là các

phòng ban được phân chia dựa theo từng chức năng riêng biệt Điều này giúp cho việc

chuyên môn hóa theo chức năng của các phòng ban, bộ phận trở nên dễ dàng, từ đó

nâng cao khả năng làm việc cũng như năng suất lao động của các bộ phận trong công ty

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty

2.1.3.1 Giám đốc

 Người đại diện theo pháp luật và cũng là chủ sở hữu của công ty;

 Ký kết hợp đồng nhân danh công ty;

 Quyết định kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Ban hành quy chế quản lý công ty;

 Quyết định chiến lược kinh doanh của công ty

2.1.3.2 Phó giám đốc

 Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo

sự phân công của giám đốc;

 Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu

trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động trong công ty;

 Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty;

 Có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng

ngày của các phòng ban lên giám đốc

Bộ phận bán hàng

Trang 32

2.1.3.3 Phòng nhân sự

 Tuyển dụng, tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực;

 Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với

kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty;

 Lập kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên;

 Điều động nhân sự theo yêu cầu của công ty;

 Đánh giá, phân tích khả năng làm việc của nhân viên để lập báo cáo trình lên giám đốc khi có yêu cầu

2.1.3.4 Phòng hành chính tổng hợp

 Đánh máy, văn thư, công văn của công ty;

 Quản lý và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các công văn, tài liệu gửi đến

và gửi đi của công ty trong phạm vi quyền hạn được cho phép;

 Thực hiện in ấn, sao chụp văn bản, tài liệu để phục vụ cho các hoạt động của công ty theo quy định của giám đốc;

 Thực hiện các công tác nội vụ của công ty;

 Tổ chức hội nghị và các buổi hội họp của công ty

2.1.3.5 Phòng tài chính – kế toán

 Xây dựng kế hoạch tài chính, lập báo cáo tài chính hàng năm trình phó giám đốc

để sau đó trình giám đốc phê duyệt làm cơ sở thực hiện;

 Thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên theo phê duyệt của cấp trên;

 Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên;

 Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty

2.1.3.6 Bộ phận bán hàng

 Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu ban giám đốc đề ra;

 Theo dõi thực tế bán hàng của các nhân viên;

 Lập kế hoạch cho chương trình quảng cáo và khuyến mãi thúc đẩy việc bán hàng;

Trang 33

21

 So sánh, đối chiếu doanh thu thực tế với doanh thu theo chỉ tiêu, tìm ra nguyên nhân gây ra việc tăng, giảm doanh thu so với chỉ tiêu kế hoạch để đưa ra hướng giải quyết, khắc phục kịp thời;

 Tổ chức thu thập thông tin về mẫu sản phẩm mới, thăm dò ý kiến khách hàng;

 Tìm ra những chiến lược bán hàng phù hợp để tăng doanh thu và phát triển thương hiệu của công ty

2.1.4 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và

Thương mại Nhật Dương

 Một số lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại của công ty TNHH Sản xuất

và Thương mại Nhật Dương là:

 Kinh doanh quần áo, sản phẩm ngành may mặc;

 Kinh doanh các sản phẩm ngành dệt như bông xơ, sợi, vải, vải kỹ thuật, vải không dệt, vải trang trí nội thất;

 Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, hóa chất phục vụ ngành dệt, ngành nhuộm và ngành may;

 Cho thuê kho, bãi chứa hàng;

 Tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm may mặc

 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: kinh doanh quần áo, sản phẩm ngành may mặc

Trang 34

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương giai đoạn 2011 – 2013

2.2.

2.2.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) (A) (1) (2) (3) (4)=(2)–(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)–(2) (7)=(6)/(2)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

8 Chi phí quản lý kinh doanh 225.449.504 270.490.810 383.311.265 45.041.306 19,98 112.820.455 41,71

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Trang 35

23

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) (A) (1) (2) (3) (4)=(2)–(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)–(2) (7)=(6)/(2)

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27.289.466 (59.784.246) (186.532.485) (87.073.712) (319,07) 126.748.239 212,01

14 Chi phí thuế thu nhập doanh

Trang 36

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau đây là phần phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương trong giai đoạn 2011 – 2013 dựa vào số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh ở trên

Doanh thu:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu của công ty tăng

dần qua các năm 2011, 2012 và 2013 Cụ thể, năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.976.980.773 đồng Đến năm 2012, con số này tăng lên đáng kể đến 2.437.250.904 đồng, tăng 460.270.131 đồng, tương ứng tăng 23,28% so với năm 2011 Năm 2013, con số này tiếp tục tăng đến 2.765.499.224 đồng, tăng 328.248.320 đồng, tương ứng tăng 13,47% so với năm 2012 Sự tăng trưởng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2011 – 2013 là do hai lý do chính Lý do thứ nhất là: sau một thời gian tìm hiểu và làm quen với thị trường, công ty đã gây dựng được các mối quan hệ làm ăn với khách hàng, những mối làm ăn đó tăng dần theo thời gian dẫn đến

số lượng hàng bán được tăng lên qua các năm Lý do thứ hai là: do giá xăng tăng giá3

từ năm 2011 – 2013 làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến công ty tăng; giá xăng tăng cũng làm cho chi phí đầu vào của nhà cung cấp tăng, kéo theo sự tăng lên của giá bán ra của nhà cung cấp cho công ty Từ đó làm tăng chi phí giá vốn hàng bán đơn vị của công ty Giá vốn hàng bán tăng đòi hỏi công ty phải bán ra với giá cao hơn để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình Do vậy, giá bán đơn vị của một sản phẩm tăng kéo theo sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012, 2013 so với năm 2011

Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty

trong ba năm 2011, 2012, 2013 đều bằng 0 Điều này cho thấy quy trình lưu kho hàng hóa của công ty rất tốt nên không hề có việc hàng bán bị trả lại hay phải giảm giá hàng bán do sai sót trong quá trình lưu kho Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 có nghĩa doanh nghiệp không cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến số lượng hàng bán được của doanh nghiệp vì về mặt tâm lý thì khách hàng nào cũng muốn được hưởng chiết khấu thương mại từ người bán

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu Vì các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong cả ba

3

Nguồn: Trang web thuộc sở hữu của công ty TNHH Vietnam Petrol Information (2014),

http://xangdau.net/, Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ 01/01/2005 đến 07/07/2014

Trang 37

25

năm 2011, 2012, 2013 đều bằng 0 nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ của công ty năm 2011, 2012, 2013 bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính: Sau đây là phần phân tích doanh thu hoạt động

tài chính của công ty trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ 2011 – 2012 và giai đoạn sau từ 2012 – 2013

 Giai đoạn 2011 – 2012: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012

là 1.447.100 đồng, tăng 1.141.223 đồng, tương ứng tăng 373,10% so với năm 2011

Có thể thấy, trong hai năm 2011, 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty rất nhỏ chỉ 305.877 đồng năm 2011 và 1.447.100 đồng Đây là doanh thu từ lãi tiền gửi tại ngân hàng của công ty Vì tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng là tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) phục vụ cho mục đích giao dịch, thanh toán giữa công ty với khách hàng nên lãi suất nhận được rất thấp

 Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính của công ty

là 37.526.363 đồng, tăng 36.079.263 đồng, tương ứng tăng 2493,21% so với năm

2012 Một phần của sự tăng lên này đến từ lãi thu được khi công ty cho khách hàng mua trả chậm, trả góp Cụ thể, trong năm 2013, do công ty muốn khuyến khích việc mua hàng của khách hàng nên đã đưa ra chính sách cho phép khách hàng mua hàng trả chậm, trả góp Điều này có nghĩa khách hàng không phải thanh toán tiền cho công ty ngay lập tức mà sẽ thanh toán dần dần số tiền này trong một khoảng thời gian nhất định do công ty đề ra Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả chi phí cho công ty, chi phí này đúng bằng chi phí cơ hội của số tiền công ty cho khách hàng chiếm dụng Thông thường, thời gian công ty cho khách hàng trả chậm là từ 1 – 2 tháng Vì công ty chỉ áp dụng chính sách mua hàng trả chậm cho những khách hàng có uy tín và khả năng tài chính tốt nên không có trường hợp khách hàng không thanh toán hay thanh toán sai hẹn, công ty không hề phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi Đến cuối năm, các khoản phải thu này đều đã được thu về hết Điều này lý giải tại sao phải thu khách hàng cuối năm 2013 bằng 0 Ngoài ra, một phần doanh thu hoạt động tài chính của công ty đến từ tiền lãi từ khoản tiền gửi của công ty ở ngân hàng Bên cạnh đó, một phần doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng đến từ khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng từ nhà cung cấp do thanh toán trước hạn

Thu nhập khác: Thu nhập khác của công ty tăng dần từ năm 2011 – 2013 Năm

2011, thu nhập khác của công ty bằng 0 Năm 2012, thu nhập khác của công ty là 1.522.200 đồng, tăng 1.522.200 đồng, tương ứng tăng 100,00% so với năm 2011 Đến năm 2013, thu nhập khác của công ty tiếp tục tăng lên đến 1.638.654 đồng, tăng 116.454 đồng, tương ứng tăng 7,65% so với năm 2012 Thu nhập khác của công ty đến

Trang 38

từ quà biếu, quà tặng của nhà cung vào các dịp lễ, tết và tiền phạt thu được khi khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế (khách hàng chậm trễ thanh toán cho công ty)

Chi phí:

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất của công ty trong cả ba

năm 2011, 2012 và 2013 Giá vốn hàng bán của công ty tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể, giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 là 1.724.547.680 đồng Đến năm 2012, con số này là 2.229.513.640 đồng, tăng 504.965.960 đồng, tương ứng tăng 29,28% so với năm 2011 Giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 2.602.757.425 đồng, tăng 373.243.785 đồng, tương ứng tăng 16,74% so với năm

2012 Có thể thấy, sự tăng lên của giá vốn hàng bán kéo theo sự tăng lên của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 vì khi công ty hạch toán kế toán thì giá vốn hàng bán luôn được ghi nhận đồng thời và tương ứng với việc ghi nhận doanh thu Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán trong hai giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 và từ năm 2012 đến năm 2013 lại lớn hơn tốc

độ tăng của doanh thu trong cùng thời kỳ Cụ thể, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán từ năm 2011 đến năm 2012 là 29,28% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần chỉ là 23,28%; tốc độ tăng của giá vốn hàng bán từ năm 2012 đến năm 2013 là 16,74% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần là 13,47% Điều này cho thấy năm 2012 giá vốn hàng bán đơn vị tăng lên 6% so với năm 2011 và đến năm 2013 giá vốn hàng bán đơn

vị tăng 3,27% so với năm 2012 Vì công ty đang mua hàng với giá ngày càng đắt hơn4

Do vậy, điều cần thiết hiện nay là công ty nên đưa ra những chính sách quản lý giá vốn hàng bán phù hợp, chủ động đầu tư tìm kiếm những nguồn hàng mới có chất lượng tương đương nhưng với chi phí rẻ hơn Như vậy mới có thể nâng cao lợi nhuận của công ty

Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh của công ty là chi phí

lớn thứ hai sau chi phí giá vốn hàng bán Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng

dần trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể, chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm

2012 là 270.490.810 đồng, tăng 45.041.306 đồng, tương ứng tăng 19,98% so với năm

2011 Năm 2013, chi phí này tăng mạnh lên đến 383.311.265 đồng, tăng 112.820.455 đồng, tương ứng tăng 41,71% so với năm 2012 Như chúng ta đã biết, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Vì vậy, chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng đồng nghĩa với sự tăng lên đáng kể của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Do công ty đang ngày càng chú trọng đến khâu bán hàng (mở thêm các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển

4

Lý do: xem lại phần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 39

27

kỹ năng mềm của đội ngũ nhân viên bán hàng) cũng như việc hoàn thiện quy trình quản lý của doanh nghiệp

Chi phí tài chính: Trong hai năm 2011 và 2012, công ty không hề phát sinh chi

phí tài chính (chi phí tài chính bằng 0) Đến năm 2013, tuy có phát sinh nhưng khoản chi phí này là rất ít và không đáng kể chỉ 581.400 đồng Khoản chi phí này là khoản chi do công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán do khách hàng thanh toán sớm tiền mua hàng Ngoài ra, trong cả ba năm 2011, 2012, 2013 công ty không hề phát sinh chi phí lãi vay Việc này có nghĩa toàn bộ nguồn tiền tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều đến từ nguồn vốn chủ sở hữu hoặc vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (trong trường hợp công ty mua chịu hàng hóa từ người bán) và vốn chiếm dụng của khách hàng (trong trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho công ty)

Chi phí khác: Chi phí khác của công ty không thay đổi và đều bằng 0 trong hai

năm 2011 và 2012 Đến năm 2013, chi phí khác của công ty là 4.546.636 đồng, tăng 4.546.636 đồng, tương ứng tăng 100,00% so với năm 2012 Đây là các chi phí phạt công ty phải trả khi vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng (công ty chậm trễ giao hàng cho khách hàng) hoặc với nhà cung cấp (công ty chậm trễ thanh toán cho nhà cung cấp)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Tuy năm 2011 công ty làm ăn có lãi

nhưng vì được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2010 (năm 2010 lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty âm) nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2011 bằng 0 Tiếp sau đó, cả hai năm 2012 và 2013 công ty đều hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012, 2013 của công ty đều bằng 0)

Lợi nhuận:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung ứng dịch vụ: Lợi nhuận gộp của công ty

giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013 Cụ thể, lợi nhuận gộp của công ty năm 2011 là 252.433.093 đồng Đến năm 2012, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 207.737.264 đồng, giảm 44.695.829 đồng, tương ứng giảm 17,71% so với năm 2011 Lợi nhuận gộp năm

2013 tiếp tục giảm xuống còn 162.741.799 đồng, giảm 44.995.465 đồng, tương ứng giảm 21,26% so với năm 2012 Ta có, lợi nhuận gộp của công ty được tính bằng cách lấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán Vậy nên, lợi nhuận gộp của công ty giảm dần từ năm 2011 – 2013 vì trong thời gian này cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần

Ngày đăng: 12/07/2016, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w